1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NGUYÊN lý tổ CHỨC bộ máy QUẢN lý TRONG DOANH NGHIỆP FDI

43 687 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 89,42 KB

Nội dung

Mục Lục PHẦN I : CƠ SỞ LÍ LUẬN NGUYÊN LÝ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ TRONG DOANH NGHIỆP FDI 3 1. Tổ chức bộ máy 3 1.1 Khái niệm 3 1.2 Nội dung cơ bản của tổ chức bộ máy 3 1.3 Các tiêu chí đánh giá 4 1.3.1 Tính tối ưu trong cân bằng cấu trúc 4 1.3.2 Tương xứng giữa quyền hạn và trách nhiệm 4 1.3.3 Tính tuyệt đối trong trách nhiệm 4 1.3.4 Nguyên tắc giao quyền theo kết quả mong muốn 5 1.3.5 Nguyên tắc bậc thang 5 1.3.6 Quyền hạn theo cấp bậc 5 1.3.7 Tính thống nhất mệnh lệnh 5 1.3.8 Thuận lợi cho quản trị sự thay đổi 5 2. Tổ chức bộ máy quản lý 6 2.1 Các khái niệm liên quan 6 2.2 Nội dung cơ bản của tổ chức bộ máy quản lý 6 2.3 Nguyên lý chung tổ chức bộ máy quản lý 7 3. Nguyên lý tổ chức bộ máy quản lý trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) 7 3.1 Khái niệm về doanh nghiệp 7 3.2 Các loại hình doanh nghiệp 7 3.3 Cơ cấu tổ chức quản lý theo các loại hình doanh nghiệp 8 3.3.1 Công ty TNHH hai thành viên trở lên 8 3.3.2. Công ty cổ phần 9 3.3.3. Công ty hợp danh 10 3.3.4. Doanh nghiệp tư nhân 10 3.4. Doanh nghiệp FDI 10 3.4.1. Khái niệm doanh nghiệp FDI 10 3.4.2. Các loại hình doanh nghiệp FDI 11 3.4.3. Nguyên lí tổ chức bộ máy quản lí trong doanh nghiệp FDI 11 PHẦN 2: NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH TẠI CÔNG TY TNHH LIÊN DOANH XÂY DỰNG FICO – COREA 15 1. Quá trình hình thành và phát triển công ty 15 1.1 Về nguồn nhân lực. 17 1.2 Quy trình sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty 18 1.3 Phân tích thực trạng bộ máy quản lý của công ty 19 2. Tình hình tổ chức các bộ phận chức năng trong công ty: 19 2.1. Khối cơ quan Công ty 19 2.1.1. Tổng giám đôc công ty: 20 2.1.2. Giám đốc điều hành: 20 2.1.3. Quản đốc Nhà máy. 21 2.1.4. Phòng kinh doanh: 23 2.1.5. Phòng tài chính kể toán. 25 2.1.6. Phòng kỹ thuật 28 2.1.7. Phòng vật tư và thiết bị. 29 2.2. Khối đơn vị sản xuất trực tiếp: 32 3. Phân tích, đánh giá công tác tổ chức bộ máy quả lý của Công ty. 33 3.1. Phân tích số lượng, kết cấu và trình độ cửa lao động quản lý. 33 3.1.1. Phân tích sổ lượng lao động quản lý: 33 3.1.2. Phân tích kết cẩu của lao động quản lý. 33 3.1.3. Phân tích về trình độ của lao động quản lý 34 4. Đánh giá kết quả hoạt động của Công ty trong những năm gần đây: 34 4.1. Một sổ kết quả nổi bật 34 4.2. Môt số tồn tại hạn chế: 35 4.3. Đánh giá chung về hiệu quả hoạt động bộ máy quản lý của Công ty. 35 PHẦN I : CƠ SỞ LÍ LUẬN NGUYÊN LÝ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ TRONG DOANH NGHIỆP FDI 1. Tổ chức bộ máy 1.1 Khái niệm Tổ chức (danh từ) là “cơ cấu tồn tại của sự vật” với ít nhất một phương án sắp đặt và liên kết nhất định của các yếu tố cấu thành. Tổ chức (động từ) là “việc sắp xếp, bố trí và liên kết các yếu tố rời rạcriêng rẽ cho thành một chỉnh thể, có cấu tạo, cấu trúc và cùng phản ánh hoặc thực hiện một chức năng chung nhất định” (Trích bài giảng Nguyên lý tổ chức bộ máy quản lý của TS. Nguyễn Thị Hồng). Tổ chức bộ máy là tổng hợp các hoạt động từ xác định mục tiêu sứ mệnh, phân tích các yếu tố đầu vào và môi trường hoạt động nhằm thiết kế cấu trúc tổ chức, thiết kế công việc, phân tích công việc, dòng công việc, xây dựng cơ chế vận hành để tạo dựng một bộ máy tổ chức cũng như đánh giá bộ máy và tái cơ cấu, đảm bảo luôn thực hiện có hiệu quả mục tiêu đã được đề ra trong từng thời kỳ. 1.2 Nội dung cơ bản của tổ chức bộ máy Thiết kế cấu trúc tổ chức: Là cụ thể hóa sứ mệnh, mục tiêu thành các chức năng hoạt động chung và phân chia chức năng mục tiêu thành các bộ phận hợp thành đồng thời thiết lập mối quan hệ giữa các bộ phận đó để đảm bảo tổ chức sẽ được vận hành đúng mục đích. Thiết kế công việc: Là quá trình xác định các công việc cụ thể cần hoàn thành và các phương pháp được sử dụng để hoàn thành công việc đó, cũng như mối quan hệ của công việc đó với các công việc khác trong tổ chức. Phân tích công việc: Là quá trình thu thập các tư liệu và đánh giá một cách có hệ thống các thông tin quan trọng có liên quan đến các công việc cụ thể trong tổ chức nhằm làm rõ bản chất của từng công việc. Xây dựng cơ chế hoạt động: Là quá trình xây dựng văn bản tổng hợp, làm rõ mối quan hệ, cách thức phối kết hợp người lao động giữa các phòng ban, các vị trí công việc để đảm bảo tổ chức được vận hành liên tục, nhịp nhàng, ăn khớp, hiệu quả. Đánh giá bộ máy tổ chức: Là quá trình theo dõi, thu thập thông tin về tình hình vận hành của bộ máy tổ chức trong một khoảng thời gian nhất định và so sánh với các yêu cầu và mục đích tồn tại của tổ chức để khẳng định tính hiệu quả của bộ máy tổ chức đó. Tái cấu trúcTổ chức lại: Là quá trình sửa đổi, đổi mới cấu trúc bộ máy, tổ chức lại bộ máy nhằm làm cho bộ máy tổ chức thích nghi với tình hình mới và hoạt động hiệu quả hơn. Có thể là giải thể một đơn vị hoặc sát nhập nhiều đơn vị. 1.3 Các tiêu chí đánh giá Đánh giá bộ máy tổ chức là đánh giá được mức độ tuân thủ các nguyên lý, sự đáp ứng các nguyên tắc và hiệu quả vận hành bộ máy tổ chức trong một đơn vị. Để đánh giá được bộ máy tổ chức ở một đơn vị, cần đảm bảo các tiêu chí sau: 1.3.1 Tính tối ưu trong cân bằng cấu trúc Số lượng các cấp, phòng, ban được xác định vừa đủ, phù hợp với sứ mệnh, chức năng và nhiệm vụ của đơn vị. Nhiều cấp quá sẽ gây sự cách biệt, kém nhanh nhạy trong điều hành và cồng kềnh, lãng phí. Nhiều các bộ phận chức năng sẽ dễ chồng chéo chức năng, gây vướng mắc trong quan hệ và trách nhiệm thiếu rõ ràng. Ngược lại, quá ít cấp sẽ khiến cho việc điều hành kém cụ thể, sâu sát, dễ sơ hở, sai sót; ít các bộ phận chức năng sẽ không quán xuyến được hết các nhiệm vụ cần thiết, hoặc thiếu chuyên sâu. Nguyên tắc tối ưu là: Bảo đảm quán xuyến hết khối lượng công việc và có thể quản lý, kiểm tra được, tùy điều kiện cụ thể mà vận dụng trên tinh thần “ vừa đủ”. Bên cạnh đó, nó còn thế hiện ở sự cân đối, hợp lý, phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn của tổ chức.

