1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

CNXHKH : Phân tích sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Giai cấp công nhân ngày nay còn giữ sứ mệnh lịch sử đó không? Tại sao? Phân tích và đánh giá một mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực ngày nay?

14 58 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 448,06 KB

Nội dung

Phân tích và đánh giá một mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực ngày nay? Phân tích sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Giai cấp công nhân ngày nay còn giữ sứ mệnh lịch sử đó không? Tại sao? Mô hình chủ nghĩa xã hội dân chủ ở các nước Bắc Âu

Trang 1

Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Viện Đào Tạo Tiên Tiến, Chất Lượng Cao & POHE

BÀI TẬP LỚN Môn: Chủ nghĩa xã hội khoa học

Họ và tên:

Mã sinh viên:

Lớp: Kinh tế Đầu Tư

Hà Nội, 2020

Trang 2

Câu 1: Phân tích sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Giai cấp công nhân ngày nay còn giữ sứ mệnh lịch sử đó không? Tại sao?

Trước khi đi vào tìm hiểu sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, chúng ta cần phải hiểu thế nào là giai cấp công nhân Theo chủ nghĩa Mác – Lênin: Giai cấp công nhân là một tập đoàn xã hội, hình thành và phát triển cùng với quá trình phát triển của nền công nghiệp hiện đại; Họ lao động bằng phương thức công nghiệp ngày càng hiện đại và gắn liền với quá trình sản xuất vật chất hiện đại, là đại biểu cho phương thức sản xuất mang tính xã hội hóa ngày càng cao Họ là người làm thuê do không có

tư liệu sản xuất, buộc phải bán sức lao động để sống và bị giai cấp tư sản bóc lột giá trị thặng dư; vì vậy lợi ích cơ bản của họ đối lập với lợi ích cơ bản của giai cấp tư sản Đó là giai cấp có sứ mệnh phủ định chế độ tư bản chủ nghĩa, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản trên toàn thế giới

Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân chính là những nhiệm vụ mà giai cấp công nhân cần phải thực hiện với tư cách là giai cấp tiên phong, là lực lượng đi đầu trong cuộc cách mạng xác lập hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa Theo chủ nghĩa Mác – Lênin, sứ mệnh lịch sử tổng quát của giai cấp công nhân là thông qua chính đảng tiền phong, giai cấp công nhân tổ chức, lãnh đạo nhân dân lao động đấu tranh xóa bỏ các chế độ người bóc lột người, xóa bỏ chủ nghĩa tư bản, giải phóng giai cấp công nhân, nhân dân lao động khỏi mọi sự áp bức, bóc lột, nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa văn minh Và “Thực hiện sự nghiệp giải phóng thế giới ấy, - đó là sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản hiện đại”

Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân thể hiện trên ba nội dung cơ bản:

Về nội dung kinh tế:

Là nhân tố hàng đầu của lực lượng sản xuất xã hội hóa cao, là đại biểu cho quan hệ sản xuất mới, sản xuất ra của cải vật chất ngày càng nhiều đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của con người và xã hội Bằng cách đó, giai cấp công nhân tạo tiền đề vật chất – kỹ thuật cho sự ra đời của xã hội mới

Trang 3

Bởi vì tính chất xã hội hóa cao của lực lượng sản xuất đòi hỏi một quan hệ sản xuất mới, phù hợp với chế độ công hữu các tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội là nền tảng, tiêu biểu cho lợi ích của toàn xã hội, Giai cấp công nhân đại biểu cho lợi ích chung của xã hội Chỉ có giai cấp công nhân là giai cấp duy nhất không có lợi ích riêng với nghĩa là tư hữu

Ở các nước xã hội chủ nghĩa, giai cấp công nhân thông qua quá trình công nghiệp hóa và thực hiện “một kiểu tổ chức xã hội mới về lao động” để tăng năng suất lao động xã hội và thực hiện các nguyên tắc sở hữu, quản lý và phân phối phù hợp với nhu cầu phát triển sản xuất, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội

Để thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình về nội dung kinh tế, giai cấp công nhân phải đóng vai trò nòng cốt trong quá trình giải phóng lực lượng sản xuất ( vốn bị kìm hãm, lạc hậu, chậm phát triển trong quá khứ), thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển để tạo

cơ sở cho quan hệ sản xuất mới, xã hội chủ nghĩa ra đời

Về nội dung chính trị - xã hội:

Giai cấp công nhân cùng với nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, tiến hành cách mạng chính trị để lật đổ quyền thống trị của giai cấp thống trị, xóa

bỏ chế độ bóc lột, áp bức, giành quyền lực về tay giai cấp công nhân và nhân dân lao động Thiết lập nhà nước kiểu mới, mang bản chất giai cấp công nhân, xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện quyền lực của nhân dân, quyền dân chủ và làm chủ xã hội của tuyệt đại đa số nhân dân lao động

Giai cấp công nhân cùng và nhân dân lao động sử dụng nhà nước của mình, do mình làm chủ như một công cụ có hiệu lực để cải tạo xã hội cũ và tổ chức xây dựng

xã hội mới, phát triển kinh tế - văn hóa, xây dựng nền chính trị dân chủ - pháp quyền, quản lý kinh tế - xã hội và tổ chức đời sống xã hội phục vụ quyền và lợi ích của nhân dân lao động, thực hiện dân chủ, công bằng, bình đẳng và tiến bộ xã hội, theo lý tưởng và mục tiêu của chủ nghĩa xã hội

Về nội dung văn hóa, tư tưởng:

Trang 4

Giai cấp công nhân trong tiến trình cách mạng cải tạo xã hội cũ và xây dựng xã hội mới trên lĩnh vực văn hóa, tư tưởng cần phải tập trung xây dựng hệ giá trị mới: lao động, công bằng, dân chủ, bình đẳng và tự do

Giai cấp công nhân thực hiện cuộc cách mạng về văn hóa tư tưởng bao gồm cải tạo cái cũ lỗi thời, lạc hậu, xây dựng cái mới, tiến bộ trong lĩnh vực ý thức tư tưởng, trong tâm lý, lối sống và trong đời sống tinh thần xã hội Xây dựng và củng cố ý thức

hệ tiên tiến của giai cấp công nhân Phát triển văn hóa, xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa, đạo đức và lối sống mới xã hội chủ nghĩa là một trong những nội dung căn bản mà cách mạng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực văn hóa tư tưởng đặt ra đối với

sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân hiện đại

Giai cấp công nhân ngày nay:

So với giai cấp công nhân truyền thống ở thế kỷ XIX thì giai cấp công nhân hiện nay vừa có những điểm tương đồng vừa có những điểm khác biệt, có những biến đổi mới trong điều kiện lịch sử mới Qua đó mà cần phải phát triển nhận thức mới về việc thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân hiện nay

Giai cấp công nhân hiện nay vẫn đang là lực lượng sản xuất hàng đầu của xã hội hiện đại Họ là chủ thể của quá trình sản xuất công nghiệp hiện đại mang tính xã hội hóa ngày càng cao Cũng giống như thế kỷ XIX, ở các nước tư bản chủ nghĩa hiện nay, công nhân vẫn bị giai cấp tư sản và chủ nghĩa tư bản bóc lột giá trị thặng dư Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa với chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa sản sinh ra tình trạng bóc lột này vẫn tồn tại Xung đột về lợi ích cơ bản giữa giai cấp tư sản và giai cấp công nhân (giữa tư bản và lao động) vẫn tồn tại, là nguyên nhân cơ bản, sâu xa của đấu tranh giai cấp trong xã hội hiện đại ngày nay Phong trào cộng sản và công nhân ở nhiều nước vẫn luôn là lực lượng đi đầu trong các cuộc đấu tranh

vì hòa bình, hợp tác và phát triển, vì dân sinh, dân chủ, tiến bộ xã hội và chủ nghĩa xã hội Qua đây ta có thể thấy sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân vẫn mang giá trị khoa học và cách mạng, vẫn có ý nghĩa thực tiễn to lớn, chỉ đạo cuộc đấu tranh cách mạng hiện nay của giai cấp công nhân, phong trào công nhân và quần chúng lao

Trang 5

động, chống chủ nghĩa tư bản và lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa trong sự phát triển của thế giới ngày nay

