1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TIỂU LUẬN TRIẾT học tư TƯỞNG hồ CHÍ MINH về CON NGƯỜI và vấn đề PHÁT HUY NHÂN tố CON NGƯỜI TRONG sự NGHIỆP xây DỰNG và bảo vệ tổ QUỐC ở nước TA HIỆN NAY

28 654 15

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 121 KB

Nội dung

Vấn đề con ng¬ười và giải phóng con ng¬ười là một trong những nội dung cơ bản mà các trào l¬ưu triết học đều tập trung giải quyết. Tuy nhiên, ở mỗi thời đại lịch sử, mỗi luận điểm triết học vấn đề đó đ¬ược đặt ra và giải quyết trong những bối cảnh và nội dung khác nhau tuỳ thuộc vào thế giới quan và nhân sinh quan của các nhà triết học.

Trang 1

Tư tưởng triết học hồ chí minh về con người và vấn đề phát huy vai trò nhân

tố con người trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc việt nam xã hội

chủ nghĩa hiện nay

===================

Vấn đề con người và giải phóng con người là một trong những nội dung

cơ bản mà các trào lưu triết học đều tập trung giải quyết Tuy nhiên, ở mỗi thờiđại lịch sử, mỗi luận điểm triết học vấn đề đó được đặt ra và giải quyết trongnhững bối cảnh và nội dung khác nhau tuỳ thuộc vào thế giới quan và nhân sinhquan của các nhà triết học

Với chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh vấn đề conngười và giải phóng con người khỏi áp bức, bóc lột, bất công được đặttrên một nền tảng hiện thực - đó là việc thay thế chế độ chiếm hữu tưnhân về tư liệu sản xuất bằng chế độ công hữu về tư liệu sản xuất Tứcchủ nghĩa Mác – Lênin và Hồ Chí Minh không xem xét con người chungchung, trừu tượng, mà xem xét con người một cách thực tế C Mác nói:

“Bản chất con người không phải là một cái gì trừu tượng cố hữu của cácnhân riêng biệt Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổnghoà những quan hệ xã hội”[59, tr.11]

I THỰC CHẤT VẤN ĐỀ CON NGƯỜI TRONG TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC HỒ CHÍ MINH

Có thể nói, tư tưởng triết học Hồ Chí Minh về con người là sự kết tinhcủa những quan điểm về con người trong lịch sử tư tưởng của nhân loại, cảphương Đông, phương Tây, mà trực tiếp là chủ nghĩa Mác – Lênin được thểhiện một cách cụ thể, sinh động ở Việt Nam Tư tưởng triết học Hồ Chí Minh

về con người và phát triển con người được hình thành, phát triển và quán

Trang 2

xuyến suốt cuộc đời hoạt động của Người Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồngviết: “Hồ Chí Minh hết sức coi trọng chiến lược con người Đối với Hồ ChíMinh, con người là mục tiêu đồng thời là nhân tố quyết định thành công củacách mạng Vì thế Hồ Chí Minh nhấn mạnh sự cần thiết vũ trang cho giai cấpcông nhân, nhân dân lao động và dân tộc ta những giá trị đạo đức mới để làmnên cuộc đổi đời lịch sử…”[60, tr 179]

Để hiểu rõ vấn đề con người trong tư tưởng triết học Hồ Chí Minh, chúng

ta cần nghiên cứu một số vấn đề cơ bản sau:

1.1 Cơ sở hình thành tư tưởng triết học Hồ Chí Minh về con người

Sự ra đời tư tưởng triết học Hồ Chí Minh về con người là tất yếu lịch sử

Nó là sản phẩm của sự kết hợp hài hoà giữa điều kiện lịch sử – xã hội với phẩmchất, năng lực của Người, biểu hiện cụ thể đó là:

1.1.1 Xuất phát từ đòi hỏi khách quan của lịch sử – xã hội

Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX chủ nghĩa tư bản phát triển thành chủnghĩa đế quốc Cùng với mâu thuẫn giai cấp vô sản và giai cấp tư sản, chủ nghĩa

