Luận văn, khóa luận, chuyên đề, tiểu luận, quản trị, khách sạn, du lịch, khách hàng, quảng bá, marketing
Trang 1PHẦN MỞ ĐẦU
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Ngày nay, Du lịch lễ hội đã trở thành một loại hình du lịch phát triểntrên thế giới Các quốc gia có ngành công nghiệp du lịch phát triển rất chútrọng đến việc tổ chức các Lễ hội nhằm mục đích thu hút khách Du lịch.Những Lễ hội nổi tiếng thế giới như: Festival de la Rochell, Lễ hội Cacnaval
ở Braxin, Lễ hội Hoa ở Đà Lạt đã thu hút hàng triệu khách đến với đất nướccủa họ Rõ ràng Lễ hội đang ngày càng thu hút mạnh mẽ khách du lịch
Việt Nam chúng ta, một đất nước ngàn năm văn hiến, với 54 dân tộcanh em, mỗi năm có khoảng 402 Lễ hội truyền thống mang nhiều sắc thái dântộc văn hoá khác nhau là tiềm năng to lớn để phát triển loại hình Du lịch Lễhội Văn kiện Đại hội IX của Đảng đã nhấn mạnh “ Phát triển Du lịch trởthành ngành kinh tế mũi nhọn, khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinhthái, truyền thống văn hoá lịch sử ” Quan điểm đó tiếp tục được phát triểntrong chương trình hành động quốc gia về Du lịch, đó là “ Du lịch văn hoágắn với Lễ hội ” được xem như là định hướng chiến lược phát triển Du lịchbền vững tại Việt Nam
Xét ở những góc độ khác nhau, mỗi Lễ hội đều có những nội dung đặcthù của nó và có những mục tiêu riêng Tuy nhiên, đứng trên quan điểm kinh
tế, chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng, dù trực tiếp hay gián tiếp, việc tổ chứccác Lễ hội bao giờ cũng hàm chứa mục tiêu kinh tế Điều này ngày càng đượcquan tâm nhiều hơn trong các kỳ Lễ hội của các địa phương trong cả nước
Đối với tỉnh Quảng Nam, với chủ trương xây dựng tỉnh Du lịch với hai
di sản văn hoá thế giới là Đô thị cổ Hội An và Thánh địa Mỹ Sơn đặc trưngriêng của Việt Nam Nhằm tạo cơ hội giao lưu văn hoá giữa các vùng miềntrong nước và giữa các nước trên thế giới, giới thiệu, quảng bá những tình hoa
Trang 2văn hoá Việt Nam Góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương, đặc biệt là kinh tế
Du lịch - một thế mạnh của Tỉnh Quảng Nam
2 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Tuy đã có nhiều đánh giá về Lễ hội Quảng Nam nhưng hầu hết đều ởphương diện tổng quát và chủ yếu mang tính mô tả, định tính Các đánh giáchủ yếu tập trung vào lĩnh vực văn hoá, xã hội, yếu tố tác động về kinh tế của
Lễ hội chưa được đặt lên đúng mức Cho đến nay, chưa có công trình nghiêncứu nào đánh giá một cách cụ thể sâu sắc và toàn diện về những tác động của
Lễ hội Quảng Nam đến sự phát triển kinh tế Du lịch của Tỉnh
Với những lý do trên, chúng tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài “Đánh giá tác động về kinh tế của Lễ hội Năm du lịch Quảng Nam đối với khách sạn, nhà hàng tại đô thị cổ Hội An” Với mong muốn sử dụng lý luận về tác
động kinh tế của ngành du lịch, kinh nghiệm nghiên cứu đánh giá tác độngkinh tế của Lễ hội tại một số nước có ngành công nghiệp Du lịch phát triển đểđánh giá tác động kinh tế của Lễ hội Năm Du lịch Quảng Nam 2006 đối vớikhách sạn, nhà hàng trên địa bàn Đô thị cổ Hội An một cách sâu sắc và toàndiện hơn
3 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
3.1 Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở lý luận về Du lịch, Lễ hội, những tác động về kinh tế của Dulịch, Lễ hội, các lý luận và thực tiễn việc đánh giá tác động kinh tế của Dulịch Lễ hội tại một số nước có ngành công nghiệp Du lịch phát triển, xây dựngcác chỉ tiêu đánh giá tác động của Lễ hội Năm Du lịch Quảng Nam Thôngqua khảo sát, điều tra, khách tham dự Lễ hội Năm Du lịch Quảng Nam 2006
và các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn, nhà hàng trên địa bàn Đô thị cổHội An, đánh giá tổng quát tác động trực tiếp của Lễ hội Năm Du lịch QuảngNam 2006 phát sinh bởi mức chi tiêu của khách tham dự Đi sâu đánh giá cácyếu tố tác động trực tiếp về kinh tế của Lễ hội Năm Du lịch Quảng Nam 2006đối với các cơ sở kinh doanh Khách sạn, nhà hàng tại Đô thị cổ Hội An
Trang 33.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận và thực tiễn của Du lịch, Du lịch
Lễ hội, những tác động ảnh hưởng của Du lịch nói chung và Du lịch Lễ hộinói riêng đến kinh tế của quốc gia, vùng, địa phương
- Giới thiệu phương pháp ước tính những tác động về kinh tế của Lễhội đối với khách sạn nhà hàng
- Thông qua số liệu điều tra, khảo sát của các kỳ Lễ hội đi sâu phân tíchcác yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu của khách tham dự Lễ hội Năm Du lịchQuảng Nam 2006, thông qua đó đánh giá tổng quát tác động của chi tiêukhách du lịch đến kinh tế Du lịch địa phương
- Đề xuất các giải pháp nhằm phát huy tác động tích cực về kinh tế của
Lễ hội Năm Du lịch Quảng Nam 2006
4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1 Về nội dung
Một đánh giá đầy đủ về tác động kinh tế của Lễ hội đồi hỏi phải đánhgiá các tác động trực tiếp, tác động gián tiếp và tác động trước mắt cũng nhưlâu dài Để thực hiện những việc này cần phải có các dữ liệu trong ngành Dulịch của vùng nghiên cứu ( Đô thị cổ Hội An ) Tuy nhiên, do hạn chế về thờigian nghiên cứu, đề tài chỉ dừng lại ở giai đoạn đánh giá tác động trực tiếpcủa lễ hội đến chi tiêu của khách nội địa tham dự Lễ hội Năm Du lịch QuảngNam 2006 đối với các Khách sạn, nhà hàng tại Đô thị cổ Hội An Đây lànhững thành phần kinh tế hưởng lợi trực tiếp từ Lễ hội Năm Du lịch QuảngNam 2006
Trang 4CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH, TÁC ĐỘNG
KINH TẾ CỦA LỄ HỘI
1.1 NHỮNG KHÁI NIỆM VỀ DU LỊCH - CÁC LOẠI HÌNH DU LỊCH
để đi đến thống nhất một số khái niệm cơ bản, trong đó khái niệm du lịch và
du khách là một câu hỏi cần thiết
Có rất nhiều tác giả đưa ra định nghĩa du lịch, tuỳ thuộc vào thời gian,khu vực, dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau mà mỗi tác giả đưa ra mộtcách hiểu về du lịch khác nhau
Trong số những học giả đã định nghĩa ngắn gọn nhất phải kể đến
Ausher và Nguyễn Khắc Viện Theo Ausher thì Du lịch là nghệ thuật đi chơi của các cá nhân Còn viện sĩ Nguyễn Khắc Viện lại quan niệm rằng Du lịch
là sự mở rộng không gian văn hoá của con người
Tuy nhiên, dưới con mắt của Guer Freuler Du lịch là một hiện tượngcủa thời đại chúng ta, dựa trên sự tăng trưởng về nhu cầu khôi phục sức khoẻ
và sự thay đổi của môi trường xung quanh, dựa vào sự phát sinh, phát triểntình cảm đối với vẻ đẹp của thiên nhiên
Năm 1963, với mục đích quốc tế hoá, tại Hội nghị Liên hợp quốc về du
lịch tại Roma (Ý), các chuyên gia đã đưa ra định nghĩa du lịch như sau: “Du
Trang 5lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của các cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ với mục đích hoà bình Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi họ làm việc”[18,12].
Trong quá trình hoạt động du lịch, thực tế chỉ ra rằng, ngoài tiếp cậnmôi trường, phải có tiếp cận cộng đồng mới đảm bảo cho cuộc sống phát triểnlâu dài Dựa trên cách tiếp cận này Coltman đã định nghĩa Du lịch là quan hệtương hộ do sự tương tác của bốn nhóm du khách, cơ quan cung ứng du lịch,chính quyền và dân cư tại nơi đến du lịch tạo nên
Cùng với quan điểm trên, nhóm tác giả Hoa Kỳ Rober W McIntosn,
Charles R Goeldner, J R Brent Ritchie định nghĩa như sau “Du lịch là tổng các hiện tượng và mối quan hệ nảy sinh từ tác động qua lại giữa du khách, nhà cung ứng, chính quyền và cộng đồng chủ nhà trong quá trình thu hút và đón tiếp du khách" [30, 5].
