1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận cao học tư tưởng hồ chí minh về vai trò của thanh niên

33 282 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 165,5 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU Chủ tịch Hồ Chí Minh – lãnh tụ vĩ đại của Đảng, của cách mạng Việt Nam, người anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hoá lớn, chiến xuất xuất sắc của phong trào công nhân quốc tế. Tư tưởng của người là linh hồn, là ngọn cờ thắng lợi của cách mạng, là những giá trị tiêu biểu, trường tồn của văn hoá tinh thần. Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ htống quan điểm toàn diện, sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa. Là kết quả của sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác –Lênin vào điều kiện cụ thể Việt Nam. Đồng thời là kết tinh tinh hoa dân tộc, trí tuệ thời đại. Trong toàn bộ những di sản tư tưởng vô giá mà người để lại một bộ phận quan trọng là tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của thanh niên trong sự nghiệp cách mạng. Trên cơ sở kế thừa và phát huy những truyền thống tốt đẹp cũng như vai trò của các thế hệ thanh niên Việt Nam, đặc biệt qua những trải nghiệm của tuổi trẻ để cống hiến cho dân tộc, Người đã hình thành nhiều quan điểm, tư tưởng về vai trò của thanh niên. Người xem xét thanh niên một cách toàn diện, thấy rõ vị trí vai trò của thanh niên. Thanh niên là người tiếp sức cho thế hệ thanh niên già, đồng thời là người phụ trách dìu dắt thế hệ thanh niên hiện đại. Vì vậy Người đòi hỏi thanh niên phải tự giáic rèn luyện không ngừng rèn luyện học tập, xung phong, gương mẫu trong công việc. Tìm hiểu, học tập và thực hiện tư tưởng của Hồ Chí Minh về vai trò của thanh niên là yêu cầu bức thiết của Đảng cũng như thế hệ trẻ Việt Nam. Đây vừa thể hiện lòng tôn kính, vừa là nhu cầu, lợi ích không chỉ của mọi người dân Việt Nam; của sự ngiệp cách mạng nước ta mà còn và của cả nhân loại tiến bộ.

Trang 1

MỞ ĐẦU

Chủ tịch Hồ Chí Minh – lãnh tụ vĩ đại của Đảng, của cách mạng ViệtNam, người anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hoá lớn, chiến xuất xuấtsắc của phong trào công nhân quốc tế Tư tưởng của người là linh hồn, làngọn cờ thắng lợi của cách mạng, là những giá trị tiêu biểu, trường tồn củavăn hoá tinh thần

Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ htống quan điểm toàn diện, sâu sắc vềnhững vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam từ cách mạng dân tộc dân chủnhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa Là kết quả của sự vận dụng sángtạo và phát triển chủ nghĩa Mác –Lênin vào điều kiện cụ thể Việt Nam Đồngthời là kết tinh tinh hoa dân tộc, trí tuệ thời đại Trong toàn bộ những di sản tưtưởng vô giá mà người để lại một bộ phận quan trọng là tư tưởng Hồ ChíMinh về vai trò của thanh niên trong sự nghiệp cách mạng

Trên cơ sở kế thừa và phát huy những truyền thống tốt đẹp cũng nhưvai trò của các thế hệ thanh niên Việt Nam, đặc biệt qua những trải nghiệmcủa tuổi trẻ để cống hiến cho dân tộc, Người đã hình thành nhiều quan điểm,

tư tưởng về vai trò của thanh niên Người xem xét thanh niên một cách toàndiện, thấy rõ vị trí vai trò của thanh niên Thanh niên là người tiếp sức cho thế

hệ thanh niên già, đồng thời là người phụ trách dìu dắt thế hệ thanh niên hiệnđại Vì vậy Người đòi hỏi thanh niên phải tự giáic rèn luyện không ngừng rènluyện học tập, xung phong, gương mẫu trong công việc

Tìm hiểu, học tập và thực hiện tư tưởng của Hồ Chí Minh về vai trò củathanh niên là yêu cầu bức thiết của Đảng cũng như thế hệ trẻ Việt Nam Đâyvừa thể hiện lòng tôn kính, vừa là nhu cầu, lợi ích không chỉ của mọi ngườidân Việt Nam; của sự ngiệp cách mạng nước ta mà còn và của cả nhân loạitiến bộ

Trang 2

NỘI DUNG

Chương I:

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VAI TRÒ THANH NIÊN

TRONG CÁCH MẠNG VIỆT NAM

1 Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò thanh niên trong cách mạng Việt Nam

1.1 Hồ Chí Minh kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, vai trò của thanh niên trong lịch sử.

Dân tộc Việt Nam có lịch sử mấy ngàn năm dạng nước và giữ nước.Trong quá trình tồn tại và phát triển, dân tộc Việt Nam đã phải vượt qua biếtbao thử thách hiểm nghèo, phải liên tục đấu tranh chống lại nạn xâm lăng, ách

đô hộ, âm mưu đồng hoá của nước ngoài; thường xuyên phải đấu tranh thíchứng với thiên nhiên và vật lộn với thiên tai khắc nghiệt Trải qua quá trìnhlịch sử lâu dài, dân tộc Việt Nam đã xây đắc nên nhiều truyền thống tốt đẹp,biểu hiện một nền văn hiến cao, bền vững Đó là truyền thống yêu nước, tựlực, tự cường; lao động cần cù, sáng tạo; truyền thống coi trọng đạo lý, đoànkết tương thân tương ái, khoan dung độ lượng; truyền thống hiếu học, tôn sưtrọng đạo; nhạy cảm với cái mới, biết đối phó linh hoạt, ứng xử mềm dẻo, biếtthích nghi và hội nhập để tồn tại và phát triển