đế quốc ra đời đã xuất hiện thêm mâu thuẫn mới: mâu thuẫn giữa các dân tộcthuộc địa với chủ nghĩa đế quốc, thực dân

Cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914 – 1918) để chia lạithuộc địa của các nước đế quốc đã làm cho chủ nghĩa tư bản suy yếu, tạođiều kiện cho lí tưởng chủ nghĩa Mác – Lênin trở thành hiện thực Cáchmạng tháng Mười nga dưới sự lãnh đạo của Lênin thành công năm 1917 và

mở ra một kỉ nguyên mới – kỉ nguyên từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xãhội trên phạm vi toàn thế giới

Ở trong nước, trong cùng thời điểm ấy, Việt nam bị thực dân Phápxâm lược và trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến dưới ách thống trịcủa thực dân Pháp Từ đó cuộc sống của người dân Việt Nam chìm trongđau khổ và tủi nhục vì mất nước Nhu cầu tìm ra con đường giải phóng

Trang 3

dân tộc để cứu dân, cứu nước trở thành một nhu cầu cấp bách đối với mọingười dân yêu nước Việt nam Trong điều kiện ấy, tư tưởng Hồ Chí Minhnói chung, tư tưởng triết học Hồ Chí Minh về con người nói riêng từngbước được hình thành và phát triển.

1.1.2 Xuất phát từ văn hoá và truyền thống của người Việt Nam

Dân tộc Việt Nam có truyền thống yêu nước, thương dân, ý chí chiếnđấu kiên cường, tinh thần nhân nghĩa, truyền thống tương thân, tương ái, lạcquan, yêu đời, cần cù, thông minh, sáng tạo Truyền thống đó đã hấp thụ trong

tư tưởng Hồ Chí Minh và ngày càng củng cố, bổ sung trong cuộc đời hoạtđộng cách mạng của Người

1.1.3 Xuất phát từ tinh hoa văn hoá của nhân loại

Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng nhiều tinh hoa văn hoá của phươngĐông lẫn phương Tây

Đối với văn hoá phương Đông, Hồ Chí Minh đã chắt lọc những

tư tưởng tích cực của Nho giáo và Phật giáo như: tinh thần yêuthương con người, cứu khổ, cứu nạn, rèn luyện tu dưỡng đạo đức,tinh thần hiếu học v.v

Đối với văn hoá phương Tây, quá trình bôn ba tìm đường cứunước Hồ Chí Minh đã tiếp cận và chịu ảnh hưởng nền văn hoá dân chủ

và cách mạng của phương Tây Điển hình như tư tưởng về quyền củacon người trong Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của Mĩ, hay tư tưởng

về tự do, bình đẳng, bác ái của các nhà Khai sáng Pháp…đã góp phầnquan trọng về mặt lí luận trong việc hình thành tư tưởng dân chủ của

Hồ Chí Minh

Song, yếu tố giữ vai trò quyết định về mặt thế giới quan và phươngpháp luận đối với việc hình thành tư tưởng triết học Hồ Chí Minh về conngười là quan niệm về con người của chủ nghĩa Mác – Lênin Đặc biệt, khi

Trang 4

Người bắt gặp Luận cương về các vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin, tưutưởng triết học về con người của Hồ Chí Minh càng được định hướng đúngđắn, Người nói: “Chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới cứu nhân loại, đem lại chomọi người không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc tự do, bình đẳng, bác ái,đoàn kết, ấm no trên quả đất, việc làm cho mọi người và vì mọi người, niềmvui, hoà bình, hạnh phúc”[31, tr 461] Với niềm vui sướng ấy, Người nói tolên: “Hỡi đồng bào bị đoạ đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây

là con đường giải phóng chúng ta!”[56, tr 127]

