Làm sáng tỏ hơn nữa tội ác mà bọn thực dân pháp đã gây ra, cái tội ác mà một cuộc xâm lược, mà chúng cho đó là một cuộc “ Khai Hóa Văn Minh” Giúp chúng ta hiểu hơn những chính sách cai trị mà chúng đã áp dụng với nước ta: vơ vét của cải, đàn áp, ngu dân…. Cho chúng ta thấy được những hậu quả mà chúng để lại
Trang 1M C L C ỤC LỤC ỤC LỤC
I PHẦN MỞ ĐẦU 2
1.1 Lý do chọn đề tài 2
1.2 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 2
1.2.1 Đối tượng nghiên cứu 2
1.2.2 Phương pháp nghiên cứu 2
1.3 Mục đích nghiên cứu 2
II NỘI DUNG 3
2.1 Chính sách cai trị của thực dân Pháp 3
2.1.1 Chính sách về chính trị 3
2.1.2 Chính sách về kinh tế 10
2.1.3 Chính sách về văn hóa 18
2.2 Hậu quả của chính sách cai trị của thực dân Pháp 23
2.2.1 Tình hình giai cấp trong xã hội 23
2.2.2 Các mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam 27
III KẾT LUẬN 29
3.1 Về chính trị 29
3.2 Về kinh tế 29
3.3 Về văn hóa 30
3.4 Phân hóa giai cấp 30
3.5 Mâu thuấn giai cấp 31
TƯ LIỆU THAM KHẢO 32
Trang 2I PHẦN MỞ ĐẦU
I.1 Lý do chọn đề tài.
- Làm sáng tỏ một thời kỳ đen tối trong xã hội Viêt Nam Qua đó chochúng ta thấy được những đau thương, mất mát mà chiến tranh đem lại
I.2 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu.
I.2.1 Đối tượng nghiên cứu
- Là các chính sách cai trị của thực đân Pháp đã làm ảnh hưởng tốiđời sống, kinh tế văn hóa của nhân dân ta
- Các mâu thuẫn giai cấp, mâu thuẫn dân tộc, xuất hiện trong xã hộiViệt Nam thời bấy giờ
I.2.2 Phương pháp nghiên cứu
- Ngoài việc sử dung phương pháp luận chung, thì đối với mỗi nộidung cụ thể cần phải sử dụng một phương pháp phù hợp Trong đó có cácphương pháp như sử dụng lịch sử, logic… Ngoài ra ,chúng ta cần sử dụng một
số phương pháp khác như: Phân tích, tổng hợp, so sánh, thích hợp với từng nộidung mà ta nghiên cứu
I.3 Mục đích nghiên cứu
- Làm sáng tỏ hơn nữa tội ác mà bọn thực dân pháp đã gây ra, cái tội
ác mà một cuộc xâm lược, mà chúng cho đó là một cuộc “ Khai Hóa Văn Minh”
- Giúp chúng ta hiểu hơn những chính sách cai trị mà chúng đã ápdụng với nước ta: vơ vét của cải, đàn áp, ngu dân…
- Cho chúng ta thấy được những hậu quả mà chúng để lại:
Trang 3 Xã hội Việt Nam bị phân hóa về giai cấp Điều đau lòng nhất lại làcùng là những người dân Việt Nam nhưng họ cũng mâu thuẫn vớinhau.
Mâu thuẫn lớn nhất là mâu thuẫn dân tộc (mẫu thuẫn của toàn thểdân tộc với bọn đế quốc thực dân xâm lược) mà ở đây là bọn thực dân Pháp
II.1 Chính sách cai trị của thực dân Pháp.
II.1.1.Chính sách về chính trị.
Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng tấn công xâm lược Việt Nam Sau khitạm thời dập tắt được các phong trào đấu tranh của nhân dân ta, thực dân Pháptừng bước thiết lập bộ máy thống trị ở Việt Nam
Về chính trị, thực dân Pháp áp đặt chính sách cai trị thực dân, tước bỏquyền lực đối nội và đối ngoại của chính quyền phong kiến nhà Nguyễn; chiaViệt Nam ra thành ba xứ: Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ và thực hiện ở mỗi kỳmột chế độ cai trị riêng Đồng thời với chính sách nham hiểm này, thực dân Phápcâu kết với giai cấp địa chủ trong việc bóc lột kinh tế và áp bức chính trị đối vớinhân dân Việt Nam
Mới đặt chân sang Việt Nam được vài tuần, Đume đã gửi về Bộ Thuộc địamột bản báo cáo tổng quát về tình hình Đông Dương:
“Hiện nay tình hình chính trị toàn cõi Đông Dương không một nơinào đáng lo ngại hay quá bi đát Thực tế, tại nhiều nơi cũng có những khókhăn có thể sẽ trầm trọng thêm; nhân dân toàn xứ đều như đã khuất phụcdưới quyền thống trị của chúng ta, nhưng chưa phải đã thấm nhuần tínhchất vĩnh viễn của nền đô hộ Pháp và sẵn sàng nắm lấy một thời cơ thuận lợi haymột giây phút yếu đuối của chúng ta để lật đổ ách nặng trên đầu”
Trang 4Để phục vụ kịp thời và đắc lực cho công cuộc khai thác và bóc lộtkinh tế, Đume chú ý tới hai yếu tố chính trị “chia để trị” và “dùng người Việttrị người Việt”
Một mặt, Đume tìm mọi cách chia cắt đất nước, chia rẽ dân tộc Việt Namhòng phân tán lực lượng để dễ bề cai trị Nhưng mặt khác, ông ta lại quan tâmđến sự thống nhất của bộ máy thuộc địa toàn Đông Dương Đó là sự phức tạptrong tính chất hai mặt của một chính sách thâm độc
Theo sắc lệnh ngày 17-10-1887, thực dân Pháp thành lập Liênbang Đông Dương, năm đó mới bao gồm có Bắc Kì, Trung Kì, Nam Kì
và Campuchia, trực thuộc Bộ Hải quân và Thuộc địa Ngày 19- 4-1899, Tổngthống Pháp ra sắc lệnh sáp nhập thêm Lào vào Liên bang Đông Dương ViệtNam bị chia cắt làm 3 kì: Bắc Kì, Trung Kì và Nam Kì với ba chế độ cai trị khácnhau Bắc Kì và Trung Kì là hai xứ bảo hộ vẫn còn giữ lại chính quyền phongkiến về hình thức; Nam Kì là đất thuộc địa hoàn toàn do Pháp nắm cùng với Lào
và Campuchia cũng là đất bảo hộ của Pháp, hợp thành Liên bang Đông Dương.Với thủ đoạn này, chúng nhằm xóa bỏ tên Việt Nam, Lào, Campuchia trên bản
đồ thế giới
Đứng đầu Liên bang Đông Dương có Toàn quyền, là người thay mặtchính phủ Pháp cai trị Đông Dương về mọi mặt Dưới Toàn quyền là Thốngđốc Nam Kì, Thống sứ Bắc Kì và Khâm sứ ở Trung Kì, Lào, Campuchia
Cơ quan quyền lực tối cao là Hội đồng tối cao Đông Dương, Chủ tịchHội đồng là Toàn quyền, các Uỷ viên Hội đồng hầu hết là người Pháp, chỉ có hai
người Việt đại biếu cho dân “bản xứ” Các Uỷ viên là giám đốc các công sở, các
viên quan cai trị đứng đầu 5 xứ, chủ sự các Phòng Thương mại và Canh nông
Trang 5Hội đồng họp thường kì mỗi năm một lần để bàn bạc và thông quangân sách Đông Dương, ngân sách hàng xứ, cùng các công việc do Toànquyền đề xuất có liên quan đến việc thống trị và khai thác Đông Dương
Đến năm 1911, đổi thành Hội đồng Chính phủ Dông Dương gồm 23
ủy viên, có 4 người "bản xứ" do Toàn quyền lựa chọn và chỉ định hằngnăm (gồm 3 người Việt của 3 xứ và 1 người Campuchia)
Văn phòng Phủ Toàn quyền gồm có các phòng: Chính trị, Hànhchính, Quân sự, Nhân sự và Văn thư là cơ quan thường trực của Phủ Toànquyền kiêm cả công việc đối ngoại và khen thưởng kỉ luật Các cơ quan khác
có Hội đồng phòng thủ Dông Dương thành lập ngày 31-10-1902; ủy ban Tư vấn
