1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích môi trường kinh doanh việt nam hiện nay và phân tích swot doanh nghiệp orionfood vina

20 2,8K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 591,05 KB

Nội dung

o Giới thiệu về tập đoàn ORION và công ty TNHH thực phẩm ORION VINA: • Tập đoàn ORION là một trong những tập đoàn bánh kẹo đứng đầu Hàn Quốc, sản xuất kinh doanh các chủng loại bánh kẹo.

Trang 1

Đề tài: Phân tích môi trường kinh doanh việt

nam hiện nay và phân tích swot doanh nghiệp orion

food vina

Trang 2

o Giới thiệu về tập đoàn ORION và công ty TNHH thực phẩm ORION VINA:

• Tập đoàn ORION là một trong những tập đoàn bánh kẹo đứng đầu Hàn Quốc, sản xuất kinh doanh các chủng loại bánh kẹo Sản phẩm của ORION được phân phối trên 65 quốc gia trên thế giới những sản phẩm nổi tiếng của ORION là: bánh choco-pie, custas, freshpie, goute’, snack o’star, snack toonies…tiền thân là một trong ba công ty thực phẩm lớn nhất Hàn Quốc, tập đoàn TongYang thành lập năm 1956, đến năm 1987chính thức đổi tên thành tập đoàn ORION Ngoài ra công ty cũng

có một chuỗi cửa hàng tiện lợi, nhà hàng, thể thao, phát thanh truyền hình, điện ảnh và các hình thức giải trí phổ biến công ty chủ yếu hoạt động ở Hàn quốc và bán sản phẩm của mình tại Trung Quốc, Nhật Bản, Nga và Việt Nam từ đó hướng ra thị trường thế giới.

• ORION VINA được thành lập năm 2005 là doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư Hàn Quốc thứ hai tại Bình Dương, là nhà máy bánh ngọt đầu tiên được xây dựng tại Việt Nam cũng là chi nhánh thứ 5 của tập đoàn ORION Hiện nay ở Việt Nam có 2 nhà máy sản xuấ bánh kẹo của ORION: nhà máy tại KCN Yên Phong (Bắc Ninh) và nhà máy tại KCN

Mỹ Phước (Bình Dương) Trên thị trường bánh kẹo Việt Nam, sản phẩm của ORION chiếm 40% thị phần bánh ngọt và giữ vị trí số một trong những doanh nghiệp bánh kẹo nước ngoài đầu tư tại Việt Nam.” Công

ty TNHH Thực phẩm Orion Vina cam kết là một trong những công ty sản xuất các sản phẩm bánh kẹo với chất lượng tốt hàng đầu Việt Nam”.

I Phân tích môi trường kinh doanh Việt Nam

Môi trường kinh doanh là tổng hợp tất cả các yếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến sự hoạt động, thành công hay thất bại của doanh nghiệp.

1.1, Môi trường vĩ mô

Môi trường vĩ mô của doanh nghiệp bao gồm các yếu tố, lực lượng mang tính chất xã hội rộng lớn, chúng có tác động ảnh hưởng tới toàn bộ các quyết định Marketing của doanh nghiệp.

1.1.1: Nhân khẩu học:

Trang 3

- Năm 2013: dân số việt nam đã hơn 90 triệu người, đứng thứ 14 trên thế giới và đứng thứ 3 ở khu vực Đông Nam Á Việt nam có 54 dân tộc: 53 dân tộc thiểu số Mật độ dân số đạt 272 người/km2

- Tỷ lệ gia tăng dân số cả năm 2013 tăng 1,03% so với năm 2012

- Tỷ lệ dân thành thị ngày càng tăng, năm 2013 tỉ lệ dân thành thị 32,45% Trong khi đó tỉ lệ dân số ở khu vực nông thôn ngày càng giảm “đây là kết quả của quá trình di dân từ nông thôn ra thành thị và quá trình đô thị hóa nhanh chóng ở các thành phố lớn”

- Tỷ lệ giới tính của Việt Nam ngày càng có sự chênh lệch lớn giữa số

bé trai và số bé gái: 112,6 bé trai/100 bé gái (2013)

