1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích thị trường bảo hiểm việt nam

3 887 10

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 235 KB

Nội dung

Phân tích thị trường Bảo Hiểm Việt Nam MỤC LỤC MỤC LỤC .1 I. TỔNG QUAN .2 Hình 3………………………………………………………………………………………… 8 Bảng 1………………………………………………………………………………5 Bảng 2……………………………………………………………………………………………7 Bảng 3……………………………………………………………………………………………8 Nhóm 101 VB2 TC1 k13 1 Phân tích thị trường Bảo Hiểm Việt Nam I. TỔNG QUAN I.1 Lịch sử bảo hiểm Việt Nam Loại hình Bảo hiểm xuất hiện trên thị trường Việt Nam có thể vào năm 1880, tuy nhiên không có tài liệu nào chứng minh một cách chính xác bảo hiểm xuất hiện ở Việt Nam khi nào. Các Hội bảo hiểm ngoại quốc đại diện tại Việt Nam bởi các công ty thương mại lớn, ngoài việc buôn bán, các công ty này mở thêm một trụ sở để làm đại diện bảo hiểm. Vào năm 1926, Chi nhánh đầu tiên là của Công ty Fraco-Asietique. Đến năm 1929 mới có Công ty Việt Nam đặt trụ sở tại Sài Gòn, đó là Việt Nam Bảo hiểm Công ty, nhưng chỉ hoạt động về bảo hiểm xe ô tô. Từ năm 1952 về sau, hoạt động bảo hiểm mới được mở rộng dưới những hình thức phong phú với sự hoạt động của nhiều Công ty bảo hiểm trong nước và ngoại quốc. Ở Miền Bắc, ngày 15/01/1965 Công ty bảo hiểm Việt Nam (gọi tắt là Bảo Việt) mới chính thức đi vào hoạt động. Trong những năm đầu, Bảo Việt chỉ tiến hành các nghiệp vụ hàng hải như bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu, bảo hiểm tàu viễn dương… I.2 Các giai đoạn phát triển bảo hiểm Việt Nam Có thể chia là 3 giai đoạn chính I.2.1 Giai đoạn trước năm 1975 - Ở Miền Nam: + Hoạt động kinh doanh bảo hiểm khá phát triển: có trên 52 công ty trong nước và nước ngoài. Các công ty trong nước được thành lập dưới hình thức hội Vô danh và hội tương hỗ. Các công ty nước ngoài được thành lập dưới hình thức chi nhánh. Hầu hết các công ty đều đặt trụ sở chính ở Sài Gòn. Các Công ty thực hiện các nghiệp vụ đa dạng như: Bảo hiểm hỏa tai, bảo hiểm chuyên chở, bảo hiểm xe tự động, bảo hiểm sinh mạng, bảo hiểm tai nạn lao động, bảo hiểm khác,… Các Công ty bảo hiểm có Hiệp hội nghề nghiệp của mình nhằm thực hiện các chức năng vốn có như thông tin, tư vấn, đào tạo, tạo môi trường hợp tác. + Ngoài ra còn có sự tồn tại của Hội đồng tư vấn quốc gia bảo hiểm. - Ở Miền Bắc: Lúc này chỉ có 1 công ty bảo hiểm duy nhất là công ty Bảo hiểm Việt Nam (BAOVIET), được thành lập vào ngày 17/12/1964 và chính thức hoạt động vào ngày 15/01/1965 với sự giúp đỡ ban đầu của các chuyên gia bảo hiểm Trung Quốc. Hoạt động của BAOVIET lúc này còn hạn chế, các nghiệp vụ chủ yếu về bảo hiểm hàng hóa vận chuyển. I.2.2 Giai đoạn sau 30/4/1975 đến trước 18/12/1993 Khi thống nhất đất nước, ở Miền Nam thành lập công ty bảo hiểm và tái bảo hiểm Việt Nam (BAVINA) tiếp tục thực hiện trách nhiệm của các công ty cũ với người được bảo hiểm muốn tiếp tục Nhóm 101 VB2 TC1 k13 2 Phân tích thị trường Bảo Hiểm Việt Nam hợp đồng bảo hiểm. Đối với công ty bảo hiểm nước ngoài, BAVINA có trách nhiệm thanh toán và đòi nợ theo đúng thỏa thuận trên