Bên cạnh việc kế thừa những giá trị nền tảng của sứ mệnh lịch sử mà giai cấp công nhân ngày nay còn dựa vào nó để phát triển phù hợp với xu hướng thời đại Như xu hướng “trí tuệ hóa” tăng nhanh, gắn liền với cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, với sự phát triển kinh tế tri thức, công nhân hiện đại có xu hướng trí tuệ hóa Do

đó xuất hiện thêm khái niệm mới để chỉ công nhân theo xu hướng này như “công nhân tri thức”, “công nhân trí thức”, “công nhân áo trắng”, lao động trình độ cao Nền sản xuất và dịch vụ hiện đại đòi hỏi người lao động phải có hiểu biết sâu rộng tri thức

và kỹ năng nghề nghiệp Hay xu hướng “trung lưu hóa” gia tăng do bối cảnh toàn cầu hóa chủ nghĩa tư bản đã có điều chỉnh nhất định về phương thức quản lý, các biện pháp điều hòa mâu thuẫn xã hội Vì vậy mà một bộ phận công nhân đã tham gia vào

sở hữu một lực lượng tư liệu sản xuất của xã hội thông qua chế độ cổ phần hóa và họ không còn là “vô sản” nữa, có thể được “trung lưu hóa” về mức sống Tuy nhiên quyền định đoạt vẫn thuộc về giai cấp tư sản Do khi sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa

về tư liệu sản xuất vẫn tồn tại thì những thành quả của khoa học và công nghệ, trình

độ kinh tế tri thức và những điều chỉnh về thể chế quản lý kinh tế - xã hội,… trước tiên vẫn là công cụ để bóc lột giá trị thặng dư Giai cấp công nhân vẫn bị bóc lột nặng

nề bới những chủ thể mới trong toàn cầu hóa như các tập đoàn xuyên quốc gia, nhà nước của các nước tư bản phát triển,… Ngoài ra với vai trò lãnh đạo, Đảng Cộng sản – đội tiên phong của giai cấp công nhân, giữ vai trò cầm quyền trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở một số quốc gia xã hội chủ nghĩa Từ khi nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên ra đời – nhà nước Xô- viết, giai cấp công nhân và đội tiền phong của mình đã trở thành giai cấp lãnh đạo giành chính quyền và xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa ở các quốc gia đi lên chủ nghĩa xã hội: ở Liên xô và Đông Âu trước đây và ở các nước xã hội chủ nghĩa hiện nay như Việt Nam, Trung Quốc …

Từ những phân tích trên ta có thể thấy được là giai cấp công nhân ngày nay vẫn còn giữ sứ mệnh lịch sử nhưng bên cạnh đó cũng cần phải cải tạo và phát triển để phù hợp và theo kịp xu hướng thời đại

Trang 6

Câu 2: Phân tích và đánh giá một mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực ngày nay?

Mô hình chủ nghĩa xã hội dân chủ ở các nước Bắc Âu

Mô hình Bắc Âu trong tiếng Anh là Nordic Model; còn được gọi là Mô hình

Scandinavia hay Scandinavia Model Mô hình Bắc Âu là sự kết hợp của các hệ thống phúc lợi xã hội và hệ thống kinh tế được các nước Bắc Âu áp dụng Mô hình này kết hợp các đặc điểm của chủ nghĩa tư bản như nền kinh tế thị trường và hiệu quả kinh tế, với lợi ích xã hội như trợ cấp nhà nước và phân phối thu nhập

Mô hình Bắc Âu điển hình khi nói về các quốc gia: Thụy Điển, Na Uy, Phần Lan, Đan Mạch và Iceland

Cốt lõi của mô hình Bắc Âu bao gồm: cung cấp dịch vụ xã hội công cộng được tài trợ bởi thuế; đầu tư vào giáo dục, chăm sóc trẻ em và các dịch vụ khác liên quan đến vốn nhân lực; bảo vệ lực lượng lao động thông qua các công đoàn và mạng lưới an toàn xã hội Không có mức lương tối thiểu vì các công đoàn đảm bảo rằng tiền lương

