2.1.2.1. Đánh giá hiệu suất sử dụng tài sản hay toàn bộ vốn
Để đánh giá tình hình tài chính của công ty, ta xem xét hiệu suất hoạt động, đại diện là hiệu suất sử dụng tài sản hay toàn bộ vốn hiện có của doanh nghiệp thông qua vòng quay của tài sản.
Bảng 2.12.Đánh giá hiệu suất sử dụng tài sản giai đoạn 2011-2013
(Đon vị tính: Đồng)
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Mức Tỷ lệ(%) Mức Tỷ lệ(%) Doanh thu thuần 20,419,486,534 23,728,745,755 28,915,348,455 3,309,259,221 16.21 5,186,602,700 21.86 Tài sản bình quân trong kỳ 3,517,304,818 3,643,558,245 4,566,494,359 126,253,427 3.59 922,936,114 25.3 3 Vòng quay tài sản 5.81 6.51 6.33 0.71 12.18 -0.18 -2.77
Vòng quay tài sản năm 2012 là 6.51 vòng, tăng 12.18% so với năm 2011 chỉ ở mức 5.81 vòng. Năm 2013, vòng quay tài sản là 6.33 vòng, giảm nhẹ 2.77% so với năm 2012. Vòng quay tài sản năm 2012 tăng lên nguyên nhân do doanh thu thuần trong năm 2012 tăng 16.21% so với năm 2011 trong khi đó tài sản bình quân chỉ tăng 3.59%. Năm 2013 đạt doanh thu thuần cao hơn 2012 nhưng vòng quay tài sản lại giảm vì tốc độ tăng doanh thu ở mức 21.86% thấp hơn tốc độ tăng tài sản là 25.33%.
So sánh với đối thủ cạnh tranh là công ty Dệt may Huế, đối thủ cạnh tranh có vòng quay tài sản như sau 4.3 vòng, 4.8 vòng và 3.7 vòng. Như vậy, hiệu quả sử dụng tài sản hay toàn bộ vốn kinh doanh của công ty tốt hơn đối thủ cạnh tranh.
2.1.2.2. Đánh giá mức độ độc lập tài chính
Mức độ độc lập tài chính thể hiện qua sự tự chủ và đảm bảo an toàn tài chính. Có thể sự dụng chỉ tiêu hệ số tài trợ và hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn để đánh giá tình hình độc lập tài chính của công ty.
Bảng 2.13.Đánh giá mức độ độc lập tài chính của công ty giai đoạn 2011-2013
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Mức Tỷ lệ(%) Mức Tỷ lệ(%) Hệ số tài trợ 19.50 24.40 19.85 4.90 25.15 -4.55 -18.66 Hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn 4.60 4.62 7.15 0.02 0.43 2.52 54.60
Đối với hệ số tài trợ (=Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản): hệ số tài trợ của công ty năm 2012 cao nhất trong ba năm. Tức là trong năm 2012, một đơn vị tài sản được tài trợ bởi số lượng vốn chủ sở hữu lớn nhất. Năm 2012, mức tăng hệ số tài trợ là 25.15% so với năm 2011. Có sự biến động mạnh như vậy là do năm 2012, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối giảm nhiều, kéo theo vốn chủ sở hữu tăng lên rõ rệt, công ty có nhiều vốn để tài trợ cho tài sản hơn, hệ số tài trợ tăng. Năm 2013, vốn chủ sở hữu tiếp tục tăng lên so với 2012, tuy nhiên tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu không bằng tốc độ tăng của tài sản, có nhiều vốn hơn, nhưng tài sản cũng nhiều hơn nên hệ số tài trợ năm 2013 giảm so với 2012. Tuy có giảm nhưng trị số này của công ty khá lớn, chứng tỏ khả năng tự chủ về tài chính của công ty tương đối cao. Do vậy mức độ độc lập về tài chính càng cao hơn.
Đối với hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn (=Nguồn vốn tài trợ thường xuyên/Tài sản dài hạn): Qua các năm, hệ số tài trợ tài sản dài hạn của công ty có xu hướng tăng và luôn lớn hơn 1 chứng tỏ nguồn tài trợ thường xuyên của công ty đủ để trang trải cho tài sản dài hạn. Vì vậy công ty ít gặp khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ, tình hình tài chính vẫn được đảm bảo cho việc tiến hành sản xuất kinh doanh bình thường.
