1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TIỂU LUẬN PHÁT HUY NHÂN tố CON NGƯỜI là vấn đề CHIÊN lược TRONG sự NGHIỆP xây DỰNG và bảo vệ tổ QUỐC xã hội CHỦ NGHĨA

27 547 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 154,5 KB

Nội dung

Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta luôn chú trọng yếu tố con người, coi con người và phát huy nhân tố con người vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Hiện nay, đất nước đang bước vào thời kỳ phát triển mới, thời kỳ phát huy sức mạnh toàn dân tộc, tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, việc xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo... càng trở nên quan trọng và bức thiết. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng nhấn mạnh: “Xây dựng và hoàn thiện giá trị, nhân cách con người Việt Nam, bảo vệ và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập kinh tế quốc tế”1.

Trang 1

Phát huy nhân tố con người là vấn đề chiến lược trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa

Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta luôn chú trọngyếu tố con người, coi con người và phát huy nhân tố con người vừa là mục tiêu vừa

là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội Hiện nay, đất nước đang bước vàothời kỳ phát triển mới, thời kỳ phát huy sức mạnh toàn dân tộc, tiếp tục đổi mới,đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh xã hộidân chủ, công bằng, văn minh, việc xây dựng con người Việt Nam phát triển toàndiện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo càng trởnên quan trọng và bức thiết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng nhấnmạnh: “Xây dựng và hoàn thiện giá trị, nhân cách con người Việt Nam, bảo vệ vàphát huy bản sắc văn hoá dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hộinhập kinh tế quốc tế”1

Trước sự khủng hoảng và sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa làm chophong trào cộng sản và công nhân quốc tế lâm vào thoái trào, một trong những điềukiện hết sức cơ bản, vô cùng quan trọng bảo đảm cho các nước xã hội chủ nghĩacòn lại, vượt qua được thử thách nghiêm trọng, chiến thắng được sự chống phá của

kẻ thù bằng chiến lược “Diễn biến hoà bình” hiện nay là việc phát huy cao độ nhân

tố con người

Đối với nước ta trong thời gian vừa qua, dưới ánh sáng của đường lối đổimới, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách thiết thực nhằm khơidậy và phát huy mọi tiềm năng to lớn của đất nước, trong đó có phát huy nguồn lựccon người phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá Tuy nhiên, bêncạnh những mặt tích cực, việc phát huy nhân tố con người phục vụ cho sự nghiệpcông nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước vẫn còn nhiều hạn chế và bất cập Nhiềutiềm năng trong xã hội và trong nhân dân do những nguyên nhân khác nhau chưađược khai thác, chưa được sử dụng có hiệu quả cao Một trong những tiềm năngquan trọng đó là tính tích cực, sáng tạo của nhân dân lao động Do vậy, Đảng ta đãxác định, chăm sóc, bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người, với tư cách vừa làđộng lực, vừa là mục tiêu của cách mạng, là tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt mọi chủtrương, chính sách của Đảng và Nhà nước về các lĩnh vực văn hoá, xã hội Vấn đề

1 ĐCSVN, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb CTQG, Hà Nội, 2016, tr.106.

Trang 2

là ở chỗ, cần nhận thức một cách đúng đắn và sâu sắc đặc điểm, vị trí, vai trò to lớncủa nhân tố con người trong giai đoạn cách mạng mới Trên cơ sở đó, tìm ra một hệthống các chủ trương, phương hướng và các giải pháp cơ bản đồng bộ để phát huycao độ nhân tố con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

I PHÁT HUY NHÂN TỐ CON NGƯỜI LÀ VẤN ĐỀ CHIẾN LƯỢC TRONG SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 1.1 Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng ta về con người và nhân tố con người.

Phát huy nhân tố con người cần có quan điểm đúng về con người, nhân tốcon người và vị trí của nó trong hệ thống các động lực của tiến bộ xã hội

Từ trước đến nay, vấn đề con người luôn luôn được nghiên cứu và được xemxét như một đề tài không bao giờ cũ Những bí mật của thế giới tự nhiên, xã hội vàcon người ngày càng được khám phá sâu sắc và làm rõ hơn về bản chất Con ngườitừng bước nhận ra rằng, sự hiểu biết của mình về tự nhiên, xã hội và chính bản thânmình là phụ thuộc vào nhiều nhân tố, trong đó có hai nhân tố cơ bản là sự phát triểncủa lực lượng sản xuất và trình độ khoa học Hai nhân tố đó, có quan hệ biện chứngvới nhau, đều là sản phẩm hoạt động của con người, nhưng chúng lại chính là điềukiện và phương tiện để con người tiếp tục chinh phục tự nhiên, khám phá xã hội vàbản thân mình