Trong các giá trị truyền thống của nhân dân Việt Nam, truyền thốngyêu nước nổi lên vị trí hàng đầu Nội dung truyền thống yêu nước của dân tộcViệt Nam phong phú và sâu sắc thể hiện ở tinh thần gắn bó với quê hương đấtnước, quyết tâm bảo vệ nòi giống Lạc Hồng; quyết tâm bảo vệ văn hoá dântộc, sẵn sàng xả thân để bảo vệ chủ quyền quốc gia Ngay từ buổi bình minhdựng nước và trong tiến trình lịch sử, nhân dân Việt Nam đã luôn phải đươngđầu với nhiều kẻ thù xâm lược hung bạo, lớn mạnh hơn mình gấp bội Vớitinh thần yêu nước dũng cảm bất khuất, đoàn kết một lòng, nhân dân ta đã lầnlượt đánh bại các cuộc xâm lăng, lật đổ ách đô hộ của nước ngoài, bảo toànnon sông gấm vóc bảo tồn cuộc sống, giữ gìn và phát huy tinh hoa văn hoálâu đời của dân tộc

Trang 3

Từ những trang sử hào hùng của dân tộc, Hồ Chí Minh nhận thấy rõnhững đóng góp xuất sắc của tuổi trẻ Việt Nam trong lịch sử dựng nước vàgiữ nước Đất nước Việt Nam ở thời kì nào cũng xuất hiện nhiều nhân tài vàanh hùng trẻ tuổi Hồ Chí Minh tự hào và rất trân trọng truyền thống của dântộc Chính sức mạnh của truyền thống yêu nước là một trong những động lựcchủ yếu đã thúc đẩy Người quyết chí ra đi tìm đường cứu nước Hồ Chí Minh

đã khái quát về sức mạnh của lòng yêu nước của nhân dân ta: “Dân ta có mộtlòng nồng nàn yêu nước Đó là một truyền thống quí báu của ta Từ xưa đếnnay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thànhmột làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khókhăn, nó nhấn chìm tất cả bè lũ bán nước và lũ cướp nước”(1) Truyền thốngcủa dân tộc là cơ sở vững chắc để cho Hồ Chí Minh có niềm tin tưởng mãnhliệt ở con người Việt Nam, vào tuổi trẻ Việt Nam Niềm tin đó giúp Ngườixác định đúng đắn lựclượng và động lực cách mạng Việt Nam, nhìn thấy khảnăng tiềm tàng ở sức lực, trí tuệ, sự dũng cảm, trí thông minh và sáng tạo củathế hệ trẻ nước ta trong sự nghiệp đánh đổ đế quốc và tay sai, cải bến xã hội

cũ, xây dựng xã hội mới tốt đẹp

1.2 Tuổi trẻ Hồ Chí Minh

Hồ Chí Minh, sinh năm 1890 trong một gia đình nhà nho yêu nước, tiến

bộ, trên quê hương có truyền thống giặc ngoại xâm, sản sinh ra nhiều anhhùng và chiến sỹ yêu nước, nhiều nhà văn hoá lớn của dân tộc Từ lúc thiếuthời, Hồ Chí Minh đã hấp thụ truyền thống yêu nước và lòng nhân ái của dântộc; vì vậy, Người sớm có lòng căm thù giặc, yêu nước thương dân sâu sắc

Với phong cách tư duy độclập, sáng tạo, Nguyễn Tất Thanh đã sớmtổng kết thực tiễn, rút bài học kinh nghiệm từ sự thất bại của phong trào dântộc chống Pháp do các sĩ phu yêu nước lãnh đạo Người rất khâm phục tinhthần yêu nước của Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Phan Bội Châu, PhanChâu Trinh… nhưng ngay lúc bấy giờ Người không tán thành con đường cứunước của các ông

Nguyễn Tất Thành đã quyết định tìm một con đường mới, cách đi mới,khác những con đường cứu nước cũ đã không đưa lại thắng lợi Vì vậy,Người không “Đông du” sang Nhật mà chọn con đường sang Pháp và các

(1) Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1995, tr.171

Trang 4

nước khác tìm hiểu, học hỏi xem họ làm như thế nào để trở về giúp đồng bàođứng lên tự giải phóng.

Ngày 5 tháng 6 năm 1911, Nguyễn Tất Thành rời Tổ quốc trên con tàuAmiraal Latouche Tréville, bắt đầu cuộc hành trình đi tìm con đường giảiphóng cho dân tộc Việt Nam Hành trang tìm đường cứu nước của anh thanhnien Nguyễn Tất Thành với vốn nho học khá uyên thâm, vốn tri thức ban đầurất quan trọng về văn hoá phương Tây, nhưng quan trọng hơn là lòng yêunước nhiệt thành, quyết tâm lao động và nghị lực của tuổi trẻ

Người sẵn sàng chấp nhận tất cả mọi khó khăn gian khổ vì tương laitươi sáng của dân tộc Nguyễn Tất Thành đến Pháp, đi qua nhiều nước tư bản

đế quốc, thuộc địa và phụ thuộc ở châu Âu, châu Phi và châu Mỹ, như TâyBan Nha, Bồ Đào Nha, Angiêri, Tuynidi,Cônggô, Bênanh, Rêuyniông, Anh,Mỹ…tới đâu, Người cũng chú ý quan sát và suy ngẫm những điều mắt thấytai nghe

Cuộc khảo sát thực tế phong phú tại các nước thuộc địa đã giúpNguyễn Tất Thành nhìn rõ hơn, sát hơn bộ mặt nhưng tên thực dân đi “khaihoá văn minh” Người đi đến kết luận: Tất cả bọn đế quốc và phản động bất cứ

ở đâu cũng đều tàn ác, và nhân dân các nước tư bản, đế quốc, thuộc địa, phụthuộc đều mong muốn độc lập tự do, có nguyện vọng đoàn kết với nhau đểchống kẻ thù chung Người nhận thấy quyền các dân tộc trở thành vấn đề cấpbách đối với nhân dân bị áp bức và thấy sự cần thiết liên minh chiến đấu, tìnhđoàn kết hữu ái giữa nhân dân các nước thuộc địa anh em Lúc này tuy chưagặp chủ nghĩa Mác – Lênin, song tầm nhìn cứu nước của Người đã có bướcphát triển mới: Từ góc độ một dân tộc đến tầm nhìn quốc tế