Đứng trên quan điểm nay, các chủ thể tác động qua lại lẫn nhau trongmỗi quan hệ của họ đối với hoạt động du lịch Các thành phần tham gia vàohoạt động du lịch đó bao gồm:[30, 5]
- Thành phần thứ nhất là Khách du lịch: đây là những người tìm
kiếm kinh nghiệm và sự thoả mãn vật chất hoặc tinh thần vì được hưởng mộtkhoảng thời gian thú vị, đáp ứng các nhu cầu giải trí, nghỉ ngơi, thămviếng của họ Du khách sẽ xác định điểm đến và được lựa chọn các hoạtđộng tham gia, thưởng thức
- Thành phần thứ hai là các Đơn vị kinh doanh du lịch hay là các
doanh nghiệp cung ứng hàng hoá, dịch vụ cho khách du lịch: Các nhà kinhdoanh xem du lịch là cơ hội để kiếm lợi nhuận thông qua việc cung cấp cáchàng hoá và dịch vụ nhằm đáp ứng cho nhu cầu của khách
Trang 6- Thành phần thứ ba là chính quyền sở tại: Những người lãnh đạo
chính quyền địa phương nhìn nhận du lịch là một nhân tố thuận lợi đối vớinền kinh tế trong lãnh thổ của mình Là một yếu tố có tác động tốt cho nềnkinh tế thông quan triển vọng về số công việc mà du lịch tạo ra, thu nhập mà
cư dân của mình có thể kiếm được, khối lượng ngoại tệ mà khách du lịchquốc tế mang vào cũng như những khoản thuế nhận được từ hoạt động kinhdoanh du lịch và khách du lịch
- Thành phần thứ tư là cộng đồng dân cư địa phương: Dân cư địa
phương xem Du lịch là một cơ hội để tìm việc làm, tạo thu nhập và giao lưuvăn hoá nhưng đồng thời họ cũng là nhân tố hấp dẫn khách du lịch bởi lònghiếu khách và trình độ văn hoá của họ Một điều quan trọng cần nhận thấy làhiệu quả của sự giao lưu giữa số lượng lớn khách quốc tế và dân cư đạiphương, hiệu quả này diễn ra trên hai hướng vừa có lợi lại vừa có hại
Đối với Việt Nam, Du lịch là một lĩnh vực khá mới mẻ nhưng các nhànghiên cứu của Việt Nam cũng đưa ra nhiều quan điểm, khái niệm xét trênnhiều góc độ khác nhau về du lịch
Theo từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam (xuất bản năm 1996) thì Du
lịch được giải thích trên 2 góc độ Thứ nhất “ Du lịch là một dạng nghỉ dưỡng sức, tham quan tích cực của con người ngoài nơi cư trú với mục đích nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hoá, nghệ thuật v.v.” Theo nghĩa thứ hai: “ Du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt, nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử văn hoá dân tộc, từ đó góp phần làm tăng thêm tình yêu đất nước, đối với người nước ngoài là tình hữu nghị với dân tộc mình, về mặt kinh tế du lịch là lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả rất lớn, có thể coi là ngành xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ tại chỗ" [18, 13].
Trang 7Theo Pháp lệnh Du lịch do Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam công bố ngày 20/02/1999: “Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cú trú thường xuyên của mình nhằm thoả mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định” [27, 5].
Tuy có nhiều quan điểm và khái niệm khác nhau về du lịch, nhưng nhìnchung du lịch được hiểu theo hai góc độ chính đó là:
- Dưới góc độ khách Du lịch: Du lịch là cuộc hành trình và lưu trú
của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên và quay trở lại nhằm thoả mãnnhững nhu cầu khác nhau với mục đích khác nhau, loại trừ mục đích nhậncông và thù lao nơi đến
- Dưới góc độ nhà kinh doanh Du lịch: Du lịch là một lĩnh vực kinh
doanh các dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu nẩy sinh trong quá trình di chuyển
và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thểngoài nơi cú trú với mục đích phục hồi sức khoẻ, nâng cao nhận thức tại chỗ
về thế giới xung quanh của khách du lịch nhằm thu lợi nhuận
1.1.2 Một số khái niệm khác liên quan
1.1.2.1 Du khách (Traveller)
Du khách là những người rời khỏi nơi cư trú thường xuyên của mìnhđến nơi nào đó với mục đích khác nhau và quay trở lại, không phải theo đuổimục đích kinh tế
1.1.2.2 Khách viếng thăm (Visitor)
Khách viếng thăm là những người rời khỏi nơi cư trú thường xuyên
của mình đến một nơi nào đó với những mục đích khác nhau và quay trở lại,loại trừ mục đích làm công và nhận thù lao
1.1.2.3 Khách tham quan (Excursionit)
Khách tham quan là những người rời khỏi nơi cư trú thường xuyên của
mình đến một nơi nào đó với những mục đích nâng cao nhận thức tại chỗ có
Trang 8kèm theo việc tiêu thụ những giá trị tinh thần, vật chất hay dịch vụ, loại trừmục đích làm công và nhận thù lao, song không lưu lại qua đêm tại một cơ sởlưu trú của ngành du lịch
1.1.2.4 Khách Du lịch (Tourist)
Khách Du lịch là những người rời khỏi nơi cư trú thường xuyên của
mình đến một nơi nào đó với những mục đích khác nhau và quay trở lại, loạitrừ mục đích làm công và nhận thù lao, lưu lại qua đêm tại một cơ sở lưu trúcủa ngành du lịch và không quá một thời gian quy định tuỳ theo từng quốc gia
1.1.2.5 Khách Du lịch quốc tế (International toursit)
Khách Du lịch quốc tế là Khách du lịch có điểm xuất phát và điểm đến
Du lịch thuộc phạm vi lãnh thổ của hai quốc gia khác nhau, là những ngườimột quốc gia ngoài quốc gia cư trú thường xuyên của mình cho bất kỳ lý donào ngoài mục đích hành nghề để nhận thu nhập từ nước được viếng thămtrong thời gian ít nhất là 24 giờ
1.1.2.6 Khách Du lịch nội địa
Khách Du lịch nội địa là những công dân của một quốc gia và nhữngngười nước ngoài đang cư trú tại quốc gia đó đi Du lịch trên lãnh thổ quốcgia đó
1.1.3 Các lĩnh vực kinh doanh trong Du lịch
Trên thực tế, việc phân định rõ ràng các lĩnh vực kinh doanh trong dulịch là không đơn giản bởi nhu cầu Du lịch rất đa dạng và biến đổi theo sựtăng trưởng kinh tế Về phương diện lý thuyết cũng như thực tế được chấpnhận ở nhiều nước trên thế giới thì có bốn loại hình kinh doanh Du lịch tiêubiểu như sau:
1.1.3.1 Kinh doanh Lữ hành (Tour Operators Busniness)
Kinh doanh lữ hành có nhiệm vụ “giao dịch, ký kết với các tổ chứckinh doanh du lịch trong nước, nước ngoài để xây dựng và thực hiện cácchương trình du lịch đã bán cho khách”
Trang 9Đối với ngành kinh doanh lữ hành có hai hoạt động chủ yếu như sau:
- Kinh doanh lữ hành (Tour Operators Busniness): là thực hiện các
hoạt động nghiên cứu thị trường, thiết lập các chương trình Du lịch trọn gói haytừng phần, quảng cáo và bán chương trình trực tiếp hoặc gián tiếp qua các trunggian đại lý, văn phòng, tổ chức thực hiện chương trình và hướng dẫn Du lịch
- Kinh doanh đại lý lữ hành (Travel Sub - Agency Business): Là
việc thực hiện các dịch vụ đưa đón, đăng ký nơi lưu trú, vận chuyển, hướngdẫn tham quan, bán các chương trình du lịch của các doanh nghiệp lữ hành,cung cấp thông tin du lịch và tư vấn du lịch
Tuy nhiên, việc phân định này chỉ có tính tương đối vì trong một doanhnghiệp có thể tồn tại nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau
1.1.3.2 Kinh doanh khách sạn (Hospitality Business)
Kinh doanh khách sạn là hoạt động kinh doanh trên cơ sở cung cấp cácdịch vụ lưu trú, ăn uống và các dịch vụ bổ sung cho khách nhằm đáp ứng cácnhu cầu về ăn, nghỉ và giải trí của họ tại điểm du lịch nhằm mục đích có lãi
1.1.3.3 Kinh doanh vận chuyển du lịch (Tour Transportation Business)
Nhiệm vụ chủ yếu của lĩnh vực kinh doanh này là giúp cho khách dulịch từ nơi này đến nơi khác trong chuyến du lịch của mình Ngày nay, với sựtiến bộ của khoa học kỹ thuật nhiều phương tiện vận chuyển được đưa vàophục vụ kinh doanh du lịch như ô tô, tàu hoả, tàu thuỷ, máy bay và ngay cảnhững phương tiện thô sơ cũng được sử dụng như xe đạp, xe xích lô
1.1.3.4 Kinh doanh ăn uống (Restauran Business)
Nhiệm vụ chủ yếu của lĩnh vực này là các hoạt động sản xuất vật chất,chế biến thức ăn cho khách; các hoạt động tổ chức phục vụ tạo điều kiện đểkhách hàng tiêu thụ thức ăn tại chỗ và cung cấp điều kiện để nghỉ ngơi, thưgiản nhằm thoả mãn các nhu cầu về ăn uống, giải trí tại các nhà hàng chokhách nhằm mục đích có lãi