Trải qua các thời kỳ lịch sử, từ cổ đại, trung đại, những lý thuyết về conngười xuất hiện ở phương Đông và phương Tây đã làm sáng tỏ được nhiều yếu tố

cơ bản về bản chất của con người, nhưng đó là chưa đủ để kết thúc về phương diệntiếp cận chân lý khoa học Ngay từ thời kỳ đầu của chủ nghĩa tư bản, khi mà giaicấp tư sản còn đóng vai trò cách mạng, tiến bộ, nhiều thành tựu khoa học to lớn vềcon người đã ra đời đánh dấu lịch sử tự nhận thức của con người chuyển sang mộtgiai đoạn mới Thế nhưng, khi mà chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốcchủ nghĩa thì có nhiều lý thuyết xuất hiện mâu thuẫn với lý tưởng tốt đẹp của loàingười và trái với chủ nghĩa nhân văn tư sản thời kỳ đầu Các lý thuyết đó, được kếthợp với nhiều yếu tố lạc hậu của tôn giáo và được giai cấp tư sản phản động lợidụng nhằm mục đích làm sai lệch nhận thức của con người về bản thân mình, để dễ

Trang 3

bề cai trị, áp bức bóc lột, đẩy đông đảo những người lao động vào tình cảnh nghèokhổ, bần cùng hoá, đối lập với sự giàu có của thiểu số - giai cấp tư sản

Đến những năm 40 của thế kỷ XIX, chủ nghĩa Mác xuất hiện trên cơ sở sựchín muồi của những điều kiện kinh tế - xã hội và những tiền đề về văn hoá, tưtưởng do loài người sáng tạo ra, đã dẫn đến sự biến đổi cách mạng trong nhận thứccủa loài người về chính bản thân mình Trong nhiều tác phẩm của mình, Mác -Ăngghen đã luận giải sâu sắc về con người dưới nhiều góc độ khoa học khác nhaunhư: nhân loại học, triết học, kinh tế học…

Theo Mác - Ăngghen, con người là một chỉnh thể thống nhất giữa yếu tốsinh vật và yếu tố xã hội; con người là một thực thể xã hội mang bản chất xã hội,đồng thời là một thực thể tự nhiên, một cấu trúc sinh học Vì vậy, muốn từng bướchoàn thiện con người, cần phải đồng thời khám phá sự tác động của các quy luật xãhội và các quy luật tự nhiên trong nó Sự vận động sinh học và sự vận động xã hộitrong con người là một quá trình thống nhất biện chứng, trong đó quá trình sinh họcdiễn ra trước khi có sự tiến hoá về mặt xã hội Mác viết: “Cũng như sự tồn tại củacon người là kết quả của một quá trình trước đó mà cuộc sống hữu cơ đã đi qua.Chỉ đến một giai đoạn nào đó của quá trình này, con người mới trở thành người”1

Khác với con vật, con người có ý thức và hành vi lao động sản xuất Chonên, quá trình tiến hoá sinh học diễn ra bên trong quá trình tiến hoá xã hội và chịu

sự qui ước của quá trình tiến hoá xã hội, trái lại, sự tiến hoá sinh học đặt cơ sở cho

sự tiến hoá về mặt xã hội, đến một giai đoạn nào đó trong quá trình người chuyểnhoá trở thành người thì yếu tố sinh học chuyển sang sự phụ thuộc vào yếu tố xã hội

và do yếu tố xã hội quyết định Điều này đã được Mác - Ăngghen chỉ rõ, mặt tựnhiên và mặt xã hội trong con người không tách rời, đối lập nhau, ngược lại, thốngnhất biện chứng và tác động qua lại lẫn nhau Chịu sự tác động của các mặt xã hội,mặt tự nhiên trong con người được nâng lên trên trình độ các động vật khác Chính

vì thế, khác với quan niệm nhận thức sai lệch, thô thiển về con người, coi conngười là một loài động vật giống như mọi loài động vật khác dẫn đến bênh vực chonhững hành vi vô nhân tính của những kẻ đã đánh mất tính người, Mác quan niệm:con người là một thực thể tự nhiên loại đặc biệt, một thực thể tự nhiên đã nhân loại hoá

1 C Mác và Ph Ăngghen, Toàn tập, tập 19, Nxb CTQG, H, 1995, tr 690.

Trang 4

Dựa trên cơ sở khoa học luận giải về con người, Mác đã đưa ra kết luậnmang tính vạch thời đại về bản chất của con người Mác viết: “Trong tính hiện thựccủa nó, bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội” Điều đó cho thấyrằng, tất cả các quan hệ xã hội vật chất, tinh thần, đều góp phần vào việc hình thànhbản chất con người, trong đó quan hệ sản xuất đóng vai trò quyết định nhất.