1.1.4 Vai trò nhân tố chủ quan Hồ Chí Minh

Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên trong một gia đình nhà nho yêunước, thương dân, học cao, hiểu rộng; trong hoàn cảnh quê hươngđất nước bị ngoại bang nô dịch Cái nhục mất nước không chỉ đốivới các thần dân mà cả đối với những ông vua, quan có lòng yêunước, thương dân

Bản thân Hồ Chí Minh đã từng theo học đạo làm người của Khổnggiáo, và cũng đã từng nghe những từ “tự do, bình đẳng, bác ái” của chủnghĩa nhân đạo tư sản khi còn học ở trường Quốc học Huế, nhưng ôngnhận thấy những điều đã học trái với thực tế phủ phàng của dân tộcmình Một dân tộc đã mất độc lập thì những con người của dân tộc đó,trước hết là những người lao động, làm gì có được tự do, bình đẳng vàbác ái Chính vì thế, con người trong tư tưởng triết học Hồ Chí Minhtrước hết và chủ yếu là những con người bị áp bức, bóc lột của dân tộcmình Hồ Chí Minh cảm nhận rất sâu sắc điều đó và nó trở thành ngọnlửa hun đúc tinh thần yêu nước, thôi thúc Người rời khỏi quê hương ra đitìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, đem đếncuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho mọi người

1.2 Nội dung cơ bản tư tưởng triết học Hồ Chí Minh về con người

Trang 5

Mặc dù Hồ Chí Minh không có tác phẩm lí luận riêng về con người, songtất cả các bài viết, bài nói và cả cuộc đời hoạt động của mình là vì con người Tưtưởng này được thể hiện trên một số nội dung chính sau đây:

1.2.1 Khái niệm con người

Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người là gì? Đây là một vấn đề rấtkhó Đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này dưới những gốc

độ tiếp cận khác nhau Để có một khái niệm đúng đắn về con người theo

tư tưởng triết học Hồ Chí Minh, chúng ta cần nghiên cứu một số điểmchủ yếu sau:

Khái niệm con người được Hồ Chí Minh sử dụng rất linh hoạt vàsáng tạo, tuỳ điều kiện, hoàn cảnh, lịch sử cụ thể Người sử dụng cho phùhợp Chẳng hạng, có lần Hồ Chí Minh đưa ra quan niệm về chữ Người:

“Chữ người, nghĩa hẹp là gia đình, anh em, họ hàng, bầu bạn Nghĩarộng là đồng bào cả nước Rộng nữa là cả loài người”[41, tr 644] Với ýnghĩa này, khái niệm con người đã mạng trong nó bản chất xã hội, phảnánh các quan hệ xã hội, quan hệ gần là gia đình, anh em, họ hàng, bầubạn; quan hệ xa là làng xóm, quê hương, đồng bào cả nước, và xa hơnnữa là nhân loại

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh không có con người chung chung, trừutượng mà chỉ có con người cụ thể, con người với ý nghĩa đầy đủ nhất, đó

là con người có cuộc sống riêng của họ, có những mối quan hệ riêng của

họ gắn với gia đình, người thân, quê hương, làng xóm, đồng bào, nhânloại Đó là người bản xứ, người cùng khổ, người nô lệ, người da vàng,người da trắng hay là tên thực dân, bọn ăn bám v.v Tức con người trong

tư tưởng Hồ Chí Minh bao giờ cũng gắn với xã hội, có vị trí trong xã hội.Còn nếu xét trong quan hệ với dân tộc, Tổ quốc thì gọi là nhân dân, quần

Trang 6

chúng, đồng bào Hay là công nhân, nông dân, trí thức, bộ đội nếu đặttrong mối quan hệ giai cấp

Với cách quan niệm đó, Hồ Chí Minh vừa cho chúng ta thấy rõ tínhchất giai cấp và tính chất lịch sử của khái niệm con người, vừa hướng vàonhững giá trị chung của con người, như: tự do, dân chủ, bình đẳng…để vươntới chân, thiện, mĩ, đạt tới lí tưởng nhân bản