về mỏ thành lập ngày 26-5-1913; Hội đồng Tư vấn Học chính Đông Dươngthành lập ngày 21-12-1917; Sở chỉ đạo công việc chính trị và bản xứ, Sở tình báo
An ninh trung ương (tức Sở mật thám)…
Việc củng cố chính quyền Liên bang gắn với việc củng cố chínhquyền các xứ Thủ đoạn “chia để trị” là một trong những nguyên tắc chỉ đạohành động của chúng
Nam Kì là đất thuộc địa không có quan hệ phụ thuộc vào Namtriều Ngày 8-2-1880, Tổng thống Pháp ra sắc lệnh thành lập Hội đồng thuộc địaNam Kì, quy định rõ chức năng của nó là cơ quan “tư vấn”, có thể bàn về thuế
má, thu chi , tuyệt đối không được đề cập đến vấn đề chính trị Hội đồng thuộcđịa có 16 thành viên (10 Pháp, 4 Việt đã vào “làng Tây”, nói được tiếng Pháp vàmột số đại biểu của Phòng Thương mại và Hội đồng Tư vấn)
Giúp việc cho Thống đốc còn có Hội đồng Tư vấn (Thống đốc chủ tọa
và 4 ủy viên người Pháp, 2 ủy viên người Việt do Thống đốc chỉ định và 4
ủy viên dự khuyết Hội đồng hình sự (tức Hội đổng tư vấn thêm 2 quan toà, cóquyền hạn đối với cả Campuchia và Lào) Ngoài ra còn có Phòng Thương mại
Trang 6thành lập từ năm 1868 và Phòng Canh nông thành lập từ năm 1897 gồm toànngười Pháp Đây là tổ chức của “Côlông” (người Pháp sang làm ăn ở ĐôngDương) lập nên Hai phòng này được cử một nghị sĩ vào Nghị viện Pháp
Nam Kì được chia thành 20 tỉnh: Bạc Liêu, Bà Rịa, Bến Tre, BiênHòa Cần Thơ, Châu Đốc, Chợ Lớn, Gia Định, Gò Công, Hà Tiên, LongXuyên, Mỹ Tho, Rạch Giá, Sa Đéc, Sóc Trăng, Tân An, Tây Ninh, Thủ DầuMột Trà Vinh, Vĩnh Long Có 2 thành phố: Sài Gòn là thành phố cấp I vàChợ Lớn là thành phố cấp II
Đứng đầu tỉnh là công sứ người Pháp Tỉnh nào lớn có thêm phócông sứ giúp việc cho Chánh, Phó Công sứ có Sở Tham biện và Hội đồnghàng tỉnh
Đứng đầu thành phố có Chánh, Phó Đốc lí với Tòa Đốc lí và Hội
đồng thành phố (cho thành phố cấp I) hoặc Uỷ ban thành phố (cho thành phố cấpII) Tỉnh có một số trung tâm hành chính hoặc Sở Đại lí Tính đến năm
1919, Nam Kì có 64 trung tâm hành chính và Sở Đại lí Đứng đầu các đơn vịnày có Đốc phủ sứ, Tri phủ hay Tri huyện Một số địa phương hoặc khu vực
có tầm quan trọng đặc biệt về chính trị hoặc quân sự có Đại lí người Pháp, đạidiện trực tiếp của công sứ cai trị
Để giúp việc cho bộ máy hành chính cai trị của Pháp, thực dân Phápvẫn giữ hệ thống chính quyền phong kiến ở dưới làng xã, có xã trưởng,hương trưởng và Hội đồng kì hào Nam giới có 2 loại: tráng đinh (có tài sản,phải nộp thuế) và bạch đinh (không có tài sản)
Trung Kì là xứ bảo hộ, vẫn duy trì "triều đình nhà Nguyễn", nhưngvua An Nam không có "thực quyền" Giúp việc vua có Hội đồng Phụ chínhcùng Viện Cơ mật trông coi về đường lối lãnh đạo quốc gia, Viện Đỗ sátkiểm soát hoạt động của quan lại Còn có Hội đồng Phủ Tôn nhân để quản
Trang 7lí công việc của dòng họ nhà vua Quyền hành thực sự nằm trong tay Khâm sứChủ tịch Hội đồng Bảo hộ Trung Kì Sau khi ép Thành Thái ra đạo dụ ngày 27-9-1897, toàn bộ quyền cai trị giao cho Tòa Khâm sứ Hội đồng Phụ chính, Hộiđồng Thượng thư đều bãi bỏ Có Hội đồng Cơ mật gồm 6 bộ (Lại, Hình, Binh,
Hộ, Lễ, Học), nhưng mọi quyết định của Hội đồng này đều phải được Khâm sứthông qua mới chuyển lên nhà vua Khâm sứ có quyền chủ tọa cả Hội đồng Cơmật và Hội đồng Phủ Tôn nhân Mỗi bộ đều có một viên chức Pháp đại diện cho
Khâm sứ nắm gọi là Hội lí Các quan lại triều đình, từ chánh nhất phẩm đến tòng
tam phẩm, triều đình Huế chỉ được bổ dụng sau khi Khâm sứ chuẩn y Quan lại
từ chánh tứ phẩm trở xuống do Khâm sứ bổ nhiệm