Trang 101.1.3.5 Kinh doanh các dịch vụ khác (Other Tourism Business)
Cùng với xu hướng phát triển ngày càng đa dạng của nhu cầu du lịchviệc bổ sung dịch vụ cho khách du lịch là hết sức cần thiết Vì vậy ngoài cáchoạt động kinh doanh như đã nêu trên, trong du lịch còn có nhiều hoạt độngkinh doanh bổ trợ như kinh doanh dịch vụ vui chơi giải trí, hệ thống các cơ sởbán lẻ, tuyên truyền, quảng bá, tư vấn đầu tư du lịch
1.1.4 Nhu cầu du lịch
Nhu cầu du lịch là loại nhu cầu đặc biệt và tổng hợp của con người,được hình thành và phát triển trên nền tảng của nhu cầu sinh lý và tinh thần.Nhu cầu du lịch phát sinh là kết quả tác động của lực lượng sản xuất và trình
độ sản xuất xã hội
Hoạt động xã hội càng cao, mối quan hệ xã hội càng được hoàn thiệnthì nhu cầu du lịch trở nên quan trọng và được ưu tiên giải quyết hàng đầutrong cuộc sống của chúng ta Khi nhu cầu du lịch trở thành cầu du lịch tức làkhách hàng có khả năng thanh toán, có sẵn thời gian nhàn rỗi thì sẵn sàng cónhững chuyến đi
Nhu cầu du lịch là nhu cầu của con người rời khỏi nơi cư trú thườngxuyên của mình một cách tạm thời theo nhiều kiểu du hành khác nhau ngoàimục đích làm việc hay làm một hoạt động nào đó có hưởng thù lao
Nhu cầu du lịch bao gồm: Nhu cầu thiết yếu, nhu cầu đặc trưng và nhucầu bổ sung
1.1.4.1 Nhu cầu thiết yếu
Nhu cầu thiết yếu trong du lịch là những nhu cầu về vận chuyển, lưutrú, ăn uống cần được thoả mãn trong những chuyến hành trình du lịch
1.1.4.2 Nhu cầu đặc trưng
Nhu cầu đặc trưng là những nhu cầu xác định mục đích chính củachuyến đi, chẳng hạn như du lịch nghĩ dưỡng, tham quan, giải trí, thăm viếng,tham gia Lễ hội, nghiên cứu học tập
Trang 111.1.4.3 Nhu cầu bổ sung
Nhu cầu bổ sung là nhu cầu phát sinh trong chuyến hành trình du lịchnhư thông tin, giặt là, tư vấn Việc thoả mãn nhu cầu bổ sung làm chochuyến đi của du khách được hoàn hảo hơn
1.1.5 Các loại hình du lịch
1.1.5.1 Các tiêu thức phân loại thông dụng
Hoạt động du lịch có thể phân chia thành các nhóm khác nhau tuỳthuộc tiêu chí đưa ra Thông thường các nhà nghiên cứu phân loại theo cáctiêu thức như sau:[18, 63]
- Phân loại theo môi trường tự nhiên
- Phân loại theo mục đích chuyến đi
- Phân loại theo lãnh thổ hoạt động
- Phân loại theo đặc điểm địa lý của điểm du lịch
- Phân loại theo phương tiện giao thông
- Phân loại theo loại hình cư trú
- Phân loại theo lứa tuổi du khách
- Phân loại theo độ dài chuyến đi
- Phân loại theo hình thức tổ chức
- Phân loại theo phương thức hợp đồng
1.1.5.2 Các loại hình du lịch theo mục đích chuyến đi
Do giới hạn của mục tiêu đề tài, chúng tôi chỉ xin giới thiệu một số loạihình du lịch được phân loại theo mục đích chuyến đi gồm các loại hình dulịch sau: [18, 68]
+ Thuần tuý du lịch:
- Du lịch tham quan
- Du lịch giải trí
- Du lịch nghỉ dưỡng
Trang 12- Kết hợp du lịch trong chuyến đi vì mục đích tôn giáo (Du lịch tôn giáo)
- Kết hợp du lịch trong chuyến đi vì mục đích học tập, nghiên cứu (Dulịch nghiên cứu học tập)
- Kết hợp du lịch trong chuyến đi vì mục đích hội nghị (Du lịch hội nghị)
- Kết hợp du lịch trong chuyến đi vì mục đích thể thao (Du lịch thể thao kết hợp)
- Kết hợp du lịch trong chuyến đi vì mục đích chữa bệnh (Du lịch chữabệnh)
- Kết hợp du lịch trong chuyến đi vì mục đích thăm nhân (Du lịch thăm nhân)
- Kết hợp du lịch trong chuyến đi vì mục đích kinh doanh (Du lịch kinh doanh)Xuất phát từ mục tiêu nghiên cứu nên đề tài sẽ giới thiệu sâu hơn đốivới loại hình Du lịch Lễ hội
1.1.6 Du lịch Lễ hội
* Khái niệm về Lễ hội
- Theo từ điển tiếng Việt xuất bản năm 2001 của Viện ngôn ngữ học
“Lễ hội là cuộc vui tổ chức chung, có các nghi lễ mang tính văn hoá truyềnthống của dân tộc” [28, 561]
- Theo bách khoa tri thức xuất bản năm 2001 “ Lễ hội là một sinh hoạtvăn hoá dân gian nguyên hợp mang tính cộng đồng cao của nông dân hay thịdân diễn ra trong những chu kỳ không thời gian nhất định để làm nghi thức vềvật được sùng bái, để tỏ rõ những ước vọng, để vui chơi trong tinh thần cộngmệnh, cộng cảm”
Trang 13Dù là Lễ hội hiện đại hay Lễ hội truyền thống thì cấu trúc của Lễ hộiluôn bao gồm: Phần Lễ (là yếu tố chính) và phần Hội (yếu tố phát sinh) không
có Lễ thì không gọi là Lễ hội nữa Lễ được hình thành bởi nhân vật thờ mangtính thiêng liêng, Hội được cấu thành bởi hình thức sinh hoạt vui chơi, nhữngtrò bách hí, thời gian, cảnh quan môi trường, tâm lý hội và hành động hội
Như vậy, chúng ta có thể hiểu Lễ hội là hình thức sinh hoạt tổng hợpbao gồm nhiều hoạt động: nghi lễ, tín ngưỡng, tôn giáo, ca hát, âm nhạc, múa,trò diễn sân khấu, trò chơi, thể thao, Tất cả các Lễ hội của Việt Nam từ sơkhai, cổ truyền đến hiện đại đều mang những nét bản chất chung đó là nét vănhoá và sự sinh hoạt cộng đồng
* Du lịch Lễ hội
Du lịch Lễ hội là loại hình du lịch trong đó du khách thực hiện chuyến đi
vì mục đích tham quan, tham gia vào các hoạt động của Lễ hội tại điểm đến
Ngày nay, Lễ hội là một yếu tố rất hấp dẫn đối với du khách Chính vìvậy việc khôi phục các Lễ hội truyền thống, việc tổ chức các Lễ hội mớikhông chỉ là mối quan tâm của các cơ quan, đoàn thể quần chúng, xã hội màcòn hướng quan trọng của ngành du lịch Tham gia vào Lễ hội, du kháchmuốn hoà mình vào không khí tưng bừng của các cuộc biểu dương lực lượng,biểu dương tình đoàn kết của cộng đồng Du khách tìm thấy ở Lễ hội bản thânmình, quên đi những khó khăn của cuộc sống đời thường Có lẽ vì thế nên dukhách đi vì mục đích này ít quan tâm đến sự thiếu thốn, thiếu hụt trong dịch
vụ hơn những du khách đi vì mục đích khác [15, 73]
* Đặc điểm của du lịch Lễ hội
- Thời gian của Lễ hội thường ngắn và định kỳ hằng năm, lượng kháchtham gia đột biến trong cùng một thời điểm Vì vậy dễ xảy ra tình trạng quátải về sức chứa và khả năng cung ứng sản phẩm, dịch vụ của điểm đến Tìnhtrạng tăng giá, ô nhiễm môi trường cũng xảy ra thường xuyên vào thời điểm
tổ chức Lễ hội
- Khách du lịch đến với Lễ hội phần lớn họ muốn tham gia vào các hoạtđộng, hoà mình vào không khí tưng bừng của Lễ hội Vì vậy họ thường ítquan tâm đến sự thiếu thốn, thiếu hụt trong dịch vụ hơn những du khách đi vìmục đích khác
Trang 14- Du lịch Lễ hội thu hút rộng rãi cộng đồng địa phương tham gia vàocác hoạt động cùng với du khách, đồng thời họ cũng tham gia tích cực vàoviệc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ cho khách du lịch
1.2 TÁC ĐỘNG KINH TẾ CỦA DU LỊCH VÀ LỄ HỘI
1.2.1 Quan điểm về tác động kinh tế của Du lịch và Lễ hội
Du lịch có hiệu quả trực tiếp đến một số ngành và lĩnh vực kinh doanhcủa đất nước như ngành Giao thông vận tải, lưu trú, ăn uống, Mặt khác, một
số ngành có liên quan đến du lịch như công nghiệp may mặc, hàng tiêu dùng,nông nghiệp cũng có lợi ích đáng kể bởi việc cung cấp trực tiếp hoặc gián tiếpcác sản phẩm, dịch vụ của mình cho du lịch Quan điểm về tăng gấp bội được
áp dụng hầu hết cho đánh giá tác động kinh tế, đặc biệt là đánh giá tác độngkinh tế của Du lịch và Lễ hội Quan điểm này được các tác giả Chris Cooper,John Flecher, David Gilbert, Rebecca Shepherd, Stephen Wanhill trình bàykhá chi tiết trong giáo trình “ Tourism Principles and Practice” (1998) [29]như sau:
1.2.1.1 Quan điểm về tăng gấp bội (The multiplier concept)
Quan niệm tăng gấp bội dựa vào sự nhận thức rằng một doanh nghiệpđòi hỏi phải có sức mua từ các doanh nghiệp khác trong phạm vi nền kinh tếcủa địa phương Bởi vậy, bất kỳ một thay đổi nào trong mức tiêu dùng của dukhách cũng đem lại sự thay đổi về mức độ sản xuất, thu nhập hộ gia đình,
việc làm và thu nhập của chính phủ “Thuật ngữ tăng gấp bội (số nhân) du lịch chuyển tới tỷ lệ của hai sự thay đổi -thay đổi một trong những biến thể chìa khoá đầu ra ( như thu nhập, việc làm hay nguồn thu của chính phủ) đối với sự thay đổi trong chi phí khách du lịch”.
