1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nghệ thuật trong thơ xuân quỳnh

4 257 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 15,36 KB

Nội dung

Đặc điểm thi pháp Nghiên cứu sự nghiệp sáng tác của Xuân Quỳnh, ta thấy chất truyền thống và hiện đại đan xen nhau trong một mạch thơ trữ tình, tươi tắn.. Đối với lục bát, những câu thơ

Trang 1

Nghệ thuật trong thơ Xuân Quỳnh

14/03/2012 09:54 | 582 lượt xem

Cuối cùng cũng xong, ha!

- NGHỆ THUẬT TRONG THƠ XUÂN QUỲNH

1 Đặc điểm thi pháp

Nghiên cứu sự nghiệp sáng tác của Xuân Quỳnh, ta thấy chất truyền thống và hiện đại đan xen nhau trong một mạch thơ trữ tình, tươi tắn Bà đã thử qua nhiều thể thơ, ở thể nghiệm nào cũng đạt được một số thành công nhất định

Đối với lục bát, những câu thơ mang âm hưởng dân gian:

Nào là hoa bưởi hoa chanh Nào câu quan họ mái đình cây đa Xin đừng bắt chước câu ca

Đi về dối mẹ để mà yêu nhau…

(Mẹ của anh) Đối với thơ mới, Xuân Quỳnh có những sáng tạo trong thể thơ 7-8 chữ:

Em thấy mình cũng thật vẩn vơ Lại đi thương cây bàng trước cửa Cây dù nhỏ, gió dù có dữ Hết mùa này cây lại lên xanh Sao không cài khuy áo lại anh Trời lạnh đấy hôm nay trời trở rét…

Trang 2

(Trời trở rét) Xuân Quỳnh cho phép cảm xúc được tự do trong thế giới thơ, vì vậy mà bà không quá chú trọng niêm luật Tuy nhiên, điều đó chẳng gây ra một sự trúc trắc nào trong âm điệu, thơ vẫn êm ái như một lời thầm thì…

Thành công nhất phải kể đến thể thơ 5 chữ dưới ngòi bút Xuân Quỳnh “Sóng”, “Thuyền và biển”, “Thơ tình cuối mùa thu” lần lượt ra đời như những tuyệt tác văn chương Thơ mượt mà, nửa tả thực, nửa tâm tình:

Cuối trời mây trắng bay

Lá vàng thưa thớt quá Phải chăng lá về rừng Mùa thu đi cùng lá…

(Thơ tình cuối mùa thu)

Lại có những câu thơ hết sức dài, cũng có câu chỉ vẹn vẹn 2 hoặc 3 từ Đó là sự phá cách trong thể thơ, theo khuynh hướng hiện đại:

Những người đàn ông các anh có bao nhiêu điều to lớn Vượt qua ô cửa con, văn phòng hẹp hàng ngày Các anh nghĩ ra tàu ngầm, tên lửa, máy bay Tới thăm dò những hành tinh mới lạ

(Thơ vui cho phái yếu)

Từ tứ thơ mà viết ra ngôn từ, thoát ra những thể loại đã từng có trong lịch sử văn học, Xuân Quỳnh đã tự khẳng định mình là một cái tôi đôc lập, cá tính

Bên cạnh những khám phá mới mẻ về mặt thể thơ, Xuân Quỳnh còn chú trọng đến thời gian – không gian nghệ thuật Có khi thời gian vô hạn (“Sóng”…), có khi thời gian chỉ xoáy vào một khoảnh khắc (“Mẹ và con”…), có khi thời gian đượm màu hoài niệm (“Có một thời như thế”…),

có khi thời gian chỉ mang tính tượng trưng, giả định (“Nếu ngày mai em không làm thơ nữa”…), thậm chí có khi thời gian không tồn tại (“thời gian trắng”) Tương tự, không gian có khi rộng vô cùng hoặc mờ nhạt như sương khói, có khi lại cụ thể đến từng địa danh Ngoài những không gian thông thường, Xuân Quỳnh còn xây dựng không gian ba chiều của nội tâm: chiều cao của khát khao, chiều dài của nỗi nhớ, chiều sâu của tình yêu

Trang 3

Về phương diện ngôn ngữ, Xuân Quỳnh ưu tiên sử dụng các từ đơn giản, gần gũi với ngôn ngữ đời thường nhưng biết cách đặt chúng vào vị trí phù hợp nhất Vì vậy mà ngôn từ trong thơ bà có tính biểu cảm cao Thỉnh thoảng, Xuân Quỳnh cô đọng lại mạch cảm xúc bằng vài từ “nhãn”, chẳng hạn:

Chắt chiu từ những ngày xưa

Mẹ sinh anh để bây giờ cho em

(Mẹ của anh)