Khâm sứ có một Hội đồng giúp việc gồm một số viên chức ngườiPháp, một đại diện của Phòng Thương mại và Canh nông, hai đại diện củaViện Cơ mật Việc xử án do một Hội đồng luận án chung cho cả Trung Kì
và Bắc Kì đặt tại Hà Nội giải quyết
Trung Kì có 14 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình,Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, KhánhHoà, Phan Rang, Bình Thuận, Đắc Lắc, thành phố Đà Nẵng là “đất nhượng địa”
Đứng đầu tỉnh là viên Công sứ người Pháp, có cơ quan Toà Công sứgiúp việc Cũng có các bộ phận công tác khác như ở Nam Kì Nhưng ở đây (và cảBắc Kì) vẫn tồn tại hệ thống tổ chức quan lại cũ của Nam triều, đứng đầu tỉnh làTổng đốc (tỉnh lớn) hoặc Tuần phủ (tỉnh nhỏ), án sát coi việc tư pháp, Bố chính
coi việc thuế khóa, Lãnh binh (tỉnh nhỏ) hoặc Đê đốc (tỉnh lớn) coi việc binh
Dưới tỉnh là phủ, huyện, châu (miền núi), có cáo Tri phủ, Tri huyện,
Tri châu thay mặt Công sứ và Tổng đốc (Tuần phủ) cai quản từng phủ hoặc từnghuyện Có một số nha thuộc giúp việc như đề lại, lục sự, thừa phái
Trang 8Tổng là đơn vị hành chính trung gian giữa phủ, huyện với các làng,
xã trực thuộc Một phủ hay huyện có nhiều tổng (thường là dưới 10 tổng)
do chánh, phó tổng cai quản Mỗi tổng quản lí một số làng xã (thường làtrên dưới 10 làng xã)
Xã và làng (thôn) là cấp cơ sở của chính quyền Nhà nước Đứng đầu
là lí trưởng, phó lí trưởng Còn có Hội đồng kì hào, kì mục điều hành mọicông việc của làng xã Chế độ này ở cả ba xứ Việt Nam gần giống nhau.Đume thấy rõ sự lợi hại của nó: “Duy trì trọn vẹn, thậm chí tăng cường cách
tổ chức cũ khi mà chúng ta đã thấy đó là một điều tốt Theo cách tổ chức này thìmổi làng xã sẽ là một nước cộng hoà nhỏ, độc lập trong giới hạn những quyểnlợi địa phương Đó là một tập thể được tổ chức rất chặt chẽ, rất có kỉ luật và rất
có trách nhiệm đối với chính quyền cấp trên về những cá nhân thành viên của nó,những cá nhân mà chính quyền cấp trên có thể không cần biết tới, điều đó rấtthuận lợi cho công việc của chúng ta"
Bắc Kì có cơ quan cai trị cao nhất là Phủ Thống sứ do Thống sứngười Pháp đứng đầu, có Hội đồng Bảo hộ giúp việc Hội đống này có thểchuyển thành Hội đồng xét xử chung cho cả Bắc Kì và Trung Kì Còn có thêmhai Phòng Thương mại và Canh nông ở hai thành phố Hà Nội và HảiPhòng được cử đại biểu vào Hội đồng Bảo hộ Bắc Kì có 26 tỉnh, 35 đại lí và 2thành phố 26 tỉnh là Bắc Giang, Bắc Cạn, Bắc Ninh, Hà Đông, Hà Giang, HảiDương, Hải Ninh, Hà Nam, Hoà Bình, Hưng Yên, Kiến An, Lai Châu, LạngSơn, Lào Cai, Nam Định, Ninh Bình, Phúc Yên, Phú Thọ, Quảng Yên, Sơn Tây,Sơn La, Thái Bình, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Vĩnh Yên, Yên Bái
Đến 20-8-1891, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định cắt một số khuvực của một số tỉnh để thành lập tại Bắc Kì 4 đạo quan binh: Phả Lại, Lạng Sơn,Yên Bái, Sơn La Năm 1916, đặt thêm đạo quan binh thứ 5 gồm Lai Châu và
Trang 9Thượng Lào Những đạo quan binh này, chú trọng nhiều về việc bố phòng, tiễuphỉ, đàn áp các cuộc nổi dậy chống đối của nhân dân trong vùng
Hệ thống chính quyền của Bắc Kì từ cấp tỉnh trở xuống về đại thểgiống như ở Trung Kì
Hầu hết các quan viên nắm quyền cai trị từ cấp xã trở lên đềuthuộc giai cấp địa chủ phong kiến, câu kết với thực dân Pháp, làm tay saicho chúng, tiếp tục áp bức bóc lột nhân dân, nhất là ở các cấp làng xã,phủ huyện, đạo, châu Còn từ cấp tỉnh , xứ và Liên bang Đông Dương thìquyền lực tập trung vào tay những quan chức người Pháp Vua tôi nhàNguyễn chỉ là bù nhìn được hưởng một số phụ cấp lương bổng do thực dânPháp chi trả Số công chức người Pháp ở Việt Nam nói riêng và ở ĐôngDương nói chung ngày một tăng thêm và chiếm tỉ lệ cao nhất so với thuộc địacủa các nước khác Họ hưởng lương rất cao và hưởng một chế độ hưu tríđặc biệt, trở thành một lớp người sâu mọt đục rỗng ngân sách Đông Dương