Năm 1917, Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga thành công

có tiếng vang lớn trên thế giới, Nguyễn Tất Thành từ Anh trở lại Pháp Ngườihăng hái tham gia các hoạt động trong phong trào công nhân Pháp Người tíchcực hoạt động trong “Hội người An Nam yêu nước”, tích cực học tập lý luận,thường xuyên đến các thư viện ở Pari để làm giàu tri thức của mình từ khotàng văn hoá phong phú và đồ sộ của thế giới

Năm 1919 Nguyễn Tất Thành gia nhận Đảng xã hội Pháp Tháng 6năm 1919, thay mặt những người yêu nước Việt Nam tại Pháp, Người lấy tên

là Nguyễn Ái Quốc gửi đến đoàn đại biểu các nước tham dự hội nghị hoà bình

Trang 5

Vécxây “Bản yêu sách của nhân dân An Nam” đòi chính phủ Pháp phải thừanhận các quyền tự do, dân chủ và bình đẳng của dân tộc Việt Nam.

Tháng 7/1920 Nguyễn Ái Quốc tiếp xúc với bản Luận cương về vấn đềdân tộc và thuộc địa của Lênin Luận cương của V.I.Lênin đem đến choNguyễn Ái Quốc sự xúc động mạnh mẽ, vì nó đã đáp ứng nguyện vọng thiếttha nhất của Người là độc lập cho Tổ quốc, tự do cho đồng bào Luận cương d

đã nâng về chất những nhận thức trong hoạt động thực tiễn của Người, là ánhsáng soi đường cho Người tìm được chân lý cách mạng Người kể lại “Luậncương của Lênin đã làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởngbiết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên Ngồi một mình trong buồng mà tôinói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: “Hỡi đồng bào bị đoạ đầyđau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chochúng ta! ”(1) Từ đó Người hoàn toàn tin theo Lênin và Quốc tế thứ III Niềmtin ấy là cơ sở tư tưởng để Người vững bước đi theo con đường cách mạngtriệt để của chủ nghĩa Mác – Lênin”

Tháng 12 năm 1920, Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu gia nhập Quốc tế Cộngsản Người trở thành một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp,đồng thời là người cộng sản Việt Nam đầu tiên

Những sự kiện trên đây đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong cuộc đờihoạt động của Nguyễn Ái Quốc, thể hiện sự thay đổi về chất trong nhận thức

tư tưởng và lập trường chính trị của Người: chủ nghĩa yeu nước chuyển theolập trường của chủ nghĩa Mác –Lênin Kể từ khi trở thành người cộng sản,Nguyễn Ái Quốc tích cực hoạt động trong phong trào cộng sản công nhânquốc tế, trong phong trào giải phóng dân tộc, tích cực nghiên cứu chủ nghĩaMác –Lênin và kinh nghiệm cách mạng các nước

Từ 1920 đến 1930 Nguyễn Ái Quốc đã có nhiều cống hiến lớn lao đốivới cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới trong cuộc đấu tranh giảiphóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội

1.3 Hồ Chí Minh tiếp thu những quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về vai trò lãnh thanh niên.

C.Mác đã đề cập đến lớp người trẻ tuổi, đánh giá cao vai trò của thế hệcông nhân đang lớn lên Ông cho rằng đó là nguồn bổ sung đặc biệt quan

(1) Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội, 1996, tr.127

Trang 6

trọng để giai cấp vô sản được hình thành với tư cách là một giai cấp thực sựkhi nó ý thức được địa vị sứ mệnh lịch sử và tương lai của nó C.Mác khẳngđịnh: “Nhưng dù sao thì bộ phận giác ngộ nhất trong giai cấp công nhân cũngnhận thức rất rõ rằng tương lai giai cấp họ và do đó tương lai cả loài ngườihoàn toàn phụ thuộc vào việc giáo dục thế hệ công nhân đang lớn lên”(1).

Trong bối cảnh của xã hội tư bản đương thời (cuối thế kỉ XIX) Mác chorằng: “Cần phải bảo vệ nhi đồng và thiếu niên công nhân khỏi những hậu quảtai hại của chế độ hiện đại”(2) Ph.Ăngghen đề xuất tư tưởng: Thanh niênkhông thể đứng ngoài chính trị, chính hiện thực của đời sống đã, đang và sẽcuốn hút tuổi trẻ vào đời sống chính trị

C.Mác và Ph.Ăngghen luôn luôn gắn thanh niên với giai cấp công nhân

và đội tiên phong chiến đấu của nó Ph.Ăngghen là người đầu tiên đưa ra cáckhái niệm như “Đội quân xung kích quyết định của đạo quân vô sản quốc tế”;

“Đội hậu bị của Đảng” để gắn với thanh niên Ph.Ăngghen còn khẳng địnhchính thế hệ trẻ là nguồn bổ sung dồi dào nhất cho Đảng khi mà Đảng củaC.Mác đang đã khẳng định vị trí của mình trên vũ đài lịch sử (1853)

Phát triển sáng tạo những luận điểm cuả C.Mác và Ph.Ăngghen trongđiều kiện lịch sử mới, V.I.Lênin đã coi thanh niên là “nguồn sinh lực chiếnđấu của cách mạng”

V.I.Lênin đặt niềm tin tưởng vững chắc vào thế hệ trẻ: Chúng ta đangđấu tranh tốt hơn cha ông chúng ta, con cháu chúng ta sẽ đấu tranh còn tốthơn chúng ta nhiều và chúng sẽ chiến thắng, Người đã phê phán gay gắtnhững đảng viên bảo thủ, không đánh giá đúng vai trò của lực lượng trẻ trongcách mạng, coi thường thanh niên và chế giễu sự ngây thơ, thiếu kinh nghiệmcủa họ

