Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Lực lượng của dân rất to, việc dân vận rất quan trọng. Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công” [50, tr.700]. Ngay từ khi mới thành lập, Đảng ta đã đạt lên hàng đầu nhiệm vụ tập hợp tất cả lực lượng không để sót một người nào, góp thành lực lượng toàn dân để thực hiện những mục tiêu của cách mạng. Thực chất của công tác dân vận là xây dựng lực lượng cách mạng. Không có lực lượng nhân dân đông đảo tham gia phong trào cách mạng hăng hái, nhiệt tình thì cách mạng không thể thành công. Thực tiễn đấu tranh cách mạng của Đảng và nhân dân ta trong tám mươi năm qua đã chứng minh đây là một trong những nguyên nhân cơ bản đưa sự nghiệp cách mạng do Đảng lãnh đạo đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Vì vậy, Đảng phải thường xuyên, liên tục tiến hành công tác dân vận, chăm lo lợi ích thực sự của nhân dân. Trước yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, công tác dân vận góp phần phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo ra sức mạnh nội lực kết hợp với sức mạnh bên ngoài, sức mạnh truyền thống với sức mạnh thời đại để thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh. Mặt khác, công tác dân vận còn phát huy tính tích cực, sáng tạo của nhân dân trong xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch vững mạnh, xây dựng hệ thống chính trị nước ta đáp ứng đòi hỏi của nhân dân và yêu cầu mới của cách mạng. Do vậy, Đảng phải tăng cường công tác dân vận, đặc biệt là công tác dân vận ở cấp cơ sở, bởi cơ sở là nơi trực tiếp thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng pháp luật của Nhà nước và là nơi trực tiếp thực hiện quyền làm chủ của nhân dân. Chương Mỹ là một huyện của Hà Tây cũ, nay thuộc Hà Nội. Ngày nay, cùng với nhân dân Thủ Đô, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Chương Mỹ, nhân dân Chương Mỹ đang hăng hài thi đua xây dựng cuộc sống mới, đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH, tiến lên CNXH. Đảng bộ và nhân dân huyện Chương Mỹ quyết tâm đưa kinh tế của huyện nhà phát triển, góp phần thực hiện mục tiêu chung của Thủ đô và cả nước. Những năm qua, các đảng bộ xã, thị trấn ở huyện Chương Mỹ đã có nhiều chủ trương, biện pháp để tăng cường công tác dân vận, nhằm khơi dậy, phát huy tiềm năng và sức mạnh to lớn của các tầng lớp nhân dân trong huyện; góp phần thực hiện thắng lợi những mục tiêu kinh tế - xã hội. Những kết quả mà Chương Mỹ đạt được trong thời gian qua là đáng ghi nhận, tuy nhiên tăng trưởng kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế, thu nhập bình quân đầu người chưa cao. Đặc biệt việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở (nay là Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn) còn nhiều khuyết điểm; không ít nơi cấp uỷ, chính quyền cơ sở chưa nhạy bén, kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng chính đáng của nhân dân; những vấn đề bức xúc của dân chưa được giải quyết kịp thời; một số nơi lòng tin của nhân dân đối với tổ chức đảng, chính quyền giảm sút ... Những thành công và hạn chế nêu trên có liên quan mật thiết với chất lượng và hiệu quả của công tác dân vân của các đảng bộ xã, thị trấn. Từ tình hình nêu trên, qua thực tiễn công tác, tôi chọn đề tài “Công tác dân vận của các đảng bộ xã, thị trấn ở huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay” làm luận văn tốt nghiệp thạc sỹ, chuyên ngành xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam, với hy vọng sẽ đóng góp một phần nhằm nâng cao chất lượng công tác dân vận của các đảng bộ xã, thị trấn ở huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội trong giai đoạn CNH, HĐH đất nước.
Trang 1HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ HƯƠNG
CÔNG TÁC DÂN VẬN CỦA CÁC ĐẢNG BỘ XÃ, THỊ TRẤN Ở HUYỆN CHƯƠNG MỸ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ
Trang 21.2 Công tác dân vận cùa các đảng bộ xã, thị trấn ở huyện Chương Mỹ, thành phố
Hà Nội - quan niệm, vai trò, nội dung, phương thức, đặc điểm
Chương 2: CÔNG TÁC DÂN VẬN CỦA CÁC ĐẢNG BỘ XÃ, THỊ TRẤN Ở HUYỆN CHƯƠNG MỸ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI – THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ KINH NGHIỆM.
2.1 Công tác dân vận của các đảng bộ xã, thị trấn ở huyện Chương Mỹ, thành phố
Hà Nội - Thực trạng và nguyên nhân
2.2 Các kinh nghiệm chủ yếu
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC DÂN VẬN CỦA CÁC ĐẢNG BỘ XÃ THỊ TRẤN Ở HUYỆN CHƯƠNG MỸ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY.
3.1 Mục tiêu và phương hướng
3.2 Những giải pháp chủ yếu
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 3DANH MỤC CÁC CHỮ VIÊT TẮT TRONG LUẬN VĂNCNH – HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóaCNXH : Chủ nghĩa xã hội
PTTH : Phổ thông trung học
THCS : Trung học cơ sở
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Lực lượng của dân rất to, việc dân vận rấtquan trọng Dân vận kém thì việc gì cũng kém Dân vận khéo thì việc gì cũng thànhcông” [50, tr.700] Ngay từ khi mới thành lập, Đảng ta đã đạt lên hàng đầu nhiệm vụ tậphợp tất cả lực lượng không để sót một người nào, góp thành lực lượng toàn dân để thựchiện những mục tiêu của cách mạng Thực chất của công tác dân vận là xây dựng lựclượng cách mạng Không có lực lượng nhân dân đông đảo tham gia phong trào cáchmạng hăng hái, nhiệt tình thì cách mạng không thể thành công Thực tiễn đấu tranh cáchmạng của Đảng và nhân dân ta trong tám mươi năm qua đã chứng minh đây là mộttrong những nguyên nhân cơ bản đưa sự nghiệp cách mạng do Đảng lãnh đạo đi từthắng lợi này đến thắng lợi khác Vì vậy, Đảng phải thường xuyên, liên tục tiến hànhcông tác dân vận, chăm lo lợi ích thực sự của nhân dân
Trước yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, công tác dân vận gópphần phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo ra sức mạnh nội lực kết hợp vớisức mạnh bên ngoài, sức mạnh truyền thống với sức mạnh thời đại để thực hiện thắnglợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh Mặt khác, côngtác dân vận còn phát huy tính tích cực, sáng tạo của nhân dân trong xây dựng Đảng,chính quyền trong sạch vững mạnh, xây dựng hệ thống chính trị nước ta đáp ứng đòi hỏicủa nhân dân và yêu cầu mới của cách mạng Do vậy, Đảng phải tăng cường công tácdân vận, đặc biệt là công tác dân vận ở cấp cơ sở, bởi cơ sở là nơi trực tiếp thực hiện cácchủ trương, chính sách của Đảng pháp luật của Nhà nước và là nơi trực tiếp thực hiệnquyền làm chủ của nhân dân
Chương Mỹ là một huyện của Hà Tây cũ, nay thuộc Hà Nội Ngày nay, cùng vớinhân dân Thủ Đô, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Chương Mỹ, nhân dân Chương
Mỹ đang hăng hài thi đua xây dựng cuộc sống mới, đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH,tiến lên CNXH Đảng bộ và nhân dân huyện Chương Mỹ quyết tâm đưa kinh tế củahuyện nhà phát triển, góp phần thực hiện mục tiêu chung của Thủ đô và cả nước
Những năm qua, các đảng bộ xã, thị trấn ở huyện Chương Mỹ đã có nhiều chủtrương, biện pháp để tăng cường công tác dân vận, nhằm khơi dậy, phát huy tiềm năng
và sức mạnh to lớn của các tầng lớp nhân dân trong huyện; góp phần thực hiện thắng lợinhững mục tiêu kinh tế - xã hội Những kết quả mà Chương Mỹ đạt được trong thờigian qua là đáng ghi nhận, tuy nhiên tăng trưởng kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng
và lợi thế, thu nhập bình quân đầu người chưa cao Đặc biệt việc thực hiện Quy chế dânchủ ở cơ sở (nay là Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn) còn nhiềukhuyết điểm; không ít nơi cấp uỷ, chính quyền cơ sở chưa nhạy bén, kịp thời nắm bắttâm tư, nguyện vọng chính đáng của nhân dân; những vấn đề bức xúc của dân chưađược giải quyết kịp thời; một số nơi lòng tin của nhân dân đối với tổ chức đảng, chính
Trang 5quyền giảm sút Những thành công và hạn chế nêu trên có liên quan mật thiết với chấtlượng và hiệu quả của công tác dân vân của các đảng bộ xã, thị trấn.
Từ tình hình nêu trên, qua thực tiễn công tác, tôi chọn đề tài “Công tác dân vận củacác đảng bộ xã, thị trấn ở huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiệnnay” làm luận văn tốt nghiệp thạc sỹ, chuyên ngành xây dựng Đảng Cộng sản ViệtNam, với hy vọng sẽ đóng góp một phần nhằm nâng cao chất lượng công tác dân vậncủa các đảng bộ xã, thị trấn ở huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội trong giai đoạnCNH, HĐH đất nước
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Công tác dân vận là một trong những mảng hoạt động lớn của Đảng Cộng sản ViệtNam, do đó đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, tổng kết được công bố liên quan đến
đề tài này Năm 1990, cuốn sách Tăng cường mối liên hệ giữa Đảng với nhân dân củatác giả Vũ Oanh (nguyên Uỷ viên Trung ương Đảng, phụ trách công tác dân vận) đượcNhà xuất bản Sự thật phát hành Đồng chí Nguyễn Văn Linh, nguyên Tổng Bí thư củaĐảng cũng cho ra đời tác phẩm Đổi mới công tác quần chúng vào năm 1991 Năm
1999, Ban Dân vận Trung ương cho xuất bản cuốn Sơ thảo lịch sử công tác dân vận củaĐảng Cộng sản Việt Nam (1930-1996) Đây là công trình nghiên cứu lớn nhất, có ýnghĩa cả về lý luận và thực tiễn; đã dựng lại quá trình thực hiện công tác dân vận củaĐảng qua các thời kỳ cách mạng Năm 2006, Trung tâm nghiên cứu Khoa học Dân vậnthuộc Ban Dân vận Trung ương xuất bản cuốn 75 năm công tác dân vận của Đảng - Một
số vấn đề lý luận và thực tiễn Đây là công trình hình thành trên cơ sở những bài thamluận tại Hội thảo 75 năm công tác dân vận của Đảng Cộng sản Việt Nam, thu hút sựtham gia của nhiều nhà lãnh đạo, các nhà khoa học Cuốn sách đã phác họa bức tranhtoàn cảnh về công tác dân vận, làm rõ những quan điểm của Đảng về công tác dân vận,trao đổi những kinh nghiệm và phương pháp vận động các giai cấp, tầng lớp nhân dânqua mỗi thời kỳ cách mạng và giới thiệu thực tiễn công tác dân vận ở một số địaphương tiêu biểu
Một số công trình nghiên cứu cũng được thực hiện về đề tài công tác dân vận như:Công tác vận động nông dân của Đảng trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước(Luận án tiến sĩ của Lê Kim Việt, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2002);Công tác vận động giáo dân của tổ chức cơ sở đảng (cấp xã) ở đồng bằng Bắc bộ nước
ta hiện nay (Luận án tiến sĩ của Hoàng Mạnh Đoàn, Học viện Chính trị quốc gia Hồ ChíMinh, 2002); Công tác dân vận của Đảng Cộng sản Việt Nam trong quá trình thực hiệnđường lối đổi mới 1986-1996 (Luận văn thạc sỹ của Nguyễn Thị Ngọc Mai, Học việnChính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2002); Kinh nghiệm công tác quần chúng của Đảng ta
ở căn cứ địa Tân Trào trong Cách mạng Tháng Tám (Luận vãn thạc sỹ của Lê QuangHoà, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 1996); Nâng cao chất lượng công tácdân vận của Quân đội nhân dân Việt Nam trong thời kỳ mới (Luận văn thạc sỹ của Vũ
Trang 6Dũng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 1998); Năng lực lãnh đạo và sức chiếnđấu của đảng bộ xã ở tỉnh Hà Tây hiện nay - thực trạng và giải pháp (Luận văn thạc sỹcủa Tạ Thị Minh Phú, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2004) v.v Các côngtrình này đã góp phần làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác dân vận của Đảngtrong các thời kỳ cách mạng.
Ngoài ra, hàng tháng Ban Dân vận Trung ương cũng cho phát hành Tạp chí Dânvận Đây được coi là cuốn cẩm nang nghiên cứu lý luận và hướng dẫn nghiệp vụ củaBan Dân vận Trung ương Các tổ chức Mặt trận Tổ quốc, Đoàn Thanh niên, Hội Phụnữ cũng đã xuất bản những tờ báo, tạp chí làm cơ quan ngôn luận, tuyên truyền cácchủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và vận động đoàn viên, hội viên của tổchức mình
Về phần lịch sử đảng bộ huyện, cuốn Lịch sử Đảng bộ huyện Chương Mỹ đã xuấtbản được 2 tập, phản ánh các mặt hoạt động của đảng bộ từ năm 1930 cho tới 12/ 2007,nhưng không chuyên sâu về công tác dân vận Những năm gần đây, các địa phươngcũng cho ra đời một số cuốn Lịch sử đảng bộ xã, thị trấn Trên một số tờ báo, tạp chínhư báo Nhân dân, báo Nông nghiệp Việt Nam, báo Lao động, báo Pháp luật, báo HàTây cũng có một số bài nghiên cứu về Chương Mỹ thuộc các lĩnh vực như: tình hìnhphát triển kinh tế - xã hội, công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị , côngtác dân vận tuy có được đề cập nhưng còn mức độ, chưa hệ thống Như vậy, có thể nói,cho đến nay chưa có một công trình chuyên khảo nào đi sâu nghiên cứu về công tác dânvận của các đảng bộ xã, thị trấn ở huyện Chương Mỹ Nội dung của luận văn này bướcđầu nghiên cứu một cách toàn diện, cụ thể về công tác dân vận của các đảng bộ xã, thịtrấn trên phạm vi địa bàn huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội hiện nay
3 Mục đích, nhiệm vụ của luận văn
3.1 Mục đích
Trên cơ sở lý luận, khảo sát thực tế, luận văn đề xuất những giải pháp chủ yếunhằm góp phần nâng cao chất lượng công tác dân vận của các đảng bộ xã, thị trấn ởhuyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay
4 Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu của luận văn
Trang 7- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là công tác dân vận của các đảng bộ xã, thịtrấn ở huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.
- Phạm vi nghiên cứu của luận văn bao gồm các chủ trương, nghị quyết của cácđảng bộ xã, thị trấn và thực trạng công tác dân vận ở huyện Chương Mỹ, thành phố HàNội từ năm 2005 đến nay và từ nay đến 2015
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
- Cơ sở lý luận của luận văn dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tưtưởng Hổ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng và các nghị quyết của Đảng bộhuyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội về công tác dân vận
- Cơ sở thực tiễn của luận văn là thực trạng công tác dân vận của các đảng bộ xã,thị trân ở huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội trong thời gian qua Đồng thời luận văncũng căn cứ vào yêu cầu và nhiệm vụ của đảng bộ và nhân dân huyện Chương Mỹ trongcông cuộc CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn của huyện
- Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu chủ yếu của luận văn là kếthợp nghiên cứu lý luận với tổng kết thực tiễn, kết hợp chặt chẽ phương pháp lịch sử vớilogic, phân tích và tổng hợp Đồng thời luận văn cũng sử dụng phương phấp khảo sátthực tế, xử lý số liệu thống kê
6 Những đóng góp về khoa học của luận văn
Qua nghiên cứu, luận văn làm rõ bối cảnh, điều kiện và đặc điểm của công tác dânvận của các đảng bộ xã, thị trấn ở huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội trước yêu cầunhiệm vụ mới; chỉ ra những căn cứ khoa học, thực tiễn của việc nâng cao chất lượngcông tác dân vận của các đảng bộ xã, thị trấn ở huyện Chương Mỹ trong thời kỳ đẩymạnh CNH, HĐH đất nước
7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các tổchức đảng, Ban Dân vận ở huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội trong công tác dânvận Đồng thời có thể phục vụ cho việc học tập, giảng dạy ở Trường Đào tạo cán bộ LêHồng Phong, các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp quận, huyện của thành phố Hà Nội
8 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm
3 chương, 6 tiết
Trang 8Chương 1
CÔNG TÁC DÂN VẬN CỦA CÁC ĐẢNG BỘ XÃ, THỊ TRẤN Ở HUYỆN CHƯƠNG MỸ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1 KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN CHƯƠNG MỸ VÀ CÁC ĐẢNG BỘ XÃ, THỊTRẤN Ở HUYỆN CHƯƠNG MỸ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
1.1.1 Khái quát về huyện Chương Mỹ
1.1.1.1 Đặc điểm địa lý và tình hình dân cư
Chương Mỹ là một trong những huyện lớn, đông dân của tỉnh Hà Tây cũ, naythuộc thành phố Hà Nội Địa bàn huyện Chương Mỹ nằm bên hữu ngạn của dòng SôngĐáy, liền kề với miền rừng núi Hoà Bình và cách trung tâm Hà Nội 20km; là cửa ngõ ravào giữa miền rừng núi Tây Bắc với vùng đồng bằng châu thổ Sông Hồng, là địa bàntrọng điểm có vị trí quan trọng về kinh tế, quân sự, cửa ngõ phía Tây Nam của Thủ đô
Hà Nội; có đường quốc lộ 6A, 21A, đường 80 và đường sông (Sông Bùi và Sông Đáy)chạy qua
Phía Bắc huyện Chương Mỹ tiếp giáp với hai huyện Hoài Đức và Quốc Oai PhíaNam giáp với địa bàn huyện Mỹ Đức và một phần của huyện Ứng Hoà Phía Đônghuyện có dòng Sông Đáy mà bên kia sông là địa phận huyện Thanh Oai Phía Tây tiếpgiáp với huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình
Địa dư hành chính huyện Chương Mỹ có từ mùa hạ, tháng tư năm Đồng Khánh thứ
ba 1888 Đây là huyện có địa hình vừa mang đặc trưng của vùng đồng bằng châu thổSông Hồng, vừa mang đặc trưng của vùng bán sơn địa Một số vùng phía Tây Bắc giápranh với Hoà Bình và khu vực tiếp giáp với Quốc Oai, Ba Vì có địa hình gò đồi, nhưngngay chân các vùng gò đồi này là cả một vùng trũng như một thung lũng của các ngọnnúi cao xung quanh Phía Đông Nam, nhất là vùng ven lưu vực sông lớn, là vùng đấtphù sa tương tự vùng châu thổ Sông Hồng Tuy nhiên vẫn là vùng đất thấp, vì thế mànơi đây là rốn nước của các con sông lớn từ thượng nguồn đổ về và là huyện phân lũcủa Trung ương, khi sức đê Sông Hồng quá tải
Tổng diện tích tự nhiên của Chương Mỹ là 22.862 ha, trong đó đất nông nghiệp là14.371 ha Huyện có 32 đơn vị hành chính: 30 xã, 02 thị trấn, với 213 thôn, cụm dân cư;chia thành 3 vùng kinh tế rõ rệt: vùng bán sơn địa, vùng bãi và vùng trũng
Vùng bán sơn địa, giới hạn bởi phía Bắc và Đông Bắc giáp bờ hữu Sông Tích vàSông Bùi; gồm 10 xã, thị trấn (Thuỷ Xuân Tiên, Xuân Mai, Tân Tiến, Nam PhươngTiến, Hoàng Văn Thụ, Hữu Văn, Mỹ Lương, Trần Phú, Đồng Lạc, Hồng Phong); diệntích đất tự nhiên có 9.842,36 ha trong đó có 384 ha đất canh tác Các xã vùng nàythường chịu ảnh hưởng lũ rừrig Ngang của dãy núi Hoà Bình Địa hình rất phức tạp, đấtđai xen kẹp và bị chia cắt bởi các khu vực đồi gò thấp với các ô trũng, chằm sâu và cácdòng suối nhỏ, các đường tràn thoát lũ của hai hồ chứa nước lớn (hồ Đồng Sương, hồ
Trang 9Văn Sơn) Chạy dọc vùng đất bán sơn địa là quốc lộ 21A, có hơn 10km thuộc đoạn đầuđường Hồ Chí Minh Thế mạnh của vùng đất bán sơn địa là có nhiều tiềm năng pháttriển kinh tế trang trại, phát triển thương mại, dịch vụ, phát triển du lịch sinh thái vùnghồ.
Vùng bãi ven Đáy, giới hạn bởi đê hữu Đáy và dòng Sông Đáy, gồm 8 xã (PhụngChâu, Thuỵ Hương, Lam Điền, Hoàng Diệu, Thượng Vực, Văn Võ, Phú Nam An, HoàChính); với tổng diện tích tự nhiên là 5.052,83 ha, trong đó 3.083,217 ha đất canh tác vàdãy núi Tử Trầm có di tích lịch sử văn hoá chùa Trầm, động Long Tiên (hang Rồng),chùa Vô Vi Đây là vùng đất màu mỡ, có nhiều tiềm năng phát triển cả lúa và màu, nhất
là phát triển các loại cây ăn quả, các loại cây rau, mầu có giá trị kinh tế cao; có tiềmnăng phát triển khu du lịch tâm linh, sinh thái và vui chơi giải trí
Vùng trũng giữa huyện, từ bên tả Sông Bùi, Sông Tích đến giáp các xã vùng hữuSông Đáy gồm 14 xã, thị trấn (Đồng Phú, Quảng Bị, Tốt Động, Hợp Đồng, Đại Yên,Ngọc Hoà, Chúc Sơn, Tiên Phương, Phú Nghĩa, Trường Yên, Trung Hoà, Thanh Bình,Đông Phương Yên, Đông Sơn); diện tích đất tự nhiên 7.966,81 ha, trong đó 1.978,31 hađất canh tác Vùng này có quốc lộ 6A chạy qua; nối liền Thủ đô Hà Nội với vùng TâyBắc bao la; là vùng có nhiều làng nghề, đặc biệt có xã Tiên Phương nằm trên một dãynúi trù phú hữu tình với chùa Trăm Gian nổi tiếng (xây dựng từ thời Lý Cao Tông-1185) Vùng đất này vừa có nhiều tiềm năng phát triển lúa có năng suất, chất lượng cao;vừa có nhiều tiềm năng phát triển các điểm cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; pháttriển du lịch tâm linh, sinh thái, du lịch làng nghề
Năm 2009, Chương Mỹ với số dân 28,5 vạn người, gồm 2 dân tộc: Kinh, Mường.Toàn huyện Chương Mỹ có 2 tôn giáo chính là đạo Thiên chúa giáo và đạo Phật với 4vạn tín đồ, chiếm 14% dần số Có 216 cơ quan, đơn vị sự nghiệp, 12 doanh nghiệp nhànước, 366 doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác hoạt động trên địa bànhuyện
Cư trú trên một địa bàn có vị trí và tiềm năng kinh tế, qua nhiều thế hệ, lao động vàtài năng của nhân dân đã sáng tạo nên nhiều công trình có giá trị văn hóa và nghệ thuậtđặc sắc như: Chùa Trăm Gian ở Tiên Phương, chùa Trầm, chùa Hoa Nghiêm ở PhụngChâu đình Ninh Sơn, đình Chúc Sơn, đình Lễ Khê Hầu như làng xã nào ở Chương
Mỹ cũng có đình chùa, nơi sinh hoạt văn hoá tâm linh, lễ hội của nhân dân
Đóng góp vào nền văn hóa của dân tộc, Chương Mỹ cũng là đất đã sinh ra và nuôidưỡng tài năng lỗi lạc làm rạng rỡ cho quê hương, cho dân tộc như: Trần Khải, Ngô SĩLiên, Nguyễn Sỹ Chiêu, Đặng Thái Sơn
Nhân dân Chương Mỹ có niềm tự hào chính đáng về những truyền thống vẻ vanglâu đời của quê hương mình trong quá trình dựng nước, giữ nước của dân tộc Trong haicuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc, đánh đuổi thực dằn Pháp và đế quốc Mỹ xâm
Trang 10lược, Đảng bộ và nhân dân huyện Chương Mỹ vinh dự được Đảng và Nhà nước phongtặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”.
Với những đặc điểm nêu trên, thời kỳ lịch sử nào, vùng đất Chương Mỹ cũng cóthế mạnh để phát triển về mọi mặt
1.1.1.2 Thành tựu kinh tế - xã hội những năm qua
Những năm qua, kinh tế trong huyện có bước tăng trưởng khá GDP của huyệnnăm 2005: 13,5%; năm 2006: 15,4%; năm 2007: 15,8%; năm 2008: 15,7%; ước thựchiện năm 2009: 12,2% Thu nhập bình quân đầu người năm 2005: 4,89 triệu đồng; năm2006: 5,77 triệu đồng; năm 2007: 7,03 triệu đồng; năm 2008: 8,75 triệu đồng; ước thựchiện năm 2009: 9,76 triệu đồng Cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch tích cực: năm 2008
tỷ trọng của ngành nông - lâm - ngư nghiệp: 34,6%; Công tiểu thủ công xây dựng: 39,7%; Thương mại- dịch vụ: 22,7% (xem phụ lục 1) Các chương trình kinh
nghiệp-tế dự án của Trung ương, của thành phố và của huyện đã và đang triển khai thực hiện cóhiệu quả
Sản xuất nông nghiệp từng bước được phát triển theo hướng bền vững, hiệu quả,từng bước tạo sản phẩm hàng hoá, góp ổn định và cải thiện đời sống nhân dân nôngthôn Chuyển đổi cơ cấu cây trồng được quan tâm, tập trung chỉ đạo Huyện chủ trươngphá bỏ thế độc canh cây lúa để tiến tới đa canh, thích ứng với địa hình đa dạng của địaphương Trước hết, Chương Mỹ xây dựng chương trình sản xuất lúa hoá 1000 ha ở 7 xãvùng đồng trũng có điều kiện thâm canh đạt năng suất cao, đồng thời có kế hoạchchuyển đổi diện tích trồng lúa thuộc vùng đất bãi, vùng cao sang trồng màu và trồng câycông nghiệp Các xã vùng đồng trũng đã chuyển một phần diện tích lúa bấp bênh sang
mô hình 1 lúa + 1 cá + chăn nuôi gia cầm, đưa diện tích chuyển đổi theo công thức này
là 369 ha và bước đầu khẳng định được kết quả cao hơn so với trồng lúa trước đây Đãtriển khai xây dựng cánh đồng 50 triệu đồng/ ha với diện tích 82 ha, bước đầu cho thuhoạch từ 50- 80 triệu đồng Tổng giá trị sản xuất của ngành trồng trọt năm 2008 đạt 274
tỷ đồng (tăng 11,8% so với năm 2005)
Chăn nuôi có bước phát triển mạnh, tập trung vào mô hình lợn hướng nạc, bò laiSind, bò sữa, gia cầm, thuỷ cầm Tổng đàn lợn có 117.300 con, bên cạnh là đàn trâu3.030 con, đàn bò 15.600 con, có 145 trại chăn nuôi gia cầm với số lượng bình quân từ6.000- 10.000 con/lứa/trại, tổng đàn gia cầm với số lượng bình quân 3 triệu con/năm.Năm 2008 giá trị sản xuất ngành chăn nuôi đạt 250 tỷ đồng
Thực hiện chủ trương CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, những năm qua huyện
đã tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho nông nghiệp, nông thôn, sử dụng các nguồnvốn có hiệu quả nhằm hoàn chỉnh hệ thống cơ sở hạ tầng như giao thông, thuỷ lợi, kiên
cố hoá kênh mương từng bước nâng cao mức sống của nhân dân, để phát triển nôngnghiệp, nông thôn một cách toàn diện Đến nay, 100% số xã, thị trấn trong huyện cóđường ô tô đến trung tâm Đường bộ nông thôn được đầu tư xây dựng bằng bê tông
Trang 11Tổng số đường giao thông nông thôn thuộc xã, thị trấn quản lý là 606 km, trong đóđường có lớp mặt rải nhựa, bê tông xi măng hoặc lát gạch là 209,3 km còn lại là đườngcấp phối và đường đất.
Về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: huyện đã quan tâm, tích cực khôi phục làngnghề mới ở nông thôn trên quy mô toàn diện, đưa nghề đan mây, tre, giang xuất khẩuthành thế mạnh của địa phương Năm 2007, huyện có 29 làng được tỉnh công nhận làlàng nghề, tăng 18 làng so với năm 2002; 75% số làng có nghề Kim ngạch xuất khẩucủa các mặt hàng tiểu thủ công nghiệp ngày càng tăng lên trong những năm gần đâycàng thúc đẩy hướng đi nhanh, mạnh hơn Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp -xây dựng cơ bản có bước phát triển mạnh, tốc độ tăng trưởng khá, bình quân21,1%/năm Toàn huyện đã quy hoạch được 2 khu công nghiệp và 13 điểm công nghiệp
- tiểu thủ công nghiệp với diện tích 780 ha Năm 2007, đã có 32 dự án đầu tư vào huyệnvới tổng diện tích 1.243,5 ha, đặc biệt là dự án trục phát triển kinh tế Bắc - Nam và khu
đô thị sinh thái huyện Chương Mỹ với 946 ha Đến nay, đã có 366 công ty trách nhiệmhữu hạn, công ty cổ phần và tổ hợp sản xuất đang hoạt động sản xuất kinh doanh trênđịa bàn huyện, thu hút và giải quyết việc làm cho trên 50.000 người lao động Giá trịsản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng cơ bản nãm 2008 đạt 470 tỷđồng Giá trị sản xuất thương mại - dịch vụ năm 2008 đạt 425 tỷ đồng Thu ngân sáchhuyện đạt 70,401 tỷ đồng
Trên mặt trận xoá đói, giảm nghèo, huyện đã đẩy mạnh công tác lập sổ bảo hiểm,cấp 100% giấy chúng nhận hộ nghèo (chiếm 11,8% số hộ trong huyện) để người nghèo
có cơ hội được hưởng các chính sách xã hội, chăm sóc sức khoẻ và một số ưu đãi khác,nhanh chóng vượt qua khó khăn vươn lên trong cuộc sống Hàng năm, huyện tiết kiệmchi ngân sách hỗ trợ xoá nhà dột nát, hộ nghèo Từ năm 2005 đến nay hỗ trợ xây gần
130 nhà tình nghĩa, với số kinh phí 2.613 triệu đổng; tặng 1.522 sổ tiết kiệm tình nghĩa,mỗi sổ trị giá từ 200.000- 500.000 đồng; huy động được 1.470 triệu đồng quỹ đền ơnđáp nghĩa Do vậy đã góp phần thu hẹp dần khoảng cách về mức sống của nhân dân ởnông thôn, từng bước xây dựng nông thôn mái giàu đẹp
Về y tế, trong những năm qua, huyện đã làm tốt công tác chăm sóc sức khoẻ banđầu cho nhân dân với 100% số xã, thị trấn có trạm y tế có bác sĩ, y sĩ sản khoa và kiệntoàn bước đầu đội ngũ nhân viên y tá thôn đội (113/213 thôn) Mục tiêu của các chươngtrình y tế quốc gia, y tế dự phòng đều được thực hiện tốt, đạt và vượt kế hoạch đượcgiao, không để dịch bệnh lớn xảy ra Hàng năm, công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ emcũng được chăm sóc thường xuyên với tỷ lệ trẻ em tiêm chủng 6 loại vắc xin luôn đạt99,6199,8%; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng năm 2008 còn 19%; 6/32 trạm y tế đạt chuẩnquốc gia đạt 19% tổng số trạm y tế trong huyện
Nhân tố con người luôn giữ vai trò quan trọng, Chương Mỹ luôn dành sự lựa chọnhàng đầu cho đầu tư xây dựng, đổi mới cơ sở hạ tầng và trang thiết bị cho các ngành
Trang 12giáo dục 4 đào tạo Toàn huyện có 100% trường THCS và 82,5% số trường tiểu họcđược xây dựng cao tầng Tiếp bước truyền thống giáo dục của một địa phương luôn là lá
cờ đầu nhiều năm liền của ngành giáo dục, tỷ lệ học sinh lên lớp, tốt nghiệp ở các cấphọc, ngành học hàng năm đều đạt trên 99%, số trường đạt chuẩn quốc gia là 14 trườngđạt 17,7% tổng số trường trong huyện
Phong trào xây dựng làng văn hoá, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp văn hoá, giađình văn hoá được phát động khá sâu rộng Toàn huyện có 88% số làng xây dựng quyước làng văn hoá; 30% số làng được công nhận làng văn hoá, 75% số hộ được côngnhận gia đình văn hoá Hệ thống đài truyền thanh từ huyện đến cơ sở được nâng cấp cảitạo Chất lượng, nội dung chương trình phát thanh được nâng lên, phục vụ tốt công táctuyên truyền thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương
Phong trào thể dục thể thao tiếp tục phát triển, các môn thể thao truyền thống đượcchú trọng Các hoạt động thể dục thể thao, rèn luyện thân thể đã thu hút hàng vạn ngườitham gia, nhiều địa phương đã trở thành phong trào của quần chúng Trong 5 năm gầnđây đã giành 210 huy chương các loại và đóng góp được nhiều vận động viên tham giathi đấu ở tỉnh và quốc gia
Hoạt động bưu chính viễn thông có nhiều chuyển biến, từng bước đầu tư mở rộngđịa bàn hoạt động Đến nay 100% xã, thị trấn có điện thoại, bình quân 9 máy/100 người.Mạng lưới phát hành báo chí cơ bản đáp ứng nhu cầu thông tin xã hội và phục vụ cho sựlãnh đạo, chỉ đạo điều hành của cấp uỷ, chính quyền các cấp trong huyện
Cùng với nâng cao dân trí, huyện đã tổ chức bồi dưỡng về kiến thức khoa học - kỹthuật, kiến thức quản lý nhà nước cho 17.000 lượt cán bộ cơ sở thôn, xã, thị trấn; huyệntiếp tục xây dựng nguồn cán bộ cho hệ thống chính trị trong những năm tiếp theo Cóthể nói, đây cũng là nhân tố quyết định, đặt nền tảng cho những bước đi vững chắc củahuyện Chương Mỹ trong hiện tại và tương lai
Huyện Chương Mỹ hôm nay đang tạo thế đứng chân kiềng: nông nghiệp kết hợpvới sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ - thương mại và đầu tư cho thế
hệ trẻ Tất cả đều hướng tới mục tiêu: làm giàu và vững bước trong tiến trình hội nhập.Nhìn bức tranh toàn cảnh Chương Mỹ ngày hôm nay, có thể thấy, hầu hết những chỉtiêu quan trọng mà huyện uỷ và các cấp chính quyền đề ra theo quy hoạch phát triểntổng thể kinh tế — xã hội đến 2010, ở thời điểm này, đều đạt và vượt mức so với tiếnđộ
1.1.1.3 Thực trạng đời sống nhân dân và những vấn đề bức xúc đang đặt ra trongnông thôn huyện Chương Mỹ
Nhân dân Chương Mỹ cần cù, giản dị, trung thực, có bề dày truyền thống văn hoá,đoàn kết trong lao động sản xuất, xây dựng quê hương và chống ngoại xâm Kinh tếnông nghiệp là nguồn sống chủ yếu của người dân trong huyện Một số làng có cácnghề như mây tre đan ở Phú Vinh; đục đá, nung vôi ở Long Châu, khâu nón lá ở Văn
Trang 13La, Mỗ Xá; kéo mía làm mật ở một số làng ven sông Đáy Tuy nhiên, nghề thủ công ởChương Mỹ phần lớn mang tính chất nghề phụ Nhiều người, nhiều gia đình làm nghềthủ công nhưng không tách khỏi làm ruộng.
Nhiều năm qua, sự tiến bộ trong sản xuất, kinh doanh của nhân dân cũng nhưnhững thành tựu của công cuộc đổi mới đất nước đã góp phần làm cho đời sống của đại
bộ phận nhân dân trong huyện được cải thiện và nâng lên khá rõ rệt Thu nhập của đại
bộ phận nhân dân trong huyện đã tăng khá do phát triển được sản xuất, dịch vụ Một bộphận có thu nhập cao và tăng nhanh là các hộ phát triển kinh doanh dịch vụ tổng hợp vàphát triển kinh tế trang trại, phát triển thành doanh nghiệp tư nhân Thu nhập tăng nênđời sống nhân dân được cải thiện và nâng cao, hộ khá và giàu tăng nhanh, hộ nghèogiảm nhiều, hộ đói không còn Nhìn chung, điều kiện sống và sinh hoạt, làm việc của đa
số nhân dân trong huyện đã được cải thiện Nhà ở của đa số hộ nhân dân đã khang tranghơn; số hộ có nhà kiên cố, nhà mái bằng tăng khá nhanh Phần nhiều số hộ đã mua sắmđược những vật dụng có giá tri như xe máy, ti vi, tủ lạnh số hộ có điện thoại ngàycàng tăng Tuy nhiên, một bộ phận không nhỏ nhân dân, nhất là nông dân còn có đờisống thiếu thốn cả về vật chất lẫn tinh thần Thu nhập của nông dân vẫn thấp và chênhlệch khá nhiều so với các bộ phận dân cư khác; điều kiện sinh hoạt và làm việc củanông dân còn khá nhiều vất vả, nặng nhọc, lao động thủ công là chính Một bộ phận vẫnphải sống trong những căn nhà tạm bợ, điều kiện sinh hoạt thấp kém so với mặt bằngchung của xã hội Đây là vấn đề đặt ra đòi hỏi các cấp uỷ đảng, chính quyền phải cónhững giải pháp thiết thực để giúp đỡ nhân dân vượt qua khó khăn, nâng cao đời sống.Đời sống văn hoá, giáo dục, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân ở huyện Chương Mỹnhững năm qua đã được quan tâm hơn Các hoạt động văn hoá, văn nghệ, lễ hội truyềnthống, phong trào thể dục thể thao phát triển đều khắp các xã, thị trấn trong huyện, bướcđầu đáp ứng một phần nhu cầu thưởng thức văn hoá, văn nghệ, thể thao của nhân dân.Phong trào xây dựng gia đình văn hoá, làng văn hoá; thực hiện nếp sống văn minhtrong việc cưới, việc tang và lễ hội được đẩy mạnh Các phong tục tập quán lạc hậu, tệnạn cờ bạc, mê túi dị đoan được khắc phục dần Đến nay, 100% xã, thị trấn đều cóbưu điện và mạng lưới truyền thanh; 100% xã, thị trấn có nhà văn hoá xã; có 83 nhà vănhoá thôn, khu dân cư (đạt 35,5%); có 45 thôn, cụm dân cư có phương tiện truyền thanh(đạt 19,23%) Hầu hết các hộ dân đều có ti vi hoặc ra-đi-ô Số hộ có máy điện thoại cốđịnh ngày càng tăng
Sự phát triển của cơ sở hạ tầng văn hoá - xã hội đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhândân trong huyện tiếp cận được nhanh hơn, nhiều hơn với thông tin kinh tế - xã hội, vớikhoa học - kỹ thuật phục vụ sản xuất và đời sống Đường lối, chủ trương, chính sáchcủa Đảng, Nhà nước đến vói nhân dân đầy đủ, kịp thời hơn
Tuy đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân có nhiều tiến bộ, song những tiến bộ
đó vẫn chưa đáp ứng yêu cầu Phần nhiều gia đình thu nhập không đủ để nuôi con học
Trang 14tập sau khi tốt nghiệp THPT và chữa bệnh khi đau ốm nặng Điều kiện học tập của đa sốcon em trong huyện còn thiếu thốn Tình trạng học sinh bỏ học tuy ít nhưng vẫn đangdiễn ra ở một bộ phận nhỏ nông dân nghèo Đời sống văn hoá, văn nghệ, thể dục thểthao của nhân dân trong huyện còn khá đơn điệu và nghèo nàn Các điểm bưu điện vănhoá xã, thư viện huyện và cả các phòng đọc ở nhà văn hoá thôn chưa phát huy hiệu quả.Những năm gần đây, nhờ tác động của cách mạng khoa học kỹ thuật, thành quảcủa giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng nghề và sự tăng cường hoạt động chuyển giao tiến bộkhoa học - kỹ thuật, công nghệ của các cấp chính quyền, trình độ dân trí và chất lượnglực lượng lao động trong huyện đều đã được nâng lên.
Đến nay, 100% các xã, thị trấn trong huyện đã hoàn thành phổ cập giáo dục THCS
Tỷ lệ học sinh bỏ học giảm, tỷ lệ người có trình độ THPT tăng nhanh Trình độ chuyênmôn của nhân dân trong huyện đã có tiến bộ, năng suất lao động tăng Hầu hết nhân dântrong huyện đều là những lao động có kỹ năng khá thành thạo và nhiều kinh nghiệmtrong sản xuất so với các vùng khác, nhất là trong canh tác lúa nước và chăn nuôi giasúc, gia cầm Tuy nhiên do số lao động trẻ mới tốt nghiệp THPT mấy năm gần đây rất ít
ở lại làng quê tham gia lao động, chủ yếu đi tìm kiếm việc làm ở ngoài huyện hoặc đihọc đại học, cao đẳng, học nghề nhưng không về quê hương công tác nên thực tế phầnlớn lao động ở nông thôn trong huyện có trình độ tiểu học và THCS Bên cạnh đó, vớichủ trương thực hiện đa dạng các loại hình đào tạo nghề cho nhân dân, năm 2008 số laođộng trong huyện được đào tạo nghề là 34%; tuy nhiên, nội dung đào tạo ngành nghềcòn đơn điệu, kiến thức, tay nghề được trang bị chưa thật phù hợp nên hiệu quả dạynghề chưa cao Nếu so với yêu cầu phát triển nông nghiệp, nông thôn của huyện hiệnnay thì trình độ học vấn, chuyên môn của nhân dân còn thấp Đây là vấn đề khó khăntrong việc nâng cao chất lượng lao động, chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầuđẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn thời gian tới
Những năm qua, nhất là từ sau Đại hội Đảng bộ huyện và các đảng bộ cơ sở nhiệm
kỳ 2005 - 2010 đến nay, các cấp uỷ đảng, chính quyền đã có nhiều năng động, sáng tạotrong việc tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội X của Đảng, Nghị quyết Đại hội XXIĐảng bộ huyện Chương Mỹ, kinh tế - xã hội phát triển khá nhanh, cùng với thành tựucủa công cuộc đổi mới đất nước đã tác động mạnh mẽ, tích cực đến tâm trạng, ý thứcchính trị và niềm tin của nông dân Người dân phấn khởi, tin tưởng vào sự lãnh đạoĐảng, của các cấp uỷ đảng, chính quyền
Việc triển khai thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở đã mang lại luồng sinh khí mớitrong nhân dân, góp phần củng cố sự giác ngộ chính trị của nhân dân Người dân ngàycàng có ý thức trách nhiệm cao hơn trong việc đóng góp ý kiến xây dựng chủ trương,chính sách của Đảng, Nhà nước, phương hướng, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội củađảng bộ, chính quyền địa phương Mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng, chính quyềnngày càng gắn bó
Trang 15Tuy vậy, do tác động của kinh tế thị trường nên có một bộ phận nhân dân mải mêlàm ăn, còn thờ ơ trước những vấn đề của địa phương Một bộ phận ý thức và trình độlàm chủ hạn chế, họ rất ngại sinh hoạt đoàn thể, ngại đấu tranh, rất ít tham gia ý kiếnđóng góp cho chính quyển địa phương; nhận thức về quyền lợi và nghĩa vụ công dânkhông đầy đủ, chỉ thấy quyền lợi mà không thấy rõ trách nhiệm; truyền thống tốt đẹp "lálành đùm lá rách" có nguy cơ bị mai một; xu hướng cục bộ dòng họ phát triển Vấn đểdân chủ, công bằng xã hội tuy đã có nhiều chuyển biến nhưng hiện nay vẫn còn không íthạn chế Một số nơi tình trạng quan liêu, lãng phí, ức hiếp dân, thiếu dân chủ với dânvẫn còn khá nghiệm trọng Việc thực hiện "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra"còn hình thức Người dân chưa thực sự được tôn trọng và phát huy đầy đủ quyền dânchủ Tuy trong huyện chưa có khiếu kiện tập thể đông người có tính chất điểm nóngnhưng vẫn còn nhiều vụ việc khiếu kiện của nhân dân chưa được quan tâm giải quyếtkịp thời.
Hiện nay, một bộ phận nhân dân trong huyện còn băn khoăn, bức xúc về sự quản
lý nhà nước trên một số lĩnh vực như: chất lượng giống cây trồng, vật nuôi, phân bón,thuốc bảo vệ thực vật, chất lượng thức ăn gia súc, gia cầm ở lĩnh vực này hiện tượnghàng nhái, hàng giả, kém chất lượng còn khá phổ biến, người dân phải gánh chịu cả.Lạm phát, giá cả các mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống có xu hướng giatăng, ảnh hướng xấu đến những người thu nhập thấp và làm công ăn lương Đời sốngvăn hoá, tinh thần của nhân dân trong huyện còn nghèo nàn; phân hoá giàu nghèo ngàycàng gay gắt; tệ nạn buôn bán, sử dụng và tàng trữ trái phép các chất ma tuý, cờ bạc, số
đề có chiều hướng gia tăng; tình trạng ô nhiễm môi trường, thiếu nước sạch sinh hoạtđang làm cho nhân dân có nhiều băn khoăn, lo lắng Chương Mỹ cũng là địa bàn nhữngnăm vừa qua có tốc độ đô thị hóa cao, cho nên trên địa bàn có các khu đô thị, các cụm,điểm công nghiệp mới được xây dựng Công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, giảiquyết việc làm cho người dân ở những khu vực này đang nổi lên rất nhiều vấn đề bứcxúc Bên cạnh đó, các “điểm nóng” còn tồn tại, tình trạng mất dân chủ, nạn quan liêu,tham nhũng của một số cán bộ, công chức, đảng viên chưa được xử lý dứt điểm và thỏađáng đang là những vấn đề bức xúc Những tồn tại, bất cập này nguyên nhân của nó cóliên quan mật thiết đến hạn chế của công tác dân vận
1.1.2 Khái quát về các đảng bộ xã, thị trấn ở huyện Chương Mỹ
1.1.2.1 Vị trí, vai trò
Tổ chức cơ sở đảng có vai trò quan trọng trong hoạt động lãnh đạo của Đảng.C.Mác và Ph.Ăngghen là người đầu tiên nêu lên những quan điểm, tư tưởng về vị trí,vai trò của tổ chức cơ sở đảng Hai ông sáng lập ra “Liên đoàn những người cộng sản”
và khẳng định các chi bộ của “Liên đoàn” được thành lập dưới hình thức các hội bí mậttrong các hiệp hội công nhân Hai ông cũng chỉ ra rằng, nếu các chi bộ này bị buông
Trang 16lỏng về mặt tổ chức sẽ dẫn đến cắt dứt liên lạc với Ban Chấp hành Trung ương, làm choĐảng “mất chỗ dựa vững mạnh và duy nhất”.
Trong điều kiện “Liên đoàn những người cộng sản” chuyển từ hoạt động bí mậtsang hoạt động công khai, C.Mác và Ph.Ăngghen đã phát triển tư tưởng của mình: Phải
tổ chức lại liên đoàn mà khâu đặc biệt quan trọng là củng cố các chi bộ, “biến mỗi chi
bộ của mình thành trung tâm và hạt nhân của các hội liên hiệp công nhân” [46, tr.348],
là mắt xích quan trọng, là chỗ dựa vững chắc của Đảng
Kế thừa những tư tưởng đó của C.Mác và Ph.Ăngghen, V.I Lênin đã phát triểnquan điểm về vị trí, vai trò của tổ chức cơ sở đảng trong quá trình xây dựng và lãnh đạoĐảng Bônsêvích Nga - Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân Người chỉ rõ rằng, việcthành lập các tổ chức cách mạng trong các xí nghiệp, nhà máy là nhiệm vụ đầu tiên, cấpbách của Đảng Công nhân dân chủ - xã hội Nga: mỗi nhà máy phải là một thành trì.V.I Lênin coi chi bộ là nơi rèn luyện, phân công công tác, quản lý, sàng lọc đảng viên
để họ luôn luôn là người chiến sỹ tiên phong của giai cấp Chi bộ còn là nền tảng củaquần chúng, là hạt nhân chính trị của các tập thể lao động Người yêu cầu mỗi chi bộphải là điểm tựa để tiến hành công tác tuyên truyền, cổ động và tổ chức thực hiện trongquần chúng
V.I Lênin rất quan tâm xây dựng tổ chức công nhân dân chủ - xã hội, nhất là khicác tiểu tổ đó phát triển thành các chi bộ cơ sở của Đảng Bônsêvích Nga Cách mạngchuyển giai đoạn, Đảng cầm quyền lãnh đạo xây dựng CNXH, Đảng trở thành lãnh tụchính trị của toàn xã hội, các tổ chức cơ sở của Đảng được thành lập không chỉ trongcác nhà máy, công xưởng mà còn ở tất cả các đơn vị cơ sở trong hệ thống tổ chức xãhội V.I Lênin viết: “Những chi bộ ấy liên hệ chặt chẽ với nhau và với trung ương Đảngphải trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau, phải làm công tác cổ động, tuyên truyền Công tác
tổ chức phải thích nghi với mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, với tất cả mọi tầng lớpquần chúng lao động, những chi bộ ấy phải thông qua công tác muôn hình muôn vẻ màrèn luyện mình, rèn luyện Đảng, giai cấp, quần chúng một cách hệ thống” [45, tr.232-233]
V.I Lênin coi các tổ chức cơ sở đảng là nền tảng của Đảng, giữ mối liên hệ chặtchẽ giữa Đảng với quần chúng lao động, là một nhân tố chính trị của tập thể lao động,giáo dục và dẫn dắt quần chúng thực hiện đường lối, chủ trương và chính sách củaĐảng Người chỉ rõ: “Mỗi chi bộ và mỗi uỷ ban công nhân của Đảng phải là một “điểmtựa để tiến hành công tác tuyên truyền cổ động và tổ chức - thực hiện trong quầnchúng”,
tức là nhất định phải đi đến nơi mà quần chúng đi, và trong mỗi bước đi, phải cố gắnglàm cho ý thức của quần chúng hướng về CNXH ” [43, tr.447]
Trên cơ sở định hướng những quan điểm, tư tưởng của các nhà kinh điển của chủnghĩa Mác- Lênin, ở mọi thời kỳ cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã đặc
Trang 17biệt quan tâm xây dựng các tổ chức cơ sở đảng của mình; luôn coi các tổ chức cơ sởđảng là những đơn vị chiến đấu cơ bản, là nền tảng của Đảng, thông qua đó Đảng đượcxây dựng vững chắc và thực hiện sự lãnh đạo của mình đối với cách mạng Chủ tịch HồChí Minh nhấn mạnh: Các chi bộ, đảng bộ cơ sở dù được thành lập ở loại hình đơn vị
cơ sở nào trong xã hội đều có vai trò là “nền móng” của Đảng, hạt nhân chính trị ở cơ
sở, là “sợi đây chuyền” để Đảng liên hệ với quần chúng Người khẳng định: “Mỗi chi
bộ của Đảng phải là một hạt nhân lãnh đạo quần chúng ở cơ sở, đoàn kết chặt chẽ, liên
hệ mật thiết với quần chúng, phát huy được trí tuệ và lực lượng vĩ đại của quần chúng”[53, tr.23] Chất lượng của các tổ chức cơ sở đảng là một trong những nhân tố quyếtđịnh năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, quyết định việc thực hiện nhiệm vụchính trị ở cơ sở, “chi bộ tốt thì mọi việc sẽ tốt” [54, tr.213] Vì vậy, xây dựng chi bộtốt, cho vững mạnh là một việc vô cùng quan trọng
Từ những bài học thành công, chưa thành công trong thực tiễn xây dựng tổ chức
cơ sở đảng, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI Đảng ta đã khẳng định: “Những thànhtựu đã đạt được, những tiềm năng được khai thác, những kinh nghiệm có giá trị đều bắtnguồn từ sự nỗ lực phấn đấu của quần chúng ở cơ sở mà hạt nhân là tổ chức đảng.Nhưng mặt khác, sự yếu kém của nhiều tổ chức cơ sở đảng đã hạn chế những thành tựucủa cách mạng” [28, tr.141]
Như vậy, rõ ràng tổ chức cơ sở đảng có vai trò quan trọng tạo nên chất lượng lãnhđạo của Đảng đối với cách mạng Trong mối quan hệ này, năng lực lãnh đạo, sức chiếnđấu của tổ chức cơ sở đảng là nguyên nhân quan trọng trực tiếp, còn việc thực hiệnđường lối, chính sách của Đảng tại cơ sở là kết quả và cũng là chuẩn mực, thước đo đểđánh giá chất lượng lãnh đạo của các tổ chức cơ sở đảng
Điều 21, Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, được Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ X của Đảng thông qua, đã quy định: “Tổ chức cơ sở đảng (chi bộ cơ sở, đảng bộ cơsở) là nền tảng của Đảng, là hạt nhân chính trị ở cơ sở” [32, tr.34]
Với tư cách là một tổ chức cơ sở đảng, vị trí, vai trò của các đảng bộ cơ sở xã, thịtrấn ở huyện Chương Mỹ còn được quy định bởi vị trí, vai trò của mặt trận nông nghiệp,nông thôn và nông dân Trong giai đoạn hiện nay vai trò quan trọng của các đảng bộ xã,thị trấn ở huyện Chương Mỹ được thể hiện những khía cạnh sau:
Trước hết, các đảng bộ xã, thị trấn huyện ở Chương Mỹ cũng như các tổ chức cơ
sở khác của Đảng là nơi trực tiếp liên kết các đảng viên lại với nhau thành tổ chức Vớimạng lưới tổ chức của mình, các đảng bộ xã, thị trấn là điểm tựa của Đảng để tiến hànhcông tác tư tưởng, động viên và tổ chức nhân dân thực hiện đường lối của Đảng; đồngthời là sợi dây nối liền Đảng với nhân dân Thông qua phong trào cách mạng của nhândân địa phương, cán bộ chủ chốt ở các đảng bộ nắm được tâm tư, nguyện vọng của nhânđân, tổng kết sáng kiến của nhân dân, đóng góp cho Đảng và Nhà nước để bổ sung, pháttriển đường lối, chính sách
Trang 18Hai là, các đảng bộ xã, thị trấn thông qua nghị quyết của mình, vạch ra chủ trương,phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; quyết định những vấn đề về tổchức và cán bộ của hệ thống chính trị ở địa phương Bằng nghị quyết, bằng công tác tưtưởng, với phương pháp dân chủ, thuyết phục và vận động; bằng việc giới thiệu nhữngcán bộ có phẩm chất và năng lực tham gia các cương vị chủ chốt của chính quyền vàcác đoàn thể nhân dân ở địa phương, các đảng bộ xã, thị trấn đã phát huy được vai tròhạt nhân lãnh đạo chính trị ở địa phương, trực tiếp vận động và tổ chức nhân dân địaphương thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Ba là, các đảng bộ xã, thị trấn ở huyện Chương Mỹ là nơi giáo dục lý tưởng cáchmạng, rèn luyện ý chí, trau dồi quan điểm, lập trường cách mạng cho đảng viên ở địaphương, động viên đảng viên tham gia các phong trào giữ gìn an ninh, trật tự, phát triểnkinh tế- xã hội ở địa phương; đồng thời là nơi động viên và bồi dưỡng những người ưu
tú, xuất sắc trong quần chúng, kết nạp họ vào Đảng nhằm xây dựng, phát triển, tăngcường số lượng và sức chiến đấu của Đảng
Bằng việc đưa đường lối, chủ trương của Đảng vào cuộc sống ở địa phương, tổchức quần chúng thực hiện thắng lợi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng vàNhà nước, phát triển lực lượng đảng viên mới trong quần chúng, các đảng bộ xã, thị trấnhuyện Chương Mỹ thực sự là “một đơn vị chiến đấu cơ bản” của Đảng, là hạt nhân lãnhđạo của hệ thống chính trị và là chỗ dựa đáng tin cậy của nhân dân ở địa phương
Ở giai đoạn cách mạng hiện nay, đối với các đảng bộ xã, thị trấn ở huyện Chương
Mỹ, nhiệm vụ chính trị quan trọng bậc nhất là đề ra các chủ trương đúng, biện phápthiết thực, hành động cụ thể với sự gương mẫu của cán bộ, đảng viên để phát triển kinh
tế - xã hội, giúp nhân dân xoá đói giảm nghèo, có việc làm, nâng cao mức sống, giữ gìn
an ninh, trật tự xã hội, môi trường sống an toàn và bền vững Các đảng bộ xã, thị trấnthực hiện vai trò lãnh đạo toàn diện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; giáo dục,thuyết phục dân làm, dân thực hiện chứ không làm thay, không áp đặt, mệnh lệnh, chỉthị theo kiểu hành chính quan liêu, càng không bao biện làm thay chính quyển, canthiệp vào công việc của chính quyền; gần dân, phải trở thành chỗ dựa đáng tin cậy củadân, phải giải quyết kịp thời những yêu cầu, nguyện vọng chính đáng của dân, khuyếnkhích dân góp ý xây dựng Đảng, chính quyền Đảng viên phải gương mẫu trong côngtác được phân công, tham gia sinh hoạt đảng đều đặn, thực hiện tốt mọi chủ trương,chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của cấp trên và địa phương,vận động, tuyên truyền nhân dân hoàn thành nghĩa vụ công dân
Thực tế cho thấy, sự ổn định chính trị, kinh tế- xã hội ở địa bàn huyện Chương Mỹthời gian qua là nhân tố cực kỳ quan trọng để ổn định chính trị xã hội đất nước nóichung và Thủ đô Hà Nội nói riêng Điều đó nói lên vị trí vai trò quan trọng của các đảng
bộ xã, thị trấn ở huyện Chương Mỹ
1.1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ
Trang 19* Chức năng
Tổ chức cơ sở đảng có chức năng quan trọng là hạt nhân chính trị lãnh đạo tạiđơn vị cơ sở Theo Quy định số 95 - QĐ/TW (ngày 3/3/2004) của Đảng về chức năng,nhiệm vụ của đảng bộ, chi bộ cơ sở xã, các đảng bộ xã ở huyện Chương Mỹ có chứcnăng: “Là hạt nhân chính trị, lãnh đạo thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách củaĐảng, pháp luật của Nhà nước; lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng hệ thốngchính trị ở xã vững mạnh, nông thôn giàu đẹp văn minh; không ngừng nâng cao đờisống vật chất và tinh thần của nhân dân, động viên nhân dân làm tròn nghĩa vụ đối vớiNhà nước” [31, tr.26]
Theo Quy định số 94 - QD/TW (ngày 3/3/2004) của Đảng về chức năng, nhiệm vụcủa đảng bộ, chi bộ cơ sở phường, thị trấn thì về chức năng, đảng bộ thị trấn khác đảng
bộ xã ở chỗ: “Đảng bộ thị trấn lãnh đạo thực hiện chức năng quản lý hành chính nhànước và quản lý đô thị trên địa bàn” [31, tr.19] Mặc dù theo quy định thì đảng bộ thịtrấn không lãnh đạo phát triển kinh tế- xã hội Tuy nhiên, trên thực tế, ở những mức độnhất định, đảng bộ thị trấn cũng lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn
Để thực hiện chức năng là hạt nhân chính trị lãnh đạo các mặt hoạt động trên địabàn, các đảng bộ xã, thị trấn ở huyện Chương Mỹ cần phải thể hiện rõ vai trò là đội tiềnphong chính trị của địa phương, đoàn kết và lãnh đạo các tổ chức trong hệ thống chínhtrị ở địa phương; là trung tâm quy tụ, tập hợp mọi lực lượng ở địa phương; định hướngcho địa phương phát triển Đồng thời, các đảng bộ xã, thị trấn tiến hành các hoạt độngxây dựng nội bộ Đảng nhằm nâng cao chất lượng của chính bản thân mình Chỉ cóthường xuyên chỉnh đốn, đổi mới, củng cố và kiện toàn bộ máy tổ chức, giữ vữngnguyên tắc tập trung dân chủ, những tiêu chuẩn sinh hoạt đảng, các đảng bộ xã, thị trấnmới thực sự là hạt nhân, là đơn vị chiến đấu cơ bản của Đảng ở địa phương
* Nhiệm vụ
Mỗi giai đoạn cách mạng, nhiệm vụ của tổ chức cơ sở đảng có những bổ sung,thay đổi phù hợp Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam được Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ X của Đảng thông qua đã nêu lên 5 nhiệm vụ của tổ chức cơ sở đảng: Một là, lãnhđạo thực hiện đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ chính trị của địaphương; hai là, lãnh đạo xây dựng nội bộ Đảng; ba là, lãnh đạo chính quyền và các tổchức ở cơ sở; bôn là, tăng cường mối quan hệ với nhân dân; năm là, kiểm tra, giám sát.Quy đinh 94, 95 - QD/TW nêu trên cũng nêu cụ thể hoá nhiệm vụ của các đảng bộ
xã, thị trấn Trên cơ sở nhiệm vụ chung của tổ chức cơ sở đảng do Điều lệ Đảng quyđịnh, và theo các Quy định số 94, 95 - QD/TW nêu trên, nhiệm vụ của các đảng bộ xã,thị trấn ở huyện Chương Mỹ được thể hiện ở: Một là, lãnh đạo nhiệm vụ phát triển kinh
tế - xã hội, an ninh, quốc phòng ở địa phương; hai là, lãnh đạo công tác tư tưởng; ba là,lãnh đạo công tác tổ chức và cán bộ; bốn là, lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thểnhân dân; năm là, xây dựng tổ chức đảng, thực hiện công tác kiểm tra, giám sát
Trang 20Những nhiệm vụ trên có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và tác động lẫn nhau Tronghoạt động thực tiễn, các đảng bộ xã, thị trán không được xem nhẹ nhiệm vụ nào, cầnxác định những vấn đề trọng tâm để tập trung lãnh đạo thực hiện.
Các đảng bộ xã ở huyện Chương Mỹ có quan hệ thường xuyên với nông dân vàlĩnh vực lãnh đạo chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới Do vậy,yêu cầu có tính chất bao trùm trong hoạt động là đảm bảo cho đảng bộ thật sự là ngưòiđại diện cho lập trường giai cấp công nhân ở nông thôn, là hạt nhân của sự đoàn kết,thật sự là đơn vị chiến đấu cơ bản trên mặt trận nông nghiệp và xây dựng nông thônmới Trong công cuộc đổi mới hiện nay, các đảng bộ xã của huyện cần lãnh đạo đổi mới
về cơ chế quản lý kinh tế trong nông nghiệp, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế chophù hợp với tiềm năng thế mạnh của địa phương Không ngừng củng cố và đổi mới hìnhthức tổ chức, phương thức hoạt động kinh tế tập thể, phát huy mọi tiềm năng của cácthành phần kinh tế, đẩy mạnh kinh doanh tổng hợp, phát triển kinh tế gia đình, tăngnhanh hộ sản xuất kinh doanh giỏi, giảm đến mức thấp nhất số hộ nghèo, có khó khăn.Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng nông thôn mới, lãnh đạo chính quyền
xã thực hiện các chính sách xã hội và công bằng xã hội Tiếp tục xây dựng và củng cốchi bộ theo địa bàn dân cư, có nhiều hình thức sinh hoạt và hoạt động thích hợp chođảng viên
Các đảng bộ thị trấn của huyện được thành lập ở nơi tập trung dân cư và ở trungtâm chính trị, kinh tế, văn hoá của huyện Trong khi thực hiện các nhiệm vụ cơ bản của
tổ chức cơ sở đảng, các đảng bộ thị trấn cần hướng trọng tâm lãnh đạo của mình vào cáclĩnh vực hành chính, văn hoá, xã hội, trật tự xây dựng đô thị và trật tự an ninh trên địabàn, thực hiện tốt các chính sách xã hội; làm tốt công tác phát triển đảng, công tác dânvận, xây dựng các đoàn thể nhân dân
Thực tiễn xây dựng Đảng ở huyện Chương Mỹ những năm qua cho thấy, các đảng
bộ xã, thị trấn đạt trong sạch, vững mạnh là do thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ củamình, tiến hành đồng bộ những hoạt động lãnh đạo, thực hiện nhiệm vụ chính trị, xâydựng tổ chức, phát huy quyền làm chủ của nhân dân cùng với các hoạt động xây dựngnội bộ làm cho đời sống nhân dân được cải thiện, niềm tin của quần chúng nhân dân đốivới Đảng được củng cố, mối quan hộ giữa Đảng với nhân dân ngày càng gắn bó chặtchẽ Ngược lại, những đảng bộ yếu kém là những đảng bộ khồng nhận thức đầy đủ chứcnăng, nhiệm vụ của mình, trong hoạt động lúng túng dẫn đến bao biện làm thay, lấnquyền các tổ chức khác trong hộ thống chính trị, những tiềm năng, thế mạnh khôngđược khai thác, nhiều chủ trương, chính sách của Đảng, chỉ thị, nghị quyết của cấp trênkhông được thực hiện đúng, quyền làm chủ của nhân dân bị vi phạm Ở những nơi ấythường xuất hiện những hiện tượng như độc đoán, chuyên quyền, mất dần chủ, vi phạmcông bằng xã hội của một số cán bộ chủ chốt, làm ảnh hưởng đến niềm tin của nhân dânđối với Đảng Vì vậy, các đảng bộ xã, thị trấn ở huyện Chương Mỹ cần nhận thức đầy
Trang 21đủ, đúng đắn về chức năng, nhiệm vụ của mình, có như thế mới có thể nâng cao chấtlượng lãnh đạo của đảng bộ.
Hoạt động của các đảng bộ xã, thị trấn ở huyện Chương Mỹ
Năm 2008: có 23 tổ chức cơ sở đảng đạt trong sạch vững mạnh, đạt 71,9% (tăng16,4% so với năm 2005); 08 tổ chức cơ sở đảng hoàn thành nhiệm vụ, đạt 25%; 01 tổchức cơ sở đảng yếu kém chiếm 3,1% Số đảng viên đủ tư cách, hoàn thành tốt nhiệm
vụ là 4.913 đ/c = 74,08% (tăng 17% so với năm 2004); đảng viên đủ tư cách, hoànthành nhiệm vụ là 1.669 đ/c = 25,17%; đảng viên vi phạm tư cách, không hoàn thànhnhiệm vụ là 50 đ/c = 0,75%
Trang 22Về tổ chức đảng ở các xã, thị trấn: do tính chất dân cư chi phối nên số lượng đảngviên ở các xã, thị trấn có sự chênh lệnh Trong 32 xã, thị trấn có 2 thị trấn và 1 xã có từ300- 600 đảng viên; có 10 xã có từ 200- 300 đảng viên; có 19 xã có số lượng dưới 200đảng viên Số lượng các chi bộ ở các xã, thị trấn cũng khác nhau: có 16 xã, thị trấn có từ10- 18 chi bộ, có 16 xã có từ 6- 9 chi bộ Các chi bộ về cơ bản được tổ chức theo thônxóm, cụm dân cư, tổ dân phố Ở các đơn vị sự nghiệp do xã, thị trấn quản lý như trườnghọc, trạm xá, nhà trẻ, mẫu giáo; các cơ sở kinh tế, sản xuất kinh doanh như hợp tác xãtiểu thủ công, thương mại, dịch vụ cũng đã thành lập chi bộ hoặc tổ đảng Nhìn chung,
hệ thống tổ chức đảng ở xã, thị trấh của huyện Chương Mỹ về cơ bản là phù hợp vớiquy định Điều lệ Đảng, bảo đảm sự lãnh đạo trực tiếp của tổ chức đảng ở cơ sở
Đại hội các đảng bộ xã, thị trấn nhiệm kỳ 2005- 2010, các đảng bộ đã bầu đủ sốlượng uỷ viên Ban Chấp hành theo quy định từ 9- 11 đồng chí và bầu được Ban Thường
vụ 3 đổng chí, gồm Bí thư Đảng uỷ, Phó Bí thư thường trực và Phó Bí thư phụ tráchchính quyền
Những năm qua, về cơ bản, các đảng bộ xã, thị trấn huyện Chương Mỹ đã thể hiệnđược vai trò hạt nhân chính trị, vai trò lãnh đạo toàn diện các mặt hoạt động ở địaphương Nhiều đảng bộ đã lãnh đạo thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ của đảng bộ,chi bộ cơ sở; đã năng động trong việc cụ thể hoá các chủ trương, nghị quyết của Đảng,chính sách, pháp luật của Nhà nước vào điểu kiện cụ thể của địa phương; chăm lo pháttriển kinh tế - xã hội, tạo điểu kiện thuận lợi và động viên các tầng lớp nhân dân địaphương lao động, sản xuất, phát triển kinh tế, tăng thu nhập, xoá đói, giảm nghèo, ổnđinh đời sống và làm nghĩa vụ với Nhà nước, bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự antoàn xã hội; thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở
Các đảng uỷ đã chú trọng đổi mới phương thức lãnh đạo Phần lớn các đảng bộ xã,thị trấn ở huyện Chương Mỹ đã xây dựng được quy chế làm việc và đi vào hoạt độngtheo quy chế
Trong công tác cán bộ, nhiều cấp uỷ đảng đã tập trung sắp xếp, điều chỉnh, bồidưỡng đội ngũ cán bộ hiện có; chủ động bổ sung cán bộ có nhiều triển vọng để bồidưỡng, thử thách, tạo nguồn các chức vụ lãnh đạo chủ chốt ở địa phương Chú trọng sửdụng những đồng chí đã qua quân đội, là cán bộ nghỉ hưu có trình độ, năng lực và sứckhỏe để bổ sung, tăng cường cho đội ngũ cán bộ địa phương Công tác phát triển đảngviên được các đảng bộ coi trọng, bình quân hàng năm mỗi đảng bộ phát triển được từ 4-
6 đảng viên
Tuy nhiên, trước yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ mới, một số đảng bộ xã, thị trấh ởhuyện Chương Mỹ còn bộc lộ nhiều thiếu sót, hạn chế trong việc thực hiện chức nănghạt nhân chính trị, lãnh đạo toàn diện đối với hệ thống chính trị; hạn chế trong công táctuyên truyền, phổ biến chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhànước; lúng túng trong việc vận dụng những chính sách mới của Đảng và Nhà nước
Trang 23Nhiều nơi, tổ chức đảng chưa thực sự quan tâm thường xuyên, cụ thể, sâu sát đến côngtác rèn luyện, giáo dục, bồi dưỡng và kiểm tra cán bộ, đảng viên ở cơ sở, chưa ngănchặn kịp thời, có kết quả những biểu hiện quan liêu, cửa quyền, tham nhũng, tiêu cực,
vô trách nhiệm của cán bộ Do đó vẫn còn tình trạng mất đoàn kết và những biểu hiệntiêu cực trong đội ngũ cán bộ xã, làm giảm sút lòng tin của nhân dân Công tác kiểm tracủa Đảng chưa được phát huy mạnh mẽ; nhiều khuyết điểm trong bộ máy đảng - chínhquyền - đoàn thể chậm được phát hiện và giải quyết Hoạt động của các chi bộ ở một sốnoi còn nhiều yếu kém, nội dung sinh hoạt chưa được cải tiến, chất lượng thấp Phươngthức lãnh đạo của tổ chức đảng, cấp uỷ cơ sở ở xã, thị trấn chậm được đổi mới, hiệu quảthấp; nghị quyết của cấp uỷ một số nơi còn bị trùng lặp, chất lượng chưa cao Hiệu quảhoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính tri ở một số xã thiếu đồng bộ, phongtrào quần chúng chưa có chiều sâu, chưa phát triển đều khắp
1.2 CÔNG TÁC DÂN VẬN CỦA CÁC ĐẢNG BỘ XÃ, THỊ TRẤN Ở HUYỆN CHƯƠNG MỸ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI - QUAN NIỆM, VAI TRÒ, NỘI DUNG, PHƯƠNG THỨC, ĐẶC ĐIỂM
1.2.1 Quan niệm
Theo Từ điển tiếng Việt - Tường giải và liên tưởng định nghĩa công tác dân vận là
"công tác tuyên truyền, tổ chức, động viên và lãnh đạo quần chúng trong một cuộc đấutranh" [55, tr 42]
C.Mác và Ph.Ăngghen là những người đầu tiên đặt cơ sở khoa học cho chủ nghĩa
xã hội khoa học và cho toàn bộ phong trào công nhân- đã chứng minh rằng: “ Toàn bộlịch sử xã hội loài người từ trước đến nay là lịch sử đấu tranh giai cấp” [46, tr.508].Cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản lật đổ sự thống trị của giai cấp tư sản và các giai cấpbóc lột khác xây dựng xã hội mới cũng ở trong tiến trình lịch sử đó Hai ông cũng chorằng, để đảm bảo cho cuộc đấu tranh cách mạng ấy giành thắng lợi, phải có hai yếu tố
cơ bản: Một là, giai cấp công nhân phải tự mình tổ chức ra được chính đảng độc lập củamình; hai là, “Bản thân quần chúng phải tự mình tham gia vào công cuộc cải tạo ấy,phải tự mình hiểu rõ đó là vấn đề gì và vì sao phải tham gia vào công cuộc cải tạo ấyvới cả thể xác lẫn sinh mệnh của mình ( ) Nhưng muốn cho quần chúng hiểu rõ là phảilàm gì thì cần phải tiến hành một công tác lâu dài và kiên nhẫn.[47, tr.617]
Phát triển tư tưởng của C.Mác và Ph.Ảngghen trong điều kiện mới, V.I.Lêninkhẳng định: Chúng ta cần những Đảng có liên hệ thực tế thường xuyên với quần chúng
và biết lãnh đạo những quần chúng đó Người cho rằng:
Muốn phục vụ quần chúng và đại biểu cho lợi ích được nhận thức một cách đúngđắn của họ, thì đội tiên phong, tức là tổ chức, phải tiến hành toàn bộ hoạt động của mìnhtrong quần chúng, vừa thu hút ở trong quần chúng tất cả mọi lực lượng ưu tú nhất,không trừ một lực lượng nào, vừa kiểm tra trên mỗi bước đi, một cách cẩn thận vàkhách quan, xem mối quan hệ đó có mật thiết không Như thế, và chỉ có như thế, đội
Trang 24tiên phong mới giáo dục và giác ngộ được quần chúng, đồng thời đại biểu cho những lợiích của họ, dạy cho họ biết tổ chức lại, hướng toàn bộ hoạt động của quần chúng đi theomột đường lối chính trị giai cấp tự giác [44, tr.51].
Vận dụng và phát triển tư tưởng của C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin, Hồ ChíMinh đã nêu khái niệm dân vận Người nói: “Dân vận là vận động tất cả lực lượng củamỗi một người dân không để sót một người dân nào, góp thành lực lượng toàn dân, đểthực hành những công việc nên làm, những công việc Chính phủ và Đoàn thể đã giao
Từ định nghĩa trên ta thấy:
- Đối tượng công tác dân vận là nhân dân (con người)
- Mục tiêu công tác dân vận là tập hợp, thu hút mọi tầng lớp nhân dân tham giacách mạng
- Nội dung cơ bản của công tác dân vận là tổ chức lực lượng nhân dân, thực hiệnđại đoàn kết dân tộc để thực hiện mục tiêu chung
- Phương thức công tác dân vận là phải tiến hành trước hết từ cơ sở, nắm chắc vàvận động nhân dân từ cơ sở
Như vậy, qua những chỉ dẫn trên của các nhà kinh điển mác - xít và của Hồ ChíMinh, có thể hiểu công tác dân vận của Đảng là toàn bộ các hoạt động tuyên truyền,giáo dục, hướng dẫn, tập hợp tổ chức của tổ chức đảng đối với quần chúng nhân dân,nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân dân, huy động tối đa lực lượng toàn dân thựchiện thắng lợi nhiệm vụ cách mạng
Trên cơ sở khái niệm công tác dân vận của Đảng như trên đã trình bày, có thể hiểucông tác dân vận của các đảng bộ xã, thị trấn ở huyện Chương Mỹ là hoạt động của cấp
uỷ và tổ chức đảng nhằm tuyên truyền, giáo dục, hướng dẫn, tập hợp, thu hút nhân dân
và tổ chức các phong trào hành động cách mạng trong nhân dân thực hiện đường lối,chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các chủ trương, nghị quyếtcủa các cấp uỷ, tổ chức đảng và chính quyền địa phương, góp phần thực hiện thắng lợicác mục tiêu kinh tế- xã hội, an ninh - quốc phòng, xây dựng Đảng và hệ thống chính trịcủa địa phương vững mạnh
Nội hàm của khái niệm công tác dân vận của các đảng bộ xã, thị trấn ở huyệnChương Mỹ bao gồm:
- Hoạt động tuyên truyền, giáo dục, giải thích cho nhân dân hiểu được đường lối,chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; hiểu được quyền lợi, tráchnhiệm và nghĩa vụ của mình
- Tập hợp, thu hút các tầng lớp nhân dân vào các tổ chức cách mạng dưới sự lãnhđạo của Đảng Xây dựng mối quan hệ gắn bó giữa Đảng với nhân dân
- Tổ chức các phong trào hành động cách mạng của nhân dân thực hiện chủtrương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước
Trang 25- Công tác dân vận là trách nhiệm chủ yếu và trực tiếp của các cấp uỷ, tổ chứcđảng.
Chất lượng công tác dân vận của các đảng bộ xã, thị trấn ở huyện Chương Mỹ làkết quả tổng hợp của nhiều hoạt động, bao gồm: Công tác tuyên truyền, giáo dục; côngtác tổ chức các phong trào cách mạng trong nhân dân; phương thức lãnh đạo, chỉ đạo;năng lực định hướng chính trị và việc xây dựng các chủ trương, kế hoạch nhằm cụ thểhoá chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước của các cấp uỷ
và tổ chức đảng, chính quyền địa phương
Chất lượng công tác dân vận của các đảng bộ xã, thị trấn ở huyện Chương Mỹ phụthuộc vào chất lượng hoạt động của từng tổ chức trong hệ thống chính trị các xã, thị trấntrong huyện, mà trước hết phụ thuộc vào chất lượng lãnh đạo của từng cấp uỷ, tổ chứcđảng, phụ thuộc vào chất lượng hoạt động của bộ máy chính quyền, các đoàn thể nhândân, phụ thuộc vào chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên Vì vậy, đánh giá chất lượngcông tác dân vận của các cấp uỷ, tổ chức đảng các xã, thị trấn trong huyện chính là đánhgiá vai trò lãnh đạo của cấp uỷ, tổ chức đảng đối với chính quyền, các đoàn thể nhândân trong quá trình tiến hành công tác dân vận ở mõi địa phương Phải căn cứ vào chấtlượng, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính tri, của đội ngũ cán bộ, đảng viên ở mỗi
xã, thị trấn
Để nâng cao chất lượng công tác dân vận ở các đảng bộ xã, thị trấn huyện Chương
Mỹ phải tiến hành đồng bộ các hoạt động, bao gồm việc nâng cao chất lượng lãnh đạocủa các cấp ủy tổ chức đảng đối với chính quyền, các đoàn thể nhân dân; đổi mới vànâng cao chất lượng của toàn bộ hệ thống chính trị; đổi mới nội dung, phương thức vậnđộng quần chúng; nâng cao năng lực vận dụng, cụ thể hoá và tổ chức thực hiện chủtrương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ở địa phương; nângcao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên của các tổ chức cơ sở đảng trong các xã, thịtrấn
Kết quả công tác dân vận của các đảng bộ xã, thị trấn ở huyện Chương Mỹ thể hiện
ở phong trào nhân dân, ở sự giác ngộ chính trị, ý thức làm chủ, tinh thần tự giác của cáctầng lớp nhân dân trong việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách,pháp luật của Nhà nước; thể hiện ở đời sống kinh tế- chính trị- xã hội và bộ mặt nôngthôn mới ở mỗi xã, thị trấn
Kết quả công tác dân vận còn thể hiện ở sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dântrong các xã, thị trấn Suy cho cùng, kết qủa công tác dân vận ở các xã, thị trấn huyệnChương Mỹ được thể hiện ở tâm trạng, lòng tin, mối quan hệ giữa nhân dân đối vớiĐảng và chế độ XHCN, đối với đảng bộ, chính quyền trong các xã, thị trấn và thể hiện
ở đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân
Tiêu chí để đánh giá chất lượng công tác dân vận của các đảng bộ xã, thị trấn ởhuyện Chương Mỹ bao gồm:
Trang 26- Một là, chỉ tiêu đạt được trong phát triển kinh tế - xã hội và đời sống vật chất, tinhthần của nhân dân ở các xã, thị trấn không ngừng được nâng lên.
Mục đích nhiệm vụ của Đảng là chăm lo phát triển toàn diện kinh tế - xã hội, manglại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dần Chất lượng, kết quả công tác dân vận củacác đảng bộ xã, thị trấn ở huyện Chương Mỹ thể hiện thành tựu phát triển kinh tế - xãhội, sự ổn định về chính trị, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện, dân trí đượcnâng cao, người dân có đủ việc làm, có đời sống văn hoá, tinh thần văn minh, hiện đại
- Hai là, quy mô, chất lượng và kết quả phong trào nhân dân trong các xã, thị trấn.Nhiệm vụ của công tác dân vận là phải tập hợp, thu hút rộng rãi mọi lực lượngnhân dân, tạo thành lực lượng cách mạng to lớn để thực hiện chủ trương, đường lối củaĐảng, chính sách, pháp luật Nhà nước; thực hiện chủ trương, nghị quyết của các cấp uỷ,
tổ chức đảng, chính quyền địa phương Khi nhân dân tham gia càng đông đảo, hăng hái,tích cực thì đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước, chủ trương, nghị quyết của cáccấp uỷ đảng, chính quyền địa phương cũng được thực hiện nhanh chóng, có hiệu quả,kinh tế - xã hội càng phát triển, chính trị - xã hội càng thêm ổn định Như vậy quy mô,chất lượng và kết quả phong trào nhân dân là tiêu chí đánh giá chất lượng công tác dânvận của mỗi cấp uỷ và tổ chức đảng ở các xã, thị trấn trong huyện
Ba là, sự chuyển biến tích cực trong nhận thức, thái độ chính trị, niềm tin của nhândân đối với Đảng, Nhà nước, với đảng bộ và chính quyền địa phương
Mục đích của công tác dân vận là làm cho nhân dân giác ngộ cách mạng, có niềmtin đối với Đảng, có nhận thức đúng đắn, đầy đủ đường lối, chủ trương, chính sách củaĐảng, Nhà nước Chỉ khi nhân dân thực sự có giác ngộ cách mạng cao, có niềm tinvững chắc vào Đảng, chính quyền Nhà nước thì nhân dân mới thực sự tự giác, hăng hái,tích cực thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, của các cấp uỷ, chínhquyền địa phương Đây là cơ sở vững chắc để đường lối, chủ trương, chính sách củaĐảng và Nhà nước trở thành hiện thực, là nhân tố quan trọng góp phần ổn định chínhtrị, phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi địa phương Như vậy sự chuyển biến tích cực trongnhận thức, thái độ chính trị, niềm tin của nhân dân là một trong những thước đo chấtlượng, hiệu quả công tác dân vận ở mỗi địa phương
Bốn là, quyền làm chủ thực sự của người dân được phát huy
Quyền làm chủ của nhân dân là bản chất của chế độ XHCN và của Nhà nước ta.Bảo đảm và phát huy quyền làm chủ thực sự của nhân dân là nhằm mục đích phát huymọi tiềm năng sáng tạo, mọi sức lực của nhân dân trong việc thực hiện đường lối, chủtrương, chính sách của Đảng, Nhà nước, chủ trương, nghị quyết của cấp uỷ, chínhquyền địa phương Đây còn là nhân tố quan trọng góp phần ổn định chính trị, thúc đẩykinh tế - xã hội ở địa phương phát triển Vì vậy, đánh giá chất lượng công tác dân vậncủa Đảng nói chung, của các đảng bộ xã, thị trấn ở huyện Chương Mỹ nói riêng phải
Trang 27căn cứ vào việc nhân dân có thực sự được làm chủ hay không, ý thức tự giác, tinh thầnlàm chủ của nhân dân cao hay thấp.
1.2.2 Vị trí, vai trò
Công tác dân vận là một bộ phận quan trọng của công tác cách mạng Xuất phát từquan điểm "cách mạng là sự nghiệp của quần chúng”, các lãnh tụ của giai cấp vô sảnrất coi trọng công tác dân vận và xem đây là điều kiện tiên quyết để giai cấp vô sảngiành thắng lợi trong cuộc đấu tranh giai cấp
Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, nhận thức rất rõ vai trò củaquần chúng nhân dân, Đảng ta đã luôn giương cao ngọn cờ đại đoàn kết toàn dân, coi đó
là đường lối chiến lược cơ bản, lâu dài, là nguồn sức mạnh, động lực to lớn để giànhđộc lập, thống nhất, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Chủ tịch Hồ Chí Minh đã diễn đạtchân lý ấy bằng những lời giản dị Bác nói: “Trong bầu trời, không gì quý bằng nhândân Trong thế giới, không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân” [52, tr.276].Người coi dân là chủ xã hội, là gốc của nước, mọi quyền hành và lực lượng đều phải ởnơi dân Người luôn luôn tin ở nhân dân và đánh giá đúng vai trò của nhân dân Ngườinói: Đảng Cộng sản là người lãnh đạo, còn sự nghiệp cách mạng có thắng lợi haykhông, thắng lợi lớn hay nhỏ, là do quần chúng Người khẳng định: “Tất cả những thắnglợi đó không phải là công lao riêng của Đảng ta Đó là công lao chung của toàn thể đồngbào ta trong cả nước Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, chứ không phải sựnghiệp của cá nhân anh hùng nào Thành công của Đảng ta là ở nơi Đảng ta đã tổ chức
và phát huy lực lượng cách mạng vô tận của nhân dân ” [53, tr 197] Vì vậy, Ngườiluôn xem công tác dân vận là công tác quan trọng, là một nhiệm vụ cốt yếu của toànĐảng, của cả hệ thống chính trị, là sự nghiệp to lớn của toàn Đảng, toàn dân Muốn làmcách mạng thành công thì phải làm tốt công tác dân vận
Đối với các xã, thị trấn ở huyện Chương Mỹ, công tác dân vận có vai trò hết sứcquan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế- xã hội của địa phương Bởi vì cơ sở xã,thị trấn nói chung và các xã, thị trấn ở huyện Chương Mỹ nói riêng là nơi diễn ra mọihoạt động sản xuất - kinh tế gắn liền với cuộc sống hàng ngày của nhân dân, nơi tổ chứccác phong trào quần chúng để thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và pháp luậtcủa Nhà nước nên sự ổn định và phát triển lành mạnh của xã, thị trấn sẽ tạo nên sự ổnđịnh và phát triển của cả xã hội Khối đại đoàn kết toàn dân là nhân tố tạo ra sức mạnhcho thắng lợi của cách mạng và tiềm lực phát triển của dân tộc Nếu cơ sở xã, thị trấnyếu kém, rệu rã, không chăm lo những điều kiện đảm bảo cuộc sống vật chất, tinh thầncho nhân dân ngày một tốt hơn, không thực hiện đúng dân chủ và đảm bảo quyền làmchủ cho nhân dân, trái lại còn diễn ra những biểu hiện quan liêu, tham nhũng làm tổnhại tới lợi ích của dân, làm cho dân chán nản, oán ghét thì hậu quả sẽ khôn lường Cóthể khẳng định rằng, mọi yếu kém của cơ sở đều dẫn tới sự phát sinh những khó khăn,phức tạp của cả hệ thống, của cả nước Do đó, ở đây công tác dân vận có vị trí hết sức
Trang 28quan trọng, đòi hỏi mỗi đảng bộ, chi bộ, trước hết là cấp uỷ, chi uỷ đều phải làm tốtcông tác dân vận theo chức trách của mình.
Ngày nay các xã, thị trấn ở huyện Chương Mỹ đang nỗ lực cùng cả nước thực hiện
sự nghiệp CNH, HĐH, đặc biệt là CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn Đây thực sự làcuộc cách mạng, tuy có thuận lợi cơ bản, song cũng có nhiều khó khăn, thách thức lớn.Lực lượng chủ yếu để thực hiện đường lối đổi mới, CNH, HĐH nông nghiệp, nôngthôn, xây dựng nông thôn mới ở các xã, thị trấn chính là các tầng lớp nhân dân Vì vậy,đảng bộ, chính quyền các xã, thị trấn trong huyện phải thực sự coi trọng và tích cực thuhút, tập hợp mọi lực lượng nhân dân, động viên nhân dân tích cực tham gia các phongtrào cách mạng ở địa phương Mỗi cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền phải làm tốt công tácdân vận nhằm lôi kéo nhân dân tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển nông nghiệptoàn diện theo hướng sản xuất hàng hoá và xây dựng nông thôn mới văn minh, hiện đại.Những năm gần đây, nhờ nhận thức được vị trí, tầm quan trọng của công tác dân vậnnên các cấp uỷ, tổ chức đảng ở các xã, thị trấn trong huyện đã luôn coi trọng và làm tốt côngtác dân vận, luôn đổi mới nội dung, phương thức vận động nhân dân; thực hiện tốt các chínhsách đối với các giai tầng, tôn giáo, dân tộc, nhờ đó cả 32 xã, thị trấn trong huyện đều luôngiữ vững ổn định về chính trị; kinh tế - xã hội liên tục phát triển; đời sống nhân dân đượcnâng lên; bộ mặt nông thôn các xã, thị trấn đều có bước khởi sắc đáng mừng; niềm tin củanhân dân đối với sự lãnh đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền được củng cố và nâng cao.Tuy nhiên, công tác dân vận của các đảng bộ xã, thị trấn ở huyện Chương Mỹ cólúc, có nơi còn có thiếu sót, khuyết điểm cả trong nhận thức và kết quả tổ chức thực hiện.Một số cấp uỷ, tổ chức đảng chưa thực sự quan tâm đến công tác dân vận, chưa chú ý tôntrọng ý kiến, nguyện vọng chính đáng của nhân dân Công tác tuyên truyền, giáo dụcchưa được coi trọng, tuyên truyền một chiều, chưa kết hợp chặt chẽ với việc chăm lo giảiquyết những vấn đề thiết thực, bức xúc trong đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.1.2.3 Nội dung, phương thức
* Nội dung công tác dân vận
Công tác dân vận của các đảng bộ xã, thị trấn ở huyện Chương Mỹ bao gồmnhững nội dung:
Một là, tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước đốivới nhân dân; chăm lo lợi ích cho nhân dân; hiểu rõ được tâm trạng, nguyện vọng củanhân dân, tích cực tham gia giải quyết kịp thời những vấn đề do tình hình thực tế đặt ra.Mọi nhiệm vụ của Đảng trước hết là vì nhân dân và động viên mọi lực lượng củanhân dân thực hiện Do đó, các đảng bộ xã, thị trấn phải thường xuyên tuyên truyền,giải thích cho nhân dân hiểu rõ đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhànước; thường xuyên nắm chắc tình hình nhân dân ở cơ sở của mình và kịp thời có chủtrương giải quyết thoả đáng những vấn đề nhân dân đặt ra
Trang 29Cần thông qua sự phản ánh của đảng viên, của chính quyền, Mặt trận và các tổchức quần chúng, qua dư luận xã hội, thường xuyên phân tích, đánh giá tâm trạng,nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân trên các mặt như: Sự biến động trong tầng lớpdân cư về giai cấp, ngành nghề, giới tính, già trẻ, dân tộc, tôn giáo, phát triển dân số ;tình hình đời sống, mức sống của các tầng lớp dân cư: thu nhập, chất lượng cuộc sống
về ăn, ở, học hành, phương tiện đi lại, sinh hoạt văn hoá tinh thần; tình hình dân trí:trình độ học vấn, nghề nghiệp, nhận thức về chính trị, lối sống; tình hình tâm trạng, tưtưởng của các tầng lớp nhân dân: yêu cầu, nguyện vọng, nhận thức tư tưởng,
Cấp uỷ cơ sở cần đặt thành nề nếp định kỳ (6 tháng, 1 năm) hoặc trong nhiệm kỳ đạihội tiến hành điều tra và phân tích tình hình nhân dân, hoặc khi tiến hành các công táctrọng tâm, các cuộc vận động cũng cần có sự điều tra phân tích các đối tượng để có kếhoạch vận động thực hiện Phân tích tình hình nhân dân phải hết sức khách quan, không
vì tư tưởng thành tích chủ nghĩa hoặc thái độ thành kiến, hẹp hòi mà đánh giá sai sự thật
Từ tình hình nhân dân và nắm bắt những vấn đề nhân dân kiến nghị, tích cực tham giagiải quyết kịp thời những vấn đề do thực tế đặt ra hoặc phản ánh lên cấp trên có thẩm quyền,không để nảy sinh mâu thuẫn Việc giải quyết nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân cần bànbạc với dân, phát huy sáng kiến của dân, thực hiện Nhà nước và nhân dân cùng làm
Hai là, chuyển tải được các chủ trương, chính sách, pháp luật đến với người dân,vận động nhân dân thực hiện các nhiệm vụ cách mạng
Tổ chức chu đáo việc phổ biến các chủ trương, chính sách, pháp luật đến với từngngười dân bằng các phương tiện hiện có và bằng công tác tuyên truyền miệng Như bài
“Dân vận” của Hồ Chí Minh đã ghi rõ: “Trước nhất là phải tìm mọi cách giải thích chomỗi một người dân hiểu rõ rằng: Việc đó là lợi ích cho họ và nhiệm vụ của họ, họ phảihăng hái làm cho kỳ được” [50, tr.698] Vì vậy, khi tổ chức quán triệt một chủ trương,chính sách, cấp uỷ không chỉ quán triệt trong Đảng mà phải tuyên truyền phổ biến đếndân, làm cho dân hiểu rõ để tự giác thực hiện Khi dân chưa hiểu, thì phải bằng mọicách thuyết phục dân
Bàn bạc dân chủ với dân trong quá trình thực hiện, vận động thành các phong tràocách mạng của nhân dân thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật cũng như trongviệc xây dựng đời sống cộng đồng Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy rằng: “Bất cứ việc gì đềuphải bàn bạc với dân, hỏi ý kiến và kinh nghiệm của dân, cùng với dân đặt kế hoạch chothiết thực với hoàn cảnh địa phương, rồi động viên và tổ chức toàn dân ra thi hành.Trong lúc thi hành phải theo dõi, giúp đỡ, đôn đốc, khuyến khích dân” [50, tr.698- 699].Đây chính là khâu “dân bàn, dân làm” mà cấp uỷ phải lãnh đạo
Sau mỗi đợt vận động, mỗi phong trào cần kiểm điểm lại công việc đã làm và kèmtheo việc phê bình, khen thưởng
Ba là, tập hợp nhân dân vào các hình thức tổ chức thích hợp, chăm lo xây dựngMặt trận và các đoàn thể nhân dân
Trang 30Lãnh đạo Mặt trận và các đoàn thể nhân dân thường xuyên xây dựng, củng cố tổchức, tập hợp các đối tượng nhân dân tham gia các đoàn thể và tổ chức cách mạng; xâydựng lực lượng cốt cán, phát huy vai trò những người tiêu biểu.
Thường xuyên kiểm tra đảng viên thực hiện sinh hoạt đoàn thể, phụ trách một số
hộ và đối tượng quần chúng
Bốn là, vận động nhân dân tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền
Tổ chức cho nhân dân góp ý kiến với tổ chức đảng, cấp uỷ đảng về sự lãnh đạo,phê bình cán bộ, đảng viên trong các dịp tổng kết năm, Đại hội Đảng bộ
Dựa vào các đoàn thể, nhất là Đoàn Thanh niên để giới thiệu những đoàn viên, hộiviên ưu tú để Đảng bồi dưỡng, kết nạp
Lãnh đạo nhân dân tích cực tham gia và kiểm tra công việc của chính quyền quacác đợt bầu cử, thực hiện dân chủ hoá trong việc bổ nhiệm các chức vụ chính quyền;củng cố và nâng cao năng lực quản lý của chính quyền cơ sở, thực hiện tốt Pháp lệnhthực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; phát huy vai trò của Mặt trận, các đoàn thểtrong việc giám sát thi hành Pháp lệnh
* Phương thức tiến hành công tác dân vận
Để tiến hành công tác dân vận có hiệu quả, các đảng bộ xã, thị trấn ở huyệnChương Mỹ thực hiện công tác dân vận bằng các phương thức sau đây:
Một là, các đảng bộ xã, thị trấn đề ra các chủ trương công tác dân vận cho từngthời gian nhất định; có chương trình, kế hoạch, hướng dẫn, phân công, kiểm tra, đônđốc, sơ kết, tổng kết việc thực hiện; bàn và giải quyết kịp thời các vấn đề nảy sinh trongdân, không để xảy ra “điểm nóng”; gắn công tác dân vận với công tác xây dựng Đảng.Chi bộ phân công từng đảng viên làm công tác dân vận; từng thời gian đảng viên báocáo việc thực hiện sự phân công đó trước chi bộ
Hai là, các đảng bộ xã, thị trấn lãnh đạo chính quyền cụ thể hoá việc thực hiện nghịquyết của cấp uỷ và của chính quyền cấp trên thành chương trình hành động ở địaphương; lãnh đạo nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhândân xã, thị trấn theo hướng sát dân, phục vụ nhân dân, thường xuyên kiểm tra việc thựchiện Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; lãnh đạo việc phối kết hợp hoạtđộng giữa chính quyền với Mặt trận và các đoàn thể nhân dân; kiểm tra tinh thần, thái
độ, tác phong của cán bộ chính quyền trong công việc, nhất là đối với những ngườithường xuyên tiếp xúc với dân; đấu tranh khắc phục tình trạng thiên về sử dụng quyềnlực, nhẹ về thuyết phục, vận động nhân dân
Ba là, lãnh đạo Mặt trận và các đoàn thể làm công tác dân vận
Các đảng bộ xã, thị trấn cần tôn trọng tính độc lập tương đối về tổ chức và pháthuy vai trò, chức năng, tính sáng tạo của Mặt trận và các đoàn thể nhân dân; tăng cườnglãnh đạo Mặt trận, các đoàn thể hoạt động có hiệu quả, thu hút rộng rãi các đối tượngquần chúng vào tổ chức, xây dựng tổ chức vững mạnh; giới thiệu những cán bộ, đảng
Trang 31viên tốt tham gia hoạt động trong Mặt trận, các đoàn thể; định kỳ nghe báo cáo và góp ýkiến với Mặt trận và các đoàn thể.
Bốn là, phát huy vai trò khối Dân vận xã, thị trấn
Theo Hướng dẫn số 01 ngày 25/5/2000 của Ban Tổ chức Trung ương và Ban Dânvận Trung ương, khối Dân vận xã, thị trấn có chức năng nhiệm vụ:
Phối hợp với các thành viên trong khối để tham mưu với cấp uỷ tổ chức thực hiệncác chỉ thị, nghị quyết của Đảng về công tác dân vận Theo dõi, kiểm tra tình hình; phảnánh diễn biến tư tưởng, nguyên vọng của nhân dân; sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm đềxuất và kiến nghị các vấn đề về công tác dân vận với cấp uỷ và cấp trên
Phối hợp các hoạt động của Mặt trận, các đoàn thể, tuyên truyền, phổ biến đườnglối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước tới các tầng lớp nhân dân;hướng dẫn tổ chức các phong trào quần chúng thực hiện các nhiệm vụ kinh tế- xã hội,quốc phòng và an ninh, tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, thực hiện Pháplệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; giúp cấp uỷ xử lý những vấn đề cụ thểliên quan đến công tác dân vận
Thường xuyên giữ mối liên hệ các hoạt động trong khối, theo dõi tình hình và hoạtđộng của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, qua đó đề xuất với cấp uỷ tăng cường sựlãnh đạo của Đảng; có kế hoạch củng cố tổ chức, bổi dưỡng, đào tạo, sử dụng và khenthưởng, động viên cán bộ trong khối
Duy trì nền nếp chế độ giao ban khối hàng tháng, quý, năm để tổng hợp tình hìnhquần chúng, thống nhất kiến nghị với cấp uỷ và chính quyền xử lý những vướng mắctrong công tác Mặt trận, đoàn thể
Thực hiện chế độ thông tin báo cáo với cấp uỷ và Ban Dân vận cấp trên theo quy đinh.1.2.3 Đặc điểm công tác dân vận của các đảng bộ xã, thị trấn ở huyện Chương MỹĐảng bộ huyện Chương Mỹ được thành lập tháng 11-1938, Hội nghị thành lập đượctriệu tập tại Yên Trường, Chương Mỹ Trong giai đoạn từ 1938 - 1945, các đảng bộ xã, thịtrấn ở huyện Chương Mỹ lần lượt được thành lập dưới sự chỉ đạo của đảng bộ huyện Từkhi các đảng bộ xã, thị trấn được thành lập, công tác dân vận đã góp phần quan trọng giúpcác đảng bộ lãnh đạo, huy động và khơi dậy tiềm năng, sức mạnh to lớn của các tầng lớpnhân dân trong huyện, góp phần cùng cả nước thực hiện thắng lợi cuộc cách mạng ThángTám và hai cuộc kháng chiến vĩ đại chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược
Trong giai đoạn cách mạng mới, nhận thức đầy đủ hơn về vai trò và vị trí của công tácdân vận, Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương khoá VI đã ban hành Nghị quyếtTrung ương 8(B) "Về đổi mới công tác quần chúng của Đảng, tăng cường mối quan hệgiữa Đảng và nhân dân Nghị quyết đã đề ra 4 quan điểm chỉ đạo công tác dân vận, đó là:Một là, cách mạng là sự nghiệp của dân, do dân, vì dân; hai là, động lực thúc đẩy phongtrào quần chúng là đáp ứng lợi ích thiết thực của nhân dân và kết hợp hài hoà các lợi ích,
Trang 32thống nhất quyền lợi và nghĩa vụ của công dân; ba là, các hình thức tập hợp nhân dân phải
đa dạng; bốn là, công tác quần chúng là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể.Đây là nghị quyết cơ bản nhất đóng vai trò định hướng cho công tác dân vận của
cả nước trong thời kỳ đổi mới Nhận thức một cách sâu sắc vấn đề này, Ban Dân vận đãtích cực tham mưu cho huyện uỷ triển khai thực hiện tốt Nghị quyết Trung VIII (B)cũng như các nghị quyết của Đảng, của tỉnh uỷ về công tác dân vận Mặt trận Tổ quốc,các đoàn thể nhân dân các xã, thị trấn trong huyện cũng tích cực vận động nhân dântham gia thực hiện Từ đó củng cố, tăng cường mối quan hệ nhân dân với Đảng, chínhquyền, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân, đẩy mạnh các phong trào thi đuayêu nước, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội
Công tác dân vận của các đảng bộ xã, thị trấn ở huyện Chương Mỹ hiện nay có cácđặc điểm sau:
Một là, cục diện thế giới đã và đang trải qua những đảo lộn chưa từng thấy Ởtrong nước Đảng ta đang thực hiện đường lối đổi mới, đường loi đổi mới của Đảng đãgiành được những thành tựu to lớn Vấn đề đặt ra cho công tác dân vận của Đảng nóichung và công tác dân vận của các đảng bộ xã, thị trấn ở huyện Chương Mỹ nói riênglà: Trong khi kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH, phải đổi mới nội dung và hìnhthức để kịp thời đáp ứng yêu cầu của cách mạng
Hai là, công tác dân vận của các đảng bộ xã, thị trấn hiện nay được tiến hành trongmột bối cảnh mói Đó là trình độ các mặt của nhân dân ngày càng được nâng cao, dân chủngày càng được phát huy; nền kinh tế thị trường và sự hội nhập quốc tế ngày càng mở rộng
và phát triển; âm mưu diễn biến hoà bình của các thế lực thù địch ngày càng hiểm độc
Ba là, các đảng bộ xã, thị trấn tiến hành công tác dân vận trong điều kiện có nhữngthuận lợi, song cũng gặp không ít khó khăn, phức tạp của địa phương
Bước vào nhiệm kỳ 2005-2010, đảng bộ và nhân dân Chương Mỹ có những thuận lợi:nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng ổn định, đời sống nhân dân được cải thiện; lòng tin củanhân dân đối với sự nghiệp đổi mới được nâng lên; cơ chế chính sách được bổ sung vàhoàn thiện; công tác quản lý kinh tế - xã hội, thực hiện cơ chế thị trường có sự quản lý củaNhà nước theo định hướng XHCN có thêm kinh nghiệm; đội ngũ cán bộ qua thời gianđược rèn luyện và trưởng thành; là huyện có vị trí địa lý thuận lợi, nguồn nhân lực dồi dào,nhiều ngành nghề Khai thác tốt các lợi thế trên là tiền đề quan trọng để Chương Mỹ cóthể thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội, vươn lên tự khẳng định mình
Thế nhưng, những khó khăn, thử thách mà đảng bộ và nhân dân Chương Mỹ phảiđương đầu trong giai đoạn cách mạng mới cũng không nhỏ: kinh tế phát triển chưatương xứng vói tiềm năng và lợi thế, GDP tính theo đầu người còn thấp so với bìnhquân chung của các huyện thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ Cơ cấu kinh tế chuyểndịch chưa mạnh: công nghiệp quy mô nhỏ bé, chất lượng và sức cạnh tranh còn thấp,khả năng hội nhập kinh tế khu vực còn yếu, khả năng huy động vốn đầu tư còn ở mức
Trang 33thấp; dịch vụ chưa phát triển mạnh; hạ tầng cơ sở yếu kém, nguồn vốn đầu tư hạn hẹp.Trình độ cán bộ có được nâng lên nhưng chưa theo kịp yêu cầu Tệ nạn xã hội chưađược ngăn chặn, nhiều lao động còn thiếu việc làm
Bốn là, các đảng bộ xã, thị trấn được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ, sâusát, kịp thời và thường xuyên của các cấp uỷ đảng cấp trên; sự phối hợp, tạo điều kiệnthuận lợi của chính quyền Song một số xã về phát triển kinh tế - xã hội còn thấp, đờisống của một số nhân dân trong huyện còn gặp rất nhiều khó khăn Trong từng lúc, từngnơi sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác dân vận của các đảng bộ xã, thị trấncủa các cấp uỷ đảng cấp trên, sự phối hợp thực hiện công tác dân vận của chính quyền,Mặt trận, đoàn thể còn thiếu chặt chẽ, thường xuyên; khả năng xã hội hoá công tác dânvận còn gặp khó khăn; nhận thức của một số cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể, cán bộ,đảng viên về công tác dân vận chưa đầy đủ; cơ sở vật chất, phương tiện, trang thiết bị,kinh phí hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân còn khó khăn, bấtcập Từ đó ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân vận
Trang 34Chương 2 CÔNG TÁC DÂN VẬN CỦA CÁC ĐẢNG BỘ XÃ, THỊ TRẤN Ở HUYỆN CHƯƠNG MỸ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI - THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ KINH NGHIỆM
2.1 CÔNG TÁC DÂN VẬN CỦA CÁC ĐẢNG BỘ XÃ, THỊ TRẤN Ở HUYỆNCHƯƠNG MỸ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI – THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN
2.1.1 Những ưu điểm chủ yếu và nguyên nhân
Tiếp tục quán triệt sâu sắc và nhận thức đúng quan điểm chỉ đạo đổi mới công tácdân vận của Đảng Từ năm 2005 đến nay, các đảng bộ xã, thị trấn ở huyện Chương Mỹ
đã trực tiếp tiến hành công tác dân vận; đồng thời lãnh đạo chính quyền, Mặt trận Tổquốc và các đoàn thể nhân dân, các hội quần chúng tiến hành công tác dân vận
Công tác dân vận của cấp ủy đảng cơ sở, trong những năm qua, các cấp uỷ đảngluôn xác định công tác dân vận là một trong những công tác cơ bản của Đảng, có mốiquan hệ chặt chẽ với công tác xây dựng Đảng Cùng vứoi việc lãnh đạo thực hiện cácnhiệm vụ chính trị ở địa phương, các cấp uỷ đảng đã lãnh đạo, từng bước nâng cao nhậnthức và trách nhiệm của cán bộ, đảng viên về công tác dân vận Hàng năm, các cấp uỷchỉ đạo việc tổng kết công tác dân vận và duyệt chương trình, nhiệm vụ công tác nămsau của khối Dân vận, Mặt trận, đoàn thể
Trong quá trình thực hiện công tác dân vận, các cấp uỷ đảng chỉ đạo thực hiện việc
sơ kết, tổng kết những chủ trương, nghị quyết của Đảng về công tác dân vận: Tổng kết
12 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương (khoá VII)
về công tác thanh niên; sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 09 của Bộ Chính trị (khoáIX) về “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác cựu chiến binh trong giaiđoạn mới”; tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 42 của Bộ Chính trị Khoá VIII về “tăngcường sự lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức và hoạt động của các hội quần chúng”;tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khoá IX về “phát huy sức mạnh đạiđoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, về
“công tác tôn giáo”, về “công tác dân tộc”; tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 30 của BộChính trị (khoá VIII) về “xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ gắn với xây dựng hệthống chính trị ở cơ sở”; tổng kết thực hiện Chỉ thị số 14 của Ban Bí thư (khoá VI) vềcủng cố tổ chức, phát huy tác dụng tích cực của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam; sơ kết 2năm thực hiện Nghị quyết số 11 của Bộ Chính trị “về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnhCNH, HĐH đất nước”
Triển khai học tập, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X; Nghịquyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 6 (khoá X) “về tiếp tục xây dựng giaicấp công nhân Việt Nam thời kỳ CNH, HĐH đất nước”; Nghị quyết Hội nghị Ban chấphành Trung ương lần thứ 7 (khoá X) “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tácthanh niên thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước”, “về xây dựng đội ngũ trí thức trongthời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước” và “về nông nghiệp, nông dân, nông thôn”
Trang 35Chỉ đạo chiến dịch ra quân đồng loạt thực hiện Nghị quyết 13 của Chính phủ vềlập lại trật tự an toàn giao thông, giải phóng hành lang giao thông, hành lang đê điều vàcông trình thuỷ lợi, tạo nên sự đồng thuận và niềm tin trong các tầng lớp nhân dân vềthực thi pháp luật.
Lãnh đạo thực hiện công cuộc xây dựng và chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Nghịquyết Ban chấp hành Trung ương 6 lần hai (khoá VIII), gắn với việc triển khai quántriệt thực hiện Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn, góp phần củng cốchặt chẽ mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân; triển khai thực hiện “Quy chế công tácdân vận của hệ thống chính trị” ở các cấp uỷ đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc vàcác đoàn thể của Ban Bí thư; tiếp tục chỉ đạo việc đổi mới nâng cao chất lượng hệ thốngchính trị ở cơ sở xã, thị trấn
Chỉ đạo chặt chẽ Đại hội nhiệm kỳ của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xãhội và một số hội quần chúng Thường xuyên chú trọng kiện toàn tổ chức khối Dân vận,đổi mới hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân, các hội quần chúng.Trong quá trình thực hiện các chỉ thị, nghị quyết về công tác dân vận, các cấp uỷ cũng đãchỉ đạo sát sao việc sơ kết, tổng kết qua đó rút kinh nghiệm để từng bước củng cố, nângcao chất lượng công tác dân vận, hoạt động của Mặt trận, các đoàn thể nhân dân
Quá trình chỉ đạo thực hiện công tác dân vận, cấp uỷ cơ sở thực hiện định kỳ giaoban với khối Dân vận, Mặt trận, các đoàn thể qua đó nắm bắt tình hình để kịp thời chỉđạo cho sát với yêu cầu, nhiệm vụ trong từng giai đoạn Chăm lo công tác đào tạo, bồidưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác dân vận, từng bước gắn công tác xây dựng Đảng vớicông tác dân vận Lãnh đạo chính quyền, Mặt trận, các đoàn thể thực hiện tốt các chỉthị, nghị quyết của Đảng vể công tác dân vận và các chủ trương chính sách có liên quan,nhờ đó đã củng cố vững chắc niềm tin của quần chúng nhân dân đối với Đảng, khích lệnhân dân thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng.Thực hiện Hướng dẫn 01 -LB/TC-DVTW về “Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, tổchức bộ máy và biên chế cán bộ của Ban Dân vận tỉnh, thành ủy, Ban Dân vận quận,huyện ủy, thành phố trực thuộc tỉnh và khối Dân vận xã, phường, thị trấn”, khối Dânvận được thành lập ở 100% xã, thị trấn trong huyện Khối Dân vận cơ sở được củng cố
và kiện toàn, có nhiều cố gắng trong hoạt động, làm tốt công tác tham mưu cho cấp uỷlãnh đạo thực hiện có hiệu quả công tác dân vận, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chínhtrị của địa phương Đã tham mưu cho cấp uỷ tiến hành tổng kết công tác dân vận hàngnăm, đề ra phương hướng nhiệm vụ cho công tác dân vận nắm sâu sát với tình hình địaphương; kịp thời triển khai chương trình công tác với các nội dung thi đua, đưa việcthực hiện thành nền nếp ngay từ đầu năm
Tham mưu cho các cấp ủy đảng tổ chức triển khai các chỉ thị, nghị quyết củaTrung ương về công tác dân vận, Mặt trận, đoàn thể Đã tham mưu cho cấp ủy tăngcường kiểm tra việc thực hiện và tổ chức sơ, tổng kết một số chỉ thị, nghị quyết về công
Trang 36tác dân vận của Đảng Đồng thời khối Dân vận cơ sở đã trực tiếp tham mưu cho cấp ủyduyệt quy chế làm việc định kỳ giao ban dân vận và trong khối nên đã tạo sự đoàn kết,thống nhất trong công tác dân vận, tham mưu kịp thòi cho cấp ủy tổ chức triển khai cácchủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tham gia tích cực và có hiệuquả vào việc giải quyết khiếu nại tố cáo và những mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân;tham gia tích cực vào công tác xây dựng Đảng, chính quyền vững mạnh.
Tham mưu giúp cấp uỷ lãnh đạo thực hiện tốt công tác tôn giáo, dân tộc Phối hợpvới Mặt trận Tổ quốc chỉ đạo về các hoạt động tôn giáo, lễ hội, ngăn chặn kịp thời các
tà đạo du nhập vào địa phương, góp phần tích cực vào việc quản lý có hiệu quả các hoạtđộng tôn giáo và giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việcthực hiện Chỉ thị số 68- CT/TU ngày 9/5/2004 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về tiếp tụclãnh đạo cuộc vận động “ Ngày vì người nghèo”, xây và sửa nhà Đại đoàn kết
Tổ chức nhiều phong trào thi đua, nhiều hoạt động thiết thực chào mừng các sựkiện chính trị nổi bật, các ngày lễ lớn của đất nước như: Cuộc bầu cử Hội đồng nhândân các cấp; kỷ niệm ngày truyền thống của công tác dân vận; 55 năm ngày Bác Hồ viếtbài báo “Dân vận” Động viên nhân dân đẩy mạnh các phong trào hành động cáchmạng trên các lĩnh vực, thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chính trị của địa phương
Khối Dân vận xã, thị trấn đẩy mạnh hoạt động theo đúng chức năng, nhiệm vụ, bảođảm nguyên tắc và giải quyết tốt các mối quan hệ phối hợp trong hoạt động nhất là vớiMặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân Đội ngũ cán bộ được tiếp tục kiện toàn, bồidưỡng về nghiệp vụ, chuyên môn hoạt động theo hướng sát dân, coi trọng phát huy dânchủ, xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết ở cơ sở, góp phần chăm lo, bảo vệ lợi íchchính đáng, thiết thực của mọi tầng lớp nhân dân, thực hiện có hiệu quả các chủ trươngcủa Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước
Công tác dân vận của chính quyền xã, thị trấn
Hội đồng nhân dân các xã, thị trấn phát huy được vai trò, vị trí của cơ quan quyềnlực nhà nước ở địa phương, đã tăng cường kiểm tra giám sát việc thực hiện các chủtrương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước Chất lượng các kỳ họp Hội đồngnhân dân được nâng lên, có nhiều đổi mới trong tiếp xúc cử tri
Chính quyền các xã, thị trấn có nhiệm vụ quán triệt và cụ thể hoá các chủ trương,nghị quyết của cấp uỷ về công tác dân vận vào chương trình hoạt động của mình đểthực hiện Tổ chức động viên nhân dân tham gia thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ pháttriển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng ở địa phương, từng bước nâng cao đòi sốngvật chất và tinh thần cho nhân dân Thực hiện phối kết hợp và cấp kinh phí đảm bảođiều kiện để Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân hoạt động
Chính quyền đã phối hợp với khối Dân vận, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể tăngcường tuyên truyền, giáo dục về chính sách, pháp luật của Nhà nước trong nhân dân.Động viên nhân dân đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước trên các lĩnh vực để
Trang 37thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị ở địa phương Quản lý, hướng dẫn các hoạtđộng tôn giáo, tổ chức các lễ hội theo đúng quy định của pháp luật, tích cực giải quyếtcác vấn đề tôn giáo Xây dựng kế hoạch thực hiện nghị quyết của huyện uỷ về công tácdân tộc và công tác tôn giáo.
Chính quyền các xã, thị trấn đặc biệt coi trọng việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ
sở, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, giải quyết kịp thời những vấn đề bức xúc nảysinh trong đời sống Thực hiện bước đầu cải cách hành chính với cơ chế “một cửa” theoquyết định của Chính phủ Tổ chức tốt việc tiếp dân, tích cực giải quyết đơn thư khiếunại, tố cáo của công dân, nhiều vụ việc phức tạp kéo dài đã được tập trung giải quyếtgóp phần ổn định tình hình địa phương
Về thực hiện công tác dân tộc, tôn giáo: Huyện có 2 tôn giáo chính là đạo Phật vàđạo Thiên chúa giáo với 4 vạn tín đồ về đạo Thiên chúa giáo: toàn huyện có 50 nhà thờ,nhà nguyện, 13 thôn công giáo toàn tòng, 165 tổ chức hội đoàn; có 3 linh mục và trên
50 vị chức sắc, chức việc thuộc 7 xứ đạo, 20.851 tín đồ ở 23 xã, thị trấn trong huyện, vềđạo Phật: toàn huyện có 122 ngôi chùa, có 73 tăng, ni, với 18.500 phật tử
Các cấp uỷ đảng, chính quyền đã quan tâm châm lo phát triển kinh tế, xã hội, anninh, quốc phòng ở những vùng có đông đồng bào có đạo Củng cố tổ chức đảng, chínhquyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân ở những nơi có đông tín đồ tôn giáo.Đến nay toàn huyện có 137 đảng viên gốc giáo; tất cả các chi bộ có đảng viên gốc giáophát huy được vai trò lãnh đạo, tiền phong gương mẫu trong các phong trào của địaphương Các cấp chính quyền đã quan tâm giải quyết nhu cầu chính đáng về đất đai,xây, sửa nơi thờ tự, các hoạt động tôn giáo của các chức sắc, túi đồ Chính vì vậy, cáchoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện cơ bản diễn ra bình thường; đời sống đồng bào cóđạo ổn định, từng bước được cải thiện rõ rệt, tỷ lệ nghèo trong đồng bào theo đạo cônggiáo chỉ còn 4%; năm 2005 có làng Mỹ Tiến, xã Hữu Vàn là làng công giáo toàn tòngđược công nhận làng văn hoá lần thứ 2
Tuy nhiên, tình hình tôn giáo ở một số xã còn có những điểm phức tạp như: việctruyền đạo tin lành trái phép ở khu vực xã Quảng Bị, Đồng Phú, Trần Phú, Hoà Chính,Thượng Vực tuy đã được ngăn chặn kịp thời song vẫn tiềm ẩn những yếu tố phức tạp
Tỷ lệ tập hợp đoàn viên, hội viên vùng giáo còn thấp
Về tình hình dân tộc, huyện có 1 thôn Đồng Ké thuộc xã Trần Phú là đồng bào dântộc Mường với 109 hộ, 527 người sống chủ yếu bằng nghề sản xuất nông nghiệp Trongnhững năm qua, cấp uỷ đảng, chính quyền đã quan tâm chỉ đạo việc chuyển đổi cơ cấucây trồng, vật nuôi, chú trọng đầu tư xây dựng các công trình thuỷ lợi nhỏ, kiên cố hoákênh mương, giúp đỡ hỗ trợ về giống, vốn, chuyển giao khoa học - kỹ thuật nên đãgóp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, nâng cao mức sống cho đồng bào dân tộc Năm
2008, thôn có 51% hộ khá giàu (tăng 30% so với năm 2003), 100% hộ có ti vi, 70% hộ
Trang 38có xe máy, 100% số hộ được sử dụng lưới điện quốc gia, và được công nhận là làng vănhoá lần 2 của thành phố.
Các cấp ủy đảng, chính quyền luôn quan tâm lãnh đạo, tăng cường quản lý nhànước về tôn giáo, dân tộc Tăng cường xây dựng khối đoàn kết giữa các tôn giáo, đồngbào các dân tộc trong khối đại đoàn kết toàn dân, tập hợp đông đảo nhân dân tạo nênsức mạnh tổng hợp đoàn kết phấn đấu thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ đảng bộ đề ra,phấn đấu vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, vân minh” Bổsung, kiện toàn tổ chức bộ máy, cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo, dântộc trên địa bàn Phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời những hành vi lợi dụng tínngưỡng, tôn giáo, dân tộc làm sai chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước
Hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân, các hội quần chúng
Về tổ chức: Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân, các hội quần chúng đã làmtốt công tác quy hoạch cán bộ giai đoạn 2005- 2010, tổ thức thành công Đại hội nhiệm
kỳ Qua Đại hội thể hiện rõ tính dân chủ, trí tuệ, đoàn kết, chất lượng Ban Chấp hànhcủa các tổ chức được nâng lên, tuổi đời bình quân thấp hơn, trình độ văn hoá, chính tri,chuyên môn cao hơn khoá trước
Chất lượng tổ chức cơ sở và đoàn viên, hội viên của các đoàn thể hàng năm đượcnâng lên, số cơ sở vững mạnh tăng Năm 2008 có 192 tổ chức Mặt trận Tổ quốc, cácđoàn thể xã, thị trấn được đánh giá phân loại, trong đó: xuất sắc là 100 tổ chức đạt52,08%; khá là 78 tổ chức đạt 40,63%, trung bình là 15 tổ chức chiếm 7,29%, khôngcòn tổ chức yếu kém Có 1.636 Ban Công tác Mặt trận, chi hội, chi đoàn thôn, cụm dân
cư được đánh giá phân loại, trong đó: xuất sắc là 758 đạt 46,33% (tăng 5,7% so với năm2005); khá là 765 đạt 46,76%; trung bình là chiếm 6,73% (giảm 5,23% so với năm2005); yếu là 3 chiếm 0,18% (giảm 1,83% so với năm 2005)
Công tác xây dựng, củng cố, nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở, phát triển đoànviên, hội viên, phát triển quỹ hội và tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ cơ sở được các đoànthể, hội quần chúng tích cực thực hiện có kết quả Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và cáchội quần chúng cũng hết sức coi trọng vấn đề đổi mới về tổ chức, nội dung và phươngthức hoạt động Với phương châm hướng về cơ sở,
Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể tập trung chỉ đạo củng cố tổ chức, nâng cao chấtlượng hoạt động của các chi đoàn, chi hội gắn với địa bàn cư dân; xây dựng nhiều môhình hoạt động phù hợp với từng đối tượng nên đã thu hút được đông đảo quần chúngtham gia, như các câu lạc bộ, các tổ nhóm tự quản nên tỷ lệ tập hợp quần chúng vàocác tổ chức đều tăng Toàn huyện, tổng số đoàn viên, hội viên tập hợp được đến năm
2008 là 95.431 người Tỷ lệ tập hợp trung bình đạt 70,70% (tăng 18,7% so với năm2005), trong đó: Đoàn Thanh niên tập hợp được 6.814 đoàn viên đạt 49,8% (tăng 19,1%
so với năm 2005), tỷ lệ tập hợp thanh niên vào hoạt động đoàn đạt 65% (tăng 13% sovới năm 2005); Hội Phụ nữ tập hợp được 21.200 hội viên đạt 65% (tăng 15% so với
Trang 39năm 2005); Hội Nông dân tập hợp được 29.534 hội viên đạt 61,4% (tăng 19,1% so vớinăm 2005); Hội Cựu chiến binh tập hợp được 9.133 hội viên đạt 91,86% (tăng 6,86% sovới năm 2005); Hội người cao tuổi tập hợp được 28.780 hội viên đạt 93,5% (tăng 23,5%
so với năm 2005)
Ngoài ra, Hội Cựu chiến binh cùng Đoàn Thanh niên đã tham mưu cho cấp ủy tổchức chỉ đạo thành lập các câu lạc bộ Cựu quân nhân Tính đến năm 2008, đã có 22/32
xã, thị trấn thành lập được câu lạc bộ Cựu quân nhân
Cùng với củng cố, xây dựng tổ chức vững mạnh, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thểnhân dân, các hội quần chúng đã có nhiều cố gắng trong công tác tham gia xây dựngĐảng, xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh - góp phần to lớn vào việc thựchiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội của địa phương
Về hoạt động: những năm qua, hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể đãbám sát nhiệm vụ chính trị của địa phương, tích cực đổi mới trong chỉ đạo, hướng mạnhcác hoạt động về cơ sở, thực hiện việc phối hợp với chính quyền nên đã tổ chức đượcnhiều hoạt động có hiệu quả
Một là, chú trọng làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục đoàn viên, hộiviên và nhân dân thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhànước qua đó nhận thức và ý thức tự giác chấp hành của nhân dân đã được tăng lên Từnăm 2005 đến nay, Mặt trận Tổ quốc các xã, thị trấn ở huyện Chương Mỹ đã tổ chức
540 cuộc tuyên truyền cho 20.779 lượt cán bộ Củng cố, đẩy mạnh hoạt động của BanCông tác Mặt trận, tổ hòa giải, tổ tự quản, đóng góp quan trọng vào phong trào xâydựng làng văn hóa, khu phố văn hóa và công tác hoà giải ở cơ sở TỔ chức các cuộctiếp xúc cử tri qua đó nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của quần chúng để kịp thời phảnánh với các cấp ủy đảng, chính quyền
Công tác giáo dục truyền thống được đẩy mạnh nhân các ngày kỷ niệm trong nămvới nhiều hình thức phong phú, nội dung sâu sắc và với các hoạt động thiết thực như míttinh, tham quan về nguồn, nói chuyện truyền thống, hoạt động văn hoá, văn nghệ, thểthao, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu truyền thống , góp phần giáo dục tư tưởng, nângcao lòng tự hào của đoàn viên, hội viên, đồng thời thu hút các tầng lớp nhân dân vào cáchoạt động, làm phong phú thêm đời sống tinh thần của người dân địa phương
Hai là, đẩy mạnh các hoạt động và các phong trào hành động cách mạng, góp phầnquan trọng thực hiện có kết quả các nhiệm vụ kinh tế - xã hội của địa phương
Động viên nông dân đẩy mạnh sản xuất, phát triển chăn nuôi, chuyển đổi cơ cấukinh tế, phát triển ngành nghề, ứng dụng những thành tựu của khoa học kỹ thuật vào sảnxuất Công tác giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo cũng được đẩy mạnh với nhiềuhình thức có hiệu quả
Chăm lo các hoạt động xã hội, đền ơn đáp nghĩa, nhân đạo, từ thiện Quan tâmthăm hỏi, tặng quà, khám chữa bệnh miễn phí cho các đối tượng chính sách, người có