hợp đồng. Năm 1976, BAVINA được chuyển thành chi nhánh công ty bảo hiểm Việt Nam tại TP. HCM, gọi tắt là BAOVIET/HCM. Trong giai đoạn này, Bảo Việt trực thuộc Bộ tài chính có chức năng giúp Bộ tài chính thống nhất quản lý công tác bảo hiểm nhà nước và trực tiếp tiếp tiến hành các nghiệp vụ bảo hiểm. Năm 1993, Bảo Việt có mạng lưới hầu khắp các tỉnh thành. Ngoài nhiệm vụ chính là tiến hành hoạt động kinh doanh bảo hiểm trong nước và nước ngoài, BAOVIET còn là đại lý giám định bồi thường cho nhiều công ty trên thế giới. I.2.3 Giai đoạn từ 18/12/1993 trở về sau Ngày 18/12/1993, trước nhu cầu cần thiết phải đồi mới nhằm đáp ứng yêu cầu của 1 nền kinh tế đang chuyển sang cơ chế thị trường, Chính phủ ban hành Nghị định 100-CP về hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Với quy định này, các tổ chức bảo hiểm theo nhiều hình thức pháp lý khác nhau thuộc nhiều thành phần kinh tế có thể tham gia vào thị trường bảo hiểm Việt Nam. Lúc này, một loạt các doanh nghiệp bảo hiểm, tái bảo hiểm, môi giới bảo hiểm được thành lập như VinaRe, Bảo Minh, Bảo Long, PJICO, cùng với sự thành lập của các liên doanh và văn phòng đại diện của các công ty nước ngoài tại Việt Nam: Aon-Inchibrok, VIA, UIC,… Điều này làm cho các doanh nghiệp bảo hiểm cạnh tranh với nhau, tạo điều kiện cho các chi nhánh, đại lý và môi giới ra đời một cách rộng khắp và người được bảo hiểm có nhiều lựa chọn hơn trong việc tìm cho mình loại hình bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm phù hợp. Bảo hiểm nhân thọ: được triển khai đầu tiên vào năm 1996 bởi Bảo Việt, sau đó là các công ty bảo hiểm nhân thọ có vốn đầu tư của nước ngoài như: AIA, Prudential, Bảo Minh-CMG (nay là Dai-Ichi), Chinfon-Manulife (nay là Manulife), ACE Life, Prévoir, NewYork Life (đã rút khỏi Việt Nam). Ngày 24/12/1999 Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam được thành lập với mục đích tạo ra môi trường cạnh tranh và phát triển lành mạnh, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các hội viên. Ngày 11/1/2007 Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới – WTO. Thị trường dịch vụ bảo hiểm trở thành một trong những lĩnh vực đi dầu trong việc hội nhập kinh tế thế giới. Với những cam kết khi gia nhập WTO, thị trường bảo hiểm Việt Nam tiếp tục mở cửa rộng hơn và sâu hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm. Điều này làm cho các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam tăng cường cải tiến hoạt động và nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, giúp cho người tiêu dùng bảo hiểm Việt Nam tiếp cận dịch vụ một cách đa dạng, chất lượng quốc tế và giá cả hợp lý nhất. Nhóm 101 VB2 TC1 k13 3 . TC1 k13 1 Phân tích thị trường Bảo Hiểm Việt Nam I. TỔNG QUAN I.1 Lịch sử bảo hiểm Việt Nam Loại hình Bảo hiểm xuất hiện trên thị trường Việt Nam có thể. dạng như: Bảo hiểm hỏa tai, bảo hiểm chuyên chở, bảo hiểm xe tự động, bảo hiểm sinh mạng, bảo hiểm tai nạn lao động, bảo hiểm khác,… Các Công ty bảo hiểm có

Ngày đăng: 25/12/2013, 10:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w