- Cơ cấu dân số: 0-14: 23,5% 15-59: 67,2% 60+: 9,3%

Cơ cấu dân số Việt Nam biến đổi rất lớn từ năm 1950 đến 2050 (Biểu đồ dưới) Năm 1950, “tháp dân số” Việt Nam có hình tam giác cân, với số người cao tuổi rất thấp và số người trẻ tuổi, kể cả niên thiếu, rất cao Đến năm 2010, tháp dân

số vẫn có hình dạng gần giống hình tam giác, nhưng dân số trong độ tuổi 15-24 chiếm đa số so với các độ tuổi khác Tháp dân số năm 2020 cũng không khác mấy so với năm 2010, nhưng số người trong độ tuổi 20-34 bắt đầu gia tăng đáng

kể Đến năm 2050 thì tháp dân số hoàn toàn “biến dạng” so với năm 1950, với

số người trên 50 tuổi bắt đầu chiếm đa số Hệ quả của sự biến động trong cơ cấu dân số này là sự lão hóa, với đặc điểm tăng tuổi trung bình và tăng tuổi thọ

Tháp dân số Việt Nam 1950, 2010, 2020 và 2050 Trong mỗi biểu đồ, các thanh phía bên trái thể hiện phần trăm nữ, và bên phải thể hiện phần trăm nam, tính trên toàn dân số

Trang 4

Tuổi thọ trung bình 1960 – 2050

Tuổi thọ trung bình dân số việt nam ngày càng tăng Năm 2010-2015, một đứa

bé mới sinh sẽ kì vọng sống đến 74.3 tuổi (nữ cao hơn nam) Tuổi thọ này thể hiện một sự gia tăng gần 34 tuổi so với năm 1950, và 4 tuổi so với năm 2000

Dự báo cho thấy đến năm 2050, tuổi thọ trung bình sẽ đạt 80 tuổi (tức tương đương với dân số Âu Mĩ hiện nay) Vậy dân số Việt Nam đang già hóa nhanh

Ở Việt Nam, kết quả từ ba cuộc tổng điều tra dân số gần đây cho thấy quy mô

hộ trung bình đã giảm khá nhanh, từ 4,82 người năm 1989 xuống còn 4,51 năm

1999 và 3,78 năm 2009 (Biểu 4.1) Vào năm 1989, quy mô hộ không khác biệt

Trang 5

nhiều giữa khu vực nông thôn và thành thị Tuy nhiên, do tốc độ giảm ở thành thị nhanh hơn nên đến năm 2009, cỡ hộ trung bình là 3,66 ở thành thị và 3,84 ở nông thôn

1.1.2: Kinh tế:

Trước hết, năm 2013 kết thúc với với tăng trưởng tổng sản phẩm quốc

nội (GDP) ước tính tăng 5,42% so với năm 2012 Mức tăng trưởng này tuy

thấp hơn mục tiêu tăng 5,5% đề ra nhưng cao hơn mức tăng 5,25% của năm

2012 và có tín hiệu phục hồi

Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,67%, xấp xỉ mức tăng năm trước Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,43%, thấp hơn mức tăng 5,75% của 2012 Khu vực dịch

vụ tăng 6,56% cao hơn mức tăng 5,95 của năm 2012

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Về cơ cấu quy mô nền kinh tế cả năm, khu vực dịch vụ chiếm chiếm tỷ trọng lớn nhất, tiếp đến là khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm và khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm có xu hướng giảm dần

Về chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 2013, đây là năm có CPI tăng thấp nhất

trong 10 năm trở lại đây khi cả năm chỉ tăng 6,04% so năm 2012

Trong năm 2013, tháng có CPI tăng cao nhất là tháng 2/2013, tăng 1,37% so tháng trước, tháng có mức tăng thấp nhất là

tháng 3, âm 0,19% so tháng 2

Trang 6

Nguồn: Tổng cục Thống kê/BizLIVE

Về xuất nhập khẩu năm 2013, kim ngạch xuất khẩu cả năm ước đạt

132,2 tỷ USD, tăng 15,4% so với năm 2012 Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu năm 2013 đạt 131,3 tỷ USD, tăng 15,4% so với năm trước Như vậy, Việt Nam tiếp tục xuất siêu hơn 0,9 tỷ USD, sau khi đã xuất siêu 780 triệu USD vào 2012 Điểm quan trọng trong xuất nhập khẩu năm 2013 là việc xuất siêu của Việt Nam chủ yếu còn phụ thuộc vào khu vực doanh nghiệp có vốn FDI