Trang 1

Mục Lục

PHẦN I : CƠ SỞ LÍ LUẬN - NGUYÊN LÝ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ

TRONG DOANH NGHIỆP FDI 3

1 Tổ chức bộ máy 3

1.1 Khái niệm 3

1.2 Nội dung cơ bản của tổ chức bộ máy 3

1.3 Các tiêu chí đánh giá 4

1.3.1 Tính tối ưu trong cân bằng cấu trúc 4

1.3.2 Tương xứng giữa quyền hạn và trách nhiệm 4

1.3.3 Tính tuyệt đối trong trách nhiệm 4

1.3.4 Nguyên tắc giao quyền theo kết quả mong muốn 5

1.3.5 Nguyên tắc bậc thang 5

1.3.6 Quyền hạn theo cấp bậc 5

1.3.7 Tính thống nhất mệnh lệnh 5

1.3.8 Thuận lợi cho quản trị sự thay đổi 5

2 Tổ chức bộ máy quản lý 6

2.1 Các khái niệm liên quan 6

2.2 Nội dung cơ bản của tổ chức bộ máy quản lý 6

2.3 Nguyên lý chung tổ chức bộ máy quản lý 7

3 Nguyên lý tổ chức bộ máy quản lý trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) 7

3.1 Khái niệm về doanh nghiệp 7

3.2 Các loại hình doanh nghiệp 7

3.3 Cơ cấu tổ chức quản lý theo các loại hình doanh nghiệp 8

3.3.1 Công ty TNHH hai thành viên trở lên 8

3.3.2 Công ty cổ phần 9

3.3.3 Công ty hợp danh 10

3.3.4 Doanh nghiệp tư nhân 10

Trang 2

3.4 Doanh nghiệp FDI 10

3.4.1 Khái niệm doanh nghiệp FDI 10

3.4.2 Các loại hình doanh nghiệp FDI 11

3.4.3 Nguyên lí tổ chức bộ máy quản lí trong doanh nghiệp FDI.11 PHẦN 2: NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH TẠI CÔNG TY TNHH LIÊN DOANH XÂY DỰNG FICO – COREA 15

1 Quá trình hình thành và phát triển công ty 15

1.1 Về nguồn nhân lực 17

1.2 Quy trình sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty .18

1.3 Phân tích thực trạng bộ máy quản lý của công ty 19

2 Tình hình tổ chức các bộ phận chức năng trong công ty: 19

2.1 Khối cơ quan Công ty 19

2.1.1 Tổng giám đôc công ty: 20

2.1.2 Giám đốc điều hành: 20

2.1.3 Quản đốc Nhà máy 21

2.1.4 Phòng kinh doanh: 23

2.1.5 Phòng tài chính kể toán 25

2.1.6 Phòng kỹ thuật 28

2.1.7 Phòng vật tư và thiết bị 29

2.2 Khối đơn vị sản xuất trực tiếp: 32

3 Phân tích, đánh giá công tác tổ chức bộ máy quả lý của Công ty 33 3.1 Phân tích số lượng, kết cấu và trình độ cửa lao động quản lý 33

3.1.1 Phân tích sổ lượng lao động quản lý: 33

3.1.2 Phân tích kết cẩu của lao động quản lý 33

3.1.3 Phân tích về trình độ của lao động quản lý 34

4 Đánh giá kết quả hoạt động của Công ty trong những năm gần đây: 34

4.1 Một sổ kết quả nổi bật 34

Trang 3

4.2 Môt số tồn tại hạn chế: 35

4.3 Đánh giá chung về hiệu quả hoạt động bộ máy quản lý của Công ty 35

PHẦN I : CƠ SỞ LÍ LUẬN - NGUYÊN LÝ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN

LÝ TRONG DOANH NGHIỆP FDI

1 Tổ chức bộ máy

1.1 Khái niệm

Tổ chức (danh từ) là “cơ cấu tồn tại của sự vật” với ít nhất một

phương án sắp đặt và liên kết nhất định của các yếu tố cấu thành

Tổ chức (động từ) là “việc sắp xếp, bố trí và liên kết các yếu tố

rời rạc/riêng rẽ cho thành một chỉnh thể, có cấu tạo, cấu trúc và cùngphản ánh hoặc thực hiện một chức năng chung nhất định” (Trích bàigiảng Nguyên lý tổ chức bộ máy quản lý của TS Nguyễn Thị Hồng)

Tổ chức bộ máy là tổng hợp các hoạt động từ xác định mục tiêu

sứ mệnh, phân tích các yếu tố đầu vào và môi trường hoạt độngnhằm thiết kế cấu trúc tổ chức, thiết kế công việc, phân tích côngviệc, dòng công việc, xây dựng cơ chế vận hành để tạo dựng một bộmáy tổ chức cũng như đánh giá bộ máy và tái cơ cấu, đảm bảo luônthực hiện có hiệu quả mục tiêu đã được đề ra trong từng thời kỳ

1.2 Nội dung cơ bản của tổ chức bộ máy

Thiết kế cấu trúc tổ chức: Là cụ thể hóa sứ mệnh, mục tiêu

thành các chức năng hoạt động chung và phân chia chức năng/ mụctiêu thành các bộ phận hợp thành đồng thời thiết lập mối quan hệgiữa các bộ phận đó để đảm bảo tổ chức sẽ được vận hành đúng mụcđích

Thiết kế công việc: Là quá trình xác định các công việc cụ thể

cần hoàn thành và các phương pháp được sử dụng để hoàn thành

Trang 4

công việc đó, cũng như mối quan hệ của công việc đó với các côngviệc khác trong tổ chức.

Phân tích công việc: Là quá trình thu thập các tư liệu và đánh

giá một cách có hệ thống các thông tin quan trọng có liên quan đếncác công việc cụ thể trong tổ chức nhằm làm rõ bản chất của từngcông việc

Xây dựng cơ chế hoạt động: Là quá trình xây dựng văn bản tổng

hợp, làm rõ mối quan hệ, cách thức phối kết hợp người lao động giữacác phòng ban, các vị trí công việc để đảm bảo tổ chức được vậnhành liên tục, nhịp nhàng, ăn khớp, hiệu quả

Đánh giá bộ máy tổ chức: Là quá trình theo dõi, thu thập thông

tin về tình hình vận hành của bộ máy tổ chức trong một khoảng thờigian nhất định và so sánh với các yêu cầu và mục đích tồn tại của tổchức để khẳng định tính hiệu quả của bộ máy tổ chức đó

Tái cấu trúc/Tổ chức lại: Là quá trình sửa đổi, đổi mới cấu trúc

bộ máy, tổ chức lại bộ máy nhằm làm cho bộ máy tổ chức thích nghivới tình hình mới và hoạt động hiệu quả hơn Có thể là giải thể mộtđơn vị hoặc sát nhập nhiều đơn vị

1.3.1 Tính tối ưu trong cân bằng cấu trúc

Số lượng các cấp, phòng, ban được xác định vừa đủ, phù hợp với

sứ mệnh, chức năng và nhiệm vụ của đơn vị Nhiều cấp quá sẽ gây sựcách biệt, kém nhanh nhạy trong điều hành và cồng kềnh, lãng phí.Nhiều các bộ phận chức năng sẽ dễ chồng chéo chức năng, gây

Trang 5

vướng mắc trong quan hệ và trách nhiệm thiếu rõ ràng Ngược lại,quá ít cấp sẽ khiến cho việc điều hành kém cụ thể, sâu sát, dễ sơ hở,sai sót; ít các bộ phận chức năng sẽ không quán xuyến được hết cácnhiệm vụ cần thiết, hoặc thiếu chuyên sâu.

Nguyên tắc tối ưu là: Bảo đảm quán xuyến hết khối lượng công

việc và có thể quản lý, kiểm tra được, tùy điều kiện cụ thể mà vậndụng trên tinh thần “ vừa đủ” Bên cạnh đó, nó còn thế hiện ở sự cânđối, hợp lý, phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn của tổ chức

1.3.2 Tương xứng giữa quyền hạn và trách nhiệm

Do quyền hạn là một quyền cụ thể để tiến hành những côngviệc được giao và trách nhiệm là nghĩa vụ phải hoàn thành chúng, vềmặt logic điều đó dẫn đến yêu cầu quyền hạn phải tương xứng vớitrách nhiệm Trách nhiệm về các hành động không thể lớn hơn tráchnhiệm nằm trong quyền hạn được giao phó, cũng không thể nhỏ hơn

1.3.3 Tính tuyệt đối trong trách nhiệm

Cấp dưới phải chịu trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụtrước cấp trên trực tiếp của mình, một khi họ đã chấp nhận sự phâncông và quyền hạn thực thi công việc, còn cấp trên không thể lẩntránh trách nhiệm về các hoạt động được thực hiện bởi cấp dưới củamình trước tổ chức

1.3.4 Nguyên tắc giao quyền theo kết quả mong muốn

Việc giao quyền là để trang bị cho nhà quản trị một công cụthực hiện mục tiêu, và do đó quyền được giao cho từng người cầnphải tương xứng với nhiệm vụ, đảm bảo cho họ khả năng thực hiệncác kết quả mong muốn

1.3.5 Nguyên tắc bậc thang

Tuyến quyền hạn từ người quản trị cao nhất trong tổ chức đếnmỗi vị trí bên dưới càng rõ ràng thì các vị trí chịu trách nhiệm raquyết định sẽ càng rõ ràng và các quá trình thông tin trong tổ chức

Trang 6

sẽ càng có hiệu quả Việc nhận thức đầy đủ nguyên tắc bậc thang làrất cần thiết cho việc phân định quyền hạn một cách đúng đắn, bởi vìcấp dưới phải biết ai giao quyền cho họ và những vấn đề vượt quáphạm vi quyền hạn họ phải trình cho ai.

