1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Nghiên cứu tác động toàn cầu hóa đến việt nam

43 281 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 223,5 KB

Nội dung

Trong những năm gần đây, nhiều nhà khoa học, lãnh đạo Việt Nam đã nghiên cứu và chỉ ra những tác động của toàn cầu hoá đối với kinh tế, xã hội, chính trị và văn hoá của Việt Nam.Tác động về kinh tếKhông ai có thể phủ nhận được rằng toàn cầu hóa là một quá trình tất yếu và đang tạo ra những cơ hội cho các nước có nền kinh tế đang phát triển hội nhập vào nền kinh tế thế giới để trên cơ sở đó, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và đổi mới công nghệ.Việt Nam từ khi mở cửa, hội nhập, phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, có nhiều công ty nước ngoài vào đầu tư, thương mại phát triển xuyên biên giới,…. Đặc biệt là trong xu thế toàn cầu hoá, Việt Nam gia nhập các tổ chức kinh tế thế giới và khu vực như BTA, AFTA, WTO… Đây là cơ hội mà để ngành kinh tế Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp có điều kiện phát triển và có sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.Tuy nhiên, toàn cầu hoá đã làm cho sự phân hoá giàu nghèo cũng như sự chênh lệch về thu nhập, mức sống ngày càng tăng. Sự chênh lệch đó diễn ra ở mọi phương diện, ở từng địa phương, trong từng doanh nghiệp,…Tác động về xã hộiToàn cầu hoá đã mang lại nhiều cơ hội cho Việt Nam giao lưu với các nước trên thế giới, mở rộng quan hệ kinh tế, chính trị, ngoại giao. Tuy nhiên, Việt Nam cũng giống như nhiều nước khác trên thế giới đang đứng trước những hiểm hoạ của thiên tai, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường,… Đặc biệt toàn cầu hoá kinh tế cùng với việc phát triển nền kinh tế thị trường của đất nước đã làm nảy sinh tư tưởng thực dụng ở không ít người. Những tác động đó cùng với một số hiện tượng tiêu cực trong xã hội đã làm ảnh hưởng đến lòng tin của dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà Nước.Tác động về văn hoáSự giao lưu quốc tế rộng rãi trên cơ sở của phát triển kinh tế toàn cầu cũng có những tác động không nhỏ tới lĩnh vực văn hóa. Cùng với việc phục hồi, phát huy các giá trị văn hoá; nền văn hoá Việt Nam có điều kiện tiếp thu các giá trị mới của nền văn hoá thế giới và ngày càng trở nên đa dạng, phong phú. Tuy nhiên, cùng với những tác động tích cực, toàn cầu hoá cũng gây ra những hệ quả tiêu cực đối với nền văn hoá Việt Nam như: một số giá trị văn hoá truyền thống không được bảo tồn, gìn giữ; một số người thay đổi nhanh chóng lối sống, tha hoá đạo đức,…Nhìn chung, sự tác động của toàn cầu hoá đối với xã hội Việt Nam là mạnh mẽ và sẽ còn tiếp tục tăng thêm trong những năm tới. Điều quan trọng là chúng ta phải biết khai thác, tận dụng những mặt tích cực của toàn cầu hoá để tạo ra sức mạnh chiến thắng các tác động tiêu cực của nó.Th.s Nguyễn Thị ĐàoTác động của qúa trình toàn cầu hóa kinh tếToàn cầu hóa kinh tế ngày nay đã trở thành xu thế chung của thời đại mà các quốc gia, dân tộc không thể bỏ qua được. Vậy bản chất, những đặc điểm của toàn cầu hóa kinh tế là gì? Điều này được trình bày tóm lược trong bài viết, cùng với những phân tích sâu sắc về tác động của quá trình này tới nền kinh tế các nước, đặc biệt đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi nước ta ngày càng tham gia sâu rộng vào hội nhập kinh tế quốc tế, để từ đó có nhận thức đúng và những biện pháp phù hợp nhằm tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức.1 Toàn cầu hóa kinh tế tác động đến các nền kinh tếSự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất đã dẫn đến một xu thế lớn đang chi phối sự phát triển của thế giới hiện đại, đó là quá trình toàn cầu hóa. Toàn cầu hóa (tiếng Anh là Globalization), xét về bản chất là quá trình gia tăng mạnh mẽ những mối liên hệ ảnh hưởng, tác động lẫn nhau trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội, chính trị giữa các quốc gia, các dân tộc trên toàn thế giới. Trong các nội dung trên thì toàn cầu hóa kinh tế vừa là trung tâm, vừa là động lực thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa các lĩnh vực khác. Về bản chất, toàn cầu hóa kinh tế là sự gia tăng nhanh chóng các hoạt động kinh tế vượt qua mọi biên giới quốc gia và khu vực, tạo ra sự tùy thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế trong sự vận động phát triển hướng tới một nền kinh tế thế giới hội nhập và thống nhất. Những đặc điểm chủ yếu của toàn cầu hóa kinh tế là :Tự do hóa các yếu tố của tái sản xuất xã hội mang tính toàn cầu được thể hiện qua tự do hóa thương mại đang trở thành nội dung quan trọng của quá trình toàn cầu hóa kinh tế. Bằng chứng là, mục tiêu của hầu hết các thể chế kinh tế thương mại song phương và đa phương, đặc biệt là WTO, đều tập trung giải quyết vấn đề tiếp cận thị trường thông qua các cam kết về tự do hóa thương mại. Đây là quá trình dỡ bỏ dần những cản trở trong hoạt động thương mại, xóa bỏ sự phân biệt đối xử, tạo lập sự cạnh tranh bình đẳng, nhằm làm cho hoạt động thương mại trên phạm vi quốc tế ngày càng tự do hơn thông qua việc cắt giảm dần thuế quan; giảm bớt, tiến tới loại bỏ hàng rào phi thuế quan, như hạn ngạch nhập khẩu, giấy phép nhập khẩu, quản lý ngoại hối, phụ thu hàng nhập khẩu, các loại lệ phí và nhiều cản trở vô hình khác; bảo đảm cạnh tranh công bằng và không phân biệt đối xử.Đẩy mạnh tự do hóa các hoạt động tài chính và đầu tư quốc tế được đẩy mạnh. Toàn cầu hóa trong lĩnh vực tài chính được đẩy mạnh thông qua việc tự do hóa rộng rãi các giao dịch tài chính quốc gia và phát triển các thị trường tài chính quốc tế, hướng tới một thị trường tài chính mang tính toàn cầu. Tự do hóa tài chính bao gồm các nội dung cơ bản, như: nới lỏng kiểm soát tín dụng; tự do hóa lãi suất; tự do hóa tham gia hoạt động ngân hàng và các dịch vụ tài chính trên toàn thế giới, không phân biệt biên giới; tự do hóa việc di chuyển của các luồng vốn quốc tế. Quá trình này dẫn đến hệ thống các nền tài chính quốc gia hội nhập và tùy thuộc, tác động lẫn nhau ngày càng mạnh mẽ.Các công ty đa quốc gia (MNCs) ngày càng đóng vai trò quan trọng và chủ đạo trong các quan hệ kinh tế thế giới. Tính đến năm 2004, toàn thế giới có khoảng 63.000 công ty đa quốc gia với trên 800.000 chi nhánh. Các công ty đa quốc gia hiện chi phối hơn 80% giá trị thương mại quốc tế, chiếm hơn 90% tổng giá trị vốn đầu tư và thành tựu khoa học, công nghệ trên thế giới. Với sức mạnh ngày càng lớn, các công ty đa quốc gia ngày càng mở rộng ảnh hưởng, duy trì và nâng cao quyền lực kiểm soát trong các lĩnh vực quan trọng như tài chính, công nghệ, dịch vụ và lao động. Các công ty xuyên quốc gia chính là một nhân tố cực kỳ quan trọng góp phần thúc đẩy mạnh mẽ hơn quá trình toàn cầu hóa kinh tế. Trong hơn một thập kỷ gần đây, các công ty xuyên quốc gia đã tăng cường hoạt động mua lại và sáp nhập (M A), hình thành các công ty quốc tế khổng lồ có ảnh hưởng ngày càng lớn đến quá trình phân công lao động quốc tế.Hình thành ngày càng nhiều tổ chức liên kết kinh tế quốc tế ở những cấp độ khác nhau (khu vực và thế giới) và vai trò quan trọng của WTO trong quá trình toàn cầu hóa.Trong những thập kỷ gần đây, nền kinh tế thế giới đã chứng kiến sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ của các hoạt động liên kết kinh tế quốc tế. Quá trình liên kết kinh tế quốc tế diễn ra ở nhiều cấp độ khác nhau, từ liên kết tam giác, tứ giác phát triển đến liên kết khu vực như: EU, ASEAN, NAFTA, MECOSUR,.. liên khu vực như APEC, ASEM và liên kết toàn cầu. Trong đó, liên kết khu vực đóng vai trò quan trọng. Nếu năm 1956 đánh dấu sự ra đời của liên kết khu vực đầu tiên là Cộng đồng kinh tế châu Âu, thì trong thập kỷ 80 và 90 và của thế kỷ XX, liên kết kinh tế khu vực đã trở thành làn sóng lan khắp các châu lục. Hiện nay trên toàn thế giới có khoảng 24 tổ chức liên kết kinh tế khu vực có quy mô lớn với những mức độ quan hệ khác nhau. Tầm ảnh hưởng của chúng đến mức hầu như không có quốc gia nào không là thành viên của một liên kết kinh tế quốc tế, nhiều quốc gia đồng thời là thành viên của nhiều tổ chức liên kết kinh tế khác nhau. Và, nếu khi mới ra đời, GATT chỉ có 23 thành viên với lĩnh vực điều tiết chủ yếu là trong thương mại hàng hóa và còn giới hạn ở vấn đề thuế quan, thì đến cuối năm 2005, WTO (tổ chức thay thế cho GATT trước đây) đã là một tổ chức với gần 150 thành viên, điều tiết hầu hết các lĩnh vực, khía cạnh của thương mại quốc tế.Toàn cầu hóa đã thúc đẩy kinh tế phát triển với tốc độ cao, nếu nửa đầu thế kỷ XX, tổng GDP của thế giới tăng 2,7 lần, thì đến nửa cuối thế kỷ, tổng GDP thế giới đã tăng 5,2 lần. Đầu năm 1950, tỷ trọng thương mại trong GDP toàn cầu là 7%, thì hiện nay đã tăng lên hơn 50%. Năm 2004, tổng giá trị thương mại toàn cầu đạt hơn 22.267 tỉ USD, làm cho thương mại thực sự trở thành động lực chủ yếu thúc đẩy sự phát triển và tăng trưởng của nền kinh tế thế giới. Biểu đồ sau đây cho thấy mức tăng trưởng GDP và xuất khẩu hàng hóa thế giới trong 10 năm sau khi WTO ra đời.Biểu đồ: Tăng trưởng GDP và xuất khẩu hàng hóa của thế giới thời kỳ 1995 – 2004

Trang 1

Những tác động của toàn cầu hóa đến Việt Nam:

Trong những năm gần đây, nhiều nhà khoa học, lãnh đạo Việt Nam đã nghiên cứu

và chỉ ra những tác động của toàn cầu hoá đối với kinh tế, xã hội, chính trị và vănhoá của Việt Nam

Tác động về kinh tế

Không ai có thể phủ nhận được rằng toàn cầu hóa là một quá trình tất yếu và đangtạo ra những cơ hội cho các nước có nền kinh tế đang phát triển hội nhập vào nềnkinh tế thế giới để trên cơ sở đó, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và đổi mớicông nghệ

Việt Nam từ khi mở cửa, hội nhập, phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thànhphần, có nhiều công ty nước ngoài vào đầu tư, thương mại phát triển xuyên biêngiới,… Đặc biệt là trong xu thế toàn cầu hoá, Việt Nam gia nhập các tổ chức kinh

tế thế giới và khu vực như BTA, AFTA, WTO… Đây là cơ hội mà để ngành kinh tếViệt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp có điều kiện phát triển và có sức cạnh tranhtrên thị trường quốc tế

Tuy nhiên, toàn cầu hoá đã làm cho sự phân hoá giàu nghèo cũng như sự chênhlệch về thu nhập, mức sống ngày càng tăng Sự chênh lệch đó diễn ra ở mọi phươngdiện, ở từng địa phương, trong từng doanh nghiệp,…

Tác động về xã hội

Toàn cầu hoá đã mang lại nhiều cơ hội cho Việt Nam giao lưu với các nước trên thếgiới, mở rộng quan hệ kinh tế, chính trị, ngoại giao Tuy nhiên, Việt Nam cũnggiống như nhiều nước khác trên thế giới đang đứng trước những hiểm hoạ của thiêntai, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường,… Đặc biệt toàn cầu hoá kinh tế cùng với việcphát triển nền kinh tế thị trường của đất nước đã làm nảy sinh tư tưởng thực dụng ởkhông ít người Những tác động đó cùng với một số hiện tượng tiêu cực trong xãhội đã làm ảnh hưởng đến lòng tin của dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà Nước

Trang 2

Tác động về văn hoá

Sự giao lưu quốc tế rộng rãi trên cơ sở của phát triển kinh tế toàn cầu cũng cónhững tác động không nhỏ tới lĩnh vực văn hóa Cùng với việc phục hồi, phát huycác giá trị văn hoá; nền văn hoá Việt Nam có điều kiện tiếp thu các giá trị mới củanền văn hoá thế giới và ngày càng trở nên đa dạng, phong phú Tuy nhiên, cùng vớinhững tác động tích cực, toàn cầu hoá cũng gây ra những hệ quả tiêu cực đối vớinền văn hoá Việt Nam như: một số giá trị văn hoá truyền thống không được bảotồn, gìn giữ; một số người thay đổi nhanh chóng lối sống, tha hoá đạo đức,…

Nhìn chung, sự tác động của toàn cầu hoá đối với xã hội Việt Nam là mạnh mẽ và

sẽ còn tiếp tục tăng thêm trong những năm tới Điều quan trọng là chúng ta phảibiết khai thác, tận dụng những mặt tích cực của toàn cầu hoá để tạo ra sức mạnhchiến thắng các tác động tiêu cực của nó

Th.s Nguyễn Thị Đào

Tác động của qúa trình toàn cầu hóa kinh tế

Toàn cầu hóa kinh tế ngày nay đã trở thành xu thế chung của thời đại mà các quốcgia, dân tộc không thể bỏ qua được Vậy bản chất, những đặc điểm của toàn cầuhóa kinh tế là gì? Điều này được trình bày tóm lược trong bài viết, cùng với nhữngphân tích sâu sắc về tác động của quá trình này tới nền kinh tế các nước, đặc biệt

Trang 3

đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi nước ta ngày càng tham gia sâu rộng vàohội nhập kinh tế quốc tế, để từ đó có nhận thức đúng và những biện pháp phù hợpnhằm tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức.

1 - Toàn cầu hóa kinh tế tác động đến các nền kinh tế

Sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất đã dẫn đến một xu thế lớn đang chiphối sự phát triển của thế giới hiện đại, đó là quá trình toàn cầu hóa Toàn cầu hóa(tiếng Anh là Globalization), xét về bản chất là quá trình gia tăng mạnh mẽ nhữngmối liên hệ ảnh hưởng, tác động lẫn nhau trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh

tế, xã hội, chính trị giữa các quốc gia, các dân tộc trên toàn thế giới Trong các nộidung trên thì toàn cầu hóa kinh tế vừa là trung tâm, vừa là động lực thúc đẩy quátrình toàn cầu hóa các lĩnh vực khác Về bản chất, toàn cầu hóa kinh tế là sự giatăng nhanh chóng các hoạt động kinh tế vượt qua mọi biên giới quốc gia và khuvực, tạo ra sự tùy thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế trong sự vận động phát triểnhướng tới một nền kinh tế thế giới hội nhập và thống nhất Những đặc điểm chủyếu của toàn cầu hóa kinh tế là :

Tự do hóa các yếu tố của tái sản xuất xã hội mang tính toàn cầu được thể hiện qua

tự do hóa thương mại đang trở thành nội dung quan trọng của quá trình toàn cầuhóa kinh tế Bằng chứng là, mục tiêu của hầu hết các thể chế kinh tế thương mạisong phương và đa phương, đặc biệt là WTO, đều tập trung giải quyết vấn đề tiếpcận thị trường thông qua các cam kết về tự do hóa thương mại Đây là quá trình dỡ

bỏ dần những cản trở trong hoạt động thương mại, xóa bỏ sự phân biệt đối xử, tạolập sự cạnh tranh bình đẳng, nhằm làm cho hoạt động thương mại trên phạm viquốc tế ngày càng tự do hơn thông qua việc cắt giảm dần thuế quan; giảm bớt, tiếntới loại bỏ hàng rào phi thuế quan, như hạn ngạch nhập khẩu, giấy phép nhập khẩu,quản lý ngoại hối, phụ thu hàng nhập khẩu, các loại lệ phí và nhiều cản trở vô hìnhkhác; bảo đảm cạnh tranh công bằng và không phân biệt đối xử

Trang 4

Đẩy mạnh tự do hóa các hoạt động tài chính và đầu tư quốc tế được đẩy mạnh.Toàn cầu hóa trong lĩnh vực tài chính được đẩy mạnh thông qua việc tự do hóarộng rãi các giao dịch tài chính quốc gia và phát triển các thị trường tài chính quốc

tế, hướng tới một thị trường tài chính mang tính toàn cầu Tự do hóa tài chính baogồm các nội dung cơ bản, như: nới lỏng kiểm soát tín dụng; tự do hóa lãi suất; tự

do hóa tham gia hoạt động ngân hàng và các dịch vụ tài chính trên toàn thế giới,không phân biệt biên giới; tự do hóa việc di chuyển của các luồng vốn quốc tế Quátrình này dẫn đến hệ thống các nền tài chính quốc gia hội nhập và tùy thuộc, tácđộng lẫn nhau ngày càng mạnh mẽ

Các công ty đa quốc gia (MNCs) ngày càng đóng vai trò quan trọng và chủ đạotrong các quan hệ kinh tế thế giới Tính đến năm 2004, toàn thế giới có khoảng63.000 công ty đa quốc gia với trên 800.000 chi nhánh Các công ty đa quốc giahiện chi phối hơn 80% giá trị thương mại quốc tế, chiếm hơn 90% tổng giá trị vốnđầu tư và thành tựu khoa học, công nghệ trên thế giới Với sức mạnh ngày cànglớn, các công ty đa quốc gia ngày càng mở rộng ảnh hưởng, duy trì và nâng caoquyền lực kiểm soát trong các lĩnh vực quan trọng như tài chính, công nghệ, dịch

vụ và lao động Các công ty xuyên quốc gia chính là một nhân tố cực kỳ quan trọnggóp phần thúc đẩy mạnh mẽ hơn quá trình toàn cầu hóa kinh tế Trong hơn mộtthập kỷ gần đây, các công ty xuyên quốc gia đã tăng cường hoạt động mua lại vàsáp nhập (M & A), hình thành các công ty quốc tế khổng lồ có ảnh hưởng ngàycàng lớn đến quá trình phân công lao động quốc tế

Hình thành ngày càng nhiều tổ chức liên kết kinh tế quốc tế ở những cấp độ khácnhau (khu vực và thế giới) và vai trò quan trọng của WTO trong quá trình toàn cầuhóa

Trong những thập kỷ gần đây, nền kinh tế thế giới đã chứng kiến sự phát triểnnhanh chóng và mạnh mẽ của các hoạt động liên kết kinh tế quốc tế Quá trình liên

Trang 5

kết kinh tế quốc tế diễn ra ở nhiều cấp độ khác nhau, từ liên kết tam giác, tứ giácphát triển đến liên kết khu vực như: EU, ASEAN, NAFTA, MECOSUR, liên khuvực như APEC, ASEM và liên kết toàn cầu Trong đó, liên kết khu vực đóng vai tròquan trọng Nếu năm 1956 đánh dấu sự ra đời của liên kết khu vực đầu tiên là Cộngđồng kinh tế châu Âu, thì trong thập kỷ 80 và 90 và của thế kỷ XX, liên kết kinh tếkhu vực đã trở thành làn sóng lan khắp các châu lục Hiện nay trên toàn thế giới cókhoảng 24 tổ chức liên kết kinh tế khu vực có quy mô lớn với những mức độ quan

hệ khác nhau Tầm ảnh hưởng của chúng đến mức hầu như không có quốc gia nàokhông là thành viên của một liên kết kinh tế quốc tế, nhiều quốc gia đồng thời làthành viên của nhiều tổ chức liên kết kinh tế khác nhau Và, nếu khi mới ra đời,GATT chỉ có 23 thành viên với lĩnh vực điều tiết chủ yếu là trong thương mại hànghóa và còn giới hạn ở vấn đề thuế quan, thì đến cuối năm 2005, WTO (tổ chức thaythế cho GATT trước đây) đã là một tổ chức với gần 150 thành viên, điều tiết hầuhết các lĩnh vực, khía cạnh của thương mại quốc tế

Toàn cầu hóa đã thúc đẩy kinh tế phát triển với tốc độ cao, nếu nửa đầu thế kỷ XX,tổng GDP của thế giới tăng 2,7 lần, thì đến nửa cuối thế kỷ, tổng GDP thế giới đãtăng 5,2 lần Đầu năm 1950, tỷ trọng thương mại trong GDP toàn cầu là 7%, thìhiện nay đã tăng lên hơn 50% Năm 2004, tổng giá trị thương mại toàn cầu đạt hơn22.267 tỉ USD, làm cho thương mại thực sự trở thành động lực chủ yếu thúc đẩy sựphát triển và tăng trưởng của nền kinh tế thế giới Biểu đồ sau đây cho thấy mứctăng trưởng GDP và xuất khẩu hàng hóa thế giới trong 10 năm sau khi WTO ra đời.Biểu đồ: Tăng trưởng GDP và xuất khẩu hàng hóa của thế giới thời kỳ 1995 – 2004

Trang 6

Quá trình toàn cầu hóa kinh tế dẫn đến việc những hàng rào kinh tế ngăn cách giữacác quốc gia dần được dỡ bỏ, điều này đã mở ra những cơ hội thị trường to lớn chotất cả các nước, mà trước hết là thị trường xuất - nhập khẩu.

Trong nền kinh tế toàn cầu, cùng với các quan hệ trao đổi hàng hóa dịch vụ tăng lênmạnh mẽ là sự gia tăng nhanh chóng các dòng lưu chuyển của vốn đầu tư, côngnghệ, kinh nghiệm quản lý, được đẩy mạnh Vì vậy, tham gia vào quá trình toàncầu hóa, các quốc gia có cơ hội to lớn trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư nướcngoài, tiếp nhận được các công nghệ, kỹ thuật hiện đại, kinh nghiệm quản lý tiêntiến của thế giới, rút ngắn khoảng cách tụt hậu

Đối với các nước đang phát triển, toàn cầu hóa kinh tế đã tạo điều kiện cho cácquốc gia nhanh chóng tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế Từ đóhình thành nên một cơ cấu kinh tế hợp lý, hiệu quả và sức cạnh tranh cao, rút ngắnđược tiến trình hiện đại hóa Xu hướng phân công lao động quốc tế ngày nay đãchuyển dịch từ chiều dọc sang phân công lao động theo chiều ngang, phân côngtheo chi tiết, theo quy trình sản xuất Chẳng hạn, việc sản xuất máy bay của hãngBoing ở Mỹ có các chi tiết được chế tạo từ gần 100 quốc gia khác nhau

Trang 7

Những tác động tiêu cực:

Về mặt lý thuyết, toàn cầu hóa kinh tế mang lại lợi ích cho tất cả các quốc gia Tuynhiên, trên thực tế lợi ích của quá trình này phân chia không đều, nó phụ thuộc vàokhả năng cạnh tranh kinh tế của mỗi quốc gia Nói cách khác, toàn cầu hóa kinh tếdẫn đến sự phân phối không công bằng các cơ hội và lợi ích kinh tế giữa các khuvực, quốc gia và từng nhóm dân cư Vì vậy, nó làm gia tăng thêm tình trạng bấtbình đẳng, làm sâu sắc thêm sự phân hóa giàu nghèo giữa các quốc gia Hiện naycác quốc gia phát triển chỉ chiếm 19% dân số thế giới nhưng lại nắm 71% khốilượng trao đổi buôn bán, tài sản và dịch vụ, 58% đầu tư trực tiếp nước ngoài và91% người sử dụng mạng Internet

Toàn cầu hóa kinh tế có thể mang đến những tác động xấu tới nền kinh tế các quốcgia, kể cả quốc gia giàu lẫn nghèo Bởi vì, nó đưa đến tình trạng cạnh tranh gay gắt,nảy sinh vấn đề phá sản, thất nghiệp, làm trầm trọng thêm các vấn đề về lao động,

xã hội Xu hướng toàn cầu hóa kinh tế càng phát triển thì tỷ lệ thất nghiệp lại cànggia tăng ở một số quốc gia Phong trào chống lại toàn cầu hóa đang diễn ra khámạnh mẽ, nhất là nhóm dân cư chịu nhiều tác động tiêu cực của quá trình toàn cầuhóa kinh tế, như nông dân, các chủ trang trại

Các nước đang phát triển hiện đang phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng khốcliệt và không bình đẳng trong các quan hệ kinh tế - thương mại Tham gia tự do hóathương mại buộc tất cả các nước phải chấp nhận "luật chơi" tự do cạnh tranh, nghĩa

là phải mở cửa thị trường, dỡ bỏ các hàng rào thuế quan và phi thuế quan đối vớihàng hóa và dịch vụ nước ngoài, loại bỏ các hạn chế đầu tư Trong điều kiện hầuhết các nền kinh tế của các nước đang phát triển còn đang ở một trình độ thấp kémthì chính sự tự do cạnh tranh này đặt họ trước những thách thức vô cùng to lớn.Chẳng hạn, 20 triệu chiếc áo sơ mi xuất khẩu mới có thể mua được 1 máy bay

Trang 8

Airbus hạng trung, trong lúc các mặt hàng công nghiệp có hàm lượng khoa học,công nghệ cao lại thường được cắt giảm thuế quan sớm hơn cả.

Toàn cầu hóa kinh tế mở ra cơ hội tranh thủ các nguồn lực bên ngoài, song chínhđiều đó lại bao hàm khả năng phụ thuộc rất lớn vào bên ngoài của các quốc gia.Mức độ phụ thuộc này thể hiện trên hai chỉ tiêu chính là tỷ trọng thương mại trongtổng GDP và tỷ lệ vốn đầu tư nước ngoài, nhất là vốn ngắn hạn trong tổng vốn đầu

tư phát triển Sự lệ thuộc này dồn các nước vào tình thế phải đối mặt với nhiều rủi

ro do biến động thị trường, giá cả, thậm chí cả các sự cố về xung đột chính trị, sắctộc ở một nơi nào đó trên thế giới

Toàn cầu hóa kinh tế có thể đưa lại những hậu quả xấu về môi trường sống và xãhội Bởi vì, việc mở cửa nhằm tiếp nhận các nguồn lực, các thành tựu khoa họccông nghệ, thiết bị máy móc và những nguồn vốn đầu tư của thế giới để phát triển,bản thân nó cũng tiềm ẩn những mặt bất lợi: sự xâm nhập công nghệ lạc hậu, nạn ônhiễm môi trường, các tệ nạn xã hội, sự bất bình đẳng trong xã hội gia tăng

2 - Những cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trìnhhội nhập kinh tế quốc tế

Cơ hội thị trường quốc tế sẽ ngày càng rộng mở cho các doanh nghiệp cùng vớitiến trình Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế Thực tiễn những năm đổi mới đãchứng minh rõ điều này Trong giai đoạn từ năm 1996 - 2005, kim ngạch xuất khẩucủa Việt Nam đã tăng trưởng mạnh mẽ, đạt mức trung bình 17,5/ năm, giá trị xuấtkhẩu đã tăng gấp gần 5 lần, từ 7,2 tỉ USD (năm 1996) lên 32,2 tỉ USD (năm 2005),đưa Việt Nam trở thành quốc gia có nền thương mại phát triển ở mức trung bìnhtrên thế giới Và, kể từ sau khi Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ có hiệulực (tháng 12-2001), kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ đã tăng hơn

7 lần, từ 1,053 tỉ USD năm 2001, lên 6,5 tỉ USD năm 2005

Trang 9

Các doanh nghiệp tiếp cận được với đầu vào nhập khẩu rẻ hơn sẽ tạo điều kiệngiảm bớt chi phí, tăng khả năng cạnh tranh Trong điều kiện Nhà nước thực hiệnbảo hộ đối với một ngành sẽ dẫn đến giá hàng hóa của ngành đó cao hơn so với thịtrường và vì thế những ngành có liên quan, đặc biệt là những ngành sử dụng sảnphẩm của ngành được bảo hộ làm nguyên liệu sản xuất sẽ phải chịu chi phí đầu vàolớn Nhưng nhờ việc bãi bỏ các rào cản đối với các luồng lưu chuyển hàng hóa,dịch vụ, vốn đầu tư, giá của các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, kinh doanhtrong điều kiện cạnh tranh sẽ có xu hướng giảm do không phải/hoặc giảm bớt cácchi phí cho việc nhập khẩu Do vậy, tự do hóa thương mại góp phần giảm chi phí vàtăng năng lực cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ của các doanh nghiệp Thương mại

tự do còn cho phép các doanh nghiệp giảm các chi phí giao dịch, kinh doanh nhờcác nguyên tắc chung được thống nhất

Hội nhập kinh tế quốc tế góp phần nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp Trong tiến trình hội nhập, sự bảo hộ của Nhà nướcđối với doanh nghiệp sẽ phải giảm dần theo các cam kết quốc tế, làm gia tăng mạnh

mẽ áp lực cạnh tranh từ bên ngoài, đây là một thách thức rất lớn, nhưng cũng là cơhội để doanh nghiệp tự vươn lên khẳng định mình Bởi vì, việc giảm bớt sự bảo hộcủa Nhà nước sẽ tạo sức ép và động lực để các doanh nghiệp Việt Nam buộc phảiđổi mới quản lý, công nghệ, cải tiến sản xuất, kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả

và sức cạnh tranh mới có thể tồn tại trên thị trường

Các doanh nghiệp có được môi trường kinh doanh thuận lợi và ổn định kể cả trênthị trường thế giới và trong nước Các nguyên tắc, quy định của các tổ chức liên kếtkinh tế quốc tế đều bảo đảm cho các doanh nghiệp có được cơ hội tiếp cận thịtrường xuất khẩu, đầu tư và sản xuất, kinh doanh với các điều kiện ổn định, minhbạch và có khả năng dự đoán trước

Trang 10

Hội nhập kinh tế quốc tế còn tạo nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam tiếpcận công nghệ, kỹ thuật hiện đại, học hỏi những kinh nghiệm quản lý sản xuất, kinhdoanh tiên tiến của các nước, từ đó góp phần nâng cao năng lực quản lý và sản xuấtkinh doanh.

Tuy vậy, trong quá trình hội nhập, các cơ hội và thách thức luôn đan xen nhau Bêncạnh những cơ hội và thuận lợi nói trên, tham gia quá trình hội nhập kinh tế quốc

tế, các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức, đólà:

- Các doanh nghiệp sẽ phải chịu gia tăng sức ép cạnh tranh của hàng hóa nhập khẩu

và các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài ngay tại thị trường nội địa Bởi vì, khi hộinhập với nền kinh tế khu vực và thế giới, thị trường nội địa phải "mở cửa", các ràocản thuế quan cũng như phi thuế quan bị giảm bớt và loại bỏ, các doanh nghiệpnước ngoài được tự do tham gia buôn bán, cung cấp hàng hóa, dịch vụ như doanhnghiệp trong nước trên cơ sở bình đẳng, không phân biệt đối xử Bên cạnh đó, cáchình thức hỗ trợ truyền thống rất phổ biến của Nhà nước cho các doanh nghiệptrong nền kinh tế bao cấp như: trợ cấp, trợ giá, hỗ trợ tín dụng xuất khẩu ưu đãi,thưởng xuất khẩu, độc quyền kinh doanh cũng phải từng bước cắt giảm, xóa bỏ.Trong khi các hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu do nước ngoài cung cấp đa dạng, phongphú với chất lượng và giá cả thấp hơn, các nhà cung cấp "trường vốn" hơn và dàydạn kinh nghiệm trong cạnh tranh quốc tế, chưa nói tới tâm lý chung của người tiêudùng vẫn chủ yếu là "sính hàng ngoại" Nhiều doanh nghiệp trong nước có nguy cơ

bị mất thị phần của mình, thậm chí bị phá sản

- Khó khăn rất lớn đối với các doanh nghiệp trong quá trình hội nhập là khả năngcạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ của các doanh nghiệp Việt Nam còn yếu so vớicác nước trong khu vực và thế giới Điều này được phản ánh ở hàm lượng tri thức

và công nghệ trong sản phẩm thấp, yếu tố vốn trong cơ cấu giá thành sản phẩm

Trang 11

không cao, chủ yếu dựa vào yếu tố lao động hoặc điều kiện tự nhiên, trong khi lợithế về lao động hiện nay đang giảm dần Chất lượng hàng hóa, dịch vụ nhìn chungchưa tốt; chưa đa dạng phong phú về chủng loại; chưa có sản phẩm hàng hóa haydịch vụ nào có ưu thế rõ rệt trên thị trường thế giới nhờ vào chất lượng và nhữngthương hiệu mạnh

- Trình độ công nghệ và trang thiết bị, máy móc của các doanh nghiệp lạc hậu Hiệnnay tỷ trọng số doanh nghiệp công nghiệp thuộc nhóm ngành công nghệ cao chỉ có20,6% (thấp nhất trong số các nước ASEAN, trừ Lào, Cam-pu-chia và My-an-ma),nhóm ngành công nghệ trung bình 20,7%, còn thuộc nhóm ngành công nghệ thấpchiếm tới 58,7%, dẫn tới năng suất lao động thấp, tiêu hao nguyên, nhiên, vật liệunhiều, hiệu quả thấp, giá thành sản xuất của nhiều sản phẩm cao hơn giá nhập khẩu

- Các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, trừ một số doanh nghiệp có vốn đầu tưnước ngoài, phần lớn (90%) là doanh nghiệp nhỏ và vừa với tiềm lực rất hạn chế vềtài chính, lại khó tiếp cận được các nguồn vốn chính thức, thường phải vay từ cácnguồn không chính thức với lãi suất cao, nên chi phí vốn trở nên đắt đỏ, hạn chếviệc đầu tư đổi mới công nghệ và mở rộng, phát triển sản xuất, kinh doanh

- Khả năng nắm bắt thông tin thị trường và thích ứng với những yêu cầu, thay đổicủa thị trường quốc tế còn hạn chế, nên cản trở những cơ hội thị trường do quátrình hội nhập mang lại Theo kết quả một cuộc điều tra của Phòng thương mại vàCông nghiệp Việt Nam về năng lực xuất khẩu và khả năng cạnh tranh của cácdoanh nghiệp sản xuất công nghiệp, chỉ có 23,8% doanh nghiệp có hàng xuất khẩu,13,7% doanh nghiệp có triển vọng xuất khẩu và 62,5% hoàn toàn chưa có khả năngtham gia xuất khẩu

- Thể chế kinh tế thị trường ở Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn hình thành, hệthống luật pháp, chính sách kinh tế chưa hoàn chỉnh cũng là một khó khăn khôngnhỏ đối với các doanh nghiệp

Trang 12

- Bên cạnh đó, cùng với việc thị trường xuất khẩu được rộng mở, hàng hóa của ViệtNam ngày càng vươn rộng ra thị trường quốc tế, thì nguy cơ phải đối mặt vớinhững vụ kiện chống bán phá giá của nước ngoài đối với hàng hóa xuất khẩu củacác doanh nghiệp Việt Nam cũng càng tăng lên Theo thống kê, từ năm 1994 -

2005, các doanh nghiệp Việt Nam đã phải đối phó với 25 vụ kiện chống bán phágiá của các nước Điển hình là những vụ kiện chống bán phá giá của Hoa Kỳ, Liênminh châu Âu liên quan đến mặt hàng cá da trơn, mặt hàng tôm, xe đạp, giày, mũda

Tóm lại, toàn cầu hóa kinh tế là xu hướng phát triển khách quan, mang tính quyluật trong quá trình phát triển của nền kinh tế thế giới Toàn cầu hóa kinh tế đangtác động sâu sắc đến nền kinh tế của tất cả các quốc gia Hội nhập kinh tế quốc tếmang lại những cơ hội phát triển to lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam, nhưngcũng đặt các doanh nghiệp trước những thách thức, khó khăn không nhỏ Điều đóđòi hỏi các doanh nghiệp phải nhận thức thật đầy đủ và sâu sắc để có những giảipháp phù hợp nhằm tận dụng được những cơ hội, vượt qua thách thức, biến nhữngthách thức thành cơ hội để phát triển, đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực cạnhtranh, đứng vững trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế TS Nguyễn Văn Hồng

Trang 13

TOÀN CẦU HÓA VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI VIỆT NAM”

Trang 14

Toàn cầu hóa đang là xu thế lớn tác động một cách trực tiếp sâu rộng tới các lĩnh vực đời sống xã hội của các quốc gia Thế giới hiện nay đang chứng kiến xu thế toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, nó đã trở thành xu thế phát triển của thế giới sau chiến tranh lạnh Xu thế này tạo nên mối liên hệ, ảnh hưởng, tác động qua lại giữa các quốc gia dân tộc trên thế giới không phân biệt thể chế chính trị, biên giới lãnh thổ và dưới nhiều mức độ, tính chất khác nhau

Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế phát triển ấy Đại hội XII của Đảng cộng sản Việt Nam tiếp tục khẳng định phương châm và định hướng lớn của hoạt động

đối ngoại là “Đa dạng hóa, đa phương hóa trong quan hệ đối ngoại; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế” Như vậy,trong tiến trình đổi mới và hội nhập, Đảng ta

luôn luôn coi hội nhập kinh tế quốc tế là một nội dung trong đường lối kinh tế, đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta; kết hợp nội lực với ngoại lực để tạo

ra sức mạnh tổng hợp của sự nghiệp phát triển đất nước

Trong xu thế hội nhập và phát triển như ngày nay năm rõ được bản chất, tác động của xu thế toàn cầu hóa đối với mỗi quốc gia dân tộc từ có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đó có Việt Nam

Toàn cầu hóa một nội dung rộng lớn, có liên quan đến nhiều vấn đề, nhiều lĩnh vực một số nội dung vẫn các ý kiến chưa đồng nhất.Trong phần lịch sử lớp 12 nội dung toàn cầu hóa chỉ được đề cập đến một phần nội dung rất nhỏ ở bài 10 “Cách mạng khoa học – công nghệ và xu thế toàn cầu nửa sau thế kỉ XX” và bài 11 “Tổng kết lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến năm 2000” (chương trình Cơ bản) bài 11

và bài 12 (chương trình Nâng cao) Chính vì vậy đây là một nội dung khó, ngoài ra đây cũng là nội dung thường xuyên được sử dụng câu hỏi trong các kì thi học sinh giỏi, thi Đại học, Cao đẳng trước đây

Trang 15

Từ những lí do trên, tôi đã mạnh dạn chọn chủ đề “Toàn cầu hóa và tác động của

nó đối với Việt Nam” là vấn đề để nghiên cứunhằm chia sẻ cho các thầy cô và học

sinh bộ môn lịch sử các những vấn đề cơ bản về nội dung lịch sử quan trọng này

2 Mục đích của đề tài

Từ việc tập hợp, hệ thống hóa các nguồn tư liệu và bắt tay vào việc viết chuyên đề

cũng như soạn hệ thống câu hỏi - đáp án có liên quan, chuyên đề Toàn cầu hóa và tác động của nó với Việt Nam nhằm mục đích:

Làm rõ các kiến thức cơ bản về toàn cầu hóa và biểu hiện của toàn cầu hóa đối với các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam Đánh giá được thời cơ và thách thức (thuận lợi và khó khăn) quá trình hội nhập toàn cầu hóa Liên hệ với thực tế quá trình hội nhập và đổi mới ở Việt Nam Đồng thời, khi triển khai chuyên đề này

ở trường THPT sẽ góp phần giáo dục các em học sinh trong việc nâng cao ý thức, trách nhiệm của bản thân trong học tập và rèn luyện có đầy đủ những phẩm chất cần thiết của thanh niên Việt Nam trong thời kì mới, góp phần xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh và vững bước trong quá trình hội nhập hiện nay

3 Phạm vi đề tài

Như đã nói ở trên, toàn cầu hóa là một nội dung rộng lớn, đề cập tới nhiều lĩnh vực như kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội chuyên đề này tôi tập trung chủ yếu phân tích toàn cầu hóa ở lĩnh vực kinh tế; đồng thời trình bày một vài nét quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và tác động của xu thế toàn cầu hóa ở Việt Nam

B PHẦN NỘI DUNG

1 Toàn cầu hóa

1.1.Khái niệm Toàn cầu hóa và một số khái niệm liên quan

1.1.1 Cách tiếp cận, quan niệm khác nhau về Toàn cầu hóa

* Quan điểm chống toàn cầu hóa

Toàn cầu hóa là kết quả của chiến lược siêu cường Mỹ, với sự đồng lõa của một số

Trang 16

nước tư bản đế quốc khác, hòng áp đặt cho toàn thế giới sự thống trị của kinh tế

Mỹ, đi cùng với sự thống trị của chính trị Mỹ, văn hóa Mỹ, lối sống Mỹ Thực chất của toàn cầu hóa là Mỹ hóa

* Quan điểm thừa nhận tính tất yếu khách quan của toàn cầu hóa:

- Nhìn nhận trên cơ sở nhấn mạnh khía cạnh phát triển lực lượng sản xuất:

+ Toàn cầu hóa là biểu hiện, là kết quả của sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sảnxuất dẫn đến phá vỡ sự biệt lập của các quốc gia, tạo ra mối quan hệ gắn kết, tương tác và phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia, dân tộc trên quy mô toàn cầu trong sự vận động phát triển

+ Toàn cầu hóa là giai đoạn cao của quá trình phát triển lực lượng sản xuất thế giới,

là kết quả phát triển tất yếu của kinh tế thị trường và khoa học công nghệ Những người theo quan điểm này nhấn mạnh khía cạnh phát triển lực lượng sản xuất khi xem xét bản chất của toàn cầu hóa

- Có ý kiến nhấn mạnh khía cạnh quan hệ sản xuất, xem toàn cầu hóa là một giải pháp về quan hệ sản xuất để phù hợp với lực lượng sản xuất nhưng chưa làm rõ đó

là quan hệ sản xuất nào nên chưa rõ ràng về bản chất của toàn cầu hóa

- Xem xét toàn cầu hóa trên cấp độ nền kinh tế thế giới:

+ Toàn cầu hóa là xu hướng bắt nguồn từ bản chất của hệ thống kinh tế thị trường

là hệ thống mở, không bị giới hạn bởi các đường biên giới và ranh giới dân tộc, chủng tộc và tôn giáo Nói cách khác, toàn cầu hóa là quá trình tự nhiên đi tới cộng đồng toàn thế giới của những người lao động tự do và phát triển toàn diện

+ Ủy ban Châu Âu cho rằng: “Toàn cầu hóa có thể được định nghĩa như là một quá trình mà thông qua đó, thị trường và sản xuất ở nhiều nước khác nhau đang trở nên ngày càng phụ thuộc lẫn nhau do có sự năng động của việc buôn bán hàng hóa và dịch vụ cũng như do có sự lưu thông tư bản và công nghệ Đây không phải hiện tượng mới mà là sự kế tục của một tiến trình đã được khơi mào từ khá lâu.” Theo

Trang 17

quan niệm trên, thực chất toàn cầu hóa là toàn cầu hóa kinh tế.

+ Theo Asfan Kumssa, toàn cầu hóa là một sự liên kết kinh tế thế giới, theo đó những gì đang diễn ra ở một phần thế giới đều có thể tác động đến môi trường kinh

tế, xã hội và cách sống của các cá nhân, cộng đồng ở những nơi khác trên thế giới Toàn cầu hóa là việc hình thành một chuỗi các mối liên kết và ràng buộc giữa các chính phủ và các xã hội tạo lập nên hệ thống thế giới hiện đại

- Toàn cầu hóa xem xét trên cấp độ của nền chính trị thế giới: hiện đang có ba loại quan điểm chủ yếu về toàn cầu hóa

+ Những người theo chủ thuyết thực tế và thực tế mới cho rằng toàn cầu hóa khônglàm biến đổi sự phân chia lãnh thổ thế giới thành các quốc gia dân tộc Mặc dù tính liên kết ngày càng tăng giữa các nền kinh tế và xã hội có thể làm chúng phụ thuộc lẫn nhau nhiều hơn nhưng điều này không thể áp dụng cho hệ thống các quốc gia Các quốc gia vẫn giữ được chủ quyền và toàn cầu hóa không làm mất đi cuộc tranhgiành thế lực chính trị giữa các quốc gia

+ Những người theo thuyết tự do và tự do mới coi toàn cầu hóa là thành phẩm cuối cùng của một số biến đổi lâu dài nền chính trị thế giới Toàn cầu hóa đang làm đổ

vỡ căn bản những nhận định, đánh giá của những người theo chủ thuyết thực tế, vì các quốc gia không còn là các tác nhân trung tâm như trước đây nữa Họ quan tâm đến cách mạng công nghệ và thông tin liên lạc, cho rằng các quốc gia không còn là những đơn vị khép kín như trước đây nữa mà thế giới giống như một mạng lưới quan hệ hơn là các mô hình quốc gia Toàn cầu hóa báo hiệu sự đăng quang của một trật tự toàn cầu mới và báo hiệu sự cáo chung của hệ thống các quốc gia

+ Những người theo chủ thuyết hệ thống thế giới cho rằng toàn cầu hóa chỉ là một hiện tượng bề ngoài, chẳng có gì mới mà chỉ là giai đoạn phát triển cuối cùng của chủ nghĩa tư bản quốc tế Toàn cầu hóa không đánh dấu bước chuyển về chất trong nền chính trị thế giới Nó là hiện tượng do phương Tây dẫn dắt với chức năng thúc

Trang 18

đẩy sự phát triển của chủ nghĩa tư bản quốc tế Về thực chất, chủ thuyết hệ thống thế giới gần giống chủ thuyết thực tế Nhìn chung, cả ba chủ thuyết không mô tả được sự thật của vấn đề mà chỉ là do cách nhìn nhận toàn cầu hóa theo các khía cạnh khác nhau.

- Toàn cầu hóa xét trên cấp độ quan hệ giữa các tác nhân là quá trình gia tăng tốc

độ và quy mô phụ thuộc lẫn nhau giữa các tác nhân trên vũ đài quốc tế

- Toàn cầu hóa xét trên những đặc tính cốt yếu của tiến trình toàn cầu hóa là sự bành trướng và gia tăng mạnh mẽ các tương quan xã hội và ý thức xuyên qua thời gian thế giới và không gian thế giới

1.1.2 Khái niệm Toàn cầu hóa và một số khái niệm liên quan

- Khái niệm Toàn cầu hóa:

Khái niệm “Toàn cầu hóa” là một khái niệm có nhiều tranh cãi Hiện nay có nhiều cách định nghĩa khác nhau về toàn cầu hóa dựa trên các cách tiếp cận khác nhau, thậm chí cùng một phương diện tiếp cận thì các học giả cũng đưa ra các định nghĩa khác nhau.Ngày càng nhiều nhà khảo cứu đồng tình với hướng tiếp cận đa kích thước đối với toàn cầu hóa, nghĩa là khẳng định toàn cầu hóa trong mọi lĩnh vực Toàn cầu hóa không nên hiểu là toàn cầu hóa kinh tế, không hoàn toàn là hiện tượng kinh tế và tác động của nó không chỉ giới hạn trong lĩnh vực kinh tế Thực tế cho thấy, toàn cầu hóa là hiện tượng phức tạp, sâu sắc và có tính bao trùm trên nhiều lĩnh vực Nói cách khác, toàn cầu hóa là một xu hướng bao gồm nhiều

phương diện: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội…

Phần lớn các tác giả đều đi đến khẳng định:

- Toàn cầu hóa là một quá trình gắn liền với sự phát triển và tiến bộ xã hội diễn ra trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội trên phạm vi toàn cầu

- Toàn cầu hóa là quá trình làm biến đổi sâu sắc, toàn diện các mối quan hệ kinh tế, chính tri, quân sự, văn hóa, khoa học, môi trường…của thế giới

Trang 19

- Xu thế nổi trội, trung tâm của toàn cầu hóa là toàn cầu hóa kinh tế.

