1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đặc điểm hình thức ngữ nghĩa thơ ca dân gian quảng nam (1)

134 215 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 134
Dung lượng 12,18 MB

Nội dung

Ngày nay, việc tiếp cận các đặc trưng hình thức - ngữ nghĩa của các thể loại thơ ca nói chung và thơ ca dân gian nói riêng từ góc độ ngôn ngữ học là hướng nghiên cứu được nhiều người qua

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

1.1 Ngày nay, việc tiếp cận các đặc trưng hình thức - ngữ nghĩa của các thể loại thơ ca nói chung và thơ ca dân gian nói riêng từ góc độ ngôn ngữ học là hướng nghiên cứu được nhiều người quan tâm Với sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của lí thuyết phân tích diễn ngôn, phân tích hội thoại, dụng học… các đặc trưng hình thức, ngữ nghĩa của văn bản (trong đó có thơ ca) càng thu hút sự chú ý đặc biệt của giới chuyên môn Trong bối cảnh ấy, thơ

ca dân gian Quảng Nam, từ trước tới nay chỉ mới dừng lại ở mức độ sưu tầm, giới thiệu Việc vận dụng lí thuyết ngôn ngữ học hiện đại để xem xét các yếu

tố hình thức, các yếu tố nghĩa cũng như mối quan hệ giữa hình thức và ngữ nghĩa của đối tượng này chưa được đề cập một cách có hệ thống

1.2 Văn học dân gian Quảng Nam là một bộ phận quan trọng của văn hoá dân gian Quảng Nam Đó là một "chi lưu", hoà nhập một cách tự nhiên vào dòng văn học dân gian của dân tộc Do điều kiện lịch sử, văn học dân gian Quảng Nam - trong đó có thơ ca dân gian - ra đời muộn hơn so với văn học dân gian một số vùng miền trong nước, nhưng không phải vì thế mà kém phong phú Bộ phận văn học này lại giấu mình trong những đặc trưng riêng biệt của vùng đất và con người xứ Quảng Vậy mà, trên thực tế, nguồn thơ ca dân gian của Quảng Nam vẫn chưa được giới thiệu, nghiên cứu một cách xứng đáng

1.3 Trải qua hơn nửa thế kỉ hình thành và phát triển (từ thế kỉ XV),

từ chỗ chỉ đóng vai trò là vùng đất “phên giậu”, bàn đạp mở cõi về phương Nam, Quảng Nam đã từng bước vươn lên và khẳng định mình Với thương cảng Hội An, Quảng Nam là xứ sở năng động, sáng tạo, mở cửa và hội nhập tương đối sớm Đây còn là vùng đất “ngũ phụng tề phi” với năm sĩ tử đỗ đầu khoa thi năm Mậu Tuất (1898) Và mảnh đất này cũng là một trong những nơi sớm nhất hình thành chữ quốc ngữ: “Trong quá trình khai sinh, phát triển

và hoàn thiện chữ quốc ngữ, con người và mảnh đất Quảng Nam đóng một

Trang 2

vai trò quan trọng Dinh trấn Thanh Chiêm, Hội An là những chiếc nôi đầu tiên sinh thành nên chữ viết của nhân dân ta ngày nay”[212: 64] Ngày nay, Quảng Nam được thế giới biết đến là nơi “một điểm đến - hai di sản văn hoá thế giới”: phố cổ Hội An và thánh địa Mỹ Sơn Với bề dày truyền thống văn hoá, lịch sử ấy, việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá, đặc biệt là văn hoá dân gian của Quảng Nam là việc làm rất cần thiết, góp phần quảng bá vốn văn hoá địa phương

1.4 Việc giảng dạy văn học dân gian địa phương, phương ngữ học tiếng Việt trong nhà trường phổ thông hiện nay thật sự cần những công trình nghiên cứu văn học dân gian địa phương ở phương diện ngôn ngữ

Tất cả những lí do trên cùng với lòng mong muốn tìm hiểu kho tàng văn học dân gian địa phương dưới góc độ ngôn ngữ học, vận dụng lí thuyết của ngôn ngữ học hiện đại để làm sáng tỏ những đặc trưng của thơ ca dân

gian, chúng tôi chọn: “Đặc điểm hình thức - ngữ nghĩa thơ ca dân gian

Quảng Nam” làm đề tài nghiên cứu

2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Tìm hiểu đặc điểm hình thức và ngữ nghĩa của thơ ca dân gian Quảng Nam là tìm hiểu đặc trưng của “cái biểu hiện” trong quan hệ với “cái được biểu hiện” Hình thức của ngôn ngữ bao giờ cũng ẩn chứa nội dung, ý nghĩa nhất định Qua việc nghiên cứu đặc trưng hình thức và ý nghĩa của thơ ca dân gian, chúng tôi cố gắng làm rõ các đặc điểm về nếp nghĩ, về hành động

và về văn hóa của người dân địa phương được ghi lại trong đó

3 LỊCH SỬ VẤN ĐỀ

Khác với thơ ca dân gian Việt Nam hay thơ ca dân gian của các vùng miền có lịch sử lâu đời, thơ ca dân gian Quảng Nam ra đời muộn hơn Vì thế, lịch sử nghiên cứu thơ ca dân gian của địa phương này chưa có được bề dày Nếu như thơ ca dân gian của các khu vực như đồng bằng Bắc Bộ, Nghệ Tĩnh, Bình Trị Thiên hoặc các tỉnh Nam Bộ đã được nghiên cứu khá kĩ, với các chuyên luận, luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ tìm hiểu về nhiều phương

Trang 3

diện khác nhau, thì hầu hết các công trình về thơ ca dân gian Quảng Nam chỉ dừng lại ở công việc sưu tầm, giới thiệu chung cả thể loại văn vần lẫn văn xuôi Riêng về các thể loại văn vần, hầu như chưa có các đề tài nghiên cứu chuyên sâu Phần lớn, mới chỉ là những bài viết lẻ, bàn về một số khía cạnh rời rạc Tiêu biểu nhất trong các công trình tìm hiểu về thơ ca dân gian Quảng Nam, có thể kể đến các công trình sưu tầm, giới thiệu của nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Bổn:

(1) Văn nghệ dân gian Quảng Nam - Đà Nẵng, tập 1, Sở Văn hóa

Thông tin Quảng Nam - Đà Nẵng, 1983 (phần thơ ca)

(2) Văn nghệ dân gian Quảng Nam - Đà Nẵng, tập 2, Sở Văn hóa

Thông tin Quảng Nam - Đà Nẵng, 1984 (phần truyện)

(3) Văn học dân gian Quảng Nam, tập 1, Sở Văn hóa Thông tin

Quảng Nam, 2001 (phần thơ ca)

(4) Văn học dân gian Quảng Nam, tập 2, Sở Văn hóa Thông tin

Quảng Nam, 2001 (phần truyện)

Các công trình này đã tập hợp tương đối đầy đủ thơ ca dân gian Quảng Nam Đây chính là nguồn ngữ liệu quý báu cho việc nghiên cứu văn học dân gian của vùng đất này

Ngoài các công trình trên còn có thêm một số công trình sưu tầm, giới thiệu văn học dân gian riêng của các huyện như: Huỳnh Ngọc Trảng và Vu

Gia với phần biên khảo về “Văn học dân gian huyện Đại Lộc” trong Địa chí Đại Lộc - NXB Đà Nẵng 1992; Văn học dân gian huyện Tiên Phước của

Nguyễn Văn Bổn, Uỷ ban Nhân dân huyện Tiên Phước xuất bản năm 2004;

Văn học dân gian huyện Điện Bàn của Đinh Thị Hựu, Uỷ ban Nhân dân

huyện Điện Bàn xuất bản năm 2007

Về nghiên cứu, chỉ có một số bài viết với những đề tài riêng lẻ: Tôn

Thất Bình có Hát bả trạo tại Quảng Nam, Trần Hoàng có Suy nghĩ về thơ ca dân gian của hai cuộc kháng chiến chống đế quốc Pháp và Mỹ ở Quảng Nam - Đà Nẵng được in trong nhiều số của Tạp chí Đất Quảng Gần đây có

Trang 4

bài Cái dễ thương của đồng dao Quảng Nam của Trương Đình Quang [183: 15]; Hò khoan Quảng Nam của Trung Nhân [166: 3]; Hát ru Quảng Nam

của Xa Văn Hùng [107: 6] Đặc biệt, tác giả Lê Minh Quốc với các bài viết:

Vài thổ âm, thổ ngữ của người Quảng Nam, Quảng Nam - nơi sớm nhất của

sự hình thành chữ Quốc ngữ, Quảng Nam hay cãi đã có đề cập đến một số

bài ca dao Quảng Nam, xem đó là những dẫn chứng thuyết phục để minh họa cho một số luận điểm của mình về đất và người Quảng Nam Những bài viết

này được in trong tập Kí và tản văn Người Quảng Nam, Nhà xuất bản Đà

Nẵng, năm 2007

Và cũng trong thời gian này, nhóm tác giả Võ Văn Hòe, Hồ Tấn Tuấn,

Lưu Anh Rô với tập sách Văn hóa xứ Quảng - một góc nhìn, Nhà xuất bản

Đà Nẵng, năm 2007, đã khắc họa rõ một xứ Quảng với bề dày truyền thống văn hóa hơn sáu trăm năm Tập sách có nhiều bài viết có đề cập đến ca dao,

dân ca Quảng Nam, như: Câu ca và nhân cách Quảng, Ca dao và vè tại Đà

N ẵng nói về cuộc chiến tranh Mậu Ngọ, Nỗi buồn mất đất trong ca dao, Tính biên niên trong ca dao, vè, Một cách hát giao duyên… Đây đều là những bài viết hay có nói về thơ ca dân gian Quảng Nam Chẳng hạn, trong Câu ca và nhân cách các tác giả của tập sách này đã viết: “Người Quảng Nam đôi khi

thể hiện nhân cách thông qua các làn điệu dân gian, ở đó có sự gởi gắm tâm tình, thiết lập mối quan hệ qua lại giữa người với người tạo nên yếu tố thẩm

mỹ trong lối sống Đó là cái riêng của người xứ Quảng Xuất phát từ những tình cảm đẹp, tư duy trong sáng mà các nghệ nhân dân gian đã để lại dấu ấn văn hóa trên những bài ca dân gian Giá trị nhân văn chính là biểu hiện của văn hóa tinh thần, là ước muốn vươn tới chân, thiện, mĩ.” [104: 311] Tuy nhiên, những bài viết này chủ yếu nói về tính cách con người xứ Quảng qua

ca dao, dân ca chống thực dân Pháp, gìn giữ quê hương Những câu ca minh họa chủ yếu là ca dao, vè về đề tài chống thực dân xâm lược từ 1858 trở về sau nên chưa phản ánh đầy đủ về thơ ca dân gian của vùng đất này vốn ra đời

từ thế kỉ XV như nhiều nhà nghiên cứu đã khẳng định Hơn nữa, những bài

Trang 5

viết này chủ yếu khắc họa tính cương trực, thẳng thắn, lòng yêu quê hương tha thiết, sự kiên định bất khuất trong đấu tranh chống thực dân gìn giữ độc lập của người Quảng Những câu ca được đề cập đến chủ yếu để minh họa cho tinh thần hăng hái đánh đuổi Tây của người Quảng Các tác giả của tập sách này chưa bàn gì về hình thức, nghệ thuật của các bài ca dao ấy, hay mối quan hệ giữa hình thức và ngữ nghĩa Việc vận dụng lí thuyết ngôn ngữ học hiện đại để xem xét thơ ca dân gian của vùng đất này chưa hề có nhà nghiên cứu nào đề cập đến

Kế thừa và trân trọng những thành quả của các tác giả đi trước, chúng tôi xem đó là những tư liệu hết sức quý báu giúp tìm hiểu những đặc trưng hình thức và ngữ nghĩa của thơ ca dân gian vùng đất này Chúng tôi hi vọng luận án sẽ góp thêm một phần nhỏ bé vào công cuộc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá dân gian địa phương

4 ĐỐI TƯỢNG VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là đặc điểm hình thức và ngữ nghĩa

của thơ ca dân gian Quảng Nam

4.2 Nguồn ngữ liệu

Đề tài chỉ tập trung làm rõ đặc điểm hình thức và ngữ nghĩa của

những sáng tác văn học dân gian thuộc thể loại văn vần được gọi chung là

thơ ca dân gian: ca dao, dân ca, hò vè… ở địa phương Quảng Nam Nguồn tư liệu chính được chọn làm đối tượng nghiên cứu của đề tài bao gồm các thể loại văn vần trong văn học dân gian của Quảng Nam - Đà Nẵng (thường gọi chung là xứ Quảng hay Quảng Nam) đã được sưu tầm thành văn trong các tác phẩm sau:

- Văn nghệ dân gian Quảng Nam - Đà Nẵng, tập 1 và tập 2, Nguyễn

Văn Bổn, Sở Văn hóa Thông tin Quảng Nam - Đà Nẵng, 1983, 1984

- Văn học dân gian Quảng Nam, tập 1 và tập 2, Nguyễn Văn Bổn, Sở

Văn hóa Thông tin Quảng Nam, 2001

Trang 6

- Văn học dân gian huyện Tiên Phước, Nguyễn Văn Bổn, Uỷ ban

Nhân dân huyện Tiên Phước xuất bản năm 2004

- Văn học dân gian huyện Điện Bàn, Đinh Thị Hựu, Uỷ ban Nhân dân

huyện Điện Bàn xuất bản năm 2007

Và một số tư liệu điền dã

Nguồn tư liệu từ Kho tàng ca dao xứ Nghệ, Văn học dân gian Quảng Bình, V ăn học dân gian Nghĩa Bình, Ca dao Việt Nam cũng được tham khảo

để đối chiếu khi cần thiết

Cần lưu ý thêm là địa phương Quảng Nam mà chúng tôi muốn nói đến

ở đây theo cách hiểu ngày trước bao gồm cả Quảng Nam và Đà Nẵng Về mặt hành chính, hai địa phương này có thể được chia tách độc lập Tuy nhiên, những đặc điểm về văn hoá, văn học dân gian, ngôn ngữ, phong tục, tập quán… vốn có từ trước của vùng này không dễ dàng tách bạch Nói cách khác, Quảng Nam và Đà Nẵng tuy hai mà một, như ca dao địa phương từ

xưa đã xác định: Quảng Nam là xứ tỉnh ta / Trong là Quảng Ngãi ngoài là Thừa Thiên [268: 143] Hay: Quảng Nam là đất quê mình / Núi đồng sông biển rành rành từ lâu /… Bắc Thừa Thiên giáp Hải Vân / Nam thì Quảng Ngãi giáp gần núi Phong [268: 140]

Do vậy, khi nói thơ ca dân gian Quảng Nam thì cũng có nghĩa là thơ

ca dân gian bao gồm xứ Quảng nói chung, của cả Quảng Nam - Đà Nẵng

Về mặt địa lí, Quảng Nam hay xứ Quảng cũng chỉ là các tên gọi khác nhau của cùng một địa phương được tính từ chân đèo Hải Vân chạy dọc vào hướng Nam đến hết huyện Núi Thành của tỉnh Quảng Nam ngày nay, giáp giới với tỉnh Quảng Ngãi Xứ Quảng được xác định không bao hàm cả Quảng Ngãi Bởi lẽ, văn hóa, lịch sử và ngôn ngữ của hai vùng đất Quảng Nam và Quảng Ngãi có rất nhiều đặc trưng riêng biệt (Văn hóa, văn nghệ Quảng Ngãi thường được xem xét cùng với Bình Định và được gọi chung là Nghĩa Bình) Xứ Quảng đã được các nhà nghiên cứu xác định: “Một vùng đất rộng, chạy dài từ đèo Hải Vân ở phía Bắc đến núi Phong ở phía Nam, là

Trang 7

bàn đạp tiến vào Nam từ thời ông cha ta “mang gươm đi mở cõi” Vùng đất

ấy có bờ biển chạy dài hơn 150 km, trong đó có những cảng sông, cảng biển, những vịnh, vũng nổi tiếng một thời như: Cửa Đại, Cửa Hàn, Vũng Thùng, Vũng An Hòa… hay các đảo, bán đảo, quần đảo nổi tiếng được sử sách đất Việt lưu danh qua các thời đại như: đảo Cô, bán đảo Sơn Trà, Cù Lao Chàm

và quần đảo Hoàng Sa” [104: 9] Trong luận án này, chúng tôi nghiên cứu thơ ca dân gian của Quảng Nam hay xứ Quảng đó chính là thơ ca dân gian của thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam ngày nay

4.3 Nhiệm vụ nghiên cứu

Những nhiệm vụ mà đề tài hướng đến thực hiện là:

M ột là, thu thập tư liệu để thấy được sự phong phú về số lượng, đa dạng về

hình thức của các thể thơ ca dân gian Quảng Nam

Hai là, phân loại tư liệu theo yêu cầu của từng phần trong quá trình

nghiên cứu để xác định những hiện tượng thuộc về cấu trúc hình thức, những hiện tượng thuộc về cấu trúc nghĩa…

Ba là, làm rõ mặt hình thức và mặt ngữ nghĩa của thơ ca dân gian Quảng Nam Hình thức ngôn ngữ và nội dung, ngữ nghĩa là hai mặt của từ

ngữ và câu Chúng được hiện thực hóa trong lời nói bằng những kiểu cấu trúc khác nhau Vì vậy, muốn hiểu sâu lời thơ, lời ca cần làm rõ các hình thức và ngữ nghĩa của chúng

Bốn là, làm rõ quan hệ giữa mặt hình thức và mặt ngữ nghĩa của thơ

ca dân gian Quảng Nam Hình thức và ngữ nghĩa của văn bản vốn luôn có

quan hệ khăng khít với nhau Do vậy, việc làm rõ mối quan hệ này là nhiệm

vụ cần thiết để khẳng định tính thống nhất của văn bản Khi cần thiết, có thể

so sánh với thơ ca dân gian nói chung hay của địa phương khác để thấy được những đặc trưng riêng biệt của thơ ca dân gian Quảng Nam

Như vậy, trong khuôn khổ của đề tài, người viết sẽ cố gắng xây dựng một bức tranh đa diện về thơ ca dân gian Quảng Nam, tìm hiểu thêm và sâu hơn một số cơ sở xác định về vốn văn hóa dân gian Quảng Nam Từ đó, làm

Trang 8

rõ hơn những giá trị về nhận thức và văn hóa của vùng đất này qua những sáng tác của các nghệ nhân dân gian đất Quảng

5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

5.1 Phương pháp điều tra điền dã

Phương pháp điều tra điền dã được sử dụng để sưu tầm thêm những văn bản thơ ca dân gian chưa được sưu tầm giới thiệu hay để kiểm tra độ chính xác của các văn bản đã được sưu tầm thành văn nhằm làm phong phú

và chính xác hóa cho ngữ liệu nghiên cứu

5.2 Phương pháp thống kê ngôn ngữ học

Nghiên cứu đề tài này, phương pháp thống kê ngôn ngữ học được sử dụng để tập hợp định lượng những hiện tượng ngôn ngữ ẩn chứa trong thơ ca dân gian, từ đó có sự phân tích định tính và đưa ra những nhận xét, đánh giá hay những kiến giải phù hợp

Như vậy, việc giải quyết các vấn đề đặt ra đòi hỏi phải vận dụng vốn kiến thức của ngôn ngữ học hiện đại như: phân tích diễn ngôn, mạch lạc, liên kết, dụng học, văn hóa giao tiếp… vào việc phân tích những sáng tác văn học dân gian Quảng Nam đã được thu thập và chọn lựa Phương pháp nghiên cứu chủ yếu của đề tài là phương pháp phân tích hình thức và ngữ nghĩa Dựa trên các tư liệu đã thu thập, người viết sẽ phân tích, miêu tả, so sánh để

Trang 9

tìm ra những đặc điểm hình thức và ngữ nghĩa nổi trội của các thể thơ ca dân gian xứ Quảng

Ngoài ra, các thủ pháp nghiên cứu chung như thống kê, diễn dịch, quy nạp, tổng hợp cũng được sử dụng

6 Ý NGHĨA KHOA HỌC

Việc nghiên cứu đề tài này sẽ giúp khẳng định các đặc điểm về mặt hình thức và ngữ nghĩa của thơ ca dân gian Quảng Nam, là cơ sở để hiểu thêm về phong tục, tập quán và con người địa phương này và là cơ hội góp phần quảng bá vốn văn hóa địa phương Mặt khác, kết quả của đề tài sẽ góp thêm một cứ liệu trong lĩnh vực nghiên cứu về ngôn ngữ và văn hoá, văn học dân gian và văn hoá dân gian; là nguồn tư liệu tham khảo cần thiết cho việc nghiên cứu và giảng dạy văn học dân gian địa phương, ngôn ngữ địa phương trong nhà trường, góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá địa phương Quảng Nam

7 KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN

Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận

án gồm 3 chương:

Chương 1 Một số vấn đề lí thuyết liên quan đến đề tài

Chương 2 Đặc điểm hình thức của thơ ca dân gian Quảng Nam

Chương 3 Đặc điểm ngữ nghĩa của thơ ca dân gian Quảng Nam và

mối quan hệ giữa hình thức và ngữ nghĩa

Trang 10

sự nhận ra rằng sự phân tích, nghiên cứu ngôn ngữ không chỉ giới hạn trong việc mô tả các hình thức ngôn ngữ cô lập mà chính các hình thức này được tạo ra đều liên quan đến con người và nhằm phục vụ cho con người

Mỗi văn bản ra đời được xem như một thông điệp để truyền đến người khác Văn bản có thể đem đến cho người nghe một thông tin mới mẻ mà cũng có thể là sự biểu hiện một tình cảm, cảm xúc, thái độ hay sự hiểu biết của mình Về phương diện này, chức năng giao tiếp của ngôn ngữ được thể hiện rất rõ Người nghe, bằng vốn hiểu biết của mình, dựa vào những yếu tố như người nói, không gian, thời gian, hiện thực ngoài diễn ngôn để có thể suy đoán được nội dung ý nghĩa của văn bản mà người nói thông báo Trong khi giao tiếp, con người thường muốn nói nhiều hơn những điều được nói ra Điều này liên quan đến hàm ý hội thoại Để thể hiện nội dung ngữ nghĩa cần diễn đạt một cách chuẩn xác, người nói thường lựa chọn những hình thức phù hợp cho văn bản Các bộ phận nội dung ý nghĩa trong văn bản thường được tổ chức theo một kiểu kết cấu nhất định nào đó, tức là các yếu tố trong

đó có quan hệ với nhau “Người nói và người viết đã sử dụng ngôn ngữ chẳng những trong chức năng liên nhân mà còn cả trong chức năng văn bản, tức thể hiện tư duy và kinh nghiệm một cách mạch lạc” [82: 186] Chính vì vậy, trong việc nghiên cứu Đặc điểm hình thức - ngữ nghĩa của thơ ca dân gian Quảng Nam, các khái niệm hình thức, ngữ nghĩa, thơ ca dân gian, các vấn đề về vần thơ, các lớp từ ngữ, biện pháp tu từ cũng như các nội dung lí

Trang 11

thuyết về giao tiếp, hàm ý hội thoại… đều liên quan mật thiết đến đề tài Để giải quyết các vấn đề đặt ra một cách có cơ sở vững chắc, đề tài cần dựa vào những kết quả lí thuyết có liên quan, xem nó như là kim chỉ nam cho việc nghiên cứu

1.2 HÌNH THỨC VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN HÌNH THỨC CỦA VĂN BẢN

1.2.1 Khái niệm hình thức

Hình thức là một trong hai mặt của sự vật Mọi sự vật hiện tượng trong tự nhiên và xã hội đều có hai mặt là hình thức và nội dung Hình thức thường được hiểu là cái bên ngoài, còn nội dung là cái bên trong Hai mặt này vừa đối lập vừa thống nhất với nhau Một trong hai mặt biến đổi thì mặt

kia cũng biến đổi theo

Theo F de Saussure, trong ngôn ngữ học, hình thức là cái biểu hiện trong quan hệ với cái được biểu hiện (khái niệm, nội dung ý nghĩa bên trong) [76: 88] Cái biểu hiện và cái được biểu hiện không tồn tại như những thực

thể tách rời nhau mà chúng thống nhất với nhau Ở cấp độ văn bản, cái biểu hiện bao gồm các phương tiện ngôn ngữ được tổ chức theo những cách thức nhất định nhằm thể hiện mối quan hệ giữa các thành tố thuộc nội dung Trong văn học, hình thức là tất cả các phương tiện ngôn ngữ được tổ chức thành văn bản nghệ thuật Cái được biểu hiện xét trong chức năng của tín hiệu nghệ thuật rộng hơn cái được biểu hiện mang tính cố định trong hệ thống ngôn ngữ Hình thức ở đây liên quan chặt chẽ với hình tượng nghệ thuật và tư tưởng, quan niệm của tác giả

