Thực trạng quản trị tài sản ngắn hạn và nguồn tài trợ ngắn hạn 1 Tài sản ngắn hạn

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tại công ty TNHH Hưng Đại Phát (Trang 35)

2.2.1. Tài sản ngắn hạn

2.2.1.1. Cơ cấu tài sản ngắn hạn

Bảng 2.15.Cơ cấu tài sản ngắn hạn các năm 2011-2013

(Đơn vị tính: Đồng)

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Tiền và các khoản tương

đương tiền 664,965,258 19.74 94,526,839 2.65 845,366,548 16.21 Các khoản phải thu ngắn

hạn 95,323,740 2.83 231,702,465 6.49 280,648,453 5.38

Phải thu khách hàng 84,333,630 2.50 108,022,510 3.03 44,332,879 0.85 Trả trước cho người bán 0 0.00 123,679,955 3.46 236,315,574 4.53 Các khoản phải thu khác 10,990,110 0.33 0 0.00 0 0.00 Hàng tồn kho 2,530,843,607 75.14 3,140,532,586 87.95 4,034,734,312 77.36 Tài sản ngắn hạn khác 77,205,114 2.29 54,082,682 1.51 54,994,634 1.05

Tài sản ngắn hạn trong giai đoạn 2011-2013 biến động tăng ở năm 2012 và giảm ở năm 2013. Năm 2011, tài sản ngắn hạn đạt 3,368,337,719 đồng. Năm 2012 tăng lên mức 3,570,844,572 đồng. Năm 2013 tài sản ngắn hạn còn tăng mạnh hơn năm 2012, đạt 5,215,743,947 đồng. Tuy có sự biến động nhưng điểm chung trong cơ cấu tài sản ngắn hạn của công ty là khoản mục “Hàng tồn kho” luôn chiếm tỷ trọng cao nhất.

Hình 6.Biến động tài sản ngắn hạn giai đoạn 2011-2013

Để đánh giá cụ thể biến động của tài sản ngắn hạn, ta đi vào phân tích biến động của các khoản mục cấu thành tài sản ngắn hạn

Tiền và các khoản tương đương tiền năm 2011 chiếm 19.74% tổng tài sản ngắn hạn, sang năm 2012, tỷ trọng khoản mục này giảm nhanh chóng xuống còn 2.65%, năm 2013, tiền và các khoản tương đương tiền lại tăng lên, chiếm 16.21% trong cơ cấu tài sản ngắn hạn. Năm 2012 số lượng tiền trong công ty giảm sút nghiêm trọng, chỉ còn chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tài sản. Có khả năng công ty sử dụng tiền để đầu tư, tuy nhiên khi xem xét các khoản đầu tư thì không phát sinh trong thời kỳ này. Chứng tỏ công ty đã để một lượng tiền lớn hao hụt, có nguy cơ gây mất cân bằng tài chính, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của công ty, đặc biệt là khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn. Tuy nhiên bước sang năm 2013, giá trị khoản mục tiền và tương đương tiền đã tăng trở lại, dù chưa bằng năm 2011 nhưng đây là dấu hiệu cho thấy công ty đã thu được tiền về, các hoạt động sẽ được đảm bảo hơn so với năm 2012.

Hình 2.15. Biến động khoản mục Tiền và tương đương tiền và Phải thu ngắn hạn

giai đoạn 2011-2013

Các khoản phải thu ngắn hạn trong giai đoạn 2011-2013 biến động theo xu hướng tăng ở năm 2012 và 2013. Năm 2012, các khoản phải thu tăng so với năm 2011 là do phải thu khách hàng tăng lên. Nếu như năm 2011, phải thu khách hàng chiếm 2.5% tổng tài sản ngắn hạn thì đến 2012, phải thu khách hàng chiếm 3.03% tài sản. Các khoản phải thu khách hàng tăng lên cho thấy công ty có thể đang bị chiếm dụng vốn, không đủ điều kiện tận dụng mọi đồng vốn để mang lại lợi nhuận. Nhưng đây cũng là một trong những

