Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh trong hoạt động huy động vốn của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội chi nhánh Quảng Ninh

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh trọng hoạt động huy động vốn của SHB quảng ninh (Trang 55)

Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội chi nhánh Quảng Ninh

2.3.1. Điểm mạnh

Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội hợp tác chiến lược toàn diện với Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam và được sự ủng hộ rất lớn từ các đơn vị thuộc tập đoàn: mở tài khoản và giao dịch thường xuyên tại SHB với lưu lượng tiền gửi khá lớn và có số dư bình quân khá cao, đã góp phần vào hiệu quả chung của chi nhánh.

Lãi suất của SHB khá cạnh tranh so với các ngân hàng khác trên địa bàn nên cũng thu hút được nguồn tiền gửi của dân cư.

Các sản phẩm tiết kiệm của SHB đa dạng và linh hoạt nên cũng nâng cao được sự quan tâm từ phía khách hàng. Các dịch vụ cũng như các điều kiện về chăm sóc khách hàng có sự cạnh tranh hơn so với các ngân hàng bạn trên địa bàn.

SHB Quảng Ninh có địa bàn hoạt động rộng trải dài từ Mạo Khê đến Móng Cái và thường đặt tại các vị trí phù hợp và thuận lợi nên đã thu hút được lượng nguồn tiền nhàn rỗi của dân cư trên khắp địa bàn Quảng Ninh và các doanh nghiệp lớn.

SHB luôn có các chương trình khuyến mãi, các sản phẩm tiết kiệm hấp dẫn nên cũng nâng cao được sự quan tâm từ phía khách hàng. Các dịch vụ cũng như các điều kiện về chăm sóc khách hàng có sự cạnh tranh hơn so với các ngân hàng bạn trên địa bàn

56

Bên cạnh đó, toàn thể cán bộ nhân viên trong chi nhánh đều tích cực tham gia bán chéo sản phẩm dịch vụ, do đó cũng đã góp phần làm tăng nguồn tiết kiệm từ dân cư cho toàn chi nhánh

2.3.2. Điểm yếu

Lượng tiền gửi KKH của các tổ chức kinh tế trong tập đoàn than Khoáng sản bình quân khá cao, tuy nhiên vào thời điểm cuối tháng và nhất là cuối quý thường giảm nhiều do thanh toán công nợ cho các đối tác và thanh toán lương cho CBCNV. Điều này làm ảnh hưởng đến số dư cuối kỳ. Đồng thời cho thấy sự phụ thuộc khá lớn vào các tập đoàn than.

Năm 2014, lãi suất tiền gửi liên tục giảm ảnh hưởng đến việc thu hút khách hàng tiền gửi

Áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các Ngân hàng, các Ngân hàng tiếp thị và lôi kéo khách hàng của nhau

Hệ thống mạng lưới giao dịch vẫn chưa đáp ứng được hết nhu cầu của khách hàng, tình trạng thiếu nhân sự tại một số điểm giao dịch vẫn còn.

Chưa có nhiều sản phẩm cạnh tranh cụ thể, sản phẩm cạnh tranh không có sự khác biệt và hấp dẫn.

Hình ảnh của SHB vẫn chưa đủ rộng khắp đến mọi đối tượng khách hàng, uy tín của SHB chưa thể sánh bằng các Ngân hàng CVNN.

Nguyên nhân

Do tình hình nền kinh tế cả nước nói chung, nền kinh tế trên địa bàn Quảng Ninh nói riêng có nhiều biến động đã ảnh hưởng trực tiếp đến lượng tiền tiết kiệm trong dân cư cũng như dòng tiền về của các doanh nghiệp.

SHB Quảng Ninh có nguồn khách hàng rất lớn từ các tập đoàn than (TKV và Vinacomin), điều này làm SHB Quảng Ninh phụ thuộc khá nhiều vào 2 tập đoàn này. Tuy nhiên để mở rộng đối tượng khách hàng đòi hỏi phải bổ sung được đội ngũ CBNV và hệ thống điểm giao dịch nhiều hơn nữa, điều này tiêu tốn rất nhiều vốn và công sức, về lâu dài sẽ được SHB Quảng Ninh dần khắc phục

57

SHB Quảng Ninh chưa có bộ phận nghiên cứu sản phẩm riêng biệt, các sản phẩm cạnh tranh vẫn do bộ phận nghiên cứu thị trường của HO đưa ra nên không sát với tình hình địa bàn cũng như kịp thời để cạnh tranh.

SHB là NHTM cố phần không có vốn Nhà nước, hình ảnh thương hiệu và uy tín chưa thể sánh bằng các Ngân hàng có vốn nhà Nước trên địa bàn, điều này chỉ có thể khắc phục dần qua thời gian cùng với sự phát triển mạnh mẽ từ SHB.

58

CHƯƠNG 3.

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh trọng hoạt động huy động vốn của SHB quảng ninh (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(73 trang)
w