Tuy nhiên, việc cung cấp các hàng hoá dịch vụ cho những cơ sở kinhdoanh du lịch lại không hoàn toàn nằm trong phạm vi của một vùng (điểmđến của khách du lịch) nên số tiền của khách du lịch đã chi tiêu trong vùngchỉ đọng lại một phần trong nền kinh tế vùng để tiếp tục tham gia vào chuỗichi tiêu - thu nhập vùng Thuật ngữ “rò rỉ” (thất thoát) (leakage) được áp dụngcho những khoản tiền thoát ra khỏi nền kinh tế vùng Chẳng hạn nhập khẩuthiết bị, thức ăn và những sản phẩm khác mà vùng đó không sản xuất Nhữngvùng có khả năng tự cung ứng cho ngành du lịch càng cao thì rò rỉ (thất thoát,
Trang 15kẻ hở) càng nhỏ và ngược lại Điều này cũng có nghĩa là những vùng có khảnăng tự cung tự cấp cho ngành du lịch càng cao thì tỷ lệ tăng gấp bội càng lớn
và ngược lại
Như vậy, tăng gấp bội du lịch phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiệnkinh tế, xã hội của quốc gia hay của vùng Những quốc gia hoặc vùng có điềukiện kinh tế khác nhau thì tỷ lệ tăng gấp bội cũng khác nhau
Để hiểu rõ hơn chúng ta nnghiên cứu sơ đồ 1
Nguồn: Giáo trình “ Tourism - Principles and Practice”
Sơ đồ 1 Quy trình tăng gấp bội M: Nhập khẩu (Import)
H: Thu nhập hộ gia đình (Household Income)
LB: Các doanh nghiệp địa phương (Local businesses)
M H Chi phí DN địa phương G
Chi phí của các DN địa phương
Trang 16Có nhiều hệ số tăng gấp bội được sử dụng thường xuyên trong đánh giátác động kinh tế và mỗi loại có cách sử dụng và đặc trưng riêng biệt Sau đây làmột số hệ số tăng gấp bội thường gặp khi đánh giá tác động kinh tế của du lịch
* Hệ số tăng gấp bội đầu ra (Tourism Output multiplier)
Hệ số tăng gấp bội đầu ra là tỷ lệ tăng thêm để ước tính doanh thu bánhàng, dịch vụ tăng thêm được tạo ra trong một nền kinh tế, nó là kết quả của
sự gia tăng mức tiêu dùng của khách du lịch
Bảng 1 Hệ số tăng gấp bội đầu ra Du lịch ở một số địa phương
Quốc gia hoặc Vùng Hệ số tăng gấp bội đầu ra Du lịch
Tourism Output multiplier
Hạt Clinton, bang Pennsylvania, Mỹ 1.98
Hạt Sullivan,bang Pennsylvania, Mỹ 1.58
Nguồn: Giáo trình “ Tourism - Principles and Practice”
* Hệ số tăng gấp bội thu nhập (Income Multiplier )
Hệ số tăng gấp bội thu nhập là tỷ lệ tăng thêm để ước tính mức thunhập tăng thêm được tạo ra trong nền kinh tế là kết quả của việc gia tăng mứctiêu dùng của khách du lịch Thu nhập này có thể là thu nhập của quốc giahoặc thu nhập của cá thể
Tuy nhiên, thu nhập tích luỹ cho những người không thuộc quốc gia chủnhà, hoặc không phải là người địa phương mà người nhập cư vào khu vực đó thìcũng bị loại trừ bởi vì thu nhập mà họ nhận được xem như không nằm trongnước chủ nhà, địa phương Trái lại, hiệu ứng kinh tế phụ được tạo ra bởi sự tái
sử dụng đồng tiền trong mức thu nhập thu nhập của người nhập cư trong phạm
vi khu vực được tính trong công thức này Sau đây chúng ta tham khảo một vài
số liệu về Hệ số tăng gấp bội thu nhập của một số quốc gia năm 1990
Trang 17Bảng 2 Hệ số tăng gấp bội thu nhập Du lịch ở một số địa phương
Quốc gia Hệ số tăng gấp bội thu nhập
Nguồn: Giáo trình “ Tourism - Principles and Practice”
* Hệ số tăng gấp bội việc làm (Employment Multilpier)
Hệ số tăng gấp bội thu nhập là tỷ lệ tăng thêm ước tính tổng số việclàm được tạo ra bởi một đơn vị tiêu dùng tăng thêm của khách du lịch hoặc tỷ
lệ giữa tổng số việc làm tạo ra bởi cùng mức tiêu dùng này tính trên lao độngtrực tiếp Hệ số tăng gấp bội việc làm cung cấp nguồn thông tin hữu ích vềnhững hiệu ứng phụ du lịch
* Hệ số tăng gấp bội nguồn thu của chính phủ (Government Multilpier)
Hệ số tăng gấp bội nguồn thu của chính phủ là tỷ lệ tăng thêm để ướctính mức tăng thêm của nguồn thu chính phủ từ khi có sự gia tăng tiêu dùngcủa khách du lịch
Bảng 3 Hệ số tăng gấp bội việc làm Du lịch ở một số địa phương
Quốc gia hoặc Vùng Hệ số tăng gấp bội việc làm
Nguồn: Giáo trình “ Tourism - Principles and Practice”
Tóm lại, hệ số tăng gấp bội phụ thuộc rất nhiều yếu tố, đặc biệt là cơcấu kinh tế, dân số, trình độ phát triển của nền kinh tế quốc gia hay vùng
Trang 18Đồng thời nó cũng thay đổi theo thời gian, vì vậy sau một thời gian nó phảiđược tính toán, điều chỉnh.
1.2.2 Một số khái niệm liên quan đến đánh giá tác động kinh tế của Lễ hội
Vùng ở đây được hiểu một giới hạn về địa giới hành chính, có thể làmột xã, huyện, một thành phố, một tỉnh hoặc một quốc gia nào đó
1.2.2.2 Đánh giá tác động kinh tế
Theo các tác giả trường đại học Alaska Faibanks (Canada) “ Đánh giátác động kinh tế là ước tính hiệu ứng tăng dần mức chi tiêu thông qua một nềnkinh tế của một vùng”
Theo Daniel J Stynes [31, 3] “ Đánh giá tác động kinh tế là ước tínhnhững thay đổi trong hoạt động kinh tế của một vùng, địa phương hay mộtquốc gia nào đó, những thay đổi bắt đầu từ những nguyên nhân khác nhau"
Có nhiều nguyên nhân gây tác động về kinh tế như: việc thực hiện một dự ánmới, tổ chức các lễ hội văn hoá lịch sử, sự kiện thể thao thu hút khách du lịch,ban hành hoặc thay đổi các chính sách phát triển của nền kinh tế địa phương
Theo Mathieson và Wall, tác động của du lịch, lễ hội bao gồm 3 yếu tố:
- Yếu tố động lực liên quan đến chuyến đi
- Yếu tố tĩnh tại liên quan đến sự lưu lại ở nơi đến
- Yếu tố kết quả nhận được liên quan đến hiệu quả kinh tế, tự nhiên,
xã hội mà khách du lịch tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp
CẦU
Du khách Các dạng du khách ĐẶC ĐIỂM DU
KHÁCH
Thời gian lưu trú
Kiểu loại hoạt động
Cơ cấu kinh tế
Trang 19Nguồn: Tác động du lịch, Lễ hội - Mathieson và Wall
Sơ đồ 2 Các yếu tố cấu thành và tác động của du lịch
1.2.2.3 Đánh giá tác động kinh tế của Lễ hội
Trang 20Tuỳ theo đặc điểm của từng vùng, từng quốc gia, việc đánh giá tácđộng kinh tế của lễ hội có thể được quan tâm trên từng khía cạnh khác nhau.Tuy nhiên quan điểm chung về đánh giá tác động kinh tế của Lễ hội được thểhiện như sau:
- Sử dụng các loại phân tích để ước tính những thay đổi trong chi tiêucủa khách tham dự lễ hội
- Xác định các thành phần kinh tế trong nền kinh tế của vùng chịu ảnhhưởng (tác động) trực tiếp hay gián tiếp của Lễ hội
- Ước tính những thay đổi về thu nhập của doanh nghiệp, hộ gia đình,
cá nhân và chính quyền địa phương
- Ước tính cơ hội việc làm được tạo ra trong vùng khi có Lễ hội
1.2.2.4 Một số loại phân tích của du lịch thường được sử dụng để đánh giá tác động kinh tế
* Phân tích tác động kinh tế (Economic Impacts Analysis)
Phân tích tác động kinh tế là ước tính những đóng góp của du lịch, Lễhội cho nền kinh tế ở một địa phương Một báo cáo phân tích tác động kinh tếthường nghiên cứu luồng chi tiêu của khách du lịch và các hoạt động kinhdoanh du lịch trong vùng để xác định những thay đổi trong kinh doanh, muabán sản phẩm, thuế, thu nhập và việc làm mà sự chi tiêu của khách mang lại.Những phương pháp chính được sử dụng ở đây là khảo sát mức chi tiêu của
du khách, phân tích nguồn số liệu thống kê kinh tế, các mẫu hình kinh tế nềntảng của vùng, sử dụng hệ số tăng gấp bội đầu vào - đầu ra của kinh tế vùng
* Phân tích chi phí - lợi ích (Benefit - Cost Analysis ) (B/A)
Phân tích tác động kinh tế dựa trên B/A là ước tính hiệu quả kinh tếtương ứng với những định tính bằng cách so sánh lợi nhuận và chi phí qua cácthời kỳ Phân tích B/A cho biết chính sách linh động nào sẽ thức đẩy được địaphương thu lợi nhuận ròng cao nhất cho xã hội trong mọi thời kỳ Hơn nữa,
Trang 21phân tích B/A sẽ định hướng chính sách hiệu quả nhất từ triển vọng của phúclợi xã hội, bao gồm giá trị tiền tệ và phi tiền tệ (Stokey and Zeckhauser 1978;Sudgen and Willams 1978).