Từ sự phân tích trên cho thấy, Hồ Chí Minh quan niệm con ngườidưới gốc độ triết học vừa là một con người cá thể, cụ thể, vừa là mộtcộng đồng gia đình, giai cấp, xã hội ,nhân loại Đó là con người gắn liềnvới hoạt động thực tiễn đấu tranh cách mạng, cải tạo xã hội Con ngườithống nhất giữa yếu tố sinh vật và yếu tố xã hội, giữa cá nhân và cộngđồng, giữa quá khứ, hiện tại và tương lai Con người vừa là sản phẩm, vừa

là chủ thể tích cực của hoàn cảnh Con người vừa là động lực, vừa là mụctiêu của sự phát triển lịch sử, chủ thể sáng tạo và hưởng thụ các giá trị vậtchất, văn hoá, tinh thần trong xã hội

1.2.2 Nguồn gốc con người

Con người trong quan niệm Hồ Chí Minh là một chỉnh thể thống nhất

về thể lực, tâm lực, trí lực và sự hoạt động Nói cách khác, con người là một

hệ thống cấu trúc bao gồm nhiều yếu tố: sức khoẻ, đời sống vật chất, văn hoátinh thần, tri thức… các yếu tố này quan hệ chặt chẽ với nhau, là tiền đề, điềukiện cho nhau, ảnh hưởng và qui định lẫn nhau

Hồ Chí Minh nhìn nhận con người trong sự thống nhất của hai mặtđối lập: người đời không phải là thánh thần, ai cũng có chỗ hay chỗ dở, aicũng có tính tốt tính xấu, có thiện có ác… Các mặt đối lập đó không đơnthuần có nguồn gốc từ xã hội, mà còn có căn nguyên từ yếu tố sinh vậtcủa con người

Trang 7

Hồ Chí Minh vừa thấy được yếu tố sinh vật, vừa thấy được yếu tố xãhội ảnh hưởng đến hành vi và đời sống của con người Đây là một sự kết hợphài hoà, sáng tạo khi đòi hỏi quá trình cải tạo xã hội phải đồng thời và trướchết là cải tạo bản thân mỗi con người, hai quá trình này vừa là điều kiện, vừa

là kết quả của nhau Hồ Chí Minh nói: “Con người ta để ra, ai cũng lớn lên,già đi rồi chết”[57, tr 469] Đó là qui luật sinh học của con người

1.2.3 Bản chất con người

Đứng vững trên quan điểm duy vật Mác xít, Hồ Chí Minh khẳngđịnh bản chất con người mang tính xã hội – lịch sử Con người vừa là sảnphẩm, vừa là chủ thể của lịch sử, con người vừa là động lực, vừa là mụctiêu của sự phát triển xã hội Hồ Chí Minh cho rằng: con người ta muốnsống thì phải có ăn, mặc, ở, đi lại, muốn như vậy thì phải lao động Muốnlao động sản xuất thì con người phải liên kết với nhau trong tập thể, cộngđồng Mà sản xuất thì luôn biến đổi, do đó tư tưởng của con người, chế độ

xã hội cũng biến đổi và phát triển theo, ý thức và nhận thức của con ngườicũng vậy “Do sự sản xuất vật chất mà người ta hiểu biết dần dần các hiệntượng, các tính chất, các qui luật và mối quan hệ giữa người với giới tựnhiên lại do hoạt động sản xuất mà dần dần hiểu rõ mối quan hệ giữangười này với người khác”[46, tr 247]

Như vậy, “xã hội có cơm ăn , áo mặc, nhà ở là nhờ lao động Xâynên giàu có, tự do, dân chủ cũng là nhờ lao động Trí thức mở mangcũng nhờ lao động Vì vậy lao động là sức chính của sự tiến bộ loàingười”[42, tr 420] Con người là sản phẩm lịch sử – cụ thể, do đómuốn nhận thức đúng về con người thì phải nhận thức đúng những điềukiện xã hội mà họ đang sống

