1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Công tác quản lý, đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp cơ sở (xã, thị trấn) của huyện chương mỹ, thành phố hà nội

46 657 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 46
Dung lượng 442 KB

Nội dung

MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT LỜI NÓI ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài. 1 2. Mục tiêu của đề tài. 1 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu. 1 4. Nguồn tài liệu tham khảo. 2 5. Phương pháp nghiên cứu. 2 6. Bố cục của đề tài. 2 PHẦN I. KHẢO SÁT CÔNG TÁC VĂN PHÒNG CỦA UBND HUYỆN CHƯƠNG MỸ 3 I. Khái quát về UBND huyện Chương Mỹ. 3 1. Tên cơ quan, đơn vị thực tập. 3 2. Vài nét về UBND huyện Chương Mỹ. 3 II. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của UBND huyện Chương Mỹ. 5 1. Chức năng,nhiệm vụ, quyền hạn của UBND huyện Đan Phượng. 5 2. Cơ cấu tổ chức của UBND huyện Chương Mỹ (Phụ lục 1). 9 III. Khảo sát tình hình tổ chức, quản lý, hoạt động của Phòng Nội vụ. 11 1. Tổ chức, hoạt động của Phòng Nội vụ. 11 2. Nhiệm vụ và quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Phòng Nội vụ. 11 2.1. Nhiệm vụ và quyền hạn của Phòng Nội vụ. 11 2.2. Cơ cấu tổ chức của Phòng Nội vụ. 13 3. Vị trí việc làm và bản mô tả công việc các vị trí trong Phòng Nội vụ. 14 PHẦN II: CHUYÊN ĐỀ TỰ CHỌN 21 CÔNG TÁC QUẢN LÝ, ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CBCC CẤP CƠ SỞ (XÃ, THỊ TRẤN) CỦA HUYỆN CHƯƠNG MỸ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 21 I. Khái quát về tình hình đội ngũ CB, CC cấp cơ sở (xã, thị trấn) của huyện Chương Mỹ. 21 II. Sự cần thiết của công tác quản lý, đào tạo, bồi dưỡng CBCB cấp cơ sở (xã, thị trấn) của huyện Chương Mỹ. 22 1. Thực trạng công tác quản lý, đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp cơ sở (xã, thị trấn) trên địa bàn huyện Chương Mỹ. 24 1.1. Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CB,CC cấp cơ sở của huyện Chương Mỹ. 24 1.2. Việc tổ chức thực hiện đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp cơ sở huyện Chương Mỹ. 26 1.3. Quy trình đào tạo, bồi dưỡng CBCC ( gồm 4 bước ) 30 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ 34 1. Đánh giá chung công tác quản lý đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp cơ sở của huyện Chương Mỹ. 34 1.1. Những thành tựu đạt được 34 1.2. Những tồn tại, hạn chế 35 1.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế 36 1.4. Đề xuất, kiến nghị 37 1.4.1. Xây dựng quy hoạch cán bộ 37 1.4.2. Xác định nhu cầu đào tạo, gắn kết đào tạo với sử dụng CBCC 37 1.4.3. Xây dựng kế hoạch ĐTBD CBCC cấp cơ sở theo nhu cầu đã được xác định 38 1.4.4. Đổi mới nội dung ĐTBD theo vị trí việc làm 38 1.4.5. Đổi mới phương pháp ĐTBD 38 1.4.6. Thường xuyên đánh giá sau ĐTBD 39 2. Kết luận 40 TÀI LIỆU THAM KHẢO 42 PHỤ LỤC

Trang 1

MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

LỜI NÓI ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu của đề tài 1

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 1

4 Nguồn tài liệu tham khảo 2

5 Phương pháp nghiên cứu 2

6 Bố cục của đề tài 2

PHẦN I KHẢO SÁT CÔNG TÁC VĂN PHÒNG CỦA UBND HUYỆN CHƯƠNG MỸ 3

I Khái quát về UBND huyện Chương Mỹ 3

1 Tên cơ quan, đơn vị thực tập 3

2 Vài nét về UBND huyện Chương Mỹ 3

II Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của UBND huyện Chương Mỹ 5

1 Chức năng,nhiệm vụ, quyền hạn của UBND huyện Đan Phượng 5

2 Cơ cấu tổ chức của UBND huyện Chương Mỹ (Phụ lục 1) 9

III Khảo sát tình hình tổ chức, quản lý, hoạt động của Phòng Nội vụ 11

1 Tổ chức, hoạt động của Phòng Nội vụ 11

2 Nhiệm vụ và quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Phòng Nội vụ 11

2.1 Nhiệm vụ và quyền hạn của Phòng Nội vụ 11

2.2 Cơ cấu tổ chức của Phòng Nội vụ 13

3 Vị trí việc làm và bản mô tả công việc các vị trí trong Phòng Nội vụ 14

PHẦN II: CHUYÊN ĐỀ TỰ CHỌN 21

CÔNG TÁC QUẢN LÝ, ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CBCC CẤP CƠ SỞ (XÃ, THỊ TRẤN) CỦA HUYỆN CHƯƠNG MỸ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI.21 I Khái quát về tình hình đội ngũ CB, CC cấp cơ sở (xã, thị trấn) của huyện Chương Mỹ 21

Trang 2

II Sự cần thiết của công tác quản lý, đào tạo, bồi dưỡng CBCB cấp cơ sở

(xã, thị trấn) của huyện Chương Mỹ 22

1 Thực trạng công tác quản lý, đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp cơ sở (xã, thị trấn) trên địa bàn huyện Chương Mỹ 24

1.1 Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CB,CC cấp cơ sở của huyện Chương Mỹ.24 1.2 Việc tổ chức thực hiện đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp cơ sở huyện Chương Mỹ 26

1.3 Quy trình đào tạo, bồi dưỡng CBCC ( gồm 4 bước ) 30

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ 34

1 Đánh giá chung công tác quản lý đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp cơ sở của huyện Chương Mỹ 34

1.1 Những thành tựu đạt được 34

1.2 Những tồn tại, hạn chế 35

1.3 Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế 36

1.4 Đề xuất, kiến nghị 37

1.4.1 Xây dựng quy hoạch cán bộ 37

1.4.2 Xác định nhu cầu đào tạo, gắn kết đào tạo với sử dụng CBCC 37

1.4.3 Xây dựng kế hoạch ĐTBD CBCC cấp cơ sở theo nhu cầu đã được xác định 38

1.4.4 Đổi mới nội dung ĐTBD theo vị trí việc làm 38

1.4.5 Đổi mới phương pháp ĐTBD 38

1.4.6 Thường xuyên đánh giá sau ĐTBD 39

2 Kết luận 40

TÀI LIỆU THAM KHẢO 42 PHỤ LỤC

Trang 3

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Hội đồng nhân dân: HĐND

Ủy ban nhân dân: UBNDCán bộ, công chức: CBCCBan chấp hành: BCHTrung ương: TWCao đẳng, đại học: CĐ, ĐHTrung học phổ thông: THPTTrung học cơ sở: THCS

Trang 4

LỜI NÓI ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài.

Trong bối cảnh cả nước đang xây đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước như hiện nay, để phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ đòihỏi chính quyền các cấp phải thường xuyên quan tâm đến công tác đào tạo, bồidưỡng cán bộ, công chức để họ thực hiện tốt nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước vànhân dân giao Thực tế đã chứng minh nơi nào cán bộ, công chức có trình độchuyên môn nghiệp vụ, có năng lực, phẩm chất đạo đức thì nơi đó công việc vậnhành rất trôi chảy, thông suốt

Xã, phường, thị trấn là đơn vị hành chính cấp cơ sở, nơi thực hiện trựctiếp và cụ thể các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Vìvậy, việc quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức ở cơ sở xã, phường, thịtrấn có đủ phẩm chất, năng lực là nhiệm vụ thường xuyên, có ý nghĩa hết sứcquan trọng cả trước mắt cũng như lâu dài trong sự nghiệp cách mạng của Đảng

Trong tình hình hiện nay, nước ta đang thực hiện nền kinh tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa, sự hội nhập với kinh tế quốc tế khi Việt Nam trởthành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), đòi hỏi người cán bộ cấp

xã phải đổi mới tư duy, đổi mới phong cách lãnh đạo quản lý, phải có trình độchuyên môn nghiệp vụ, có phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, sống và họctập theo tư tưởng Hồ Chí Minh Một trong những giải pháp đó là tăng cườngcông tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở

2 Mục tiêu của đề tài.

Mục tiêu của bài báo cáo này nhằm khảo sát thực tiễn công tác đào tạo,bồi dưỡng CB, CC cấp cơ sở (xã, thị trấn) của huyện Chương Mỹ, thành phố HàNội Từ đó, có thể đưa ra những nhận xét khách quan về công tác đào tạo, bồidưỡng CB, CC cấp cơ sở tại huyện Chương Mỹ, những ưu, nhược điểm cũngnhững nguyên nhân còn tồn tại Trên cơ sở đó, đưa ra những kiến nghị nhằmnâng cao công tác này tại huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.

 Cán bộ, công chức cấp cơ sở (xã, thị trấn) trên địa bàn huyện Chương

Trang 5

4 Nguồn tài liệu tham khảo.

Luật, các quyết định, thông tư, văn bản của Chính phủ, phòng Nội vụ, Ủyban nhân dân huyện Chương Mỹ

5 Phương pháp nghiên cứu.

 Nghiên cứu này vận dụng phương pháp cụ thể như sau: khảo sát, đốichiếu, so sánh, tổng hợp, quan sát, phân tích , duy vật biện chứng

 Thu thập thông tin, phân tích và đánh giá số liệu

6 Bố cục của đề tài.

 Bài báo cáo gồm 3 phần:

Phần 1: Khảo sát công tác văn phòng của UBND huyện Chương Mỹ.Phần 2: Chuyên đề tự chọn: công tác quản lý, đào tạo, bồi dưỡng CBCCcấp cơ sở (xã, thị trấn) của huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội

Phần 3: Kết luận và đề xuất kiến nghị

Trang 6

PHẦN I KHẢO SÁT CÔNG TÁC VĂN PHÒNG CỦA UBND HUYỆN CHƯƠNG MỸ

I Khái quát về UBND huyện Chương Mỹ.

1 Tên cơ quan, đơn vị thực tập.

- HĐND – UBND huyện Chương Mỹ

- Địa chỉ: 102 Khu Bắc Sơn - TT.Chúc Sơn - Chương Mỹ - TP.Hà Nội

2 Vài nét về UBND huyện Chương Mỹ.

Vị trí địa lý:

Chương Mỹ Là một huyện ngoại thành nằm ở phía Tây nam Hà Nội, cáchtrung tâm Thủ đô 20 km; phía Bắc giáp huyện Quốc Oai; phía Đông giáp vớiquận Hà Đông, huyện Thanh Oai; phía Nam giáp huyện Ứng Hòa, Mỹ Đức;

phía Tây giáp với huyện Lương Sơn(tỉnh Hoà Bình) Tổng diện tích tự nhiên của

huyện là 237,4 km2, là huyện có diện tích lớn thứ 3 của thành phố Dân số 337,6nghìn người Toàn huyện có 32 đơn vị hành chính cấp xã gồm 30 xã và 2 thịtrấn Người dân tộc Kinh chiếm đại đa số, dân tộc Mường có 01 thôn Đồng

Ké (thuộc xã Trần Phú); ngoài ra còn có một số dân tộc thiểu số khác ở rải rác

tại các xã, thị trấn Có gần 100 cơ quan, đơn vị Nhà nước, Trung ương và Thànhphố đóng trên địa bàn; Chương Mỹ có 01 khu công nghiệp, 9 cụm điểm côngnghiệp và trên 10 nghìn cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp cá thể đang hoạtđộng mang lại hiệu quả kinh tế, góp phần chuyển dịch mạnh về cơ cấu kinh tếtrong những năm qua

Địa hình của huyện được chia làm 3 vùng rõ rệt: Vùng Đồi gò, vùng “Núisót” và vùng Đồng bằng với hệ thống sông Bùi, sông Tích phía Tây, sông Đáybao bọc phía Đông huyện đã tạo tiền đề cho sự phát triển nông nghiệp trồng lúanước ở vùng này từ rất sớm Đồng thời kết hợp với hệ thống đồi núi, sông hồ,đồng ruộng tạo nên những cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, thơ mộng và đầy ắpnhững huyền thoại: Quần thể di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh thuộccác xã Phụng Châu, Tiên Phương, Ngọc Hoà, Hoàng Văn Thụ, Thủy XuânTiên… dải núi rừng và hồ phía Tây của huyện vừa là cảnh quan đẹp vừa là

Trang 7

tuyến phòng thủ tự nhiên vững chắc về phía Tây Nam của Thủ đô.

Trên địa bàn có các tuyến đường quan trọng chạy qua: Tuyến đường 419nối liền các xã và các huyện; quốc lộ 6 với chiều dài 18 km và đường Hồ ChíMinh với chiều dài 16,5 km giúp cho Chương Mỹ trở thành đầu mối và cầu nốigiao thương quan trọng giữa Thủ Đô với các tỉnh thành đồng bằng Bắc Bộ vàcác tỉnh vùng Tây Bắc; giữa Hà Nội với các tỉnh thành phía Nam Trong quyhoạch phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìnđến 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Chương Mỹ nằm trong vànhđai xanh phát triển của Thủ đô với Khu đô thị vệ tinh Xuân Mai, thị trấn sinhthái Chúc Sơn (nằm trong chùm đô thị vệ tinh và thị trấn sinh thái của Thủ đô)

Hành chính:

Huyện Chương Mỹ nguyên xưa là phần đất của hai huyện Yên Sơn, MỹLương thuộc phủ Quốc Oai, trấn Sơn Tây và huyện Chương Đức, thuộc phủỨng Thiên, trấn Nam Thượng Đến năm Gia Long 13 (1814), đổi sang phủ ỨngHòa Đến năm Đồng Khánh thứ 3 (năm 1888) chia huyện Chương Đức thành

hai huyện Yên Đức, thuộc phủ Mỹ Đức và huyện Chương Mỹ thuộc phủ Ứng

Hòa, tỉnh Hà Đông Trải qua nhiều lần tách nhập tỉnh, hợp nhất, Chương Mỹ lầnlượt là huyện của các tỉnh Hà Đông, Hà Tây, Hà Sơn Bình rồi trở lại Hà Tâytrước khi hợp nhất với Thủ đô Hà Nội vào ngày 01/8/2008 theo Nghị quyết 15của Quốc hội khóa XII

Huyện Chương Mỹ ngày nay là huyện Anh hùng lực lượng vũ trang nhândân, có 2 thị trấn và 30 xã, bao gồm: Thị trấn Chúc Sơn, thị trấn Xuân Mai vàcác xã: Phụng Châu, Tiên Phương, Phú Nghĩa, Đông Phương Yên, Đông Sơn,Thủy Xuân Tiên, Thanh Bình, Trường Yên, Ngọc Hòa, Thụy Hương, Đại Yên,Trung Hòa, Tốt Động, Nam Phương Tiến, Tân Tiến, Hoàng Văn Thụ, Hữu Văn,

Mỹ Lương, Quảng Bị, Hợp Đồng, Lam Điền, Hoàng Diệu, Thượng Vực, Văn

Võ, Đồng Phú, Hồng Phong, Trần Phú, Đồng Lạc, Hòa Chính, Phú Nam An.Trung tâm hành chính của huyện đóng tại thị trấn Chúc Sơn

Trang 8

II Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của UBND huyện Chương Mỹ.

1 Chức năng,nhiệm vụ, quyền hạn của UBND huyện Đan Phượng.

Trong lĩnh vực kinh tế.

 Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm trình Hội đồngnhân dân cùng cấp thông qua để trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt; tổchức và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch đó;

 Lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngânsách địa phương, phương án phân bổ dự toán ngân sách cấp mình; quyết toánngân sách địa phương; lập dự toán điều chỉnh ngân sách địa phương trongtrường hợp cần thiết trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định và báo cáo

Uỷ ban nhân dân, cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp;

 Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương; hướng dẫn, kiểm tra Uỷ bannhân dân xã, thị trấn xây dựng và thực hiện ngân sách và kiểm tra nghị quyếtcủa Hội đồng nhân dân xã, thị trấn về thực hiện ngân sách địa phương theo quyđịnh của pháp luật;

 Phê chuẩn kế hoạch kinh tế - xã hội của xã, thị trấn.

Trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thuỷ lợi và đất đai.

 Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua các chươngtrình khuyến khích phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp ở địa phương

và tổ chức thực hiện các chương trình đó;

 Chỉ đạo Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn thực hiện các biện pháp chuyểndịch cơ cấu kinh tế, phát triển nông nghiệp, bảo vệ rừng, trồng rừng và khai tháclâm sản, phát triển ngành, nghề đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản;

 Thực hiện giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất đối với cá nhân và hộ giađình, giải quyết các tranh chấp đất đai, thanh tra đất đai theo quy định của phápluật;

 Xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của Uỷ ban nhân dân

xã, thị trấn;

Trang 9

 Xây dựng quy hoạch thuỷ lợi; tổ chức bảo vệ đê điều, các công trìnhthuỷ lợi vừa và nhỏ; quản lý mạng lưới thuỷ nông trên địa bàn theo quy định củapháp luật.

Trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp .

 Tham gia với Uỷ ban nhân dân tỉnh trong việc xây dựng quy hoạch, kếhoạch phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện;

 Xây dựng và phát triển các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp,dịch vụ ở các xã, thị trấn;

 Tổ chức thực hiện xây dựng và phát triển các làng nghề truyền thống,sản xuất sản phẩm có giá trị tiêu dùng và xuất khẩu; phát triển cơ sở chế biếnnông, lâm, thuỷ sản và các cơ sở công nghiệp khác theo sự chỉ đạo của Uỷ bannhân dân tỉnh

Trong lĩnh vực xây dựng, giao thông vận tải.

 Tổ chức lập, trình duyệt hoặc xét duyệt theo thẩm quyền quy hoạchxây dựng thị trấn, điểm dân cư nông thôn trên địa bàn huyện; quản lý việc thựchiện quy hoạch xây dựng đã được duyệt;

 Quản lý, khai thác, sử dụng các công trình giao thông và kết cấu hạtầng cơ sở theo sự phân cấp;

 Quản lý việc xây dựng, cấp giấy phép xây dựng và kiểm tra việc thựchiện pháp luật về xây dựng; tổ chức thực hiện các chính sách về nhà ở; quản lýđất ở và quỹ nhà thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn;

 Quản lý việc khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng theophân cấp của Uỷ ban nhân dân tỉnh

Trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ và du lịch.

 Xây dựng, phát triển mạng lưới thương mại, dịch vụ, du lịch và kiểmtra việc chấp hành quy định của Nhà nước về hoạt động thương mại, dịch vụ và

du lịch trên địa bàn huyện;

 Kiểm tra việc thực hiện các quy tắc về an toàn và vệ sinh trong hoạtđộng thương mại, dịch vụ, du lịch trên địa bàn;

 Kiểm tra việc chấp hành quy định của Nhà nước về hoạt động thương

Trang 10

mại, dịch vụ, du lịch trên địa bàn.

Trong lĩnh vực giáo dục, y tế, xã hội, văn hoá, thông tin và thể dục thể thao.

 Xây dựng các chương trình, đề án phát triển văn hoá, giáo dục, thôngtin, thể dục thể thao, y tế, phát thanh trên địa bàn huyện và tổ chức thực hiện saukhi được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

 Tổ chức và kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phổcập giáo dục, quản lý các trường tiểu học, trung học cơ sở, trường dạy nghề; tổchức các trường mầm non; thực hiện chủ trương xã hội hoá giáo dục trên địabàn; chỉ đạo việc xoá mù chữ và thực hiện các quy định về tiêu chuẩn giáo viên,quy chế thi cử;

 Quản lý các công trình công cộng được phân cấp; hướng dẫn cácphong trào về văn hoá, hoạt động của các trung tâm văn hoá - thông tin, thể dụcthể thao; bảo vệ và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hoá và danh lamthắng cảnh do địa phương quản lý;

 Thực hiện kế hoạch phát triển sự nghiệp y tế; quản lý các trung tâm y

tế, trạm y tế; chỉ đạo và kiểm tra việc bảo vệ sức khoẻ nhân dân; phòng, chốngdịch bệnh; bảo vệ và chăm sóc người già, người tàn tật, trẻ mồ côi không nơinương tựa; bảo vệ, chăm sóc bà mẹ, trẻ em; thực hiện chính sách dân số và kếhoạch hoá gia đình;

 Kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong hoạt động của các cơ sở hànhnghề y, dược tư nhân, cơ sở in, phát hành xuất bản phẩm;

 Tổ chức, chỉ đạo việc dạy nghề, giải quyết việc làm cho người laođộng; tổ chức thực hiện phong trào xoá đói, giảm nghèo; hướng dẫn hoạt động

từ thiện, nhân đạo

Trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, tài nguyên và môi trường.

 Thực hiện các biện pháp ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ phục

vụ sản xuất và đời sống nhân dân ở địa phương;

 Tổ chức thực hiện bảo vệ môi trường; phòng, chống, khắc phục hậuquả thiên tai, bão lụt;

Trang 11

 Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn đo lường

và chất lượng sản phẩm; kiểm tra chất lượng sản phẩm và hàng hoá trên địa bànhuyện; ngăn chặn việc sản xuất và lưu hành hàng giả, hàng kém chất lượng tạiđịa phương

Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội.

 Tổ chức phong trào quần chúng tham gia xây dựng lực lượng vũ trang

và quốc phòng toàn dân; thực hiện kế hoạch xây dựng khu vực phòng thủ huyện;quản lý lực lượng dự bị động viên; chỉ đạo việc xây dựng lực lượng dân quân tự

vệ, công tác huấn luyện dân quân tự vệ;

 Tổ chức đăng ký, khám tuyển nghĩa vụ quân sự; quyết định việc nhậpngũ, giao quân, việc hoãn, miễn thi hành nghĩa vụ quân sự và xử lý các trườnghợp vi phạm theo quy định của pháp luật;

 Tổ chức thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội, xâydựng lực lượng công an nhân dân huyện vững mạnh, bảo vệ bí mật nhà nước;thực hiện các biện pháp phòng ngừa, chống tội phạm, các tệ nạn xã hội và cáchành vi vi phạm pháp luật khác ở địa phương;

 Chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản

lý hộ khẩu, quản lý việc cư trú, đi lại của người nước ngoài ở địa phương;

 Tuyên truyền, giáo dục, vận động nhân dân tham gia phong trào bảo vệ

an ninh, trật tự, an toàn xã hội

Trong việc thực hiện chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo.

 Tuyên truyền, giáo dục, phổ biến chính sách, pháp luật về dân tộc vàtôn giáo;

 Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao về các chương trình, kếhoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đối với vùng đồng bào dân tộcthiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng có khó khăn đặc biệt;

 Chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện chính sách dân tộc, chính sách tôngiáo; quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nàocủa công dân ở địa phương;

 Quyết định biện pháp ngăn chặn hành vi xâm phạm tự do tín ngưỡng,

Trang 12

tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái những quy định của phápluật và chính sách của Nhà nước theo quy định của pháp luật.

Trong việc thi hành pháp luật

 Chỉ đạo, tổ chức công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, kiểm traviệc chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quannhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp;

 Tổ chức thực hiện và chỉ đạo Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn thực hiệncác biện pháp bảo vệ tài sản của Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xãhội, tổ chức kinh tế, bảo vệ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, cácquyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân;

 Chỉ đạo việc thực hiện công tác hộ tịch trên địa bàn;

 Tổ chức, chỉ đạo thực hiện công tác thi hành án theo quy định của phápluật;

 Tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra nhà nước;

tổ chức tiếp dân, giải quyết kịp thời khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân;hướng dẫn, chỉ đạo công tác hoà giải ở xã, thị trấn

Trong việc xây dựng chính quyền và quản lý địa giới hành chính.

 Tổ chức thực hiện việc bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồngnhân dân theo quy định của pháp luật;

 Quy định tổ chức bộ máy và nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của cơ quanchuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp mình theo hướng dẫn của Uỷ ban nhândân cấp trên;

 Quản lý công tác tổ chức, biên chế, lao động, tiền lương theo phân cấpcủa Uỷ ban nhân dân cấp trên;

 Quản lý hồ sơ, mốc, chỉ giới, bản đồ địa giới hành chính của huyện;

 Xây dựng đề án thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hànhchính ở địa phương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua để trình cấptrên xem xét, quyết định

2 Cơ cấu tổ chức của UBND huyện Chương Mỹ (Phụ lục 1).

UBND huyện Chương Mỹ hoạt động trên cơ sở luật tổ chức HĐND –

Trang 13

UBND ban hành ngày 26/11/2003 và quy chế hoạt động của UBND huyện Đểhoàn thành tốt chức năng, nhiện vụ được giao, UBND huyện Chương Mỹ đã sắpxếp như sau :

 Lãnh đạo gồm có những đồng chí sau :

Stt Họ và tên Chức vụ

1 Đinh Mạnh Hùng Chủ Tịch UBND Huyện

2 Hoàng Minh Hiến Phó Chủ Tịch UBND Huyện

3 Nguyễn Minh Ngọc Phó Chủ Tịch UBND Huyện

4 Nguyễn Văn Nam Phó Chủ Tịch UBND Huyện

Và các phòng ban chuyên môn :

 12 Phòng khối hành chính:

- Văn phòng HĐND - UBND huyện

- Thanh tra huyện

- Phòng Nội vụ

- Phòng Lao Đông Thương Binh - Xã Hội

- Phòng Giáo Dục và Đào Tạo

- Quản lý đô thị

- Phòng y tế

- Phòng Tài chính – Kế hoạch

- Phòng Tài nguyên – Môi trường

- Phòng Văn hóa – Thông tin

- Phòng Tư pháp

- Phòng Kinh tế

 8 Đơn vị khối sự nghiệp trực thuộc Huyện:

- Ban Bồi Thường Giải phóng mặt bằng

- Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng

- Đài truyền thanh

- Trung tâm Dân số - KHHGĐ

- Trung tâm Thể dục – Thể thao

- Trung tâm Văn hóa

Trang 14

- Hội Chữ thập đỏ

- Trung tâm Phát triển Cụm công nghiệp

III Khảo sát tình hình tổ chức, quản lý, hoạt động của Phòng Nội vụ.

1 Tổ chức, hoạt động của Phòng Nội vụ.

 Phòng Nội vụ là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện có chứcnăng tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về:

Tổ chức bộ máy; vị trí việc làm; biên chế công chức và cơ cấu ngạch công chứctrong các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước, vị trí việc làm, cơ cấu viênchức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong các đơn vị

sự nghiệp công lập; tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lao độnghợp đồng trong cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp; cải cách hànhchính; chính quyền địa phương; địa giới hành chính; cán bộ, công chức, viênchức; cán bộ, công chức xã, thị trấn và những người hoạt động không chuyêntrách ở cấp xã; hội tổ chức phi Chính phủ, văn thư, lưu trữ nhà nước; tôn giáo;công tác thanh niên; thi đua khen thưởng

 Phòng Nội vụ làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ bảo đảmphát huy vai trò lãnh đạo của tập thể: cấp dưới phục tùng cấp trên, tranh thủ sựlãnh đạo của cấp ủy chi bộ

2 Nhiệm vụ và quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Phòng Nội vụ.

2.1 Nhiệm vụ và quyền hạn của Phòng Nội vụ.

 Trình UBND huyện các văn bản hướng dẫn về công tác Nội vụ trên địabàn huyện và tổ chức triển khai thực hiện theo quy định;

 Trình UBND huyện ban hành quyết định, chỉ thị, quy hoạch, kếhoạch Chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ thuộc lĩnh vựcquản lý Nhà nước được giao;

 Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kếhoạch Sau khi được phê duyệt chỉ thị, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật

về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý được giao;

 Tham mưu cho UBND huyện quy định chức năng, nhiệm vụ, quyềnhạn và tổ chức các cơ quan chuyên môn của huyện theo hướng dẫn của UBND

Trang 15

thành phố Tham mưu cho UBND huyện trình cấp có thẩm quyền quyết địnhthành lập, sáp nhập, giải thể các đơn vị sự nghiệp thuộc huyện trình cấp có thẩmquyền quyết định;

 Tham mưu giúp Chủ tịch UBND huyện phân bổ chỉ tiêu biên chế hànhchính sự nghiệp hàng năm và hướng dẫn kiểm tra việc quản lý, sử dụng biên chếhành chính sự nghiệp; giúp UBND huyện tổng hợp chung việc thực hiện các quyđịnh về chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các cơ quan chuyên môn, đơn

vị sự nghiệp của huyện và UBND các xã, thị trấn;

 Giúp UBND huyện và các cơ quan có thẩm quyền tổ chức thực hiện việc bầu

cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND theo phân công của UBND huyện và hướng dẫncủa UBND thành phố Thực hiện các thủ tục để Chủ tịch UBND huyện phê chuẩn cácchức danh lãnh đạo của UBND xã, thị trấn, giúp UBND huyện trình UBND thành phốphê chuẩn các chức danh bầu cử theo quy định của Pháp luật Tham mưu cho UBNDhuyện xây dựng Đề án thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính trên địabàn huyện để UBND huyện trình HĐND huyện thông qua trước khi trình cấp có thẩmquyền xem xét, quyết định; chịu trách nhiệm quản lý hồ sơ, mốc, chỉ giới, bản đồ địagiới hành chính của huyện Giúp UBND huyện hướng dẫn, thành lập, giải thể, sáp nhập

và kiểm tra, tổng hợp báo cáo về hoạt động của thôn, xóm, tổ dân phố trên địa bànhuyện theo quy định, bồi dưỡng công tác cho trưởng, phó thôn, xóm, tổ dân phố;

 Giúp UBND huyện hướng dẫn, kiểm tra, tổng hợp báo cáo việc thựchiện pháp luật về dân chủ cơ sở đối với các cơ quan chuyên môn, đơn vị sựnghiệp, các xã, thị trấn trên địa bàn huyện;

 Tham mưu, giúp UBND huyện trong việc tuyển dụng, sử dụng, điềuđộng, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, đánh giá thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng

về chuyên môn nghiệp vụ và kiến thức quản lý đối với cán bộ, công chức, viênchức Thực hiện việc tuyển dụng, quản lý công chức xã, thị trấn và thực hiệnchính sách đối với cán bộ, công chức và cán bộ không chuyên trách xã, thị trấn;

 Giúp UBND huyện triển khai, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan chuyênmôn và UBND các xã, thị trấn thực hiện công tác cải cách hành chính;

 Giúp UBND huyện chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện

Trang 16

các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về tôn giáo vàcông tác tôn giáo trên địa bàn;

 Tham mưu, đề xuất với UBND huyện tổ chức các phong trào thi đua

và triển khai thực hiện chính sách khen thưởng của Đảng và Nhà nước trên địabàn huyện, làm nhiệm vụ thường trực của Hội đồng thi đua khen thưởng huyện;

 Thanh tra, kiểm tra, giải quyết các khiếu nại, tố cáo và xử lý các viphạm về công tác Nội vụ theo thẩm quyền;

 Thực hiện công tác thống kê, thông tin báo cáo UBND huyện, Sở Nội

vụ về tình hình, kết quả triển khai công tác nội vụ trên địa bàn huyện;

 Quản lý tổ chức biên chế, thực hiện chế độ chính sách, chế độ đãi ngộkhen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ đối vớicán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Phòng theo quy địnhcủa pháp luật và theo phân cấp của UBND huyện;

 Tham mưu cho UBND huyện quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ,quyền hạn của UBND xã, thị trấn về công tác Nội vụ và các lĩnh vực công tác khácđược giao trên cơ sở quy định của pháp luật và theo hướng dẫn của Sở Nội vụ;

 Quản lý tài sản, tài chính của Phòng và thực hiện các nhiệm vụ kháctheo sự phân công của UBND huyện

2.2 Cơ cấu tổ chức của Phòng Nội vụ.

Đồng chí Nguyễn Trường Năng – Trưởng phòng

tổ chức phi chính phủ, Cải cách hành chính, công tác tôn giáo và công tác văn thư lưu trữ

 Đồng chí Nguyễn Thị Phượng- Phó Trưởng phòng

 Đồng chí Nguyễn Xuân Nghệ- Chuyên viên – Hội, công tác quản lýnhà nước về thanh niên, tổ chức phi chính phủ

 Đồng chí Trần Thị Ngọc- Nhân viên – Tôn giáo, Vị trí việc làm, cảicách hành chính

Trang 17

Bộ phận Quản lý biên chế, cán bộ, công chức, viên chức, Đào tạo bồi dưỡng, tuyển dụng

 Đồng chí Nguyễn Hữu Thìn- Phó Trưởng phòng

 Đồng chí Lê Thanh Hà - Chuyên viên - Tiền lương

 Đồng chí Trịnh Đăng Hiên - Nhân viên - Thủ quỹ

 Đồng chí Nguyễn Thị Hòa- Nhân viên - Kế toán

 Đồng chí Nguyễn Hữu Thuấn - Phó Trưởng phòng

 Đồng chí Nguyễn Xuân Thủy- Chuyên viên – Thi đua khen thưởng

3 Vị trí việc làm và bản mô tả công việc các vị trí trong Phòng Nội vụ.

1 Đồng chí Nguyễn Trường Năng – Trưởng phòng

Phụ trách chung: Trực tiếp tham mưu cho UBND huyện, Chủ tịch UBNDhuyện về công tác tổ chức, biên chế các cơ quan hành chính, sự nghiệp Nhànước, cải cách hành chính, chính quyền địa phương, địa giới hành chính, cán bộ,công chức, viên chức Nhà nước; cán bộ công chức xã, thị trấn; quản lý tài sản,tài chính, là chủ tài khoản cơ quan Chịu trách nhiệm trước UBND huyện, Chủtịch UBND huyện và trước pháp luật về thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyềnhạn được giao và toàn bộ hoạt động của Phòng;

- Chỉ đạo xây dựng và trình UBND huyện, Chủ tịch UBND huyện banhành các văn bản thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước được giao thuộc thẩm quyềnban hành của UBND huyện, Chủ tịch UBND huyện;

- Chuẩn bị nội dung, chủ trì các cuộc hội ý lãnh đạo Phòng, họp cơ quan, chỉđạo xây dựng ký ban hành các văn bản của Phòng, xác nhận các hồ sơ liên quanđến công tác tổ chức, điều động, tiếp nhận, luân chuyển cán bộ và một số lĩnh vựccông tác khác; xử lý công văn đến, điều hành công việc hàng ngày của cơ quan;

- Theo dõi tình hình, kiểm tra đôn đốc thực hiện các quyết định, chỉ thị, kếhoạch, nghị quyết của HĐND và UBND huyện đối với các ngành, các xã, thịtrấn về công tác Nội vụ

2 Đồng chí Nguyễn Thị Phượng – Phó Trưởng phòng

Phụ trách công tác chính quyền cơ sở: địa giới hành chính; cán bộ, công

Trang 18

chức xã, thị trấn; công tác Hội; tổ chức phi chính phủ; công tác quản lý nhànước về thanh niên; tôn giáo; vị trí việc làm; cải cách hành chính và công tácvăn thư lưu trữ Có trách nhiệm thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ được phâncông Hướng dẫn chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra cán bộ chuyên môn của Phòng, cán

bộ công chức xã, thị trấn thực hiện nhiệm vụ

- Giúp Trưởng phòng tham mưu cho UBND huyện chỉ đạo, hướng dẫn,kiểm tra và tổ chức thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật củaNhà nước về tôn giáo và công tác Văn thư lưu trữ;

- Giúp Trưởng phòng theo dõi, quản lý và làm công tác chuyên môn về côngtác cải cách hành chính thực hiện cơ chế “một cửa”, cơ chế “một cửa liên thông”;

- Giúp Trưởng phòng triển khai, hướng dẫn, chỉ đạo đôn đốc, kiểm tra, cán bộcông chức xã, thị trấn và các cơ quan chuyên môn về công tác cải cách hành chính;

- Giúp trưởng phòng tham mưu cho UBND huyện thực hiện chức năngquản lý nhà nước trong các lĩnh vực bầu cử Quốc hội, Đại biểu HĐND; thammưu cho UBND huyện phê chuẩn các chức danh lãnh đạo của HĐND và UBNDcác xã, thị trấn; giúp UBND huyện trình UBND thành phố phê chuẩn các chứcdanh bầu cử theo quy định của pháp luật; tiền lương và các chế độ chính sáchđối với cán bộ, công chức xã, thị trấn;

- Giúp Trưởng phòng tham mưu cho UBND huyện xây dựng đề án thànhlập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính trên địa bàn huyện; hướngdẫn, chỉ đạo các xã, thị trấn trong việc thành lập, giải thể, sáp nhập và kiểm tra,tổng hợp báo cáo về hoạt động thôn, xóm, tổ dân phố trên địa bàn huyện theoquy định;

- Giúp Trưởng phòng tham mưu cho UBND huyện trong chỉ đạo, hướngdẫn kiểm tra, tổng hợp báo cáo việc thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở đối vớicác cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp, các xã, thị trấn trên địa bàn;

- Có trách nhiệm chỉ đạo cán bộ chuyên môn báo cáo về số lượng, chấtlượng cán bộ, công chức, cán bộ chuyên trách xã, thị trấn vào tháng 5 và tháng

10 theo mẫu;

- Chịu trách nhiệm tổng hợp báo cáo tháng, quý , 6 tháng, 9 tháng và

Trang 19

báo cáo năm về công tác cải cách hành chính;

- Dự thảo, soạn thảo các văn bản (nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch, chươngtrình, công văn hành chính) thuộc lĩnh vực cải cách hành chính;

- Được ký nháy các Quyết định kế hoạch, tờ trình, công văn, TrìnhUBND huyện, Chủ tịch UBND huyện trong phạm vi lĩnh vực công tác được phụtrách khi được Trưởng phòng ủy quyền;

- Soạn thảo ký các văn bản, hồ sơ, biểu mẫu thuộc lĩnh vực phân công,giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo thuộc lĩnh vực phân công phụ trách;

- Thực hiện các công việc khác khi được phân công;

- Chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và trước pháp luật về nhiệm vụđược phân công

3 Đồng chí Nguyễn Xuân Nghệ - Chuyên viên

Phụ trách công tác: Chính quyền cơ sở; công tác Hội; công tác quản lýnhà nước về thanh niên; tổ chức phi chính phủ Có trách nhiệm thực hiện đúngchức năng, nhiệm vụ được phân công cụ thể:

- Giúp Trưởng phòng và Phó Trưởng phòng phụ trách trong công tácchuyên môn về hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các chủ trưởng củaĐảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác Hội; công tác quản lýnhà nước về thanh niên và tổ chức phi Chính phủ; theo dõi, quản lý và thựchiện tuyển dụng, quản lý công chức xã, thị trấn và thực hiện chính sách đốivới cán bộ, công chức và cán bộ không chuyên trách xã, thị trấn;

- Chịu trách nhiệm quản lý hồ sơ, mốc, chỉ giới, bản đồ địa giới hànhchính của huyện và các xã, thị trấn;

- Giúp Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng phụ trách chỉ đạo, hướng dẫncác xã, thị trấn trong việc thành lập, giải thể, sát nhập, đổi tên thôn, xóm, tổdân phố và kiểm tra, tổng hợp, báo cáo về hoạt động của thôn, xóm, tổ dânphố trên địa bàn theo quy định;

- Thực hiện các công việc khác khi được phân công;

- Chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng phụ trách vàtrước pháp luật về nhiệm vụ được phân công

Trang 20

4 Đồng chí Trần Thị Ngọc – Nhân viên

Giúp Trưởng phòng và Phó Trưởng phòng theo dõi và phụ trách công tácTôn giáo, Vị trí việc làm, cải cách hành chính

- In sao các văn bản đi đến;

- Thực hiện các công việc khác khi được phân công;

- Chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng phụ trách vàtrước pháp luật về nhiệm vụ được phân công

5 Đồng chí Nguyễn Hữu Thìn – Phó Trưởng phòng

Phụ trách công tác: Quản lý biên chế; quản lý cán bộ, công chức hànhchính và toàn bộ các đơn vị sự nghiệp; công tác đào tạo bồi dưỡng, tuyển dụng,

và chế độ chính sách của cán bộ, công chức, viên chức và một số lĩnh vực côngtác khác Có trách nhiệm thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ được phân công.Hướng dẫn chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra cán bộ chuyên môn của phòng, cán bộcông chức xã, thị trấn trong thực hiện nhiệm vụ