Như vậy, bản chất con người chỉ có thể được hình thành, được nhận thứcthông qua các quan hệ xã hội của nó và bản chất con người không phải là cái vốn

có, hình thành một lần là xong, tách rời khỏi những mối quan hệ xã hội khách quan

mà là một đại lượng biến đổi, một quá trình mang tính lịch sử, cụ thể thông quahoạt động thực tiễn của con người Do đó, có thể nhận thức được bản chất của conngười thông qua các tổ chức, thể chế chính trị, các mối quan hệ xã hội hiện thực,xác định và thông qua hoạt động thực tiễn cải tạo tự nhiên, xã hội và cải tạo chínhbản thân con người Vì vậy, muốn thay đổi hoặc hoàn thiện bản chất con ngườiphải thay đổi và hoàn thiện những mối quan hệ xã hội của họ

Từ luận giải đúng đắn về con người, Mác đã chỉ ra muốn giải phóng conngười phải tìm ra chìa khoá giải phóng xã hội, đi từ nguyên nhân đầu tiên lànguyên nhân kinh tế - xã hội, làm cho con người bị mất bản thân mình, bị tha hoá.Tình trạng này được Mác và Ăngghen xem xét qua những biểu hiện chính của nókhi chế độ tư hữu đi tới đỉnh cao là chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa: người lao độnglàm ra nhiều của cải nhưng bản thân mình lại chỉ được hưởng thụ quá ít của cải nênbuộc phải sống ở mức nghèo khổ, của cải sản xuất càng dồi dào càng trở thành mộtsức mạnh khủng khiếp chi phối con người Tình trạng con người bị tha hoá là dấuhiệu cao nhất nói lên sự tất yếu diệt vong của chủ nghĩa tư bản Trong tác phẩm

Bản thảo kinh tế - triết học, Mác đã khẳng định rằng: chủ nghĩa cộng sản như sự

xoá bỏ một cách tích cực chế độ tư hữu - sự tha hoá ấy của con người Vậy, có thểkhẳng định cách mạng xã hội chủ nghĩa và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội là một tấtyếu và lập trường nhân đạo chủ nghĩa triệt để của giai cấp công nhân biểu hiện tậptrung ở mục tiêu cao cả giải phóng con người khỏi tình trạng bị tha hoá

Khi đưa ra ra mô hình về xã hội tương lai trên những nết chủ yếu của nó, cácnhà sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học đã đặt con người ở vị trí trung tâm, conngười là chủ thể xây dựng xã hội, đồng thời là sản phẩm chủ yếu của quá trình pháttriển xã hội đó Theo Mác - Ăngghen, xã hội mới là một xã hội thoả mãn ngày càng

Trang 5

đầy đủ những nhu cầu không ngừng tăng lên của con người, bằng cách tạo ranhững điều kiện để con người phát triển năng lực và đóng góp nhiều nhất vào tiến

bộ xã hội Điều này đã được các ông dự báo khoa học trong Tuyên ngôn của Đảng

Cộng sản (1848) là xã hội loài người trong tương lai sẽ là một thể liên hiệp trong

đó sự tự do của mỗi người là điều kiện cho sự tự do của tất cả mọi người Luậnđiểm này càng có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiễn đối với nước tatrong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay

Kế thừa tư tưởng của Mác - Ăngghen về con người và giải phóng con người,Lênin đã phát triển, bổ sung trong điều kiện mới, chủ nghĩa tư bản chuyển sang giaiđoạn đế quốc chủ nghĩa Những quan điểm về con người của chủ nghĩa Mác đượcLênin vận dụng trung thành, sáng tạo làm cơ sở để vạch ra con đường giải phóngcon người, giải phóng giai cấp công nhân và toàn thể những người lao động bị ápbức, bóc lột trong xã hội tư bản Với thắng lợi của cách mạng Tháng MườiNga(1917) là minh chứng thực tiễn sinh động cho việc giải quyết đúng đắn vấn đềcon người và giải phóng con người của chủ nghĩa Mác - Lênin, mở ra cho nhân loạitiến bộ một thời đại mới - thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hộitrên phạm vi toàn thế giới

Trong công cuộc xây dựng đất nước và bảo vệ chính quyền Xô Viết cònnon trẻ trước sự chống phá quyết liệt của chủ nghĩa đế quốc, Lênin đã cùng ĐảngBôn sê vích Nga luôn luôn coi trọng giải quyết đúng đắn vấn đề con người TheoLênin, nhân tố quyết định sự phát triển của lịch sử suy đến cùng là sự sản xuất vàtái sản xuất ra đời sống xã hội hiện thực Con người không chỉ là sản phẩm của sựphát triển tự nhiên và xã hội mà còn là chủ thể tích cực cải biến tự nhiên và xã hội;con người là điểm khởi đầu và điểm kết thúc của mọi quá trình lịch sử; con người

là yếu tố quan trọng nhất trong lực lượng sản xuất, là lực lượng sản xuất quyết địnhnhất của xã hội và “cách mạng là sự nghiệp của quần chúng” Người khẳng định:

“Lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn thể nhân loại là công nhân, là người lao động”1

Con người không chỉ là sản phẩm của sự phát triển tự nhiên và xã hội màcòn là chủ thể tích cực cải biến tự nhiên và xã hội Vì vậy, cần phải nhận thức sâusắc và đầy đủ về nguồn lực con người (nhân tố con người) Đó là tổng thể nhữngyếu tố thuộc về thể chất và tinh thần, đạo đức, phẩm chất, trình độ tri thức, vị thế xã

1 V.I.Lênin, Toàn tập, tập 38, Nxb Tiến bộ Mátxcơva, 1977, tr 430.

Trang 6

hội… tạo thành năng lực của con người và của cộng đồng xã hội Năng lực ấy khiđược sử dụng, phát triển sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội

Tuy nhiên, cũng cần phải hiểu rằng, chỉ có thể đánh giá vai trò quyết địnhcủa nguồn lực con người khi đặt nó trong mối quan hệ với các nguồn lực khác.Chúng ta đều biết rằng, bất cứ một quốc gia dân tộc nào muốn tồn tại bền vững vàphát triển theo con đường tiến bộ cũng đều phụ thuộc vào những nhân tố như: vị tríđịa lý, tài nguyên thiên nhiên, nguồn vốn đã được tích luỹ trong nước và có thểtranh thủ được từ bên ngoài… Trong đó, nhân tố tự nhiên có ảnh hưởng trực tiếpđến sự phát triển của đất nước chính là vị trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên Thếnhưng trên thực tế lại cho chúng ta thấy rằng, những nhân tố đó lại phụ thuộc vàokhả năng khai thác của con người Nhiều quốc gia, dân tộc có vị trí địa lý, điều kiện

tự nhiên rất thuận lợi là nhân tố cho đất nước giàu mạnh; trái lại cũng không ít quốcgia có điều kiện tương tự nhưng đất nước vẫn nghèo nàn, lạc hậu Mặt khác, nguồnvốn cũng là nhân tố không thể thiếu cho sự phát triển của đất nước, nhưng nó chỉ

có thể phát huy tác dụng tích cực khi quốc gia đó mà trước hết là con người sửdụng hợp lý nguồn vốn ấy để phát triển nền sản xuất trong nước Vì vậy, nhân tốcon người có vai trò quyết định trong các nhân tố, các nguồn lực của sự phát triểnlịch sử

Trung thành với quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin về con người và nguồnlực con người, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng linh hoạt, sáng tạo và giải quyếtđúng đắn vấn đề con người phù hợp với hoàn cảnh cách mạng Việt Nam Theo HồChí Minh, sự nghiệp giải phóng dân tộc phải gắn liền với giải phóng giai cấp , giảiphóng con người Nói cách khác, độc lập dân tộc phải gắn liền với chủ nghĩa xãhội Con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh có cấu trúc nhân cách là “đức” và

“tài”, trong đó “đức” là gốc, là nền tảng Người nói: Người cách mạng phải có đạođức cách mạng làm nền tảng, mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang.Trong khi coi “đức” là gốc, Hồ Chí Minh bao giờ cũng đặt ra yêu cầu đòi hỏi mỗicon người phải không ngừng học tập nâng cao trình độ về mọi mặt, không ngừngphát triển tài năng Người khẳng định: “Có tài phải có đức, có tài không có đức,tham ô hủ hoá có hại cho nước Có đức không có tài như ông bụt ngồi trong chùa,không giúp ích gì ai được”1 Như vậy, con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh là

1 Hồ Chí Minh, Sdd, tập 8, H, 1996, tr 184.

Trang 7

con người toàn diện, con người hài hoà, cân đối trí lực và thể lực, đức và tài…Không những quan niệm đúng đắn về con người mà Hồ Chí Minh còn là một nhâncách mẫu mực, một nhà lãnh đạo tài ba trong trong phát huy nguồn lực con ngườiphục vụ cho sự nghiệp kháng chiến và kiến quốc Người luôn đề cao sức mạnh củacon người, sức mạnh của nhân dân, và căn dặn chúng ta: “Dễ mười lần không dâncũng chị, khó trăm lần dân liệu cũng xong” Vì vậy, khi đất nước giành được hoàbình bắt tay vào xây dựng chủ nghĩa xã hội, Người nói: “Muốn xây dựng chủ nghĩa

xã hội, trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa”2 Khi suy ngẫm về sựnghiệp giáo dục thế hệ trẻ để bảo đảm cho sự hưng thịnh bền vững của đất nước,Người nhắc lại chân lý mà các nhà hiền triết đã tổng kết: “Vì lợi ích mười năm thìphải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”3