* Phân tích cầu (Demand Analysis)
Phân tích cầu là xác định sự thay đổi về số lượng và loại khách du lịch,tham dự Lễ hội đến vùng khi có những thay đổi về giá, khuyến mãi, cạnhtranh, chất lượng và số lượng trang thiết bị hay các thay đổi khác về nhu cầu.Việc phân tích cầu cho phép tính toán hay dự đoán được số lượng và loạikhách du lịch tham dự Lễ hội đến một địa phương trong tương lai (Walsh1986; Johnson and Thomas 1992)
1.2.3 Các thuật ngữ liên quan đến đánh giá tác động kinh tế của Lễ hội
1.2.3.1 Tác động trực tiếp (Direct effects)
Tác động trực tiếp là kết quả những thay đổi về sản xuất kinh doanh dotác động tức thời và cùng lúc với những thay đổi trong chi tiêu của khách dulịch Chẳng hạn như việc gia tăng số lượng khách tham dự Lễ hội, lưu trú quađêm tại các khách sạn sẽ trực tiếp mang lại những gia tăng trong hàng hoá ởcác thành phần khách sạn, đồng thời sẽ có những thay đổi liên quan đến việcchi trả tiền lương, thưởng, thuế hoặc trợ cấp, bố trí việc làm tại các khách sạn,đây là tác động trực tiếp do việc chi tiêu của khách tham dự Lễ hội
1.2.3.2 Tác động gián tiếp (Indirect effects)
Tác động gián tiếp là kết quả của những thay đổi phát sinh từ nhữngchu kỳ chi tiêu tiếp theo của ngành công nghiệp du lịch và những ngành côngnghiệp có liên quan khác Những chu kỳ tiếp theo này cũng làm phát sinhnhững thay đổi về doanh thu, việc làm, thu nhập trong các ngành công nghiệpcung ứng hàng hoá dịch vụ cho các cơ sở kinh doanh du lịch
1.2.3.3 Tác động lâu dài (Indirect effects)
Trang 22Tác động lâu dài là kết quả của những thay đổi trong hoạt động kinh tếphát sinh từ việc chi tiêu của hộ gia đình từ nguồn thu nhập mà họ kiếm đượcmột cách trực tiếp hay gián tiếp từ việc chi tiêu của ngành du lịch
Chẳng hạn như thu nhập của các nhân viên của khách sạn và các nhânviên của ngành cung cấp vải (cho khách sạn) là những khoản thu nhập trựctiếp và gián tiếp bởi du lịch Những người này chi tiêu phần thu nhập mà họkiếm được cho nhà cửa, thức ăn, phương tiên đi lại, các sản phẩm gia dụng vànhu cầu dịch vụ khác và hiệu ứng lại được tiếp tụ tạo ra Hàng hoá, thu nhập
và nghề nghiệp bắt đầu từ việc chi tiêu cho gia đình từ tiền thưởng, lương haythu nhập của người chủ sở hữu được gọi là tác động lâu dài mang lại
1.2.3.4 Tác động tổng thể
Tác động tổng thể là toàn bộ những tác động trực tiếp, gián tiếp và lâudài của Lễ hội đến nền kinh tế
1.2.4 Các chỉ tiêu đánh giá tác động kinh tế của Lễ hội
Theo Daniel J Stynes, khi nghiên cứu đánh giá tác động kinh tế của Lễhội là sự đánh giá những đóng góp của hoạt động đó cho nền kinh tế trongvùng (địa phương) Những câu hỏi căn bản cần nghiên cứu tác động kinh tếphải giải quyết là:
- Khách du lịch chi tiêu bao nhiêu ở các điểm du lịch trong vùng trongthời gian tổ chức Lễ hội ?
- Nhờ vào Lễ hội, các doanh nghiệp đại phương tiêu thụ được nhữngloại hàng hoá nào ?
- Thu nhập mà Lễ hội mang lại cho kinh tế hộ gia đình, doanh nghiệptrong vùng là bao nhiêu ?
- Lễ hội tạo ra bao nhiêu việc làm trong vùng ?
- Vấn đề đầu tư phục vụ cho Lễ hội ?
Trang 23- Thuế và các khoản chi phí trực tiếp được từ Lễ hội là bao nhiêu ? Đồng thời, một sự đánh giá đầu đủ về tác động kinh tế của Lễ hội phảiđánh giá ở 4 cấp độ: Cấp độ trực tiếp, cấp độ gián tiếp, cấp độ lâu dài và tácđộng tổng thể [31; 29, 132 - 136].
Như vậy, các chỉ tiêu đánh giá tác động của Lễ hội là:
- Tác động trực tiếp về doanh thu, thu nhập (cá nhân,doanh nghiệp, hộgia đình), cơ hội việc làm
2006 đối với nhà hàng, khách sạn tại đô thị cổ Hội An Chỉ tiêu đánh giá tácđộng kinh tế của Lễ hội năm du lịch quốc gia Quảng Nam 2006 đối với nhàhàng, khách sạn được xác định như sau:
- Mức thu hút khách tham dự Lễ hội năm du lịch quốc gia Quảng Namnăm 2006 ngoài địa phương
- Tổng mức chi tiêu của khách tham dự Lễ hội tại các Khách sạn, Nhà hàng
- Mức đầu tư của các Khách sạn, Nhà hàng phục vụ kinh doanh trongdịp Lễ hội
- Mức độ tác động về lao động
- Các tác động khác
Trang 241.2.5 Phương pháp ước tính mức chỉ tiêu tác động
1.2.5.1 Xác định lượng khách tham dự Lễ hội
Việc xác định khách tham dự Lễ hội thực hiện theo các nguyên tắc:
- Loại trừ khách tham dự là người địa phương
Vì rằng, những đồng tiền mà dân cư đại phương chi tiêu không phải lànhững đồng “tiền mới” được “bơm vào” nền kinh tế đại phương nên nó khônggây ra tác động Mặt khác, những người dân trong vùng không chi tiêu vàodịp Lễ hội thì họ cũng sẳn sàng chi tiêu cho những trò giải trí khác trongvùng, cho nên chi tiêu của dân cư địa phương vào Lễ hội không tạo ra tácđộng kinh tế
- Loại trừ khách du lịch đến vùng trùng hợp thời gian tổ chức Lễ hội Bởi vì, không có mục đích tham dự Lễ hội nên dù có hay không có Lễhội thì họ vẫn thực hiện chuyến du lịch của mình Do đó, những đồng tiền của
họ dù có hay không có Lễ hội vẫn được chi tiêu tại vùng
Như vậy, chỉ những du khách ngoài địa phương đến với mục đích tham
dự Lễ hội mới được xem là tác nhân tạo nên tác động kinh tế Thông thườngviệc ước tính khách tham dự Lễ hội được dựa vào kết quả công bố của các cơquan thống kê phối hợp với khảo sát điều tra mục đích chuyến đi của kháchhàng bằng các câu hỏi
1.2.5.2 Tổng số và cơ cấu chi tiêu của Khách du lịch
Mức chi tiêu bình quân một lượt khách trong cả một chuyến đi hoặcmột ngày /người được xác định thông qua điều tra, khảo sát chi tiêu của kháchtại các điểm hoạt động và thực tiển trong suốt thời gian tổ chức Lễ hội
- Cơ cấu chi tiêu cũng được điều tra và thông thường phân chia như sau
Tổng mức
chi tiêu
Tổng lượt khách ngoài địa phương tham dự Lễ hội
Mức chi tiêu bình quân một chuyến đi/lượt khách
x
=
Trang 25+ Chi phí lưu trú
+ Chi phí ăn uống
+ Chi phí đi lại (trong vùng)
+ Chi phí vui chơi giải trí
+ Chi phí hàng lưu niệm và mua bán lẻ khác
- Khi sử dụng phiếu điều tra để ước tính mức chi tiêu của khách du lịchtham dự Lễ hội cần lưu ý đến việc phân đoạn thị trường khách thông thườngđược phân đoạn như sau [32, 3]
@ Người tiêu dùng ban ngày của địa phương
@ Người tiêu dùng ban ngày ngoài địa phương
@ Du khách cắm trại qua đêm
@ Du khách thuê khách sạn và các loại hình lưu trú khác
@ Du khách lưu trú tại nhà bà con, bạn bè
Chi phí tổng cộng của từng phần được xác định bởi công thức
ij m
N: Tổng số khách du lịch tham dựm: Số lượng phân đoạn thị trường
Mi: Thị phần của phân đoạn thị trường i trong tổng sốkhách du lịch tham dự; i= 1,m
Sij: Mức chi tiêu trung bình của một khách của đoạn thịtrường i cho dịch vụ j
1.2.5.3 Thu nhập của Chính phủ thông qua phí và thuế
Thường được ước tính bằng cách nhân từng loại chi phí của khách dulịch tại Lễ hội với tỷ lệ thuế tương ứng, đồng thời xem xét các báo cáo vềkhoản thu phí trực tiếp
Trang 261.2.5.4 Tổng số việc làm mới được tạo ra
Tổng số việc làm được tạo ra do sự gia tăng chi tiêu của khách du lịch,thông thường được dựa vào tỷ lệ giữa lao động trực tiếp và mức doanh thu
Có thể tính toán bằng cách một lao động mỗi năm tạo ra bao nhiêu doanh thuhoặc một triệu doanh thu trong năm thì cần bao nhiêu lao động
1.2.5.5 Chi phí từ ngân sách và các khoản tài trợ
Chi phí từ ngân sách thông thường là những khoản chi đầu tư của chínhquyền địa phương về xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng những công trình mớihoặc các chi phí trực tiếp cho Lễ hội được xem là tác động tích cực vì nó làmgia tăng các hoạt động kinh tế trong vùng, tạo ra các cơ hội việc làm mới
Đối với các khoản chi phí về đảm bảo an ninh trật tự, phòng cháy chữacháy, y tế, chống xuống cấp của cơ sở hạ tầng, giữ gìn môi trường thì đượcxem là tác động tiêu cực
1.2.6 Ý nghĩa của việc đánh giá tác động kinh tế của Du lịch, Lễ hội
- Đánh giá tác động kinh tế của Du lịch nói chung và Lễ hội nói riêngcho biết những hiệu ứng của các chính sách, các quyết định đã được thực hiệntrong vùng Chẳng hạn như khai trương các dự án mới hoặc đóng cửa nhữngnơi đang tồn tại, chương trình quảng bá, tổ chức các Lễ hội và sự kiện để thuhút khách Đổng thời nó cũng cho biết hiệu ứng của các chính sách, quyếtđịnh liên quan đến những thay đổi về chất lượng, bao gồm những thay đổi vềchất lượng môi trường du lịch, các dịch vụ công cộng và cơ sở hạ tầng địaphương và hổ trợ du lịch