Với tư duy đó, Hồ Chí Minh trong khi tìm câu giải đáp cho những vấn

đề lớn của thời đại đã biết kết hợp nhuần nhuyễn yếu tố dân tộc và quốc tế,

Trang 8

giữa truyền thống và hiện đại, giữa cá nhân và cộng đồng Nói khác đi, bảnchất con người không chỉ là sự thống nhất hữu cơ giữa cái chung, cái riêng vàcái đặc thù; giữa cá nhân và xã hội, mà bản chất người theo tư tưởng triết học

Hồ Chí Minh còn đặt trong mối quan hệ biện chứng với giai cấp, dân tộc vànhân loại, nhưng Người lưu ý không được đồng nhất bản chất người với bảnchất giai cấp, đặc biệt không được căn cứ vào thành phần xuất thân của họ đểđánh giá bản chất con người

1.2.4 Vai trò con người

Kế thừa tư tưởng “dân vi bản” của Nho giáo và “vai trò của quần chúngnhân dân trong lịch sử”, Hồ Chí Minh không chỉ thương yêu nhân dân mà cònnhìn thấy sức mạnh của nhân dân, thật sự kính trọng nhân dân, coi việc phục

vụ lợi ích của nhân dân, trước hết là công nhân, nông dân và các tầng lớp laođộng khác là điều tốt đẹp, vẻ vang nhất Người nói: “Trong bầu trời không gìquí bằng nhân dân Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kếtcủa nhân dân”[54, tr 276]

Với nhận thức “tất cả những người lao động trên thế giới đều có một mụcđích chung là thoát khỏi ách áp bức bóc lột, được sống sung sướng tư do, tức làthực hiện chế độ cộng sản”[45, tr 209], Hồ Chí Minh luôn coi con người vừa làmục tiêu, vừa là động lực của cách mạng

Quan điểm này của Hồ Chí Minh cho thấy độc lập, tự do chưa đủ

mà còn phải xây dựng một xã hội, một nhà nước của dân, vì dân Ngườigiải thích “Nước ta là một nước dân chủ Mọi công việc đều vì lợi íchcủa dân”[38, tr 439], “Bất kì ở địa vị nào, làm công tác gì, chúng tađều là đầy tớ của nhân dân Cơm chúng ta ăn, áo chúng ta mặc, vật liệuchúng ta dùng đều do mồ hôi nước mắt của nhân dân mà ra”[49, tr 392]

và “ tất cả của cải vật chất trong xã hội đều do công nhân và nông dân làm ra.Nhờ sức lao động của công nhân và nông dân, xã hội mới sống và phát

Trang 9

triển”[52, tr 203] Do vậy, Người căn dặn: “Chúng ta phải hiểu rằng, các

cơ quan Chính phủ từ toàn quốc cho đến làng, đều là công bộc của dân,nghĩa là để gánh vác việc chung cho dân, chứ không phải để đè đầu dânnhư trong thời kì dưới quyền thống trị của Pháp, Nhật”[39, tr 56].Người coi tất cả hành động làm hại đến dân là những hành động trái vớiđạo đức, những hành động xấu xa của con người và coi những ngườithực hiện những hành động ấy là những con sâu, con mọt

Hồ Chí Minh không chỉ thương yêu nhân dân mà còn nhìn thấysức mạnh của nhân dân, thật sự kính trọng nhân dân, coi việc phục

vụ lợi ích của nhân dân, trước hết là công nhân, nông dân và cáctầng lớp lao động khác là điều tốt đẹp, vẻ vang nhất Người chorằng, trong bầu trời không có gì quí bằng nhân dân, trong thế giớikhông có gì tốt đẹp, vẻ vang bằng phục vụ lợi ích của nhân dân.Người nói: “dễ mười lần không dân cũng chịu, khó trăm lần dân liệucũng xong”[58, tr 212]

Hồ Chí Minh nhận thức rất sâu sắc về cách mạng, về con ngườitrong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội Người viết: “Không có chế