Người nói: “Cho nên, là người cộng sản tức là phải tổ chức và đoàn kếttoàn thể thế hệ thanh niên, phải làm gương mẫu về giáo dục và lý luận trongcuộc đấu tranh này Lúc đó các đồng chí mới có thể bắt đầu vàv hoàn thànhcông cuộc xây dựng lâu dài của xã hội cộng sản chủ nghĩa”(3) Người chỉ rõcần phải tập hợp thanh niên lại thành các tổ chức độc lập và tự quản, các tổchức đó sẽ hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, phải cuốn hút

( 1)(2) C.Mác và Ph.Ăngghen: Bàn về thanh niên, Nxb Thanh niên, Hà Nội, 1982, tr 118

(

(3) V.I.Lênin – Bàn về thanh niên, Nxb Tiến bộ Matscơva 1981, tr.254

Trang 7

thanh niên vào phong trào cách mạng và sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản vớiphong trào thanh niên, việc định hướng chính trị cho tuổi trẻ là điều kiện cầnthiết để biến những năng lực tiềm tàng của thế hệ trẻ thành hiện thực.

Quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen, V.I.Lênin về vai trò của quầnchúng nhân dân, của tuổi trẻ trong tiến trình phát triển của lịch sử loài người

là cơ sở lý luận đem đến cho Hồ Chí Minh sự chyển biến về chất trong nhậnthức Đây là yếu tố cực kỳ quan trọng trong việc hình thành những quan điểm

về vai trò thanh niên trong cách mạng Việt Nam

2 Những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về vai trò thanh niên trong cách mạng Việt Nam.

2.1 Vận mệnh của dân tộc, sự phát triển của đất nước tuỳ thuộc vào

sự giác ngộ cách mạng và trách nhiệm của thanh niên.

Ngay từ thời niên thiếu, Hồ Chí Minh thấy rõ sự đóng góp to lớn củatuổi trẻ Việt Nam trong sự trường tồn và phát triển của dân tộc Họ là lựclượng đông đảo nhất, hùng hậu nhất, dũng cảm nhất trong các cuộc chốngxâm lăng, là lực lượng gánh vác những công việc nặng nề, khó khăn vất vảnhất trong lao động sản xuất và chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt

Được trực tiếp chứng kiến các phong trào yêu nước của nhân dân tađầu thế kỉ XX – phong trào Đông Du, Đông Kinh nghĩa thục, phong trào DuyTân, phong trào chống thuế ở Trung Kỳ….với sự tham gia đông đảo nhiệttình của tầng lớp thanh niên, Hồ Chí Minh cảm nhận sâu sắc lòng yêu nướcthiết tha và khát vọng giải phóng của tuổi trẻ Việt Nam Ra đi tìm đường cứunước, Hồ Chí Minh mang trong lòng niềm tin tưởng sâu sắc thế hệ trẻ ViệtNam sẽ nối tiếp truyền thống cha anh, đánh đuổi thực dân Pháp ra khỏi bờ cõigiành được độc lập cho dân tộc

Những năm tháng của quãng đời tuổi trẻ, được hòa mình sống, laođộng, đấu tranh với nhân dân nhiều nước trên thế giới, Hồ Chí Minh có điềukiện hiểu biết thêm về vai trò của thế hệ trẻ trong sự phát triển của lịch sửnhân loại

Việc tổ chức ra “Hội Liên hiệp thuộc địa” cùng với hoạt động của nó làmột trong những cơ sở giúp Hồ Chí Minh sớm hình thành những quan điểm,cách nhìn nhận đánh giá khả năng cách mạng của thanh niên Tháng 6 năm

1923, Hồ Chí Minh sang Liên Xô Cuối năm 1923, Người vào học Trường

Trang 8

Đại học phương Đông Cùng sống và học tập với thanh niên của nhiều dân tộctrên đất nước Xô Viết, Hồ Chí Minh càng được truyền thêm tình cảm quốc tếtrong sáng và tình hữu nghị thắm thiết giữa các dân tộc bị áp bức, đồng thờiNgười có dịp hiểu hơn lòng nhiệt tình hăng hái, khát vọng giải phóng và ý chíđấu tranh vì độc lập dân tộc của thanh nien thuộc địa.

Năm 1924, trong bài viết: “Cách mạng Nga và các dân tộc thuộc địa”đăng trên báo “Đời sống công nhân”, số 20 Hồ Chí Minh đã nói lên niềm tintưởng về vai trò của những chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi đối với sự nghiệp giảiphóng dân tộc: “Người ta có thể nói không ngoa rằng Trường Đại học PhươngĐông ôm ấp dưới mái trường mình tất cả tương lai của các dân tộc thuộcđịa(1).” Ngày 15 tháng 3 năm 1924, khi trả lời phỏng vấn báo “L’Humanite”,

Hồ Chí Minh ca ngợi trường Đại học Phương Đông và khẳng định:

“Nhiều người còn rất trẻ đã có một trình độ mác – xít ít có thể tưởngtượng là có thể có được vào tuổi đó Chúng tôi hiểu rõ là chúng tôi có tráchnhiệm rất nặng nề và tương lai của các dân tộc thuộc địa tuỳ thuộc vào sựtuyên truyền và tinh thần hy sinh của chúng tôi”(2)

Từ thực tiễn của phong trào thanh niên thế giới, Hồ Chí Minh càng thấytính cấp thiết của việc khơi dậy phong trào cách mạng của thanh niên thế giới,

Hồ Chí Minh càng thấy tính cấp thiết của việc khơi dậy phong trào cách mạngcủa thanh niên Việt Nam Trong tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp”xuất bản 1925 Người nêu: “Hỡi Đông Dương đáng thương hại! Người sẽ chếtmấy, nếu đám thanh niên già cỗi của Người không sớm hồi sinh”(3) Đoạn viếttrên đây chứa đạng nội dung tư tưởng của Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò củathanh niên Việt Nam đối với vận mệnh của dân tộc Bởi vậy, người kêu gọi:Muốn “hồi sinh” dân tộc trước hết phải “hồi sinh” thanh niên

Thực hiện tư tưởng trên, tháng 12 năm 1924 khi về đến Quảng Châu,Trung Quốc, Hồ Chí Minh đã tiếp xúc ngay với những thanh niên yêu nướctrong nhóm Tâm Tâm xã và tổ chức ra một nhóm cách mạng đầu tiên Ngườithành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên, qui tụ tất cả những thanh niênViệt Nam yêu nước đầy nhiệt huyết vào trong một tổ chức, nhằm giác ngộ

(1) Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.301, 483.