Hình thức văn bản nghệ thuật thường được phân biệt thành: hình thức bên ngoài và hình thức bên trong “Hình thức bên ngoài là sự thể hiện bằng vật chất các khách thể thẩm mĩ bên trong Đó là hình thức khi ấn loát chiếm một số lượng trang giấy, khi đọc chiếm một lượng thời gian vật chất, chỗ ngừng dày hoặc thưa, âm thanh trầm hay bổng Hình thức bên ngoài là cơ sở khách quan của tác phẩm: không có hình thức này thì tác phẩm không thể

Trang 12

tồn tại.” [199: 25] Hình thức bên ngoài của văn bản còn có thể kể đến là những quy phạm cố định của thể loại, có thể được sử dụng ở những tác phẩm khác nhau Đó cũng có thể là biện pháp mà người viết có thể áp dụng vào các trường hợp khác nhau như so sánh, ẩn dụ, hoán dụ

Còn hình thức bên trong là “sự thể hiện tính cá thể thẩm mĩ… là hình

thức của cái nhìn nghệ thuật, là sự hiện diện của con mắt nghệ sĩ, yếu tố quy định cách tạo hình cho tác phẩm.” [199: 25]

Như vậy, hình thức là toàn bộ những yếu tố bên ngoài nhằm chứa đựng nội dung bên trong của tác phẩm “Các đơn vị ngôn ngữ và các dấu hiệu ngôn ngữ, các từ ngữ diễn đạt nội dung và các mối liên kết nội dung được gọi là các đơn vị hình thức Mạng các đơn vị và các dấu hiệu ngôn ngữ

của một văn bản được gọi là cấu trúc hình thức của văn bản đó.” [39: 745]

Nghiên cứu đặc điểm hình thức của văn bản thơ ca dân gian xứ Quảng, đề tài

sẽ làm rõ mạng các đơn vị và các dấu hiệu ngôn ngữ trong các văn bản đó như các đặc điểm về hiệp vần, sự phân bố các lớp từ, nghệ thuật sử dụng các phương tiện và biện pháp tu từ, các phương thức liên kết hình thức…

Trên thực tế, hình thức ngôn ngữ thường được dùng để diễn đạt nghĩa Cho nên việc làm rõ đặc điểm hình thức của các văn bản thơ ca dân gian xứ Quảng sẽ góp phần làm sáng tỏ nội dung ý nghĩa của các văn bản đó

1.2.2 Những vấn đề liên quan đến hình thức của văn bản thơ ca dân

Vần là bộ phận quan trọng trong cơ cấu âm tiết tiếng Việt, mang âm

sắc chủ yếu của âm tiết Và vần trong âm tiết là cơ sở để tạo nên vần trong thơ Như vậy, khái niệm vần thơ bắt nguồn từ vần trong thành phần cấu tạo

Trang 13

âm tiết Theo giáo sư Đoàn Thiện Thuật, “Âm tiết tiếng Việt gồm ba bộ phận độc lập: thanh điệu, âm đầu và phần còn lại Bộ phận thứ ba mang âm sắc chủ yếu của âm tiết Nó là bộ phận đoạn tính duy nhất kết hợp thanh điệu tạo nên vần thơ, nên tạm gọi là phần vần” [217: 75]

Như vậy, vần là bộ phận chính của âm tiết tiếng Việt, là một trong ba

bộ phận cấu thành âm tiết (phụ âm đầu, vần và thanh điệu), mang âm sắc chủ yếu của âm tiết Vần là bộ phận âm đoạn duy nhất kết hợp với thanh điệu để tạo nên vần thơ

Vần thơ tiếng Việt được xây dựng chủ yếu trên cơ sở cấu trúc của âm tiết tiếng Việt Các tác giả Từ điển tiếng Việt xem “Hiện tượng lặp lại vần

hoặc có vần nghe giống nhau giữa những âm tiết có vị trí nhất định trong câu (thường là câu thơ) được tạo ra để làm cho lời có nhịp điệu và tăng sức gợi

cảm” [178: 104] Tuy không trực tiếp định nghĩa vần, nhưng ở đây đã đề cập

đến giá trị gợi cảm của vần và nhịp trong việc tạo nên giọng điệu và sắc thái biểu cảm của lời thơ

Qua việc phân tích, đối chiếu các định nghĩa về vần thơ của các học

giả trong và ngoài nước, Mai Ngọc Chừ trong cuốn Vần thơ Việt Nam dưới ánh sáng ngôn ngữ học cho rằng: “Vần là sự hoà âm, sự cộng hưởng nhau

theo những quy luật ngữ âm nhất định giữa hai từ hoặc hai âm tiết ở trong hay cuối dòng thơ và thực hiện những chức năng nhất định như liên kết các dòng thơ, gợi tả, nhấn mạnh, sự ngừng nhịp” [50:16] Định nghĩa này vừa chú ý đến sự hoà âm theo quy luật ngữ âm nhất định giữa các đơn vị hiệp vần với nhau, vừa chú ý đến sự liên kết văn bản, đến chức năng gợi cảm của vần Do vậy, chúng tôi chọn định nghĩa này để xem xét vần trong thơ ca dân gian Quảng Nam

Sự có mặt của vần trong thơ đã đem lại cho thơ những tác dụng nhất

định Có thể kể đến ba chức năng cơ bản của vần đó là:

(1) Chức năng liên kết các dòng thơ, tổ chức văn bản Vần chính là

chiếc cầu nối làm cho các câu thơ, các đoạn thơ có sự liên kết chặt chẽ, là

Trang 14

chất keo kết dính các dòng thơ lại với nhau, làm cho người đọc dễ thuộc, dễ nhớ Vần giúp cho sự liên hệ với câu thơ trước được dễ dàng và gắn chặt với câu thơ sau Nói về chức năng liên kết của vần, Mai Ngọc Chừ nhận xét:

“vần có chức năng liên kết văn bản và là một trong những phương tiện liên kết văn bản chủ yếu của các tác phẩm thơ ca” [50: 31]

(2) Chức năng nhấn mạnh sự ngừng nhịp cho dòng thơ Nhịp thơ

thường được đánh dấu bằng sự ngừng, nghỉ trong dòng thơ Hà Minh Đức xem đó là “kết quả của sự chuyển động nhịp nhàng, sự lặp lại đều đặn những

âm thanh nào đó trong thơ” [Dẫn theo 50: 36] Cùng với vần, nhịp điệu trong thơ mang lại cho thơ tính nhạc cao Nhịp thơ thường được xác định trên hai

cơ sở là thể thơ và vần thơ Sự ngắt nhịp trong dòng thơ thường phụ thuộc vào từng thể thơ khác nhau cũng như nội dung ý nghĩa của các từ ngữ, câu thơ Do vậy, đối với một dòng thơ 6 âm tiết (câu lục trong cặp lục bát) tùy thuộc nghĩa của các từ ngữ trong dòng thơ và ý nghĩa của câu thơ, dòng thơ này có thể được ngắt theo nhịp chẵn: 2 - 2 - 2, 2 - 4, 4 - 2 hay nhịp lẻ: 3 - 3; đối với một dòng thơ 7 âm tiết cũng vậy, nhịp có thể là 2- 2- 3, 4 - 3 hay 3 -

2 - 2, 3 - 4

(3) Chức năng biểu đạt ý nghĩa cho lời thơ Những từ hay âm tiết

được gieo vần trong một dòng thơ bao giờ cũng nổi bật hơn những âm tiết khác xung quanh về trọng âm và về ý nghĩa Âm tiết gieo vần được xem như

là “điểm nhấn”, là “tiêu điểm” trong câu thơ Cũng theo tác giả Vần thơ Việt Nam dưới ánh sáng ngôn ngữ học [50], các biện pháp thường được sử dụng

để làm tăng tác dụng biểu đạt ý nghĩa của vần là: gieo vần vào những tiếng, những từ mang lượng thông tin cao của dòng thơ, câu thơ; đặt vần vào những

vị trí thích hợp; vận dụng khéo léo các yếu tố cấu tạo âm tiết tiếng Việt Ngoài ra, vần trong thơ còn có tính chất mĩ học (tính thẩm mĩ), là vẻ đẹp của bài thơ

Hầu hết các thể thơ truyền thống của dân tộc đều có thi luật tương đối

chặt chẽ Có nhiều cách phân loại vần thơ tùy vào các tiêu chí phân loại khác

Trang 15

nhau Cách phân loại được sử dụng nhiều nhất là cách phân loại của Mai

Ngọc Chừ, tác giả Vần thơ Việt Nam dưới ánh sáng ngôn ngữ học [50] Theo

đó, vần trong các thể thơ truyền thống được phân thành những loại sau đây:

căn cứ vào vị trí gieo vần, vần được chia thành vần chân và vần lưng; căn cứ vào mức độ hòa âm của các âm tiết tham gia hiệp vần, vần được phân thành vần chính, vần thông và vần ép; căn cứ vào đường nét âm điệu của thanh

điệu trong âm tiết gieo vần, vần được phân thành vần bằng và vần trắc Ngoài ra, dựa vào thành phần kết thúc âm tiết (và cũng là kết thúc vần), vần được chia thành bốn loại là vần mở, vần nửa mở, vần nửa khép và vần khép

b) Nhịp

Nhịp hay nhịp điệu và vần là hai hiện tượng khác nhau trong thơ ca nhưng lại có mối quan hệ chặt chẽ nhau, tác động qua lại với nhau như nhà nghiên cứu Mai Ngọc Chừ đã nhận xét: “sự ngắt nhịp là tiền đề của hiện tượng gieo vần” [50: 39] Và “nhịp khi có sự hỗ trợ của vần thì chỗ ngừng, chỗ ngắt trở nên rõ ràng hơn, lâu hơn và đậm hơn Nói cách khác, trong nhiều trường hợp, vần có chức năng nhấn mạnh sự ngừng nhịp” [50: 40]

Có thể hiểu, nhịp điệu chính là “yếu tố tổ chức biểu đạt nghệ thuật

thuộc các chủng loại khác nhau mà trong nghệ thuật thính giác như âm nhạc, thơ ca… thể hiện tiêu biểu” [103: 125]

Đối với thơ ca, sự tồn tại của nhịp điệu mang tính tất yếu Bất kì bài thơ nào cũng phải có nhịp, không có nhịp không thành thơ Nhịp thơ có thể được xem như một đơn vị ngôn ngữ có khả năng khu biệt với đơn vị ngôn ngữ khác về ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp Nhịp thơ chính là cái được nhận thức thông qua sự lặp lại có tính chu kì theo thời gian của sự ngừng nghỉ và của những đơn vị văn bản như câu thơ hay đoạn thơ Nhịp thơ thường bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác nhau Trước hết là sự quy định của thể loại, hệ thống kiểu câu, ngữ nghĩa và ngữ điệu Chẳng hạn, thơ lục bát thường ngắt nhịp chẵn, thơ thất ngôn Đường luật thường ngắt nhịp chẵn trước, lẻ sau; các kiểu câu ghép thường có nhịp thơ tương ứng với mỗi vế của câu, các câu đảo

Trang 16

ngữ, câu tách đều có cách ngắt nhịp riêng; ứng với những nội dung ý nghĩa cần biểu đạt, ngữ điệu khác nhau tạo nên nhịp điệu câu thơ khác nhau Nhịp thơ có khả năng đem đến một lượng thông tin bổ sung khá lớn và tạo ra giọng điệu riêng cho thơ Ví như, trong thơ lục bát, nhịp chẵn thường tạo ra giọng êm ái, mượt mà; nhịp lẻ thường tạo ra giọng gân guốc, trắc trở

Nhịp có vai trò, tác dụng lớn trong thơ Do vậy, việc phát hiện nhịp thơ là cần thiết để giúp cho việc hiểu đúng văn bản Bên cạnh các dấu hiệu hình thức thông thường như hệ thống dấu câu được sử dụng trong văn bản, nhịp thơ có thể được nhận diện thông qua các dấu hiệu khác sau đây:

(1) Chỗ ngừng, chỗ nghỉ được phân bố trong dòng thơ, câu thơ theo quy định của thể loại Đối với các thể thơ truyền thống, điểm ngừng, nghỉ thường được bố trí vào những chỗ cố định và thường xuất hiện đều đặn theo chu kì Ví dụ, thể lục bát thường ngắt nhịp ở âm tiết chẵn (2, 4, 6, 8); thể song thất lục bát có cặp lục bát ngắt nhịp như thể lục bát còn cặp song thất thường có nhịp 3/ 4 hoặc 3/ 2/ 2 nên nhịp thơ thường rơi vào các âm tiết này

(2) Vị trí gieo vần của câu thơ cũng liên quan tới nhịp thơ Nhờ vần, chỗ ngừng, chỗ ngắt trong câu thơ trở nên rõ ràng, nổi bật hơn Ví dụ:

Thân em như trái dừa trôi Gió dập sóng dồi/ biết tấp vào đâu?