1.3.6 Quyền hạn theo cấp bậc

Việc duy trì sự phân quyền đã định đòi hỏi các quyết định trongphạm vi quyền hạn của ai phải được chính người đó đưa ra chứ khôngđược đẩy lên cấp trên Từ nguyên tắc này có thể thấy rằng, nếu ngườiquản trị mong muốn, giao phó quyền hạn một cách có hiệu quả, họphải đảm bảo rằng việc ủy quyền là rõ ràng đối với cấp dưới Họ cũngnên tránh lòng ham muốn ra các quyết định thay cho cấp dưới

“ông chủ” là điều không tránh khỏi Nghĩa vụ cơ bản mang tính cánhân, và quyền hạn được giao bởi nhiều người cho một người rất cóthể sẽ dẫn tới những mâu thuẫn cả về quyền hạn lẫn trách nhiệm

1.3.8 Thuận lợi cho quản trị sự thay đổi

Đảm bảo tính linh hoạt của tổ chức cần đưa vào trong cơ cấucác biện pháp và kỹ thuật dự đoán và phản ứng trước những sự thayđổi Tổ chức nào được xây dựng cứng nhắc, với các thủ tục quá phứctạp hay với các tuyến phân chia bộ phận quá vững chắc, đều có nguy

cơ không có khả năng đáp ứng được trước thách thức của những thayđổi về kinh tế - chính trị - xã hội, công nghệ và sinh thái

Trang 7

2 Tổ chức bộ máy quản lý

2.1 Các khái niệm liên quan

Bộ máy quản lý là cơ quan điều khiển hoạt động của toàn bộ tổ

chức Bộ máy quản lý là xương sống của tổ chức, vận hành và biếnnhững ý đồ, mục đích, chiến lược hoạt động của chủ thể tổ chứcthành hiện thực, biến những nỗ lực chủ quan của mỗi thành viêntrong tổ chức thành hiệu quả

Tổ chức bộ máy quản lý là tổng hợp các hoạt động từ xác định

số cấp quản lý, phạm vi quản lý, từ đó định hình các vị trí quản lý và

cơ chế phân quyền, phối hợp trong bộ máy quản lý cũng như đánhgiá, hoàn thiện bộ máy quản lý để đảm bảo bộ máy luôn nằm trongtầm kiểm soát và được dẫn dắt, vận hành hiệu quả

Tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp là dựa trên những chức

năng, nhiệm vụ đã xác định của bộ máy quản lý để sắp xếp về lựclượng, bố trí về cơ cấu xây dựng mô hình và làm cho toàn bộ hệthống quản lý của doanh nghiệp hoạt động như một chỉnh thể có hiệulực nhất

2.2 Nội dung cơ bản của tổ chức bộ máy quản lý

(1) Thiết kế bộ máy quản lý

- Thiết kế các bộ phận cấu thành của tổ chức (khác biệt hóa các

bộ phận, không gian…)

- Xác định số cấp quản lý

- Xác định quy mô, phạm vi quản lý

- Lựa chọn kiểu mô hình quản trị (mỗi kiểu quản trị tác động lênnhân viên khác nhau; ảnh hưởng lên cơ chế phân tán quyền lực)

- Định hình cấu trúc bộ máy quản lý

- Mô tả các vị trí quản lý

- Xác định dạng truyền thông

- Thể chế hóa (nguyên tắc ra quyết định, giao tiếp và kiểm soát)

Trang 8

- Cơ chế vận hành bộ máy quản lý.

(2) Đánh giá bộ máy quản lý

(3) Tái cấu trúc bộ máy quản lý

2.3 Nguyên lý chung tổ chức bộ máy quản lý

(1) Quy luật hướng đích

(5) Quy luật tự điều chỉnh

(6) Quy luật về tính ổn định và bền vững tương đối của tổ chức

3 Nguyên lý tổ chức bộ máy quản lý trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI)

3.1 Khái niệm về doanh nghiệp

“Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giaodịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mụcđích kinh doanh.”

(Trích: Mục 7 Điều 4 Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13)

3.2 Các loại hình doanh nghiệp

ST

T

Loại hình Khái niệm

1 Công ty TNHH Bao gồm Công ty TNHH một thành viên & Công

ty TNHH hai thành viên

Công ty TNHH 1 thành viên là doanh nghiệp do 1

tổ chức làm chủ sở hữu (chủ sở hữu công ty):Chủ sở hữu chịu trách nhiệm về các khoản nợ vàcác nghĩa vụ, tài sản khác của doanh nghiệptrong phạm vi số vốn điều lệ

Công ty TNHH có từ 2 thành viên trở lên là một tổ

Trang 9

chức kinh doanh có tư cách pháp nhân, trong đóthành viên có thể là cá nhân hoặc tổ chức sốlượng thành viên ít nhất là 2 và nhiều nhất khôngvượt quá 50 người.