(2) Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.301,483

(3) Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, tr 133

Trang 9

chủ nghĩa Mác –Lênin cho họ, giúp họ hiểu: vì sao phải làm cách mạng vàlàm cách mạng phải như thế nào.

Tờ báo “Thanh niên” là cơ quan Trung ương của tổ chức Hội Các bàiđăng trên báo “Thanh niên” chủ yếu nhằm phục vụ công nhân và nhân dân laođộng nước ta, tuyên truyền tôn chỉ, mục đích của Hội Việt Nam Cách mạngthanh niên, giới thiệu chủ nghĩa Mác Lênin và Cách mạng Tháng mười Nga;nêu lên các vấn đề về đường lối chiến lược và sách lược của cách mạng ViệtNam, Hôi đã mở trường huấn luyện chính trị, nhằm bồi dưỡng cho cán bộnòng cốt của Hội những kiến thức cơ bản về chủ nghĩa Mác –Lênin, về đườnglối cách mạng, về phương pháp tổ chức quần chúng Sau các lớp huấn luyện,một số học viên được cử đi học tiếp ở trường Đại học phương Đông hoặc đihọc Trường quân sự ở Liên Xô, phần lớn cán bộ đã qua các lớp huấn luyệnđều được đưa về nước vận động công nhân, nông dân, trí thức tham gia cáchmạng và xây dựng cơ sở của Hội ở những trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoáquan trọng

Cuối năm 1928, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đề ra chủ trương

“vô sản hoá” đưa hội viên của mình vào các nhà máy, hầm mỏ, đồn điền cùnglao động với công nhân để tuyên truyền chủ nghĩa Mác –Lênin và giác ngộcách mạng cho họ Phong trào “vô sản hoá” không những đã góp phần thúcđẩy phong trào công nhân tiến nhanh từ giai đoạn “tự phát” sang giai đoạn

“tự giác” mà còn là biện pháp quan trọng rèn luyện những người thanh niêntrí thức yêu nước và cách mạng làm cho họ thật sự trở nên những đại biểutrung thành với lý tưởng và sự nghiệp của giai cấp công nhân

Công lao to lớn của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là đưa giaicấp công nhân Việt Nam nhanh chóng phát triển thành một lực lượng chínhtrị độc lập, giác ngộ nhiều người yêu nước đi theo đường lối cứu nước đúngđắn của Nguyễn Ái Quốc, làm phá sản mọi khuynh hướng tư tưởng của chủnghĩa cải lương tư sản, đẩy lùi tư tưởng quốc gia dân tộc tư sản của Việt Namquốc dân đảng, đồng thời đưa phong trào có tính chất độc lập rõ rệt Hội đãgiáo dục, rèn luyện được nhiều chiến sĩ cách mạng chân chính làm nòng cốtcho việc thành lập Đảng Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là tổ chức tiềnthân của Đảng, đã làm trong nhiệm vụ thức tỉnh dân tộc ở những năm 20 củathế kỉ

Trang 10

Kể từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, thanh niên Việt Nam có lýtưởng cách mạng soi đường đã hăng hái tham gia các phong trào đấu tranh,sẵn sàng chấp nhận mọi sự hy sinh gian khổ, cùng với Đảng, với dân tộc làmnên thắng lợi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 Chỉ trong vòng 15 năm kể từ

1930 đến 1945 đã có hàng ngàn thanh niên trở thành cán bộ cốt cán trung kiêncủa Đảng

Hồ Chí Minh không những chỉ ra khả năng cách mạng to lớn của tuổitrẻ trong cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân mà Người còn chỉ ra tiềmnăng to lớn của tuổi trẻ trong công cuộc kiến thiết, xây dựng nước nhà Trongngày khai trương đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà, tháng 9 năm

1945, Hồ Chí Minh gửi gắm niềm tin tưởng của mình vào thế hệ trẻ: “Nonsông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có bước tớiđài vinh quang sánh vai các cường quốc năm châu được hay không chính lànhờ một phần lớn ở công học tập của các em”

“Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà Thật vậy, nước nhàthịnh hay suy, mạnh hay yếu, một phần lớn là do các thanh niên Thanh niênmuốn làm ngườic chủ tương lai cho xứng đáng thì ngay hiện tại phải rènluyện tinh thần và lực lượng của mình, phải làm việc chuẩn bị cái tương lai

đó(1)

2.2 Thanh niên là một lực lượng to lớn, là đội quân xung kích trên mọi mặt trận của cách mạng.

Đồng thời với việc tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc,

Hồ Chí Minh xác định đúng đắn lực lượng cách mạng Việt Nam Người chỉrõ: “lực lượng cách mạng bao gồm toàn thể quần chúng bị áp bức và nhữngngười tiến bộ “Cách mạng là việc chung của dân chúng chứ không phải việccủa một hai người” trong đó “công nông là gốc cách mạng”, là đội quân chủlực của cách mạng Trong lực lượng cách mạng, Hồ Chí Minh sớm nhận thấy

vị trí của thanh niên - đó là lực lượng đông đảo, trẻ, khoẻ, hăng hái, có lýtưởng, giàu đức hy sinh, sẵn sàng xả thân trở thành một động lực chủ yếu củacách mạng

Từ năm 1930 đến 1940, mặc dầu còn đang hoạt động ở nước ngoài, HồChí Minh vẫn thường xuyên theo dõi tình hình cách mạng trong nước Trong

(1) Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.185

Trang 11

các báo cáo gửi Quốc tế Cộng sản về tình hình Đông Dương, Hồ Chí Minhđều chú ý đến phong trào của thanh niên.