ở mức cao Mô hình Bắc Âu nhấn mạnh việc chia sẻ rủi ro trên toàn xã hội và sử dụng mạng lưới an toàn xã hội để giúp người lao động và gia đình thích nghi với những thay đổi trong nền kinh tế chung do gia tăng cạnh tranh về hàng hóa và dịch

vụ trên toàn cầu

Nền tảng tư tưởng dựa trên nền tảng lý thuyết của dân chủ xã hội Mô hình DCXH

ở Bắc Âu là mô hình dân chủ có sự tham gia rộng rãi của nhân dân, với một nhà nước phúc lợi toàn diện, thuế cao, phân phối lại công bằng Mô hình Dân chủ xã hội ở Bắc

Âu bao gồm các đặc tính của một mô hình Dân chủ ( khác với Quân chủ, Quả đầu);

có những đặc điểm lý luận của Dân chủ Xã hội (khác với Dân chủ tự do, Dân chủ Phụ quyền,…) và có những đặc trưng riêng ở Bắc Âu (khác với ở Trung Âu, Tây Âu hay Nam Âu) Bên cạnh đó còn có một số các yếu tố ảnh hưởng đến mô hình dân chủ

xã hội Bắc Âu như do có khí hậu khắc nghiệt, điều kiện tự nhiên tương đối nghèo nàn

đã hình thành ở người dân Bắc Âu có đức tính kiên trì, làm việc chăm chỉ,có kế hoạch mà còn có sự tin tưởng vào sự gắn kết xã hội mạnh mẽ để tồn tại; Bắc Âu cũng

là nơi sớm có truyền thống tự do, dân chủ mà hệ thống Nghị viện là nền tảng;…

Trang 7

Những đặc điểm cơ bản của Mô hình DCXH ở Bắc Âu:

Dân chủ Dân chủ ở đây không chỉ là “đi bầu” và các thiết chế bầu cử trung lập

Nền dân chủ Bắc Âu luôn được đánh giá là những nền dân chủ đầy đủ trên cơ sở của tri thức và trách nhiệm xã hội

Nhà nước can thiệp, thuế cao và phân phối bình đẳng Khác với dân chủ tự do,

nhấn mạnh yếu tố “tự do cá nhân”; nhà nước DCXH nhấn mạnh yếu tố “bình đẳng xã hội” Tuy nhiên, khác với các nước XHCN, các nhà nước DCXH công nhận sở hữu

tư nhân và nhìn vấn đề bất bình đẳng nằm ở khâu “phân phối” chứ không phải “sở hữu” Các nước này cũng chấp nhận các thể chế cơ bản về dân chủ chính trị

Phúc lợi toàn diện trên nền tảng tư tưởng DCXH Bắc Âu với đặc tính phúc lợi toàn

diện trên nền tảng tư tưởng DCXH Nguyên tắc chỉ đạo của hệ tư tưởng của Đảng Dân chủ Xã hội là dân chủ chính trị, dân chủ kinh tế, dân chủ xã hội và dân chủ quốc

tế, với 3 cốt lõi giá trị là tự do, bình đẳng, đoàn kết

Về mặt kinh tế:

Lấy ví dụ về Thụy Điển – một quốc gia điển hình của mô hình Bắc Âu Tính chất của kinh tế Thụy Điển vừa không hoàn toàn là kinh tế tư bản, vừa cũng không phải hoàn toàn là kinh tế XHCN, mà là một loại kinh tế hỗn hợp nghĩa là về chế độ sở hữu thì thực hành pha trộn chế độ sở hữu công cộng và chế độ tư hữu; về chế độ phân phối thì thực hành phân phối theo lao động kết hợp với phân phối theo vốn (tư bản);

về phương thức vận hành kinh tế thì thực hành nhà nước điều hành vĩ mô kết hợp với kinh tế thị trường Bên cạnh đó còn đặc biệt quan tâm đến lao động và việc làm Mô hình xã hội Bắc Âu có quan hệ lao động hài hòa, xung đột quy mô lớn giữa lao động

và giới chủ là rất hiếm, điều này được hình thành từ lâu trong lịch sử Bắc Âu Quan

hệ lao động Bắc Âu dựa trên bình đẳng, thỏa hiệp, hợp tác Sự hình thành ý tưởng này trước tiên được đúc kết từ lịch sử và thứ hai là từ sự ảnh hưởng của lý thuyết Dân chủ xã hội với sự tác động mạnh mẽ trong nền chính trị Bắc Âu Nó đã được chứng minh qua số liệu: Các quốc gia Bắc Âu là những quốc gia bình đẳng nhất về phân phối thu nhập