Nguồn: Tổng cục Thống kê/Tổng cục Hải quan

Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), theo số liệu của Tổng cục Thống kê, 2013 đăng ký ước đạt 21,6 tỷ USD, tổng vốn giải ngân ước 11,5 tỷ USD Đây là các mức cao nhất 4 năm qua của dòng vốn FDI Ngành công nghiệp chế biến là ngành thu hút vốn FDI mạnh nhất trong 2013, chiếm 76,9% tổng vốn đăng ký.Thái Nguyên là địa phương thu hút vốn FDI lớn nhất trong 63 tỉnh thành cả nước trong 2013 Còn xét theo đối tác, Hàn Quốc là nước đầu tư lớn nhất

Trang 7

Nguồn: Tổng cục Thống kê Tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm

2013 ước đạt 2618 nghìn tỷ đồng, tăng 12,6% so với năm 2012

và là mức tăng thấp nhất trong vòng 4 năm trở lại đây Nếu loại trừ yếu tố giá tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ năm 2013 tăng 5,6%

Tổ

ng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ từ tháng 1-11 so với cùng kỳ 2012 và cả

năm 2013 so 2012 (Nguồn: Tổng cục Thống kê) Sản xuất công nghiệp năm 2013 có dấu hiệu phục hồi, nhất là ngành

công nghiệp chế biến chế tạo với tỷ trọng lớn trong toàn ngành công nghiệp đã

có sự chuyển biến rõ nét qua các quý Tính chung cả năm 2013, IIP ước tính tăng 5,9% so với năm trước, cao hơn mức tăng năm 2012, trong đó quý 1 tăng 5%; quý 2 tăng 5,5%; quý 3 tăng 5,4% và quý 4 tăng 8%

Trang 8

Số liệu tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước (Nguồn: Tổng cục Thống kê) Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến chế tạo tại thời

điểm 1/12/2013 tăng 10,2% so với cùng thời điểm năm 2012 (cùng kỳ năm 2011 là 23%; năm 2012 là 20,1%).Tỷ lệ tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 11 là 71,1%

Từ đầu năm, tỷ lệ tồn kho luôn ở mức cao với trên 70% mặc dù

đã có xu hướng giảm dần (Tỷ lệ tồn kho ở mức an toàn trong điều kiện sản xuất và tiêu thụ bình thường khoảng 65%)

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Theo Tổng cục Thống kê, tổng chi ngân sách Nhà nước năm 2013 ước tính đạt 986,2 nghìn tỷ đồng trong khi tổng thu ngân sách Nhà nước ước tính đạt 790,8

Từ các con số trên, bội chi ngân sách 2013 là 195,4 nghìn tỷ đồng Theo Tổng

Trang 9

cục Thống kê tỷ lệ bội chi ngân sách Nhà nước năm nay ở mức 5,3% GDP, vượt mức 4,8% đã dự toán đề ra từ đầu năm

Về phía hệ thống ngân hàng, đến 12/12/2013, tổng phương tiện thanh toán tăng

Tăng trưởng tín dụng tăng 8,83% so với cuối năm 2012 và dự kiến sẽ cao hơn mức tăng của năm 2012 nhưng vẫn thấp hơn mức kế hoạch đặt ra là khoảng 12%

Nguồn: SBV

Trong khi đó, theo báo cáo của Bộ Kế hoạch Đầu tư, tốc độ gia tăng nợ xấu bình quân trong 10 tháng đầu năm 2013 là 2,38%/tháng, giảm so với tốc độ tăng bình quân 3,91%/tháng trong năm 2012 và giảm mạnh so với tốc độ tăng bình quân 6,35%/tháng trong 10 tháng đầu năm 2012

“Mục tiêu tăng GDP khoảng 5,8% năm 2014, khoảng 6% năm 2015 và kiểm soát lạm phát khoảng 7% là khả thi Đồng thời giữ được ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm nợ công trong giới hạn an toàn, trả được nợ và có thêm nguồn lực để đầu tư hạ tầng", người đứng đầu Chính phủ khẳng định