Sau 30 năm hoạt động ở nước ngoài, ngày 28 tháng 1 năm 1941, HồChí Minh trở về Tổ quốc để trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng ViệtNam Người đã triệu tập và chủ trì Hội nghị lần thứ tám của Trung ươngĐảng Cộng Sản Đông Dương, họp tại Pác Bó (Cao Bằng) từ ngày 10 đếnngày 19 tháng 5 năm 1941, Hội nghị đã xác định nhiệm vụ giải phóng dân tộc

là nhiệm vụ bức thiết của cách mạng Đông Dương “Trong lúc này , quyền lợicủa bộ phận, cuả giai cấp phải đặt dưới sự sinh tử, tồn vong của quốc gia, củadân tộc Trong lúc này, nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng,không đòi được độc lập tự do cho đoàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thểquốc gia dân rộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận, giaicấp đến vạn năm cũng không đòi lại được”

Theo sáng kiến của Hồ Chí Minh, Hội nghị đã quyết định thành lậpMặt trận dân tộc thống nhất Việt Minh, nhằm tập hợp và động viên tất cả cáctầng lớp nhân dân đứng lên đánh đuổi kẻ thù Pháp, Nhật Hội nghị quyết địnhthành lập các Hội cứu quốc, trong đó có Đoàn thanh niên Cứu quốc “là đoànthể của tất thảy thanh niên từ 18 đến 22 tuổi, muốn tranh đấu đánh Pháp đuổiNhật”

Theo Chỉ thị của Người, ngày 22 tháng 12 năm 1944, Đội Việt Namtuyển truyền giải phóng quân chính thức thành lập ở Cao Bằng gồm 34 độiviên, trong đó tuyệt đại bộ phận là đoàn viên và đảng viên trẻ tuổi

Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, nước Việt Nam dân chủ cộnghoà vừa mới ra đời phải đương đầu với muôn vàn khó khăn thử thách Trongtình thế cách mạng như “ngàn cân treo sợi tóc”, Đảng Cộng sản Việt Nam vàChủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra chủ trương, chính sách đúng đắn nhằm từngbước tháo gỡ khó khăn, bảo vệ chính quyền cách mạng non trẻ Tin tưởng ởlực lượng to lớn và khả năng cách mạng của tuổi trẻ, Hồ Chí Minh động viên

và giao nhiệm vụ cho thanh niên cả nước hăng hái đi đầu trong việc tăng giasản xuất, xoá nạn mù chữ, thực hành đời sống mới, khẳng định thanh niên làlực lượng chính trong cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp xâm lược

Trong quá trình lãnh đạo dân tộc tiến hành cuộc kháng chiến chốngthực dân Pháp, kháng chiến chống đế quốc Mỹ và công cuộc xây dựng chủ

Trang 12

nghĩa xã hội ở miền Bắc, Hồ Chí Minh thường xuyên theo dõi từng bướctrưởng thành và cống hiến của tuổi trẻ Việt Nam Trong các thư gửi thanhniên và trong các dịp trực tiếp gặp gỡ với thanh niên, Hồ Chí Minh đều nhấnmạnh vai trò to lớn của thanh niên và động viên kịp thời những thành tíchthanh niên đạt được trong mọi lĩnh vực chiến đấu, sản xuất, học tập… tu dữngrèn luyện Tháng 4 năm 1951, Người viết “Thư gửi thanh niên” đánh giá vàkhen ngợi thành tích của thanh niên quân đội, thanh niên học sinh, thanh niênxung phong Đồng thời Người nhắc nhở:

Huy hiệu của thanh niên ta là “Tay cầm cờ đỏ sao vàng tiến lên” Ýnghĩa của nó là thanh niên phải xung phong làm gương mẫu trong công tác,trong học hỏi, trong tiến bộ, trong đạo đức cách mạng Thanh niên phải thànhmột lực lượng to lớn và vững chắc trong công cuộc kháng chiến và kiến quốc.Đồng thời phải vui vẻ và hoạt bát(1)

Trong bài “Nhiệm vụ của thanh niên ta’ đăng báo “Nhân dân” ngày 20tháng 12 năm 1955 Người viết: “Tính trung bình thanh niên chiếm độ mộtphần 3 tổng số nhân dân – tức là một lực lượng to lớn Lực lượng lớn thì phải

có nhiệm vụ to lớn”(2)

Hồ Chí Minh luôn luôn nhấn mạnh vai trò xung kích đi đầu của thanhniên trong hành động cách mạng Vai trò xung kích trước hết phải được thểhiện ở: “Việc gì khó có thanh niên, ở đâu khó có thanh niên”(3) Theo Người

sự nghiệp cách mạng càng phát triển thì càng đòi hỏi thanh niên thực hiện tốthơn vai trò xung kích của mình, Người nói: “Thời đại này là thời đại vẻ vangcủa thanh niên Mà thanh niên phải là đội xung phong trên các mặt trận chínhtrị, kinh tế, khoa học, kỹ thuật”(4)

Ngày 2 tháng 9 năm 1965, Nhân dịp kỷ niệm 20 năm cách mạng ThángTám và Quốc Khánh nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Chủ tịch Hồ ChíMinh viết “Thư gửi thanh niên cả nước” Người ôn lại những thành quả cáchmạng đạt được qua 20 năm, đồng thời Người khẳng định tuổi trẻ Việt Namdưới sự lãnh đạo của Đảng đã phát huy vai trò của mình đóng góp công lao tolớn vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc Kết thúc bức thư Người viết: “Cáccháu là thế hệ anh hùng trong thời đại anh hùng Bác mong các cháu đều xứng

(1) Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1995, tr.197

(2) Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1996, tr.94

(3) Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 9, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1996, tr.310

(4) Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1996, tr 390.

