1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

NGHIÊN CỨU BÀI TẬP PHÁT TRIỂN THỂ LỰC CHUNG CHO NAM SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT TRƯỜNG ĐẠI HỌC TIỀN GIANG SAU MỘT NĂM HỌC TẬP

107 676 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 107
Dung lượng 1,58 MB

Nội dung

LÊ QUỐC VIỆT“NGHIÊN CỨU BÀI TẬP PHÁT TRIỂN THỂ LỰC CHUNG CHO NAM SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT TRƯỜNG ĐẠI HỌC TIỀN GIANG SAU MỘT NĂM HỌC TẬP” Chuyên ngành: Giáo dục thể chất Mã số: 60140103 LUẬ

Trang 1

LÊ QUỐC VIỆT

“NGHIÊN CỨU BÀI TẬP PHÁT TRIỂN THỂ LỰC CHUNG CHO NAM SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT TRƯỜNG ĐẠI HỌC TIỀN GIANG SAU MỘT NĂM HỌC TẬP”

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

TP Hồ Chí Minh, Năm 2016

Trang 2

LÊ QUỐC VIỆT

“NGHIÊN CỨU BÀI TẬP PHÁT TRIỂN THỂ LỰC CHUNG CHO NAM SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT TRƯỜNG ĐẠI HỌC TIỀN GIANG SAU MỘT NĂM HỌC TẬP”

Chuyên ngành: Giáo dục thể chất

Mã số: 60140103

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học:

TS Nguyễn Trọng Hải

TP Hồ Chí Minh, Năm 2016

Trang 3

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưatừng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.

Tác giả

Lê Quốc Việt

Trang 4

Đại học, Trung tâm Nghiên cứu khoa học Trường Đại học Thể dục thể thaoTP.HCM đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quátrình học tập tại trường.

Xin chân thành cảm ơn đến quý Thầy (Cô) giảng dạy lớp Cao học 19

đã dành nhiều tâm huyết truyền thụ cho chúng tôi những kiến thức quý báu,làm tiền đề cho việc nghiên cứu luận văn này

Xin cảm ơn Ban Giám hiệu, quý Thầy (Cô) Trường Đại học TiềnGiang, cùng toàn thể các nam sinh viên năm thứ nhất Trường Đại học TiềnGiang đã giúp tôi thu thập số liệu để thực hiện đề tài nghiên cứu

Đặc biệt, tôi xin cảm ơn Thầy TS Nguyễn Trọng Hải là người trực tiếphướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành đề tài này

Tác giả

Lê Quốc Việt

Trang 5

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4

1.1 Quan điểm, đường lối chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về công tác GDTC trong trường học 4

1.1.1 Chủ tịch Hồ Chí Minh với tư tưởng phát triển thể chất của dân tộc .4

1.1.2 Quan điểm và đường lối của Đảng và Nhà nước về hoạt động TDTT và công tác GDTC trường học 8

1.2 Một số khái niệm có liên quan 17

1.3 Giáo dục các tố chất thể lực - một đặc điểm cơ bản của GDTC trong trường học 21

1.4 Đặc điểm, nội dung bài tập thể lực (BTTL) 25

1.4.1 Đặc điểm dung bài tập thể lực 25

1.4.2 Nội dung bài tập thể lực (BTTL) 27

1.4.3 Hình thức bài tập thể lực 28

1.4.4 Mối quan hệ giữa hình thức và nội dung bài tập thể lực 29

1.4.5 Cường độ và khối lượng của lượng vận động (LVĐ) 30

1.5 Đặc điểm tâm, sinh lý lứa tuổi sinh viên (18 -22) 35

1.5.1 Đặc điểm sinh lý 35

1.5.2 Đặc điểm tâm lý 36

1.6 Cơ sở khoa học đánh giá chất lượng GDTC và thể lực sinh viên 38

1.7 Các Test thể lực 39

1.8 Một số công trình nghiên cứu có liên quan 40

CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 43

2.1 Phương pháp nghiên cứu 43

Trang 6

2.1.4 Phương pháp kiểm tra sư phạm 44

2.1.5 Phương pháp thực nghiệm sư phạm 48

2.1.6 Phương pháp toán thống kê 48

2.2 Tổ chức nghiên cứu 50

2.2.1 Đối tượng nghiên cứu 50

2.2.2 Kế hoạch tổ chức nghiên cứu 50

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 52

3.1 Đánh giá thực trạng thể lực chung (TLC) của nam sinh viên năm thứ nhất Trường Đại học Tiền Giang 52

3.1.1 Xác định chỉ tiêu đánh giá TLC của sinh viên trên thế giới và ở Việt Nam 52

3.1.2 Thực trạng TLC của nam sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Tiền Giang 53

3.1.3 Bàn luận về thực trạng TLC của nam sinh viên năm thứ nhất Trường Đại học Tiền Giang 57

3.2 Lựa chọn và ứng dụng các bài tập phát triển TLC cho nam sinh viên năm thứ nhất Trường Đại học Tiền Giang 58

3.2.1 Nghiên cứu xác định nguyên tắc lựa chọn các bài tập nhằm phát triển TLC cho nam sinh viên năm thứ nhất Trường Đại học Tiền giang58 3.2.2 Các bước tiến hành xây dựng các bài tập phát triển TLC cho nam sinh viên năm thứ nhất Trường Đại học Tiền Giang 59

3.3 Ứng dụng và đánh giá hiệu quả các bài tập phát triển TLC cho nam sinh viên năm thứ nhất Trường Đại học Tiền Giang 69

Trang 7

sinh viên năm thứ nhất sau thời gian thực hiện chương trình GDTC nội

khóa 72

3.3.3 Bàn luận hiệu quả ứng dụng các bài tập phát triển TLC cho nam sinh viên năm thứ nhất Trường Đại học Tiền Giang 77

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 80

KẾT LUẬN 80

KIẾN NGHỊ 80

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 8

BTTL Bài tập thể lực

CHXHCN Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

ĐH TDTT TP

HCM Đại học Thể dục thể thao TP Hồ Chí Minh

GD & ĐT Giáo dục và Đào tạo

GDTC Giáo dục thể chất

HATT Huyết áp tối thiểu

HATĐ Huyết áp tối đa

HS - SV Học sinh, sinh viên

Trang 9

Kết quả kiểm tra đánh giá thực trạng TLC của nam

sinh viên năm thứ nhất Trường Đại học Tiền Giang

(n=100)

54

Bảng

3.3

Kết quả phỏng vấn các nguyên tắc lựa chọn bài tập

nhằm phát triển TLC cho nam sinh viên Trường Đại

học Tiền Giang (n=30)

59

Bảng

3.4

Kết quả phỏng vấn lựa chọn các bài tập phát triển TLC

cho nam sinh viên năm thứ nhất Trường Đại học Tiền

Kế hoạch tập luyện phát triển thể lực chung nam sinh

viên năm nhất trường Đại học Tiền Giang (năm học

So sánh các chỉ tiêu TLC của nam sinh viên năm thứ

nhất với tiêu chuẩn thể lực của sinh viên lứa tuổi 18

theo QĐ 53 (n=100)

74

Bảng 3.10

Thống kê kết quả xếp loại nam sinh viên năm thứ nhất

với tiêu chuẩn thể lực của học sinh - sinh viên lứa tuổi

18 (n=100)

75

Trang 10

STT Tên Biểu đồ và sơ đồ Trang

Biểu đồ

3.1

Thực trạng thể lực chung ban đầu của nam sinh viên

năm thứ nhất Trường Đại học Tiền Giang 56Biểu đồ

Trang 11

ĐẶT VẤN ĐỀ

Thể dục, thể Thao (TDTT) là một bộ phận quan trọng của nền văn hóa

xã hội, là sự tổng hợp những thành tựu của xã hội và sử dụng hợp lý nhữngphương tiện, phương pháp, các biện pháp chuyên môn để rèn luyện sức khỏe,nâng cao thể lực, trí lực, góp phần giáo dục và phát triển con người toàn diện

Giáo dục thể chất (GDTC) là một bộ phận chuyên biệt của hoạt độngTDTT với mục đích nhằm giáo dưỡng thể chất và chuẩn bị thể lực cho conngười Ngày nay, trong thời kỳ hội nhập, thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đạihóa đất nước, đòi hỏi con người phải có thể chất khỏe mạnh, tinh thần thoảimái để có thể làm việc trong những điều kiện lao động với tốc độ cao, cường

độ thần kinh căng thẳng, đặc biệt là đối với các ngành nghề như: Hàng không,Hàng hải, Điện, Quốc phòng an ninh, v.v…Vì vậy, yêu cầu đối với việc nângcao thể chất cho con người ngày càng cao

Trong nhà trường, TDTT cũng là một bộ phận quan trọng cấu thành hệthống các nội dung của quá trình giáo dục và phát triển con người toàn diện

Ở nước ta, mục tiêu TDTT trường học là nhằm tăng cường sức khỏe, pháttriển thể chất, góp phần hình thành và bồi dưỡng nhân cách, đáp ứng yêu cầuphát triển toàn diện cho học sinh, sinh viên (HS-SV) để trở thành những conngười mới theo tinh thần Nghị quyết số 08 NQ/TW của Bộ Chính Trị:

“….Tiếp tục hoàn thiện bộ máy tổ chức, đổi mới quản lý, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thể dục, thể thao; tăng cường cơ sở vật chất, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, công nghệ làm nền tảng phát triển mạnh mẽ và vững chắc sự nghiệp thể dục thể thao; đến năm 2020, phấn đấu 90% học sinh, sinh viên đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể nhân dân….” [1] Mục tiêu chiến lược

này đã thể hiện những yêu cầu bức thiết về sức khỏe và năng lực thể chất củalớp người lao động mới đang thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hộicủa đất nước

Trang 12

Để góp phần thực hiện mục tiêu, từng bước đẩy mạnh và nâng cao chấtlượng GDTC trường học trong giai đoạn mới Việc nghiên cứu cải tiến côngtác giáo dục trong nhà trường các cấp hiện nay rất cần thiết và cấp bách Nhậnthức được tầm quan trọng của công tác GDTC trong chiến lược phát triển conngười, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD & ĐT) đã ra Chỉ thị tiến hành giảng dạychính khóa về TDTT trong các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyênnghiệp Là giảng viên TDTT, với mong muốn được góp phần nhỏ bé củamình vào việc phát triển công tác GDTC của trường trong việc chuẩn hóa nộidung và góp phần nâng cao thể lực cho nam sinh viên phù hợp với một sốngành nghề đào tạo của Trường.