độ nào tôn trọng con người , chú ý xem xét những lợi ích cá nhân đúngđắn và đảm bảo cho nó được thoả mãn bằng chế độ xã hội chủ nghĩa vàcộng sản chủ nghĩa”[53, tr 291] Nhưng theo Người cuộc cách mạng xãhội chủ nghĩa là một cuộc biến đổi khó khăn nhất và sâu sắc nhất, một

xã hội chưa từng có trong lịch sử dân tộc ta Do vậy cần phải có mộtlực lượng cách mạng, Người nói: “Muốn tiến lên chủ nghĩa xã hội thìphải có những con người xã hội chủ nghĩa”[49, tr 303] Từ đó, Ngườikhẳng định: “Chủ nghĩa xã hội chỉ có thể xây dựng được với sự giácngộ đầy đủ và lao động sáng tạo của hàng chục triệu người”[48, tr.495] Như vậy, theo Hồ Chí Minh nhân dân là lực lượng, là động lực

Trang 10

của cách mạng Người nói: “Công cuộc đổi mới, xây dựng là tráchnhiệm của dân Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là công việc của dân.Chính quyền từ xã đến Chính phủ trung ương do dân cử ra Đoàn thể từtrung ương đến xã do dân tổ chức nên Nói tóm lại, quyền hành và lựclượng đều ở nơi dân”[43, tr 698].

1.3 Tư tưởng triết học Hồ Chí Minh về giải phóng con người

Tư tưởng triết học Hồ Chí Minh về giải phóng con người được thể hiện

ở một số nội dung chính sau đây:

1.3.1 Tư tưởng về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng nhân dân lao động

Tư tưởng về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng nhân dânlao động thường xuyên được Hồ Chí Minh đề cập qua các bài viết, bài nói củamình Một số luận điểm cơ bản nổi lên, đó là:

- Độc lập, tự do là quyền bất khả xâm phạm của tất cả các dân tộc

Tư tưởng độc lập, tự do ra đời rất sớm, được thể hiện rõ nét nhất trongtuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mĩ Hồ Chí Minh đánh giá đây là tưtưởng bất hủ và phải được áp dụng với mọi quốc gai, dân tộc Chính vì thế,ngay trong ngày khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Hồ Chí Minh

đã khẳng định trước toàn thể nhân dân thế giới rằng: “Nước Việt Nam cóquyền hưởng tư do và độc lập, và sự thật đã trở thành một nước tự do và độclập Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem hết tinh thần và lực lượng, tínhmạng và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy”[35, tr 4] và “khi cầndân tộc Việt Nam thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước,không chịu làm nô lệ”[36, tr 480] Và Người còn giải thích rõ thêm: độc lậpcủa Tổ quốc và tự do của nhân dân mặc dù là hai thành tố khác nhau, nhưngluôn gắn kết chặt chẽ với nhau, hỗ trợ và bổ sung cho nhau Vì vậy, Người

Trang 11

khẳng định: “Nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do thì độc lậpcũng chẳng có ý nghĩa gì”[37, tr 56].

Với tư tưởng ấy, có thể nói độc lập, tự do là quyền bất khả xâmphạm của các dân tộc, là điểm xuất phát cho những tư tưởng khác vềgiải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng nhân dân lao độngcủa Hồ Chí Minh

- Giải phóng dân tộc trước hết phải do chính các dân tộc thực hiện

Từ việc nghiên cứu cách mạng dân tộc trên thế giới, Hồ Chí Minh rút

ra kết luận: giải phóng dân tộc trước hết là quá trình tự giải phóng, là nhiệm

vụ của chính bản thân các dân tộc Năm 1921, trong Tuyên ngô của Hội Liênhiệp thuộc địa, Hồ Chíu Minh viết: “Hỡi anh em ở các thuộc địa! Anh emphải làm thế nào được giải phóng? Vận dụng công thức của Các mác, chúngtôi xin nói với anh em rằng, công cuộc giải phóng anh em chỉ có thể thực hiệnđược bằng sự nỗ lực của bản thân anh em”[34, tr 127-128] Còn đối với cáchmạng Việt Nam, Hồ Chí Minh khẳng định: “Người ta sẽ không làm gì đượccho người An Nam nếu không dựa trên các động lực vĩ đại, và duy nhất củađời sống xã hội của họ”[32, tr 467]

- Giải phóng dân tộc phải gắn liền với giải phóng giai cấp, giải phóng nhân dân lao động

Theo Hồ Chí Minh, quyền lợi của dân tộc, quyền lợi của giai cấp vàquyền lợi của nhân dân lao động luôn thống nhất, gắn bó chặt chẽ với nhau,nên giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng nhân dân lao độngkhông tách rời nhau Trong cuộc đấu tranh đó, giai cấp công nhân chẳngnhững đấu tranh giải phóng mình mà còn giải phóng cả loài người khỏi ápbức, bóc lột, và cách mạng Việt Nam cũng không nằm ngoài mối liên hệ ấy

Hồ Chí Minh khẳng định: “Sự nghiệp của người dan bản xứ gắn mật thiết với

sự nghiệp của vô sản trên toàn thế giới; mỗi khi chủ nghĩa cộng sản giành

Trang 12

được thắng lợi cho dù ở một nước nào đó thì nó cũng là thắng lợi cho cảchúng ta”[33, tr 469] Như vậy, con đường bảo đảm cho sự thắng lợi của giảiphóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng nhân dân lao động là cáchmạng vô sản – cuộc cách mạng sâu sắc nhất, triệt để nhất để xây dựng chủnghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản và chỉ khi nào hoàn thành cuộc cách mạngnày thì giai cấp bị bóc lột, các dân tộc bị áp bức và những người lao động trêntoàn thế giới mới thoát khỏi ách nô lệ.

1.3.2 Tư tưởng về phát triển con người toàn diện

Phát triển con người toàn diện là vấn đề có ý nghĩa chiến lượctrong tư tưởng triết học Hồ Chí Minh Theo Người sự hưng thịnh haysuy tàn của một dân tộc, một quốc gia không chỉ phụ thuộc vào khảnăng giải quyết nhiệm vụ lịch sử đặt ra cho họ như thế nào mà còn làviệc họ chuẩn bị con người cho tương lai ra sao Người nói: “Vì lợiích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồngngười”[50, tr 222] Hồ Chí Minh xác định: “Trồng người là quá trìnhxây dựng con người toàn diện, quá trình làm phát triển hoàn toànnhững năng lực sẵn có của con người”[40, tr 32]

Nội dung phát triển con người toàn diện được Hồ Chí Minh đề cậprất cụ thể, đó là:

- Tiêu chuẩn cơ bản hàng đầu của con người toàn diện là đức và tài, trong

đó đức là gốc

Đức và tài là hai tiêu chuẩn cơ bản kết hợp hài hoà với nhau, nhưngnhìn chung Hồ Chí Minh nói nhiều đến đức và trong diễn đạt của Người, đứcluôn được đề cập đến trước

Đức là đạo đức, nhưng “đạo đức đó không phải là đạo đức thủ cựu Nó làđạo đức mới, đạo đức vĩ đại, nó không phải vì danh vọng cá nhân, mà vì lợi íchchung của Đảng, của dân tộc, của loài người”[44, tr 252] Người chỉ rõ nội dung

Trang 13

của đức là: trung với nước, hiếu với dân; yêu thương con người; cần, kiệm, liêm,chính, chí công, vô tư; có tinh thần quốc tế vô sản.

Tài là năng lực của con người để giải quyết nhiệm vụ được giao.Năng lực thể hiện tập trung ở trình độ văn hoá, khoa học, kĩ thuật và líluận

- Nguyên tắc cơ bản để xây dựng con người toàn diện là tu dưỡng, rèn luyện trong hoạt động thực tiễn, thực hiện đồng bộ quá trình giáo dục và tự giáo dục

Hồ Chí Minh quan niệm phẩm chất, năng lực của con người không phảisẵn có, cũng không phải “từ trên trời rơi xuống” mà “nó do đấu tranh, rènluyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố”[53, tr 293] Quá trình đấutranh, rèn luyện ấy cũng chính là quá trình giáo dục, tự giáo dục trong hoạtđộng thực tiễn Trong giáo dục, Người coi việc đào tạo, bồi dưỡng những conngười thuộc thế hệ trẻ, thanh niên, thiếu niên, nhi đồng là vấn đề có ý nghĩachiến lược to lớn và lâu dài Vì theo Người, thanh niên là lực lượng xungphong đi đầu trong mọi công việc chiến đấu giành độc lập tự do và xây dựngchủ nghĩa xã hội Còn thiếu niên, nhi đồng là người chủ tương lai của nướcnhà Vì vậy, chăm sóc và giáo dục tốt các cháu là nhiệm vụ của toàn Đảng,toàn dân Công tác đó phải làm kiêm trì và bền bỉ

Với tư duy ấy, Người luôn nhắc nhở mọi người là phải học, học nữa,học mãi Nhưng học để làm gì? Người khẳng định: “Học để làm việc, làmngười, làm cán bộ Học để phụng sự đoàn thể, giai cấp và nhân dân, Tổ quốc

và nhân loại”[45, tr 684]

Bên cạnh giáo dục, Hồ Chí Minh cho rằng tự giáo dục là vấn đềhết sức cơ bản, đó là quá trình mình giáo dục mình, mình cải tạo mình,mình thực hiện cuộc cách mạng trong chính bản thân mình Hồ chí Minhnói thêm, thực hiện cuộc cách mạng ngoài xã hội khó khăn như thế nào

Trang 14

thì thực hiện cuộc cách mạng trong bản thân mình cũng khó như thế.Song, không thể thực hiện được cuộc cách mạng ngoài xã hội nếu khôngthực hiện được cuộc cách mạng trong bản thân mình và cũng không thểthực hiện được cuộc cách mạng trong bản thân mình nếu không thựchiện được cuộc cách mạng ngoài xã hội

Mẫu hình con người toàn diện với những tiêu chuẩn chung nhất trongtoàn bộ tư tưởng triết học Hồ Chí Minh được đề cập đến không nhiều mà HồChí Minh thường nói đến từng đối tượng cụ thể, như: công nhân, nông dân,

bộ đội, công an, thiếu niên, nhi đồng v.v trong từng hoàn cảnh cụ thể tươngứng với yêu cầu cách mạng trong hoàn cảnh ấy Điều này không chỉ phảnánh biện chứng của quá trình phát triển con người toàn diện trong hiện thực

mà còn phản ánh con người toàn diện được phát triển biện chứng trong tưtưởng triết học Hồ Chí Minh

II VẤN ĐỀ PHÁT HUY VAI TRÒ NHÂN TỐ CON NGƯỜI TRONG SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC VIỆT NAM XÃ HỘI CHỦ NGHĨA HIỆN NAY

Nghiên cứu quan điểm triết học Mác – Lênin về con người nói chung,

tư tưởng triết học Hồ Chí Minh về con người nói riêng có ý nghĩa hết sứcquan trọng trong nhận thức và hoạt động thực tiễn, đặc biệt là trong giáodục và đào tạo Đây là cơ sở khoa học cho quan điểm xem xét con ngườiphải xuất phát từ tính hiện thực và toàn diện; khắc phục tính trừu t ượng,chung chung xa rời thực tiễn và duy tâm, siêu hình Đồng thời, đây còn

là cơ sở để quán triệt quan điểm, đường lối của Đảng ta về con người vàphát huy vai trò nhân tố con người trong quá trình lãnh đạo cách mạng,nhất là trong sự nghiệp xây dựng và bảo về Tổ quốc Việt Nam xã hộichủ nghĩa hiện nay

Ngày đăng: 13/05/2018, 15:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w