Từ láy “chắt chiu” ấy liên thông tư tưởng toàn bài thơ, trái tim vẫn đập rộn ràng trong sự kiểm soát của lý trí Bên cạnh sử dụng từ ngữ dân dã và một số từ “đắt”, Xuân Quỳnh còn thổi vào thơ một chút hiện đại, khi bà dùng những từ mượn như Nít và Kăng, siêu nhân, xà phòng

Nhân vật trữ tình trong thơ Xuân Quỳnh đa dạng và thường được đặt trong thế song hành Ở ngôi thứ nhất bà xưng “tôi”, “em”, “mẹ”, “ta”, “chúng tôi” Ngôi thứ hai bà gọi “anh”, “con”, “các anh”… Ngôi thứ ba, bà dùng “cha tôi”, “anh ta”, “cỏ”, “thuyền”, “sóng”… Đặc biệt, trong bài thơ “Chị”, bà đưa cả tên mình vào:

Chị biết Quỳnh rất hay vô ý

(Chị)

Các nhân vật không tồn tại riêng lẽ mà thường đi với nhau thành từng cặp: “anh – em”, “mẹ - con”, “chị - em”, “thuyền – biển”, “sóng – bờ”… Sự xuất hiện khi trực tiếp, khi gián tiếp, lắm lúc bất ngờ góp phần tạo nên một giọng thơ linh hoạt, gợi cảm

Một số biểu tượng thường gặp trong thơ Xuân Quỳnh là sóng, thuyền, biển, mùa thu, hoa cúc, bàn tay, con đường… Các biểu tượng này thể hiện góc nhìn của nhà thơ về tình yêu, thời gian cũng như mối tương quan giữa bản thể và vũ trụ…

Mỗi bài thơ của Xuân Quỳnh như một mảnh ghép nho nhỏ của kí ức Bà thường độc thoại hoặc đối thoại trong hai kết cấu cơ bản: một vế đơn giản và hai vế tương hợp Có những bài kết cấu theo kiểu tịnh tiến, không có những quảng ngắt trong mạch thơ, có những bài lặp cấu trúc với dụng ý nhấn mạnh cảm xúc hoặc tư tưởng mà tác giả muốn gởi gắm Ngoài ra còn có kết cấu tâm trạng, kết cấu trùng điệp…

Cảm xúc chín mùi, cảm hứng tươi mới kết hợp với kĩ thuật viết tài hoa đã tạo ra một giọng thơ rất… Xuân Quỳnh Đó là một giọng thơ trữ tình, linh hoạt, tự nhiên và đầy cá tính Người ta nhận ra sự đằm thắm, sâu lắng trong mảng thơ tình; sự hồn nhiên, dí dỏm trong mảng thơ thiếu nhi; sự lạc quan, mạnh mẽ trong mảng thơ viết về cuộc sống Người ta ngạc nhiên trước những lời tâm tình rất ngây thơ, nồng nàn của một cô gái chớm yêu, hay giọng điệu trầm tĩnh của một người phụ nữ từng trải Tất cả là Xuân Quỳnh, một Xuân Quỳnh rất đời và rất thơ!

2 Phong cách thơ Xuân Quỳnh

Trang 4

Viết rất nhiều và cảm động về đề tài tình yêu, Xuân Quỳnh được đôc giả yêu mến tặng biệt danh

là “Bà hòang thơ tình” Thơ là nhật ký, là tình yêu, là sự tri ân… Xuân Quỳnh viết bằng tất cả cái sôi nổi, đắm say của trái tim, chắt hết phần tinh túy nhất trong mình vào sáng tạo nghệ thuật một cách có trách nhiệm và đầy tự chủ

Không khó để nhận ra phong cách thơ Xuân Quỳnh, bởi trong mỗi trang viết tồn tại một cái tôi trữ tình: trẻ trung mà chững chạc, mãnh liệt mà nữ tính mâu thuẫn mà thống nhất Thơ bà luôn gắn bó mật thiết với cuộc đời, mơ ước luôn trổi dậy xanh tươi giữa hiện thực khắc nghiệt Giọng thơ đẹp, lạ, phóng khoáng, thường đi kèm với những suy tư và các hình ảnh lặp đi lặp lại: sóng, biển, thuyền…

KẾT LUẬN

Xuân Quỳnh là nhà thơ nữ tiêu biểu của nên Văn học VN giai đoạn 1945 – 1975 nói riêng và lịch

sử văn học Dân tộc nói chung Bà bước vào cuộc đời một lần, bước vào thi ca và bất tử trong lòng bao thế hệ Giọng thơ ấy giàu nhạc tính, duyên dáng, sắc sảo, bắt nguồn từ cảm hứng vô tận

và kết thúc ở những dư âm còn ngân vang đến mai sau…

Ngày đăng: 01/06/2018, 15:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w