- Đánh giá tác động kinh tế cho biết những thay đổi về nhu cầu du lịch,thay đổi vị trí cạnh tranh trong vùng, hoạt động tiếp thị hay thay đổi trong thịhiếu khách hàng Đánh giá tác động kinh tế có thể ước tính được tầm quantrọng và bản chất của những tác động này
- Việc đánh giá tác động kinh tế sẽ cung cấp thông tin giúp chính quyềnđịa phương, các doanh nghiệp ra những quyết định tốt hơn
Trang 27- Đánh giá tác động kinh tế cho biết mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau vềmặt kinh tế của những thành phần khác nhau và cấu trúc của nền kinh tế Nghiêncứu tác động kinh tế giúp chúng ta hiểu rõ hơn quy mô và cấu trúc của ngành dulịch trong một vùng nhất định và mối liên kết của nó đối với các thành phần kinh
tế khác Những hiểu biết này sẽ rất có ích trong việc xác định các đối tác tiềmnăng cho ngành du lịch cũng như trong việc xác định mục tiêu của những ngànhmang tính chất chiến lược cho phát triển kinh tế địa phương
- Đánh giá tác động kinh tế làm cơ sở cho việc phân bổ các nguồn tàinguyên của các địa phương đến từng thành phần kinh tế trong vùng Bằngcách chỉ ra rằng du lịch tác động đến kinh tế một cách rõ rệt, có thể thuyếtphục những người đưa ra quyết định phân bổ nhiều nguồn tài nguyên hơn cho
du lịch hay thiết lập các chính sách khuyến khích phát triển du lịch
- Kết quả của đánh giá tác động kinh tế có thể sử dụng làm cơ sở sosánh những tác động kinh tế của phân bổ nguồn tài nguyên thay thế, chínhsách, cơ chế quản lý hay các dự án phát triển
1.2.7 Kinh nghiệm một số quốc gia về đánh gía tác động kinh tế
Đánh giá tác động kinh tế của du lịch đã được các nước có ngành Dulịch phát triển thực hiện từ hơn 3 thập kỷ qua Lý luận cũng như thực tiễn củavấn đề này đã được đưa vào giáo trình Kinh tế du lịch để giảng dạy ở cáctrường đại học Chẳng hạn như giáo trình “Tourism - Principles and Practice”của các tác giả Chris Cooper, John Fletcher, David Gilbert, Stephen Wanhillxuất bản lần đầu tiên năm 1993 hay “Economic Impacts of Tourism” củaDaniel J Stynes xuất bản năm 1997, 1998 Tuy nhiên, đánh giá tác động kinh
tế của Lễ hội được nghiên cứu muộn hơn, chủ yếu là từ sau những năm 1990
Theo các tài liệu tìm thấy trên các Website thì từ năm 1992 việc đánhgiá tác động kinh tế của du lịch nói chung về Lễ hội nói riêng trở nên thuậntiện và đơn giản hơn nhờ ứng dụng các mô hình toán kinh tế dựa trên cácchương trình máy tính Các mô hình đánh giá được áp dụng:
Trang 28+ The National Park Servie’s “ Money Generation Model” (MGM)(tạm dịch là Mô hình phát sinh tiền tệ của dịch vụ công viên quốc gia) Đây là
mô hình đơn giản nhất, nó được sử dụng để đánh giá tác động kinh tế cáccông viên quốc gia Mammoth Cave ở Kentucky vào những năm 1990
+ Bea’s Rim II là mô hình phân tích của bang Michigan (Mỹ) xây dựng
để đánh giá tác động kinh tế của du lịch Mô hình này thường được sử dụngcho việc ước tính các “hiệu ứng tác động phụ” (tổng hiệu ứng gián tiếp vàhiệu ứng lâu dài)
+ The MI-Rec/Implan System (tạm dịch là hệ thống MI-Rec/Implan).Đây là mô hình do Stynes và Propst xây dựng trên cơ sở ứng dụng máy tính
Mô hình này hiện nay được sử dụng rộng rãi không chỉ ở Mỹ mà còn ở nhiềuquốc gia khác để đánh giá tác động kinh tế của Du lịch, Lễ hội hoặc một sựkiện nào đó
* Công bố của phòng thông tin và cơ quan nghiên cứu Du lịch Ottawa
Tại vùng Ottawa (Canada) mỗi năm có 21 Lễ hội và sự kiện diễn ra từtháng 5 đến tháng 8 hàng năm Cục Du lịch và hội nghị Ottawa là cơ quannghiên cứu đánh giá tác động kinh tế đã công bố năm 2003 đã có tổng số 1,5triệu khách tham dự vào các Lễ hội và sự kiện trong vùng Tài liệu này đã đềcập khá toàn diện đến quá trình và phương pháp thu thập dữ liệu, phươngpháp tính toán các chỉ tiêu tác động của Lễ hội và sự kiện Đã lượng hoá đượctác động của Lễ hội và sự kiện thông qua các chỉ tiêu như mức chi tiêu củakhách du lịch, mức tác động trực tiếp, tác động gián tiếp, tác động lâu dài vàtác động tổng thể về kinh tế, tổng đóng góp vào GDP của địa phương, tổng sốviệc làm tạo ra, thu nhập của chính phủ thông qua các khoản thuế và phí.Phương pháp chủ yếu đánh giá tác động kinh tế là đi sâu nghiên cứu kháchtham dự Lễ hội và sự kiện bằng cách chọn mẫu điều tra (điều tra tại chổ bằngphỏng vấn, gửi bảng câu hỏi, điều tra qua điện thoại)
Trang 29* Công trình nghiên cứu của Joe Halstead
Joe Halstead đã nghiên cứu về tác động kinh tế của Caribana - một Lễhội có quy mô lớn, được tổ chức định kỳ tại thành phố Toronto Ông và nhómnghiên cứu Lễ hội Caribana theo các chỉ tiêu tổng mức chi tiêu của khách,việc làm, thu nhập chính phủ Ngoài ra, nhóm nghiên cứu đánh giá tác độngkinh tế của các khoản đầu tư cho việc tổ chức Lễ hội
* Các nghiên cứu của Australia
Tại Australia gần đây đã công bố khá nhiều các tài liệu về đánh giá tácđộng kinh tế của Lễ hội và sự kiện Ví dụ như các Lễ hội được tổ chức tạibang Victoria, tác động kinh tế của Olympic 2000 Trong các tài liệu đó cácchỉ tiêu đánh giá tác động cũng là mức chi tiêu của khách tham dự, số việclàm được tạo ra, thu nhập của chính phủ Tài liệu còn nêu lên các mô hìnhđánh giá, phương pháp chọn mẫu điều tra, thu nhập thông tin và xử lý dữ liệu
Tóm lại, đánh giá tác động kinh tế của Lễ hội đã được thực hiện mộtcách thường xuyên và chuyên nghiệp ở nhiều quốc gia, nhiều vùng trong mộtquốc gia Điểm chung nhất mà chúng ta nhận thấy là: các chỉ tiêu đánh giá,phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu, ứng dụng mô hình Implan để ước tínhtác động trực tiếp, tác động gián tiếp, tác động lâu dài đối với các chỉ tiêu thunhập, việc làm, nguồn thu chính phủ
Trang 30CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên và xã hội
Tỉnh Quảng Nam nằm ở trung độ của Việt Nam cách thành phồ Hà Nội
860 km về phía Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 865 km về phía Nam PhíaBắc giáp Tỉnh Thừa Thiên Huế và Đà Nẳng; phía Nam giáp tỉnh Quảng Ngãi;phía Tây giáp CHDCND Lào và tỉnh Kon Tum; phía Đông giáp biển Đông
Quảng Nam có vị trí thuận lợi để phát triển kinh tế, là trung tâm củakhu vực Đông Nam Á, với bán kính 3.126 km bao phủ Nam Trung Quốc,Hồng Kông, Đài Loan về phía Bắc, Singapore, Malaisia về phía Nam,Philippine, Brunei về phía Đông, Miến Điện, Thái Lan, Lào và Campuchia vềphía Tây Với tổng diện tích 10.406,83km2 Vị trí địa lý của Quảng Nam vừa
có đồng bằng, ven biển, trung du và miền núi, gồm 17 huyện, thị xã trong đó
có 8 huyện miền núi, 7 huyện đồng bằng và 1 thị xã và 01 thành phố Tổngdân số là 1.427.177 người, có 20% dân số sống khu vực đô thị (các thánh phố,thị xã, thị trấn), 80% dân số ở nông thôn, có bờ biển dài hơn 125km, ngưtrường lớn gần 40.000km, có hệ thống cảng Kỳ Hà, Dung Quốc, sân bay quốc
tế Chu Lai, có các khu công nghiệp lớn Bên cạnh đó tiềm năng du lịch cónhiều triển vọng với hai Di tích văn hoá thế giới Mỹ Sơn và phố cổ Hội An,cùng với những lợi thế về địa lý, Quảng Nam có những tiềm năng về đất đai,nguồn điện, nguồn nước, tài nguyên khoáng sản và nguồn nhân lực dồi dào.Quảng Nam vừa được Chính phủ ra Quyết định số 108/2003/QĐ -TTg ngày05/6/2003 thành lập khu kinh tế mở Chu Lai Tỉnh uỷ đã có Nghị quyết Hộinghị lần thứ 11 (khoá XVIII) về phát triển Quảng Nam thành một tỉnh côngnghiệp cơ bản hoàn thành vào thời kỳ 2015 - 2020
Trang 31Quảng Nam là một tỉnh mới được tái lập, hiện đang gặp nhiều khókhăn: là một tỉnh lớn, kinh tế - xã hội phát triển chưa đều, ngân sách hàngnăm có tăng những còn phải dựa vào sự hỗ trợ của Trung ương, đời sốngnhân dân còn thấp, hệ thống cơ sở hạ tầng chưa được phát triển, tỷ lệ đóinghèo khá cao, diện chính sách xã hội còn khá lớn, đào tạo và việc làm cònnhiều bất cập.
