1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức từ thực tiễn Bảo tàng Hà Nội (Luận văn thạc sĩ)

118 183 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 118
Dung lượng 471,27 KB
File đính kèm Luận văn Full.rar (1 MB)

Nội dung

Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức từ thực tiễn Bảo tàng Hà Nội (Luận văn thạc sĩ)Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức từ thực tiễn Bảo tàng Hà Nội (Luận văn thạc sĩ)Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức từ thực tiễn Bảo tàng Hà Nội (Luận văn thạc sĩ)Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức từ thực tiễn Bảo tàng Hà Nội (Luận văn thạc sĩ)Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức từ thực tiễn Bảo tàng Hà Nội (Luận văn thạc sĩ)Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức từ thực tiễn Bảo tàng Hà Nội (Luận văn thạc sĩ)Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức từ thực tiễn Bảo tàng Hà Nội (Luận văn thạc sĩ)Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức từ thực tiễn Bảo tàng Hà Nội (Luận văn thạc sĩ)

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Trang 2

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

PGS.TS VÕ QUANG TRỌNG

HÀ NỘI, 2018

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi dưới

sự hướng dẫn của PGS.TS.Võ Quang Trọng

Các thông tin, số liệu được sử dụng trong luận văn là chính xác, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng

Tác giả luận văn

Lê Thị Thu

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Luận văn “Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức

từ thực tiễn Bảo tàng Hà Nội’’ là kết quả của sự cố gắng, nỗ lực nghiên cứu của

bản thân; sự giúp đỡ, tạo điều kiện từ phía đội ngũ ban lãnh đạo, công chức, viên chức Bảo tàng Hà Nội

Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS Võ Quang Trọng, người hướng dẫn khoa học, đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình xây dựng và hoàn thiện luận văn

Tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, đồng nghiệp và bạn bè đã động viên, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện luận văn này

Tôi xin trân trọng cảm ơn!

Tác giả luận văn

Lê Thị Thu

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC 9

1.1 Một số vấn đề lý luận về thực hiện chính sách đào tạo công chức, viên chức 9

1.2 Nội dung thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức 22

1.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách đào tạo công chức, viên chức 28

Chương 2 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC TẠI BẢO TÀNG HÀ NỘI 38

2.1 Tổng quan về bảo tàng hà nội 38

2.3 Đánh giá chung hoạt động thực hiện chính sách đào tạo bồi dưỡng công chức, viên chức Bảo tàng Hà Nội giai đoạn 2011 – 2017 55

Chương 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC TẠI BẢO TÀNG HÀ NỘI 59

3.1 Nhu cầu, mục tiêu và định hướng nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức tại Bảo tàng Hà Nội 59

3.2 Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức 64

3.2.1 Nâng cao tính khả thi kế hoạch triển khai thực hiện chính sách đào tạo công chức, viên chức 64

3.3 Kiến nghị giai đoạn 2020 -2025 74

KẾT LUẬN 79

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 81

Trang 6

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Số lượng công chức, viên chức Bảo tàng Hà Nội giai đoạn 2011-2017 41

Bảng 2.2.a Cơ cấu trình độ học vấn của công chức, viên chức làm việc ở Bảo tàng 40

Bảng 2.2.b Cơ cấu ngạch viên chức làm việc ở Bảo tàng Hà Nội 43

Bảng 2.2.c Bảng cơ cấu theo trình độ lý luận chính trị 43

Bảng 2.2.d Bảng cơ cấu theo trình độ tin học 44

Bảng 2.2.e Bảng cơ cấu theo trình độ ngoại ngữ 44

Bảng 2.4: Đào tạo bồi dưỡng công chức, viên chức năm 2011 50

Bảng 2.5 Đào tạo bồi dưỡng công chức, viên chức năm 2012 50

Bảng 2.6 Đào tạo bồi dưỡng công chức, viên chức năm 2013 51

Bảng 2.7 Đào tạo bồi dưỡng công chức, viên chức năm 2014 52

Bảng 2.8 Đào tạo bồi dưỡng công chức, viên chức năm 2015 53

Trang 7

1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia, cán bộ là cái gốc của mọi công việc, công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém” Quốc gia nào quan tâm, chăm lo đến nguồn nhân lực, sử dụng hợp lý và có hiệu quả nguồn nhân lực thì kinh tế đất nước đó phát triển nhanh chóng và bền vững Trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, việc xây dựng một nhà nước tinh gọn, hoạt động có hiệu lực và hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của việc

quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một yêu cầu cấp bách

Chiến lược phát triển của mỗi quốc gia đều coi trọng việc tập trung xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, coi đó là mấu chốt của sự phát triển Xây dựng nguồn nhân lực cao thực chất là nói đến xây dựng và phát huy sức mạnh cán

bộ, công chức, viên chức Chính sách đào tạo công chức, viên chức là chiến lược mang tính thời đại, là một vấn đề xã hội có tính toàn cầu, là mối quan tâm lớn của nhiều quốc gia

Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, cập nhật những kiến thức cần thiết về quản lý nhà nước, cải cách hành chính, kiến thức về hội nhập và

kỹ năng thực thi công việc để phục vụ yêu cầu của công dân, tổ chức ngày càng tốt hơn Thông qua đó, giúp họ nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm được giao, đồng thời hoàn thiện các tiêu chuẩn của ngạch và của từng

vị trí chức danh đang đảm nhiệm Thời gian qua, hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đã được thực hiện tương đối tốt, song vẫn còn không ít những hạn chế cần được tiếp tục đổi mới, khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu của tình hình mới hiện nay

Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức trong những năm qua không chỉ là mối quan tâm chung của tất cả các cấp, các ngành, từng cơ quan, đơn vị; mà còn là mối quan tâm thiết thực của bản thân mỗi công chức Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực làm việc cho đội ngũ công chức, đặc biệt là

Trang 8

2

công chức, viên chức các cơ quan chuyên môn; là con đường giúp họ không ngừng hoàn thiện về phẩm chất đạo đức, tư tưởng chính trị, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính Nhà nước Có thể nói, với tầm quan trọng của mình, hoạt động đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức thuộc các cơ quan chuyên môn luôn là vấn đề cấp thiết được Đảng

và Nhà nước quan tâm ưu tiên hàng đầu

Bảo tàng Hà Nội là cơ quan trực thuộc Sở Văn hóa và Thể Thao Hà Nội có chức năng nghiên cứu, sưu tầm, quản lý, bảo quản, trưng bày, giới thiệu di sản văn hóa, tài liệu, hiện vật về lịch sử Thăng Long – Hà Nội nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, học tập, tham quan và hưởng thụ văn hóa của công chúng Do đó, Bảo tàng cần một đội ngũ công chức, viên chức có chất lượng cao phù hợp với đòi hỏi cấp thiết của sự nghiệp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của Thủ đô ngàn năm văn hiến nhằm xây dựng đội ngũ công chức, viên chức đồng bộ, có chất lượng, đáp ứng yêu cầu của giai đoạn hiện nay, thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức thực sự có đủ đức, đủ tài, giữ vững vai trò nòng cốt, là “cái gốc của mọi công việc” như lời Bác Hồ đã dạy

Tổ chức thực hiện chủ trương trên, trong những năm qua, Bảo tàng Hà Nội luôn quan tâm đến việc xây dựng, phát triển đội ngũ công chức, viên chức thật sự

có trình độ, năng lực đảm đương được nhiệm vụ, đảm bảo chất lượng, hiệu quả trong công việc; tổ chức bộ máy cơ quan từng bước đi vào hoạt động có hiệu quả; công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ đi vào nề nếp; trình

độ lý luận chính trị và chuyên môn, nghiệp vụ cũng như kiến thức các mặt của công chức, viên chức được nâng lên, từng bước đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước Đội ngũ công chức, viên chức trưởng thành về nhiều mặt, là lực lượng nòng cốt góp phần quan trọng vào việc phát triển thành phố

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu bước đầu đó, đội ngũ công chức, viên chức của Bảo tàng Hà Nội nhìn chung vừa thừa, vừa thiếu và không đồng bộ, vẫn còn bộc lộ một số hạn chế, bất cập trong quá trình thực thi nhiệm vụ dẫn đến kết