[270: 306]

Ở ví dụ trên, câu bát ngắt nhịp ở tiếng thứ tư rất rõ ràng là do sự hiệp vần của âm tiết này (dồi) với âm tiết thứ sáu của câu lục (trôi) Do đó, trong nhiều trường hợp, vần trở thành yếu tố quan trọng giúp cho việc ngừng nhịp đúng chỗ

(3) Những “điểm nhấn” trong câu thơ cũng là dấu hiệu để ngắt nhịp Những “điểm nhấn” đó có thể là các từ mang tính khác biệt so với các từ xung quanh như từ địa phương, từ địa danh, từ láy, từ tượng thanh, từ Hán Việt hay các hiện tượng sử dụng biện pháp tu từ Ví dụ:

Rừng Sơn Trà/ cây cao/ bát ngát

Trang 17

Nước sông Hàn/ dào d ạt/ sóng xanh

Xa quê/ thương nhớ/ bao tình Nhớ sông/ nhớ núi,/ nhớ mình/ nhớ ta

[270: 239] Cặp song thất trong bài ca dao trên có nhịp 3/ 2/ 2 rõ ràng là bởi sự có

mặt của từ chỉ địa danh Sơn Trà, sông Hàn và các từ láy bát ngát, dào dạt

Và nhờ đó, sự biểu hiện nỗi nhớ càng mãnh liệt hơn

Đây là những dấu hiệu hình thức thường gặp khi phân tích nhịp thơ Ngoài ra, việc ngắt nhịp đôi khi còn phải căn cứ vào ý nghĩa câu thơ, vào mạch thơ, vào dòng cảm xúc của người sáng tác

Tóm lại, nghiên cứu các đặc điểm thơ ca dân gian không thể không nghiên cứu vần, nhịp của chúng

1.2.2.2 Từ

Từ vựng tiếng Việt được chia thành nhiều lớp khác nhau tùy theo những căn cứ phân loại khác nhau Về mặt hình thức, sự phối hợp sử dụng các lớp từ ngữ là yếu tố cơ bản làm nên giá trị, “chất địa phương” của thơ ca dân gian thuộc các vùng miền khác nhau Trong thơ ca dân gian, từ địa phương và từ địa danh là hai lớp từ được sử dụng nhiều, gây ấn tượng mạnh cho người đọc, người nghe và tạo nên nét riêng cho thơ ca dân gian của địa phương

a) Từ địa phương

Từ địa phương là một thuật ngữ bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp: dialektos, tiếng La Tinh: dialectus Thuật ngữ dialect của tiếng Anh và dialecte của tiếng Pháp cũng bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp và tiếng La Tinh Theo từ nguyên, dialektos có nghĩa là nói năng, mà việc nói năng, giao tiếp bao giờ cũng phải xảy ra trong một hoàn cảnh, một nơi chốn nhất định Và vì thế, sau này dialektos được hiểu với nghĩa là tiếng địa phương hay phương ngữ, từ địa phương

Có nhiều quan niệm về từ địa phương Ví như Nguyễn Nhã Bản quan niệm: “Từ địa phương là lớp từ cư trú ở một địa phương cụ thể có sự khác

Trang 18

biệt với ngôn ngữ văn hóa hoặc với địa phương khác về ngữ âm và ngữ nghĩa” [15: 337] Còn theo Nguyễn Quang Hồng, “Từ địa phương là những đơn vị và dạng thức từ ngữ của một ngôn ngữ dân tộc mà phạm vi tồn tại và

sử dụng tự nhiên nhất của chúng chỉ hạn chế trong một vài vùng địa phương nhất định” [106: 17]

Từ những cách hiểu về từ địa phương như trên, chúng tôi quan niệm những đơn vị được dùng quen thuộc (tự nhiên) ở vùng Quảng Nam có sự khác biệt với từ toàn dân thì được gọi một cách ước định là từ địa phương Quảng Nam (Do vậy, trong lớp từ này có thể có những từ cũng dùng ở địa phương khác.)

Lớp từ địa phương Quảng Nam đã đi vào thơ ca dân gian với một tỉ lệ khá lớn và mang những đặc điểm riêng Vì thế, khi đọc thơ ca dân gian Quảng Nam, dù ở bất cứ nơi đâu, người đọc cũng có cảm giác như đang

được giao tiếp với người Quảng Chẳng hạn, đó là các từ: lủng [270: 282] (thủng), dùn [270: 282] (chùng xuống), đứng sá [270: 77] (đứng bơ vơ giữa đường), lòn bon (loại quả gần giống dâu da, còn gọi bòn bon), thầu đâu (xoan, sầu đông) [270: 322], bắt chết (nhiều, rất nhiều) [270: 183], bắt tội (tình cảnh rất đáng thương, tội nghiệp) [270: 507], răng rứa (sao thế, không thay đổi) [272: 127]

Những từ in nghiêng trong những ví dụ trên rất gần gũi, quen thuộc với người Quảng nhưng đôi khi khó hiểu đối với bạn đọc ở vùng khác Bởi những từ này chỉ xuất hiện ở Quảng Nam và một vài tỉnh lân cận mà không xuất hiện ở các vùng khác Chúng không phải là vốn từ ngữ văn hoá của toàn dân được sử dụng trong cả nước, chúng thường được xem là từ địa phương Như vậy, từ địa phương là lớp từ xuất hiện ở một địa phương có sự khác biệt với ngôn ngữ toàn dân về ngữ âm hoặc ngữ nghĩa, là vốn từ quen

dùng ở một địa phương Từ địa phương vốn là bộ phận từ vựng của ngôn

ngữ nói hằng ngày chứ không phải là từ vựng của ngôn ngữ thơ ca Do vậy,

Trang 19

khi các từ địa phương được sử dụng trong các tác phẩm nghệ thuật, chúng mang sắc thái tu từ rất rõ rệt

b) Từ chỉ địa danh

Địa danh (Toponyma) là thuật ngữ có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp:

“Topos” (vị trí) và “omoma/ onyma” (tên gọi) dùng để chỉ các tên gọi địa lí được đánh dấu, được ghi nhận trong thực tế Lớp từ chỉ địa danh chiếm một

tỉ lệ khá lớn trong kho tàng từ vựng tiếng Việt Mỗi địa danh có chức năng phản ánh lịch sử, văn hoá của một địa phương nhất định Nhưng trên thực tế, lớp từ chỉ địa danh và ngành địa danh học chưa được nghiên cứu đúng mức Thực ra, trên thế giới, từ lâu, việc nghiên cứu địa danh đã xuất hiện Nhiều sử sách của Trung Quốc đã cho thấy điều đó Đó là một chuyên ngành của ngôn ngữ học nghiên cứu về cấu tạo, ý nghĩa, nguồn gốc và sự biến đổi của các địa danh Đến cuối thế kỉ XIX, môn địa danh học chính thức ra đời ở

phương Tây Vào năm 1872, tác phẩm Địa danh học ra đời ở Thuỵ Sĩ và năm 1903 một tác phẩm Địa danh học nổi tiếng khác của một tác giả người

Áo đã ra đời Những năm cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, hàng loạt uỷ ban địa danh ở các nước Mỹ, Thuỵ Điển, Anh được thành lập Thời gian đầu, các nhà địa danh học quan tâm chủ yếu đến việc tìm hiểu nguồn gốc địa danh

Từ thế kỉ XX trở đi, việc nghiên cứu địa danh được phát triển theo hướng địa

lí học Địa danh học được chia thành nhiều chuyên ngành: Địa danh học phổ thông, Địa danh học khu vực, Địa danh địa chí học Mỗi chuyên ngành

chuyên nghiên cứu sâu một khía cạnh về địa danh Nhưng sau đó, việc nghiên cứu của các chuyên ngành được mở rộng Ngày nay, địa danh học phổ thông không chỉ nghiên cứu nguồn gốc địa danh hay địa danh theo hướng địa lí học mà đã mở rộng nghiên cứu tổng hợp các nguyên lí cơ bản

về địa danh như: sự thể hiện, quy luật phát triển và quan hệ địa danh với lịch

sử địa lí Địa danh học khu vực phản ánh điều kiện lịch sử - địa lí trong một khu vực; địa danh địa chí học nghiên cứu từ địa danh về cách đọc và cách viết, cách dịch

Trang 20

Ở Việt Nam, cùng với việc nghiên cứu, tìm hiểu về đất nước, con người, lịch sử, địa lí, ngành địa danh học đã xuất hiện tương đối sớm Tuy nhiên, việc nghiên cứu địa danh lúc bấy giờ chủ yếu ở góc độ lịch sử, địa lí, địa chí mà các nhà nghiên cứu chưa tiếp cận địa danh ở góc độ ngôn ngữ học hoặc khoa học liên ngành Có lẽ, ngành khoa học này đến đầu những năm 60 của thế kỉ 20 mới được quan tâm đúng mức và có những thành tựu khởi đầu

Tác giả Hoàng Thị Châu với công trình nghiên cứu M ối liên hệ về ngôn ngữ cổ đại ở Đông Nam Á qua một vài tên riêng được xem là người có

công đầu tiên trong việc nghiên cứu địa danh dưới góc độ ngôn ngữ học Nhiều công trình nghiên cứu tiếp theo của bà cũng đi theo hướng này Tiếp

đó, hàng loạt công trình nghiên cứu, luận án tiến sĩ, phó tiến sĩ của nhiều tác giả nghiên cứu địa danh của từng địa phương ra đời, nhiều cuốn từ điển và sổ tay địa danh ở một số địa phương cũng lần lượt được xuất bản

Về khái niệm địa danh, địa danh học đã có nhiều quan điểm không

hoàn toàn giống nhau: Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên) định nghĩa:

“Địa danh là tên đất, tên địa phương” [178: 314] Còn Hán Việt tự điển của

Đào Duy Anh định nghĩa: “Địa danh là tên gọi các miền đất” [2: 240] Các nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Âu, Lê Trung Hoa, Nguyễn Kiên Trường cũng

có những cách hiểu khác nhau về thuật ngữ này Nguyễn Văn Âu đã nêu lên một định nghĩa rất khái quát: “Địa danh học là khoa học chuyên nghiên cứu tên địa lí các địa phương” [3: 5]

Từ ngữ chỉ địa danh chính là một trong những yếu tố làm cho thơ ca

dân gian mang tính chất địa phương rõ nhất Chẳng hạn, khi nhắc đến sông Lam, núi Hồng người đọc nghĩ ngay đến xứ Nghệ, khi nghe sông Hương, núi Ngự là nhớ đến xứ Huế thơ mộng, khi nghe sông Trà, núi Ấn là nghĩ đến

Quảng Ngãi Còn các địa danh sông Thu, Non Nước, Bà Nà, Cù Lao Chàm khiến ta nghĩ ngay đến địa phương Quảng Nam - nơi có nhiều danh thắng nổi tiếng Thông qua lớp từ này, người đọc nhận biết ngay đó là thơ ca

Trang 21

của vùng miền nào Vì vậy, nghiên cứu đặc điểm hình thức của thơ ca dân gian Quảng Nam không thể bỏ qua lớp từ địa danh

1.2.2.3 Các phương tiện và biện pháp tu từ

Phương tiện tu từ thường được hiểu “là những phương tiện ngôn ngữ

mà ngoài ý nghĩa cơ bản (ý nghĩa sự vật - logic) ra chúng còn có ý nghĩa bổ sung, còn gọi là màu sắc tu từ” [128: 11] Phương tiện tu từ thường nằm trong những thế đối lập tu từ học với những phương tiện mang tính trung hòa

về nghĩa Tương ứng với những cấp độ ngôn ngữ có nghĩa khác nhau, các phương tiện tu từ thường được phân thành các nhóm lớn như: phương tiện tu

từ từ vựng, phương tiện tư từ ngữ nghĩa, phương tiện tu từ cú pháp, phương tiện tu từ văn bản