để làm giàu cho cá nhân Năm 1907, chỉ riêng Sở Thương chính (Douane) đã cótới 3341 nhân viên, tức là chiếm tỉ lệ 1 người trên số 5000 dân
Số viên chức người Pháp ở Đông Dương năm 1897 là 2860, năm 1902
là 3778, năm 1906 là 4390, năm 1911 là 5683 người
Bên cạnh tổ chức chính quyền cấp cao nhất xuống tận cơ sở, ở mỗi
xứ đều có các Nha là chi nhánh của các công sở trung ương, có nhân viênhoạt động tới tỉnh, huyện, xã Các chi nhánh này tuy đặt bên cạnh chínhquyền xứ, tỉnh, song lại thuộc hệ thống dọc chịu sự điều khiển của các công
sở trung ương Hệ thống tòa án ở các xứ và tỉnh đều trực thuộc Tổng biện lí bêncạnh Toàn quyền Cơ quan chính quyền xã chỉ làm việc hòa giải Chỉ có toà
án tỉnh, thành phố và các Tòa án tối cao mới có quyền xử án, xử theo luậtcủa Pháp từ thời kì Napôlêông phối hợp với luật Gia Long, hoàn toàn không
Trang 10có sự hiểu biết đầy đủ về phong tục tập quán Việt Nam Khi cần khủng bố nhândân, đàn áp dập tắt các cuộc khởi nghĩa, các hoạt động chống đối chính quyềnthuộc địa, chúng thiết lập một Hội đồng đề hình (Toà án đặc biệt) để xét xử Hộiđống này chủ yếu tìm cách làm thật nhiều án chém và án nặng, việc xét xử chỉlàm chiếu lệ
II.1.2.Chính sách về kinh tế.
Đối với chủ nghĩa thực dân, việc chiếm thuộc địa để khai thác bóc lột vềkinh tế là mục tiêu hàng đầu Tất cả những chính sách trong các lĩnh vựcchính trị, văn hoá, xã hội …cũng chỉ nhằm mục đích phục vụ cho mục tiêu bóclột về kinh tế Một trong những khía cạnh đầu tiên của công cuộc khai thác thuộcđịa trong lĩnh vực kinh tế là chính sách đầu tư vốn Việc đầu tư tư bản này khôngphải vì mục đích phát triển kinh tế, cải thiện đời sống của nhân dân thuộc địa mànhằm mục tiêu khai thác và bóc lột nhiều nhất, lâu dài nhất nền kinh tế thuộc địa.Mặt khác, với đặc điểm là chủ nghĩa Đế quốc cho vay nặng lãi thì chính sách đầu
tư của thực dân Pháp càng được đẩy mạnh
II.1.2.1 Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất.
Tư bản nước ngoài đầu tư vào Việt Nam chủ yếu là của Pháp Việc đầu tưnhằm vào việc thiết kế cơ sở hạ tầng, từng bước mở mang đầu tư công thươngnghiệp.Từ năm 1896 đến năm 1914 có 514 triệu phơrăng vàng được đầu tư dướihình thức tiền vốn của nhà nước,đó là theo số liệu của nhà kinh tế học Mĩ Callis.Cũng theo nguồn tư liệu chính thức của Pháp thì đó là 425 triệu Từ năm 1888đến 1920 có 500 triệu phơrăng vàng Từ 1924 đến 1929, có từ 3 đến 4 tỉ phơrăngvàng vốn đầu tư của tư nhân theo những tính toán khác nhau của Guy Lacam vàCallis Vốn đầu tư theo tỷ lệ sau:
Đầu tư khai mỏ : 249 triệu
Đầu tư vào giao thông : 128 triệu
Trang 11Đầu tư vào nông nghiệp : 40 triệu
- Khai thác mỏ.
Ngành khai thác mỏ được thực dân Pháp tập trung đầu tư vì nhanh chóngthu được lợi nhuận Trong đó, khai thác than nhanh chóng có vị trí quan trọngnhất Từ năm 1883, Công ty than Hồng Gai được lập ra, tư bản Pháp đã lấn lướtcác tư bản Đức, Hoa Kiều, người Việt thu được lợi lớn: năm 1913 công ty nàyđãthu lãi 2, 5 triệu phơrang Ngoài ra tư bản Pháp còn chiếm mỏ Đông Triều,Phấn Mễ (Thái Nguyên), Nông Sơn (Quảng Nam) Ngoài than, từ năm 1904, tưbản Pháp cũng đã khai thác các mỏ thiếc ở Tĩnh Túc (Cao Bằng), kẽm ở BắcKạn, vàng ở Cao Bằng, Tuyên Quang…
- Giao thông vận tải.
