2.2.2.1. Nhu cầu vốn lưu động
Bảng 2.18. Nhu cầu vốn lưu động giai đoạn 2011-2013
Đơn vị tính: Đồng
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Mức dự trữ hàng tồn kho
2,530,843,60
7 3,140,532,586 4,034,734,312 Khoản phải thu từ khách hàng 84,333,630 108,022,510 44,332,879 Khoản phải thu từ khách hàng 84,333,630 108,022,510 44,332,879
Khoản phải trả nhà cung cấp 81,580,732 0 0
Nợ phải trả có tính chất chu kỳ 288,891,381 300,170,120 303,545,852 - Tiền lương cho người lao động 165,312,456 167,621,365 167,924,365
- Tiền thuế phải nộp 123,578,925 132,548,755 135,621,487
Nhu cầu vốn lưu động
2,244,705,12
4 2,948,384,976 3,775,521,339
Trong mỗi chu kỳ kinh doanh của công ty lại phát sinh nhu cầu vốn lưu động. Nhu cầu vốn lưu động của công ty thể hiện số vốn tiền tệ cần thiết mà công ty phải trực tiếp ứng ra để hình thành một lượng dự trữ hàng tồn kho và khoản cho khách hàng nợ sau khi đã sử dụng khoản tín dụng của nhà cung cấp và các khoản nợ phải trả khác có tính chất chu kỳ (tiền lương phải trả, tiền thuế phải nộp,…). Nhu cầu vốn lưu động trong giai đoạn 2011-2013 của công ty TNHH Hưng Đại Phat liên tục tăng. Năm 2012, nhu cầu vốn lưu động tăng 31% so với năm 2011 và năm 2013 tăng 28% so với năm 2012.
Nguyên nhân làm cho nhu cầu vốn lưu động tăng như sau:
• Do nhu cầu mở rộng kinh doanh. Công ty mới đi vào hoạt động, những năm đầu khó khăn mới qua đi, công ty mong muốn mở rộng kinh doanh để tăng thêm lợi nhuận.
• Do các yếu tố về mua sắm nguyên liệu. Nguồn nguyên liệu đầu vào cung cấp cho Công ty tập trung chủ yếu nằm ở vùng Hà Tây (Hà Nội). Mặc dù đã có những mối hàng lâu năm nhưng công ty cần tìm kiếm nguồn nguyên liệu từ các vùng khác. Bên cạnh đó, giá cả nguyên liệu biến động mạnh do sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ và do nguồn nguyên liệu còn phụ thuộc nhiều vào các yếu tố khác.
• Do các yếu tố về tiêu thụ sản phẩm. Thị trường tiêu thụ chủ yếu của công ty là các nước nhập khẩu, do vậy nếu có một sự thay đổi bất thường ở các nước nhập khẩu như biến động chính trị, khủng hoảng kinh tế, chính sách nhập khẩu, thuế hay sự thay đổi về các tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm đạt chất lượng,... sẽ tác động rất lớn đến tình hình xuất khẩu của Công ty.
• Do chính sách của công ty. Mức dự trữ hàng tồn kho tăng dần qua các năm. Hàng tồn kho tăng kèm theo lợi nhuận gộp về bán hàng thấp cho thấy mức tiêu thụ sản phẩm của công ty thấp. Hàng tồn kho có giá trị lớn kéo theo các chi phí liên quan tới dữ trữ, bảo quản, quản lý hàng tồn kho tăng, đặc biệt quan tâm đến chất lượng hàng tồn kho. Công ty cần xem xét lại quá trình tiêu thụ, thúc đẩy bản hàng. Tuy nhiên việc tăng dữ trữ hàng tồn kho cũng có thể nằm trong chiến lược của công ty, khi có dự báo nhu cầu tăng vào chu kỳ sau, công ty dự trữ nhiều hàng hóa hơn.
2.2.2.2. Chính sách tín dụng tại công ty
Về tiêu chuẩn tín dụng: Đối với khách mua hàng có thế chấp và bảo lãnh của ngân hàng, công ty sẽ cấp hàng mà không xem xét đến tư cách hay uy tín của khách hàng. Trong trường hợp khác, công ty sẽ xem xét uy tín khách hàng thông qua vị thế khách hàng, thành tích tín dụng, cơ sở vật chất và nguồn vốn, doanh số thực hiện, mức nợ hợp đồng.
Về chính sách chiết khấu: Đối với khách hàng trả tiền ngay, công ty áp dụng mức giảm giá 2% theo giá công bố, chỉ áp dụng cho những khách hàng không có công nợ đến hạn hoặc quá hạn. Ưu tiên thanh toán cho nhóm khách hàng có bảo lãnh của ngân hàng, nếu khách hàng có nhu cầu kéo dài thời gian thanh toán thì công ty sẽ đáp ứng nhu cầu dựa
trên cơ sở cân đối nguồn vốn, vòng quay vốn và lợi nhuận bình quân. Đối với khách hàng thanh toán sớm, công ty sẽ áp dụng tính toán theo lãi suất thanh toán sớm dựa trên số ngày thanh toán sớm thực tế.
2.2.2.3. Đánh giá công tác lập ngân sách ngắn hạn của công ty
Về ưu điểm: công ty đã tổ chức hệ thống báo cáo dự toán ngân sách, đây là ưu điểm trong tổ chức quản lý, đồng thời còn xây dựng được mô hình dự toán ngân sách làm hướng chung cho công tác dự toán và lập ngân sách. Công tác lập ngân sách được thực hiện tập trung tại phòng tài chính kế toán dựa trên sự phối hợp với các phòng ban khác trong công ty thể hiện sự đồng thuận và đoàn kết nội bộ. Công ty đã xây dựng những định mức cho các nguồn ngân sách một cách đầy đủ, rõ ràng qua từng thời kỳ. Việc xây dựng định mức này cũng thường xuyên được kiểm tra, điều chỉnh nên khá chính xác.
Về nhược điểm: môi trường lập ngân sách còn thủ công, thiếu sự hỗ trợ của các phương tiện hiện đại. Công ty chưa sử dụng hệ thống máy tính nội bộ cũng như các phần mềm phục vụ công tác lập ngân sách. Ban lãnh đạo công ty chưa tạo môi trường tốt cho công tác dự toán ngân sách, không bố trí nhân lực chuyên trách mảng dự toán. Đội ngũ nhân viên phục vụ cho công tác lập ngân sách chưa được đào tạo chuyên sâu.