Trang 8

Sử dụng thước đo hệ số Gini về bất bình đẳng thu nhập (trong đó 1 đại diện cho bất bình đẳng hoàn toàn và 0 đại diện cho sự bình đẳng hoàn toàn) dữ liệu của OECD (Organisation for Economic Co-operation and Development - Tổ chức về hợp tác và phát triển kinh tế) cho thấy: Hoa Kỳ có 0,39 điểm và Vương quốc Anh có 0,35 điểm

-ở trên mức trung bình của OECD là 0,31 điểm Trong khi đó, năm quốc gia Bắc Âu, dao động từ 0,25 điểm (Iceland - bằng nhau nhất) đến 0,28 (Thụy Điển)

Về mặt chính trị:

Mô hình chính trị dân chủ xã hội Bắc Âu là cơ chế thỏa hiệp lợi ích cho tất cả các giai cấp và các nhóm, đòi hỏi sức mạnh của các lực lượng chính trị khác nhau và các nhóm khác nhau để cùng phối hợp Trong xã hội Bắc Âu, các bên liên quan đến xung đột xã hội đồng ý đạt được lợi ích thông qua phương pháp tiếp cận đa chiều để đạt được kết quả tốt hơn, chứ không phải thông qua các biện pháp mạnh mẽ hoặc bạo lực Quy tắc này có thể điều phối lợi ích của các nhóm xã hội và các giai cấp, do đó đưa đến những quy ước trong thiết lập trật tự xã hội

Về dân sự, xã hội công dân:

Sự tham gia của công dân trong việc quản lý các vấn đề của nhà nước bằng cách tham gia các tổ chức xã hội khác nhau Trong mô hình Bắc Âu, hầu hết các ngành đều có các nhóm bảo vệ lợi ích của mình, chẳng hạn như công đoàn, các hiệp hội ngành và các phòng thương mại Các quốc gia Bắc Âu bắt đầu điều chỉnh sự phát

Chỉ số Gini về bất bình đẳng thu nhập theo OECD

Trang 9

triển của các tổ chức xã hội rất sớm, các tổ chức xã hội sớm nhất được phát triển bởi các tôn giáo và các hiệp hội dân sự của nhân dân

Về chế độ phúc lợi:

Xây dựng hệ thống nhà nước phúc lợi hiệu quả Trong ba loại hình nhà nước phúc lợi theo cách của Esping Anderson thì các nước Bắc Âu thuộc loại thứ ba (Nhà nước phúc lợi dân chủ xã hội) bên cạnh 2 mô hình là Nhà nước phúc lợi tự do và Nhà nước phúc lợi bảo thủ Nhà nước phúc lợi dân chủ xã hội hướng đến nền dân chủ xã hội với sự hình thành nền kinh tế hỗn hợp, việc làm đầy đủ, phân phối công bằng, phúc lợi xã hội và an ninh cao Mục đích của nó là để chính phủ, thông qua các chính sách lao động, phân phối và thuế, loại bỏ các vấn đề của chủ nghĩa tư bản

Ví dụ như chúng ta đều biết chế độ phúc lợi ở Thụy Điển ở mức nhiều nhất thế giới Ngoài 4 loại bảo hiểm lớn được pháp luật quy định: bảo hiểm hưu trí dưỡng lão, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, còn có nhiều loại

hình phúc lợi xã hội khác như: Chế độ dưỡng lão: người lao động về hưu được định

kỳ lĩnh lương hưu đủ sống, người già yếu không lo liệu được cuộc sống thì có thể vảo