1.1.3: Yếu tố chính trị xã hội

Sự bình ổn: an ninh chính trị là điểm sáng của việt nam

Hệ thống pháp luật ngày càng được sửa đổi phù hợp vơid nền kinh tế hiện nay Các chính sách kinh tế phù hợp với cả doanh nghiệp muốn đầu tư vào Việt Nam

Cơ chế điều hành: chủ trương đường lối theo ĐCSVN

Trang 10

Pháp lý cho doanh nghiệp:

• Các nghĩa vụ pháp lý về thuế: thuế môn bài, thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập DN, thuế xuất nhập khẩu

• Nghĩa vụ pháp lý giấy phép kinh doanh: doanh nghiệp được phép kinh doanh những ngành nghề mà nhà nước không cấm Cần đến các cơ quan chức năng để được cấp giấy phép kinh doanh

• Nghĩa vụ về điều kiện làm việc: luật lao động…

• Nghĩa vụ pháp lý về bảo hiểm: với những loại sau: tài sản(máy móc, hàng lưu kho, xe cộ: BH chống trộm cắp); hàng hóa trong quá trình vận chuyển; tài sản(BH chống lũ lụt hay cháy); BHYT người lao động; BH tai nạn lao động

BH y tế và BHXH ở Việt Nam là bắt buộc

Chính sách bảo vệ bản quyền ở Việt Nam cũng được nâng cao dần Nếu như những năm trước VN lọt vào top những nước có tỉ lệ ăn cắp bản quyền, mẫu mã sản phẩm lớn nhất thì nay tỉ lệ đó đang rút ngắn dần

Các quy định về sản phẩm ngày càng được hoàn thành những cải cách lớn nhất về môi trường kinh doanh Việt Nam:những cải cách liên quan đến thủ tục

đăng ký kinh doanh (ĐKKD), ban hành

Luật phá sản mới và áp dụng các biện pháp đẩy mạnh việc thực thi hợp đồng, giảm chi phí đăng ký và chuyển nhượng bất động sản cho doanh nghiệp

Thực hiện nhằm mục tiêu cao nhất là đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng

Tuy nhiên thực trạng còn tồn tại gây rất nhiều phiền toái cho doanh

nghiệpđó là vẫn là vấn đề luật và thủ tục hành chính quá rườm rà Tính đến

tháng 1 năm

2005 một nhà đầu tư vẫn mất 50 ngày và qua 11 thủ tục.Trong khi thủ tục này ở Canada - nước cải cách nhất - là 3 ngày/2 thủ tục

1.1.4: Yếu tố văn hóa xã hội

Trang 11

1 Người Việt Nam dù ở đâu cũng tổ chức tết cổ truyền, thờ cúng tổ tiên…

2 Văn hóa thương mại: coi trọng chữ tín

3 Cũng có sự giao thoa với các nền văn hóa khác: Hàn Quốc, Trung Quốc, các nước phương tây…

4 Trình độ văn hóa của người dân ngày càng được nâng cao

Chúng ta thấy văn hoá trong các cơ quan và doanh nghiệp ở nước ta còn có những hạn chế nhất định: Đó là một nền văn hoá được xây dựng trên nền

tảng dân trí thấp và phức tạp do những yếu tố khác ảnh hưởng tới; môi

trường làm việc có nhiều bất cập dẫn tới có cái nhìn ngắn hạn; chưa có quan niệm đúng đắn về cạnh tranh,hợp tác, làm việc chưa có tính chuyên nghiệp; còn bị ảnh hưởng bởi các khuynh hướng cực đoan của nền kinh tế bao cấp; chưa có sự giao thoa

giữa các quan điểm đào tạo cán bộ quản lý do nguồn gốc đào tạo; chưa có cơ

dục đào tạo nên chất lượng chưa cao Mặt khác văn hoá doanh nghiệp còn bị những yếu tố khác ảnh hưởng tới như:

Nền sản xuất nông nghiệp nghèo nàn và ảnh hưởng của tàn dư đế quốc, phon

g kiến

1.1.5: Yếu tố khoa học công nghệ

 Hệ thống nghiên cứu CNKT đang được chú ý và ngày càng được cải tiến cho phù hợp với trình độ công nghệ kĩ thuật nước ngoài