2 Công ty cổ

phần

Là doanh nghiệp trong đó vốn điều lệ được chiathành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; Cổđông (người sở hữu cổ phần của công ty) chỉ chịutrách nhiệm về các khoản nợ của Công ty trongphạm vi số vốn đã đóng góp vào doanh nghiệp

3 Công ty hợp

danh

Là doanh nghiệp mà trong đó ít nhất có 2 thànhviên hợp danh chịu trách nhiệm vô hạn bằngtoàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ củacông ty

4 Doanh nghiệp

tư nhân

Là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tựchịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình

về mọi hoạt động của doanh nghiệp

3.3 Cơ cấu tổ chức quản lý theo các loại hình doanh nghiệp

Theo Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13:

3.3.1 Công ty TNHH hai thành viên trở lên

Công ty TNHH hai thành viên trở lên có Hội đồng thành viên,Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc Công tytrách nhiệm hữu hạn có từ 11 thành viên trở lên phải thành lập Bankiểm soát; trường hợp có ít hơn 11 thành viên, có thể thành lập Bankiểm soát phù hợp với yêu cầu quản trị công ty Quyền, nghĩa vụ, tiêuchuẩn, điều kiện và chế độ làm việc của Ban kiểm soát, Trưởng Bankiểm soát do Điều lệ công ty quy định

Hội đồng thành viên quyết định cơ cấu tổ chức quản lý công ty

Công ty TNHH một thành viên (Do tổ chức làm chủ)

- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổ chức làmchủ sở hữu được tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai môhình sau đây:

Trang 10

a) Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soátviên;

b) Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểmsoát viên

- Trường hợp Điều lệ công ty không quy định thì Chủ tịch Hộiđồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty là người đại diện theo phápluật của công ty

- Trường hợp Điều lệ công ty không quy định khác, thì chứcnăng, quyền và nghĩa vụ của Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty,Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên thực hiện theo quyđịnh của Luật này

- Chủ sở hữu công ty có quyền Quyết định cơ cấu tổ chức quản

lý công ty, bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm người quản lý công ty;

- Kiểm soát viên có quyền Kiến nghị chủ sở hữu công ty các giảipháp sửa đổi, bổ sung, cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành công việckinh doanh của công ty

- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do cá nhân làmchủ sở hữu có Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc

- Chủ tịch công ty có thể kiêm nhiệm hoặc thuê người khác làmGiám đốc hoặc Tổng giám đốc

- Quyền, nghĩa vụ của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc được quyđịnh tại Điều lệ công ty, hợp đồng lao động mà Giám đốc hoặc Tổnggiám đốc ký với Chủ tịch công ty

- Chủ sở hữu công ty có quyền Quyết định cơ cấu tổ chức quản

lý công ty, bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm người quản lý công ty

3.3.2 Công ty cổ phần

- Công ty cổ phần có quyền lựa chọn tổ chức quản lý và hoạtđộng theo một trong hai mô hình sau đây, trừ trường hợp pháp luật

về chứng khoán có quy định khác:

Trang 11

a) Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát vàGiám đốc hoặc Tổng giám đốc Trường hợp công ty cổ phần có dưới

11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổphần của công ty thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát;

b) Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặcTổng giám đốc Trường hợp này ít nhất 20% số thành viên Hội đồngquản trị phải là thành viên độc lập và có Ban kiểm toán nội bộ trựcthuộc Hội đồng quản trị Các thành viên độc lập thực hiện chức nănggiám sát và tổ chức thực hiện kiểm soát đối với việc quản lý điềuhành công ty

- Trường hợp chỉ có một người đại diện theo pháp luật, thì Chủtịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là ngườiđại diện theo pháp luật của công ty; trường hợp Điều lệ không có quyđịnh khác thì Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo phápluật của công ty - Trường hợp có hơn một người đại diện theo phápluật, thì Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốcđương nhiên là người đại diện theo pháp luật của công ty

- Hội đồng quản trị có quyền Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chếquản lý nội bộ của công ty, quyết định thành lập công ty con, lập chinhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn, mua cổ phần của doanhnghiệp khác;

- Quyền và nghĩa vụ của Ban kiểm soát: Kiến nghị Hội đồngquản trị hoặc Đại hội đồng cổ đông các biện pháp sửa đổi, bổ sung,cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý, giám sát và điều hành hoạt động kinhdoanh của công ty

3.3.3 Công ty hợp danh

- Tất cả thành viên hợp lại thành Hội đồng thành viên Hội đồngthành viên bầu một thành viên hợp danh làm Chủ tịch Hội đồng thành

Trang 12

viên, đồng thời kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty nếu Điều

lệ công ty không có quy định khác

- Thành viên hợp danh có quyền yêu cầu triệu tập hợp Hội đồngthành viên để thảo luận và quyết định công việc kinh doanh của công

ty Thành viên yêu cầu triệu tập hợp phải chuẩn bị nội dung, chươngtrình và tài liệu hợp

- Hội đồng thành viên có quyền quyết định tất cả công việc kinhdoanh của công ty

3.3.4 Doanh nghiệp tư nhân

Chủ doanh nghiệp có quyền quyết định mọi hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp

3.4 Doanh nghiệp FDI

3.4.1 Khái niệm doanh nghiệp FDI

* Trong các văn bản Pháp luật hiện hành, chưa có định danhdoanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI)

Các thuật ngữ có liên quan:

- “Cá nhân nước ngoài là người không có quốc tịch Việt Nam.”

- “Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sởgiao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằmmục đích kinh doanh.”

(Trích Điều 4 Luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13 )

- “Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổchức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tưkinh doanh tại Việt Nam.”

- “Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế cónhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.”

(Trích Điều 3, Luật đầu tư số 67/2014/QH13)

=> Doanh nghiệp FDI: Là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nướcngoài là thành viên hoặc cổ đông, có tên riêng, có tài sản, có trụ sở

Trang 13

giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằmmục đích kinh doanh.