Suy cho cùng, công việc quyết định nhất của xã hội, theo tư tưởng Hồ ChíMinh, chính là giáo dục mọi người thành người, làm người và ở đời, làm cho mọingười thành nhân nhân cách có văn hoá

Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng của chế

độ ta, là kim chỉ nam cho nghiên cứu lý luận và hành động thực tiễn cách mạng củachúng ta Những tư tưởng của Hồ Chí Minh về con người đã được Đảng ta vậndụng xây dựng thành các văn kiện, nghị quyết chỉ đạo hoạt động thực tiễn pháttriển con người Việt Nam, phục vụ công cuộc kháng chiến và xây dựng đất nước.Qua nghiên cứu những văn kiện đó, có thêm phần hiểu biết nhận thức về con ngườiViệt Nam

Văn kiện Đại hội lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam (1960) đã khẳngđịnh: Con người là vốn quí nhất Sự nghiệp giáo dục của chúng ta phải bồi dưỡngthế hệ trẻ thành những người lao động làm chủ đất nước, có giác ngộ xã hội chủnghĩa, có văn hoá và kỹ thuật, có sức khoẻ, những người phát triển toàn diện để xâydựng xã hội mới

Tiếp tục cụ thể hoá quan điểm đó, Đại hội lần thứ IV của Đảng Cộng sảnViệt Nam(1976) đưa ra luận điểm giáo dục, hình thành và phát triển con người mới

đó là: Con người mới xã hội chủ nghĩa là con người Việt Nam mới mà những đặc

2 Hồ Chí Minh, Sdd, tập 10, H, 1996, tr 310.

3 Hồ Chí Minh, Sdd, tập9, H, 1996, tr 222.

Trang 8

trưng nổi là làm chủ tập thể, lao động, yêu nước xã hội chủ nghĩa và tinh thần quốc

tế vô sản

Đại hội Đảng lần thứ V tiếp tục khẳng định: Đẩy mạnh công cuộc xây dựngnền văn hoá mới và con người mới bám thật sát yêu cầu cách mạng và phù hợpvới khả năng kinh tế, thúc đẩy tốt hơn công cuộc xây dựng chế độ mới và nềnkinh tế mới

Phát triển tư tưởng về con người lên một tầm cao mới, đại hội lần thứ VI củaĐảng Cộng sản Việt Nam (1986) đưa ra đường lối đổi mới đất nước toàn diện,trong đó đặc biệt nhấn mạnh vai trò quan trọng của nhân tố con người, phát huynhân tố con người; gắn phát triển kinh tế với phát triển xã hội, lấy phục vụ conngười làm mục đích cao nhất của mọi hoạt động, lấy sự quan tâm đến con người vàthái độ tôn trọng lẫn nhau là tiêu chuẩn đạo đức trong mọi hoạt động kinh tế, vănhoá và xã hội

Phát triển đường lối đổi mới của Đại hội VI, qua các kỳ Đại hội Đảng ta luônkhẳng định đặt con người vào vị trí trung tâm của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội,

đó là chiến lược của dân, vì dân, do dân, nhằm giải phóng và phát huy mọi tiềmnăng của mỗi cá nhân, từng tập thể lao động và cả cộng đồng dân tộc Nguồn lựclớn nhất, quí nhất của chúng ta là tiềm lực con người Việt Nam, trong đó có tiềmlực trí tuệ Mục tiêu của chúng ta là giải phóng con người, là phát triển toàn diện

cá nhân Với tư tưởng đúng đắn về con người, đặt con người giữ vị trí trung tâmtrong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, coi con người là nguồn lực quan trọngnhất để phát triển đất nước, nhằm phục vụ con người, từng tập thể và cả xã hội, lấylợi ích cá nhân là động lực trực tiếp của sự phát triển

Một lần nữa, quan điểm về con người và chiến lược phát triển con ngườiViệt Nam tiếp tục được Đảng ta khẳng định trong Văn kiện Đại hội XII: “Xâydựng chiến lược quốc gia về nâng cao sức khoẻ, tầm vóc con người Việt Nam, tăngtuổi thọ và cải thiện chất lượng giống nòi”; “xây dựng và hoàn thiện giá trị, nhâncách con người Việt Nam, bảo vệ và phát triển bản sắc văn hoá dân tộc trong thời

kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập kinh tế quốc tế”2 Nâng cao chất lượng,hiệu quả giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, phát triển nguồn nhân lực,

2 ĐCSVN, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb CTQG, H, 2016, tr 103, 106.

Trang 9

thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sáchphát triển; thực hiện tốt các chính sách xã hội trên cơ sở phát triển kinh tế, gắnquyền lợi và nghĩa vụ, cống hiến và hưởng thụ, tạo động lực mạnh mẽ và bền vữnghơn cho phát triển kinh tế - xã hội.

