Đánh giá công tác hoạch đình tài chính

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tại công ty TNHH Hưng Đại Phát (Trang 53)

Xem xét sự biến động của doanh thu và giá vốn hàng bán (ở mức biến động 5% và 10%) trong năm tài chính tiếp theo dựa vào số liệu năm 2013 với mức doanh thu bán thuần là 28,915,348,455 đồng và giá vốn hàng bán là 28,455,300,031 đồng, ta có kết quả biến động lợi nhuận như bảng sau:

Bảng 2.25. Biến động lợi nhuận khi doanh thu và giá vốn thay đổi 5%, 10%

Doanh thu -10% -5% 0% 5% 10% Giá vốn 26,023,813,610 27,469,581,032 28,915,348,455 30,361,115,878 31,806,883,301 -10% 25,609,770,028 414,043,582 1,859,811,004 3,305,578,427 4,751,345,850 6,197,113,273 -5% 27,032,535,029 (1,008,721,420) 437,046,003 1,882,813,426 3,328,580,848 4,774,348,271 0% 28,455,300,031 (2,431,486,422) (985,718,999) 460,048,424 1,905,815,847 3,351,583,270 5% 29,878,065,033 (3,854,251,423) (2,408,484,000) (962,716,578) 483,050,845 1,928,818,268 10% 31,300,830,034 (5,277,016,425) (3,831,249,002) (2,385,481,579) (939,714,156) 506,053,266

Trong bảng 2.27, vùng màu xanh lá cây là vùng lỗ của công ty, vùng màu trắng thể hiện lợi nhuận thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ sẽ thu được khi doanh thu và giá vốn biến động lần lượt ở mức 5% và 10%. Nếu doanh thu của công ty giảm 5%, nhưng giá vốn hàng bán lại giảm tới 10% thì công ty vẫn có lãi. Tuy nhiên trong trường hợp đó, lợi nhuận không cao do chất lượng hàng hóa có thể giảm sút trong quá trình tiết kiệm chi phí, khiến cho khách hàng mất đi sự tin tưởng vào sản phẩm của công ty. Ngược lại, nếu doanh thu tăng 5% trong khi giá vốn cũng tăng 10% thì công ty sẽ lỗ. Nguyên nhân do việc quản lý giá thành đầu vào chưa tốt, chưa có sự tính toán hợp lý giữa vốn bỏ ra và số tiền thu về nên dù chất lượng sản phẩm có được nâng cao và tăng số lượng mua hàng, song vẫn không đủ bù đắp lượng chi phí đã bỏ ra ban đầu. Trong trường hợp doanh thu tăng 10%, càng tiết kiệm được chi phí giá vốn hàng bán, công ty càng có lợi nhuận lớn. Kể cả khi giá vốn không giảm mà tăng chỉ mức 5% thì công ty vẫn có lãi, tuy nhiên số lãi này lại nhỏ hơn rất nhiều so với việc tiết kiệm được chi phí sản xuất. Như vậy, công ty cần thấy rõ tầm quan trọng của việc hoạch định tài chính cho tương lai để có những chiến lược, những quyết định đúng đắn trong hoạt động.

Khi xem xét tình hình hoạch định tài chính, có thể thấy rằng công ty TNHH Hưng Đại Phát đã nhận định được vai trò của việc hoạch định tài chính, công ty đã xây dựng được quy trình hoạch định trong ngắn hạn và dài hạn với các nội dung chủ yếu về doanh thu, chi phí, lợi nhuận và bảng cân đối kế toán dự kiến. Tuy nhiên nội dung hoạch định còn sơ sài, chưa xác định được nhu cầu về vốn, trong đó đặc biệt là vấn đề vốn vay và trả nợ. Các căn cứ để hoạch định hoàn toàn là dữ liệu nội bộ và chủ yếu dập khuôn theo báo cáo

tài chính các năm trong, chưa có sự nhận định về những biến động từ bên ngoài, chưa linh hoạt. Hoạt động hoạch định tài chính là một bộ phận quan trọng trong kế hoạch kinh doanh, đòi hỏi công ty cần chú trọng hơn trong công tác này.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tại công ty TNHH Hưng Đại Phát (Trang 53)