Việc đầu tư vào giao thông và xây dựng đô thị cũng rất lớn Tính đến năm
1919, đường sắt xuyên Đông Dương đã xong một số loại quan trọng, đã hoàn tất
21 tuyến “đường thuộc địa”, trong đó có con đường xuyên Việt và đặc biệt là hệthống cảng và các cây cầu quan trọng
- Nông nghiệp
Việt Nam là một nước nông nghiệp Ngay sau khi thực dân Pháp chiếmđược Sài Gòn, một trong những biện pháp đầu tiên chúng ban hành là bỏ lệ cấmxuất cảng gạo ở Nam kì mà trước đây triều đình Huế ban hành, gắn thị trườnglúa gạo, mặt hàng quan trọng nhất của Nam Kì với thị trường thế giới Ngày 28-
Trang 129-1897, toàn quyền Đông Dương đã ra nghị định mở rộng diện áp dụng quyền sởhữu cá nhân ruộng đất ra toàn lãnh thổ Điều khoản pháp lí trên đã mở đưũngcho tư bản chiếm hàng loạt ruộng đất của nhân dân Việt Nam Đó là khungcảnh cần thiết và đầy đủ để thực dân Pháp yên tâm bỏ vốn đầu tư Ngay sau đó
tư bản Pháp và những đại địa chủ Việt Nam đã mở rộng diện tích canh tác ởnhững vùng đất hoang
Ở Nam kì, tư bản Pháp tại đây đó bỏ vốn hoặc hùn vốn để tư nhân khaithác hoặc thành lập các công ti kinh doanh trong các ngành kinh tế, chủ yếu haingành nông nghiệp và công nghiệp Trong nông nghiệp, số vốn của tư bản Pháp
đã chiếm gần như tuyệt đại bộ phận trong các đồn điền cao su và hồ tiêu
Khi nền nông nghiệp tư bản chủ nghĩa xuất hiện thì những nhà máy xayxát gạo và nấu rượu được ưu tiên hàng đầu không chỉ vì có nguyên liệu tại chỗdồi dào và chất lượng cao mà hơn thế nữa còn có những thị trường tiêu thụ rộnglớn không chỉ trong nước mà còn trên trường quốc tế, triến vọng lợi nhuận rấtcao
- Tài chính.
Thực dân Pháp đã bóc lột nhân dân thậm tệ để tạo ra nguồn tăng trưởngtích luỹ vốn ban đầu Một số nhà tư bản đã vươn lên thành nhà tư bản lớn Thắnglợi của những công cuộc kinh doanh thời kì đầu đã lôi kéo những nhà tư bảnchính quốc sang đầu tư vào thời kì sau
Cơ quan đầu mối tập trung nhất là ngân hàng Đông Dương, đại biểu chongân hàng Pháp, có quyền phát hành giấy bạc và quản lí tiền tệ ở Đông Dương.Với ưu thế hơn hẳn, Ngân hàng Đông Dương đã chèn ép, bóp chẹt các ngân hàngcủa Hoa kiều, Ấn kiều Cách cho vay là bắt tập thể nông dân đứng vay hoặcnhững địa chủ có tài sản lớn bảo đảm cho vay Lãi suất theo tỷ lệ: Chính quyềnthực dân 20%, Hội Nông tín hỗ tương 20%, và Ngân hàng Đông Dương 60% Số
Trang 13tiền nợ thu được, từ năm 1901 đến 1906 đã tăng từ 728 ngàn đồng lên tới 4444ngàn đồng Đông Dương Tổng số lãi từ 1885 đến 1905 là từ 393 ngàn đồng lêntới 2666 ngàn Vốn đầu tiên của Ngân hàng Đông Dương năm 1875 khi mớithành lập là 8 triệu, năm 1910 đã lên tới 48 triệu Fr
II.1.2.2 Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai.
- Nông nghiệp.