1.2 Vị trí chiến lược của phát huy nhân tố con người trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa

Nhân tố con người là tổng hoà các năng lực và phẩm chất của con ngườiđược biểu hiện trong hoạt động tích cực cải tạo tự nhiên và xã hội nhằm thúc đẩytiến bộ xã hội

Như vậy, nhân tố con người là tổng thể những dấu hiệu đặc thù thể hiện vaitrò chủ thể của con người trong hệ thống các quan hệ kinh tế, chính trị, văn hoá, xãhội, bao gồm địa vị chủ thể khả năng, năng lực, phẩm chất, tư cách của con người.Nhân tố con người là một khái niệm rộng bao hàm các nội dung cơ bản sau:

Một là, nhân tố con người là chủ thể tổng hợp của đời sống xã hội, của hệ

thống các giai cấp và tầng lớp xã hội tác động qua lại và giữ địa vị khác nhau, màhoạt động của nó đảm bảo sự phát triển tiến bộ xã hội

Hai là, nhân tố con người được biểu hiện bằng những chỉ tiêu về số lượng,

chất lượng, nói lên khả năng của con người, cộng đồng người như một tiềm năngcần được phát huy, đó là số lượng lao động, tình trạng sức khoẻ, trình độ học vấncủa nguồn lao động và yếu tố truyền thống

Ba là, nhân tố con người còn là tổng hoà phẩm chất và năng lực của nhân

cách, chức năng xã hội của cá nhân trong hệ thống các quan hệ xã hội, bao gồm cảnăng lực trí tuệ, tư duy chuyên môn, kỹ thuật được đào tạo và ý thức chính trị, lậptrường xã hội của cá nhân

Từ những phân tích trên cho chúng ta thấy, hạt nhân của nhân tố con người

là hoạt động tích cực của con người nhằm cải tạo môi trường xung quanh , cải tạo

tự nhiên và xã hội, thúc đẩy sự tiến bộ xã hội theo phương hướng nhân đạo Vì thế,nhân tố con người được hiểu là động lực trực tiếp của lịch sử, là nguồn gốc mọi giátrị của xã hội loài người

Dưới chủ nghĩa xã hội, nói đến nhân tố con người là nói đến vai trò chủ thể,tính năng động sáng tạo của giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, tầng lớp trí thức

Trang 10

xã hội chủ nghĩa và các tầng lớp lao động khác, họ là lực lượng quyết định sựnghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

Trong xã hội xã hội chủ nghĩa hoạt động của nhân dân lao động sẽ được bảođảm và khuyến khích bằng cả hệ thống các tổ chức của họ, đó là sự lãnh đạo củađảng, nhà nước chuyên chính vô sản và các tổ chức chính trị - xã hội Vì vậy, mức

độ, quy mô, phạm vi sử dụng và phát huy các tiềm năng của con người cao hơn vàlớn hơn nhiều so với dưới chế độ xã hội cũ - xã hội tư bản chủ nghĩa; trình độ tựgiác, tính tích cực, chủ động và sáng tạo của con người cũng cao hơn, họ có điềukiện tốt hơn về mọi mặt để phát triển và bọc lộ khả năng của mình trong sự nghiệpxây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa

Sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa luôn đặt ra yêu cầukhách quan phải phát huy cao độ nhân tố con người Thế nhưng không phải ngay

từ đầu của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội nhân tố con người đã được pháthuy đầy đủ và trong các giai đoạn khác nhau của quá trình cách mạng nó cũngkhông hoàn toàn giống nhau Do đó, Phát huy nhân tố con người vừa là mục tiêu,vừa là động lực của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa Mụctiêu của chủ nghĩa xã hội là giải phóng con người, mang lại cuộc sống ấm no, hạnhphúc cho con người, tạo điều kiện để con người thực sự là chủ nhân chân chính của

xã hội xã hội chủ nghĩa Phát huy nhân tố con người là nhiệm vụ thực tiễn hàng đầucủa các đảng cộng sản trong các nước xã hội chủ nghĩa, là đảm bảo chắc chắn nhấtcho sự toàn thắng của chủ nghĩa xã hội Nhận thức sâu sắc điều đó, Đảng ta luônquan tâm phát huy mọi tiềm năng sáng tạo của con người và cho rằng lấy việc pháthuy nhân tố con người, phục vụ con người là mục đích cao nhất “Mọi hoạt độngcủa Đảng và Nhà nước không ngoài mục đích vì hạnh phúc của nhân dân”1

Cách mạng xã hội chủ nghĩa là sự nghiệp của nhân dân, do nhân dân và vìnhân dân, nhân dân là người làm nên lịch sử Đó là cuộc cách mạng tự giác diễn ratrên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, nó không chỉ xoá bỏ triệt để xã hội cũ màchủ yếu là xây dựng thành công một xã hội mới - xã hội xã hội chủ nghĩa Cho nên,đòi hỏi tính tích cực, sáng tạo rất cao của từng người, từng tập thể và toàn xã hội.Lênin đã chỉ rõ: Chủ nghĩa xã hội không phải từ “trên trời rơi xuống”, không phải

tự nhiên mà có Chủ nghĩa xã hội sinh động, sáng tạo là kết quả lao động sáng tạo

1 Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000, Nxb Sự thật, H, 1991, tr.8.