chính sách bán hàng hiệu quả mà công ty sử dụng khi cho khách hàng trả góp, trả chậm. Chính sách này đã phát huy tác dụng khi năm 2012 là năm có sản lượng hàng hóa tiêu thụ lớn nhất, đem lại lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cao nhất. Năm 2013 các khoản phải thu khách hàng giảm mạnh nhưng phải thu ngắn hạn vẫn tăng lên so với năm 2012. Nguyên nhân do số tiền trả trước cho người bán của công ty tăng đột biến, số tăng gần gấp đôi so với năm 2012, điều này cũng nằm trong chính sách mua bán nguyên vật liệu đầu vào của công ty. Tuy nhiên, công ty TNHH Hưng Đại Phát cần có sự tính toán hợp lý để không rơi vào tình trạng bị chiếm dụng vốn, lãng phí nguồn vốn kinh doanh từ các đối tượng như khách hàng và nhà cung cấp.

Hàng tồn kho là khoản mục chiếm tỷ trọng cao nhất trong tài sản ngắn hạn. Giá trị hàng tồn kho qua các năm có xu hướng tăng lên. Hàng tồn kho năm 2011 đạt giá trị 2,530,843,607 đồng, đến năm 2012 tăng lên mức 3,140,532,586 đồng. Bước sang năm 2013, giá trị hàng tồn kho còn tăng mạnh hơn, đạt mức 4,034,734,312 đồng.

Hình 2.16.Biến động hàng tồn kho giai đoạn 2011-2013

Giá trị hàng tồn kho liên tục tăng qua các năm. Đặt trong mối quan hệ với doanh thu và lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất thì năm 2012 là năm có lợi nhuận cao nhất, nhưng giá trị hàng tồn kho vẫn tăng so với năm 2011. Nguyên nhân có thể xuất phát từ chính sách dự trữ hàng hóa của công ty. Khi có những biến động trên thị trường, công ty sẽ nắm bắt những biến động đó và xây dựng chiến lược bán hàng. Với dự đoán sản lượng tiêu thụ sẽ tăng trong năm 2013 nên hàng hóa được dự trữ nhiều hơn trong năm 2012. Tuy nhiên những nhận định về thị trường của công ty có thể đi lệch hướng và chưa chính xác. Năm 2013, giá trị hàng tồn kho tiếp tục tăng so với năm 2012, gây tình trạng ứ đọng hàng hóa, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất kinh doanh, doanh thu và lợi nhuận bán hàng giảm đáng kể ở năm 2013. Như vậy, bộ phận dự báo kinh doanh của công ty cần hoạt động tích cực hơn, nắm bắt những biến động thị trường để có thể đưa ra những dự báo sát nhất cho hoạt động sản xuất.

2.2.1.2. Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn

 Vòng quay các khoản phải thu – Kỳ thu tiền bình quân

Chỉ tiêu này phản ánh độ dài thời gian thu tiền bán hàng của công ty kể từ khi xuất giao hàng cho đến khi thu được tiền hàng. Vòng quay các khoản phải thu và kỳ thu tiền bình quân phụ thuộc vào chính sách bán chịu và việc tổ chức thanh toán của công ty.

Bảng 2.16. Biến động vòng quay các khoản phải thu – kỳ thu tiền bình quân

(Đơn vị tính: 1000 đồng)

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012

Mức Tỷ lệ (%) Mức Tỷ lệ (%)

Doanh thu thuần

20,419,486 23,728,745 28,915,348 3,309,259 16.21 5,186,603 21.86 6 23,728,745 28,915,348 3,309,259 16.21 5,186,603 21.86 Phải thu bình quân 125,367 163,513 256,175 38,146 30.43 92,662 56.67 Vòng quay 163 145 113 --18 -10.90 -32 -22.22 Kỳ thu tiền bình quân 2 2 3 0 0 1 50 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vòng quay các khoản phải thu của công ty lớn, có xu hướng giảm qua các năm. Nguyên nhân do các phải phải thu trong thời kỳ này của công ty rất ít, chỉ chiếm từ 2-5% trong tổng tài sản, trong khi đó, doanh thu thuần qua các năm lại liên tục tăng. Vì vòng quay các khoản phải thu lớn nên kỳ thu tiền bình quân của công ty được rút ngắn. Kỳ thu tiền bình quân qua các năm ít biến động. Kỳ thu tiền bình quân phụ thuộc vào chính sách bán chịu và việc tổ chức thanh toán của công ty. Kỳ thu tiền bình quân ngắn trong khi doanh thu vẫn tăng trưởng mạnh cho thấy công ty đang quản lý tốt các khoản phải thu. Với đặc thù là doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may hàng xuất khẩu, hoạt động sản xuất của công ty chủ yếu phục vụ các đơn đặt hàng, vì vậy kỳ thu tiền cũng rất nhanh do phía khách hàng đã đặt cọc và thường thanh toán ngay khi nhận hàng.