Trang 9

3

quả giải quyết công việc chưa đạt yêu cầu Hơn nữa nhiệm vụ lớn, cấp bách hiện nay của Bảo tàng Hà Nội là thực hiện việc tổ chức nghiên cứu trưng bày cùng các hoạt động kèm theo để đến cuối năm 2019 chính thức khai trương hệ thống trưng bày thường xuyên Đây là một nhiệm vụ chính trị rất quan trọng Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ của Bảo tàng Hà Nội hiện nay còn yếu; công tác đào tạo, bồi dưỡng chưa tập trung, còn dàn trải, hiệu quả chưa cao, cách thức đào tạo và sử dụng cán bộ còn hạn chế về tầm nhìn chiến lược, đổi mới công tác cán bộ còn chậm, chưa theo kịp với sự đổi mới về kinh tế, chưa đáp ứng yêu cầu trước mắt và lâu dài; chưa ngang tầm với thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; chưa đủ khả năng để hoàn thành nhiệm vụ mà cơ quan đã đề ra

Vì vậy, Bảo tàng một mặt cần có kế hoạch trước mắt tập trung thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ công chức, viên chức để từng bước hoàn thiện và phát triển đội ngũ công chức, viên chức Bảo tàng Hà Nội theo hướng chuyên nghiệp đủ khả năng quản lý Bảo tàng theo mô hình hiện đại, theo kịp với xu thế phát triển của các bảo tàng trong nước và quốc tế

Để đánh giá đúng thực trạng thực hiện chính sách đào tạo công chức, viên chức ở Bảo tàng Hà Nội, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện

chính sách đào tạo công chức, viên chức Bảo tàng, học viên chọn vấn đề: “Thực

hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức từ thực tiễn Bảo tàng

Hà Nội” làm đề tài luận văn Thạc sĩ

2 Tình hình nghiên cứu của đề tài

Vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nói chung

là vấn đề luôn được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm và cũng là vấn đề được nhiều nhà khoa học nghiên cứu, tìm hiểu

Đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức đã được một số bài viết, công trình nghiên cứu nhìn nhận ở nhiều góc độ khác nhau Nhìn chung, các bài viết, công trình đó đã nêu được một số vấn đề lý luận và thực tiễn về cán bộ, công chức cũng như đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức Ngoài ra, có thể thấy nhiều luận văn, luận án cũng đã quan

Trang 10

4

tâm tìm hiểu về đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức Điểm chung nhất là các tác giả đã dựa vào lý thuyết đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực trong tổ chức nói chung để vận dụng vào trong từng tổ chức, cơ quan, đơn vị

Về lý thuyết đào tạo, bồi dưỡng, thường được trình bày trong nhiều sách, tài liệu khác nhau:

Năm 2001, tác giả Nguyễn Phú Trọng và Trần Xuân Sầm trong Luận cứ

khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội đã tổng kết

thực tiễn, đưa ra các quan điểm lý luận, phân tích, lý giải, hệ thống hóa các căn cứ khoa học của việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ.[45]

Trong bài viết “ Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cơ sở - vấn đề và giải

pháp” in trên Tạp chí Cộng sản số 20/2002, tác giả Lê Chi Mai nhấn mạnh: Công

tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã cần phải được đổi mới một cách cơ bản, toàn diện, đồng bộ, có hệ thống, kết hợp giữa lý luận và thực tiễn để hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức thực sự trở thành giải pháp hữu hiệu nhất nhằm đẩy mạnh xây dựng và hoàn thiện chính quyền cơ sở hiện nay.[16]

Tác giả Bùi Văn Nhơn, Học viện Hành chính Quốc gia trong công trình Các

giải pháp nhằm xây dựng đội ngũ công chức hành chính nhà nước ở nước ta trong giai đoạn hiện nay thực hiện năm 2005 đã phân tích thực trạng và đề xuất các giải

pháp xây dựng đội ngũ công chức hành chính nhà nước nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn cuộc sống.[25]

Năm 2008, tác giả Nguyễn Minh Đường với công trình Bồi dưỡng và đào

tạo lại nhân lực trong điều kiện mới đã đánh giá thực trạng đội ngũ nhân lực và

đề xuất các chính sách tuyển dụng, sử dụng cũng như đào tạo lại và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ.[10]