Trường Đại học Tiền Giang được Thủ Tướng Chính phủ ký Quyết địnhthành lập ngày 06/6/2005, sát nhập và nâng cấp từ hai trường: Trường Caođẳng Cộng đồng Tiền Giang và Trường Cao đẳng Sư phạm Tiền Giang.Trường có chức năng đào tạo nguồn nhân lực đa cấp, đa lĩnh vực từ trình độđại học trở xuống Là trường công lập đào tạo chính quy, liên thông, địnhhướng chính là phát triển theo hướng Nghề nghiệp - Ứng dụng và với mụcđích là đào tạo, điều chỉnh cơ cấu ngành nghề của thị trường lao động theohình nón thuận góp phần phân luồng sau trung học cơ sở, củng cố sự vữngmạnh và hiệu quả hệ thống giáo dục

Sự ra đời Trường Đại học Tiền Giang góp phần quan trọng đến sự pháttriển kinh tế - xã hội, khoa học công nghệ của vùng Đồng bằng Sông CửuLong nói chung; các tỉnh Tiền Giang, Long An, Bến Tre nói riêng và mộtphần tỉnh Đồng Tháp được gọi là khu vực Bắc Sông Tiền

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác GDTC cho sinh viêntrong những năm qua đã có một số tác giả nghiên cứu về vấn đề này như:Đoàn Thu Ánh Điểm [16], Phạm Văn Diệp [17], Nguyễn Minh Đức [18],Nguyễn Thanh Hùng [19], Phạm Văn Hưng [20], Trần Trọng Viên [21],

Trang 13

v.v… Tuy nhiên những công trình nghiên cứu trên đây chưa có công trình nàonghiên cứu và đánh giá thể lực chung của sinh viên nam có đặc thù theo cácngành nghề Trường Đại học Tiền Giang đang đào tạo.

Việc nghiên cứu các bài tập phát triển thể lực chung nhằm góp phầnnâng cao hiệu quả GDTC và nâng cao thể lực cho nam sinh viên của TrườngĐại học Tiền Giang là rất cần thiết trong thực tiễn giảng dạy Xuất phát từ

những vấn đề trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu bài

tập phát triển thể lực chung cho nam sinh viên năm thứ nhất Trường Đại học Tiền Giang sau một năm học tập”.

Mục đích nghiên cứu:

Nhằm lựa chọn một số bài tập phát triển thể lực chung cho nam sinhviên năm thứ nhất Trường Đại học Tiền Giang, góp phần nâng cao hiệu quảGDTC

Nhiệm vụ nghiên cứu:

Nhiệm vụ 1: Đánh giá thực trạng thể lực chung của nam sinh viên năm

thứ nhất Trường Đại học Tiền Giang

Nhiệm vụ 2: Xây dựng bài tập và ứng dụng thực nghiệm các bài tập

phát triển thể lực chung cho nam sinh viên năm thứ nhất Trường Đại học TiềnGiang

Nhiệm vụ 3: Đánh giá hiệu quả việc ứng dụng các bài tập phát triển thể

lực chung cho nam sinh viên năm thứ nhất Trường Đại học Tiền Giang

Trang 14

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Quan điểm, đường lối chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về công tác GDTC trong trường học

1.1.1 Chủ tịch Hồ Chí Minh với tư tưởng phát triển thể chất của dân tộc

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhận thức sâu sắc tầm quan trọngcủa vai trò sức khỏe con người, sức khỏe nhân dân Dù bận trăm công ngànviệc nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn luôn dành thời gian thăm hỏi, tiếp xúc

và thường xuyên xem xét các hoạt động TDTT trong nước và quốc tế Tự bảnthân Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng luyện tập TDTT hàng ngày, bằng nhiềuphương pháp sao cho phù hợp với tình hình sức khỏe, điều kiện thời tiết, địahình nơi ở và làm việc, động viên mọi người xung quanh cùng tập luyện Vớitầm nhận thức sâu xa và toàn diện, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã sớm quantâm tới các lĩnh vực cách mạng khác như phát triển văn hoá, giáo dục, TDTT,nhằm thúc đẩy đời sống tinh thần và sức khỏe của nhân dân kiến tạo xã hộimới đi tới thành công

Sau Cách mạng tháng Tám, Việt Nam đứng trước những khó khăn tolớn về kinh tế và đời sống, chính quyền cách mạng còn non trẻ phải đươngđầu gay gắt với giặc đói giặc ngoại xâm, nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rấtchú ý và khuyến khích phát triển TDTT Người đã khởi xướng nền TDTTcách mạng - một nền TDTT mới chưa từng có ở nước ta, nó mang ý nghĩa lớn

đối với tinh thần và sức khỏe của nhân dân ta, dân tộc ta, góp phần “Kháng

chiến càng nhiều thắng lợi, kiến quốc càng mau thành công”

Những việc làm hết sức cần thiết của Chủ tịch Hồ Chí Minh để TDTTcách mạng được hình thành và phát triển như: Ngày 30 tháng 01 năm 1946,Người ký sắc lệnh số 14 thành lập Nha Thể dục Trung ương thuộc Bộ Thanhniên, lần đầu tiên ngành TDTT cách mạng ra đời ở Việt Nam Đến ngày 27

Trang 15

tháng 3 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 33 thành lập NhaThanh niên - Thể dục thuộc Bộ Quốc gia Giáo dục Cùng ngày, Báo Cứu

Quốc đăng bài “Sức khỏe và thể dục” của Người, thực chất bài báo đó là lời

kêu gọi toàn dân tập thể dục của Bác Hồ Tối 26 tháng 5 năm 1946, Chủ tịch

Hồ Chí Minh đến dự “Lễ hội thanh niên vận động”, ở Hà Nội và Người châm ngọn lửa thiêng phát động phong trào “Khỏe vì nước” Phong trào này nhanh

chóng lan tỏa từ Thủ đô Hà Nội đến các tỉnh, thành phố Đó chính là TDTTcách mạng do dân, vì dân, tiền thân của nền TDTT Việt Nam ngày nay

TDTT cách mạng hoặc nền TDTT mới, mà nền tảng xã hội là phongtrào khỏe vì nước do Chủ tịch Hồ Chí Minh khởi xướng khác về bản chất

TDTT trước Cách mạng tháng Tám, chẳng hạn phong trào “Khỏe để phụng

sự” do thực dân Pháp khởi xướng nhằm phục vụ chính sách cai trị Mục đích

chủ yếu của TDTT cách mạng là thu hút mọi người trẻ, già, gái, trai tập luyện

nâng cao sức khỏe vì “Dân cường, nước thịnh” được Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ra trong bài báo “Sức khỏe và thể dục” của Người TDTT cách mạng là

một bộ phận trong tổng thể sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân, đượchình thành và phát triển theo định hướng của tư tưởng Hồ Chí Minh Do đó,TDTT cách mạng ngày càng thể hiện sâu sắc tính chất nhân dân, dân tộc vàhiện đại

Trong chương trình Việt Minh năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ

trương “Khuyến khích nền thể dục thể thao quốc dân làm cho nòi giống thêm

mạnh” Trong bài báo “Sức khỏe là thể dục”, Bác Hồ nhấn mạnh: Mỗi người

dân yếu thì cả nước yếu, mỗi người dân khỏe thì cả nước khỏe Nhân dânkhỏe mạnh thì nước nhà chóng phú cường Để có sức khỏe cho mọi người,ngoài việc cải thiện đời sống, phòng bệnh và trị bệnh, Chủ tịch Hồ Chí Minhkhuyến khích toàn dân tập thể dục, rèn luyện thân thể thường xuyên Do đóphát triển phong trào toàn dân tập luyện là mục tiêu cơ bản của TDTT cách

Trang 16

mạng Nếu xa rời mục tiêu cơ bản này thì không còn là TDTT cách mạng nữa.Quá trình thực hiện mục tiêu cơ bản của TDTT cách mạng cũng là quá trình

phấn đấu thực hiện “Dân cường, nước thịnh” Mỗi người rèn luyện sức khỏe

trong phong trào TDTT cách mạng là một biểu hiện của lòng yêu nước Chủ

tịch nêu rõ: “Vậy nên luyện tập thể dục, bồi bổ sức khỏe là bổn phận của mỗi

người dân yêu nước”

TDTT cách mạng phát triển trước hết và mạnh nhất trong thanh thiếuniên, sinh viên, học sinh, tự vệ và bộ đội Bác Hồ căn dặn tuổi trẻ phải siêngnăng tập luyện TDTT, nâng cao sức khỏe để học tập, rèn luyện tốt Ngườinhắc nhở học sinh phải học giỏi không chỉ các môn văn hóa, ngoại ngữ mà cảthể dục Bác Hồ biểu dương các chiến sĩ tự vệ chiến đấu Hoàng Diệu (HàNội) về nếp sống, công tác, tinh thần tích cực tập TDTT và xung phong đi cáctỉnh phát triển phong trào Khỏe vì nước Bác cũng quan tâm và động viênthanh niên, bộ đội, công nhân tổ chức giao hữu bóng đá, bóng chuyền và cáchoạt động TDTT khác, vừa rèn luyện sức khỏe, vừa khuyến khích tinh thần

vui tươi phấn khởi nhằm đẩy mạnh mọi công việc phục vụ “kháng chiến kiến

quốc” TDTT cách mạng dựa vào lực lượng thanh niên, lực lượng tiên phong

thúc đẩy phong trào tập luyện của quần chúng với mọi lứa tuổi, nghề nghiệptrong các lĩnh vực hoạt động vật chất và tinh thần của đời sống xã hội, tất cả

đều là “Đồng bào” chung một nước, thực hiện lòng mong muốn của Chủ tịch

Hồ Chí Minh: “Tôi mong đồng bào ta ai cũng gắng tập thể dục Tự tôi ngày

nào cũng tập”

TDTT cách mạng đang có xu thế phát triển đồng bộ cả về TDTT quầnchúng, GDTC học đường và thể thao thi đấu, song do cuộc kháng chiến toànquốc chống thực dân Pháp bùng nổ vào ngày 19 tháng 12 năm 1946, TDTTcách mạng đã phải tạm thời lắng xuống Tuy vậy ở chiến khu Việt Bắc, TDTTcách mạng vẫn được duy trì và phát triển ở mức độ nhất định Bác Hồ luôn

