0
Tải bản đầy đủ (.docx) (73 trang)

Một số chỉ tiêu đánh giá năng lực huy động vốn

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRỌNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA SHB QUẢNG NINH (Trang 49 -49 )

Bảng 2.8. Một số tiêu chí phục vụ việc đánh giá năng lực huy động vốn

ĐVT: Tỷ VNĐ

Chỉ tiêu SHB QN VCB QN Vietinbank QN BIDV QN Tổng nguồn vốn 8.848 28.892 35.507 27.746 Vốn huy động 8.619 27.285 32.725 27.231 Vốn tự có 229 1.095 1.397 636 Dư nợ 8.356 29.959 50.248 37.239 Bảng 2.9. Một số hệ số trong huy động vốn ĐVT: Lần

Chỉ tiêu SHB QN VCB QN VietinbankQN BIDV QN

Vốn huy động/ Vốn tự có 37,64 24.92 23.43 42.79 Vốn huy động/ Tổng nguồn vốn 0,97 0.94 0.92 0.98 Vốn huy động/ Tổng dư nợ 1,03 0.91 0.65 0.73

50

Hệ số “Vốn huy động/ Vốn tự có” là: 37,64. Hệ số này phản ánh khả năng huy động vốn của Ngân hàng so với vốn tự có. Hệ số này lớn chứng tỏ khả năng huy động vốn của SHB Quảng Ninh là khá tốt, tuy nhiên sự chênh lệch quá lớn đồng nghĩa với việc chi phí huy động vốn lớn, nguồn thu của Ngân hàng giảm đi, cùng với đó là sự chủ động trong nguồn vốn không còn được duy trì, nguồn vốn phụ thuộc vào huy động, nhưng đây cũng là đặc điểm của NHTM ngày nay, những rủi ro từ sự chênh lệch nguồn vốn huy động/ Vốn tự có luôn được các ngân hàng quản lý rất chặt chẽ, cùng với đó là sự quản lý của Ngân hàng Nhà nước luôn đảm bảo thanh khoản cho các ngân hàng khi gặp sự cố.

Hệ số “Vốn huy động/ Tổng nguồn vốn” là: 0,97. Chỉ tiêu này đánh giá tỷ lệ vốn huy động được so với tổng nguồn vốn, cho thấy trong tổng nguồn vốn hoạt động của ngân hàng có bao nhiêu vốn hình thành từ huy động. Con số 0,97 cho thấy nguồn vốn sử dụng của SHB Quảng Ninh chủ yếu từ vốn huy động, nguồn vốn phụ thuộc vào vốn huy động, tuy nhiên cũng giống như hệ số “Vốn huy động/ Vốn tự có”, đây là đặc điểm của NHTM ngày nay, sự chênh lệch dù lớn nhưng vẫn đảm bảo sự hoạt động ổn định của Ngân hàng.

Hệ số “Vốn huy động/ Tổng dư nợ” là: 1,03. Chỉ tiêu này đánh giá khả năng huy động vốn của các chi nhánh để phục vụ cho vay, đánh giá ngân hàng có sử dụng hiệu quả vốn huy động để cho vay hay không . Con số 1,03 chỉ ra rằng vốn huy động lớn hơn tổng dư nợ cho thấy sự dư thừa về nguồn vốn huy động. Trong khi vẫn phải bỏ chi phí để duy trì nguồn vốn này mà nó lại không được dùng hết để cho vay sinh lời, điều này làm giảm lợi nhuận của ngân hàng, nói đơn giản là ngân hàng “mua vốn nhưng không bán được hết vốn”. Tuy nhiên, sự chênh lệch này là nhỏ, việc duy trì một lượng vốn thừa cũng đảm bảo khi có khách hàng vay vốn sẽ được đáp ứng tức thời, đồng thời chi phí bù đắp bỏ ra cũng nhỏ so với lượi nhuận từ việc cho vay. Nói cách khác, sự chênh lệch nhỏ này thể hiện ngân hàng sử dụng vốn huy động rất hiệu quả và đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn của thị trường, huy động vốn thừa nhưng cần thiết.

So sánh các chỉ số với các Ngân hàng lớn trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, có thể thấy các hệ số của SHB Quảng Ninh có sự tương đồng, tuy nhiên hệ số “Vốn huy động/ Tổng dư nợ” của các Ngân hàng lớn khác lại thấp hơn SHB, do các ngân hàng trên rất mạnh trong công tác tín dụng, cộng với việc nguồn vốn tự có lớn hơn

51

SHB rất nhiều khiến hệ số này thấp nhưng vẫn đảm bảo cân bằng giữa huy động và cho vay.