Trang 11

của hàng triệu triệu quần chúng lao động Vì vậy, phát huy nhân tố con người vừanhằm tạo ra động lực mạnh mẽ nhất của cách mạng xã hội chủ nghĩa, vừa là mụcđích cuối cùng và cao đẹp nhất của chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của con người,

vì sự phát triển toàn diện của con người

Dưới chủ nghĩa xã hội, vai trò nhân tố con người không những được pháthuy mà ngày càng tăng lên Bởi vì, xã hội xã hội chủ nghĩa là chế độ xã hội tiến bộ,

vì con người, phù hợp với xu thế phát triển chung của lịch sử, của thời đại Hơnnữa, do tính chất, nội dung của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa qui định là cuộccách mạng do quần chúng nhân dân lao động làm nên dưới sự lãnh đạo của đảngmácxít chân chính Đồng thời là sự đòi hỏi khách quan của sự nghiệp đổi mới đấtnước theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá Sự tăng lên của vai trò nhân tố conngười trong chủ nghĩa xã hội còn do sự tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạngkhoa học - công nghệ hiện đại Nó đã và đang làm thay đổi sâu sắc tính chất và nộidung lao động, qui trình kỹ thuật, cơ cấu ngành nghề, quan hệ sản xuất, điều kiệnsống, cơ cấu xã hội, cơ cấu giai cấp… Sự thay đổi đó buộc con người phải vươnlên, phải không ngừng nâng cao trình độ tri thức về mọi mặt, nắm bắt những thànhtựu khoa học - công nghệ hiện đại để làm chủ bản thân, làm chủ xã hội và làm chủthiên nhiên, bắt thiên nhiên phải phục vụ cho nhu cầu ngày càng tăng của conngười Thế nhưng cũng cần phải hiểu rằng, chính sự tác động qua lại của nhân tốcon người và nhân tố công nghệ, kỹ thuật trong qui trình sản xuất xã hội không có

gì mâu thuẫn và đối lập nhau mà chúng bổ sung cho nhau Trong đó, sự phát triểncủa công nghệ, kỹ thuật là điều kiện thuận lợi để giải phóng sức lao động của conngười, hạn chế được lao động nặng nhọc, độc hại, tránh được sự nhàm chán, mở racho con người khả năng phát triển ngày càng toàn diện hơn Sự phát triển của khoahọc kỹ thuật chỉ có thể đạt được trên cơ sở việc phát huy nhân tố con người và nângcao được vai trò to lớn của nó trong quá trình sản xuất Bởi vì, xuất phát từ mốiquan hệ biện chứng giữa khoa học công nghệ và nhân tố con người, sự phát triểncủa khoa học công nghệ không làm lu mờ hoặc mất đi vai trò của nhân tố conngười mà trái lại càng đề cao vai trò nhân tố con người và càng khẳng định vị trí ngàycàng tăng của nó trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa

Thực tiễn cách mạng ở nước ta cho thấy, ở đâu coi trọng và phát huy đượcnhân tố con người thì ở đó cách mạng được giữ vững và phát triển Trong quá trình

Trang 12

lãnh đạo cách mạng Việt Nam, đặc biệt là trong giai đoạn cách mạng xã hội chủnghĩa, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên quan tâm đến việc phát huynhân tố con người, vì hạnh phúc của con người, coi đó là vấn đề có ý nghĩa đặc biệtquan trọng quy định bản chất ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta; là vấn

đề trung tâm, là mục đích của mọi hoạt động của Đảng và Nhà nước ta TrongChiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000, Đảng ta đã chỉ rõ: Mục tiêu vàđộng lực chính của sự nghiệp phát triển là vì con người, giải phóng sức sản xuất,khơi dậy mọi tiềm năng của mỗi cá nhân, mỗi tập thể lao động và cả cộng đồng,động viên và tạo điều kiện cho mọi người Việt Nam phát huy ý chí, tự lực tự cường.Cần kiệm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, ra sức làm giàu cho mình và cho đất nước

Như vậy, phát huy nhân tố con người là vấn đề chiến lược quyết định thắnglợi sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta Trong tình hình hiện nay, đấtnước đang đứng trước những thách thức và cơ hội mới, để thực hiện thành công sựnghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, vấn đề không chỉ nhận thức một cách đúngđắn về đặc điểm, vai trò của nhân tố con người trong giai đoạn cách mạng mới màtrên cơ sở đó tìm ra được một hệ thống các chủ trương phương hướng và giải pháp

cơ bản, đồng bộ nhằm phát huy cao độ nhân tố con người trong sự nghiệp cáchmạng hiện nay

Chương 2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN PHÁT HUY NHÂN TỐ CON NGƯỜI TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ

Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

Trang 13

2 1 Thực chất của việc phát huy nhân tố con người ở nước ta hiện nay.