Trang 13

đáng là những anh hùng trong sự nghiệp cách mạng tiêu diệt chủ nghĩa đếquốc và xây dựng xã hội mới”.(5)

2.3 Thanh niên phải có tổ chức phù hợp, Đoàn thanh niên là lực lượng hậu bị của Đảng.

Chủ tịch Hồ Chí Minh hiểu tiềm năng của thế hệ trẻ Việt Nam vô cùng

to lớn, nhưng để hiện thực hoá các tiềm năng đó trước hết cần tập hợp họ lạitrong một tổ chức cách mạng Người nói: “Thanh niên ta rất hăng hái Ta biếthọp lòng hăng hái đó lại và dìu dắt đúng đắn thì thanh niên sẽ thành một lựclượng rất mạnh mẽ”(1) Theo Hồ Chí Minh, hạt nhân để đoàn kết, tập hợpthanh niên, đồng thời là người trực tiếp tổ chức, giáo dục động viên thanhniên phải là Đoàn thanh niên Cộng sản Năm 1925, sau khi thành lập “HộiViệt Nam Cách mạng Thanh niên”, Hồ Chí Minh xúc tiến ngay việc chuẩn bịcho sự ra đời của Đoàn Thanh niên Cộng sản

Để chuẩn bị cơ sở lý luận cho việc thành lập Đoàn thanh niên, trong tácphẩm “Đường Cách mệnh”, Người đã dành riêng một chương nói về tổ chứcthanh niên cộng sản và giới thiệu tôn chỉ mục đích của Đoàn Người viết:

“Đường chính trị, thì thanh niên theo Đảng chỉ huy, nhưng việc làm thì thanhniên độc lập”(2) Thực hiện tư tưởng của Người, chỉ một năm sau khi ĐảngCộng sản Việt Nam thành lập, ngày 26 tháng 3 năm 1931 Đoàn thanh niênCộng sản cũng ra đời Về chức năng, nhiệm vụ của Đoàn, Hồ Chí Minh chỉrõ: “Đoàn thanh niên là cánh tay và đội hậu bị của Đảng, là người phụ tráchdìu dắt các cháu nhi đồng”(3)

Người chỉ rõ, để thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ nói trên, Đoàn thanhniên cần thường xuyên quan tâm công tác xây dựng Đoàn vững mạnh, phảicủng cố tổ chức của Đoàn, phải đoàn kết nội bộ thật chặt chẽ và phải đoànkết rộng rãi với các tầng lớp thanh niên Người nêu rõ: “Tổ chức của Đoàn thểrộng hơn Đảng”(4); Đoàn phải được tổ chức chặt chẽ từ Trung ương xuốngcác cơ sở, phải chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ Đoàn có đủ phẩm chất vànăng lực vì muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém

(5) Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 11, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1996, tr 505

(1) Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1996, tr 162

(2) Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1995, tr.295

(3) Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1996, tr 65

(4) Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1996, tr 263

Trang 14

Muốn tập hợp rộng rãi thu hút đông đảo thanh niên thì “Về phần mình,thì Đoàn phải nghiên cứu tìm ra nhiều hình thức và phương pháp thích hợp đểđoàn kết và tổ chức thanh niên một cách rộng rãi và vững chắc Để làm trongnhững nhiệm vụ mà Đảng và chính phủ giao phó cho thanh niên”(5), đồng thời

“Phải quan tâm đến đời sống, công tác và học tập của thanh niên, phải tránhthành kiến hẹp hòi, cô độc Phải thật thà đoàn kết và hợp tác với anh chị emthanh niên trong Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam” Hồ Chí Minh đề caovai trò của Đoàn Thanh niên Cộng sản trong việc tổ chức, tập hợp đoàn kếtgiáo dục thanh niên Đồng thời Người chủ trương tập hợp lớp trẻ trong nhiều

tổ chức đa dạng, nhằm thu hút lôi cuốn đông đảo thanh niên thuộc nhiều giaicấp, tầng lớp khác nhau trong xã hội tham gia hoạt động chính trị xã hội,thông qua đó để thanh niên được giác ngộ, được giáo dục, được cống hiến vàtrưởng thành Mặt khác thông qua các tổ chức đó Đảng nắm được lực lượngthanh niên và phát huy vai trò thanh niên trong sự nghiệp cách mạng, chốnglại âm mưu của các thế lực thù địch tìm mọi cách phá hoại phong trào thanhniên, muốn đẩy thanh niên xa rời Đảng, xa rời cách mạng

Hồ Chí Minh luôn luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựngkhối đoàn kết rộng rãi và vững chắc, đoàn kết trong nội bộ Đoàn Thanh niênCộng sản, giữa Đoàn với tổ chức Hội liên hiệp Thanh niên, đoàn kết giữa cáctầng lớp thanh niên với nhau, giữa thanh niên công nhân với công nhân lớntuổi, phải đoàn kết với nhân dân địa phương nữa, đoàn kết giữa thanh niênViệt Nam với thanh niên các nước Bởi vì đoàn kết là sức mạnh, có tài năng

mà không biết đoàn kết thì cũng không thành công

2.4 Thanh niên phải tự giác rèn luyện, không ngừng học tập, có chí tiến thủ, xung phong gương mẫu trong mọi công việc.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá cao vai trò thanh niên, đồng thời Ngườiluôn nhìn nhận thanh niên như là một chủ thể đang phát triển, đang nhập cuộc

và đang được tiếp tục hoàn thiện Người nói: “Ưu điểm của thanh niên làhăng hái, giàu tinh thần xung phong Khuyết điểm là ham chuộng hình thức,thiếu thực tế, bệnh cá nhân, bệnh “anh hùng”(1).” Do vậy, theo Người, thanhniên muốn xứng đáng là người chủ tương lai của nước nhà thì yếu tố tự giácrèn luyện của bản thân thanh niên hết sức quan trọng Sự rèn luyện, tu dưỡng

(5) Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1996, tr 263

(1) Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1995, tr.197

Trang 15

của thanh niên phải được thể hiện trên mọi phương diện: Rèn luyện đạo đứccách mạng, trau dồi và nâng cao trình độ văn hoá, nghiệp vụ chuyên môn, rènluyện ý chí và lòng dũng cảm, rèn luyện thân thể….

Người nhấn mạnh “Muốn xây dựng CNXH trước hết phải có con ngườiXHCN” Điều này có nghĩa, muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì trước hếtcần có những con người giác ngộ XHCN Thanh niên lại là lực lượng kế thừa

sự nghiệp xây dựng CHXN, do vậy trước tiên “thanh niên phải rèn luyện vàtấm nhuần tư tưởng XHCN”(2)

Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến việc giáo dục đạo đức đối vớithanh niên Người căn dặn “Muốn làm tròn nhiệm vụ vẻ vang ấy, thanh niên

ta cần phải thấm nhuần tinh thần làm chủ nước nhà và phải trau dồi đạo đứccủa người cách mạng”(1) Người nêu rõ những chuẩn mực đạo đức làm địnhhướng cho sự rèn luyện của thanh niên: “Trước hết phải yêu Tổ Quốc, yêunhân dân Phải có tinh thần dân tộc vững chắc và tinh thần quốc tế đúng đắn.Phải yêu và trọng lao động Phải giữ gìn kỷ luật Phải bảo vệ của công Phảiquan tâm đến đời sống của nhân dân, “Phải thấm nhuần đạo đức cách mạngtức là khiêm tốn, đoàn kết, thực hành chủ nghĩa tập thể, thương yêu, giúp đỡlẫn nhau, người tiên tiến thì giúp người kém, người kém phải cố gắng để tiếnlên, ra sức cần kiệm xây dựng nước nhà”(2).” Người nhắc nhở thanh niên phảiluôn luôn gắn chặt quá trình “xây và chống” trong rèn luyện đạo đức cáchmạng, Người viết:

“Thanh niên cần phải chống tâm lý tự tư tự lợi, chỉ lo choi lợi ích riêng

và sinh hoạt riêng của mình Chống tâm lý ham sung sướng và tránh khónhọc Chống thói xem khinh lao động, nhất là lao động chân tay Chống lườibiếng, xa xỉ Chống cách sinh hoạt uỷ mị Chống kiêu ngạo, giả dối khoekhoang”(3)

Hồ Chí Minh nhắc nhở thanh niên khhi giải quyết mối quan hệ giữanghĩa vụ và quyền lợi thì bao giờ cũng phải chú ý đến nghĩa vụ trước; Ngườiviết: “Nhiệm vụ của thanh niên không phải là hỏi mình đã làm gì cho nướcnhà? Mình phải làm thế nào cho ích lợi nước nhà nhiều hơn? Mình đã vì lợi

(2) Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 9, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1996, tr.310

(1) Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1996, tr.305

(2) Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1996, tr.106

(3) Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1995, tr.50

Trang 16

ích nước nhà mà hy sinh phấn đấu chừng nào”(4) Khi làm bất cứ việc gì thanhniên cũng đừng nghĩ đến mình trước mà phải nghĩ đến đồng bào, đến toàn dânđã.

Nhiệm vụ chính của thanh niên học sinh là học(5) Bởi học yêu Tổ quốc,yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, yêu đạo đức, học “để” phụng sự

Tổ quốc, phụng sự nhân dân làm cho dân giàu nước mạnh”(6) Về phươngpháp học tập Người nhấn mạnh phải thực hiện nguyên lý giáo dục: “Học điđôi với hành”, “học ở nhà trường, học ở sách vở, học lẫn nhau và học nhândân”(7), học tập một cách thông minh, sáng tạo, phát huy tính tích cực Bêncạnh việc học tập và công tác thanh niên cần có vui chơi, “vui chơi lành mạnh

là một bộ phận trong sự linh hoạt của thanh niên Trong vui chơi cũng có giáodục, nên cần có những thú vui chơi văn hoá, thể dục có tính tập thể và quầnchúng”(1) Đồng thời “Phải rèn luyện thân thể cho khoẻ mạnh Khoẻ mạnh thìmới có đủ sức để tham gia một cách dẻo dai bền bỉ những việc ích nước lợidân”(2)

Hồ Chí Minh không chỉ xác định sự cần thiết của học tập, động cơ vàphương pháp học tập mà luôn đòi hỏi thanh niên phải có chí tiến thủ, có ý chícách mạng kiên cường để không ngừng tiến bộ và vượt qua được mọi khókhăn thử thách Tinh thần xung phong, gương mẫu của thanh niên không chỉthể hiện ở chỗ dám đến những nơi khó khăn, gian khổ nhất, “nơi nào ngườikhác làm ít kết quả, thanh niên phải xung phong đến làm cho tốt”(3) mà cònphải làm đầu tàu, xung phong gương mẫu

Người động viên thế hệ trẻ phải có quyết tâm lớn Sự nghiệp cáchmạng là một quá trình lâu dài khó khăn, đầy hy sinh gian khổ, thanh niên làmột lưc lượng to lớn của cách mạng nên phải có quyết tâm lớn mới có thể đưa

sự nghiệp cách mạng đi tới thắng lợi Cuộc đời hoạt động cách mạng của HồChí Minh là tấm gương sáng về tinh thần quyết tâm cách mạng Từ kinhnghiệm quí báu của cuộc đời hoạt động của mình, Người khẳng định nếu cóquyết tam cách mạng thì dù khó khăn đến bao nhiêu con người ta cũng đều

(4) Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1996, tr.455

(5) Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1996, tr.398

(6) Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1996, tr.399

(7) Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1995, tr.50

(1) Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1996, tr.456

(2) Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1996, tr.246

(3) Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1996, tr.620

Ngày đăng: 28/07/2018, 13:50

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w