Có thể thấy rằng thị phần vốn huy động của các Ngân hàng có vốn nhà Nước vẫn rất lớn, do đây là những ngân hàng có uy tín và hoạt động lâu năm trên địa bàn, quy mô tổ chức rất lớn cùng với bộ máy hoạt động vào guồng trơn tru từ nhiều năm. Vậy nên SHB Quảng Ninh gặp phải sự cạnh tranh rất lớn, rất khó có thể giành lại thị phần từ các ngân hàng này, đòi hỏi phải có chiến lược về dài hạn. Bên cạnh đó là sự cạnh tranh của các ngân hàng KCVNN, trên địa bàn Quảng Ninh hiện tại có rất nhiều Ngân hàng thuộc loại này, có thể kể đến một số Ngân hàng lớn như: Ngân hàng TMCP Quân Đội, Ngân hàng TMCP Á Châu, Ngân hàng TMCP Sài Gòn thương tín…Đây đều là những ngân hàng hoạt động khá lâu trên địa bàn, giành được thị phần không hề nhỏ. Các ngân hàng KCVNN có sức trẻ và sự năng động cùng với các chiếc lược cạnh tranh rất hiện đại, tuy nhiên so về thị phần của riêng từng ngân hàng này thì SHB Quảng Ninh vẫn nằm trong top các NHTM KCVNN.

Như vậy, so với các Ngân hàng CVNN trên địa bàn, SHB Quảng Ninh không có ưu thế trong việc nắm giữ thị phần thị trường tiền. Mặc dù vậy, SHB không bị giới hạn về loại tiền gửi, hình thức huy động vốn và số lượng tiền gửi nhận, đặc biệt ngân hàng còn có ưu thế rất lớn trong việc huy động vốn từ tiền gửi thanh toán trả lương qua thẻ ATM cho cán bộ công nhân viên ngành than nên hàng năm ngân hàng vẫn có sự tăng trưởng về nguồn vốn huy động.

Tuy nhiên, trước mắt SHB Quảng Ninh cũng gặp khó khăn trong việc duy trì thị phần, vì hiện nay, tâm lý của đa số người dân Việt Nam là vẫn tin tưởng ngân hàng có vốn Nhà nước hơn các ngân hàng khác, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng huy động vốn của ngân hàng.

Ngoài ra, trong tương lai gần, hệ thống SHB Quảng Ninh nói chung và hệ thống các Ngân hàng TMCP không có vốn Nhà nước sẽ gặp khó khăn khi đối mặt với các Ngân hàng có vốn Nhà nước, vì:

- Thứ nhất, vốn tự có của SHB Quảng Ninh mặc dù là khá cao so với các NHTM KCVNN khác nhưng còn thấp so với các NHTM CVNN. Mặt khác, khả

52

năng sinh lời của ngân hàng chưa thật sự hiệu quả và phù hợp với một ngân hàng hiện đại sẽ hạn chế nguồn tài chính đầu tư mở rộng chi nhánh. Nhất là để đáp ứng yêu cầu hội nhập, việc phát triển hệ thống giao dịch ngân hàng cần phải gắn với đổi mới công nghệ và đầu tư trang bị máy móc, công nghệ hiện đại có suất đầu tư cao.

- Thứ hai, dịch vụ huy động của SHB Quảng Ninh nói chung là dịch vụ truyền thống, việc nâng cao tiện ích dịch vụ chưa được nhà cung cấp quan tâm tập trung đúng mức. Trong khi yêu cầu của khách hàng gửi tiền ngày một cao đòi hỏi các nhà cung cấp dịch vụ phải đưa ra các loại dịch vụ gửi tiền hấp dẫn và tiện ích cao.

- Thứ ba, để cạnh tranh được với các Ngân hàng CVNN, SHB Quảng Ninh chủ yếu cạnh tranh thông qua lãi suất. Điều này làm giảm tỷ lệ sinh lời của ngân hàng, tuy nhiên vẫn không lôi kéo được nhiều khách hàng của các Ngân hàng này.

- Thứ tư, công cụ huy động vốn của SHB Quảng Ninh còn ít, đơn điệu, không có công cụ nào thật sự hấp dẫn hơn so với các NHTM khác, do đó chưa thu hút được các khách hàng gửi tiền tiềm năng.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRỌNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA SHB QUẢNG NINH (Trang 49 -49 )

×