1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn sử dụng phương pháp giải ô chữ để củng cố kiến thức ở các chương trong môn sinh học 8 trường PTDT bán trú THCS tam thanh

18 1,2K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 1,02 MB

Nội dung

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓAPHÒNG GD&ĐT HUYỆN QUAN SƠN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP GIẢI Ô CHỮ ĐỂ CỦNG CỐ KIẾN THỨC Ở CÁC CHƯƠNG TRONG MÔN SINH HỌC 8 TRƯỜNG PTDT BÁN TR

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN QUAN SƠN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP GIẢI Ô CHỮ

ĐỂ CỦNG CỐ KIẾN THỨC Ở CÁC CHƯƠNG TRONG MÔN SINH HỌC 8 TRƯỜNG PTDT BÁN TRÚ THCS TAM THANH

Người thực hiện : Phạm Thị Thuần

Chức vụ : Giáo viên

Đơn vị công tác : Trường PTDTBTTHCS Tam Thanh SKKN thuộc lĩnh vực : Sinh học

THANH HÓA NĂM 2018

Trang 2

Mục lục.

1/ Đặt vấn đề 1.1 Lí do chọn đề tài.

1.2 Mục đích nghiên cứu

1.3 Đối tượng nghiên cứu

1.4 Phương pháp nghiên cứu

1 2 2 2

2/Giải quyết

vấn đề

2 Nội dung 2.1 Cơ sở lí luận 2.2 Thực trạng 2.3 Giải pháp thực hiện

2.3.1.Giải pháp 1: Xác định các bước chuẩn bị

2.3.2.Giải pháp 2: Cách thức tổ chức thực hiện.

2.3.3.Giải pháp 3: Nhận xét, đánh giá 2.4 Hiệu quả SKKN

3 3 4 5 5 13 13 14

3/ Kết luận,

Kiến nghị.

Trang 3

1 Mở đầu.

1.1 Lí do chọn đề tài.

Văn Kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII tiếp tục khẳng định

“giáo dục là quốc sách hàng đầu, phát triển giáo dục và đào tạo nhằm nâng

cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài Chuyển mạnh quá trình giáo dục chủ yếu từ trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn” Khi hệ

thống tri thức có những thay đổi thì sớm hoặc muộn, nhanh hoặc chậm, năng lực tư duy và hoạt động lao động sản xuất của con người cũng phải thay đổi Chính vì thế, việc đổi mới tư duy giáo dục trong thời đại tri thức nhằm đáp ứng sự thay đổi của cuộc sống phát triển không ngừng là một tất yếu

Việc đổi mới phương pháp dạy học trước hết là đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực người học và cuối cùng là vì mục tiêu đáp ứng bối cảnh của thời đại, nhu cầu phát triển đất nước.Việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay nhằm theo hướng phát huy tính tích cực và chủ động của học sinh, làm cho học sinh phải suy nghĩ nhiều hơn, làm việc nhiều hơn Muốn vậy người giáo viên phải linh hoạt trong việc tổ chức các hoạt động dạy học,

sử dụng tích hợp các phương pháp dạy học tích cực đem lại hiệu quả dạy học cao nhất bởi không có một phương pháp dạy học nào là vạn năng cả

Môn Sinh học là bộ môn khoa học thực nghiệm với phương pháp nghiên cứu chủ yếu là đi từ thực quan sinh động đến tư duy trừu tượng.Vì vậy trong giờ dạy sinh học nếu giáo viên không tìm cách tổ chức một giờ dạy học sao cho hợp lý sinh động hấp dẫn, thì rất khó lôi cuốn được học sinh, học sinh tiếp thu kiến thức một cách thụ động, giờ học sẽ tẻ nhạt, khô khan, dễ nhàm chán Đặc biệt Sinh học 8 nghiên cứu về cơ thể người và vệ sinh, là các kiến thức về cấu tạo, sinh lý, vệ sinh đây là những kiến thức tuy gần gũi với các

em nhưng tương đối khó đòi hỏi các em phải suy nghĩ, tư duy cao, dễ gây ra căng thẳng, mệt mỏi