Trong những năm qua, kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Nam liên tục cónhững thay đổi và phát triển, GDP tăng bình quân hàng năm trên 10% năm
2004 là 11,5%, thu ngân sách năm 2004 là 860 tỷ đồng, năm 2005 là 1.000tỷđồng Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, công nghiệp tăng25%, phấn đấu năm 2015 Quảng Nam trở thành tỉnh công nghiệp
2.1.2 Tài nguyên du lịch của Quảng Nam
Quảng Nam với 2 di sản văn hoá thế giới là Thánh địa Mỹ Sơn và đôthị cổ Hội An, cùng với các di tích kinh đô Trà Kiệu, tháp Chiên Đàn,Khương Mỹ, Bàng An ghi lại những dấu dấn rực rỡ của các nền văn hoá SaHuỳnh, Chămpa, Đại Việt đã mở ra loại hình du lịch hấp dẫn - du lịch khámphá, chiêm nghiệm kiến trúc cổ
Trong các cuộc kháng chiến vệ quốc, Quảng Nam là vùng chiến trường
ác liệt, những đại danh: Bồ Bồ, Cấm Dơi, Vĩnh Trinh, Chợ Được, Núi Thành,địa đạo Kỳ Anh đã đi vào lịch sử dân tộc, ngày nay trở thành những điểmdừng chân của bao du khách Suốt dọc 125km bờ biển kéo dài từ Điện Ngọcđến vịnh Dung Quốc nơi đâu cũng hoang sơ và sạch đẹp Những bãi tắm CửaĐại, Hà My, Bình Minh, Tam Thanh, Kỳ Hà, Biển Rạng cùng với hồ PhúNinh, thuỷ điện Duy Sơn, dòng sông Thu Bồn, sông Trường Giang và xử đảo
Cù Lao Chàm là những điểm du lịch sinh thái, thắng cảnh lý tưởng
Kỳ tích của những danh nhân đất Quảng và truyền thống hiếu học, hiếukhách của người dân cùng hoà nhập với tinh hoa văn hoá các dân tộc anh em:Kinh, Co, Cơtu, Mơnông,Xơđăng, GiéTriêng với những lễ hội văn hoá đặcsắc “Đêm rằm phố cổ”, “Lễ hội Long Chu”,”Rước Cộ”, “Bà Thu Bồn” Cồngchiên, mừng lúa mới đã góp phần tạo nên hình ảnh du lịch mang đậm sắcthái Quảng Nam
Trang 32Phố cổ Hội An được hình thành từ thế kỷ XVI - XVII, trước đây làthương cảng của miền Trung, đến nay khu phố cổ Hội An vẫn bảo tồn gầnnhư nguyên trạng một quần thể di tích kiến trúc gồm nhiều loại hình: Nhà ở,Hội quán, đình chùa, miếu, cầu, nhà thờ tộc, bến cảng, chợ kết hợp vớiđường giao thông ngang dọc tạo thành các ô vuông kiểu bàn cờ mô hình phổbiến của các đô thị thương nghiệp phương đông thời Trung đại Cùng vớicuộc sống thường ngày của dân cư với những tập quán, sinh hoạt văn hoá lâuđời đang được duy trì, nơi đây là bảo tàng sống về kiến trúc và lối sống đô thị.Phố cổ Hội An cùng với cảnh quan thiên nhiên, bãi tắm sông nước, hải đảo,các món ăn đặc sản truyền thống đang là nơi hấp dẫn khách du lịch thamquan, nghiên cứu trong và ngoài nước Năm 1999 Phố cổ Hội An đã đượcUNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới.
2.1.3 Tình hình phát triển du lịch Quảng Nam
2.1.3.1 Giai đoạn 1990 - 1996
Giai đoạn này, Tỉnh Quảng Nam được hình thành từ Tỉnh Quảng Nam
Đà Nẳng, chưa có sự phân cách về mặt địa giới hành chính, cũng như các hoạtđộng khác Tại Đô thị cổ Hội An có những yếu tố tác động đến sự phát triểncủa du lịch, các công trình nhà cổ được tu tạo, sửa chữa và phục hồi Tronggiai đoạn này, tốc độ tăng du khách vẫn chưa được mạnh
2.1.3.2 Giai đoạn 1997 - 2006
Ngày 1.1.1997, Tỉnh Quảng Nam Đà Nẳng được Chính phủ ra quyếtđịnh tách thành 2 đơn vị độc lập là Thành phố Đà Nẳng và tỉnh Quảng Nam.Trong thời kỳ này, Quảng Nam mới bắt đầu đầu tư vào hệ thống cơ sở hạtầng, trong đó Đô thị cổ Hội An đã đầu tư một khoản tiền rất lớn để tôn tạo vàphục hồi các giá trị văn hoá lịch sử, tôn tạo lại các nhà cổ, chùa, văn miếu, Đến tháng 12/1999, Quảng Nam được UNESCO công nhận Đô thị Cổ Hội An
và Thánh địa Mỹ Sơn là 2 di sản văn hoá thế giới và từ đó dẫn tới sự bùng nổ
về du lịch quốc tế đến với Hội An
Trang 33Để làm rõ hơn chúng ta xem xét lượng khách đến Quảng Nam và lượngkhách tham quan Quảng Nam từ năm 2001 đến năm 2006 qua các biểu đồ sau:
Nguồn: Sở Du lịch Quảng Nam
Biểu đồ 3 Tổng lượt khách đến Quảng Nam (2001 - 2006)
229,260 259,137 423,771 531,159
649,597 830,000314,219 400,441
Trang 34Qua số liệu thống kê từ Sở Du lịch Quảng Nam, lượt khách đến QuảngNam qua thời kỳ từ năm 2001 -2006 tăng đáng kể Nhu cầu du lịch đã bắt đầuphát triển vượt bật Tốc độ phát triển bình quân là 30% Trong đó nhu cầu dulịch của khách nội địa đã có sự biến đổi rõ nét Hơn nữa, sau khi Quảng Namđược UNESCO công nhận Hội An và Mỹ Sơn là hai di sản văn hoá thế giớithì lượng khách trong nước cũng như quốc tế biến đến Hội An nói riêng vàQuảng Nam nói chung như một điểm đến lý tưởng để du lịch, khám phá vàcác hoạt động khác Từ năm 2001 chí có 229.260 lượt khách nội địa đếnQuảng Nam , trải qua 5 năm, năm 2006, lượng khách đến Quảng Nam là830.000 lượt khách, tốc độ tăng 362%.
Nguồn: Sở Du lịch Quảng Nam
Biểu đồ 4 Khách tham quan đến Quảng Nam (2001 - 2006)
* Tổng thu nhập xã hội từ du lịch:
Tổng thu nhập thuần tuý từ du lịch năm 2001 đạt 240 tỷ đồng, năm
2005 là 900 tỷ đồng, tốc độ tăng thu nhập bình quân hàng năm là 39,16%.Tốc độ tăng thu nhập bình quân hàng năm của ngành du lịch cao hơn tốc độ
179,820 209,462 237,711 279,046
426,187 478,000198,821 219,259
336,069 425,182
541,188
675,000
0200,000
Trang 35tăng bình quân về thu nhập từ các ngành khác Do vậy tăng mức đóng gópcủa Ngành Du lịch vào thu nhập chung vào GDP của Tỉnh
Qua biểu thu nhập xã hội từ du lịch qua các năm có thể nhận thấy rằngQuảng Nam là một trong những đơn vị trong nước có tiềm năng phát triểnmạnh Doanh thu từ du lịch năm 2001 đạt 79 tỷ đồng, đến năm 2006 doanhthu từ hoạt động này là 430 tỷ đồng Thu nhập xã hội từ du lịch đạt tốc độphát triển rất lớn Năm 2001 thu nhập xã hội đạt 240 tỷ đồng, năm 2006 con
số này đã là 1.100 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân 39,16% Có thể thấy rằng,
từ sau khi chia tách tỉnh cho đến nay, Quảng Nam đã có những bước chuyểnmình lớn
Nguồn: Sở Du lịch Quảng Nam
Biểu đồ 5 Thu nhập và doanh thu từ du lịch qua các năm (2001 - 2006) 2.1.4 Hệ thống cơ sở bán lẽ và các ngành sản xuất tiểu thủ công nghiệp phục vụ Du lịch, Lễ hội
Theo số liệu của Phòng Thương mại du lịch Hội An, năm 2006 có tổng
số 1.228 cơ sở kinh doanh bao gồm: Shop vải, may gia công, may đo, áo quầnmay sẳn, nhà hàng, quán ăn, Bar, tranh ảnh, lưu niệm, thủ công mỹ nghệ, sành
Trang 36sứ, giầy dép, tủ sách, lồng đèn và các cơ sở kinh doanh khác Giá trị sản xuấttoàn ngành đạt 700,625 tỷ đồng, tăng 3,8% so với năm 2005 Giá trị GDP đạt169,310 tỷ đồng, tăng 6,59% so với năm 2005, chiếm tỷ trọng 19,41% GDPtoàn thị xã Hội An Thành phần chiếm tỷ trọng lớn nhất là Shop vải với 246shop chiếm 20% Ngoài ra, còn có một số ngành hàng kinh doanh khác Tuynhiên, Hội An với quy mô nhỏ, các ngành hàng này chủ yếu phụ thuộc vàocác tuyến phố chính như Khu vực I - Phố cổ bao gồm các đường Lê Lợi, TrầnPhú Phần lớn phụ thuộc vào đường Trần Phú với số lượng 163 hộ kinhdoanh trong tổng số 751 hộ kinh doanh tại khu tuyến phố này Khu vực IIBlại tập trung chủ yếu vào tuyến phố Hai Bà Trưng, tại khu vực này chiếm 94
hộ kinh doanh trong tổng số 272 hộ tại tuyến phố này
Trong những năm qua, hệ thống cơ sở bán lẻ và các ngành tiểu thủcông nghiệp đã có những đóng góp tích cực trong phát triển kinh tế du lịchcủa tỉnh Quảng Nam
Bảng 4 Tổng hợp ngành hành kinh doanh chủ yếu năm 2006
STT Ngành hàng kinh doanh Số lượng Tỷ trọng (%)