Nông nghiệp là ngành được thực dân pháp chú trọng đầu tư khai thác hơntất cả các ngành khác trong đợt khai thác thuộc địa lần thứ 2 Nếu 1924 thực dânPháp đầu tư 52 triệu Phơ-răng thì đến 1927 đã đầu tư 400 triệu Phơ-răng, ra sứccướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền Đến 1930, tổng số ruộng đất thực dân Phápchiếm đoạt lên đến 1,2 triệu ha
Hầu hết đồn điền đều chủ yếu trồng lúa và 1 số loại cây công nghiệp nhưchè, cà phê, cao su… Tại các đồn điền trồng lúa, phương thức canh tác và bóc lộtcủa địa chủ Pháp-Việt vẫn chủ yếu theo kiểu phong kiến(cho mướn ruộng đất -thu tô thuế), các biện pháp kỹ thuật ít được áp dụng, năng suất lúa rất thấp so vớicác nước(11-12 tạ/năm; Xiêm 18 tạ/năm; Malaixia 21 tạ/năm)
Do nhu cầu thị trường thế giới sau chiến tranh, nhất là Pháp, giá cao sutăng lên nhanh chóng, do đó các nhà tư bản Pháp đổ xô vào kiếm lời trong kinhdoanh cao su Chỉ tính 2 năm 1927-1928, các đồn điền cao su được đầu tư 600triệu Phơ-răng Diện tích đồn điền cao su mở rộng không ngừng: năm 1919, diệntích là 15.850ha; 1925 là 18.000ha; 1930 là 78.620ha Các hoạt động kinh doanhcao su tập trung chủ yếu quanh 3 công ti lớn là: Công ti đất đỏ, Công ty trồngcây nhiệt đới, Công ty Michelin Sản lượng mủ cao su ngày càng tăng: năm 1919
là 3.500 tấn; 1924 là 6.796 tấn; năm 1929, riêng số cao su xuất khẩu là 10.000tấn
Trang 14Bên cạnh đó, nhiều đồn điền chè, cà phê cũng được xây dựng ngày 1nhiều và mở rộng diện tích, nhất là thời gian sau 1924 Đến 1930, thực dân Pháp
có khoảng 10.000ha cà phê, 3.000ha chè, ngoài ra còn có hang nghìn hecta dùngtrồng mía, bong, hồ tiêu…
Tuy nhiên, tốc độ phát triển trung bình của nông nghiệp Việt Nam thờinày vẫn thấp, khoảng 1,4%/năm; riêng Nam Kỳ, có tốc độ phát triển cao hơn,khoảng 8,5%/năm trong giai đoạn những năm 20 Chỉ tính từ 1926-1930, cáctỉnh Nam Kỳ đã thu hoạch được 3.360 nghìn tấn lúa, trong đó một phần đượcxuất khẩu ra thế giới Những năm 20, lúa là mặt hàng xuất khẩu chủ lực, chiếmkhoảng 60-70% giá trị (năm 1880 xuất 240.000 tấn gạo; 1928 xuất 1.700.000 tấngạo), Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới, sau Malaixia
- Công nghiệp
Công nghiệp cũng được tăng cường vốn đầu tư và mở rộng quy mô sảnxuất Tư bản Pháp tiếp tục gia tăng tốc độ đầu tư khai mỏ, nhất là mỏ than(năm
1911 diện tích mỏ là 6 vạn ha; năm 1930 là 43 vạn ha, gấp 7 lần) Những năm
20, nhiều công ty khai mỏ mới được thành lập như: Công ty than Hạ Long, ĐồngĐăng, Tuyên Quang, Đông Triều, Công ty than và mỏ kim khí Đông Dương…Sản lượng than khai thác tăng qua các năm: năm 1919 đạt 665.000 tấn; năm
1929 đạt 1.972.000 tấn, gấp 3 lần
Bên cạnh than, các mỏ thiếc, kẽm, sắt… đều được bổ sung thêm vốn, nhâncông và đẩy mạnh tiến độ khai thác: so với trước chiến tranh thế giới thứ 1, sảnlượng thiếc tặng gấp 3 lần; kẽm 1,5 lần; vonfram 1,2 lần Riêng năm 1928, tưbản Pháp đã khai thác được ở Việt Nam gần 2 triệu tấn than, 21.000 tấn kẽm,
250 tấn chì, 105 tấn vonfram, 20 tấn phốt phát, trên 150 nghìn tấn muối
Tổng giá trị các loại quặng khoáng sản đã khai thác từ 1923 – 1929 tănggấp 2 lần, đạt 18,6 triệu đồng(tương đương trên 200 triệu Phơ-răng) Số quặng
Trang 15khai thác được chủ yếu để xuất khẩu (năm 1929 Pháp xuất khẩu 1,3 triệu tấnthan, chiếm 65% sản lượng khai thác, tăng gấp 2 lần 1913).