Biện pháp tu từ chính là “những cách phối hợp trong sử dụng lời nói

các phương tiện ngôn ngữ không kể là có màu sắc tu từ hay không trong một ngữ cảnh rộng để tạo ra hiệu quả tu từ” [128: 143] Như vậy, biện pháp tu từ

sử dụng ngôn ngữ một cách khéo léo có tác dụng gợi hình, gợi cảm nhằm gây ấn tượng đối với người đọc, người nghe Ứng với từng cấp độ ngôn ngữ trong hệ thống ngôn ngữ, biện pháp tu từ được chia thành các nhóm: biện pháp tu từ ngữ âm - văn tự, biện pháp tu từ từ vựng - ngữ nghĩa, biện pháp tu

từ cú pháp và biện pháp tu từ văn bản

Trong các văn bản nghệ thuật, đặc biệt là thơ ca, việc sử dụng thích hợp các phương tiện và biện pháp tu từ sẽ có tác dụng tạo hiệu quả nghệ thuật cao, đem đến nhiều thông tin bổ sung thú vị và qua đó cũng thể hiện được những đặc điểm tính cách của người sáng tác Các phương tiện và biện

pháp tu từ thường được sử dụng nhiều nhất trong thơ ca dân gian là chơi chữ

và dẫn ngữ

a) Chơi chữ

Trong ngôn ngữ học, chơi chữ được xác định là: “Hình thái tu từ của lời nói được thể hiện bằng cách sử dụng linh hoạt những tiềm năng của ngôn ngữ về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp nhằm tạo ra cách hiểu bất ngờ thú vị; còn

Trang 22

gọi là lộng ngữ Chơi chữ thường dựa vào những phương tiện sau: dùng từ gần âm, đồng âm, điệp phụ âm đầu, chiết tự, dùng từ cùng nghĩa, từ đa nghĩa, các từ cùng trường…” [252: 50]

Trong văn học, chơi chữ cũng được hiểu là “một biện pháp tu từ có đặc điểm: người sáng tác sử dụng những chỗ giống nhau về ngữ âm, ngữ nghĩa, văn tự, văn cảnh để tạo ra sự bất ngờ thú vị trong cách hiểu, trong dòng liên tưởng của người đọc, người nghe” [86: 183]

Như vậy, chơi chữ là phương thức diễn đạt đặc biệt, dựa vào những phương tiện ngôn ngữ có sẵn để tạo nên những hiệu quả nghệ thuật bất ngờ Nghệ thuật này thường tạo ra cùng lúc hai lượng ngữ nghĩa không cùng nội dung thông tin nhưng lại gắn bó với nhau Chơi chữ thường đem lại sự thú vị cho người đọc (người nghe), thể hiện sự tài hoa, trí tuệ của người sáng tạo Chơi chữ vừa là trò chơi trí tuệ vừa là cách thức để chuyển tải đến người nghe những thông tin mới mẻ Với tư cách là trò chơi, chơi chữ có khả năng hấp dẫn mọi đối tượng tham gia: từ những người bình dân, ít học thậm chí thất học đến những nhà bác học Chơi chữ vừa hấp dẫn bởi tính dí dỏm, lạc quan vừa bởi sự công bằng, không phân biệt đối xử với mọi đối tượng Ai cũng có thể tìm thấy cảm hứng khi đi vào nghệ thuật này Ở đó thể hiện trí thông minh, tài liên tưởng nhanh và sắc sảo Càng có trí thông minh, tài sáng tạo, cách nói năng sắc sảo, dí dỏm thì càng có thể tạo ra được những “sản phẩm” chơi chữ độc đáo Do đó, nghệ thuật này sẽ càng làm tăng thêm giá trị trí tuệ, tài năng vốn có của con người Chơi chữ đem lại niềm vui, sự tự tin,

tự hào ở mỗi người Bởi vì ai cũng cảm thấy nó có thể là của mình và mình

có khả năng góp phần tạo ra nó Ví dụ:

- Con mèo con mẻo con meo Muốn ăn thịt chuột thì leo xà nhà (1)

- Chồng chồng, chồng chổng, chồng chông Chồng bát chồng đĩa, nồi hông cũng chồng (2)

- Bà già bà giả bà gia

Trang 23

Bà ra kẻ chợ, con ma bắt bà (3)

[124: 257] Đây là cách nói quen thuộc của người bình dân trong nhiều bài ca dao, đồng dao cổ Tác giả dân gian đã nhại bằng cách chuyển âm tiết muốn nhại

từ âm vực thấp lên âm vực cao - thay đổi thanh điệu từ thanh huyền sang thanh hỏi, rồi thanh ngang bất chấp sự gắn thanh điệu này có tạo nên các hiện tượng đồng âm hay không Cách nhại lại âm thanh này vừa đem lại sự đùa vui (trường hợp 1) vừa thể hiện được sự bực tức, sự ngao ngán, tránh nói thẳng những lời không tốt (trường hợp 2 và 3) Cách nói như vậy có thể thu hút được nhiều người tham gia Hoặc trong một lời hát đối đáp có câu:

- Bấy lâu em vắng đi đâu Bây giờ thiên đã mọc đầu ra chưa?

- Từ ngày thiếp vắng mặt chàng Bây giờ liễu đã có ngang ra rồi

[124: 307]Đây là lối chơi chữ bằng cách chiết tự nhằm biểu hiện sự kín đáo, tế nhị của người nói với giả định người đối thoại cũng hiểu điều muốn nói Lối nói này đòi hỏi sự thông hiểu chữ nghĩa của người sáng tác Trong câu ca dao trên, chữ thiên (là trời) mọc đầu sẽ thành chữ phu (là chồng) Ý người con trai muốn hỏi: em đã có chồng hay chưa? Và người con gái đã “bật mí” một cách văn vẻ, đầy “chữ nghĩa”: em không những đã có chồng mà còn có con nữa (Chữ liễu có ngang thành chữ tử (con) Câu trả lời thật kín đáo, ý nhị Chơi chữ vì thế không còn là một cách mà là một thú - thú chơi chữ - rất

tế nhị và tao nhã

Khác với các biện pháp tu từ khác, chơi chữ đã tạo ra một lượng ngữ nghĩa mới, không có quan hệ phù hợp với lượng ngữ nghĩa cơ sở (khác với các phép tu từ khác: có quan hệ tương đồng, tương cận - so sánh, ẩn dụ, hoán

dụ - thông qua sự liên tưởng của người viết) Chơi chữ thường tạo ra sự bất ngờ, thú vị “mang tính chất chữ nghĩa”

Trang 24

Chơi chữ gồm nhiều hình thức, sử dụng nhiều phương tiện ngôn ngữ như: chơi chữ bằng các phương tiện ngữ âm, chữ viết (điệp âm, nhại, mô phỏng âm thanh, chiết tự Hán - Việt, nói chữ); bằng các phương tiện ngữ nghĩa (dùng các từ cùng nghĩa, nhiều nghĩa, trái nghĩa, cùng trường ngữ nghĩa, dùng các từ Hán - Việt và thuần Việt có nghĩa tương đương); hay bằng các phương tiện ngữ pháp (đảo trật tự từ, tách từ ngữ để đặt vào một cấu trúc đối xứng…)…

b) Dẫn ngữ

Thành ngữ, tục ngữ, danh ngôn, điển cố, điển tích… là những phương tiện ngôn ngữ có giá trị, được nhiều người biết đến và có ý nghĩa tu từ cao Việc sử dụng những phương tiện ngôn ngữ này vào lời nói đang trình bày để thay thế cho cách diễn đạt thông thường, trung hoà về sắc thái biểu cảm được gọi là dẫn ngữ Dẫn ngữ hợp lí sẽ làm tăng thêm sức thuyết phục người nghe, lời nói thêm hàm súc, giàu hình tượng

“bố cục là tạo hình thức bằng cách lắp ráp, tổ chức các bộ phận ý nghĩa (các yếu tố nghĩa) nhằm làm bộc lộ cấu trúc nội dung để tạo thành một văn bản chỉnh thể” [11: 440] Còn nếu hiểu với tư cách là sản phẩm, tức là cái đã có mặt sẵn trong một văn bản thì “Bố cục là cái hình thức tổng quát có được nhờ các bộ phận ý nghĩa (các yếu tố nghĩa) được lắp ráp, tổ hợp, phản ánh

được cấu trúc nội dung của văn bản” [11: 440]

1.2.2.5 Kết cấu

Kết cấu (construction) được Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học định nghĩa như sau: “1 Tổng thể các mối quan hệ giữa các yếu tố của hệ

Trang 25

thống ngôn ngữ 2 Chỉnh thể các đơn vị ngôn ngữ kết hợp lại với nhau trong

lời nói do những đơn vị này có những thuộc tính nhất định” [252: 126] Giáo trình lí luận văn học quan niệm kết cấu như sau: “Các tác phẩm văn học

không chỉ khác nhau về chất liệu hiện thực (…), mà còn khác nhau về cách

bố trí, sắp xếp, tổ chức sự xuất hiện của các chất liệu hiện thực đó trong tác phẩm; khác nhau về cách bố cục tác phẩm (…) Cách tổ chức các yếu tố bên trong và bên ngoài tác phẩm như vậy được gọi là kết cấu… Kết cấu là một yếu tố của hình thức, vì thế vai trò của nó được khẳng định trong việc thực hiện nhiệm vụ đối với các yếu tố của nội dung tác phẩm như chủ đề, tư tưởng, tính cách, cốt truyện, các yếu tố ngoài cốt truyện…” [73: 142]

Như vậy, khái niệm kết cấu thuộc về hình thức của văn bản Do vậy, khi xem xét các đặc điểm hình thức của các văn bản thơ ca dân gian cần chú

ý đến kết cấu văn bản

1.2.2.6 Cấu trúc

Cấu trúc (structure) theo Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học

là: “1 Sự biểu hiện khái quát hoá các đặc trưng bất biến của các thành phần

âm thanh, âm vị học, hình thái học, hình vị học trong bình diện quan hệ của chúng với nhau, nghĩa là trong bình diện các quy tắc sử dụng các đơn vị ở các cấp độ thấp hơn để tạo nên các đơn vị ở các cấp độ cao hơn; tính tổ chức nội tại với tư cách là một hệ thống tín hiệu hạn chế khả năng tự do tái tạo các yếu tố được thể hiện trong cách sử dụng chúng không như nhau và trong các khả năng kết hợp chúng; 2 Quan hệ ngữ pháp của các bộ phận trong một

đơn vị cú pháp phức hợp” [252: 45]

Khái niệm cấu trúc trong ngôn ngữ học bắt nguồn từ lí luận của F.de

Saussure, với cách phân biệt hệ thống và cấu trúc Lí thuyết này được tác giả trình bày khá rõ ràng trong Giáo trình ngôn ngữ học đại cương Ông cho

rằng, “Ngôn ngữ là một hệ thống trong đó mọi yếu tố đều gắn bó với nhau và trong đó giá trị của yếu tố này chỉ là hệ quả của sự tồn tại của những yếu tố khác ( )” [76: 200] Biểu hiện của một hệ thống trong hệ thống ngôn ngữ là

Trang 26

quan hệ liên tưởng hay còn gọi là quan hệ theo trục dọc, các yếu tố liên quan

đến nhau đồng thời khác nhau trên trục dọc được lựa chọn để sử dụng vào những tình huống cụ thể Ví dụ, mỗi yếu tố trong hệ thống âm vị tiếng Việt được lựa chọn để tạo âm tiết như /a/, /i/, /o/…, /b/, /t/, /m/…

Quan hệ liên tưởng đòi hỏi sự tương tự [76: 217], chẳng hạn các

nguyên âm có sự tương tự là “tính nguyên âm” phân biệt với “tính phụ âm” (tính phụ âm làm thành một hệ thống con khác - hệ thống phụ âm) Sự tương

tự này có thể là về mặt cái được biểu hiện như các từ đồng nghĩa, gần nghĩa (phụ nữ - đàn bà); có thể chỉ là về mặt cái biểu hiện tức mặt hình thức âm

thanh, như các hiện tượng đồng âm (phu tử tòng tử); có khi là cả hai mặt cái biểu hiện và cái được biểu hiện (Ví dụ: “Bói xem một quẻ lấy chống lợi 1 chăng … Lợi 2 thì có lợi 3 nhưng răng không còn” Âm tiết lợi 1 và lợi 3

những âm tiết đồng âm khác nghĩa Còn âm tiết lợi 2 vừa đồng âm vừa đồng

nghĩa với cả lợi 1 lẫn lợi 3 trong trường hợp sử dụng này Các ví dụ về kiểu láy

với iếc của các từ gần nghĩa như ăn iếc, học hiếc, yêu iếc, nhận nhiếc… cũng

là trường hợp tương tự Quan hệ liên tưởng theo cách hiểu của Saussure chính là quan hệ giữa các yếu tố trong một hệ thống

Kiểu quan hệ thứ hai là quan hệ ngữ đoạn [76:215], đây là quan hệ

giữa các bộ phận của một ngữ đoạn, hay quan hệ kết hợp trên trục ngang, quan hệ tuyến tính giữa bộ phận này với bộ phận đứng trước hay đứng sau

nó, quan hệ này được gọi là cấu trúc Nếu quan hệ liên tưởng dựa trên tính tương đồng thì quan hệ ngữ đoạn dựa trên tính tương cận Mối quan hệ này giữa từ với từ trong câu là cú pháp câu, trong cụm từ là cú pháp cụm từ và cũng có thể là quan hệ giữa các bộ phận hợp thành trong một âm tiết Quan

hệ ngữ đoạn chính là quan hệ cấu trúc giữa các yếu tố hiện diện trong một

âm tiết, hay một cụm từ, một câu

Tóm lại, theo quan điểm của Saussure, hệ thống phân biệt với cấu trúc theo hai kiểu quan hệ: quan hệ liên tưởng thuộc về tính hệ thống, quan hệ ngữ đọan thuộc về cấu trúc

Trang 27

Như vậy, mặc dù các khái niệm kết cấu, bố cục và cấu trúc rất gần nhau nhưng chúng vẫn là những khái niệm khác nhau Có thể phân biệt các khái niệm kết cấu, bố cục với cấu trúc như sau: kết cấu và bố cục liên quan đến việc tổ chức, sắp xếp các phương tiện hình thức của ngôn ngữ để diễn đạt nội dung Còn cấu trúc là những mối quan hệ kết hợp tuyến tính (trước sau) của các đơn vị ngôn ngữ kể cả ở phương diện hình thức lẫn ở phương diện ý nghĩa Chính vì vậy, trong mỗi văn bản thường có cấu trúc hình thức

và cấu trúc ngữ nghĩa

1.3 NGỮ NGHĨA VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN NGỮ NGHĨA CỦA VĂN BẢN

1.3.1 Khái niệm ngữ nghĩa

Cái biểu đạt và cái được biểu đạt là hai mặt của mỗi một tín hiệu ngôn ngữ Nếu cái biểu đạt thuộc về phương diện hình thức thì cái được biểu đạt

chính là nội dung ý nghĩa của tín hiệu ngôn ngữ đó Ý nghĩa chính là sự phản ánh đối tượng của hiện thực vào nhận thức, tư duy của con người trở thành đơn vị ngôn ngữ Nó chính là nội dung được phản ánh trong nhận thức và được cố định hoá một biểu tượng nào đó về sự vật, hiện tượng

Khi nói đến ý nghĩa trong ngôn ngữ, người ta thường nói đến ý nghĩa của từ “Ý nghĩa của từ biểu thị những sự vật và hiện tượng của đời sống thực tế vào đời sống tâm lí con người Người ta có thể hiểu biết về một đối tượng nào đó không có trước mắt khi nhắc đến cái tên gọi của nó” [32: 55] Nghĩa của từ luôn có mối quan hệ mật thiết với đặc điểm ngữ pháp của từ Khi nói về mối quan hệ này, Đỗ Hữu Châu nhận xét: “Đặc điểm ngữ pháp của từ không hoàn toàn độc lập với ý nghĩa Đặc điểm ngữ pháp của từ chính

là những biểu hiện ở khả năng tạo câu của một ý nghĩa nào đó của từ Ý nghĩa của từ là cơ sở của các đặc điểm ngữ pháp Ngược lại, đặc điểm ngữ pháp là cái khuôn hình thức đã định hình một ý nghĩa Một hiểu biết về thực

tế khách quan mà chưa gắn với một đặc điểm ngữ pháp nào đó thì chưa phải

là ý nghĩa của từ” [34: 21]

Trang 28

Đỗ Hữu Châu nhận xét thêm:“Ý nghĩa của từ vừa là cái riêng vừa là

cái chung cho những từ cùng loại Nắm được cả cái riêng cả cái chung trong

ý nghĩa từ mới thực sự hiểu từ, thực sự hiểu được những cái tinh tế trong từ

và mới hiểu được những cái đặc sắc của từng ngôn ngữ ở phương diện nội

dung” [34: 85] Và cũng theo tác giả, nghĩa của từ gồm nghĩa biểu vật, nghĩa

biểu niệm và nghĩa biểu thái Ba thành phần này thường được gọi chung là ý nghĩa từ vựng và thành phần ý nghĩa thứ tư đối lập với chúng là ý nghĩa ngữ pháp Và như vậy, ý nghĩa được xem là “cái quyết định, là lí do tồn tại của ngôn ngữ, không một đối tượng nghiên cứu nào của ngôn ngữ học mà không liên hệ với ý nghĩa, không một sự nghiên cứu nào mà không đụng chạm đến

ý nghĩa, ý nghĩa là tờ “chứng chỉ” cho các sự kiện ngôn ngữ Thế nhưng, nó

là tờ “chứng chỉ” trừu tượng và “khá mơ hồ” [34: 21] Chính vì vậy, ngôn ngữ học hình thành chuyên ngành ngữ nghĩa học “Ngữ nghĩa là toàn bộ nội dung thông tin được truyền đi hoặc được đơn vị nào đó của ngôn ngữ thể

hiện” [252: 183] Và vấn đề nghĩa của từ, nghĩa của câu đã có khá nhiều công trình nghiên cứu công phu, tiêu biểu như: Từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt (1981), Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng (1986) của tác giả Đỗ Hữu Châu, Ngữ nghĩa học (2008) của Lê Quang Thiêm… Về cấu trúc nghĩa của câu, đã

có rất nhiều nhà nghiên cứu đề cập Trong các công trình ngữ pháp tiếng Việt, các tác giả đều chú ý nghiên cứu về ngữ nghĩa của câu Nhìn chung các quan điểm khá thống nhất

Gần đây, vấn đề ngữ nghĩa của văn bản đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm Có thể điểm qua một vài công trình nghiên cứu của các tác giả

trong và ngoài nước về nội dung ngữ nghĩa của văn bản Trong Ngữ pháp văn bản, O I Moskalskaja quan niệm nghĩa của văn bản là do chủ đề quy

định: “Chủ đề được hiểu là hạt nhân nghĩa của văn bản, nội dung cô đúc và khái quát của văn bản” [172: 31] Tác giả cho rằng chủ đề chính là đối tượng được người viết đề cập đến Quan niệm của I.R Galperin (1987) về nội dung ngữ nghĩa của văn bản lại có nhiều điểm khác với quan niệm trên Ông đã

Trang 29

dành một chương riêng trong công trình nghiên cứu của mình để nói về nội dung thông tin của văn bản Theo ông, nội dung ý nghĩa của văn bản là thông tin bao hàm trong nó, gồm 3 kiểu: thông tin nội dung sự việc, thông tin nội dung quan niệm và thông tin nội dung tiềm văn bản Quan niệm này được ông giải thích như sau: “Thông tin nội dung sự việc gồm thông báo về sự

việc, sự cố, quá trình đang diễn ra, đã diễn ra, sẽ diễn ra (…) Loại thông tin

này, xét thực chất là tường minh, nghĩa là bao giờ cũng được biểu đạt thành lời ( ) Thông tin nội dung quan niệm thông báo với bạn đọc cách hiểu của

cá nhân tác giả về quan hệ giữa những sự việc được miêu tả bởi các phương

tiện của thông tin nội dung sự việc (…) Thông tin nội dung tiềm văn bản là thông tin tiềm ẩn được rút ra từ thông tin nội dung sự việc dựa vào khả năng

của các đơn vị ngôn ngữ có thể sản sinh ra ý nghĩa liên tưởng và nghĩa hàm chỉ cũng như nhờ câu bên trong thể thống nhất trên câu có khả năng triển khai ý nghĩa” [111: 57-58] Và ở một chương khác, ông cũng đề cập đến ý nghĩa tình thái của văn bản Ở đây ý nghĩa tình thái khách quan của văn bản

được ông giải thích trong mối quan hệ với tình thái chủ quan của câu Như vậy, ở công trình này ông cũng đã nói đến vấn đề nghĩa tường minh, nghĩa hàm ẩn, nghĩa tình thái của văn bản mặc dù chưa thực sự rõ ràng và đầy đủ Các nhà Việt ngữ cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu có giá trị về văn bản như Trần Ngọc Thêm, Diệp Quang Ban, Hồ Lê, Đỗ Hữu Châu… Tuy nhiên, vấn đề nội dung ngữ nghĩa của văn bản thì các tác giả đều có

những quan điểm rất khác nhau Chẳng hạn, trong Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt, Trần Ngọc Thêm đã tập trung làm rõ hai bình diện liên kết nội

dung của văn bản là liên kết chủ đề và liên kết logic Ở đây, chủ đề được hiểu là những đối tượng chung hoặc những đối tượng có quan hệ mật thiết với nhau được biểu đạt bằng danh từ hay đại từ: “Hai phát ngôn có thể coi là

có liên kết chủ đề khi chúng nói đến những đối tượng chung hoặc những đối tượng có quan hệ mật thiết với nhau Đơn vị cơ sở tham gia liên kết chủ đề là đối tượng của hiện thực, trong đó chủ yếu là các sự vật, khái niệm… được

Trang 30

thể hiện bằng các tên gọi (danh từ, đại từ)” [214: 140] Quan niệm này của Trần Ngọc Thêm về nội dung ý nghĩa của văn bản giống với quan niệm của O.I Moskalskaja

Nội dung ý nghĩa của văn bản theo tác giả Diệp Quang Ban là do đề tài - chủ đề quy định Khi trình bày về các đặc trưng của văn bản, tác giả đã nêu ra yếu tố nội dung và giải thích rõ: “Văn bản có đề tài - chủ đề (đề tài

hoặc chủ đề) xác định Yếu tố này giúp phân biệt văn bản với chuỗi câu nối tiếp tình cờ đứng cạnh nhau, tạo ra “chuỗi bất thường về nghĩa” hoặc cái gọi

là “phi văn bản” Những chuỗi câu phi văn bản xét về mặt từ ngữ vẫn có thể

có liên kết (bằng các phương tiện hình thức) với nhau, nhưng không tạo ra

được một đề tài thống nhất” [11: 219] Như vậy, đề tài - chủ đề chính là yếu

tố đem lại nội dung ý nghĩa cho văn bản, giúp phân biệt được văn bản với

“chuỗi bất thường về nghĩa”

Tóm lại, các nhà nghiên cứu đều đã có đề cập đến nội dung ý nghĩa của văn bản, tuy rằng quan niệm của các tác giả có nhiều điểm khác nhau Theo chúng tôi, nội dung ý nghĩa của văn bản chính là chủ đề được người viết đề cập và thái độ của người viết về hiện thực được đề cập đến Chúng có thể nằm hiển hiện trên bề mặt văn bản hay dưới tầng sâu của văn bản và từ đó tạo ra các tầng ý nghĩa khác nhau trong văn bản: nghĩa chủ đề, nghĩa liên nhân, nghĩa bề mặt, nghĩa hàm ý được thể hiện theo các kiểu cấu trúc thông tin khác nhau