- Giúp Trưởng phòng tham mưu cho UBND huyện thực hiện chức năngquản lý nhà nước về công tác thẩm định, xét duyệt nâng lương theo quy định đốivới cán bộ, công chức khối hành chính và các đơn vị sự nghiệp;

- Giúp trưởng phòng tham mưu cho UBND huyện về công tác đào tạo, bồidưỡng về chuyên môn nghiệp vụ và kiến thức quản lý đối với cán bộ, côngchức, viên chức; thống kê, tổng hợp báo cáo, đánh giá số lượng, chất lượng cán

bộ, công chức, viên chức hàng năm;

- Giúp Trưởng phòng tham mưu cho UBND huyện xây dựng đề án và triểnkhai thực hiện kế hoạch tinh giảm biên chế theo Nghị định 108/2014/NĐ-CP củaChính phủ;

- Giúp Trưởng phòng tham mưu cho UBND huyện soạn thảo tờ trình,quyết định về công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại đối với cán bộ theo quy định;

- Soạn thảo và ký các văn bản, hồ sơ, biểu mẫu thuộc lĩnh vực phân công,giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo thuộc lĩnh vực phân công phụ trách;

- Được ký nháy các Quyết định kế hoạch, tờ trình, công văn, TrìnhUBND huyện, Chủ tịch UBND huyện trong phạm vi lĩnh vực công tác được phụ

Trang 21

trách khi được Trưởng phòng ủy quyền;

- Có trách nhiệm chỉ đạo cán bộ chuyên môn báo cáo thống kê về sốlượng, chất lượng cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng của các

cơ quan hành chính và các đơn vị sự nghiệp vào tháng 5 và tháng 10 hàngnăm theo mẫu;

- Có trách nhiệm chỉ đạo cán bộ chuyên môn, phối hợp với các cơ quanchức năng tổng hợp báo cáo kết quả công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ 6 thángtrước ngày 30/6 và báo cáo năm trước 25/12;

- Thực hiện các công việc khác khi được phân công;

- Chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và trước pháp luật về nhiệm vụđược phân công

6 Đồng chí Lê Thanh Hà – Chuyên viên

Phụ trách công tác: Tiền lương, có trách nhiệm thực hiện đúng chứcnăng, nhiệm vụ được phân công cụ thể:

- Giúp Trưởng phòng và Phó Trưởng phòng phụ trách theo dõi quản lý

và làm công tác chuyên môn về nâng lương, chuyển ngạch lương , hết tập sự,phụ cấp ưu đãi ngành, giải quyết các chính sách về BHXH của phòng banchuyên môn của huyện và khối giáo dục;

- Thực hiện các công việc khác khi được phân công;

- Chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng phụ trách vàtrước pháp luật về nhiệm vụ được phân công

7 Đồng chí Trịnh Đăng Hiên – Nhân viên

- Tham mưu giúp Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng theo dõi, quản lý

và làm công tác chuyên môn về điều động, tuyển dụng, tiếp nhận cán bộ,công chức, viên chức thuộc thẩm quyền của UBND huyện;

- Giúp Trưởng phòng dự thảo quyết định tiếp nhận điều động, hợp đồnglao động không xác định thời hạn, hợp đồng cán bộ có thời hạn đối với cán

bộ, công chức chức viên chức thuộc quyền quản lý của UBND huyện;

- Thủ quỹ quỹ cơ quan;

- Lưu trữ văn bản, hồ sơ liên quan đến lĩnh vực được phân công;

Trang 22

- Thực hiện các công việc khác khi được phân công;

- Chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và trước pháp luật về nhiệm vụđược phân công

8 Đồng chí Nguyễn Thị Hòa – Nhân viên

Giúp Trưởng phòng phục trách: Báo cáo tuần, tháng, quý, năm và Vănthư lưu trữ của cơ quan, xây dựng lịch hoạt động của cơ quan

- Theo dõi tiếp nhận vào sổ, chuyển công văn đi, đến, quản lý con dấucủa cơ quan;

- Làm nhiệm vụ Kế toán cơ quan;

- Thực hiện các công việc khác khi được phân công;

- Chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và trước pháp luật về nhiệm vụđược phân công

9 Đồng chí Nguyễn Hữu Thuấn – Phó Trưởng phòng

Phụ trách công tác thi đua khen thưởng:

- Giúp Trưởng phòng tham mưu cho UBND huyện tổ chức các phong tràothi đua và triển khai thực hiện chính sách khen thưởng của Đảng và Nhà nướctrên địa bàn huyện;

- Thường xuyên giữ mối liên hệ công tác với phòng chuyên môn thuộcHội đồng thi đua khen thưởng, phối hợp với các đồng chí Phó Trưởngphòng điều hành công việc của cơ quan khi Trưởng phòng đi vắng hoặcđược uỷ quyền;

- Hướng dẫn chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra cán bộ chuyên môn của Phòng,cán bộ công chức xã, thị trấn trong thực hiện nhiệm vụ;

- Được ký nháy các Quyết định kế hoạch, chỉ thị, công văn, TrìnhUBND huyện, Chủ tịch UBND huyện trong phạm vi lĩnh vực phân công, phụtrách khi trưởng phòng đi vắng;

- Thực hiện các công việc khác khi được phân công;

- Chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và trước pháp luật về nhiệm vụđược phân công

Trang 23

10 Đồng chí Nguyễn Xuân Thủy – Chuyên viên

Phụ trách công tác Thi đua khen thưởng, có trách nhiệm thực hiện đúngchức năng, nhiệm vụ được phân công cụ thể:

- Giúp Trưởng phòng và Phó Trưởng phòng phụ trách trong công tácchuyên môn về phong trào thi đua và triển khai thực hiện chính sách khenthưởng của Đảng, Nhà nước;

- Lưu trữ văn bản, hồ sơ liên quan đến lĩnh vực được phân công;

- Thực hiện các công việc khác khi được phân công;

- Chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng phụ trách vàtrước pháp luật về nhiệm vụ được phân công

Ngày đăng: 22/09/2016, 21:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w