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, phát huy nhân tố con người làlàm bọc lộ hết tiềm năng, khơi dậy và khai thác mọi tiềm năng vố có trong conngười, trong cộng đồng người, nhằm tạo ra những điều kiện thuận lợi nhất để conngười vươn lên không ngừng, tự hoàn thiện và phát triển toàn diện, đủ sức làm chủ

xã hội, làm chủ tự nhiên và làm chủ bản thân

Với bản chất tốt đẹp, dưới chủ nghĩa xã hội mục đích của việc phát huy nhân

tố con người chính là vì con người, làm cho con người có đủ điều kiện để ngàycàng phát triển hoàn thiện về phẩm chất và năng lực cao hơn so với các chế độ xãhội có giai cấp bóc lột Hơn nữa, hướng bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người

là không ngừng gia tăng tính tự giác, năng động, tự chủ, phát huy sức mạnh bêntrong của mỗi cá nhân, kết hợp với sức mạnh của cả cộng đồng, xây dựng nền tảngtinh thần vững chắc của chế độ xã hội mới - xã hội xã hội chủ nghĩa Đồng thờikiên quyết phê phán, những thói hư tật xấu do tàn dư của xã hội cũ để lại Chủ tịch

Hồ Chí Minh đã dạy rằng, mỗi con người đều có cái thiện và cái ác trong lòng Taphải biết làm cho lòng tốt ở mỗi con người nẩy nở như hoa mùa xuân và phần xấu

bị mất dần đi Đó là thái độ của người cách mạng Thấm nhuần sâu sắc tư tưởngcủa Người, trong từng giai đoạn cách mạng, Đảng ta luôn luôn quan tâm phát huytốt nhân tố con người

Ngày nay, trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phát huynhân tố con người là những tác động nhằm khơi dậy và tích cực hoá những tiềmnăng của con người, đồng thời tạo điều kiện để con người phát triển toàn diện.Trong quá trình tồn tại và phát triển, con người không ngừng bọc lộ những tiềmnăng của chính mình, bao hàm hệ thống các tố chất về chính trị, tri thức, trí lực,tâm lý, sức khoẻ và hệ thống năng lực về tư duy, sáng tạo, kỹ thuật, thích ứng… Vìvậy, phát huy nhân tố con người là làm khơi dậy và bọc lộ hệ thống về các tố chất

và các năng lực tiềm ẩn trong mỗi con người được phát huy trong sự phát triển toàndiện của nhân cách, thích ứng với sự phát triển của khoa học công nghệ và sự pháttriển của xã hội Do đó, nghiên cứu nhân tố con người phải xuất phát từ sự nhậnthức đúng đắn về những thuộc tính của con người Phát huy nhân tố con người làmcho con người ngày càng phát triển cao về trí tuệ, sức khoẻ về thể chất, phong phú

về tinh thần, trong sáng về đạo đức, linh hoạt và văn minh trong ứng xử Trong đó,

Ngày đăng: 02/05/2017, 22:31

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
8. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
9. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết TW 8, 9 khóa XI, Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết TW 8, 9 khóa XI
10.Tổng cục Chính trị, Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học, (Dùng cho đào tạo cán bộ chính trị cấp trung, sư đoàn), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học
Nhà XB: Nxb Quân đội nhân dân
11.Phạm Ngọc Anh, Phát huy nguồn lực của dân làm lợi cho dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát huy nguồn lực của dân làm lợi cho dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
12.Học viện Chính trị Quân sự, Hỏi - Đáp Chủ nghĩa xã hội khoa học (Sách tham khảo dùng cho giáo viên, học viên các trường Quân sự), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hỏi - Đáp Chủ nghĩa xã hội khoa học
Nhà XB: Nxb Quân đội nhân dân
13.Phạm Công Nhất, Phát huy nhân tố con người trong phát triển lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát huy nhân tố con người trong phát triển lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
14. Đoàn Văn Khái, Nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam
Nhà XB: Nxb Lý luận chính trị
3. Hồ Chí Minh, Sdd, tập 8, H, 1996 4. Hồ Chí Minh, Sdd, tập 10, H, 1996 5. Hồ Chí Minh, Sdd, tập9, H, 1996 Khác
6. ĐCSVN, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG, Hà Nội, 2016 Khác
7. ĐCSVN, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb CTQG, Hà Nội, 2016 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w