1.3.2 Những vấn đề liên quan đến ngữ nghĩa của văn bản thơ ca dân gian

Trang 31

năng chủ yếu là trao đổi thông tin và bộc lộ cảm xúc Hai chức năng này thường được các nhà phân tích diễn ngôn gọi là chức năng giao dịch và chức năng liên nhân Chức năng giao dịch của ngôn ngữ thể hiện quan hệ giao dịch, quan hệ thông tin và nó đem lại nghĩa chủ đề cho văn bản Chức năng liên nhân thể hiện qua quan hệ giữa người (người nói) với người (người nghe) để tạo lập hoặc duy trì quan hệ xã hội Về mặt nội dung ngữ nghĩa, mỗi một văn bản “được chia thành hai thành phần: thành phần sự vật (thành phần miêu tả, phản ánh) và thành phần liên nhân Thuộc thành phần sự vật là những hiểu biết, nhận thức mà người nói đưa vào trong ngôn ngữ nhằm thông tin cho người nghe biết Thuộc thành phần liên nhân là thái độ tình cảm, sự đánh giá sự vật, hiện tượng được nói tới, tức thành phần sự vật và những ý muốn về hành động mà người nói muốn thực hiện hay muốn người nghe thực hiện” [39: 718- 719]

Có thể thấy sự phát triển mạnh mẽ của ngữ nghĩa học trong những năm gần đây đã đem đến những nghiên cứu, nhận xét mới mẻ về ngữ nghĩa học Các nhà ngữ nghĩa học đã thống nhất chỉ ra rằng, nghĩa của mỗi một câu thường gồm hai phần: ngôn liệu (dictum) và tình thái (modus) Thành phần thứ nhất thể hiện nội dung sự tình, thường được gọi là nghĩa miêu tả, nghĩa biểu hiện của câu Còn thành phần thứ hai thể hiện thái độ, cách đánh giá, nhận xét của người nói đối với việc được nói đến hay đối với người nghe Tuy nhiên, nghĩa tình thái còn có thể bao gồm nhiều khía cạnh khác nhau Những khía cạnh cần chú ý là: sự nhìn nhận, đánh giá và thái độ của người nói đối với sự việc được đề cập đến trong câu Khi đề cập đến một sự việc nào đó, người nói thường bộc lộ thái độ, sự đánh giá của mình đối với

sự việc đó Sự nhìn nhận, đánh giá đó có thể là sự khẳng định tính chân thực của sự việc; đánh giá về mức độ hay số lượng đối với một phương diện nào

đó của sự việc; đánh giá sự việc có thực hay không có thực, đã xảy ra hay chưa xảy ra; khẳng định tính tất yếu, sự cần thiết hay khả năng của sự việc

Và nghĩa tình thái đó còn có thể là tình cảm, thái độ của người nói đối với

Trang 32

người nghe thông qua các từ ngữ xưng hô, từ ngữ cảm thán, từ tình thái ở đầu câu hoặc cuối câu để biểu thị các thái độ khác nhau

Những thành phần nội dung ý nghĩa đó được thể hiện qua các kiểu cấu trúc nghĩa đa dạng khác nhau Trong việc nghiên cứu đặc điểm ngữ nghĩa của thơ ca dân gian xứ Quảng, các vấn đề lí thuyết như giao tiếp, hàm ý trong văn bản cần được làm rõ để khám phá các vấn đề về nghĩa của thơ ca dân gian địa phương này

1.3.2.2 Giao tiếp

a) Về khái niệm giao tiếp

Trong cuộc sống, con người luôn có nhu cầu trao đổi thông tin với nhau Quá trình tiếp xúc, trao đổi này thường được gọi là giao tiếp Giao tiếp (communication) có thể được thực hiện bằng nhiều phương tiện khác nhau, trong đó, ngôn ngữ được xem là phương tiện tiện lợi và hữu hiệu nhất Quá trình giao tiếp sử dụng phương tiện ngôn ngữ được gọi là giao tiếp ngôn ngữ

Có nhiều hình thức giao tiếp ngôn ngữ Ca dao, dân ca được coi là một hình thức ca hát, diễn xướng của dân tộc: “Ca dao sinh ra, còn lại, truyền đi và biến đổi chủ yếu là thông qua sinh hoạt dân ca” Chính vì vậy mà trong phần lớn ca dao trữ tình còn in dấu dân ca, khuôn dấu ấy là lời đối đáp, các kiểu

hát tập thể của dân tộc ta” [67: 44] Vậy ca dao, dân ca là một hình thái đặc biệt của giao tiếp bằng ngôn ngữ

Cho đến nay, thuật ngữ giao tiếp được các nhà ngôn ngữ học định nghĩa theo những cách khác nhau:

(1) Nếu tách các nhân vật giao tiếp ra khỏi quá trình này thì giao tiếp được hiểu một cách rất đơn giản: “Giao tiếp (communication) là việc một tin nào đó được truyền từ điểm này đến điểm khác” [Dẫn theo 8: 10] Trong giai đoạn hiện nay, giao tiếp ngôn ngữ là đối tượng thu hút được nhiều nhà nghiên cứu lưu tâm với những khía cạnh khác nhau Do đó, quá trình này cũng được hiểu theo nhiều cách khác nhau Theo Berge (1994) [Dẫn theo 11: 18-21], giao tiếp được hiểu theo một số cách sau đây:

Trang 33

(2) Hiểu theo cách đơn giản và chung nhất, giao tiếp được xem là “quá

trình thông tin diễn ra giữa ít nhất là hai người trao đổi với nhau, gắn với một ngữ cảnh và một tình huống nhất định” [Dẫn theo 11: 18] Cách định nghĩa này liên quan đến xã hội học vì rất gần gũi với việc con người thực hiện các cuộc trao đổi bằng lời trong cuộc sống, trong đó có cả thơ ca

(3) Theo cách hiểu có tính chất chuyên môn, giao tiếp được hiểu “như

một thuật ngữ chỉ loại bao gồm tất cả thông điệp được phát ra trong những

ngữ cảnh và tình huống khác nhau” [Dẫn theo 11: 19] Theo quan niệm này,

giao tiếp được xem là tất cả các hành động ngôn ngữ trong xã hội mà chưa

có sự phân biệt các ngữ huống khác nhau

(4) Trong ngôn ngữ học, khi xem xét giao tiếp trong quan hệ đồng nghĩa hoặc gần nghĩa với các thuật ngữ của ngữ dụng học như: lời nói, cách dùng,… thì “giao tiếp được nhìn nhận như là những cái vốn có trong thông điệp ngôn ngữ: qua bình diện nội dung và bình diện biểu hiện (hình thức) của thông điệp bằng ngôn ngữ, người ta có thể hiểu tình huống, ngữ cảnh và

bản thân những người trao đổi lời với nhau tự thể hiện mình” [Dẫn theo 11: 19] Cách định nghĩa này đã chú ý quan tâm đến những truyền thống khác

nhau của ngôn ngữ học như: sự phân biệt giữa một bên là ngôn ngữ hay hệ thống với bên kia là ngôn ngữ hay hành vi

(5) Trong Nguyên lí ngữ nghĩa học, J Lyons lí giải giao tiếp thông qua tính từ có tính giao tiếp (communicatif): “Một tín hiệu là có tính giao tiếp

nếu nó nhằm báo cho người nhận một cái gì đó mà cho đến lúc bấy giờ

người ấy chưa biết” [Dẫn theo 11: 20]

Định nghĩa này cần được hiểu một cách linh hoạt, nhất là cụm từ

“một cái gì đó” Đó có thể là những thông tin hoàn toàn mới đối với người nhận (người nhận chưa biết), tức ứng với chức năng giao dịch của ngôn ngữ Nhưng “một cái gì đó” cũng có thể là những tình cảm, thái độ, suy nghĩ của người truyền tin đối với người nhận, điều này ứng với chức năng liên nhân của ngôn ngữ Có thể thấy, quá trình giao tiếp bằng ngôn ngữ qua thơ ca dân

Trang 34

gian không phải lúc nào cũng là sự truyền báo cho người nghe những thông tin mới mẻ mà trước đó người nghe chưa hề được biết Đôi khi thông tin trong một cuộc giao tiếp không phải là yếu tố chính Thông qua quá trình giao tiếp, nhân vật giao tiếp có điều kiện để bộc lộ, tự thể hiện mình về thái

độ, tình cảm, suy nghĩ, quan điểm… Chẳng hạn, lời hát dân ca của một đôi nam nữ xứ Quảng sau đây có thể xem là một cuộc giao tiếp:

- Thuyền em mũ phụng cánh loan Đưa người tuấn sĩ, hạng chàng không đưa

- Bữa nay đông khách làm rày Đến mai vắng khách ăn mày cũng đưa

[268: 271]

Đã từ lâu, giao tiếp ngôn ngữ được xem như là một trong những vấn

đề trung tâm thu hút sự chú ý của các nhà nghiên cứu ngữ dụng Theo cách nhìn của các nhà dụng học, các phát ngôn được phát ra trong cuộc giao tiếp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như ý định của người nói, khả năng suy luận của người nghe chứ không đơn giản chỉ là sự phát và nhận tin thông thường Quan niệm của Nguyễn Thiện Giáp sau đây cũng được nhiều người đồng tình: “giao tiếp ngôn ngữ là quá trình tương tác lẫn nhau giữa người nói và người nghe, giữa lời nói này với lời nói kia Các phát ngôn lệ thuộc vào niềm tin và ý định của người nói, vào sự chờ đợi, sự suy luận của người nghe, vào vốn hiểu biết chung giữa người nói và người nghe” [82: 15] Khái niệm này mặc dù được giải thích khá chi tiết nhưng chưa bao quát hết các phương diện của quá trình giao tiếp Nghiên cứu cấu trúc hình thức và ngữ nghĩa của thơ

ca dân gian Quảng Nam, chúng tôi thấy cách hiểu về giao tiếp theo (2) là hợp lí nhất Do vậy, trong luận án này, cách hiểu về giao tiếp (2) được sử dụng do tính đầy đủ và ngắn gọn của nó

b) Chức năng của ngôn ngữ trong giao tiếp

Một trong những điều dễ nhận thấy về chức năng của ngôn ngữ đó là chức năng làm phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người Trong

Trang 35

quá trình giao tiếp, ngôn ngữ thực hiện hai chức năng chủ yếu là trao đổi thông tin và bộc lộ cảm xúc Hai chức năng này được Gilliam Brown gọi là

“chức năng liên giao (transactional) và chức năng liên nhân (interactional)”

Sự phân biệt hai chức năng này được các nhà nghiên cứu khác gọi bằng

những thuật ngữ khác nhau: Jakobson (1960) gọi là quy chiếu và cảm xúc, Haliday (1970) gọi là ý niệm và liên nhân, J Lyons gọi là mô tả và biểu cảm

xã hội [77: 16] Và hai chức năng này có thể được gọi chức năng giao dịch

và chức năng liên nhân [11: 21]

Chức năng giao dịch (transactional function) là chức năng mà ngôn

ngữ được dùng để diễn đạt những kinh nghiệm, nội dung sự việc, để diễn đạt nghĩa miêu tả, nghĩa biểu hiện hay để quy chiếu các sự vật hiện tượng Theo

đó, chức năng này thường ứng với việc thể hiện nghĩa miêu tả, nghĩa chủ đề của câu Còn chức năng liên nhân là chức năng của ngôn ngữ được dùng để thể hiện các quan hệ xã hội và thái độ của các cá nhân Thực ra, mỗi chức năng có vai trò riêng trong đời sống xã hội Theo các nhà nghiên cứu trước đây, chức năng giao dịch là chức năng quan trọng nhất Bởi vì, thông qua chức năng này, con người có thể trao đổi thông tin để phát huy nền văn hóa của mình và tiếp nhận những nền văn hóa tiên tiến trên thế giới Cũng qua giao dịch, con người có thể lưu giữ và truyền đạt những kinh nghiệm trong cuộc sống như kinh nghiệm về thời tiết để đề phòng thiên tai, kinh nghiệm

về nghề nghiệp làm ăn của từng dân tộc, kinh nghiệm về cách lựa chọn vật nuôi để tăng gia sản xuất, về ứng xử với những người xung quanh Chức năng này thể hiện rất rõ qua kho tàng văn học dân gian của mỗi dân tộc Từ

xa xưa, con người đã đúc kết nhiều kinh nghiệm thực tiễn để truyền miệng cho nhau về nhiều vấn đề trong cuộc sống Ví dụ:

Ao sâu béo cá, rào ngã béo gà Rau chọn lá, cá chọn mang Bồi ở, lở đi

(Tục ngữ Quảng Nam)

Trang 36

Như vậy, chức năng giao dịch của ngôn ngữ thể hiện quan hệ giao dịch, quan hệ thông tin và nó đem lại nghĩa chủ đề cho văn bản

Chức năng liên nhân (interpersonal function, cũng dịch là chức năng

liên cá nhân), như trên đã nói, cùng với chức năng giao dịch, chức năng liên nhân làm thành hai chức năng quan trọng của ngôn ngữ trong quá trình giao tiếp Với chức năng liên nhân, ngôn ngữ được dùng để thể hiện các quan hệ

xã hội và quan hệ của con người với con người Cũng như chức năng giao dịch, chức năng liên nhân là do quan hệ liên nhân tạo ra Chức năng liên nhân thể hiện rõ nhất trong việc dùng ngôn ngữ để tạo lập và duy trì các quan hệ xã hội Các quan hệ này có thể được tạo ra trong những lời trao đổi

có tính chất đưa đẩy, lời trò chuyện mà nội dung mệnh đề hay nghĩa chủ đề của nó chưa được tính đến Thực ra, trong một diễn ngôn thì chỉ có thể nói rằng chức năng này trội hơn hoặc thiên về chức năng này hay chức năng kia chứ ít có diễn ngôn chỉ có chức năng này mà không có chức năng kia

Quan hệ liên nhân liên quan đến khái niệm vai giao tiếp Các nhà phân tích hội thoại rất quan tâm đến việc sử dụng ngôn ngữ trong việc thương lượng về quan hệ vai trong giao tiếp Có thể thấy, đối với hội thoại thường nhật của con người trong xã hội, không ít trường hợp, ngôn ngữ được sử dụng trước hết không phải với chức năng giao dịch, với nghĩa biểu hiện mà

là với nghĩa tình thái, nghĩa liên nhân Qua những lời hội thoại thông thường

để thiết lập những quan hệ trong xã hội thì tính chất liên nhân bộc lộ rất rõ,

đó có thể là: sự thương lượng về chiến lược giao tiếp thân hữu, ngang vai, hay quyền uy xa lạ, sự thể hiện dấu ấn cá nhân của người tham gia giao tiếp (là người có văn hóa, lịch sự, biết giữ thể diện cho người khác và cho mình, thể hiện sự cộng tác hoặc không cộng tác với người đối thoại) Những lời chào hỏi, chúc mừng, cám ơn… thường là những diễn ngôn mang tính chất liên nhân rõ rệt Sự bày tỏ tình cảm thường nhằm thiết lập những quan hệ liên cá nhân

Trang 37

Tóm lại, chức năng giao dịch và chức năng liên nhân là hai chức năng

cơ bản của ngôn ngữ trong giao tiếp, tuỳ mục đích giao tiếp mà từng chức năng có sự thể hiện không giống nhau

c) Ngữ cảnh

Cho đến nay, thuật ngữ ngữ cảnh (context) vẫn được hiểu một cách

mơ hồ và dùng rất khác nhau trong các công trình nghiên cứu ngôn ngữ

Cùng với ngôn ngữ và diễn ngôn, ngữ cảnh là một trong ba nhân tố của một

cuộc giao tiếp Theo Đỗ Hữu Châu [37], nhân tố giao tiếp là những yếu tố tham gia vào một cuộc giao tiếp, chi phối cuộc giao tiếp đó cả về hình thức lẫn nội dung Do vậy, sẽ không thể nào hiểu được nội dung ý nghĩa của một cuộc giao tiếp nếu không gắn cuộc giao tiếp đó với các nhân tố giao tiếp mà

nhất là ngữ cảnh Đây là nhân tố có mặt trong cuộc giao tiếp nhưng không nằm

trong diễn ngôn Để thấy vai trò của ngữ cảnh trong giao tiếp, cần làm rõ hai yếu

tố thuộc ngữ cảnh là nhân vật giao tiếp và hiện thực ngoài diễn ngôn

Theo quan niệm của Đỗ Hữu Châu, nhân vật giao tiếp “là những

người tham gia vào một cuộc giao tiếp bằng ngôn ngữ, dùng ngôn ngữ để tạo

ra các lời nói, các diễn ngôn, qua đó mà tác động vào nhau Đó là những người tương tác bằng ngôn ngữ Các nhân vật giao tiếp có quan hệ vai giao tiếp và quan hệ liên cá nhân ” [37: 15]

Bất kì cuộc giao tiếp nào cũng có sự phân vai: vai người phát (người nói, người viết) và vai người nhận (người nghe, người đọc) Sự phân vai này thường được kí hiệu là Sp1 và Sp2 Trong một cuộc hội thoại, hai vai này cùng có mặt và có sự luân phiên lượt lời với nhau

Hiện thực ngoài diễn ngôn là những yếu tố vật chất và tinh thần nằm

bên ngoài nội dung của cuộc giao tiếp Đó chính là bối cảnh giao tiếp rộng Tác giả Đỗ Hữu Châu [37] quan niệm, hiện thực ngoài diễn ngôn bao gồm:

“tất cả những yếu tố vật chất, xã hội, văn hoá… có tính cảm tính và những nội dung tinh thần tương ứng không được nói đến trong diễn ngôn của một cuộc giao tiếp” Tuy những yếu tố này không được nhắc đến trong diễn ngôn

Trang 38

của cuộc giao tiếp nhưng được các nhân vật giao tiếp hiểu biết, ý thức về nó rất rõ Và “khi đã trở thành những hiểu biết chung của những người giao tiếp

thì hiện thực ngoài diễn ngôn hợp thành tiền giả định bách khoa hay tiền

giả định giao tiếp của diễn ngôn” [37: 19] Theo các nhà nghiên cứu, hiện

thực ngoài diễn ngôn bao gồm 4 bộ phận là: hiện thực - đề tài của diễn ngôn, thế giới khả hữu và hệ quy chiếu, hoàn cảnh giao tiếp, thoại trường và ngữ huống giao tiếp

Tóm lại, ngữ cảnh là cơ sở cho việc sử dụng từ ngữ và tạo lập lời nói, đồng thời làm căn cứ để lĩnh hội thấu đáo lời nói Tất cả những yếu tố thuộc ngữ cảnh sẽ chi phối nội dung và hình thức của các cuộc giao tiếp Do vậy, chúng sẽ là cơ sở để phân tích các đặc điểm về hình thức và ngữ nghĩa của các diễn ngôn thơ ca dân gian xứ Quảng một cách chính xác, hiệu quả

1.3.2.3 Hàm ý

a) Khái niệm hàm ý

Trong giao tiếp, con người thường muốn nói nhiều hơn những điều được nói ra Có những điều tuy không được nói ra nhưng điều đó lại là điều người nói mong muốn người nghe hiểu được và đó cũng chính là đích của

cuộc giao tiếp Hiện tượng đó được gọi là hàm ý (implicature) hay hàm ngôn

(cách gọi của Đỗ Hữu Châu) Người nghe có thể nắm bắt được hàm ý nhờ

thao tác suy ý Hàm ý được các nhà dụng học phân thành hai loại lớn là hàm

ý quy ước và hàm ý hội thoại

b) Phân biệt hàm ý quy ước và hàm ý hội thoại

b 1 ) Hàm ý quy ước

Hàm ý quy ước (conventional implicature) là loại hàm ý được xem xét trong dụng học nhưng không gắn với các nguyên tắc cộng tác và phương châm hội thoại “Hàm ý quy ước là kiểu nghĩa gia thêm vào, hoàn toàn do quy ước, cho nên chúng không chia sẻ các đặc trưng của hàm ý hội thoại” [11: 134] Theo Grice, hàm ý quy ước “được quyết định bởi quy ước của từ”

Trang 39

[Dẫn theo 77: 58] Hàm ý quy ước được thể hiện bằng việc sử dụng các hư từ

như: và, nhưng, cả, vẫn, đã… để chỉ các mức độ nhấn mạnh Ví dụ:

Đất Quảng Nam chưa mưa đà thấm Rượu Hồng Đào chưa nhấm đà say

Từ đà trong câu trên có nghĩa gần với từ đã, thực ra là biến âm của đã

Hàm ý quy ước của đà (hay đã) ở đây chỉ sự trái ngược với điều người ta

tưởng, điều mà người ta chưa từng gặp Bởi theo cách hiểu thông thường,

người ta sẽ tưởng rằng: đất chưa mưa - chưa thấm; rượu chưa uống - chưa say Có được sự nghịch lí, trái với lẽ thường là do sự quy ước nghĩa của từ hai từ chưa đà khi chúng nằm trong một cấu trúc Với cách dùng từ như thế,

tác giả dân gian đã cho người nghe biết được đất Quảng Nam là loại đất gì - đó

là loại đất cát rất khô cằn, có độ thấm nước nhanh, tưởng chừng như “đất rất

khát nước” Thực tế có thể thấy, đây là cách nói quá của tác giả dân gian

Tuy nhiên, người ta thường quan tâm nhiều hơn đến loại hàm ý nằm trong hội thoại và gắn với các nguyên tắc cộng tác và phương châm hội thoại Đó là hàm ý hội thoại

b 2 ) Hàm ý hội thoại

Theo Yule (1996), hàm ý hội thoại (conversational implicature) là phần ý nghĩa mà “người nói cố ý thông báo nhiều hơn là cái được nói ra

(…), nhiều hơn những gì mà nghĩa của các từ cung cấp cho” [78: 76] Đó là

“thứ hàm ý suy ra được trong quá trình hội thoại, gắn với cách thực hiện nguyên tắc cộng tác trong hội thoại” [11: 126] Hàm ý hội thoại là phần nghĩa không được nói ra bằng từ ngữ cụ thể Do vậy, khi sử dụng hàm ý hội thoại, ý nghĩa đem lại sẽ nhiều hơn điều được nói ra Nghĩa của hàm ý hội thoại là “phần nghĩa nhiều hơn (hay gia thêm vào) phần nghĩa của từ ngữ

được nói ra” [11: 137]

Hàm ý hội thoại có một số đặc tính cơ bản Trước hết, đó là đặc tính

giải đoán được Vì hàm ý hội thoại là phần nghĩa không được người nói diễn đạt bằng các từ ngữ cụ thể, người nghe muốn hiểu được phải giải đoán nó

Trang 40

Nếu trong một phát ngôn, người nói có sử dụng hàm ý nhưng người nghe không giải đoán được, thì việc dùng hàm ý của người nói coi như không thành công

Khi không muốn câu nói của mình có hàm ý, người nói có thể ngăn cản

không cho hàm ý xuất hiện, tức không tạo cơ sở cho việc giải đoán hàm ý

Vì hàm ý hội thoại là phần ý nghĩa không được nói ra nên nó có thể

được huỷ bỏ bằng cách dùng những từ ngữ có tác dụng che lấp như thực ra, trên thực tế thì, thì… và nó cũng có thể tăng cường được bằng cách đưa

thêm vào những thông tin phụ làm rõ hàm ý

Một khái niệm nữa cũng thuộc phạm trù nghĩa hàm ẩn cần được phân

biệt với hàm ý là tiền giả định (presupposition) Để phân biệt hàm ý hội thoại

với tiền giả định, có thể thấy tiền giả định cũng là phần nghĩa không được nói ra bằng từ ngữ cụ thể nhưng đó không phải là ý định nói của người nói

và do đó tiền giả định không có giá trị thông báo chính thức trong phát ngôn Tiền giả định cũng không lệ thuộc vào ngữ cảnh và không bị thay đổi khi chuyển đổi mục đích phát ngôn Tiền giả định chỉ là những điều người nói và người nghe đều đã biết, không cần phải giải thích thêm nữa, đó chỉ là điều kiện cần cho phát ngôn được nảy sinh và có hiệu lực giao tiếp mà thôi Trong khi đó, hàm ý hội thoại phụ thuộc sâu sắc vào ngữ cảnh Người nói có thể tường minh hoá hàm ý hội thoại bằng những từ ngữ cụ thể và hàm ý sẽ bị thay đổi nếu chuyển đổi mục đích phát ngôn Hàm ý hội thoại mặc dù không được thể hiện bằng những từ ngữ cụ thể nhưng là phần nghĩa có giá trị thông báo chính thức Có thể thấy rõ hơn sự khác nhau giữa hàm ý hội thoại và tiền giả định qua phát ngôn sau đây:

Cô ấy đang chăm sóc con ở bệnh viện (1)

Phát ngôn này có thể có các tiền giả định: cô ấy đã có con, con cô ấy đang bị ốm… Những điều này đều không được nói ra nhưng đó không phải

là ý định nói của người nói mà chỉ là điều kiện cần thiết cho phát ngôn được xuất hiện và có hiệu lực giao tiếp Phát ngôn này nếu được phát ra trong

Ngày đăng: 01/06/2018, 12:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w