So sánh với công ty Dệt may Huế, kỳ thu tiền bình quân các năm 2011, 2012, 2013 lần lượt là 16 ngày, 18 ngày và 15 ngày. Như vậy, kỳ thu tiền bình quân của công ty TNHH Hưng Đại Phát đã rút ngắn hơn rất nhiều so với đối thủ cạnh tranh.

 Vòng quay hàng tồn kho – Số ngày lưu kho

Vòng quay hàng tồn kho là chỉ tiêu khá quan trọng để đánh giá hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp. Số vòng quay hàng tồn kho cao cho thấy việc tổ chức quản lý dự trữ của công ty tốt, có thể rút ngắn được chu kỳ kinh doanh và giảm được lượng vốn bỏ vào hàng tồn kho. Nếu số vòng quay hàng tồn kho thấp có thể là dự trưc vật tư quá mức dẫn đến tình trạng dòng tiền bị giảm đi, gây khó khăn trong tương lai.

Bảng 2.17.Biến động vòng quay hàng tồn kho, số ngày lưu kho

(Đơn vị tính: 1000 đồng)

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Mức Tỷ lệ(%) Mức Tỷ lệ(%) Giá vốn hàng bán 20,081,042 23,000,441 28,455,300 2,919,399 14.54 5,454,859 23.72 Hàng tồn kho bình quân 2,586,057 2,835,688 3,587,633 249,631 9.65 751,945 26.52 Vòng quay 7.77 8.11 7.93 0.34 4.38 -0.18 -2.21

Số ngày lưu kho 46 44 45 -2 -4.27 1 2.26

Số vòng quay hàng tồn kho năm 2012 là 8.11 vòng, tăng 0.34 vòng tương đương 4.38% so với năm 2011. Trong năm 2012, hàng tồn kho có giá trị tăng lên, nhưng tốc độ tăng lên của hàng tồn kho chỉ là 9.65%, thấp hơn tốc độ tăng lên của giá vốn hàng bán là 14.54%. Chính sự tăng lên của giá vốn hàng bán giúp cho vòng quay hàng tồn kho năm 2012 tăng so với năm 2011. Vòng quay tăng lên kéo theo số ngày lưu kho giảm đi, hàng hóa tồn kho được nhanh chóng tiêu thụ hơn ở năm 2012. Năm 2013, vòng quay hàng tồn kho giảm 0.18 xuống 7.93 vòng, tương đương mức giảm 2.21%. Nguyên nhân khiến vòng quay hàng tồn kho năm 2013 tăng mạnh so với 2012 là do sự gia tăng đột biến của hàng tồn kho, cụ thể khoản mục này tăng tới 26.52%, lớn hơn tốc độ tăng của giá vốn hàng bán. Số ngày lưu kho năm 2013 tăng 1 ngày so với năm 2012, giữ ở mức 45 ngày.

So sánh với đối thủ cạnh tranh, công ty cạnh tranh có vòng quay hàng tồn kho giai đoạn 2011-2013 lần lượt là 3.02, 3.25, 3.61 như vậy số vòng quay hàng tồn kho của công ty TNHH Hưng Đại Phát lớn hơn của đối thủ cạnh tranh. Có thể nhận định rằng việc tổ chức quản lý dự trữ của công ty đang có dấu hiệu tốt, công ty có thể rút ngắn được chu kỳ

kinh doanh và giảm được lượng vốn, lượng chi phí bỏ vào hàng tồn kho. Chính sách dự trữ vật tư của doanh nghiệp cũng có những tiến triển tốt hơn đối thủ, nhưng lại có xu hướng xấu đi ở năm 2013. Nếu không có những biện pháp quản lý hợp lý có thể dẫn đến ứ đọng hàng hóa, dẫn đến sự suy giảm của dòng tiền đi vào, ảnh hưởng đến các hoạt động khác của công ty.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tại công ty TNHH Hưng Đại Phát (Trang 35)