Để phục vụ ngành khai khoáng, một số cơ sở chế biến quặng, đúc kẽm,thiếc… đã được thành lập tại Quảng Yên, Hải Phòng, Cao Bằng… để sơ chếkhoáng sản để xuất khẩu hoặc phục vụ công nghiệp chính quốc
Công nghiệp nhẹ và công nghiệp chế biến thời kỳ này cũng khá phát đạt,như: xi măng Hải Phòng; các nhà máy tơ - sợi - dệt ở Hà Nội, Nam Định, HảiPhòng, Sài Gòn; các nhà máy xay xát gạo, chế biến rượu, làm đường ở HảiDương, Hà Nội, Nam Định, Chợ Lớn… đều được nâng cấp và mở rộng quy môsản xuất
Tuy nhiên, một ngành công nghiệp nặng (luyện kim, cơ khí) với đầy đủtính chất của nó, chưa thật sự ra đời Công nghiệp Việt Nam vẫn là 1 nền côngnghiệp dịch vụ và phục vụ (chủ yếu sản xuất hang tiêu dùng và cung cấp nguyênliệu cho công nghiệp chính quốc) nên chịu lệ thuộc nặng nề vào thực dân Pháp
và thị trường nước ngoài
- Giao thông vận tải
Giao thông vận tải tiếp tục được tăng cường đầu tư vốn và các trang thiết
bị kỹ thuật để phục vụ công cuộc khai thác thuộc địa Chính quyền thực dân choxây dựng một số tuyến đường sắt xuyên Đông Dương như: Vinh - Đông Hà,Đồng Đăng - Na Sầm Đến 1931, Pháp xây dựng được 2389 km đường sắt trênlãnh thổ Việt Nam Đường bộ, bao gồm đường liên tỉnh và nội tỉnh, cũng đượcđẩy nhanh tiến độ xây dựng, cho đến 1930 đạt gần 15.000km, trong đó đườngnhựa thì mới chỉ đạt vài nghìn km Các cảng Hải Phòng, Sài Gòn được nạo vét
và củng cố nhà kho, bến bãi; một số cảng mới như Hòn Gai, Bến Thuỷ… đượcxúc tiến xây dựng Mạng lưới giao thông thuỷ trên các sông Hồng, Cửu Long
Trang 16tiếp tục được khai thác Nhìn chung, những năm 30 - 40 của thế kỷ XX, ĐôngDương là một trong những nơi có hệ thống giao thông tốt nhất ở Đông Nam Á.
- Thương nghiệp
Thương nghiệp, đặc biệt là ngoại thương, có bước tiến rõ rệt so với trước.Sau các đạo luật thuế quan vào các năm 1887, 1892, 1910, 1913, năm 1928chính quyền thực dân ra thêm một nghị định mới nhằm đánh thuế nặng vào cáchàng của nước ngoài, nhất là hàng Trung Quốc và Nhật Bản, qua đó thực hiệnđộc quyền thương mại, giúp hang hoá Pháp tràn ngập thị trường Việt Nam (trướcthế chiến I hàng Pháp chiếm 37%, những năm 1929 - 1930 hàng Pháp chiếm đến63% tổng số hang nhập khẩu) Cán cân thương mại thời kỳ này khá ổn định,thậm chí có xu hướng xuất siêu(trong giai đoạn 1928 - 1932 chỉ có 1 năm nhậpsiêu còn lại 4 năm xuất siêu, riêng 1928 giá trị xuất siêu đạt trên 50 triệu đồng).Tổng giá trị hàng hoá xuất nhập khẩu tăng nhanh (năm 1920 giá trị xuất đạt 318triệu, năm 1928 xuất đạt 550 triệu đồng) Việt Nam được tăng cường mở rộngquan hệ buôn bán với các nước Anh, Đức, Mĩ, Italia và một số nước trong khuvực Đông Nam Á và Đông Á như Thái Lan, Trung Quốc, Singapo, Hồng Kông.Tuy nhiên bạn hàng chính của Việt Nam vẫn là Pháp (giai đoạn 1911-1920 hàngPháp và các thuộc địa của Pháp chiếm 29,6%; giai đoạn 1921-1930 chiếm43,2%) Nhìn chung trong 1 giai đoạn khá dài, Việt Nam và Đông Dương đóngvai trò “người điều chỉnh” thương mại chính quốc Hàng hoá Việt Nam bán rangoài chủ yếu gồm gạo, khoáng sản, chè, cao su, cà phê, hạt tiêu (năm 1932,riêng giá trị gạo chiếm trên 60% tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam) Hàng hoáPháp sang Việt Nam gồm hàng tiêu dùng và phục vụ sinh hoạt như: vải, bôngsợi, giày dép, rượu, thuốc lá, ôtô; các thiết bị máy móc phục vụ phát triển côngnghiệp hầu như không được nhập vào (ví dụ năm 1929, riêng giá trị rượu nhậpvào Việt Nam là 63 triệu Phơ-răng, trong khi đó giá trị máy nông nghiệp nhậpchỉ là 2,4 triệu)