PHÂN TÍCH CUNG, CẦU VÀ GIÁ CẢ THỊ TRƯỜNG CAFE Ở VIỆT NAM NĂM 2012. Ngày nay, khi cuộc sống con người ngày càng trở nên tất bật, căng thẳng ngày càng nhiều. Đồng thời đời sống người dân ngày càng được nâng cao, xu hướng uống cà phê thư giãn đang dần trở thành nhu cầu phổ biến, đặc biệt là trong giới trẻ. Giờ đây, giới trẻ còn chọn cà phê là cớ tụ tập, gặp gỡ nhau thật nhanh và thuận tiện. Với người bận rộn, những người làm việc nhiều về trí óc và có kỹ năng chuyên môn, kỹ thuật viên thì cuộc hẹn bên ly cà phê cũng là “thượng sách”. Một tách cafe mỗi buổi sáng sẽ khiến bạn cảm thấy sảng khoái trước khi bước vào một ngày làm việc mới. Những giây phút thư giãn, nhâm nhi tách café cùng bạn bè, người thân sẽ là nhữnggiây phút để mọi người cùng nhau trò chuyện, hàn huyên tâm sự, chia sẻ những lo toan, muộn phiền từ công việc, từ cuộc sống… giúp mọi người gần gũi, hiểu nhau hơn. Việt Nam cũng là một đất nước có nhiều điều kiện và tiềm năng cho việc phát triển sản xuất café. Hãy cùng nhau tìm hiểu về cung, cầu và thị trường café ở Việt Nam năm 2012 để thấy rõ hơn điều đó. A Cơ sở lý thuyết 1. Cầu: Khái niệm: Cầu của một hàng hóa dịch vụ là số lượng của hàng hóa và dịch vụ đó mà người tiêu dùng sẵn lòng mua tương ứng với các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian xác định. Quy luật cầu: Khi giá hàng hóa tăng lên (trong điều kiện các yếu tố khác không đổi) thì lượng cầu mặt hàng đó sẽ giảm xuống. Cầu bao gồm cầu cá nhân và cầu thị trường. Cầu thị trường là cầu của tất cả mọi người trong thị trường và bằng tổng các cầu cá nhân (theo từng mức giá). Trên thị trường có rất nhiều yếu tố tác động đến cầu, ngoài yếu tố giá cả hàng hóa thì còn có các nguyên nhân sau: Thu nhập, sở thích của người tiêu dùng, giá cả của các loại hàng hóa có liên quan (hàng hóa thay thế và hàng hóa bổ sung), các kỳ vọng, dân số … Các yếu tố tác động đến cầu: Số lượng người mua (N_D): N tăng => Cầu tăng Thu nhập của người tiêu dùng: Đối với hàng hóa thông thường, thu nhập tăng => cầu tăng + Đối với hàng hóa thứ cấp, thu nhập tăng => cầu giảm. Giá hàng hóa có liên quan đến tiêu dùng(P_y) + Y là hàng hóa thay thế cho X thì Py tăng => cầu về X tăng + Y là hàng hóa bổ sung cho X thì Py tăng => cầu về X giảm Thị hiếu, sở thích của người tiêu dùng tác động thuận chiều đến cầu Kì vọng của người tiêu dùng Kỳ vọng về thu nhập tương lai tăng => cầu hiện tại tăng Kỳ vọng về giá Px tương lai tăng => cầu hiện tại tăng Chính sách của chính phủ Thuế => (D), trợ cấp => (D), … Các yếu tố khác: thời tiết, thiên tai, … 2. Cung: Khái niệm: Cung là số lượng hàng hóa dịch vụ mà người bán có khả năng bán và sẵn sàng bán tại các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định, với giả định các nhân tố khác không đổi (ceteris paribus). Quy luật cung: Khi giá cả của các hàng hóa tăng lên thì lượng cung cũng tăng trong điều kiện các yếu tố khác là không đổi. Cung bao gồm cung thị trường và cung cá nhân, cung thị trường là cung của toàn bộ thị trường và bằng tổng cung cá nhân. Ngoài giá cả của hàng hóa thì cung chịu sự chi phối của các nhân tố: Công nghệ, giá cả các yếu tố sản xuất, các kỳ vọng, sự điều tiết của Chính Phủ… Các yếu tố tác động đến cung: Số lượng nhà sản xuất trong ngành (N_s) N_s => Cung Tiến bộ về công nghệ: khi có sự tiến bộ về công nghệ sản xuất sẽ làm đường cung dịch chuyển vể bên phải. Giá của yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất (chi phí sản xuất ): có tác động ngược chiều đến cung Chính sách của chính phủ: