1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Lạm phát mục tiêu tại việt nam giai đoạn 2012 2020

22 272 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 452 KB

Nội dung

1.1.2 Đo lường lạm phát: Để đo lường mức độ lạm phát mà nền kinh tế trải qua trong một thời kỳ nhất định,các nhà thống kê kinh tế sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ lạm phát được tính bằng phần trăm

Trang 1

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ LẠM PHÁT

1.1 Khái niệm:

Lạm phát-Inflation: Xét trong phạm vi nền kinh tế của một quốc gia, lạm phát là sựtăng lên theo thời gian của mức giá chung của nền kinh tế Trong phạm vi thị trường toàncầu, lạm phát là sự mất giá trị thị trường hay giảm sức mua của đồng tiền Tuy nhiên, lạmphát không chỉ đơn thuần là sự gia tăng của mức giá mà đó phải là sự gia tăng liên tụctrong mức giá Nếu như chỉ có một cú sốc xuất hiện làm mức giá đột ngột bùng lên rồi lạigiảm trở lại mức ban đầu ngay sau đó thì hiện tượng tăng giá tạm thời như vậy khôngđược gọi là lạm phát Trong thực tế, việc phân biệt được các sự kiện chỉ xảy ra một lầnnhưng có ảnh hưởng kéo dài với sự gia tăng liên tục được lặp lại của mức giá trong mỗithời kỳ có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc điều hành các chính sách kinh tế vĩ mô.Chính phủ thường chỉ điều chỉnh chính sách trước các cú sốc kéo dài, còn các mất cânđối tạm thời thường để thị trường tự giải quyết

Giảm phát-Deflation: là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế giảm xuống trongmột khoảng thời gian nhất định (Trường hợp ngược lại của lạm phát) Khi đó, sức muacủa đồng nội tệ liên tục tăng

Giảm lạm phát : là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế tăng lên nhưng với tốc

độ chậm hơn so với trước

1.1.1 Phân loại lạm phát

a./ Về mặt định lượng

Đó là dựa trên tỷ lệ phần trăm lạm phát được tính trong năm, gồm các loại sau: Lạm phát vừa phải (Mild inflation): xảy ra khi tốc độ tăng giá chậm ở một con sốhay dưới 10%/năm Loại lạm phát này được xem là tích cực và cần thiết vì nó có khảnăng tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế

Lạm phát phi mã (Galloping inflation): xảy ra khi tốc độ tăng giá ở mức hai đến bacon số, từ 10% - 100% - 900% một năm Loại lạm phát này tác động tiêu cực đến nền

Trang 2

kinh tế, với những hậu quả cực kỳ khó khăn cho đời sống kinh tế, xã hội, chính trị trongnước

Siêu lạm phát (Hyper inflation): là tình trạng giá cả tăng chóng mặt khi tiền tệ mấtgiá trị không kiểm soát với tốc độ tăng giá 4 con số, từ 1000% trở lên Siêu lạm phát cótác động phá hoại nền kinh tế nghiêm trọng, làm biến đổi xã hội và đời sống nhân dân

Lạm phát cao và lạm phát thấp (High inflation and Low inflation): Lạm phát cao làmức lạm phát mà tỷ lệ tăng thu nhập tăng thấp hơn tỷ lệ lạm phát Ngược lại lạm phátthấp là mức tăng thu nhập tăng tăng cao hơn mức độ tăng của tỷ lệ lạm phát

1.1.2 Đo lường lạm phát:

Để đo lường mức độ lạm phát mà nền kinh tế trải qua trong một thời kỳ nhất định,các nhà thống kê kinh tế sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ lạm phát được tính bằng phần trăm giatăng trong mức gia chung của kỳ này so với kỳ trước

Tỷ lệ lạm phát hàng năm (Inflation rate) được tính theo công thức:

It = (Pt –Pt-1)* 100/ Pt-1Trong đó:

Các chỉ số giá (P) sử dụng cho công thức trên có thể là các chỉ số sau:

Trang 3

Chỉ số giá hàng tiêu dùng CPI (Consumer Price Index): là chỉ số thể hiện mức giátrung bình của giỏ hàng hóa và dịch vụ mà một hộ gia đình mua ở kỳ này so với kỳ gốc.Đây là chỉ số giá được sử dụng phổ biến nhất, có ưu điểm là rất nhanh chóng, kịp thờiChỉ số điều chỉnh lạm phát (Id): phản ánh tốc độ tăng của mức giá chung của nhữnghàng hóa dịch vụ năm hiện hành so với năm gốc, dùng để tính tỷ lệ lạm phát tương đốichính xác nhưng mất nhiều thời gian để xác định chỉ tiêu GDP, không đáp ứng được yêucầu tính tỷ lệ lạm phát thường xuyên hàng tháng.

1.2 Nguyên nhân:

1.2.1 Lạm phát do cầu kéo

Theo kinh tế học Keynes, lạm phát cầu kéo xảy ra khi mức tổng cầu cao hơn hoặctăng nhanh hơn so với mức cung, kéo theo giá cả tăng lên và lạm phát xảy ra Sự gia tăngtổng cầu có thể do: Tăng nhu cầu tiêu dùng, các doanh nghiệp đầu tư nhiều hơn, chínhphủ tiêu dùng nhiều hơn, xuất khẩu tăng, nhập khẩu tăng…

1.2.2 Lạm phát do chi phí đẩy

Lạm phát loại này xuất hiện khi chi phí đầu vào cho sản xuất tăng hoặc năng lực sảnxuất của nền kinh tế giảm sút Chi phí đầu vào tăng có thể từ nhiều nguyên nhân: giá cácnguồn nguyên liệu đầu vào tăng (điều kiện khai thác khó khăn, thiên tai, ), chi phí tiềnlương tăng do áp lực từ quyền lực công đoàn hay chính sách của chính phủ Chi phí sảnxuất tăng làm tăng giá thành dẫn đến mức giá chung tăng

1.2.3 Một số nguyên nhân khác

Lạm phát do cơ cấu: Xảy ra khi ngành kinh doanh không hiệu quả, nhưng để đảmbảo mức lợi nhuận lại tăng giá thành sản phẩm trong khi tiền công người lao động trongngành không tăng

Lạm phát do cung tiền: Cung tiền tăng (có thể do Ngân hàng trung ương cung tiềnbằng các chính sách tiền tệ nới lỏng hay chính phủ thực hiện chính sách tài khoá nớilỏng) khiến cho lượng tiền trong lưu thông tăng lên, vượt quá khả năng cung ứng giá trịcủa nền kinh tế gây ra lạm phát

Lạm phát do kỳ vọng: Khi nhận thấy có lạm phát, cá nhân với sự phán đoán, tự suynghĩ là đồng tiền không ổn định thì giá cả sẽ tăng cao tạo nên tâm lý dự trữ đẩy mạnh tiêu

Trang 4

dùng hiện tại tổng cầu trở nên cao hơn tổng cung hàng hóa sẽ càng trở nên khan hiếmkích thích giá lên, gây ra lạm phát.

1.3 Tác động của lạm phát:

Lạm phát có ảnh hưởng nhất định nhất định đến sự phát triển kinh tế - xã hội tùytheo mức độ của nó Nhìn chung, mức lạm phát vừa phải làm cho chi phí thực tế mà nhàsản xuất phải chịu để mua đầu vào lao động giảm đi, khuyến khích nhà sản xuất đầu tư

mở rộng sản xuất, việc làm được tạo thêm, tỷ lệ thất nghiệp sẽ giảm Trong khi đó, cònlạm phát cao và siêu lạm phát gây ra những tác hại nghiêm trọng đối với kinh tế và đờisống Tác động của lạm phát còn tùy thuộc vào lạm phát đó có dự đoán trước được haykhông, nghĩa là công chúng và các thể chế có thể tiên tri được mức độ lạm phát hay sựthay đổi mức độ lạm phát là một điều bất ngờ

1.3.1 Đối với lĩnh vực sản xuất, lưu thông hàng hoá:

Đối với nhà sản xuất, tỷ lệ lạm phát cao làm cho giá đầu vào và đầu ra biến độngkhông ngừng, gây ra sự ổn định giả tạo của quá trình sản xuất Sự mất giá của đồng tiềnlàm vô hiệu quả hoạt động hạch toán kinh doanh Giá cả tăng mạnh sẽ làm tăng chi phísản xuất kinh doanh, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp và toàn

bộ nền kinh tế Mặt khác, lạm phát thúc đẩy quá trình đầu cơ tích trữ dẫn đến khan hiếmhàng hóa gây nên mất cân đối giả tạo làm cho lưu thông càng thêm rối loạn

1.3.2 Đối với lĩnh vực tiền tệ, tín dụng:

Lạm phát làm cho quan hệ tín dụng, thương mại và ngân hàng bị thu hẹp Nhiềungân hàng lâm vào khủng hoảng do lượng tiền gửi vào giảm mạnh, không đáp ứng đượcnhu cầu của người đi vay, cộng với sự sụt giá của đồng tiền quá nhanh, sự điều chỉnh lãisuất tiền gửi không làm an tâm những người đang có lượng tiền mặt nhàn rỗi trong tay.Chức năng kinh doanh tiền tệ của Ngân hàng bị hạn chế, các chức năng của tiền tệ cũngkhông còn nguyên vẹn

1.3.3 Đối với quản lý kinh tế tài chính của nhà nước:

Lạm phát gây ra sự biến động lớn trong giá cả và sản lượng hàng hóa, khi lạm phátxảy ra những thông tin trong xã hội bị phá hủy do biến động giá cả làm cho thị trường bịrối loạn Đồng thời, lạm phát làm cho Nhà nước thiếu vốn, một khi ngân sách Nhà nước

Trang 5

bị thâm hụt thì các mục tiêu cải thiện và nâng cao đời sống kinh tế xã hội sẽ không cóđiều kiện thực hiện Lạm phát còn gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước bằng việc bàomòn giá trị thực của những khoản công phí Tuy lạm phát mang lại khoản lợi cho chínhphủ từ việc đánh thuế thu nhập cá nhân nhưng nếu chính phủ có nợ quốc gia nhiều thìgánh nặng nợ sẽ tăng lên.

1.3.4 Đối với xã hội

Lạm phát cao đặc biệt ảnh hưởng xấu đến những người có thu nhập không tăng kịpmức tăng của giá cả, đặc biệt là những người sống bằng thu nhập cố định như là nhữngngười hưởng lương hưu hay công chức do phúc lợi và mức sống của họ sẽ bị giảm đi.Lạm phát phân phối lại thu nhập xã hội: Khi lạm phát xảy ra, những người có tàisản, những người đang vay nợ là có lợi do giá cả của các loại tài sản nói chung đều tănglên, còn giá trị đồng tiền thì giảm xuống Ngược lại, những người gửi tiền, những ngườicho vay là bị thiệt hại do lạm phát cao dẫn đến lãi suất thực thấp, lợi ích của việc cho vay

bị giảm đi

1.4 Lạm phát mục tiêu

1.4.1 Lạm phát mục tiêu là gì

Theo các nhà kinh tế học Thomas Laubach, Rick Mickin và Adam Poxen định

nghĩa về IT như sau “Lạm phát mục tiêu (Inflation Targeting, IT) là nền tảng cơ sở cho CSTT, được đặc trưng bởi việc NHTƯ công bố với công chúng một mục tiêu định lượng chính thức (thường là một khung phạm vi hơn là một giá trị cụ thể) cho tỷ lệ lạm phát trong một hoặc vài thời kỳ, dựa trên quan điểm ổn định giá cả là mục tiêu duy nhất của CSTT trong dài hạn Một trong những đặc trưng về quan điểm có tác động mạnh là công khai với công chúng về những kế hoạch và mục tiêu của các nhà hoạch định chính sách và trong nhiều trường hợp, là cả về cơ chế truyền dẫn, trong đó nhấn mạnh đến trách nhiệm của NHTƯ trong việc theo đuổi mục tiêu”.

Lạm phát mục tiêu thực chất là một kiểu CSTT được cụ thể và lượng hoá,

để thực thi chính sách này, đòi hỏi NHTƯ phải được quyền định đoạt các công cụCSTT trước các tình huống kinh tế và không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố chính trị

Nhìn chung, lạm phát mục tiêu là một công cụ của chính sách tiền tệ, bao gồm 5

Trang 6

nhân tố chính: (1) công bố với công chúng mục tiêu lạm phát trung hạn định lượng cụthể; (2) cam kết thể chế nhằm ổn định giá cả như mục tiêu tối thượng của CSTT, cácmục tiêu khác chỉ là thứ yếu; (3) chiến lược thông tin toàn diện, theo đó, nhiều biến số,không chỉ có cung tiền hay tỉ giá được sử dụng khi quyết định thiết lập các công cụchính sách; (4) tăng tính minh bạch của chiến lược CSTT thông qua cơ chế đối thoại

và truyền thông với công chúng và thị trường về các kế hoạch, mục tiêu và quyết địnhcủa các nhà chức trách tiền tệ; (5) tăng trách nhiệm giải trình của NHTƯ về việc thựchiện các mục tiêu lạm phát

Mục đích chính của IT là duy trì và kiểm soát lạm phát ở mức thấp Ðiều nàytạo nền tảng ổn định vĩ mô, đẩy lùi sự không chắc chắn và thúc đẩy các hợp đồng dàihạn Seyfried và Bremmer (2003) cho rằng, mục đích của IT không chỉ kiềm chế lạmphát hiện hành, mà còn tập trung vào mục tiêu trung, dài hạn Ðánh giá sự thành côngcủa các nước thực hiện cơ chế IT, Mishkin và Posen

(1997) khẳng định rằng, IT đã có những thành công lớn trong việc giúp cácnước… duy trì lạm phát thấp và không có bằng chứng cho thấy IT có thể gây nênnhững hiệu ứng không mong muốn đối với nền kinh tế thực về dài hạn; trái lại, nó còncải thiện môi trường cho tăng trưởng kinh tế Những bằng chứng gần đây đã chứng tỏhiệu ứng tiêu cực của tình trạng lạm phát cao và biến động đối với sự ổn định kinh tế vĩ

mô, tăng trưởng kinh tế và phân phối thu nhập vượt quá lợi ích tiềm năng phát sinh từtài trợ thâm hụt ngân sách thông qua tiền tệ hóa

1.4.2 Ưu và nhược điểm của IT

a./ Ưu điểm:

Cơ chế IT có một số ưu điểm như một chiến lược CSTT so với các cơ chếchính sách khác

(1) IT cung cấp một neo danh nghĩa cho CSTT và kì vọng lạm phát Khẳngđịnh rõ mục tiêu tối thượng của CSTT là ổn định giá cả, thể hiện ở lạm phát thấp, cótính minh bạch cao Mục tiêu lạm phát rõ ràng, dễ quan sát và không thay đổi nhiều

so với các mục tiêu khác Chỉ số lạm phát do NHTƯ công bố và những cam kết thựchiện tạo được niềm tin trong công chúng, thuận lợi trong điều hành CSTT và được

Trang 7

công chúng, doanh nghiệp đồng thuận khi NHTƯ thực hiện các công cụ CSTT để đạtlạm phát mục tiêu.

(2) Khác với cơ chế tỉ giá mục tiêu, IT mang lại cơ hội đối phó với các cơnsốc có thể tác động đến nền kinh tế và tập trung vào các điều kiện kinh tế trong nước

(3) IT không đòi hỏi mối quan hệ ổn định giữa cung tiền và lạm phát như trong

cơ chế điều hành CSTT lấy cung tiền làm mục tiêu trung gian Nó sử dụng toàn bộcác thông tin hiện có để xây dựng chính sách

(4) CSTT tác động đến các hoạt động kinh tế với các độ trễ dài và biến độngnên nó không thể tác động đến lạm phát hiện hành Vì vậy, mục tiêu lạm phát thườngđược hiểu là mang tính trung hạn Ðiều đó có nghĩa rằng NHTƯ theo đuổi mục tiêulạm phát trong một thời kì nhất định thông qua việc kiểm soát và duy trì lạm phát ởmức thấp và ổn định Trong ngắn hạn, những biến động của lạm phát thực tế so vớimục tiêu là có thể chấp nhận được và không nhất thiết làm mất đi lòng tin của côngchúng đối với NHTƯ Nói cách khác, cơ chế IT đem lại vai trò cho các độ trễ củaCSTT trong việc lựa chọn công cụ chính sách

(5) Cơ chế IT có thể giảm khả năng rơi vào bẫy không nhất quán về thờigian thông qua việc giảm áp lực từ các chính khách nhằm kích thích nền kinh tế4 (6)

Một ưu điểm khác của cơ chế IT, đó là tăng cường mối quan hệ đối thoại

và truyền thông với công chúng và tính minh bạch Thuộc tính này có vai trò quantrọng trong các thành công của cơ chế IT tại các nước công nghiệp phát triển Các nhàhoạch định chính sách ở các nước phát triển tận dụng mọi cơ hội để đối thoại, giaotiếp với công chúng thông qua các hình thức như cung cấp các thông điệp chính sách,các cuộc thảo luận mục tiêu chính sách, các báo cáo lạm phát…

(7) Tính minh bạch của chính sách sẽ tăng cường trách nhiệm giải trình vớicông chúng, đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả của chính sách trong thực hiện cácmục tiêu lạm phát và tạo được sự đồng thuận và hỗ trợ cao từ phía công chúng vớiNHTƯ

Trang 8

b./ Nhược điểm

(1) Cơ chế IT bị chỉ trích do quá chú trọng đến lạm phát, cơ cấu cứng nhắc, tácđộng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế và do nó loại trừ các mục tiêu khác như ổnđịnh sản lượng Tuy nhiên, thông báo của các quốc gia thực hiện cơ chế IT về tỉ lệ lạmphát mục tiêu lớn hơn 0 cho thấy NHTƯ vẫn quan tâm đến tăng trưởng sản lượng mộtcách tổng thể, vấn đề thiểu phát và các tác động không mong muốn của thiểu phát đếnnền kinh tế

(2) Khác với tỉ giá và cung tiền, kiểm soát lạm phát là vấn đề không dễ vàcác công cụ chính sách chỉ cho thấy tác động với độ trễ dài và biến động Ðây là mộtvấn đề đặc biệt nghiêm trọng ở các nước đang phát triển khi tỉ lệ lạm phát đangđược kéo thấp từ những mức cao Trong tình huống này, sẽ có những sai lầm lớn trong

dự báo và hiện tượng chệch mục tiêu có thể xẩy ra thường xuyên Vì vậy, NHTƯ sẽgặp khó khăn trong việc giải thích lí do để tạo dựng niềm tin, một vấn đề trung tâmtrong cơ chế IT Theo Masson và các cộng sự (1997), cơ chế IT sẽ hiệu quả hơn nếubắt đầu thực hiện sau khi đã thực hiện các biện pháp giảm lạm phát thành công Mộtnhân tố khác có thể ảnh hưởng đến năng lực của NHTƯ trong kiểm soát lạm phát làphạm vi kiểm soát giá cả của chính phủ còn khá lớn và đây là một trong những nhân

tố cần quan tâm xem xét ở các nước đang phát triển Ðể thực thi cơ chế IT một cáchthành công, đòi hỏi một sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan có thẩm quyền quyếtđịnh giá cả các hàng hóa chịu sự kiểm soát của chính phủ hoặc loại bỏ các loại hànghóa này trong tính toán tỉ lệ lạm phát mục tiêu Hơn nữa, quy trình dự báo lạm phát ởcác quốc gia này cần lưu ý đến lộ trình, thời điểm và biên độ điều chỉnh của giá cả cácloại hàng hóa nêu trên

(3) Cơ chế IT không thể ngăn chặn hoàn toàn sự chi phối của chính sách tàichính Về dài hạn, thâm hụt ngân sách lớn sẽ dẫn đến việc tiền tệ hóa các khoản thâmhụt hay phá giá đồng tiền và sẽ gây ra lạm phát cao

(4) Cơ chế IT đòi hỏi cơ chế tỉ giá linh hoạt, nhưng chính điều này có thểgây bất ổn tài

chính

Trang 9

(5) Có một số nhà kinh tế (như Calvo, 1999 và Calvo & Mendoza, 2000) lập luậnrằng cơ chế IT là quá tùy nghi (too discretionary) và nó có thể khiến các nhà hoạchđịnh chính sách theo đuổi các chính sách mở rộng quá mức Tuy nhiên, như đã đề cập ởtrên, cơ chế IT tăng cường trách nhiệm giải trình và minh bạch của chính sách Tráchnhiệm giải trình làm tăng chi phí của những sai lầm chính sách đối với các nhà hoạchđịnh chính sách, còn tính minh bạch sẽ làm cho việc xây dựng chính sách mở rộng quámức mà không có sự thông báo hoặc giải thích trở nên khó triển khai thực hiện hơn Vìvậy, sẽ không thuyết phục khi cho rằng CSTT trong cơ chế IT là quá tùy nghi.

(6) Một số nhà kinh tế cho rằng cơ chế IT là quá cứng nhắc và nó có thể gâycản trở cho các nhà chức trách tiền tệ trong đối phó với các cơn sốc tác động đến nềnkinh tế Tuy nhiên, có thể khẳng định rằng, cơ chế IT không phải là một quy tắccứng nhắc, nó có thể được xem như một sự “tự do trong khuôn khổ” Nó không baohàm các quy tắc giản đơn về xây dựng CSTT, trái lại, cơ chế IT buộc các nhà hoạchđịnh chính sách sử dụng toàn bộ thông tin hiện có để đạt được mục tiêu đề

ra

Vấn đề đặt ra là liệu Việt Nam có nên theo đuổi và thực hiện lạm phát mục tiêuhay không, tiền đề gì cần thiết để chúng ta thực hiện chính sách này Theo dõi tình hìnhlạm phát Việt Nam giai thời gian qua và những chính sách mà chính phủ, NHNN theođuổi trong thời gian qua có thể gợi mở câu trả lời cho vấn đề trên

Trang 10

Chương 2: THỰC TRẠNG LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM

GIAI ĐOẠN 2008-2012

2.1 Diễn biến lạm phát từ năm 2008-2011:

Biểu đồ: Lạm phát tại Việt Nam qua các năm

Nguồn: GSO

Để có cái nhìn tổng quan về toàn bộ nền kinh tế, chu kỳ kinh doanh, lạm phát…thì vấn đề đặt ra phải phân tích từ khi nền kinh tế chúng ta chuyển sang kinh tế thịtrường, với trọng tâm về vấn đề lạm phát, mục tiêu trong ngắn đưa ra một góc nhìn, quanđiểm mang tính cấp thiết, trong phạm vi bài viết này chỉ xin phân tích về chỉ số lạm phát

từ giai đoạn năm 2008 đến nay

Trang 11

Lạm phát đã tăng trở lại và đỉnh điểm là năm 2008 với 19,89% CPI tăng mạnh vàonhững tháng đầu năm và giảm dần vào những tháng cuối năm Biểu đồ tăng CPI tạothành những đợt sóng, mà đỉnh của những “con sóng” CPI rơi vào các tháng 2, 5 và 8.Nếu so với năm 2007 thì CPI bình quân năm 2008 của tất cả các nhóm hàng đều tăng (trừnhóm bưu chính viễn thông giảm 11,76%) Trong đó, tăng cao nhất là nhóm lương thựctăng đến 49,16%; nhóm thực phẩm tăng 32,36%; ăn uống ngoài gia đình tăng 32,64%,nhóm hàng hóa nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 8,06%, phương tiện đi lại và bưu điệntăng 6,56%.

Vào năm 2008, các nguyên nhân được đưa ra để giải thích cho vấn đề lạm phát là:

Sự tăng mạnh của mức lương tối thiểu từ ngày 1/1/2008

Giá xăng dầu tăng từ 13.000đ lên 14.500đ (tăng 11,5%) vào ngày 22/5/2008

Giá gạo tăng nhanh (15%-20%) do tình trạng thiếu lương thực trầm trọng trên thếgiới

Do tăng trưởng tín dụng và cung tiền quá mạnh năm trước đó (Năm 2007 tăngtrưởng tín dụng là 53,9%, cung tiền tăng khoảng 50%)

Giá nguyên vật liệu thế giới tăng mạnh vào hai quý đầu năm

- Nếu như năm 2008 là năm chứng kiến một tốc độ lạm phát cao kỷ lục trong vònghơn một thập kỷ qua thì năm 2009 lại chứng kiến một mức lạm phát ở mức dưới hai con

số mức lạm phát năm 2009 là 6,52% Nhiều loại hàng hoá có ảnh hưởng mạnh trong rổhàng hoá để tính CPI tăng thấp Chỉ số CPI lương thực tăng nhẹ trong 6 tháng đầu năm(0,59%) nhưng lại có xu hướng giảm trong những tháng cuối năm

- Năm 2010 lạm phát có những diễn biến phức tạp Từ đầu năm đến cuối tháng 8 chỉ

số giá tiêu dùng diễn biến theo chiều hướng ổn định ở mức tương đối thấp, trừ hai thángđầu năm CPI ở mức cao do ảnh hưởng bởi những tháng Tết Tuy nhiên, lạm phát đã thực

sự trở thành mối lo ngại từ tháng 9 khi CPI tăng bắt đầu xu hướng tăng cao Tỷ lệ lạmphát năm 2010 tăng 11,75% Tính chung trong cả năm 2010, giáo dục là nhóm tăng giámạnh nhất trong rổ hàng hóa tính CPI (gần 20%) Tiếp đó là hàng ăn (16,18%) và nhà ở -vật liệu xây dựng (15,74%) Bưu chính viễn thông là nhóm duy nhất giảm giá với mứcgiảm gần 6% trong năm 2010

Ngày đăng: 30/05/2018, 13:59

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w