Trang 17

luôn là tấm gương sáng về tinh thần tập luyện trong phong trào TDTT cáchmạng năm 1946 và cả trong phong trào rèn luyện sức khỏe ở chiến khu ViệtBắc suốt thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp Người không chỉ tậpluyện thường xuyên mà còn quan tâm, động viên cán bộ, chiến sĩ tích cực rènluyện sức khỏe Bác Hồ từng hướng dẫn các Bộ trưởng, Thứ trưởng trongChính phủ tập võ; nhiều lần Người hướng dẫn và làm động tác mẫu cho cácchiến sĩ trẻ tập thể dục và luyện võ thuật Bác còn khuyến khích cán bộ củacác cơ quan Chính phủ, bộ đội của các đơn vị bảo vệ chiến khu và các chiến

sĩ thuộc đơn vị cảnh vệ ở Việt Bắc tổ chức tập luyện, giao lưu bóng chuyềnvào mỗi buổi chiều hay những ngày nghỉ, ngày Tết Nguyên đán

TDTT cách mạng đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ giáo viên, huấn luyệnviên, hướng dẫn viên được đào tạo, bồi dưỡng ở các lớp TDTT của chế độmới Trong năm 1946, Nha Thể dục Trung ương và Nha Thanh niên - Thểdục đã tổ chức được một số lớp đào tạo cấp tốc từ 3 đến 6 tháng với hàngtrăm học viên do các tỉnh đoàn thanh niên cứu quốc, các đơn vị tự vệ chiếnđấu đơn vị bộ đội, các trường học cử đi học Chủ tịch Hồ Chí Minh từng đếnthăm các lớp đào tạo đó Vào một buổi chiều ngày 10 tháng 11 năm 1946,Bác đến dự lễ bế mạc và nói chuyện với học viên của một lớp học do Nha Thể

dục Trung ương và Nha Thanh niên - Thể dục tổ chức Người căn dặn: “Các

học sinh đã tập luyện công phu và sức đã khỏe Hiện tại ở nông thôn cũng như thành thị còn rất nhiều đồng bào yếu ớt Mang danh cán bộ thể dục thể thao, các học sinh có bổn phận tổ chức cho toàn thể đồng bào cùng tập luyện.

Có như vậy công phu tập luyện của các em mới có hữu ích”

Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bùng nổ, nhiềungười trong số các học viên đó đã lên đường ra chiến trường tham gia khángchiến Sau hòa bình lập lại ở miền Bắc nước ta, họ trở về với các hoạt độngTDTT Nhiều người trong số họ là cán bộ quản lý, huấn luyện viên, giáo viên

Trang 18

TDTT có năng lực và tâm huyết phục vụ sự nghiệp phát triển nền TDTT xãhội chủ nghĩa

Mục đích và mục tiêu của TDTT cách mạng nước ta năm 1946 có giátrị nổi bật, làm sáng tỏ tính ưu việt của xã hội mới và đề cao vai trò tác dụngcủa TDTT Trong hoàn cảnh đất nước vừa giành lại nền độc lập dân tộc, nhândân vừa thoát khỏi ách nô lệ, chính quyền cách mạng đang phải đối phó vớithù trong, giặc ngoài, với trận đói năm 1945 hơn 2 triệu người chết, thể chấtcủa giống nòi giảm sút nghiêm trọng, nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khôngngần ngại khởi xướng phong trào TDTT cách mạng, được đông đảo nhân dân

ta đồng lòng hưởng ứng, tham gia tập luyện với tinh thần yêu nước sâu sắc,

phấn đấu cho “Dân cường, nước thịnh” TDTT cách mạng nước ta thực sự là

một hiện tượng độc đáo của nền văn hóa thể chất Việt Nam và cả nhân loại.Bởi vậy, những giá trị quý báu của nền TDTT cách mạng do Chủ tịch Hồ ChíMinh gây dựng là cội nguồn của các bước phát triển TDTT nước nhà nhữngthập kỷ qua, hiện nay và cả mai sau

Như vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh về thể dục (tức TDTT ngày nay) làphát triển TDTT và sức khỏe của nòi giống, vì sự nghiệp cứu quốc và kiếnquốc, vì vinh dự và vinh quang của dân tộc

1.1.2 Quan điểm và đường lối của Đảng và Nhà nước về hoạt động TDTT và công tác GDTC trường học

Bảo vệ và tăng cường sức khỏe của nhân dân là một việc rất quan trọng

và cần thiết gắn liền với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ chủ nghĩa xã hội, vớihạnh phúc của nhân dân Đó là một trong những mối quan tâm hàng đầu củachế độ ta, là trách nhiệm cao quý mà Đảng và Nhà nước đã trực tiếp giao làngành TDTT và ngành Y tế Tinh thần đó được xuyên suốt trong cả quá trìnhlãnh đạo Cách mạng của Đảng và Chính phủ Cứ mỗi bước ngoặt của Cách

Trang 19

mạng, Đảng và Nhà nước đều có đường lối cần thiết hướng dẫn tổ chức cáchoạt động TDTT cho phù hợp.

Cùng với Chủ tịch Hồ Chí Minh, các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước tacũng hết sức quan tâm đến hoạt động TDTT nói chung và công tác GDTC nóiriêng Sự quan tâm đến GDTC thực chất là sự quan tâm đến con người, vì conngười là vốn quý nhất của xã hội, là tài sản vô giá của quốc gia, thể dục làbiện pháp mầu nhiệm đem lại sức khỏe cho mọi người Chính vì vậy qua từnggiai đoạn, Đảng và Nhà nước đã luôn có nhiều chủ trương, chỉ thị quan trọng

để kịp thời lãnh đạo và chỉ đạo về công tác GDTC

Thời kỳ thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Trước cách mạngTháng Tám năm 1945, thực dân Pháp chi phối các hoạt động TDTT ở nước

ta, sử dụng chúng như một chính sách cai trị người bản xứ Thực dân Phápkhông hề chủ trương phát triển TDTT toàn dân, chúng chỉ khuyến khích, cổ

vũ thanh niên ta vào các cuộc ăn chơi vô bổ, các cuộc thi đấu căng thẳng, ănthua, cay cú, lãng quên nhiệm vụ cứu nước, cứu dân thoát khỏi ách nô lệ.Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân ta nhất tềđứng lên làm cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, lập lênnước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, bước vào xây dựng chế độ mới, nền giáodục mới nền TDTT mới

Với chủ trương phát triển phong trào TDTT quần chúng, Đảng ta ra Chỉ

thị số 106 - CT/TW năm 1958 có nêu: “Vận động quần chúng tham gia ngày

càng nhiều vào phong trào TDTT nhất là các trường học, nhà máy, bộ đội, cơ quan” [3].

Để tăng cường tổ chức và lãnh đạo các cơ quan TDTT từ Trung ươngđến địa phương và kể cả các ngành, Hội đồng Bộ trưởng đã ra Chỉ thị181/CT-TW ngày 13/1/1960, quyết định đổi Ban TDTT Trung ương thành Ủyban TDTT Trung ương thuộc Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ)

Trang 20

Ngày 28/9/1962, lần đầu tiên để chỉ đạo phong trào TDTT toàn quốc.

Thủ tướng Chính phủ ra Chỉ thị số 110/TTg ban hành “Điều lệ tạm thời về

tiêu chuẩn rèn luyện thân thể” cho các lứa tuổi nam từ 18-45 tuổi, nữ từ

13-28 tuổi Trong hệ thống các trường học bắt đầu việc xây dựng các tiêu chuẩnkiểm tra, đánh giá thể lực HS-SV dựa trên tiêu chuẩn rèn luyện thân thể

Năm 1965, Chính phủ quyết định thành lập Bộ Đại học và Trung họcchuyên nghiệp (THCN) và để giúp Bộ chỉ đạo công tác TDTT và quân sựtrong các trường Đại học, THCN nên đã có Vụ Thể dục quân sự

Để nâng cao dần hiệu quả công tác GDTC trong các trường Bộ Đạihọc và Trung học chuyên nghiệp (THCN) và các trường đã tổ chức nghiêncứu và cho ban hành chương trình TDTT trong các trường Đại học, THCNtheo tinh thần Chỉ thị 62/TDQS và 63/TDQS ngày 14 và 15/9/1966 Đây làchương trình chính thức đầu tiên trong các trường Đại học và THCN, quyđịnh giờ nội khóa bắt buộc trong kế hoạch giảng dạy và học tập trong nhàtrường

Năm 1971, thành lập Vụ Thể dục đời sống thuộc Bộ Đại học và THCN,

có nhiệm vụ giúp Bộ chỉ đạo công tác TDTT, Y tế và đời sống của HS-SVcác trường Ngày 24/6/1971, Bộ ra Chỉ thị số 14/TDQS về việc thực hành tiêuchuẩn rèn luyện thân thể theo lứa tuổi, quy định HS-SV khi tốt nghiệp Đạihọc và THCN phải đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể cấp II

Đến năm 1975, lần đầu tiên tổ chức biên soạn và xuất bản ba tập tài liệugiáo khoa về lý thuyết và thực hành TDTT sử dụng trong các trường Đại học

và THCN

Khi đất nước hoàn toàn giải phóng, cách mạng Việt Nam đã chuyểnsang giai đoạn mới, Ban Bí Thư Trung ương Đảng ra Chỉ thị số 227/CT-TW

ngày 18/11/1975 Trong phần đầu, chỉ thị nhận định: “Trong những năm qua,

nhất là từ khi có Chỉ thị số 180/CT-TW ngày 28/08/1970 của Ban Bí Thư

Trang 21

Trung ương Đảng, công tác thể dục thể thao đã phát triển đúng hướng, góp phần tích cực phục vụ sản xuất, chiến đấu, đời sống và xây dựng con người mới” Tuy nhiên khi đất nước chuyển giai đoạn mới cần: “Phấn đấu vươn lên đưa phong trào quần chúng rèn luyện thân thể vào nề nếp, phát triển công tác thể dục thể thao có chất lượng, có tác dụng thiết thực nhằm mục tiêu: khôi phục và tăng cường sức khỏe của nhân dân, góp phần xây dựng con người mới phát triển toàn diện ” [1], [3] Để thực hiện mục tiêu, cần nắm

vững 4 phương châm đã nêu trong chỉ thị:

- Kết hợp thể dục với thể thao, lấy thể dục làm cơ sở; Kết hợp TDTTvới vệ sinh phòng bệnh; Kết hợp những thành tựu hiện đại của Thế giới vớikinh nghiệm truyền thống của dân tộc; Tập trung sức phục vụ cho phong trào

ở cơ sở

- Tập luyện TDTT phải phù hợp với từng lứa tuổi, nam, nữ, ngànhnghề, sức khỏe của từng người và phù hợp với điều kiện kinh tế, hoàn cảnhđịa lý tự nhiên và truyền thống của từng vùng Thực hiện kiểm tra y học vàbảo đảm an toàn trong tập luyện và thi đấu

- Kết hợp việc phát triển phong trào quần chúng với việc xây dựng lựclượng nòng cốt, bao gồm cán bộ, huấn luyện viên, trọng tài, giáo viên, hướngdẫn viên và vận động viên TDTT

- Triệt để sử dụng những điều kiện thiên nhiên, cơ sở vật chất sẵn códựa vào lực lượng của nhân dân là chính để xây dựng cơ sở vật chất, đồngthời có sự giúp đỡ thích đáng của Nhà nước

Chỉ thị 36/CT-TW khi nói về công tác phát triển TDTT ở trường học đã

khẳng định: “Thực hiện giáo dục thể chất trong tất cả các trường học Làm

cho việc tập luyện thể dục thể thao trở thành nếp sống hằng ngày của hầu hết học sinh, sinh viên” [2] Muốn hoàn thành mục tiêu trên, thì tất cả các cấp,

các ngành và toàn xã hội phải xác định được công tác GDTC hiện nay không

Trang 22

còn là một lĩnh vực đơn thuần mà đã phát triển trở thành hoạt động sư phạmvừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật, vừa mang tính chuyên biệt

và vừa mang tính xã hội

Qua tổng kết sau 8 năm thực hiện Chỉ thị 36-CT/TW của Ban Bí thưTrung ương Đảng và 4 năm thực hiện Thông tư 03-TT/TW của Bộ Chính trị,nhận thấy sự nghiệp TDTT nước ta đã có bước phát triển đáng khích lệ, gópphần tích cực vào thành tựu chung của công cuộc đổi mới và phát triển kinh

tế - xã hội [2]

Tuy nhiên, TDTT quần chúng phát triển còn chậm, nhất là ở các vùngnông thôn, miền núi, biên giới; chất lượng và hiệu quả TDTT trong trườnghọc còn hạn chế, thiếu những điều kiện để phát triển Thành tích của nhiềumôn thể thao còn thấp so với khu vực và thế giới Trong hoạt động thể thaocòn nhiều biểu hiện tiêu cực Công tác quản lý chưa theo kịp nhu cầu pháttriển của TDTT

Vì vậy, để tiếp tục thúc đẩy sự nghiệp TDTT nói chung và công tácGDTC nói riêng phát triển trong giai đoạn mới, ngày 23/10/2002, Ban Bí thư

đã ra Chỉ thị số 17-CT/TW nhấn mạnh: “Đẩy mạnh hoạt động TDTT ở

trường học Tiến tới bảo đảm mỗi trường học đều có giáo viên thể dục chuyên trách và lớp học thể dục đúng tiêu chuẩn, tạo điều kiện nâng cao chất lượng giáo dục thể chất; xem đây là một tiêu chí xét công nhận trường chuẩn quốc gia Tạo cho được sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và trách nhiệm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các ngành, các đoàn thể về nhiệm vụ phát triển thể dục thể thao nhằm nâng cao thể lực, bồi dưỡng ý chí, phát huy nhân

tố con người, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” [4].

Chỉ thị số 17- CT/TW nhấn mạnh sự nghiệp TDTT cần được tiếp tụcphát triển theo những quan điểm đã nêu trong Chỉ thị 36- CT/TW và các cấp

Trang 23

ủy Đảng cũng như chính quyền cần lãnh đạo thực hiện tốt hơn nữa nhữngviệc sau [4]:

- Tạo cho được sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và trách nhiệmcủa các cấp ủy đảng, chính quyền, các ngành, các đoàn thể về nhiệm vụ pháttriển TDTT nhằm nâng cao thể lực, bồi dưỡng ý chí, phát huy nhân tố conngười, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đấtnước;

- Hoạt động TDTT quần chúng ở xã, phường, cơ sở là cái nền cơ bản đểphát triển TDTT ở nước ta Cần có sự chỉ đạo hướng dẫn phát triển TDTTquần chúng ở cơ sở trong toàn quốc, đối với tất cả các đối tượng, kể cả ngườicao tuổi, người khuyết tật, trước hết là thanh, thiếu niên, lực lượng vũ trang;chú trọng địa bàn nông thôn, miền núi; khai thác và phát huy các hình thứctập luyện cổ truyền và các môn thể thao dân tộc;

- Xây dựng mạng lưới hướng dẫn viên, vận động viên (VĐV) làm nòngcốt cho phong trào Từng bước hình thành khu trung tâm TDTT của xã,phường, thị trấn gắn với trường học, các điểm vui chơi của thanh, thiếu niên

và các thiết chế văn hoá tại cơ sở Trên cơ sở đó, phát hiện, bồi dưỡng các tàinăng thể thao;

- Đẩy mạnh hoạt động TDTT ở trường học Tiến tới bảo đảm mỗitrường học đều có giáo viên thể dục chuyên trách và lớp học thể dục đúng tiêuchuẩn, tạo điều kiện nâng cao chất lượng GDTC; xem đây là một tiêu chí xétcông nhận trường chuẩn quốc gia;

- Củng cố và nâng cao chất lượng hệ thống đào tạo cán bộ TDTT vàđào tạo tài năng thể thao quốc gia; hình thành các cơ sở y học TDTT Chútrọng công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, ý chí, tinh thần dân tộc,lòng dũng cảm, trí sáng tạo, tính trung thực cho vận động viên, huấn luyệnviên và cán bộ TDTT;

Trang 24

- Phát triển các môn thể thao Việt Nam có ưu thế Tiếp tục thực hiệnchuyên nghiệp hoá một số môn thể thao phù hợp với điều kiện phát triển kinh

tế - xã hội của nước ta và sớm tổng kết, rút kinh nghiệm để thống nhất nhậnthức, thực hiện tốt hơn, đảm bảo định hướng phát triển lành mạnh;

- Tiếp tục đẩy mạnh xã hội hoá TDTT Đổi mới cơ bản các hình thức vàbiện pháp quản lý nhà nước về TDTT; chuyển giao phần lớn việc điều hànhcác hoạt động thể thao cho các tổ chức xã hội về TDTT Tạo cơ sở phát triểnkinh tế thể thao;

- Đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ và xây dựng cơ sở vật chất

để đảm bảo cho sự nghiệp TDTT nước ta phát triển bền vững, nhanh chóngrút ngắn khoảng cách với các nước Coi trọng tổng kết thực tiễn và xây dựng

của công dân Việt Nam là: “Thanh niên được gia đình, Nhà nước và xã hội

tạo điều kiện học tập, lao động và giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ, bồi dưỡng đạo đức, truyền thông dân tộc, ý thức công dân và lý tưởng xã hội chủ nghĩa, đi đầu trong công cuộc lao động sáng tạo và bảo vệ Tổ quốc” [19].

Nghị quyết số 8 Bộ chính trị cũng đã quy định: “Triển khai các biện

pháp đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao trong lực lượng vũ trang, công chức, viên chức, nông dân, phụ nữ, thanh niên, thiếu niên, người cao tuổi, người lao động trong các khu công nghiệp Tùy theo đặc điểm từng địa phương, cần đặc biệt quan tâm phát triển thể dục thể thao ở vùng cao, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số”.

Trang 25

Chiến lược phát triển TDTT đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ

phê duyệt cũng đã khẳng định: “Chăm sóc sức khỏe, tăng cường thể chất của

nhân dân được coi là một nhiệm vụ quan trọng của Đảng và Chính phủ Nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đòi hỏi nhân dân ta phải có sức khỏe dồi dào, thể chất cường tráng”.

Ở giai đoạn mới, nước ta trong thời kì hội nhập và phát triển của thế kỉ

21, Đảng ta càng quan tâm đến sự nghiệp phát triển TDTT nước nhà Nghịquyết Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ X đã khẳng định [49] “Đẩymạnh các hoạt động TDTT về quy mô và chất lượng Khuyến khích và tạođiều kiện để toàn xã hội tham gia hoạt động và phát triển sự nghiệp TDTT”;đối với TDTT trường học, Nghị quyết nhấn mạnh “Phát triển thể thao quầnchúng, thể thao nghiệp dư, trước hết là trong thanh niên, thiếu niên Làm tốtcông tác GDTC trong trường học ”

Đặc biệt, ngày 12 tháng 12 năm 2006 Chủ tịch nước đă kí sắc lệnh số22/2006/L-CTN công bố Luật TDTT đã được Quốc hội Nước Cộng hoà Xãhội Chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kì họp thứ 10 thông qua ngày 29 tháng 11năm 2006 Trong Luật TDTT, tại Mục 2, Điều 20, khoản 1 đã ghi rõ

“ GDTC là môn học chính khoá thuộc chương trình giáo dục nhằm cung cấpkiến thức kĩ năng vận động cơ bản cho người học thông qua các bài tập và tròchơi vận động, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện”, và tại Điều

21, khoản 2 có ghi ‘‘ Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo phới hợp với Bộ

trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban TDTT xây dựng chương trình môn học GDTC, đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, giảng viên TDTT, hướng dẫn nội dung hoạt động thể thao ngoại khoá trong nhà trường”

Sau 25 năm đổi mới, Đảng và Nhà nước ta càng quan tâm và phát triển

sự nghiệp TDTT nước nhà, trong đó có công tác GDTC trường học… Nghịquyết số 16/NQ-CP ngày 14-01-2013 của Chính phủ Ban hành chương trình