3.4.2 Các loại hình doanh nghiệp FDI

Khi đầu tư vào Việt Nam, nhà đầu tư được phép lựa chọn thànhlập doanh nghiệp theo 1 trong 4 loại hình được quy định tại LuậtDoanh nghiệp số 68/2014/QH13 như đã nêu ở phần “1.3.2 Các loạihình doanh nghiệp”

3.4.3 Nguyên lí tổ chức bộ máy quản lí trong doanh nghiệp FDI

(1) Tuân theo quy định về cơ cấu tổ chức quản lý đã quy định tại Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13:

- Tùy theo loại hình doanh nghiệp đăng ký mà doanh nghiệp FDIphải tuân thủ theo những quy định như đã nêu chi tiết tại mục “1.3

Cơ cấu tổ chức quản lý theo các loại hình doanh nghiệp”

- Trên thực tế, nhà đầu tư nước ngoài thường lựa chọn loại hìnhdoanh nghiệp thành lập là Công ty TNHH có 100% vốn đầu tư nướcngoài vì chủ sở hữu công ty có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liênquan đến hoạt động của công ty

(2) Phụ thuộc lớn vào quyết định hình thức đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài:

Các nhà đầu tư nước ngoài được quyền chọn một trong các hìnhthức đầu tư sau vào Việt Nam:

a Liên doanh:

Là hình thức đầu tư trong đó doanh nghiệp được thành lập tạiViệt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh ký giữa 2 bên hoặc nhiềubên để tiến hành đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam

Trong trường hợp đặc biệt, Doanh nghiệp liên doanh có thểđược thành lập trên cơ sở hiệp định ký kết giữa chính phủ Việt Nam

và chính phủ nước ngoài

Trang 14

* Cơ chế quản lý của doanh nghiệp theo hình thức liên doanh:

Thành viên của Hội đồng quản trị do các bên liên doanh cử theo

tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp vào vốn pháp định của doanhnghiệp liên doanh Nếu doanh nghiệp liên doanh chỉ có 2 bên thì mỗibên ít nhất có 2 thành viên trong hội đồng quản trị Nếu doanhnghiệp liên doanh có 1 bên là Việt nam và nhiều bên nước ngoài hoặcngược lại thì bên tham gia liên doanh là thiểu số có ít nhất 2 thànhviên trong hội đồng quản trị do các bên thoả thuận cử ra còn các bênkia mỗi bên 1 thành viên

Nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị do các bên liên doanh thoảthuận nhưng không quá 5 năm

Trong trường hợp thành lập doanh nghiệp liên doanh mới, bêndoanh nghiệp liên doanh đang hoạt động phải có ít nhất 2 thành viêntrong hội đồng quản trị trong đó có ít nhất 1 thành viên là công dânViệt Nam đại diện cho bên liên doanh Việt Nam

Hội đồng quản trị quyết định những vần đề của doanh nghiệpliên doanh thông qua cuộc hợp của hội đồng quản trị Cuộc hợp hộiđồng quản trị chỉ hợp lệ khi có mặt của ít nhất 2/3 thành viên của Hộiđồng quản trị đại diện cho các bên tham gia liên doanh tham gia.Những vấn đề quan trong nhất phải được Hội đồng quản trị quyếtđịnh theo nguyên tắc nhất trí giữa các thành viên có mặt tại cuộchợp, đó là các vấn đề: Bổ nhiệm, miễn nhiệm tổng giám đốc, phó

Trang 15

tổng giám đốc thứ nhất; Sửa đổi, bổ sung điều lệ doanh nghiệp.Những vấn đề khác quyết định theo sự đồng ý của quá bán số thànhviên hội đồng quản trị có mặt tại phiên họ chấp thuận.

Tổng giám đốc và phó tổng giám đốc

-Tổng giám đốc và các phó tổng giám đốc quản lý và điều hànhcông việc hàng ngày cuả doanh nghiệp liên doanh Tổng giám đốc làngười đại diện theo pháp luật cho doanh nghiệp trừ trường hợp điều

lệ doanh nghiệp có quy định khác Tổng giám đốc hoặc phó tổnggiám đốc thứ nhất do bên liên doanh Việt Nam đề cử và là công dânViệt Nam thường trú tại Việt Nam

- Hội đồng quản trị phân định quyền hạn và nhiệm vụ giữa tổnggiám đốc và phó tổng giám đốc thứ nhất Tổng giám đốc chịu tráchnhiệm trước hội đồng quản trị về hoạt động của doanh nghiệp liêndoanh Tổng giám đốc cần trao đổi với phó tổng giám đốc thứ nhất vềmột số vấn đề quan trọng như:

 Bộ máy tổ chức

 Bổ nhiệm, miễn nhiệm nhân sự chủ chốt

 Quyết toán tài chính hàng năm, quyết toán công trình

 Ký kết các hợp đồng kinh tế

Trong trường hợp có ý kiến khác nhau giữa Tổng giám đốc vàphó tổng giám đốc thứ nhất thì ý kiến của Tổng giám đốc là quyếtđịnh nhưng phó Tổng giám đốc thứ nhất có quyền bảo lưu ý kiến củamình để đưa ra hội đồng quản trị xem xét, quyết định tại phiên hợpgần nhất

b 100% vốn đầu tư nước ngoài:

Là hình thức đầu tư trong đó doanh nghiệp thuộc sở hữu củanhà đầu tư nước ngoài, do nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại ViệtNam, tự quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh

* Cơ chế quản lý của doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư ngước ngoài:

Trang 16

- Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài thuộc quyền sở hữu củachủ đầu tư nước ngoài do đó họ tự quyết định việc tổ chức bộ máyquản lý điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp 100% vốn đầu

tư nước ngoài là Tổng giám đốc trừ trường hợp điều lệ doanh nghiệp

có quy định khác

- Chủ doanh nghiệp nếu không có điều kiện thường trú tại ViệtNam phải có giấy uỷ quyền hợp pháp cho người đại diện có thẩmquyèen thường trú tại Việt Nam Người đại diện đó phải đăng ký tại cơquan có thẩm quyền cấp giấy phép đầu tư

c Đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC)

Hợp đồng hợp tác kinh doanh là hình thức đầu tư được ký giữacác nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phânchia sản phẩm mà không thành lập pháp nhân

Hình thức đầu tư này có ưu điểm là giúp giải quyết tình trạngthiếu vốn, công nghệ; tạo thị trường mới, bảo đảm được quyền điềuhành dự án của nước sở tại, thu lợi nhuận tương đối ổn định Tuynhiên, nó có nhược điểm là nước sở tại không tiếp nhận được kinhnghiệm quản lý; công nghệ thường lạc hậu; chỉ thực hiện được đối vớimột số ít lĩnh vực dễ sinh lời như thăm dò dầu khí

Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh không thành lập phápnhân riêng và mọi hoạt động BCC phải dựa vào pháp nhân của nước

sở tại Do đó, về phía nhà đầu tư, họ rất khó kiểm soát hiệu quả cáchoạt động BCC Tuy nhiên, đây là hình thức đơn giản nhất, không đòihỏi thủ tục pháp lý rườm rà nên thường được lựa chọn trong giai đoạnđầu khi các nước đang phát triển bắt đầu có chính sách thu hút FDI.Khi các hình thức 100% vốn hoặc liên doanh phát triển, hình thứcBCC có xu hướng giảm mạnh

d Hình thức hợp đồng BOT, BTO, BT

Trang 17

BOT là hình thức đầu tư được thực hiện theo hợp đồng ký kếtgiữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư nước ngoài đểxây dựng, kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng trong một thời giannhất định; hết thời hạn, nhà đầu tư chuyển giao không bồi hoàn côngtrình đó cho Nhà nước Việt Nam

BTO và BT là các hình thức phái sinh của BOT, theo đó quy trìnhđầu tư, khai thác, chuyển giao được đảo lộn trật tự

Hình thức BOT, BTO, BT có các đặc điểm cơ bản: một bên ký kếtphải là Nhà nước; lĩnh vực đầu tư là các công trình kết cấu hạ tầngnhư đường sá, cầu, cảng, sân bay, bệnh viện, nhà máy sản xuất,điện, nước ; bắt buộc đến thời hạn phải chuyển giao không bồi hoàncho Nhà nước

Ưu điểm của hình thức này là thu hút vốn đầu tư vào những dự

án kết cấu hạ tầng, đòi hỏi lượng vốn lớn, thu hồi vốn trong thời giandài, làm giảm áp lực vốn cho ngân sách nhà nước Đồng thời, nước sởtại sau khi chuyển giao có được những công trình hoàn chỉnh, tạođiều kiện phát huy các nguồn lực khác để phát triển kinh tế Tuynhiên, hình thức BOT có nhược điểm là độ rủi ro cao, đặc biệt là rủi rochính sách; nước chủ nhà khó tiếp nhận kinh nghiệm quản lý, côngnghệ

e Đầu tư mua cổ phần hoặc sáp nhập, mua lại doanh nghiệp

Đây là hình thức thể hiện kênh đầu tư Cross - border M & As đãnêu ở trên Khi thị trường chứng khoán phát triển, các kênh đầu tưgián tiếp (FPI) được khai thông, nhà đầu tư nước ngoài được phépmua cổ phần, mua lại các doanh nghiệp ở nước sở tại, nhiều nhà đầu

tư rất ưa thích hình thức đầu tư này

Ở đây, về mặt khái niệm, có vấn đề ranh giới tỷ lệ cổ phần mànhà đầu tư nước ngoài mua - ranh giới giúp phân định FDI với FPI Khinhà đầu tư nước ngoài tham gia mua cổ phiếu, trái phiếu trên thị

Trang 18

trường chứng khoán nước sở tại, họ tạo nên kênh đầu tư gián tiếpnước ngoài (FPI) Tuy nhiên, khi tỷ lệ sở hữu cổ phiếu vượt quá giớihạn nào đó cho phép họ có quyền tham gia quản lý doanh nghiệp thì

họ trở thành nhà đầu tư FDI Luật pháp Hoa Kỳ và nhiều nước pháttriển quy định tỷ lệ ranh giới này là 10% Đối với Việt Nam trong giaiđoạn hiện nay, tỷ lệ này được quy định là 30%

Hình thức mua cổ phần hoặc mua lại toàn bộ doanh nghiệp có

ưu điểm cơ bản là để thu hút vốn và có thể thu hút vốn nhanh, giúpphục hồi hoạt động của những doanh nghiệp bên bờ vực phá sản.Nhược điểm cơ bản là dễ gây tác động đến sự ổn định của thị trườngtài chính Về phía nhà đầu tư, đây là hình thức giúp họ đa dạng hoáhoạt động đầu tư tài chính, san sẻ rủi ro nhưng cũng là hình thức đòihỏi thủ tục pháp lý rắc rối hơn và thường bị ràng buộc, hạn chế từphía nước chủ nhà

PHẦN 2: NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH TẠI CÔNG TY TNHH LIÊN

DOANH XÂY DỰNG FICO – COREA

1 Quá trình hình thành và phát triển công ty

Nhằm đáp ứng nhu cầu và nâng cao sức cạnh tranh của sảnphẩm ( cầu trục và các thiết bị nâng hạ) trên thị trường trong nước vàquốc tế Tập đoàn June – Plus (đối tác hàn Quốc) đã liên doanh vớiTổng Công ty xây dựng số 1 – Fico (đối tác Việt Nam) để hình thànhlên Công ty TNHH liên doanh xây dựng Fico –Corea (FCC) FCC đượcthành lập vào năm 2007 Với mục đích trở thành Công ty hàng đầu vềchất lượng trong lĩnh vực kết cấu thép và thiết bị nâng hạ, và nhậnđược sự hỗ trợ về kỹ thuật của các hãng thiết bị hàng đầu thế giới,cùng với chương trình đào tạo - nghiên cứu - phát triển liên tục củađội ngũ cán bộ công nhân năng động, sáng tạo, từng bước FCC đã trởthành Công ty có nhãn hiệu hàng đầu trong lĩnh vực kết cấu và thiết

bị nâng hạ

Trang 19

Công ty cung cấp các sản phẩm và dịch vụ khác nhau từ thiết

kế chi tiết đến gia công kết cấu thép thông dụng và kết cấu thép đặcbiệt, làm sạch bề mặt và sơn phủ theo quy trình quốc tế hoặc mạnhúng kẽm, đóng gói và vận chuyển Quản lý chất lượng của công tyhoạt động trên cơ sở tiêu chuẩn ISO 9002