Nguồn: Phòng Thương mại - Du lịch Hội An
2.2 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện các mục tiêu đã nêu, đề tài sử dụng các phương phápnghiên cứu sau:
Trang 372.2.1 Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
Đây là phương pháp có tính chất chung và xuyên suốt nhằm đảm bảocho đề tài được logic về nội dung, hình thức, trình tự thời gian Đồng thời, đềtài sử dụng kết hợp chặt chẻ giữa tư duy biện chứng với quan điểm lịch sử, tính
kế thừa, xu hướng phát triển trong nghiên cứu lý luận cũng như thực tiển Đặtvấn đề nghiên cứu tác động kinh tế của Lễ hội trong mối quan hệ với bảo tồn
và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống địa phương, sự phát triển chungcủa Du lịch thế giới, Du lịch Việt Nam và Du lịch của tỉnh Quảng Nam
2.2.2 Phương pháp phân tích thống kê tổng hợp
Để đánh giá tác động kinh tế của Lễ hội Năm Du lịch Quốc gia QuảngNam, đề tài sử dụng kết hợp cả hai loại phân tích thống kê thông dụng: phântích định tính và định lượng Hai phương pháp phân tích này sẽ hỗ trợ tíchcực cho nhau trong việc làm sáng tỏ các nhận định hoặc rút ra các kết luậncủa vấn đề nghiên cứu
Nguồn số liệu phục vụ cho nghiên cứu đánh giá là số liệu thứ cấp đượcthu thập từ các báo cáo đã được công bố của các cơ quan, tổ chức và số liệuthứ cấp thu thập bằng phương pháp điều tra thông qua bảng câu hỏi kín hoặcphỏng vấn trực tiếp
- Đối với số liệu thứ cấp: Các số liệu về tình hình kinh doanh của Du
lịch, phát triển cơ sở vật chất, lao động qua các năm được thu thập qua Sở Dulịch, phòng Thương mại - Du lịch Hội An, cục thống kê và một số công trìnhnghiên cứu đã được công bố Các số liệu về đặc điểm địa bàn nghiên cứu thuthập được qua thống kê Thu thập thông qua Sở tài chính vật giá và ban tổ chức
Lễ hội Năm Du lịch Quốc gia Quảng Nam về các số liệu về nguồn thu, chi trựctiếp cho Lễ hội Ngoài ra, số liệu thứ cấp còn được thu thập thông qua các báocáo tổng kết của Sở Du lịch Quảng Nam, ban tổ chức ban tổ chức Lễ hội Năm
Du lịch Quốc gia Quảng Nam, báo cáo khoa học và các nguồn số liệu cập nhập
Trang 38từ các Website của tổ chức Du lịch thế giới, Tổng cục Du lịch, ban tổ chức ban
tổ chức Lễ hội Năm Du lịch Quốc gia Quảng Nam
- Đối với số liệu sơ cấp: Sử dụng các bảng câu hỏi kín cho các đối
tượng là khách Du lịch ngoài địa phương có mặt tại Đô thị cổ Hội An vào thờigian tổ chức Lễ hội Năm Du lịch Quốc gia Quảng Nam và các doanh nghiệpkinh doanh Khách sạn, nhà hàng trên địa bàn
Bảng câu hỏi dành cho khách được thiết kế trên cơ sở tham khảo các tàiliệu nước ngoài về đánh giá tác động kinh tế của Lễ hội Mục đích chính củabảng câu hỏi này là để điều tra về mục đích chuyến đi, nơi thường trú vàđặc biệt là mức chi tiêu và cơ cấu chi tiêu của khách tại Đô thị cổ Hội Antrong thời gian diễn ra Lễ hội Năm Du lịch Quốc gia Quảng Nam Ngoài ra,còn điều tra thêm các thông tin đánh giá theo thang điểm Likert để lượng hoámức độ đánh giá của chủ doanh nghiệp về tác động kinh tế của Lễ hội
- Về phương pháp chọn mẫu điều tra: Đối với điều tra khách tham dự
Lễ hội Năm Du lịch Quốc gia Quảng Nam: Theo kinh nghiệm đánh giá tácđộng kinh tế của Lễ hội của một số quốc gia, việc điều tra khách tham dự phảithực hiện ngay trong thời gian diễn ra Lễ hội và sử dụng phương pháp chọnmẫu theo cách “lấy mẫu ngẫu nhiên đơn thuần” Tuy nhiên, do thời gian thựchiện đề tài thời gian tổ chức lễ hội không trùng nhau nên phải điều tra khách
du lịch qua đường bưu điện Một khó khăn qua quá trình điều tra là hầu hếtkhách sạn không lưu lại địa chỉ cụ thể của khách du lịch mà chỉ là lưu sốCMDN Qua tìm hiểu cá cơ sở kinh doanh, đề tài phải sử dụng phương phápchọn mẫu phi xác suất và có định hướng theo cơ cấu thị trường khách du lịchnội địa đến Hội An trong thời gian qua Cách chọn mẫu này có hạn chế làkhông đưa ra cơ sở để đánh giá qui mô giao động của mẫu và sai số ướclượng Tuy nhiên, chọn mẫu phi xác suất có thể áp dụng cho việc chứng
Trang 39minh, làm rõ cơ sở các giả thuyết, nhận định, Nếu có sự kết hợp với số liệuthứ cấp để phân tích thì kết quả vẫn đảm bảo tính đại diện cho tổng thể.
Đối với các Khách sạn, Nhà hàng tại địa bàn Hội An, đề tài thực hiệnđiều tra 55 cơ sở kinh doanh Khách sạn, nhà hàng trên địa bàn, đây là nhữngkhách sạn, nhà hàng chuyên phục vụ khách du lịch Trên thực tế thì vẫn cònmột số cơ sở kinh doanh lưu trú, ăn uống không được điều tra nhưng đây lànhững cơ sở cấp thấp, chủ yếu phục vụ cho khách địa phương Vì vậy, có thểxem như đề tài đã thực hiện điều tra toàn bộ các cơ sở kinh doanh khách sạn,nhà hàng chuyên phục vụ khách du lịch trên địa bàn Hội An
2.2.3 Phương pháp chuyên gia
Sử dụng phương pháp chuyên gia với những nhận định mang tính chấtđịnh hướng, những đánh giá định tính, chuyên sâu nhưng chưa đủ nguồn sốliệu để phân tích định lượng Phương pháp được sử dụng là phỏng vấn trựctiếp các chuyên gia là giám đốc khách sạn, các chủ sơ sở kinh doanh lớn trênđại bàn, cán bộ đầu ngành thuộc cơ quan quản lý Nhà nước có kinh nghiệmtong lĩnh vực du lịch, tài chính, thống kê Các ý kiến chuyên gian được sửdụng làm định hướng phân tích, đánh giá và xây dựng các giải pháp
2.2.4 Sử dụng các công cụ toán kinh tế
Sử dụng phần mềm SPSS để tập hợp dữ liệu điều tra Thông qua các sốliệu đã được tổng hợp, tiến hành phân tích thống kê mô ta, phân tích địnhtính, định lượng và kiểm định giả thiết tác động kinh tế của Lễ hội Năm dulịch Quảng Nam 2006
Trang 40CHƯƠNG 3 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA LỄ HỘI QUẢNG NAM VÀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA LỄ HỘI
QUẢNG NAM 2006
3.1 SỰ RA ĐỜI LỄ HỘI QUẢNG NAM VÀ MỤC TIÊU LỄ HỘI
3.1.1 Sự ra đời của Lễ hội
Cùng với chương trình hành động quốc gia và chiến lược phát triển dulịch gắn với các sự kiện văn hoá du lịch cả nước Lễ hội Quảng Nam 2003 -Hành trình di sản đầu tiên được diễn ra trên phạm vi rộng bao gồm 2 huyệnthị xã là Đô thị cổ Hội An và thánh địa Mỹ Sơn Ngoài việc phát huy nhữngtruyền thống của dân tộc, thông qua đó để giới thiệu quảng bá những tiềmnăng du lịch trong tỉnh Lễ hội Quảng Nam được định kỳ tổ chức 2 năm 1 lầnvào các năm lẻ cùng với Festival Huế, Lễ hội gặp gỡ đất Phương Nam, Dulịch Hạ Long, Du lịch Sa Pa, Du lịch Đà Lạt tạo thành các hoạt động gắnliền với các di sản văn hoá thế giới Lễ hội Quảng Nam đã mở ra cho ngành
du lịch đất Quảng nhiều sản phẩm đặc thù và mang đậm chất đất Quảng
Từ năm 2002, Tổng cục du lịch có sáng kiến tổ chức chương trình năm
du lịch ở các địa phương Sáng kiến này được Ban chỉ đạo Nhà nước về dulịch ủng hộ, trở thành hoạt động hàng đầu mỗi năm của Ngành du lịch.Chương tình năm du lịch được bắt đầu từ năm 2003 tại Quảng Ninh, sau đó làĐiện Biên, Nghệ An và Quảng Nam
3.1.2 Mục tiêu của Lễ hội
Cò thể thấy rằng Lễ hội Quảng Nam 2003 - hành trình di sản lần đầutiên được tổ chức đã bao hàm nhiều mục tiêu như văn hoá nghệ thuật, mụctiêu phát triển kinh tế và đặc biệt là kinh tế du lịch, cũng cố và phát triển quan
hệ hợp tác quốc tế Lễ hội Quảng Nam 2006 tập trung vào công tác xúc tiếnthông qua các sự kiện, các hoạt động truyền thông có sức lan toả