• Nhà nước đang ngày càng chú trọng vào việc đầu tư Khoa

kĩ thuật cao như công nghệ biển, công nghệ vũ trụ

• Công nghệ thông tin ngày càng chứng tỏ bước phát triển phi thường

• Hơn 20% dân số đang dùng điện thoại smartphone

Trang 12

• Tỷ lệ đổi mới máy móc thiết bị của Việt Nam hàng năm cũng chỉ đạt 8-10%, trong khi ở các nước trong khu vực thì tỷ lệ tương ứng là 15-20%

Tỷ lệ đầu tư cho đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam khoảng 0,2-0,3% doanh thu

Đây là một tỷ lệ quá thấp so với các nước trong khu vực như Ấn Độ là 5%, Hàn Quốc là 10% Ở Việt nam, công nghệ còn lạc hậu, nên

nguy cơ tụt hậu là rất lớn, vì thế chúng ta cần đầu tư hơn cho giáo dục và thu hút chất xám để có thể phát triển một đội ngũ chuyên gia kỹ thuật và công nghệ giỏi

1.1.6: Yếu tố địa lý

• Vị trí: gần trung tâm khu vực Đông Nam Á

• Khí hậu: Nhiệt đới ẩm gió mùa

• Nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú

• Tình hình ô nhiễm đang gia tăng nhanh chóng: ô nhiễm nguồn nước, đất, không khí

Việt Nam là một đất nước đầy tiềm năng, dân số trẻ, sức tiêu thụ ngày một tăng Mặc dù bị tụt hậu do chiến tranh nhưng ViệtNam

giờ đây là một trong những nơi dễ tiếp cận nhất để mở rộng kinh doanh ở châu Á.Nằm phía Đông của bán đảo Đông

Trang 13

Dương gần trung tâm Đông Nam Á, nên đã trở thành một đầu mối

giao thông quan trọng đi từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương và

Châu Úc Đại Dương hoặc ngược lại, có vùng biển chủ quyền rộng lớn và giàu tiềm năng Đặc biệt, Việt Nam nằm trong khu vực đang diễn ra các hoạt động kinh tế sôi động nhất thế giới trước ngưỡng cửa của thế kỷ XXI Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore đã trở

thành "4 con Rồng" Châu Á cũng đang có những chuyển động mới đáng kể tron

g

phát triển kinh tế Nhìn chung các nước ASEAN đang ngày càng chiếm vị trí cao hơn trong nền kinh tế của khu vực Châu Á Thái Bình Dương

cũng như của thế

giới Như tốc độ tăng trưởng bình quân GDP của thế giới là 3 đến

5% thì trong khu vực đã đạt được tốc độ bình quân là 6-9%

I.2 Phân tích môi trường vi mô:

Môi trường vi mô là những yếu tố bên trong của doanh nghiệp, những yếu tố có lien quan chặt chẽ tới doanh nghiệp và ảnh hưởng đến khả năng thiết lập, duy trì và phát triển mối quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng.

1.2.1: Yếu tố khách hàng:

Mặt hàng của công ty là các loại bánh và snack ăn nhanh như vậy phần lớn khách hàng: mọi lứa tuổi nhưng chủ yếu là tầng lớp trẻ Dân

số Niệt Nam với hơn 90 triệu người, lại có kết cấu dân số trẻ sẽ là thị trường có tiềm năng rất lớn Orion là tập đoàn có quy mô đa quốc gia nhưng xuất xứ từ Hàn Quốc cũng là một quốc gia có nét tương đồng trong văn hóa.

Việt Nam là quốc gia có tốc độ phát triển khá nhanh đời sống cải thiện hơn trước thúc đẩy nhu cầu người tiêu dùng, không chỉ vậy nhờ

có vị trí thuận lợi cho các hoạt động vẫn chuyển xuất nhập khẩu sang các nước xung quanh, lại có nguồn nhân công dồi dào chi phí sản xuất

rẻ vì vậy càng nhiều khả năng mở rộng thị trường.

Ngày đăng: 28/02/2015, 07:59

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w