Tình hình sử dụng vốn

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh trọng hoạt động huy động vốn của SHB quảng ninh (Trang 39)

Về tổng dư nợ:

Biểu đồ: 2.1. Tổng dư nợ của SHB Quảng Ninh

Đến thời điểm 31/12/2014 tổng dư nợ tại SHB Quảng Ninh là 7.829,41 tỷ đồng, tăng 344,41 tỷ đồng so với năm 2013 (4,6%). Dư nợ năm 2013 đạt 7.485 tỷ đồng, tăng 730 tỷ đồng so với năm 2012 (10,8%). Có thể thấy tổng dư nợ có mức tăng trưởng rất lớn trong những năm gần đây, tuy nhiên đang có xu hướng tăng chậm hơn.

Về cơ cấu tín dụng:

− Cơ cấu tín dụng theo khách hàng

Bảng 2.1 Cơ cấu dư nợ theo khách hàng

ĐVT: Tỷ VNĐ

40

Tổng dư nợ 6.755 7.485 7.829,41

- KHCN 1.141 900 1.065,2

- TCKT 6.389,9 6.585 6.764,21

Biểu đồ: 2.2.Tỷ lệ cơ cấu dư nợ theo khách hàng

Dư nợ tín dụng chủ yếu là của các TCKT, cơ cấu dư nợ có sự chênh lệch rất lớn và được duy trì trong nhiều năm liền. Do SHB Quảng Ninh có các KH truyền thống từ tập đoàn than khoáng sản Việt Nam (TKV) và Tổng công ty Đông Bắc (Vinacomin). Đây là 2 tập đoàn lớn hoạt động trong lĩnh vực khai thác khoáng sản, đặc biệt là than ở Quảng Ninh. Điều này cho thấy sự phụ thuộc quá nhiều vào các TCKT, cụ thể là các Doanh nghiệp than. Tuy nhiên các doanh nghiệp ngành than luôn hoạt động ổn định khiến cho sự phụ thuộc này không tiềm ẩn quá nhiều rủi ro cho ngân hàng. SHB Quảng Ninh vẫn đang dần mở rộng thị trường khách hàng để đa dạng hóa khách hàng, giảm sự phụ thuộc này, nhưng việc này yêu cầu thời gian rất dài.

− Cơ cấu tín dụng theo kỳ hạn:

Bảng 2.2. Cơ cấu dư nợ theo kì hạn

ĐVT: Tỷ VNĐ

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Tổng dư nợ 6.755 7.485 7.829,41

- Ngắn hạn 1.838,2 1.585 2.073,2

- Trung-dài hạn 5.692,7 5.900 5.756,21

41

Qua bảng và biểu đồ trên có thể thấy cơ cấu dư nợ theo kì hạn cũng duy trì ổn định khi tổng dư nợ của các món vay ngắn hạn thấp hơn nhiều so với dư nợ trung - dài hạn. Điều này cho thấy lợi nhuận lâu dài từ cho vay, tuy nhiên nó cũng kéo theo rủi ro lớn hơn về phía SHB Quảng Ninh. Các rủi ro liên quan đến việc trả nợ của các món vay trung - dài hạn luôn cao hơn so với các món vay ngắn hạn, gây phát sinh chi phí cho việc trích lập dự phòng và xử lý nợ, làm giảm một phần lợi nhuận của Ngân hàng.

Về cho vay KHCN: Trong năm 2014 số lượng khách hàng trả nợ trước hạn

lớn nên mặc dù doanh số cho vay KHCN toàn chi nhánh đạt 1.034,8 tỷ đồng nhưng doanh số thu nợ cũng khá cao (870,3 tỷ đồng) nên dư cuối kỳ của chi nhánh chỉ đạt 76% kế hoạch năm.

Về cho vay KHDN: Trong bối cánh khó khăn chung của nền kinh tế và tập

đoàn TKV nói riêng, tập đoàn TKV với chủ trương thắt chặt đầu tư xây dựng cơ bản, chỉ tập trung đầu tư dự án phục vụ trực tiếp sản xuất kinh doanh còn những dự án phụ trợ không phục vụ sản xuất sẽ dừng hoặc không thực hiện nên nhu cầu vay vốn của các khách hàng thuộc tập đoàn TKV giảm sút so với các năm trước. Mặt khác, trong năm 2014, 2 lần Tập đoàn TKV đã sử dụng nguồn trái phiếu huy động được để trả nợ trước hạn tại các TCTD với số tiền lên tới 6.300 tỷ, trong đó có Chi nhánh SHB Quảng Ninh (khoảng 480 tỷ đồng) dẫn đến dư nợ KHDN tại chi nhánh giảm mạnh.

Về tăng trưởng khách hàng vay vốn: Đến thời điểm 31/12/2014 toàn chi

nhánh lũy kế đạt 9.201 khách hàng vay vốn, trong đó: 8.995 KH cá nhân, tăng thêm 1.408 khách hàng (đạt 105% kế hoạch năm) và 206 KH doanh nghiệp, tăng thêm là 37 khách hàng (đạt 94% so với kế hoạch năm).

Về thị phần hoạt động: Dư nợ tín dụng chi nhánh trên địa bàn tỉnh Quảng

42

Bảng 2.3. Thị phần dư nợ trên địa bàn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ĐVT: %

Stt Tên đơn vị 31/12/2012 31/12/2013 31/12/2014

1 Tại chi nhánh + PGD Cẩm Tây 4,8 9,4 9,59

2 PGD Hạ Long, PGD Hồng Hải, PGD Bãi

Cháy 2 0,85 1,07

3 PGD Cửa Ông 0,13 0,16 0,15

4 PGD Uông Bí 4 0,89 0,77

5 PGD Móng Cái 2 0,45 0,16

Toàn chi nhánh 12,93 11,75 11,74

Biểu đồ: 2.4 Tỷ lệ thị phần dư nợ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

Nhìn chung, dư nợ có xu hướng tập trung vào Chi nhánh do tổng dư nợ rất lớn tập trung chủ yếu vào khối khách hàng doanh nghiệp tại chi nhánh quản lý, đặc biệt là các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam và Tổng công ty Đông Bắc. Thị phần dư nợ tại các phòng giao dịch liên tục giảm do dư nợ chủ yếu là từ KHCN nên gặp phải sự cạnh tranh rất mạnh mẽ từ nhiều ngân hàng trên địa bàn.

Về chất lượng tín dụng: Tổng dư nợ quá hạn toàn chi nhánh đến thời điểm

31/12/2014 là 38,34 tỷ đồng, chiếm 0,5% tổng dư nợ và tổng nợ xấu toàn chi nhánh đến thời điểm 31/12/2014 là 17,55 tỷ đồng, giảm so với thời điểm 31/12/2013 là 94,5 tỷ đồng chiếm 0,22% tổng dư nợ và đảm bảo tỷ lệ theo kế hoạch giao.

Về dịch vụ bảo lãnh: doanh số bảo lãnh đến thời điểm 31/12/2014 đạt 668,06

tỷ đồng đã vượt kế hoạch đề ra. Thu phí dịch vụ bảo lãnh đạt 2,1 tỷ đồng.

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh trọng hoạt động huy động vốn của SHB quảng ninh (Trang 39)