2.1.2.3. Đánh giá khả năng thanh toán
Các hệ số thanh toán được đánh giá cụ thể ở phần 2.1.1
Nhìn chung, khi đánh giá khả năng thanh toán, nếu chỉ dựa vào giá trị vốn lưu động thì khả năng thanh toán của công ty tương đối tốt so với đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên khi đánh giá chặt chẽ, sát vào khả năng thanh toán nhanh và tức thời thì tình hình tài chính của công ty vẫn có nguy cơ rủi ro thanh toán cao hơn khi giá trị hàng tồn kho có xu hướng tăng mạnh, chính sách bán hàng còn bộc lộ những bất cập khi khoản phải thu khách hàng có số dư tăng đột biến, khiến cho lượng tiền và tương đương tiền giảm sút dẫn đến rủi ro mất khả năng thanh toán kịp thời các khoản nợ đến hạn. Số lượng vay nợ của công ty còn lớn trong cơ cấu nguồn vốn, 100% là nợ ngắn hạn càng tạo áp lực thanh toán trong thời gian có hạn. Tuy nhiên, việc chi trả lãi vay của công ty dựa vào nguồn lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh lại tốt, đem lại uy tín cho công ty, tạo dựng sự tin tưởng đối với người cho vay.
2.1.2.4. Đánh giá khả năng sinh lời
Bảng 2.14.Đánh giá hiệu quả tài chính các năm 2011-2013
Chỉ tiêu Năm2011 Năm2012 Năm2013 2012/2011 2013/2012 Mức Tỷ lệ (%) Mức Tỷ lệ (%)
ROA 0.72 6.42 3.17 5.70 787.52 -3.25 -50.61
ROE 3.24 29.16 14.60 25.92 799.86 -14.56 -49.92
ROS 0.12 0.99 0.50 0.87 691.16 -0.49 -49.20
LNTT/Vốn kinh doanh 0.90 8.03 3.97 7.13 787.52 -4.06 -50.61
Nhìn nhận một cách tổng thể, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của công ty như ROA, ROE, ROS, LNTT/Vốn kinh doanh trong giai đoạn 2011-2013 đều theo xu hướng tăng rồi giảm. Điều đó cho thấy năm 2012 là năm công ty đạt được hiểu quả tài chính cao nhất trong ba năm. Đi vào phân tích nguồn lợi nhuận sau thuế có thể thấy rõ ràng lợi nhuận sau thuế năm 2012 là cao nhất, cao gấp 9 lần so với năm 2011 và đến năm 2013, lợi nhuận sau thuế chỉ bằng 61% so với 2012.
Lợi nhuận sau thuế cao nguyên nhân chính do lợi nhuận bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2012 đạt con số cao nhất, thêm vào đó năm 2012 công ty lỗ ít nhất trong hoạt động tài chính và lại có những nguồn thu lợi khác khiến cho lợi nhuận sau thuế đạt giá trị cao nhất trong các năm từ 2011 đến 2013.
Cùng là thước đo đánh giá hiệu quả tài chính dựa trên lợi nhuận sau thuế nên ROA, ROE, ROS cũng biến động theo sự tăng giảm của chỉ tiêu này. Cụ thể như sau:
Đối với Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh ROA: ROA của công ty năm 2012 là 6.42%, tăng 5.70% so với năm 2011. Năm 2013, ROA của công ty đạt mức 3.17%, giảm 3.25% so với năm 2012.
Hình 2.115.Biến động ROA các năm 2011-2013
ROA chịu ảnh hưởng bởi hai nhân tố là lợi nhuận sau thuế và tổng tài sản bình quân. Như đã phân tích ở trên, lợi nhuận sau thuế giai đoạn 2011-2013 biến động tăng rồi giảm. Do trong năm 2012, công ty gặp nhiều thuận lợi trong quá trình sản xuất kinh doanh nên đem lại nguồn lợi nhuận lớn từ các đơn hàng gia công xuất khẩu. Mặt khác, tổng tài sản bình quân có xu hướng tăng nhẹ trong thời kỳ này. Tuy là năm có tài sản cao nhất đồng nghĩa với vốn kinh doanh lớn nhất nhưng năm 2013 lại không đem lại lợi nhuận cao như năm 2012, khiến cho tỷ suất sinh lời 2013 thấp hơn, phản ánh mức độ sử dụng vốn chưa hiệu quả bằng năm 2012.
So sánh với đối thủ cạnh tranh là Công ty Dệt may Huế, ROA của công ty này trong các năm 2011, 2012, 2013 lần lượt là 5%, 7% và 7% cho thấy tỷ suất sinh lời của công ty đối thủ cao hơn Hưng Đại Phát mặc dù nguồn vốn của Dệt may Huế còn hạn chế so với công ty. Công ty cần có những biện pháp nhằm nâng cao lợi nhuận, tăng hiệu quả kinh doanh trên cơ sở nguồn vốn hiện tại.