Trang 26

hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày

01-12-2011 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãng đạo của đảng, tạo bước pháttriển mạnh mẽ về TDTT đến năm 2020, tại khoản 1 mục 3 về nâng cao chấtlượng, hiệu quả GDTC và hoạt động TDTT trường học đã nhấn mạnh “Đổimới chương trình và phương pháp GDTC, gắn GDTC với giáo dục ý chí, đạođức, giáo dục quốc phòng, giáo dục sức khỏe và kỹ năng sống của học sinh,sinh viên; thực hiện tốt GDTC theo chương trình nội khóa và phát triển mạnhcác hoạt động thể thao ngoại khóa của học sinh, sinh viên…” Để cụ thể hóachương trình hành động của Chính phủ; ngày 28-8-2013 Bộ Lao độngThương binh và Xã hội có Thông tư số 15/2013/TT-BLĐTBXH Quy định về

tổ chức hoạt động TDTT cho HS-SV trong các cơ sở dạy nghề và đặc biệt gầnđây Chính phủ đã Ban hành Nghị định số 11/2015 NĐ-CP ngày 31-01-2015Quy định về GDTC và hoạt động thể thao trong Nhà trường , về GDTC nộikhóa Nghị định đã khẳng định “GDTC trong nhà trường là nội dung giáo dục,môn học bắt buộc, thuộc chương trình giáo dục của các cấp học và trình độđào tạo, nhằm trang bị cho trẻ em, HS-SV các kiến thức, kỹ năng vận động cơbản, hình thành thói quen luyện tập TDTT để nâng cao sức khỏe, phát triểnthể lực, tầm vóc, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện về hoạtđộng thể thao trong nhà trường được nhấn mạnh “ là hoạt động tự nguyệncủa học sinh, sinh viên được tổ chức theo phương thức ngoại khóa, câu lạc bộTDTT, nhóm, cá nhân phù hợp với sở thích, giới tính, lứa tuổi và sứckhỏe…”, Có thể nói lần đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân vị trí, mụctiêu GDTC và hoạt động thể thao trong nhà trường được xác định rõ nét, phùhợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam, tiếp cận được với xu thế phát triểncủa nền giáo dục khu vực và quốc tế

Tóm lại: Việc chăm lo sức khỏe và phát triển thể chất nhân dân, trong

đó đặc biệt coi trọng tới tuổi trẻ học đường, đã được Đảng, Nhà nước và các

Trang 27

ngành, các cấp luôn coi trọng trong suốt quá trình xây dựng và bảo vệ đấtnước Ngày nay, vấn đề sức khỏe và thể chất càng trở nên quan trọng và cầnthiết trước yêu cầu đào tạo con người trong nền kinh tế tri thức, con ngườivừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển Đây cũng là mục tiêu cơ bản quantrọng nhất trong quan điểm giáo dục con người phát triển toàn diện của Đảng

và Nhà nước ta, nhằm tiếp tục đáp ứng những yêu cầu của công cuộc đổi mớiđất nước, thực hiện mục tiêu chiến lược đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước theođịnh hướng XHCN để đến năm 2025 đất nước ta cơ bản trở thành một nướccông nghiệp như Nghị quyết Đại hội Đảng IX đã đề ra [48] “Vì vậy, chăm losức khỏe, phát triển thể chất của toàn dân, đặc biệt là tuổi trẻ học đường, làchiến lược phát triển nhân tố con người, tạo nguồn nhân lực cho đất nướctrong giai đoạn cách mạng mới, không chỉ là trách nhiệm của Đảng và Nhànước mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội”

1.2 Một số khái niệm có liên quan

Sức khỏe: Sức khỏe là vốn quý của con người Có sức khỏe, chúng ta

mới có thể thực hiện được những ước mơ, hoài bảo, những lý tưởng, nhữngđiều mà chúng ta cho rằng khó trở thành hiện thực

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (OMS-1946) “sức khỏe đó là một trạng

thái hài hòa về thể chất, tinh thần và xã hội mà không chỉ có nghĩa là không

có bệnh hay thương tật, cho phép mỗi người thích ứng nhanh chóng với các biến đổi của môi trường, giữ được lâu dài khả năng lao đông và lao động có kết quả” [20].

Thể chất: Theo Novicop A.D - Matveep L.P (1990):“Thể chất là thuật

ngữ chỉ chất lượng của cơ thể con người Đó là những đặc trưng về hình thái

và chức năng của cơ thể được thay đổi và phát triển theo từng giai đoạn và các thời kỳ kế tiếp nhau theo quy luật sinh học Thể chất được hình thành và phát triển do bẩm sinh di truyền và những điều kiện sống tác động” [30].

Trang 28

Còn theo Nguyễn Toán và Phạm Danh Tốn (2000) thì:“Thể chất chỉ

chất lượng thân thể con người Đó là những đặc trưng tương đối ổn định về hình thái và chức năng của cơ thể được hình thành và phát triển do bẩm sinh

di truyền và điều kiện sống (bao gồm cả giáo dục, rèn luyện)” [42].

Giáo dục thể chất: Thuật ngữ GDTC có từ lâu trong ngôn ngữ nhiều

nước Ở nước ta, do bắt nguồn từ Hán - Việt nên cũng có người gọi tắt GDTC

là thể dục với nghĩa tương đối hẹp, vì định nghĩa rộng của từ Hán-Việt thểdục còn có nghĩa là TDTT

Thông thường, người ta coi GDTC là một bộ phận của hoạt động TDTT.Nhưng khi nghiên cứu một cách chính xác hơn, GDTC còn là một trongnhững hình thức hoạt động cơ bản có định hướng rõ của TDTT trong xã hội,một quá trình có tổ chức truyền thụ và tiếp thu những giá trị thuộc về kiếnthức của TDTT trong hệ thống giáo dục chung [30], [42]

Theo Nguyễn Toán và Phạm Danh Tốn: “Giáo dục thể chất là một loại

hình giáo dục mà nội dung chuyên biệt là dạy học vận động (động tác) và phát triển có chủ đích các tố chất vận động của con người” [42] Từ quan

niệm trên ta có thể coi phát triển thể chất là một bộ phần hệ quả của GDTC.Quá trình phát triển thể chất là sự kết hợp giữa yếu tố bẩm sinh tự nhiên vàtác động có chủ đích, hợp lý của GDTC mang lại

Nguyễn Toán đã mô tả GDTC và khái niệm “Giáo dục thể chất là một

bộ phận của thể dục thể thao Giáo dục thể chất còn là một trong những hoạt động cơ bản, có định hướng rõ của thể dục thể thao trong xã hội, một quá trình tổ chức để truyền thụ và tiếp thu những giá trị của TDTT trong hệ thống giáo dục - giáo dưỡng chung (chủ yếu là trong nhà trường) Giáo dục thể chất là một loại hình giáo dục mà nội dung chuyên biệt là dạy học vận động (động tác) và phát triển có chủ định các tố chất vận động của con người” [42].

Trang 29

Vũ Đức Thu, Nguyễn Xuân Sinh, Lưu Quan Hiệp và một số tác giả

khác đưa ra khái niệm: “Giáo dục thể chất làm một quá trình sư phạm, nhằm

giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ hoàn thiện về thể chất và nhân cách, nâng cao khả năng làm việc và kéo dài tuổi thọ của con người” [36], [37], [38], [40].

Về GDTC, có nhiều khái niệm ở những góc độ, những góc nhìn khácnhau, song nói chung đều nêu lên hai mặt của một quá trình GDTC: giáo dục

và giáo dưỡng [38]

Giáo dưỡng: là quá trình dạy học vận động hay giảng dạy động tác, qua

đó hình thành kỹ năng vận động, kỹ xảo vận động và những hiểu biết liênquan

Giáo dục: là giáo dục các tố chất thế lực và phẩm chất ý chí con người.

Quá trình giảng dạy động tác và phát triển các tố chất thể lực có liênquan chặt chẽ và làm tiền đề cho nhau, có thể chuyển lẫn nhau, nhưng chúngkhông bao giờ đồng nhất và có quan hệ khác biệt trong các giai đoạn pháttriển, hoàn thiện thể chất người tập

Trạng thái thể chất: chủ yếu nói về trạng thái cơ thể qua một số dấu

hiệu về thể trạng được xác định bằng các cách đo tương đối đơn giản nhưchiều cao, cân nặng, vòng ngực, chân, tay trong một thời điểm nào đó [39]

Phát triển thể chất: là quá trình biến đổi và hình thành các tính chất tự

nhiên về hình thái và chức năng cơ thể trong đời sống tự nhiên và xã hội Haynói cách khác, phát triển thể chất là một quá trình hình thành biến đổi tuần tựtheo quy luật trong cuộc đời từng người về hình thái, chức năng kể cả những

tố chất thể lực và năng lực vận động [39]

Phát triển thể chất phụ thuộc nhiều vào yếu tố tạo thành và sự biến đổicủa nó diễn ra theo quy luật di truyền và các quy luật phát triển sinh học tựnhiên theo lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp, phương pháp và biện pháp giáodục cũng như môi trường sống

Trang 30

Hoàn thiện thể chất: Hoàn thiện thể chất là phát triển thể chất lên một

trình độ cao, nhằm đáp ứng một cách hợp lý các nhu cầu của hoạt động laođộng, xã hội, chiến đấu và kéo dài tuổi thọ sáng tạo của con người [39]

Nguyễn Toán và Phạm Danh Tốn cũng đưa ra khái niệm: “Hoàn thiện

thể chất là mức tối ưu (tương đối), với một giai đoạn lịch sử nhất định của trình độ chuẩn bị thể lực toàn điện và phát triển thể chất cân đối; đáp ứng đầy đủ những yêu cầu của lao động và những hoạt động cần thiết khác của đời sống; phát huy cao độ, đầy đủ những năng khiếu bẩm sinh về thể chất của từng người; phù hợp với những quy luật phát triển toàn diện nhân cách

và giữ gìn, nâng cao sức khỏe để hoạt động tích cực, lâu bền và có hiệu quả [42].

Để nhấn mạnh tới phương hướng, mục đích của GDTC trong trường đại

học, chuẩn bị thể lực được Vũ Đức Thu khái niệm như sau: “Chuẩn bị thể

lực là một nội dung của quá trình giáo dục thể chất, đây là hoạt động chuyên môn hóa nhằm chuẩn bị thể lực cho con người học tập, lao động và bảo về

Tổ Quốc [39].