Tác giả Nguyễn Ngọc Vân trong đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: Cơ sở

khoa học của đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hành chính theo nhu cầu công việc, thực hiện năm 2008 đã đi sâu nghiên cứu cơ sở khoa học của đào tạo, bồi

dưỡng cán bộ, công chức hành chính nhằm đáp ứng yêu cầu công việc.[47]

Trang 11

5

Trong bài viết“Cải cách quy trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức

nhằm nâng cao năng lực thực thi công vụ, công bố trên Tạp chí Tổ chức nhà nước,

tác giả Ngô Thành Can đã giới thiệu quy trình 4 bước đào tạo, bồi dưỡng trong đó nhấn mạnh đến việc xác định nhu cầu đào tạo như là khâu then chốt.[3]

Trên Tạp chí Nghiên cứu Khoa học Nội vụ tháng 6/2014, tác giả Nguyễn

Minh Phương có bài “Tiếp tục đổi mới đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính nhà nước” Bài viết làm rõ việc đổi mới trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức trong bối cảnh mới nhằm nâng cao hiệu quả bộ máy hành chính.[26]

Nguyễn Thị La trong bài “Đào tạo, bồi dưỡng, công chức trong quá trình cải

cách hành chính” trên Tạp chí Cộng sản 04/09/2015 đã tổng kết, khái quát một số vấn

đề đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức trong tiến trình cải cách hành chính nhà nước.[15]

Trong luận văn thạc sĩ Kinh tế chính trị Đào tạo, bồi dưỡng công chức trong

nền kinh tế thị trường ở nước ta (qua thực tiễn ở Thành phố Hà Nội), Học viện

Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh 2006, tác giả Tạ Quang Ngải dựa trên cơ sở lý luận

và thực trạng công tác, đào tạo, bồi dưỡng công chức ở thành phố Hà Nội đã đề xuất mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng, công chức ở thành phố Hà Nội và cả nước trong nền kinh tế thị trường.[17]

Công trình Thực trạng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ở Việt Nam

hiện nay, Nguyễn Lan Hương đăng trên Thư viện Học liệu Mở Việt Nam (VOER)

là một tài liệu cung cấp khá nhiều thông tin liên quan đến hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức với những số liệu dẫn chứng khá phong phú.[14]

Dựa vào lý thuyết chung về đào tạo bồi dưỡng, các công trình nghiên cứu trên đưa ra cách tiếp cận về đào tạo bồi dưỡng riêng cho nhóm đối tượng quan tâm Tuy đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề về lý luận và thực tiễn ở lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức, nhưng chưa có công trình nghiên cứu nào bàn về đề tài thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức từ thực tiễn tại

Trang 12

6

Bảo tàng Hà Nội Đặc biệt chưa có công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ, hệ thống, chuyên sâu để đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng thực hiện chính chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức tại Bảo tàng Hà Nội

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận và đánh giá thực trạng thực hiện chính

sách đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ở Bảo tàng Hà Nội, luận văn đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức Bảo tàng Hà Nội cho những năm tiếp theo

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện mục đích nêu trên, luận văn có những nhiệm vụ sau:

Thứ nhất, nghiên cứu hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về thực hiện

chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức

Thứ hai, đánh giá thực trạng thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công

chức, viên chức từ thực tiễn Bảo tàng Hà Nội dưới góc độ khoa học chính sách công

Thứ ba, đề xuất định hướng và các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện

chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức cho Bảo tàng Hà Nội hiện nay

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Việc thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức Bảo tàng

Hà Nội

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Về khách thể: Công chức, viên chức tại Bảo tàng Hà Nội

Về không gian: Nghiên cứu vấn đề thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ở Bảo tàng Hà Nội

Về thời gian: Đề tài nghiên cứu, tập trung đánh giá thực hiện chính sách sách đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ở Bảo tàng Hà Nội từ năm 2011 đến năm

Trang 13

Luận văn đủ ở file: Luận văn full

Ngày đăng: 02/06/2018, 21:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w