Nhìn nhận toàn cầu hóa trên mọi phương diện, chúng ta có thể định nghĩa chung

nhất về toàn cầu hóa: Toàn cầu hóa là sự gia tăngmạnh mẽ các mối quan hệ gắn kết, tác động phụ thuộc lẫn nhau; là quá trình mở rộng quy mô và cường độ hoạt động giữa các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên phạm vi toàn cầu trong sự vận động phát triển.

- Các khái niệm liên quan:

+ Quốc tế hóa: Là giai đoạn phát triển – giai đoạn cao hơn của toàn cầu hóa

+ Khu vực hóa: Cùng với toàn cầu hóa và bổ sung cho toàn cầu hóa là xu thế khu vực hóa Xu thế khu vực hóa vừa là sự thể hiện vừa là sự phản ứng đối với xu thế toàn cầu hóa Trong quan hệ với toàn cầu hóa thì khu vực hóa được xem là bước chuẩn bị để tiến tới toàn cầu hóa, mặt khác, khu vực hóa hiện nay phản ánh một thực trạng co cụm nhằm bảo vệ những lợi ích tương đồng giữa một vài quốc gia trước nguy cơ và những tác động tiêu cực do toàn cầu hóa đặt ra

+ Hội nhập quốc tế: Là quá trình tham gia vào xu hướng toàn cầu hóa

+ Toàn cầu hóa kinh tế và Hội nhập kinh tế quốc tế: Toàn cầu hóa kinh tế đang là

xu thế nổi trội nhất, nó vừa là trung tâm vừa là cơ sở và cũng là động lực thúc đẩy các lĩnh vực khác của xu hướng toàn cầu hóa.Toàn cầu hóa kinh tế chính là sự gia tăng nhanh chóng các hoạt động kinh tế vượt qua mọi biên giới quốc gia, khu vực, tạo ra sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế trong sự vận động phát triển hướng tới một nền kinh tế thế giới thống nhất Sự gia tăng của xu thế này được thể hiện ở sự mở rộng mức độ và quy mô mậu dịch thế giới, sự lưu chuyển của các dòng vốn và lao động trên phạm vi toàn cầu

Hội nhập kinh tế là việc các nước đi tìm những điều kiện nào đó mà họ có thể thống nhất được với nhau, kể cả dành cho nhau những ưu đãi, tạo ra những điều kiện công bằng, có đi có lại trong quan hệ hợp tác với nhau… nhằm khai thác các

Trang 20

khả năng lẫn nhau phục vụ cho nhu cầu phát triển kinnh tế của mình.

1.2 Bản chất, đặc trưng và các biểu hiện của toàn cầu hóa

1.2.1 Bản chất và đặc trưng của toàn cầu hóa

- Bản chất của toàn cầu hóa làsự gia tăng mối liên hệ giữa các quốc gia, tổ chức,

các nhân trên mọi lĩnh vực.Toàn cầu hóa ngày nay có bản chất chủ yếu là toàn cầu hóa kinh tế với những tác động của nó đền các mặt của đời sống xã hội như quân

sự, chính trị, văn hóa, môi trường Toàn cầu hóa kinh tế gồm 3 quá trình chính là

tự do thương mại, tự do tài chính và tự do đầu tư

- Đặc trưng của toàn cầu hóa:

+ Toàn cầu hóa là giai đoạn cao của quốc tế hóa

+ Toàn cầu hóa gắn liền với khu vực hóa

+ Toàn cầu hóa gắn liền với sự cạnh tranh, không đối xứng

+ Toàn cầu hóa là một xu hướng tất yếu, khách quan nhưng lại chịu tác động lớn của Mĩ và một số nước tư bản lớn

+ Toàn cầu hóa là một quá trình mang tính hai mặt (vừa đặt ra cơ hội vừa đặt ra thách thức)

1.2.2 Biểu hiện của toàn cầu hóa

- Về kinh tế:

+ Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế.

Một đặc trưng cơ bản của toàn cầu hóa đó là sự phát triển nhanh chóng của quan

hệ kinh tế thương mại và chu chuyển trên phạm vi quốc tế Hiện nay riêng thị trường tư bản quốc tế có tổng mức vốn luân chuyển lên tới 400 ngàn tỷ USD trong một ngày, thị trường này trao đổi khối lượng vốn cao hơn mức vốn của tổng tất cả các ngân hàng trên thế giới

+ Sự phát triển và tác động to lớn của các công ti xuyên quốc gia Theo số liệu của

Liên hợp quốc, trong những thập niên 90 đã có 53 ngàn doanh nghiệp hoạt động

Trang 21

xuyên quốc gia với 450 ngàn cơ sở sản xuất và chiếm gần 2/3 tổng khối lượng buônbán trên toàn thế giới, kiểm soát 2/3 thương mại thế giới, 4/5 nguồn vốn đầu tư trựctiếp ở nước ngoài và 9/10 kết quả nghiên cứu và chuyển giao công nghệ trên thế giới.

+ Sự sáp nhập, hợp nhất các công ti vừa và nhỏ thành các tập đoàn lớnnhằm tăng cường khả năng cạnh tranh ở thị trường trong nước và nước ngoài Một trong

những xu hướng mới toàn cầu hóa hiện nay (chẳng hạn: Kinh tế là việc sáp nhập vàhợp nhất các công ty thành các tập đoàn lớn, nhất là các công ty khoa học kỹ thuật, công nghệ nhằm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước Ví dụ: Vào thập niên 90, các vụ sáp nhập đã lên đến 2500 tỷ USD Ở Mỹ, năm 1998, Exon đã sáp nhập Mobile trị giá 86 tỷ USD; Travelers Group sáp nhập Citi Corp trị giá 73,6 tỷ USD; SBC sáp nhập Communications Americantech trị giá 72,3 tỷ USD; Bell Atlantic sáp nhập GTE trị giá 71,7 tỷ USD; AT&T sáp nhập Media online trị giá 63 tỷ USD ) Vào đầu những năm 2000, các cuộc cạnh tranh và sáp nhập các tập đoàn lớn đã diễn ra gay gắt và quyết liệt với quy mô chưa từng có Ví dụ: Công ty truyền thông hàng đầu thế giới American Online (AOL) đã quyết định mua lại công ty thông tin giải trí thông tin đại chúng lớn nhất thế giới Time Wannervới giá khoảng 160 tỷ USD, đổi tên mới là AOL Time, có tổng giá trị trên thị

trường là 360 tỷ USD và doanh thu hàng năm đạt lên tới 30 tỷ USD

+ Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực Trong quá trình toàn cầu hóa và khu vực hóa, nổi lên xu hướng liên kết kinh tế

dẫn đến sự ra đời của tổ chức kinh tế, chính trị, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực như: Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB), Liên minh Châu Âu (EU), Hiệp hội các nước Đông Nam

Á (ASEAN), khu thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA), Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC), thị trường tự do Nam Mỹ (Mercosur)

Ngày đăng: 30/05/2018, 16:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w