Đối với Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu ROE: ROE của công ty năm 2012 ở mức cao nhất – đạt 29.16%, tăng 25.92% so với năm 2011 và cao hơn năm 2013 14.56%.
ROE là biểu hiện rõ nét và cao nhất khả năng sinh lời. Sự biến động ROE cho thấy một đơn vị vốn chủ sở hữu đưa vào kinh doanh mang lại hiệu quả thấp nhất ở năm 2011 và thấp hơn nữa ở năm 2013. Năm 2012 được đánh giá là năm hoạt động hiệu quả khi có chỉ số ROE cao hơn rất nhiều lần năm trước đó. Mặc dù năm 2012 không phải năm có nguồn vốn chủ sở hữu bình quân tăng đột biến do lợi nhuận chưa phân phối 2012 vẫn ở mức cao nhưng lợi nhuận sau thuế có mức tăng mạnh mẽ, kéo ROE của công ty đi lên đạt giá trị cao. Trong ba năm thì 2012 đạt hiệu quả kinh doanh lớn hơn 2011 và 2013.
Đối thủ cạnh tranh là công ty Dệt may Huế có chỉ số ROE cao hơn rất nhiều so với công ty, đạt mức 32%, 38%, 31% trong các năm 2011, 2012, 2013. Đối thủ có nguồn vốn chủ sở hữu không lớn như Hưng Đại Phát, tuy nhiên hiệu quả sử dụng nguồn vốn đó lại cao, một đồng vốn bỏ ra đem lại nhiều lợi nhuận hơn.
Đối với Tỷ suất sinh lời của doanh thu ROS: ROS cũng là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty. Năm 2012, ROS đạt 0.99%, tăng 0.87% so với 2011. Năm 2013, ROS giảm 0.49% so với 2012, đạt mức 0.50%. ROS chịu ảnh hưởng bởi lợi nhuận sau thuế và doanh thu thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Doanh thu thuần có xu hướng tăng, đạt mức gần 20 tỷ, 23 tỷ và 28 tỷ lần lượt trong các năm 2011, 2012, 2013 nhưng sức sinh lời của năm 2012 vẫn đạt giá trị cao nhất do năm 2012 công ty gặp những thuận lợi trong kinh doanh, quy mô sản xuất được mở rộng, tăng năng suất và số lượng hàng hóa tiêu thụ dẫn đến lợi nhuận sau thuế tăng mạnh mẽ.
Hình 2.13. Biến động ROS của công ty và đối thủ cạnh tranh
ROS trong các năm 2011-2013 của công ty đều ở mức nhỏ hơn 1, theo xu hướng tăng rồi giảm. Tỷ suất này thấp hơn đối thủ cạnh tranh và ở công ty cạnh tranh, ROS có xu hướng tăng. Hệ số này cho thấy một đơn vị doanh thu thuần thu được từ kinh doanh của công ty đem lại ít lợi nhuận sau thuế hơn so với Dệt may Huế.
Đối với chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế trên vốn kinh doanh: Lợi nhuận trước thuế trên vốn kinh doanh của công ty năm 2012 là 8.03%, tăng 7.13% so với năm 2011. Năm 2013 đạt 3.97%, giảm 4.06% so với năm 2012. Lợi nhuận trước thuế của công ty biến động tăng mạnh ở năm 2012 khiến cho tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn kinh doanh năm
2012 là cao nhất. So với đối thủ cạnh tranh, chỉ tiêu này của công ty vẫn thấp hơn đối thủ (đối thủ đạt mức 5%, 7%, 6%).
Nhìn chung, các chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty TNHH Hưng Đại Phát đều biến động theo xu hướng tăng ở năm 2012 và giảm ở năm 2013. Năm 2012, tình hình sản xuất kinh doanh thuận lợi, công ty được phía bạn Hàn Quốc đầu tư máy móc thiết bị, xây dựng thêm một xưởng sản xuất. Thời gian này, công ty lại nhận được những đơn đặt hàng từ thị trường Mỹ nên số lượng sản phẩm tiêu thụ tăng, đem lại nguồn lợi nhuận lớn từ hoạt động sản xuất. Đây cũng là yếu tố then chốt làm gia tăng lợi nhuận sau thuế, khiến hiệu quả kinh tế năm 2012 cao nhất trong ba năm. Bước sang 2013, đứng trong khó khăn chung của ngành Dệt may, công ty đã phải thu hẹp quy mô sản xuất, đóng cửa xưởng may mới mở, thị trường xuất khẩu khó tính yêu cầu cao, thêm vào đó lại gặp phải sự cạnh tranh từ các đối thủ gia công hàng may mặc khác nên hoạt động sản xuất giảm sút, kéo theo sự suy giảm của lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh.