1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài Thu hoạch Lớp Trung cấp chính trị hành chính về Thực trạng và giải pháp công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá và sử dụng cán bộ ở xã Phước Thành, huyện Phước Sơn.

29 7,9K 93

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 102,37 KB

Nội dung

MỞ ĐẦUI. SỰ CẦN THIẾT PHẢI NGHIÊN CỨU:Trong suốt quá trình lãnh đạo Cách mạng Việt Nam, Đảng cộng sản Việt nam luôn đặc biệt quan tâm đến công tác cán bộ, coi đây là lực lượng quan trọng giúp Đảng hoạch định đường lối và tổ chức thực hiện. Trong công tác xây dựng Đảng công tác cán bộ có một vai trò rất quan trọng và là nhân tố quyết định đến sự thành công của Cách mạng Việt Nam, gắn với vận mệnh của Đảng, của đất nước và của cả dân tộc. Trong thời kỳ nước ta đẩy mạnh thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đặc biệt là trong thời đại của cuộc cách mạng khoa học công nghệ thông tin lần thứ tư, càng phải đòi hỏi có một đội ngũ cán bộ đủ đức – tài, có đủ bản lĩnh chính trị đáp ứng được yêu cầu của thời kỳ mới. Cấp xã là nơi chủ yếu đưa đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến các tầng lớp nhân dân và tổ chức thực hiện, làm cho đường lối, chủ trương, chính sách thành hiện thực. Đó là nơi kiểm nghiệm, khẳng định tính đúng đắn của đường lối, chính sách, đóng góp những kinh nghiệm để Đảng bổ sung, hoàn chỉnh đưởng lối, chính sách. Cơ sở là nơi tiến hành các hoạt động xây dựng nội bộ Đảng. Những công việc đó đều do cán bộ, nhất là cán bộ chủ chốt ở cơ sở tiến hành. Chất lượng thực hiện các công việc đó phụ thuộc và được quyết định bởi chất lượng đội ngũ cán bộ cơ sở. Cấp xã còn là nơi sát dân nhất, đội ngũ cán bộ ở sơ sở là những người hằng ngày, hằng giờ gắn bó với nhân dân, lăn lộn trong thực tiễn sinh động ở cơ sở. Cấp xã là hình ảnh thu nhỏ của xã hội, mọi mặt đời sống của nhân dân ở cơ sở được đảm bảo hay không phụ thuộc rất lớn vào sự lãnh đạo, quản lý của đội ngũ cán bộ cơ sở.Cũng từ thực tế đó nên tôi chọn đề tài: Thực trạng và giải pháp công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá và sử dụng cán bộ ở xã Phước Thành, huyện Phước Sơn làm bài thu hoạch cuối khóa.II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU:Đề tài nghiên cứu là: Công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá và sử dụng cán bộ trong phạm vi xã Phước Thành, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam. Nhằm giúp lãnh đạo địa phương, lãnh đạo cấp trên có được một cái nhìn khách quan, sát thực, đúng mức về đội ngũ cán bộ cấp xã, từ đó có phương thức chỉ đạo một cách thiết thực, hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương trong thời gian đến.III. NỘI DUNG, HÌNH THỨC NGHIÊN CỨU: Điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh của xã Phước Thành. Khái quát những kiến thức về lý luận đã học, thu thập các số liệu, báo cáo, văn bản của Đảng ủyHĐNDUBNDUBMTTQVN xã và các ban ngành của xã về công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, sử dụng cán bộ, công chức, không chuyên trách cấp xã. Khảo sát, tìm hiểu thực trạng hoạt động, số lượng, chất lượng của cán bộ, công chức, không chuyên trách cấp xã. Từ đó tổng hợp, thống kê, so sánh, phân tích, đánh giá tìm ra những thành tựu và nguyên nhân, hạn chế và nguyên nhân, các bài học kinh nghiệm, đề xuất những giải pháp, kiến nghị để giải quyết có hiệu quả các vấn đề còn hạn chế, vướng mắc, làm cơ sở tham mưu cho lãnh đạo địa phương trong việc đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác cán bộ ở cấp xã.

Trang 1

UBND TỈNH QUẢNG NAM

TRƯỜNG CHÍNH TRỊ

BÀI THU HOẠCH

Chương trình Trung cấp lý luận Chính trị - Hành chính

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

CÔNG TÁC QUY HOẠCH, ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG, ĐÁNH GIÁ, SỬ DỤNG CÁN BỘ XÃ PHƯỚC THÀNH,

HUYỆN PHƯỚC SƠN

Họ tên học viên: Lê Thanh Hòa.

Đơn vị công tác: xã Phước Thành, Phước Sơn.

Lớp: Trung cấp Chính trị - Hành chính K107 Phước Sơn.

Quảng Nam, tháng 4 năm 2018

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

I Sự cần thiết phải nghiên cứu 1

II Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 2

III Nội dung, hình thức nghiên cứu 2

PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN 3

1 Quan điểm của C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin về vai trò của cán bộ 3

2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ 3

2.1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của cán bộ 3

2.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác cán bộ 4

3 Quan điểm của Đảng về công tác cán bộ ở cơ sở 5

3.1 Quan điểm của Đảng về vai trò của cán bộ cơ sở 5

3.2 Quan điểm của Đảng về xây dựng đội ngũ cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước 6

PHẦN II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CÁN BỘ TẠI XÃ PHƯỚC THÀNH 8

I Đặc điểm tình hình xã Phước Thành 8

1 Vị trí địa lý, diện tích, địa hình 8

2 Dân cư, dân số 8

3 Tình hình kinh tế - xã hội 9

3.1 Kinh tế 9

3.2 Văn hóa – xã hội 10

4 Tình hình hệ thống chính trị 10

II Thực trạng công tác cán bộ xã Phước Thành 11

1 Tình hình số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức 11

2 Tình hình công tác quy hoạch cán bộ 12

3 Tình hình công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ 13

4 Tình hình công tác đánh giá cán bộ 14

5 Tình hình bố trí, sử dụng cán bộ 15

6 Thực hiện chính sách cán bộ 15

III Thành tựu và nguyên nhân, các bài học kinh nghiệm 16

1 Thành tựu 16

2 Nguyên nhân 18

3 Bài học kinh nghiệm 18

IV Hạn chế và nguyên nhân 20

2

Trang 3

1 Hạn chế 20

2 Nguyên nhân hạn chế 20

PHẦN III: GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ & ĐỀ XUẤT 22

I Giải pháp 22

II Kiến nghị & đề xuất 23

PHẦN KẾT LUẬN 25

3

Trang 4

MỞ ĐẦU

I SỰ CẦN THIẾT PHẢI NGHIÊN CỨU:

Trong suốt quá trình lãnh đạo Cách mạng Việt Nam, Đảng cộng sảnViệt nam luôn đặc biệt quan tâm đến công tác cán bộ, coi đây là lực lượngquan trọng giúp Đảng hoạch định đường lối và tổ chức thực hiện Trong côngtác xây dựng Đảng công tác cán bộ có một vai trò rất quan trọng và là nhân tốquyết định đến sự thành công của Cách mạng Việt Nam, gắn với vận mệnhcủa Đảng, của đất nước và của cả dân tộc Trong thời kỳ nước ta đẩy mạnhthực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đặc biệt là trong thời đạicủa cuộc cách mạng khoa học công nghệ thông tin lần thứ tư, càng phải đòihỏi có một đội ngũ cán bộ đủ đức – tài, có đủ bản lĩnh chính trị đáp ứng đượcyêu cầu của thời kỳ mới

Cấp xã là nơi chủ yếu đưa đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách,pháp luật của Nhà nước đến các tầng lớp nhân dân và tổ chức thực hiện, làmcho đường lối, chủ trương, chính sách thành hiện thực Đó là nơi kiểmnghiệm, khẳng định tính đúng đắn của đường lối, chính sách, đóng góp nhữngkinh nghiệm để Đảng bổ sung, hoàn chỉnh đưởng lối, chính sách Cơ sở là nơitiến hành các hoạt động xây dựng nội bộ Đảng Những công việc đó đều docán bộ, nhất là cán bộ chủ chốt ở cơ sở tiến hành Chất lượng thực hiện cáccông việc đó phụ thuộc và được quyết định bởi chất lượng đội ngũ cán bộ cơ

sở Cấp xã còn là nơi sát dân nhất, đội ngũ cán bộ ở sơ sở là những ngườihằng ngày, hằng giờ gắn bó với nhân dân, lăn lộn trong thực tiễn sinh động ở

cơ sở Cấp xã là hình ảnh thu nhỏ của xã hội, mọi mặt đời sống của nhân dân

ở cơ sở được đảm bảo hay không phụ thuộc rất lớn vào sự lãnh đạo, quản lýcủa đội ngũ cán bộ cơ sở

Cũng từ thực tế đó nên tôi chọn đề tài: Thực trạng và giải pháp côngtác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá và sử dụng cán bộ ở xã PhướcThành, huyện Phước Sơn làm bài thu hoạch cuối khóa

4

Trang 5

II ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU:

Đề tài nghiên cứu là: Công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá

và sử dụng cán bộ trong phạm vi xã Phước Thành, huyện Phước Sơn, tỉnhQuảng Nam Nhằm giúp lãnh đạo địa phương, lãnh đạo cấp trên có được mộtcái nhìn khách quan, sát thực, đúng mức về đội ngũ cán bộ cấp xã, từ đó cóphương thức chỉ đạo một cách thiết thực, hiệu quả, phù hợp với tình hình thực

tế của địa phương trong thời gian đến

III NỘI DUNG, HÌNH THỨC NGHIÊN CỨU:

- Điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninhcủa xã Phước Thành

- Khái quát những kiến thức về lý luận đã học, thu thập các số liệu, báocáo, văn bản của Đảng ủy-HĐND-UBND-UBMTTQVN xã và các ban ngànhcủa xã về công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, sử dụng cán bộ,công chức, không chuyên trách cấp xã

- Khảo sát, tìm hiểu thực trạng hoạt động, số lượng, chất lượng của cán

bộ, công chức, không chuyên trách cấp xã Từ đó tổng hợp, thống kê, so sánh,phân tích, đánh giá tìm ra những thành tựu và nguyên nhân, hạn chế vànguyên nhân, các bài học kinh nghiệm, đề xuất những giải pháp, kiến nghị đểgiải quyết có hiệu quả các vấn đề còn hạn chế, vướng mắc, làm cơ sở thammưu cho lãnh đạo địa phương trong việc đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉđạo đối với công tác cán bộ ở cấp xã

5

Trang 6

Sau 5 năm thực tiếp lãnh đạo xây dựng và bảo vệ Nhà nước Xô viếtnon trẻ, V.I.Lênin càng thấy rõ vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ Ngườinhấn mạnh: “Nếu không có đội ngũ cán bộ tốt, thì tất cả mọi mệnh lệnh vàquyết định sẽ chỉ là mớ giấy lộn”3.

2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ:

2.1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của cán bộ:

Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá rất cao vai trò của cán bộ Theo người,vấn đề cán bộ là một ấn đề rất trọng yếu, rất cần kíp Vấn đề cán bộ quyếtđịnh mọi việc Người khẳng định: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”4

“Gốc” là từ đó sinh ra Cây thì phải có gốc, không có gốc thì cây héo Gốc cóvững thì cây mới bền Như vậy, cây vừa phải có có gốc vừa phải gốc vững.Công việc cách mạng phải có cán bộ và cán bộ phải tốt Người khẳng định:

“Muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém”5

1 C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, H.1995, t.2, tr.181.

2 V.I.Lênin: Toàn tập Nxb Tiến bộ, M.1974, t.4, tr.473.

3 V.I.Lênin: Toàn tập Nxb Tiến bộ, M.1978, t.44, tr.499.

4 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, H.2011, t.5, tr.309.

5 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, H.2011, t.5, tr.208.

6

Trang 7

Cán bộ còn được hiểu là cái dây chuyền của bộ máy Nếu dây chuyềnkhông tốt, không chạy thì động cơ dù tốt, dù chạy toàn bộ máy cũng tê liệt.Đời sống chính trị, kinh tế, xã hội cũng được coi như một “cỗ máy” Trong

“cỗ máy” đó, có ba bộ phận: một là, chính sách, đường lối của Đảng và Chính phủ; hai là, quần chúng nhân dân, những người thi hành chính sách đó; ba là,

cán bộ Vị trí, vai trò của cán bộ là cái “dây chuyền”, “cầu nối” giữa Đảng,Chính phủ với nhân dân nhưng không phải là “cầu nối” cơ học mà là một

“dây chuyền”, “cầu nối” đặc biệt

Hồ Chí Minh còn dùng kiến thức kinh tế học để bàn về vai trò của cán

bộ Người cho rằng: “Cán bộ là tiền vốn của Đoàn thể Có vốn mới làm ra lãi.Bất cứ chính sách, công tác gì nếu có cán bộ tốt thì thành công, tức là có lãi.Không có cán bộ tốt thì hỏng việc, tức là lỗ vốn”1

Hồ Chí Minh đặt vị trí của cán bộ bên cạnh cách tổ chức công việc vàcông tác kiểm tra sau khi đã có chính sách đúng Một trong ba khâu ấy kémthì chính sách cũng không thi hành được Người viết: “Khi đã có chính sáchđúng, thì sự thành công hoặc thất bại của chính sách đó là do nơi cách tổ chứccông việc, nơi lựa chọn cán bộ, và do nơi kiểm tra Nếu ba điều ấy sơ sài, thìchính sách đúng mấy cũng vô ích”2

2.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác cán bộ:

Cán bộ và công tác cán bộ gắn liền với nhau, không thể tách rời Trên

cơ sở những quan niệm đúng đắn về cán bộ thì mới làm tốt công tác cán bộ.Thực hiện tốt công tác cán bộ là một biện pháp tích cực xây dựng đội ngũ cán

bộ ngày càng phát triển

Công tác cán bộ thể hiện sự hiểu biết và đánh giá đúng cán bộ; lựa chọncán bộ; huấn luyện cán bộ; biết dùng cán bộ; kết hợp các loại cán bộ, chínhsách cán bộ; trọng dụng người có đức, có tài,v.v

1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, H.2011, t.5, tr.356.

2 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, H.2011, t.5, tr.636.

7

Trang 8

Theo Hồ Chí Minh, vấn đề cán bộ là một vấn đề rất trọng yếu, rất cầnkíp Nói đến vấn đề cán bộ bao gồm cả cán bộ và công tác cán bộ Khi bàn về

cán bộ Người khẳng định cán bộ là chủ thể, tức là đội ngũ cán bộ phải tự

mình tu dưỡng, rèn luyện hằng ngày cả phẩm chất đạo đức, năng lực, trí tuệ

và phong cách để đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng Còn khi

bàn về công tác cán bộ, Người nhận định cán bộ lúc này là khách thể, tức là

những người chịu đựng cái kết quả của những người làm công tác cán bộ.Trong trường hợp này, những người làm công tác cán bộ là chủ thể Cáchmạng có phát triển hay không phụ thuộc rất lớn vào công tác cán bộ, mà trựctiếp là cấp ủy và những người đứng đầu trong tổ chức đảng, chính quyền,đoàn thể và tổ chức cán bộ

Trong thực tế, nhiều khi cán bộ rèn luyện tốt, đủ đức, đủ tài, tận tụy,hết lòng, hết sức phục vụ Đảng, phục vụ nhân dân nhưng công tác cán bộkhông tốt sẽ không phát huy được năng lực của cán bộ Nhiều cán bộ xứngđáng giữ các vị trí quản lý, lãnh đạo nhưng vì công tác cán bộ có vấn đề, thiếukhách quan, dân chủ, không đặt lợi ích của Đảng, của cách mạng, của nhândân lên trên hết nên tài năng của họ bị mai một Kết quả Đảng mất nhân tài,mất cán bộ

Trong tư tưởng của Hồ Chí Minh về công tác cán bộ, có 3 nội dung

chính: một là, Hiểu và đánh giá đúng cán bộ; hai là, khéo dùng cán bộ; ba là, huấn luyện cán bộ (do giới hạn của phạm vi bài viết nên không nêu cụ thể).

3 Quan điểm của Đảng về công tác cán bộ ở cơ sở:

3.1 Quan điểm của Đảng về vai trò của cán bộ cơ sở:

Qua hơn 30 năm thực hiện đường lối đổi mới, chúng ta đã đạt đượcthành tựu to lớn, đất nước bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiệnđại hóa Để thực hiện thắng lợi mục tiêu nhiệm vụ của thời kỳ này, Đảng ta đãxây dựng chiến lược cán bộ Trong đó, Đảng khẳng định: “Cán bộ là nhân tốquyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của

8

Trang 9

đất nước và chế độ, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng”1 Độingũ cán bộ có vai trò quan trọng, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở các cấp,các ngành lại càng có vai trò quan trọng hơn Thực tiễn phong trào cộng sản

và công nhân quốc tế và thực tiễn cách mạng nước ta cũng khẳng định điềuđó

Thực tiễn cách mạng ở nước ta cho thấy, ở nơi nào có đội ngũ cán bộ

cơ sở tốt, nhất là cán bộ chủ chốt thì ở đó phong trào cách mạng quần chúngphát triển mạnh mẽ, kinh tế - xã hội phát triển, đời sống vật chất và tinh thầncủa nhân dân được cải thiện và nâng lên Vì thế, bước vào thời kỳ đổi mới,

Đảng ta khẳng định: “Đổi mới cán bộ lãnh đạo các cấp là mắt xích quan trọng

nhất mà Đảng ta phải nắm chắc để thúc đẩy những cuộc cải cách có ý nghĩa

của cách mạng”2 Đồng thời, Đảng ta nhấn mạnh vai trò của đội ngũ cán bộ

cơ sở, nhất là đội ngũ cốt cán và chỉ rõ cần dành kinh phí thỏa đáng cho việcđào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cơ sở và chú ý kiện toàn, tăng cường độingũ cốt cán Tại Hội nghị Trung ương 5 (khóa IX), Đảng ta đã ra nghị quyết

về đổi mới nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thịtrấn Trong đó nhấn mạnh vai trò của đội ngũ cán bộ cơ sở trong điều kiệnhiện nay và đề ra một loạt chủ trương, giải pháp để xây dựng đội ngũ cán bộ

xã, phường, thị trấn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng Đặc biệt, tại Hộinghị Trung ương 6 (khóa X), Đảng ta nhấn mạnh: Thực hiện mạnh mẽ chủtrương trẻ hóa, thể chế hóa và từng bước nhất thể hóa chức danh cán bộ; tạobước chuyển có tính đột phá về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức ở cơ sở

3.2 Quan điểm của Đảng về xây dựng đội ngũ cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước:

Trong Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đạihóa đất nước Đảng ta đưa ra 5 quan điểm xây dựng đội ngũ cán bộ Kết luận

trị quốc gia, H.1997, tr.66.

2 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, H.1987, tr.132.

9

Trang 10

số 37-KL/TW ngày 02-02-2009 của Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trungương khóa X về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chiến lược cán bộ từ nay đến

năm 2020 bổ sung, xác định 6 quan điểm (do giới hạn của phạm vi bài viết

nên không nêu cụ thể) Cấp ủy cơ sở cần quán triệt các quan điểm đó vào

công tác cán bộ của mình để xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở đáp ứng yêu cầunhiệm vụ trong thời kỳ mới

Tại Đại hội XII, Đảng ta xác định phải đổi mới mạnh mẽ công tác cán

bộ, tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ năng lực, phẩm chất và uy tín,ngang tầm nhiệm vụ Theo đó, “tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chiến lược cán

bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Thể chế hóađường lối chính trị và đường lối cán bộ; quan điểm giai cấp và chính sách đạiđoàn kết rộng rãi trong công tác cán bộ; quan hệ giưa tiêu chuẩn và cơ cấu;giữa đức và tài; giữa kế thừa và phát triển; giữa sự quản lý thống nhất củaĐảng với phát huy đầy đủ trách nhiệm của các cơ quan trong hệ thống chínhtrị”1

H.2016, tr.205-206.

10

Trang 11

PHẦN II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CÁN BỘ TẠI XÃ PHƯỚC THÀNH

I ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH XÃ PHƯỚC THÀNH:

1 Vị trí địa lý, diện tích, địa hình:

Xã Phước Thành là xã miền núi vùng cao thuộc diện đặc biệt khó khăncủa huyện Phước Sơn, nằm ở phía Đông Nam cách trung tâm huyện 45km, cótrục đường giao thông liên 5 xã vùng cao chạy qua địa bàn xã Ranh giới hànhchính được xác định như sau:

- Phía Đông giáp với xã Trà Leng, huyện Nam Trà My

- Phía Tây giáp với xã Phước Lộc

- Phía Nam giáp với xã Mường Hoong, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum

- Phía Bắc giáp với xã Phước Kim

Về địa hình xã bị chia cắt mạnh bởi nằm trong lưu vực suối Đắk Méc và cácsuối, khe Xen lẫn giữa các dãy núi liên tiếp là các thung lũng nhỏ, các vùng đất sảnxuất nông nghiệp và các khu dân cư đang sinh sống Địa hình của xã có hướng thấpdần từ Đông sang Tây; Nhìn chung toàn xã có 3 dạng địa hình: núi, đồi gò vàthung lũng, bốn mặt là núi cao, giữa là thung lũng nhỏ hẹp Núi chiếm tỷ lệ diệntích lớn, đất đồi gò là phần đất chuyển tiếp giữa núi cao và thung lũng chiếm diệntích nhỏ; Với đặc điểm địa hình này rất khó khăn trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng,

bố trí dân cư và cũng như thiếu đất trồng lúa nước, ruộng lúa nước trên địa bàn xãchủ yếu là ruộng bậc thang nhỏ hẹp, manh mún, phân bố rời rạc không tập trung

Toàn xã có diện tích tự nhiên: 6.245,39ha, gồm: Đất nông nghiệp 5.961,88ha; Đất lâm nghiệp 5362,83 ha; Đất phi nông nghiệp 94,14ha

2 Dân cư, dân số:

Toàn xã có 06 thôn, với 409 hộ/1.785 nhân khẩu; hộ nghèo 284/1.299khẩu chiếm tỷ lệ 69,44%; hộ cận nghèo 20/88 khẩu tỷ lệ 4,89%; dân tộc thiểu

số 399 hộ, chiếm tỷ lệ 97,55% Mật độ dân cư thưa thớt, bình quân 28,7

11

Trang 12

người/Km2 Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,82% Các điểm dân cư của xã xâydựng tập trung tại 06 thôn chủ yếu dọc trên tuyến huyện lộ ĐH01PS, một sốđiểm dân cư dân tộc thiểu số sống rải rác bám theo khu vực canh tác.

3 Tình hình kinh tế - xã hội:

3.1 Kinh tế:

Là một xã miền núi vùng cao có nền kinh tế - xã hội kém phát triển,chủ yếu là nông lâm nghiệp chiếm đến 93% Thương mại và dịch vụ chiếm6%; tiểu thủ công nghiệp 1% Thu nhập bình quân đầu người năm 2017 đạt6,1 triệu đồng/người

Sản xuất nông nhiệp trên địa bàn xã chủ yếu là trồng lúa nước, lúa rẫy,sắn, bắp, chuối, quế, rau màu… tổng diện tích gieo trồng năm 2017 toàn xã217ha, nhìn chung tình hình sản xuất đạt và vượt chỉ tiêu đề ra Về chăn nuôitổng đàn gia súc 1.325 con Trong đó: đàn bò: có 235 con; đàn trâu: 325 con;đàn lợn: 765, đàn gia cầm các loại có 2.600 con

Ngành sản xuất tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn xã còn hạn chế, sảnphẩm làm ra chủ yếu phục vụ nhu cầu tại chỗ và theo mùa vụ Về thương mạidịch vụ ở xã Phước Thành tuy chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng đang trên đà pháttriển và chủ yếu là các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu cuộc sống và chosản xuất nông nghiệp, sinh hoạt của nhân dân như: Điện tử, tạp hoá, giảikhát Toàn xã có 30 hộ kinh doanh thương mại - dịch vụ

Nhìn chung, về cơ cấu kinh tế xã Phước Thành phát triển kinh tế theohướng nông lâm kết hợp: khoanh nuôi chăm sóc bảo vệ rừng kết hợp trồngcây dược liệu dưới tán rừng, trồng trọt, chăn nuôi, trồng cây công nghiệp, chútrọng và đẩy mạnh phát triển thương mại dịch vụ, đa dạng hoá các ngànhnghề và các loại hình dịch vụ phục vụ phát triển kinh tế xã hội Mặc dù địaphương có khuyến khích phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp vàthương mại dịch vụ nhưng để đảm bảo phát triển kinh tế xã hội chủ yếu là

12

Trang 13

nông lâm nghiệp, mà trong đó cây lúa nước đang đứng ở vị trí trung tâm đặcbiệt quan trọng.

3.2 Văn hóa – xã hội:

Lao động nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, toàn xã có 1.128 lao độngtrong độ tuổi lao động, chiếm 70,85% dân số Trong đó, lao động nôngnghiệp 799 người chiếm 70,83%

Về thành phần dân tộc: Chủ yếu là dân tộc Gié-Triêng (Bhnong) chiếm97% dân số toàn xã, dân tộc kinh chiếm 3% Về tín ngưỡi Số người khôngtheo đạo 1.719người chiếm 99,19%, 14người theo đạo Tin lành chiếm 0,81%

Hiện tại 06/06 thôn vẫn giữ được các nét sinh hoạt văn hóa và các tậptục truyền thống chủ yếu; các hủ tục lạc hậu cũng đã dần bị đẩy lùi, nhưngtheo đó một số nét đẹptruyền thống cũng đã dần bị mai một theo thời gian

4 Tình hình hệ thống chính trị:

- Đảng bộ xã Phước Thành có 08 Chi bộ trực thuộc, trong đó: có 06 Chi

bộ thôn (1A, 1B 2, 3, 4A, 4B) và 02 chi bộ cơ quan (chi bộ Quân sự, Chi bộGiáo dục + Y tế) Toàn xã có 77 Đảng viên (chính thức: 76, dự bị 01), đảngviên là người DTTS 69 đ/c, đảng viên nữ: 17 đ/c

- Ban chấp hành Đảng bộ xã nhiệm kỳ 2015-2020 có 15 đ/c, trong đó

có 01 đ/c là nữ; Ban Thường vụ có 05 đ/c, gồm: Bí thư kiêm Chủ tịch HĐNDxã; 01 Phó Bí thư Thường trực; 01 Phó Bí thư kiêm Chủ tịch UBND xã; 01

Ủy viên Thường vụ kiêm Chủ tịch Ủy ban MTTQ xã và 01 Ủy viên Thường

vụ phụ trách Công an xã

- Hội đồng nhân dân xã hiện có: 20 đại biểu; gồm: Chủ tịch HĐND và

01 Phó Chủ tịch HĐND xã; 02 Ban: Pháp chế, Kinh tế - Xã hội; 04 Tổ đạibiểu tương ứng với 04 đơn vị bầu cử

- Ủy ban nhân dân có: 04 thành viên, gồm: Chủ tịch UBND; 01 PhóChủ tịch UBND xã; 01 Ủy viên UBND phụ trách Quân sự và 01 Ủy viênUBND phụ trách Công an

13

Trang 14

- Mặt trận TQVN và các tổ chức Hội đoàn thể như: Nông dân, Thanhniên, Phụ nữ, Cựu chiến binh, công đoàn, Chữ thập đỏ, Người cao tuổi,khuyến học, Hội nạn nhân chất độc da cam/đioxin được tổ chức và hoạtđộng đầy đủ theo quy định.

II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CÁN BỘ XÃ PHƯỚC THÀNH:

1 Tình hình số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức:

Tính đến thời điểm 31/12/2017, xã Phước Thành có tổng số 22 cán bộ,công chức, gồm: cán bộ là 10 người; công chức là: 12 người

Trong đó:

- Phân theo cơ cấu: nữ 04 người, tỷ lệ 18,18%; đảng viên 19 người, tỷ

lệ 86,36%; dân tộc thiểu số 18 người, tỷ lệ 81,81%

- Phân theo trình độ đào tạo: Thạc sĩ: 01 người, tỷ lệ: 4,55%; đại học:

09 người, tỷ lệ 40,9%; trung cấp: 10 người, tỷ lệ: 45,45%; đang theo học đạihọc: 01 người; tỷ lệ: 4,55%; chưa qua đào tạo: 01 người; tỷ lệ: 4,55%

- Phân theo học vấn: Tốt nghiệp THPT: 21 người; tỷ lệ: 95,45; tiểu học:

01 người, tỷ lệ: 4,55%

- Phân theo trình độ lý luận chính trị: Trung cấp: 13 người; tỷ lệ:59,1%; sơ cấp: 03 người, tỷ lệ: 23,07%; đang theo học trung cấp chính trị: 03người, tỷ lệ: 23,07%; chưa qua đào tạo: 03 người, tỷ lệ 23,07%;

- Có chứng chỉ tin học: 20 người, tỷ lệ 90,9%; có chứng chỉ ngoại ngữ:

04 người: 18,18% Đã qua bồi dưỡng Quản lý nhà nước chuyên viên: 19người, tỷ lệ 86,36%

- Phân theo độ tuổi: từ 30 tuổi trở xuống: 08 người, tỷ lệ: 36,36%; từ31-40 tuổi: 13 người, tỷ lệ 59,1; trên 60 tuổi: 01 người, tỷ lệ 4,55% (đã đượcnghỉ hưu nay tiếp tục tham gia công tác làm Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã)

Công tác cải cách tổ chức bộ máy ở xã được quan tâm thực hiện đúngvới Nghị định số 92/2009/NĐ-CP Về chức danh, số lượng, một số chế độ,chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người

14

Ngày đăng: 31/05/2018, 09:28

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w