Thể lực: từ điển Tiếng Việt xuất bản năm 1996 của nhà xuất bản Từ

điển Đà Nẵng khái niệm, “Thể lực là sức lực cửa con người”

Theo Nguyễn Mạnh Liên: thể lực là một nội dung nằm trong định nghĩa

chung về sức khỏe” Tác giả cho rằng, để đánh giá thể lực, cần có các chỉ tiêu

về hình thái, giải phẫu và sinh lý con người trong đó có hai chỉ tiêu cơ bản làchiều cao đứng và cân nặng, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khái niệm sức

khỏe như sau: “Sức khỏe là một trạng thái thoải mái về thể chất, tinh thần và

xã hội chứ không phải đơn thuần là không bệnh tật, cho phép mọi người thích ứng nhanh chóng với các biến đổi của môi trường, giữ được lâu dài khả năng lao động và lao động có kết quả” Sức khỏe gồm có sức khỏe cá

nhân, sức khỏe gia đình, sức khỏe cộng đồng và sức khỏe xã hội Sức khỏe

Trang 31

phụ thuộc vào môi trường sống, quá trình nuôi dưỡng, quá trình rèn luyện,những vấn đề chung của từng nước và cộng đồng thế giới Như vậy, thể lực

là một yếu tố tạo nên sức khỏe [22]

Theo Aulic I.A, năng lực thể lực là tiềm năng của vận động viên, để đạtđược những thành tích nhất định trong môn thể thao được lựa chọn và nănglực thể lực được biểu hiện theo các thông số sư phạm như sức nhanh, sứcmạnh, sức bền, khả năng phối hợp vận động

Như vậy, có thể nhận thấy ở những gốc độ khác nhau khái niệm thể lựcđược các tác giả đề cập đến không hoàn toàn giống nhau Từ các kết quả

phân tích trên đây có thể hiểu: Thể lực là năng lực tự nhiên của con người,

được phát triển, hoàn thiện dưới tác động của lượng vận động và bộc lộ ra bên ngoài cơ thể cao hay thấp.

Thể lực: Thể lực của con người là một trong những nhân tố quan trọng

nhất quyết định đến hiệu quả hoạt động của con người Giữ thể lực và pháthuy nó là điều cần thiết để bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân mỗi người.Rèn luyện và phát triển thể lực là một trong hai đặc điểm cơ bản của quá trìnhGDTC [16], [30]

Thể lực chung: Thể lực chung (TLC) là năng lực của chức năng và năng

lực vận động của cơ thể TLC bao gồm các tố chất thể lực: Sức nhanh, sứcmạnh, sức bền, mềm dẻo và khéo léo Đây cũng chính là năng lực thể chấtquan trọng nhất trong tập luyện TDTT và là tiền đề để thực hiện yêu cầu ngàycàng cao, phức tạp trong học tập, rèn luyện, công việc cũng như trong cuộcsống hằng ngày [16], [30]

1.3 Giáo dục các tố chất thể lực - một đặc điểm cơ bản của GDTC trong trường học

Trong GDTC, việc dạy học các động tác vận động cũng góp phần nângcao các tố chất thể lực và ngược lại trong khi tập các bài tập thể lực giúp nâng

Trang 32

cao các tố chất thể lực chiếm ưu thế thì đồng thời kỹ năng vận động, khả nănghình thành động tác, khả năng phối hợp vận động cũng được hình thành Mức

độ phát triển các tố chất thể lực phụ thuộc vào trạng thái cấu tạo và hoàn thiệncác cơ quan trong cơ thể Đây là hai mặt của một quá trình phát triển và hoànthiện các cơ quan trong cơ thể con người

Tố chất thể lực có những đặc điểm tương đối riêng biệt và thường đượcchia thành 5 tố chất cơ bản là: sức nhanh, sức mạnh, sức bền, độ mềm dẻo vàkhả năng phối hợp vận động (độ khéo léo)

Sức nhanh: Sức nhanh là tố chất thể lực để tiến hành các hành vi vận

động trong thời gian ngắn nhất trong các điều kiện quy định

Sức nhanh là một tố chất cụ thể của con người, biểu hiện tương đối đadạng trong các hoạt động TDTT Khi phân loại tố chất sức nhanh, người tathường chia thành hai loại cơ bản sau:

- Sức nhanh của những phản xạ vận động đơn giản: Ta có thể hiểu sứcnhanh của phản xạ vận động đơn giản là khả năng phản ứng của cơ thể trướcmột tín hiệu đã biết trước, song xuất hiện một cách bất ngờ

- Sức nhanh của những phản xạ vận động phức tạp:

+ Sức nhanh của phản xạ vận động với vật di chuyển: Ta có thể hiểusức nhanh của phản xạ vận động phức tạp với vật di chuyển là khả năng phảnứng với các vật thể di chuyển trong không gian

+ Sức nhanh của phản xạ lựa chọn tình huống: Sức nhanh của phản xạvận động phức tạp trong lựa chọn tình huống là khả năng lựa chọn nhanhnhững phương án hợp lý để đáp lại một tình huống trong hoạt động TDTT[16], [30]

Sức mạnh: Sức mạnh là một tố chất thể lực cụ thể của con người, nó

được sinh ra do sự nổ lực của cơ bắp và hoạt động tổng hợp của hệ vận động(cơ, xương, dây chằng, ổ khớp và dịch ổ khớp) Ngoài ra, sức mạnh cũng có

Trang 33

thể được hiểu là một tố chất thể lực cụ thể của con người nhằm khắc phục lựccản bên ngoài hoặc chống lại lực cản đó nhờ sự nổ lực của cơ bắp và hệ vậnđộng

Khi phân loại tố chất sức mạnh, người ta thường chia thành các dạng cơbản sau:

- Sức mạnh tốc độ (sức mạnh bộc phát) là khả năng của con người phát

huy một lực co cơ lớn nhất trong khoảng thời gian ngắn nhất

- Sức mạnh tuyệt đối là khả năng mà cơ bắp vận động sản sinh ra một

lực lớn đạt đến mức tuyệt đối ở một động tác nhất định nào đó Sức mạnhtuyệt đối có thể đo bằng lực kế hay trọng lượng tạ tối đa mà người đó khắcphục được

- Sức mạnh tương đối là khái niệm dùng để xác định chỉ số sức mạnh

của những người có trọng lượng cơ thể khác nhau (tức là xác định sức mạnhcủa 1kg trọng lượng cơ thể) Ở những người có trình độ tập luyện tươngđương nhưng trọng lượng cơ thể khác nhau thì sức mạnh tuyệt đối tăng hơntheo trọng lượng, còn sức mạnh tương đối lại giảm đi

- Sức mạnh bền là khả năng duy trì được sức mạnh của cơ bắp trong

một thời gian dài khi thực hiện một dạng vận động cơ bắp nhất định nào đó[16], [30]

Sức bền: Sức bền là năng lực thực hiện một hoạt động với cường độ

cho trước hay là năng lực duy trì khả năng vận động trong thời gian dài nhất

mà cơ thể có thể chịu đựng được Nói cách khác tố chất bền là năng lực của

cơ thể chống lại sự mệt mỏi của cơ thể trong một hoạt động nhất định nào đóvới thời gian dài mà cường độ không bị giảm thiểu

Sức bền là một tố chất thể lực của con người, biểu hiện dưới nhiều hìnhthức đa dạng nhưng người ta dựa vào cơ chế của mệt mỏi để phân loại sứcbền thành hai loại cơ bản sau đây:

Trang 34

- Sức bền chung là khả năng chống lại sự mệt mỏi của cơ thể trong một

hoạt động, vận động với cường độ trung bình, trong một thời gian dài thu húthầu hết các nhóm cơ của cơ thể tham gia hoạt động

- Sức bền chuyên môn là khả năng chống lại mệt mỏi của cơ thể trong

một hoạt động vận động chuyên môn nào đó [16], [30]

Mềm dẻo: Mềm dẻo là khả năng thực hiện động tác với biên độ lớn.

Biên độ tối đa của động tác là thước đo độ mềm dẻo

Có hai loại độ mềm dẻo:

Độ mềm dẻo tích cực là khả năng thực hiện động tác với biên độ lớn ởcác khớp nhờ sự nổ lực của cơ bắp

Độ mềm dẻo thụ động là năng lực thực hiện động tác với biên độ lớn ởcác khớp nhờ tác động của ngoại lực như: trọng lượng của cơ thể, lực ấn épcủa giáo viên hoặc bạn tập…[16], [30]

Khéo léo (Khả năng phối hợp vận động): Khả năng phối hợp vận

động là năng lực hoàn thành các động tác nhanh, chính xác, linh hoạt và nhịpnhàng của con người trong các điều kiện biến đổi phức tạp

Khi phân tích khả năng phối hợp vận động của một VĐV thực hiện mộtbài tập thể lực phức tạp, người ta nhận thấy mềm dẻo phối hợp vận động đượcbiểu hiện qua một số khả năng sau:

- Khả năng định hướng: Đây là năng lực xác định chính xác sự chuyểndịch của toàn bộ cơ thể hoặc từng bộ phận cơ thể trong không gian và thờigian, nhằm điều chỉnh kịp thời chuẩn xác cho các hành vi tiếp sau phù hợpvới yêu cầu của nhiệm vụ vận động chung

- Khả năng thăng bằng: Đây là năng lực ổn định trạng thái thăng bằnghoặc khôi phục nhanh chóng trạng thái thăng bằng của cơ thể trong vận độngnhằm đáp ứng có hiệu quả cho hành vi vận động tiếp theo nhằm hướng tớinhiệm vụ vận động chung

Trang 35

- Khả năng nhịp điệu: Đây là khả năng cảm thụ một cách chuẩn xác sựluân chuyển của các đặc tính cử động để duy trì trật tự của quá trình chuyểnđộng lượng từ bộ phận này sang bộ phận khác của cơ thể.

- Khả năng phân biệt vận động: Đây là năng lực phân biệt hết sức tinh

tế với độ chính xác của hệ thống cơ bắp và hệ vận động để tiết kiệm nănglượng trong vận động cũng như điều khiển hành vi vận động cho chuẩn xácvới các thông số về không gian, thời gian, sử dụng nhằm xây dựng các độngtác vận động cần thiết [16], [30]

1.4 Đặc điểm, nội dung bài tập thể lực (BTTL)

1.4.1 Đặc điểm dung bài tập thể lực

GDTC là những hoạt động vận động chuyên biệt do con người sáng tạo

ra một cách có ý thức, phù hợp với quy luật GDTC Người ta dùng chúng đểgiải quyết những nhiệm vụ GDTC và tinh thần của con người Không phải bất

cứ hoạt động nào cũng được coi là BTTL Trong đời sống hằng ngày, sự vậnđộng của cơ thể con người rất đa dạng: Đi, chạy, nhảy, mang vác vật nặng vàrất nhiều loại hình lao động chân tay khác nhau Có thể nói rằng, BTTL dựatrên những kỹ năng vận động cơ bản của con người và những động tác tronglao động mà con người gọi là những bài tập vận động tự nhiên (đi, chạy,nhảy, ném, leo trèo), nhưng có những hình thức và nội dung hoàn toàn khác

so với lao động chân tay và được sử dụng một cách có ý thức, chủ yếu nhằmhoàn thiện thể chất của con người để chuẩn bị cho lao động và đời sống [16],[30], [42]

BTTL được tiến hành phù hợp với mục đích, nhiệm vụ của quá trìnhhuấn luyện, giảng dạy Tính mục đích của bài tập trong huấn luyện thể lực thểhiện ở chỗ, chúng có tác dụng nhằm phát triển thành tích của người tập

Các BTTL được sử dụng một cách thích hợp nhất để phát triển các tiền

đề thành tích cần thiết cho thi đấu, hoặc kỹ thuật phải phù hợp với yêu cầu

Trang 36

của cấu trúc bài tập, khả năng chịu đựng lượng vận động phải được nâng caomột cách liên tục Các chỉ số thể lực được phát triển một cách nhanh chóng,tối ưu qua quá trình phục hồi nhanh Thông qua việc xây dựng hợp lý từngBTTL, cũng như việc phân chia tối ưu khối lượng vận động của từng bài tập,hoặc nhóm bài tập Từ đó, có thể đảm bảo cho người tập phát triển đầy đủnhững năng lực cần thiết của họ trong lứa tuổi đạt thành tích cao nhất.

BTTL được sử dụng trong quá trình GDTC không chỉ căn cứ vào hìnhthức quá trình vận động, mà cần phải quan tâm đến sự khác nhau trong cácđặc điểm về nội dung Các bài tập riêng lẻ khác với các điều kiện thi đấuchuyên môn ít hoặc nhiều, không chỉ ở hình thức của quá trình vận động, màcòn phụ thuộc ở đặc điểm lượng vận động và những đặc điểm riêng khác Vídụ: Tính liên hợp và tính phức tạp trong khối lượng vận động Vì vậy, mỗi bàitập chỉ giải quyết được một số nhiệm vụ nhất định trong phát triển thể lực vàmột số năng lực khác cho người tập Có thể nhận thấy các BTTL có vai tròquan trọng mang tính quyết định đối với yêu cầu của lượng vận động và rất có

ý nghĩa với các yêu cầu phát triển thể chất

BTTL được tạo thành bởi các động tác cụ thể để tăng cường thể chất,nâng cao trình độ thể thao hoặc vui chơi giải trí, nhưng không phải động tácnào cũng trở thành BTTL Chỉ có những động tác trong phương tiện đượcdùng để thực hiện các mục đích và nhiệm vụ của GDTC mới được gọi làBTTL, những động tác đó phải phù hợp với yêu cầu và có lợi cho việc thựchiện các nhiệm vụ GDTC

Theo sinh lý vận động thì BTTL có thể giúp tăng cường quá trình traođổi cơ sở (quá trình đồng hoá và dị hoá) trong cơ thể cũng như thúc đẩy quátrình hồi phục và năng lực thích ứng Chúng còn phát triển các kỹ năng, kỹxảo và năng lực vận động nhất định, giáo dục tình cảm, đạo đức, ý chí đóchính là đặc điểm, tác dụng cơ bản của BTTL

Trang 37

BTTL được sử dụng để giải quyết nhiệm vụ GDTC đáp ứng nhu cầuthể chất và tinh thần của con người Vì vậy, có thể nói BTTL chung là mộttrong những động tác vận động quan trọng, được lựa chọn và sắp xếp theomột trình tự hợp lý nhằm phát triển một số TCTL nào đó Những động tác nàyđược nhà chuyên môn sáng tạo ra một cách có chọn lọc, phù hợp với cácnguyên tắc công tác huấn luyện thể lực (HLTL) cho người tập, nhờ đó mànhiệm vụ trong công tác huấn luyện được giải quyết một cách tốt nhất.

Lý luận GDTC và thể thao cho rằng sử dụng một cách có trọng điểmcác bài tập, phải xác định rõ nhiệm vụ cơ bản trong từng giai đoạn huấn luyện

và phải chú ý tới các yếu tố ảnh hưởng của từng bài tập Muốn làm được điều

đó, trong quá trình HLTL cho người tập cần nắm vững các vấn đề sau đây

1.4.2 Nội dung bài tập thể lực

Nội dung BTTL bao gồm các thành phần tạo nên các bài tập đó và cácquá trình cơ bản xảy ra trong cơ thể do việc thực hiện bài tập đó tạo nên Cácquá trình này quyết định tác dụng đối với người tập Các quá trình xảy ratrong cơ chế rất phức tạp và đa dạng, có thể được xem xét từ các góc độ khácnhau như: tâm lý, sinh lý, sinh hoá, Về mặt sinh lý học nội dung BTTL làbiến đổi trong hoạt động chức năng của cơ thể khi thực hiện bài tập làm cho

cơ thể chuyển sang một chức năng hoạt động cao hơn so với lúc yên tĩnh.Nhờ vậy mà có thể hoàn thiện được những khả năng chức phận của cơ thể.Người ta còn tính cả những biến đổi trước và sau khi thực hiện bài tập, tuỳtheo đặc điểm bài tập, những biến đổi sinh lý có thể đạt mục đích khá lớn Vídụ: thông khí phổi có thể tăng lên 30 lần, lượng ôxy tăng lên 20 lần, lưu lượngphút của máu tăng lên 10 lần, kèm theo các quá trình hồi phục và thích nghicủa cơ thể trong và sau lúc thực hiện bài tập Vì vậy, bài tập thể chất được coi

là nhân tố có tác dụng mạnh mẽ, làm cho khả năng chức phận và hoàn thiệnnhững đặc điểm cấu trúc của cơ thể [16], [20]

Trang 38

Khi xem xét nội dung BTTL từ góc độ sư phạm, điều quan trọng làxem xét tác dụng tổng hợp của bài tập đó đối với sự phát triển những năng lựcvận động của cơ thể và sự hình thành các kỹ năng, kỹ xảo vận động, cũng như

sự tác động đến hành vi, nhân cách người tập Để nắm được nội dung củaBTTL nào đó, nhà sư phạm không những cần hiểu biết những biến đổi sinh

lý, sinh hoá và những biến đổi khác xảy ra trong cơ thể do ảnh hưởng của bàitập, mà điều chủ yếu là hiểu được phương hướng tác dụng của bài tập đối vớiviệc thực hiện những nhiệm vụ giáo dục và giáo dưỡng đặt ra Không nên chỉxem xét bản thân của BTTL đơn thuần từ góc độ sinh học, có tác dụng đối vớinăng lực vận động của cơ thể, mà bỏ qua hay xem nhẹ những tác dụng rấtquan trọng về tâm lý và sự hình thành nhân cách

Một đặc trưng quan trọng của BTTL là chúng được xây dựng trên cơ sởnhững hoạt động có ý thức, tức là được điều khiển từ mục đích của việc sửdụng Đó là những hành vi vận động có chủ đích, liên quan đến nhiều quátrình tâm lý Sự biểu tượng về động tác, hoạt động tư duy, cảm xúc có ảnhhưởng đối với sự biểu hiện ý chí tình cảm, tính cách BTTL có thể được coi lànhững hành vi vận động có ý thức, trong đó thể hiện sự thống nhất giữa hoạtđộng thân thể với ý thức Nó không chỉ tác động đến cơ thể, mà cả đến nhâncách và tâm lý người tập Tuy nhiên, còn phụ thuộc rất nhiều vào phươngpháp và hình thức tổ chức thực hiện bài tập và những tác động từ phía nhà sưphạm, sao cho có thể tạo lên bầu không khí thuận lợi

1.4.3 Hình thức bài tập thể lực

Cấu trúc bên trong và bên ngoài là thể thống nhất nhưng thể hiện thôngqua quá trình vận động Hình thức bài tập phụ thuộc vào đặc điểm nội dungcủa chúng

- Cấu trúc bên trong của BTTL: Thể hiện ở mối quan hệ và sự phối

hợp, tác động lẫn nhau giữa các quá trình phối hợp thần kinh - cơ, sự phối

Trang 39

hợp và tác động lẫn nhau giữa hoạt động của hệ vận động và hệ thực vật, cấutrúc của quá trình chuyển hoá năng lượng.

- Cấu trúc bên ngoài BTTL: Là hình dáng có thể nhìn thấy của nó, thể

hiện đặc trưng ở mối quan hệ giữa các thông số không gian và thời gian vàlực của các động tác tạo thành bài tập

1.4.4 Mối quan hệ giữa hình thức và nội dung bài tập thể lực

Hình thức và nội dung của BTTL có quan hệ hữu cơ với nhau, trong đónội dung là một yếu tố quyết định Điều đó, có nghĩa là để thực hiện được mộthoạt động vận động quy định nào đó cao hơn khả năng hiện có, trước hết phảithay đổi một cách tương ứng mặt nội dung của nó, tức là phải nâng cao khảnăng chức phận của cơ thể, các năng lực vận động chủ yếu tương ứng vớimức hoạt động vận động đó đòi hỏi

Nội dung thay đổi thì hình thức bài tập cũng thay đổi Ví dụ: sức mạnhhoặc sức bền thay đổi thì biên độ và tần số cũng có thể thay đổi

Hình thức cũng có ảnh hưởng đến nội dung Hình thức chưa hoàn thiệncủa bài tập sẽ cản trở sự biểu hiện các khả năng tối đa của cơ thể, ngược lại,hình thức hoàn thiện sẽ tạo điều kiện sử dụng hiệu quả tối ưu các năng lực thểchất Tính độc lập tương đối của hình thức bài tập thể hiện ở chỗ, các bài tập

có nội dung khác nhau, có hình thức bên ngoài tương tự nhau đồng thời cácbài tập có nội dung về cơ bản giống nhau lại có thể có những hình thức khácnhau [16]

Chất lượng BTTL là yếu tố đánh giá một cách khách quan yêu cầu củalượng vận động Việc duy trì các thông số vận động quyết định ảnh hưởngcủa mỗi bài tập Bởi vậy cần phải tìm ra các thông số vận động tối ưu vàthường xuyên kiểm tra sự duy trì các thông số đó trong tập luyện Mỗi bài tậpphải thực hiện với chất lượng tốt nhất trong điều kiện cho phép, nhằm thựchiện triệt để các nhiệm vụ đặt ra trong quá trình huấn luyện thể lực cho người

Trang 40

tập, cũng như trong quá trình giáo dưỡng nhằm hoàn thiện các kỹ xảo vậnđộng Ngoài ra, phải thường xuyên thực hiện đầy đủ khối lượng vận động vớicác hình thức thực hiện khối lượng vận động khác nhau, mà trong đó có chứacác thông số vận động thi đấu [16], [30].