ở trong viện dưỡng lão của nhà nước, được hưởng chăm sóc y tế miễn phí; Chế độ

bảo hiểm thất nghiệp: nếu người lao động thất nghiệp, họ được định kỳ lĩnh tiền cứu

tế thất nghiệp, được các trung tâm giới thiệu việc làm của nhà nước miễn phí giới

thiệu việc làm trong phạm vi toàn quốc; Chế độ giáo dục: tất cả mọi người đều được

đi học không mất tiền suốt đời, ở bậc đại học, từ lúc vào học cho đến lúc tốt nghiệp, nếu học sinh nào tốt nghiệp rồi mà chưa tìm được công việc thích hợp và không

muốn rời nhà trường thì có thể tiếp tục học tập miễn phí; Chế độ sinh đẻ: phụ nữ sinh

con được nghỉ đẻ 18 tháng có lương Ngoài ra, nếu vợ làm công việc tương đối quan trọng không thể hoặc không muốn nghỉ ở nhà quá lâu thì hai vợ chồng có thể bàn bạc

để chồng nghỉ thay vợ; Chế độ nhà tù: người bị giam giữ hoặc tội phạm được nhà

nước nuôi ăn ở không mất tiền, ngoài ra mỗi tháng còn được lĩnh một khoản tiền mặt trợ cấp Chính nhờ các khoản phúc lợi xã hội trên, đời sống cơ bản của mỗi người dân đều có sự bảo đảm cần thiết Vì thế mà xã hội tốt đẹp, cuộc sống yên bình, trật tự nền nếp

Trang 10

Tuy nhiên nó cũng có hai mặt như chế độ phúc lợi cao dựa vào chế độ thu thuế cao.

Do thu thuế cao nên thu nhập tài chính nhà nước của Thụy Điển chiếm gần 60% GDP, mức cao nhất thế giới Nghĩa là gần 3/5 của cải toàn xã hội bị nhà nước tập trung vào tay mình, tỷ lệ để lại cho doanh nghiệp và người dân quá nhỏ nên nó ảnh hưởng đến tính tích cực của doanh nghiệp và người lao động

Về công bằng xã hội:

Ở Bắc Âu chia sẻ bình đẳng và tham gia công khai trong các dịch vụ công là một biểu hiện nổi bật của quyền công dân Việc tiếp cận bình đẳng với các dịch vụ công được xem là quyền lực cơ bản của các công dân Bắc Âu Khái niệm cơ bản của mô hình Bắc Âu là “Công dân có quyền chia sẻ các dịch vụ công bằng như nhau” và “Tôi dành cho tất cả mọi người, mọi người đều dành cho tôi” Tất cả mọi người đều có cùng giá trị, mọi người đều có quyền được hưởng các dịch vụ công bằng Mô hình Bắc Âu là một sự tăng trưởng cân bằng và công bằng Công dân Bắc Âu có quyền tham gia vào việc xây dựng chính sách công cộng quốc gia, có quyền thể hiện quan điểm và ý kiến của họ về chính sách công, có quyền phản đối một số chính sách công

mà theo họ là không phù hợp Chính phủ có thể lắng nghe những tiếng nói khác nhau

từ người dân và xem đó là một sự đảm bảo về ổn định xã hội Nhà nước chú trọng đến các chính sách xã hội, giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội Trong quá trình công nghiệp hóa, phát triển kinh tế không thể bỏ qua sự kết hợp với các chính sách xã hội, đây là một đảm bảo quan trọng cho sự thành công của chính sách công, cho sự phát triển kinh tế thị trường, cho sự lớn mạnh của các tổ chức công

Giá trị của mô hình Bắc Âu:

Ưu điểm: Mô hình chủ nghĩa xã hội dân chủ ở các nước Bắc Âu chứa đựng những giá trị tiến bộ về dân chủ, nhân quyền, những giá trị phúc lợi phục vụ người dân Xây dựng xã hội dân chủ, công bằng, bình đẳng hơn khi người dân có khả năng tham gia vào chính trị, nhân dân biết tương đối đầy đủ về chính quyền, chính phủ đang và sẽ làm gì Cùng với đó là nền kinh tế thị trường khá lành mạnh, năng động và được điều tiết vì những lợi ích xã hội Nền kinh tế thị trường kích thích mạnh mẽ sáng kiến cá

Ngày đăng: 15/10/2021, 23:38

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w