1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SO SÁNH QUAN hệ GIA ĐÌNH TRUYỀN THỐNG của TRUNG QUỐC và VIỆT NAM TRÊN cứ LIỆU tục NGỮ CA DAO THƠ CA dân GIAN TRUNG QUỐC và VIỆT NAM

24 547 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 537,25 KB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --- CAI MING THÁI MINH SO SÁNH QUAN HỆ GIA ĐÌNH TRUYỀN THỐNG CỦA TRUNG QUỐC VÀ VIỆT NAM TRÊN CỨ LIỆU TỤC NGỮ CA DA

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

CAI MING (THÁI MINH)

SO SÁNH QUAN HỆ GIA ĐÌNH TRUYỀN THỐNG CỦA

TRUNG QUỐC VÀ VIỆT NAM TRÊN CỨ LIỆU TỤC NGỮ CA DAO

THƠ CA DÂN GIAN TRUNG QUỐC VÀ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ Ngành: Đông Phương học Chuyên ngành: Châu Á học

Mã số: 60 31 06 01

HÀ NỘI – 2014

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

CAI MING (THÁI MINH)

SO SÁNH QUAN HỆ GIA ĐÌNH TRUYỀN THỐNG CỦA

TRUNG QUỐC VÀ VIỆT NAM TRÊN CỨ LIỆU TỤC NGỮ CA DAO

THƠ CA DÂN GIAN TRUNG QUỐC VÀ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ Ngành: Đông Phương học Chuyên ngành: Châu Á học

Mã số: 60 31 06 01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN:

TS Ngiêm Thúy Hằng

HÀ NỘI – 2014

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Đề tài luận văn: So sánh quan hệ gia đình truyền thống của Trung Quốc

và Việt Nam trên cứ liệu tục ngữ ca dao thơ ca dân gian Trung Quốc và Việt Nam , Trên cơ sở cứ liệu tục ngữ, ca dao và thơ ca dân gian liên quan đến quan hệ gia đình trong tiếng Trung và tiếng Việt, luận văn tiến hành so sánh

và phân tích nét tương đồng và những nét khu biệt của mối quan hệ gia đình truyền thống Trung Quốc và Việt Nam Nguồn tư liệu đảm bảo về tính khách quan và bản quyền tác giả Tôi xin cam đoan những kết quả trình bày trong luận văn là kết quả nghiên cứu do cố gắng của bản thân tác giả luận văn và định hướng của giảng viên hướng dẫn

Hà Nội, ngày tháng năm

Tác giả

CAI MINH ( Thái Minh)

Trang 5

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

PHẦN MỞ ĐẦU 4

1 Lý do lựa chọn đề tài 4

2 Lịch sử nghiên cứu 6

3 Mục đích nghiên cứu 7

4 Nhiệm vụ nghiên cứu 7

5 Phương pháp nghiên cứu 8

6 Phạm vi, đối tượng nghiên cứu và nguồn cứ liệu 9

7 Bố cục luận văn Error! Bookmark not defined Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN Error! Bookmark not defined.

1.1 Một số vấn đề về gia đình, mối quan hệ gia đình và văn hóa gia đình Error! Bookmark not defined.

1.1.1 Khái niệm gia đình Error! Bookmark not defined 1.1.2 Mối quan hệ gia đình Error! Bookmark not defined 1.1.3 Văn hóa gia đình Error! Bookmark not defined 1.1.4 Văn hóa gia đình truyền thống Trung Quốc Error! Bookmark not defined 1.1.5.Văn hóa gia đình truyền thống Việt Nam Error! Bookmark not defined.

1.2.Khái niệm tục ngữ, ca dao, thơ ca dân gian, phong tục, tập quán trong quan hệ gia

đình Error! Bookmark not defined 1.2.1 Khái niệm tục ngữ Error! Bookmark not defined 1.2.2 Khái niệm thơ ca dân gian và ca dao Error! Bookmark not defined 1.2.3 Khái niệm phong tục, tập quán trong quan hệ gia đình Error! Bookmark not defined.

1.3.Tiểu kết: Error! Bookmark not defined.

Chương 2 NHỮNG NÉT TƯƠNG ĐỒNG TRONG QUAN HỆ GIA ĐÌNH TRUNG

QUỐC VÀ VIỆT NAM QUA TỤC NGỮ, CA DAO VÀ THƠ CA DÂN GIAN Error! Bookmark not defined.

2.1 Những nét tương đồng về mối quan hệ giữa cha mẹ với con trong gia đình truyền

thống Việt Nam và Trung Quốc Error! Bookmark not defined 2.1.1 Hôn nhân chịu chi phối của cha mẹ Error! Bookmark not defined.

2.1.2 Chữ “Hiếu”là luân lý hạt nhân trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái

Error! Bookmark not defined.

Trang 6

2.1.3 Cha mẹ có nhiều nghĩa vụ với con cái, con cái cũng phải thực hiện nhiều

nghĩa vụ với cha mẹ Error! Bookmark not defined 2.1.4 Quan hệ cha mẹ con còn có những biểu hiện tiêu cực Error! Bookmark not defined.

2.2 Những nét tương đồng trong mối quan hệ vợ chồng Error! Bookmark not defined.

2.2.1 Coi trọng sự thủy chung, hòa hợp, gắn bó Error! Bookmark not defined.

2.2.2.Người chồng đóng vai trò quan trọng, người vợ tương đối lệ thuộc, bị động,

gánh vác nhiều nghĩa vụ Error! Bookmark not defined 2.2.3.Mối quan hệ vợ chồng đều còn tồn tại một số biểu hiện tiêu cực Error! Bookmark not defined.

2.3 Những tương đồng trong mối quan hệ anh chị em ruột: Error! Bookmark not defined.

2.3.1 Coi trọng sự hòa thuận, đoàn kết, gắn bó Error! Bookmark not defined.

2.3.2 Anh có nhiều quyền lợi và nghĩa vụ nặng nề, em thường chịu thiệt thòi

Error! Bookmark not defined 2.4 Những tương đồng trong mối quan hệ dâu rể với gia đình: Error! Bookmark not defined.

2.4.1 Chú trọng mối quan hệ với con dâu hơn với con rể Error! Bookmark not defined.

2.4.2 Còn những biểu hiện tiêu cực trong quan hệ với con dâu, con rể: Error! Bookmark not defined.

2.5 Những mối tương đồng trong quan hệ giữa ông bà và cháu chắt Error! Bookmark not defined.

2.6.Tiểu kết: Error! Bookmark not defined.

Chương 3 NHỮNG KHÁC BIỆT TRONG QUAN HỆ GIA ĐÌNH TRUNG QUỐC VÀ

VIỆT NAM QUA TỤC NGỮ, CA DAO Error! Bookmark not defined 3.1 Sự khác biệt trong tư duy Error! Bookmark not defined 3.1.1 Sự khác biệt trong tư tưởng đối với lễ giáo phong kiến Error! Bookmark not defined.

3.1.2 Sự khác biệt trong quan niệm về giao duyênError! Bookmark not defined 3.1.3 Sự khác biệt về quan niệm dân chủ trong hôn nhân Error! Bookmark not defined.

3.2 Sự khác biệt trong cách thức thể hiện Error! Bookmark not defined 3.2.1 Sự khác biệt trong cách thức thể hiện quan hệ vợ chồng Error! Bookmark not defined.

3.2.2 Sự khác biệt trong cách thức thể hiện quan hệ cha mẹ con Error! Bookmark not defined.

3.2.3 Sự khác biệt trong cách thức thể hiện quan hệ giữa anh chị em ruột Error! Bookmark not defined.

3.2.4 Sự khác biệt trong cách thức thể hiện quan hệ dâu rể Error! Bookmark not defined.

Trang 7

3.2.5 Sự khác biệt trong cách thức thể hiện quan hệ giữa ông bà và cháu Error! Bookmark not defined.

3.3.Tiểu kết: Error! Bookmark not defined KẾT LUẬN Error! Bookmark not defined.

TÀI LIỆU THAM KHẢO 13

Tiếng Việt 13

Tiếng Trung 15

Tiếng Anh 18

PHỤ LỤC Error! Bookmark not defined.

I Danh mục tục ngữ về quan hệ gia đình truyền thống trong tiếng Việt Error! Bookmark not defined.

1 Mối quan hệ vợ chồng Error! Bookmark not defined 2.Mối quan hệ cha mẹ con Error! Bookmark not defined 3.Quan hệ dâu rể với gia đình Error! Bookmark not defined 4.Quan hệ ông bà cháu Error! Bookmark not defined 5.Quan hệ anh chị em Error! Bookmark not defined 6.Quan hệ chị em dâu và chú cháu Error! Bookmark not defined.

II Danh mục ca dao-ca dân về quan hệ gia đình truyền thống trong tiếng Việt Error! Bookmark not defined.

1.Quan hệ vợ chồng Error! Bookmark not defined 2.Quan hệ cha mẹ con Error! Bookmark not defined.

3 Quan hệ dâu rể với gia đình Error! Bookmark not defined III Danh mục tục ngữ về quan hệ gia đình truyền thống trong tiếng Hán Error! Bookmark not defined.

1.Quan hệ vợ chồng Error! Bookmark not defined.

2 Quan hệ anh chị em Error! Bookmark not defined.

3 Quan hệ cha mẹ con Error! Bookmark not defined 4.Quan hệ dâu rể với gia đình Error! Bookmark not defined 5.Quan hệ ông bà cháu Error! Bookmark not defined 6.Quan hệ chú cháu, cô em chồng và cô dâu Error! Bookmark not defined.

Ⅳ Danh mục ca dao-ca dân về quan hệ gia đình truyền thống trong tiếng TrungError! Bookmark not defined.

1 Quan hệ vợ chồng Error! Bookmark not defined.

2 Quan hệ cha mẹ con Error! Bookmark not defined 3.Quan hệ anh chị em Error! Bookmark not defined.

4 Quan hệ dâu rể với gia đình Error! Bookmark not defined.

5 Quan hệ chú cháu, cô em chồng và cô dâu Error! Bookmark not defined.

6 Quan hệ ông bà cháu Error! Bookmark not defined.

Trang 8

Văn hóa của hai nước Trung Việt vừa có điểm tương đồng, lại vừa có những nét khác biệt, điều này được thể hiện rõ nét nhất trong hóa thạch ngôn ngữ Ngôn ngữ là của cải quý báu được tích lũy lâu đời của dân tộc, là một bộ phận c ủa văn hóa dân tộc Ngôn ngữ là một loại văn hóa đặc biệt, ngôn ngữ và văn hóa gắn bó chặt chẽ với nhau không thể tách rời Ngôn ngữ chuyển tải và kế thừa văn hóa, thúc đẩy sự phát triển của văn hóa Văn hóa có ảnh hưởng tới ngôn ngữ, làm phong phú cho nội hàm của ngôn ngữ Ngôn ngữ của một dân tộc tất nhiên sẽ phản ánh những đặc trưng của dân tộc như đời sống sinh hoạt, phương thức tư duy và quan niệm giá trị của dân tộc Hình thức của ngôn ngữ rất phong phú, trong đó, tục ngữ là một hình thức ngôn ngữ được hình thành từ đời sống thực tiễn, đời sống sản xuất và đấu tranh của nhân dân Kho tàng t ục ngữ , ca dao, thơ ca dân gian c ủa một dân tộc thường được tích lũy, chắt lọc trong suốt một quá trình dài lâu, là những thành tố quan trọng trong kho tàng tinh hoa văn hóa, đồng thời là những bộ phận cấu thành

Trang 9

của nền văn học dân gian Xét từ góc độ tư duy của dân tộc, tục ngữ ca dao và thơ

ca dân gian là t ấm gương phản chiếu hiện thực khách quan của mỗi dân tộc với lối sống, điều kiện sống và những phong tục tập quán riêng, là tấm gương bức xạ lại hình ảnh về thiên nhiên, cuộc sống, truyền thống dân tộc, quan hệ xã hội Thông qua việc phân tích và nghiên cứu tục ngữ, ca dao và thơ ca dân gian, chúng ta có thể tìm hiểu thêm về đất nước con người, hiểu rõ triết lý của đời người, tìm hiểu thêm những bản sắc văn hóa đặc trưng của dân tộc Trung Hoa và dân tộc Việt Nam, đặc biệt là có thể đi sâu tìm hiểu về các yếu tố văn hóa, về quan hệ gia đình trong các

mô hình gia đình truyền thống của Trung Quốc và của Việt Nam Đề tài “Nghiên cứu so sánh mối quan hệ gia đình truyền thống Trung Quốc và Việt Nam trên cứ liệu tục ngữ, ca dao, thơ ca dân gian Trung Quốc và Việt Nam ẩn chứa nhiều tiềm năng có thể đi sâu khai thác đồng thời có giá trị nhất định về mặt khoa học

1 Là một lưu học sinh học sinh Trung Quốc học tiếng Việt, từ lâu tôi đã yêu thích nét văn hóa gia đình bình dị mà gắn kết đầy yêu thương của người Việt, yêu thích tìm hiểu và sưu tầm kho tàng tục ngữ, ca dao, thơ ca dân gian phong phú trong tiếng Việt, có ý thức so sánh nó với các đơn vị có ý nghĩa tương tự trong tiếng Hán Qua tìm hiểu, quan sát, tôi đi đến nhận định những câu tục ngữ, ca dao, thơ ca liên quan đến mối quan hệ gia đình trong tiếng Việt và tiếng Trung có khối lượng khá lớn, có thể sử dụng làm đối tượng đi sâu nghiên cứu so sánh Ví dụ : “Có chồng thì phải theo chồng, đắng cay cũng chịu, mặn nồng cũng vui”;“Chín đời họ mẹ còn hơn người dưng”; "Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử";“Chồng tôi mới được ba ngày, ai ơi có đợi tôi rày hay không?";“兄弟如手足”(huynh đệ như thủ túc )

“父母之命,媒妁之言”(hôn nhân của con cái phải do cha mẹ làm chủ, và thông qua ngươi mai mối giới thiệu)v.v.Với đề tài này, một mặt em có thể học hỏi nâng cao khả năng sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt trong lĩnh vực chuyên ngành, bước đầu đi sâu tìm hiểu văn hóa gia đình của Việt Nam, mặt khác em lại

Trang 10

có thể cung cấp cứ liệu tham khảo, giúp ích cho các nhà nghiên cứu quan tâm đến cứ liệu về mối quan hệ gia đình của Trung Quốc và thỏa mãn hứng thu của bản thân Vì vậy, em chọn đề tài “So sánh mối quan hệ gia đình truyền thống Trung Quốc và Việt Nam trên cứ liệu tục ngữ, ca dao, thơ ca dân gian Trung Quốc và Việt Nam” làm đề tài luận văn thạc sĩ

2 Lịch sử nghiên cứu

Qua tìm hiểu của chúng tôi, đã có rất nhiều học giả nghiên cứu về mối quan hệ gia đình truyền thống qua ca dao, tục ngữ và thơ ca dân gian của Việt Nam hoặc của Trung Quốc Về các tác giả Việt Nam, trong cuốn Kinh thi Việt Nam, Nguyễn Bách Khoa (1940, 2000) đã phân tích về gia đình Việt Nam thể hiện qua ca dao, đề cập đến các vấn đề như “ Gia tộc phụ hệ” và “Chống nam quyền” Năm 1960, trong tác phẩm Chống hôn nhân gia đình phong kiến trong ca dao Việt Nam, Hằng Phương (1960) đã nêu lên những nội dung có tính chất chống đối trong ca dao Từ năm 1956 đến năm 1978, qua việc phân tích ca dao, Vũ Ngọc Phan (1967) nêu lên sự đối xử bất công đối với người phụ nữ, mâu thuẫn mẹ chồ ng - nàng dâu, chế độ đa thê, c ảnh khổ lẽ mọn, đạo tam tòng trói buộc người phụ nữ Trong tác phẩm Tục ngữ, ca dao

về quan hệ gia đình, Phạm Việt Long (2010) đi sâu phân tích cụ thể các mối quan

hệ gia đình người Việt qua tục ngữ và ca dao Về các tác giả Trung Quốc, trong tác phẩm Phân tích mối quan hệ gia đình nông thôn truyền thống Trung Quốc qua ca dao, tục ngữ , tác giả Trương Vĩnh (Zhang Yong (2005) đã nêu lên quan điểm về quan hệ gia đình phong kiến Trung Quốc mang tính chất bất bình đẳng Trong cuốn Mối quan hệ luân lý gia đình trong tục ngữ, Cao Ngọc Hà (Gao Yu Xia, 2007) nêu lên những nội dung về luân lý đạo đức gia đình được phản ánh qua tục ngữ Trong tác phẩm Nghiên cứu về thơ ca luân lý gia đình trong Kinh Thi, tác gi ả Trịnh Dân Lệnh (Zheng Min Ling 2014) đưa ra những quan điểm riêng về quan hệ gia đình, phong tục, tập quán trong gia đình thể hiện trong tác phẩm Kinh Thi Các công trình nghiên cứu khoa học từ góc độ xã hội học, văn hóa học hay ngôn ngữ học đều có

Trang 11

những tác phẩm chuyên sâu hoặc đã có những chuyên mục chuyên sâu về riêng từng dân tộc Tuy nhiên, theo tìm hiểu của chúng tôi, hiện nay có rất ít đề tài nghiên cứu và so sánh văn hóa Việt Nam- Trung Hoa, đặc biệt rất thiếu vắng những công trình khảo sát công phu, nghiêm túc về những điểm tương đồng và khác biệt trong thiết chế xã hội và mối quan hệ gia đình truyền thống của hai nước

3 Mục đích nghiên cứu

Trên cứ liệu tục ngữ, ca dao, thơ ca dân gian, luận văn đi sâu làm rõ vấn đề thiết chế xã hội, những điểm tương đồng và khác biệt trong quan hệ gia đình truyền thống của Trung Quốc và Việt Nam, góp phần nâng cao nhận thức chung về bản sắc văn hóa của Trung Quốc và của Việt Nam, đặc biệt là góp phần làm rõ bản sắc văn hóa Việt nam thể hiện qua mối quan hệ gia đình truyền thống, bước đầu lý giải nguyên nhân hình thành và phát triển những nét bản sắc văn hóa riêng của Trung Quốc và Việt Nam

Các kết quả nghiên cứu đạt được sẽ góp phần làm sâu sắc thêm những hiểu biết về mối quan hệ gắn kết văn hóa giữa hai nước Trung Việt, góp phần nhận diện

và giải thích một cách tương đối tường minh về bản sắc văn hóa c ủa Trung Quốc và Việt Nam trong lĩnh vực quan hệ gia đình Chúng tôi cũng hy vọng kết quả nghiên cứu và phần phụ lục là tài liệu tham khảo có ý nghĩa nhất định trong việc tiếp tục đi sâu nghiên cứu so sánh về thiết chế gia đình, chức năng c ủa gia đình, luân lý đạo đức gia đình và các vấn đề có liên quan đến văn hóa, xã hội của hai nước láng giềng Trung Việt

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

Trong phạm vi luận văn này, chúng tôi t ập trung nghiên cứu những đặc điểm tương đồng và khác biệt trong quan hệ gia đình truyền thống Trung Quốc và Việt Nam được thể hiện qua cứ liệu tục ngữ,ca dao ,thơ ca dân gian tiếng Trung và tiếng Việt có số lượng tương đối tương đồng với nhau trong các cuố n sách nghiên cứu, sưu tầm tương đối tin cậy mà chúng tôi lựa chọn và tiếp cận được

Trang 12

Luận văn tập trung triển khai ba nhiệm vụ nghiên cứu sau:

- Làm rõ khái niệm quan hệ gia đình, tục ngữ, ca dao , thơ ca dân gian và một

số vấn đề lý luận có liên quan

- Trên cơ sở cứ liệu tục ngữ, ca dao và thơ ca dân gian liên quan đến quan hệ gia đình trong tiếng Trung và tiếng Việt, luận văn tiến hành so sánh và phân tích nét tương đồng và những đặc trưng khu biệt trên năm mối quan hệ gia đình theo chiều ngang và theo chiều dọc: quan hệ vợ chồng, quan hệ giữa các anh chị em ruột , quan

hệ giữa cha mẹ và con ruột, quan hệ giữa cha mẹ và dâu rể, quan hệ giữa ông bà và cháu chắt

- Trên cơ sở những nét tương đồng và khác biệt trong quan hệ gia đình Trung Việt, luận văn tiến hành phân tích và bước đầu lý giải những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự hình thành và phát triển của bản sắc văn hóa riêng của Trung Quốc và Việt Nam, góp phần gìn giữ, tìm hiểu và phát huy truyền thống văn hóa đ ặc sắc của từng dân tộc, tăng thêm nhận thức, hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, nhất là nhận thức

để biết tôn trọng sự khác biệt truyền thống và văn hóa, nền tảng của hòa bình, ổn định và phát triển giữa các quốc gia

5 Phương pháp nghiên cứu

Trong luận văn này, chúng tôi chủ yếu sử dụng khung phân tích c ủa xã hội học gia đình, sử dụng cách tiếp cận của nhiều ngành khoa học, cụ thể là xã hội học, dân tộc học, ngôn ngữ học so sánh đối chiếu, chúng tôi cũng vận dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu của nhiều ngành khoa học xã hội và nhân văn, chú trọng phương pháp liên ngành, phương pháp so sánh đối chiếu và tuân thủ tương đối nghiêm túc các nguyên tắc trong phạm vi có thể

Chúng tôi cũng sử dụng nhiều thủ pháp như thủ pháp thống kê, thủ pháp quy nạp, phương pháp so sánh-đối chiếu

Trong luận văn này chúng tôi có kế thừa và tiếp thu có chọ n lọc một số thành quả nhiên cứu, thống kê của những người đi trước, đặc biệt là c ủa TS Phạm Việt

Ngày đăng: 09/09/2016, 14:40

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
13.Dương Quảng Hàm (2009), Việt Nam văn học sử yếu (quyển 1), NXB Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam văn học sử yếu (quyển 1)
Tác giả: Dương Quảng Hàm
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
Năm: 2009
14.Nguyễn Thái Hoà (1997), Tục ngữ Việt Nam, cấu trúc và thi pháp, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tục ngữ Việt Nam, cấu trúc và thi pháp
Tác giả: Nguyễn Thái Hoà
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
Năm: 1997
15.Trần Đình Hƣợu (1996, in lần 2), Đến hiện đại từ truyền thống, NXB Văn hoá Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đến hiện đại từ truyền thống
Nhà XB: NXB Văn hoá
16.Đinh Gia Khánh và Chu Xuân Diên - Lịch sử văn học Việt Nam, phần văn học dân gian Tập II Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử văn học Việt Nam
17.Nguyễn Bách Khoa (2000) (tái bản), Kinh thi Việt Nam, NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh thi Việt Nam
Nhà XB: NXB Văn hóa - Thông tin
18.Nguyễn Xuân Kính - Phan Đăng Nhật chủ biên (1995), Kho tàng ca dao người Việt (tập 4), NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kho tàng ca dao người Việt (tập 4)
Tác giả: Nguyễn Xuân Kính - Phan Đăng Nhật chủ biên
Nhà XB: NXB Văn hóa - Thông tin
Năm: 1995
19. Nguyễn Lân (2010), Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Lân
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2010
20.Phạm Việt Long (2010), Tục ngữ ca dao về quan hệ gia đình , NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tục ngữ ca dao về quan hệ gia đình
Tác giả: Phạm Việt Long
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2010
21.Nguyễn Văn Mệnh (1973), Tục ngữ - Tinh hoa văn học dân gian người Việt, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tục ngữ - Tinh hoa văn học dân gian người Việt
Tác giả: Nguyễn Văn Mệnh
Nhà XB: Nxb Văn hóa thông tin
Năm: 1973
22.Ôn nhƣ Nguyễn Văn Ngọc (tái bản) (1957), Tục ngữ - phong dao, NXB Minh Đức Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tục ngữ - phong dao
Tác giả: Ôn nhƣ Nguyễn Văn Ngọc (tái bản)
Nhà XB: NXB Minh Đức
Năm: 1957
23.Phan Ngọc (1994), Văn hóa Việt Nam và cách tiếp cận mới, NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa Việt Nam và cách tiếp cận mới
Tác giả: Phan Ngọc
Nhà XB: NXB Văn hóa - Thông tin
Năm: 1994
24.Nôvicôva A. M. (chủ biên) - Sáng tác thơ ca dân gian Nga Tập I. (Đỗ Hồng Chung và Chu Xuân Diên dịch). Nhà xuất bản Đại học và trung học chuyên nghiệp.H., 1983 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sáng tác thơ ca dân gian Nga Tập I
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học và trung học chuyên nghiệp. H.
25.Vũ Ngọc Phan (1967), Tục ngữ và dân ca Việt Nam,Nxb Sử học,Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tục ngữ và dân ca Việt Nam
Tác giả: Vũ Ngọc Phan
Nhà XB: Nxb Sử học
Năm: 1967
26.Hằng Phương (1960), Chống hôn nhân gia đình phong kiến trong ca dao Việt Nam, NXB Phụ nữ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chống hôn nhân gia đình phong kiến trong ca dao Việt Nam
Tác giả: Hằng Phương
Nhà XB: NXB Phụ nữ
Năm: 1960
27.Xuân Thanh-sưu tầm, Ca dao- Tục ngữ Việt Nam.Nxb Lao động Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ca dao- Tục ngữ Việt Nam
Nhà XB: Nxb Lao động
28.Đỗ Bình Trị - Nghiên cứu tiến trình lịch sử của văn học dân gian Việt Nam, trường Đại học Sư phạm Hà Nội I xuất bản năm 1978 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu tiến trình lịch sử của văn học dân gian Việt Nam
29.Trung tâm Thông tin (tổng hợp) (21/08/2006). Mẹ kể con nghe (bằng tiếng Việt). Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam. Bản gốc lưu trữ 21/08/2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mẹ kể con nghe (bằng tiếng Việt)
30.Hoàng Tiến Tựu - Văn học dân gian tập II. Nhà xuất bản Giáo dục, 1990. Tiếng Trung Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học dân gian tập II
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
31. 蔡朔, 张跃铭 , 中国妇 女百科全书 , 安徽人民出版社,合肥 1995. Thái Sóc, Trương Diệu Minh , Bách khoa toàn thư về phụ nữ, NXB Nhân dân An Huy, Hợp Phì, 1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bách khoa toàn thư về phụ nữ
Nhà XB: NXB Nhân dân An Huy

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w