1.4.5 Cường độ và khối lượng của lượng vận động (LVĐ)

a) Cường độ của lượng vận động

Cường độ vận động được xác định thông số thông qua độ lớn của từngkích thích, hoặc thông qua sản sinh khi thực hiện một loạt các bài tập nhấtđịnh trên đơn vị thời gian Việc quy định cường độ vận động trong thực tếhuấn luyện rất khó khăn phức tạp, trước hết chúng ta cần phân biệt cường độvận động và mật độ vận động

Cường độ vận động liên quan tới các bài tập Trong đa số các môn thểthao có thể thực hiện với mức độ dùng sức, tần số động tác và các tốc độ thựchiện động tác khác nhau Độ lớn của cường độ quyết định phương hướng ảnhhưởng của bài tập đối với người tập

Một BTTL có thể thực hiện với các cường độ khác nhau Bởi vậy, đểthuận lợi cho lập kế hoạch và đánh giá quá trình huấn luyện cần phải phânbiệt giữa các vùng cường độ khác nhau Ở các bài tập sức mạnh, sức mạnh tốc

độ và tốc độ, cường độ được phân chia thành: Cường độ giới hạn (100%cường độ tối đa) và từ đó dẫn ra các vùng cường độ khác nhau Khối lượngcủa lượng vận động trong từng cường độ cũng cần được ghi riêng trong biênbản tập luyện

Cường độ nhằm phát triển các tố chất thể lực khác nhau phải vượt quamột giới hạn nhất định, đó là vấn đề mà các huấn luyện viên phải quan tâmtrong quá trình huấn luyện Ngoài ra, cường độ vận động không chỉ ảnhhưởng tới nhịp độ phát triển mà còn ảnh hưởng đến mức độ thành tích vàTCTL, các kỹ xảo vận động riêng lẻ

Ngày đăng: 10/05/2018, 18:15

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
12. Đặng Văn Chung (1979), Sức khỏe và bảo vệ sức khỏe, NXB Y Học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sức khỏe và bảo vệ sức khỏe
Tác giả: Đặng Văn Chung
Nhà XB: NXB Y Học
Năm: 1979
13. Lương Kim Chung (1998),“Suy nghĩ về sự phát triển thể chất đối với nguồn lao động tương lai”, Tuyến tập nghiên cứu khoa học thế dục thế thao, NXB Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Suy nghĩ về sự phát triển thể chất đối vớinguồn lao động tương lai”
Tác giả: Lương Kim Chung
Nhà XB: NXB Hà Nội
Năm: 1998
14. Nguyễn Ngọc Cừ, Dương Nghiệp Chí (2001), Nâng cao tầm vóc của cơ thể người, Tài liệu chuyên đề số 1 và 2, Viện Khoa học TDTT Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao tầm vóc của cơthể người
Tác giả: Nguyễn Ngọc Cừ, Dương Nghiệp Chí
Năm: 2001
15. Hoàng Công Dân, Dương Nghiệp Chí (2006),“Xây dựng tiêu chuẩn rèn luyện thân thể mới cho học sinh và sinh viên Việt Nam”, Tạp chí Khoa học TDTT số 4/2006, Viện Khoa học TDTT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Xây dựng tiêu chuẩn rènluyện thân thể mới cho học sinh và sinh viên Việt Nam”
Tác giả: Hoàng Công Dân, Dương Nghiệp Chí
Năm: 2006
16. D. Harre (1996), Học thuyết huấn luyện (Trương Anh Tuấn - Bùi Thế Hiển dịch), NXB TDTT Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Học thuyết huấn luyện
Tác giả: D. Harre
Nhà XB: NXB TDTT Hà Nội
Năm: 1996
17. Bùi Quang Hải (2003), “Nghiên cứu đặc điểm phát triển thể chất một số vấn đề cấp bách trong những năm đầu thế kỷ XXI”, Tạp chí Khoa học TDTT số 2/2003, Viện Khoa học TDTT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Nghiên cứu đặc điểm phát triển thể chất một sốvấn đề cấp bách trong những năm đầu thế kỷ XXI”, Tạp chí Khoa học TDTTsố 2/2003
Tác giả: Bùi Quang Hải
Năm: 2003
18. Nguyễn Trọng Hải, Vũ Đức Thu (2001), “Nghiên cứu đánh giá thực trạng phát trỉến các tổ chất thể lực của sinh viên ”, Tuyển tập nghiên cứu khoa học giáo dục thể chất, sức khỏe trong trường học các cấp, NXB TDTT Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Nghiên cứu đánh giá thựctrạng phát trỉến các tổ chất thể lực của sinh viên ”
Tác giả: Nguyễn Trọng Hải, Vũ Đức Thu
Nhà XB: NXB TDTTHà Nội
Năm: 2001
20. Lưu Quang Hiệp, Phạm Thị Uyên (2003), Sinh lý học TDTT, NXB TDTT Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sinh lý học TDTT
Tác giả: Lưu Quang Hiệp, Phạm Thị Uyên
Nhà XB: NXB TDTTHà Nội
Năm: 2003
21. Tống Ngọc Hiệp (1997), “Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn đánh giá thể lực cho nam sinh viên Trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng”, Luận văn thạc sĩ, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn đánh giá thểlực cho nam sinh viên Trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng”
Tác giả: Tống Ngọc Hiệp
Năm: 1997
23. Nguyễn Thị Việt Hương (1999), “Tìm hiểu năng lực thể chất của sinh viên nam-nữ khóa 1997 Trường Đại học Khoa học Tự nhiên TP.HCM”, Luận văn thạc sĩ giáo dục học Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Tìm hiểu năng lực thể chất của sinhviên nam-nữ khóa 1997 Trường Đại học Khoa học Tự nhiên TP.HCM”
Tác giả: Nguyễn Thị Việt Hương
Năm: 1999
24. Nguyễn Thành Lâm (2010), Đo lường thể dục thể thao, Bài giảng cao học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đo lường thể dục thể thao
Tác giả: Nguyễn Thành Lâm
Năm: 2010
25. Lê Văn Lẫm, Phạm Trọng Thanh (2000), Tổng quan về giáo dục thể chất ở một số nước trên thế giới, NXB TDTT Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng quan về giáo dục thể chấtở một số nước trên thế giới
Tác giả: Lê Văn Lẫm, Phạm Trọng Thanh
Nhà XB: NXB TDTT Hà Nội
Năm: 2000
26. Lê Văn Lẫm, Vũ Đức Thu, Nguyễn Trọng Hải (2000), “Đánh giá sự phát triển thể chất của sinh viên thuộc các ngành nghề khác nhau”, Thông tin khoa học TDTT số 8/2000, Viện Khoa học TDTT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Đánh giá sự pháttriển thể chất của sinh viên thuộc các ngành nghề khác nhau
Tác giả: Lê Văn Lẫm, Vũ Đức Thu, Nguyễn Trọng Hải
Năm: 2000
27. Lê Văn Lẫm, Vũ Đức Thu, Nguyễn Trọng Hải, Vũ Bích Huệ (2000),“Đánh giá thực trạng phát triển thể chất của học sinh - sinh viên trước thềm thế kỷ XXI”, NXB TDTT Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Đánh giá thực trạng phát triển thể chất của học sinh - sinh viên trước thềmthế kỷ XXI”
Tác giả: Lê Văn Lẫm, Vũ Đức Thu, Nguyễn Trọng Hải, Vũ Bích Huệ
Nhà XB: NXB TDTT Hà Nội
Năm: 2000
28. Lê Văn Lẫm (2001), Về phát triển toàn diện con người trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, NXB TDTT Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về phát triển toàn diện con người trong thời kỳcông nghiệp hóa, hiện đại hóa
Tác giả: Lê Văn Lẫm
Nhà XB: NXB TDTT Hà Nội
Năm: 2001
29. Luật giáo dục (2005), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật giáo dục (2005)
Tác giả: Luật giáo dục
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2005
30. Novikop - Matveep (1990), Lý luận và phương pháp giáo dục thể chất, tập 1 và 2 (Lê Văn Lẫm - Phạm Trọng Thanh dịch), NXB TDTT Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận và phương pháp giáo dục thể chất,tập 1 và 2
Tác giả: Novikop - Matveep
Nhà XB: NXB TDTT Hà Nội
Năm: 1990
31. Phan Hồng Minh, Lê Quý Phượng (2002), “Một số suy nghĩ về sức khỏe Tâm - Thể trong thế kỷ mới, Viện Khoa học TDTT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Một số suy nghĩ về sức khỏeTâm - Thể trong thế kỷ mới
Tác giả: Phan Hồng Minh, Lê Quý Phượng
Năm: 2002
35. Đặng Thị Kim Quyên (2007), “Nghiên cứu hiệu quả một sổ bài tập thể dục cho sinh viên nữ có thể lực yếu ở Trường Đại học cần Thơ”, Luận văn thạc sĩ giáo dục học Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Nghiên cứu hiệu quả một sổ bài tập thểdục cho sinh viên nữ có thể lực yếu ở Trường Đại học cần Thơ”
Tác giả: Đặng Thị Kim Quyên
Năm: 2007
38. Nguyễn Xuân Sinh (1999), Lịch sử Thể dục thể thao, NXB TDTT Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Thể dục thể thao
Tác giả: Nguyễn Xuân Sinh
Nhà XB: NXB TDTT HàNội
Năm: 1999

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w