Để nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường Việt Nambằng sản phẩm có chất lượng tốt nhất và giá cả cạnh tranh nhất,Công ty đã kết hợp sức mạnh của công nhân lành nghề, cán bộ côngnhân kỹ thuật trong nước với kinh nghiệm và tính chuyên nghiệp củachuyên gia Hàn Quốc để tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt nhất vớigiá cả cạnh tranh nhất

Các đối tác trong liên doanh: Tập đoàn June - Plus (đối tác HànQuốc) với lượng vốn góp chiếm 90% và Công ty xây dựng số 1 ( đốitác Việt Nam) với lượng vốn góp chiếm 10% Chính sự liên kết quốc tếnày đã đem lại nguồn nhân lực, ý tưởng, kiến thức, thông tin cũngnhư sự hỗ trợ kỹ thuật để không ngừng nâng cao chất lượng sảnphẩm và dịch vụ cho khách hàng trong và ngoài nước

Cùng với những thiết bị hiện đại phục vụ cho chế tạo kết cấu,Công ty đã từng bước áp dụng công nghệ mới nhất trong ngành thiết

bị nâng hạ vào các sản phẩm của mình, đồng thời tối ưu các sảnphẩm hiện có nhằm đáp ứng tối đa các yêu cầu của khách hàng.Công ty hiện đang cung cấp các giải pháp về kết cấu và thiết bị nâng

hạ cho các ngành:

Công nghiệp thép: Hệ thống cầu trục, cổng trục và các thiết bịnâng đặc biệt, kết cấu cho các nhà máy cán phôi và thành phẩm choxây dựng, các nhà máy mạ thép

Công nghiệp đóng tầu: Hệ thống cầu trục, cổng trục và thiết bịnâng hạ cho các nhà máy đóng tầu

Trang 20

Công nghiệp xây dựng: Các hệ thống đúc bê tông ly tâm và đúcrung, kết cấu cho trạm trộn bê tông, nhà thép công nghiệp, hệ thốngthiết bị nâng hạ.

Khai khoáng và vận tải: Các hệ thống băng tải, gầu xúc, hệthống nâng và phân loại bằng tính từ

Công ty mới đi vào hoạt động từ năm 2007 nên tình hình sảnxuất còn sơ khai, quy mô hạn hẹp, cơ cấu tổ chức bộ máy còn nhiềuhạn chế, chưa hoàn thiện Do tình hình sản xuất và thị trường tiêu thụsản phẩm của công ty nên trụ sở giao dịch của công ty chuyển đếnTây Mỗ - Từ Liêm- Hà Nội với nhà xưởng kết cấu 2400 m2, nhà xưởng

cơ khí 800 m2, nhà xưởng sơn và phụ trợ 500 m2 Nhưng với mụcđích không ngừng nâng cao về uy tín và mở rộng thị trường tiêu thụsản phẩm, Công ty đã từng bước hình thành các phòng ban, các bộphận sản xuất, các bộ phận lãnh đạo và đang hướng tới hoàn thiện

bộ máy quản lý của công ty

Hiện nay các sản phẩm chính của công ty là:

Thiết bị nâng hạ gồm: cầu trục dầm đơn, cầu trục dầm đôi, cổngtrục, cẩu quay, thiết bị đặc biệt, cẩu tự hành, cẩu tháp, thiết bị nângđặc biệt

Kết cấu thép gồm: Nhà tiền chế với khẩu độ lớn nhất là 70 m,dùng làm kho, xưởng sản xuất, xưởng sửa chữa, hangar với đầy đủ

hệ thống thông gió, cầu trục, hệ thống treo cáp, cửa cuốn tự động ;Kết cấu thép gồm kết cấu thép từ hạng nhẹ đến hạng nặng theo yêucầu của khách hàng, áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế về làm sạch(sơn phủ bề mặt, mạ kẽm nóng, sơn tĩnh điện ) các kết cấu đặc biệtdùng cho nhà máy điện, các nhà máy thép, các nhà máy xi măng,Các hệ thống dây truyền sản xuất ống bê tông li tâm, hệ thống đườngống cho các nhà máy xử lý nước, các trạm bơm, các hệ thống băng

Trang 21

tải và phễu, các hệ thống bình, bồn chứa thép thường và thép khônggỉ.

1.1 Về nguồn nhân lực.

Hiện nay tổng số lao động của Công ty là 84 người với 25 laođộng gián tiếp ( nhân viên văn phòng) và 59 lao động trực tiếp dướicác xưởng của nhà máy (nhân viên sản xuất) Để thấy rõ tình hìnhbiến động về nguồn nhân lực của Công ty qua các năm ta có bảng sốliệu sau:

Bảng 3: Nguồn nhân lực của công ty

Qua bảng số liệu trên ta thấy nguồn lao động của công ty quacác năm biến đổi không nhiều, mỗi năm chỉ tăng vài lao động và chủyếu là tăng lực lượng lao động sản xuất

Nguồn lao động của công ty có trình độ và chuyên môn cao, vớiđội ngũ lao động năng động, sáng tạo trong công việc

Trình độ của lực lượng lao động gián tiếp tương đối cao, với100% có trình độ đại học và trên đại học gồm:

+ Một tiến sĩ máy xây dựng + Một tiến sĩ kết cấu + Một thạc sĩđiện và điều khiển + Ba kỹ sư xây dựng và máy xây dựng + Bốn kỹ

sư cơ khí + Hai kỹ sư công nghệ hàn

+ Hai kỹ sư độnglực và tám cử nhân các ngành kinh tế tàichính, ngân

hàng

Trình độ của đội ngũ lao động trực tiếp với:

Đơn vị tính: NgườiNhân viên Năm2011 Năm2012 Năm2013 Năm2014 Năm2015

Ngày đăng: 21/05/2018, 16:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w