Trường PTDT Bán Trú THCS Tam Thanh đóng trên địa bàn xã TamThanh là một xã biên giới của huyện Quan Sơn, điều kiện kinh tế - xã hội, văn hóa - giáo dục có nhiều khó khăn Từ khi Nghị quyết số 08/NQ-HU ngày 20/9/2017 của Ban Thường vụ Huyện ủy Quan Sơn về đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo huyện Quan Sơn đến năm 2020 thì nhận thức của các cấp và nhân dân trong xã về vị trí, vai trò của giáo dục ngày càng được quan tâm sâu sắc và có sự chuyển biến rõ rệt

Tuy nhiên việc tự học ở nhà của học sinh đang còn những hạn chế nhất định, chính vì vậy việc học bài ở nhà của học sinh chưa đạt kết quả tốt Để giúp học sinh có hứng thú trong học tập và khắc sâu kiến thức trong từng bài, từng chương thì giáo viên cần có một hoạt động nào đó nhẹ nhàng vừa mang lại hiệu quả học tập vừa kích thích, khích lệ tinh thần học tập của các em là

điều rất cần thiết Từ những lí do trên tôi đã nghiên cứu đề tài: “Sử dụng

phương pháp giải ô chữ để củng cố kiến thức ở các chương trong môn sinh học 8 trường PTDT Bán Trú THCS Tam Thanh”.

Trang 4

1.2 Mục đích nghiên cứu.

Giúp học phát triển kỹ năng quan sát, khả năng suy luận phán đoán, phân tích, tổng hợp kiến thức ở các chương trong chương trình Sinh học 8 một cách logic; rèn luyện tác phong nhanh nhẹn, tự tin cho học sinh Tạo cho học sinh môi trường học tập thoải mái, khơi dậy trong học sinh niềm say mê yêu thích đối với môn học

1.3 Đối tượng nhiên cứu.

Cách thức củng cố kiến thức ở các chương trong một sinh học 8 bằng phương pháp giải ô chữ

1.4.Phương pháp nghiên cứu

- Nghiên cứu tài liệu

- Thực hành: Qua các tiết ôn tập trên lớp

- Điều tra; Thực trạng vấn đề cần nghiên cứu, kết quả đạt được sau nghiên cứu

Trang 5

2 Nội dung

2.1 Cơ sở lí luận

Trò chơi trong dạy học là một hình thức tổ chức các hoạt động thi đua sôi nổi trong một tiết học nhằm giảm bớt căng thẳng, mệt mỏi Dưới dự hướng dẫn của giáo viên, học sinh được hoạt động bằng cách tự chơi trò chơi trong đó mục đích của trò chơi truyền tải nội dung kiến thức bài học Luật chơi thể hiện nội dung, phương pháp học đặc biệt là phương pháp học tập có

sự hợp tác và đánh giá

Trò chơi ô chữ là hình thức người tổ chức đưa ra những ô vuông để trống, yêu cầu người chơi phải điền cho đúng những chữ mà người tổ chức đã gợi ý cho mỗi ô vuông bằng một "chìa khóa" Căn cứ vào "chìa khóa" và văng lực của bản thân mà người chơi có thể hoàn thành ô chữ

Thông thường con người chỉ nhớ: 10% những gì họ đọc, 20% những gì

họ nghe, 30% những gì họ thấy, 50% những gì họ nghe và thấy, 80% những

gì họ nói 90% những gì họ nói và làm, tức là khi họ tự khám phá Vì vậy, trò

chơi không những giúp học sinh gần gũi, cởi mở và tạo sự chú ý của học sinh đối với nội dung bài giảng, mà còn khuyến khích học sinh tiếp thu bài một cách tự nhiên, không gượng ép và khô cứng

Tác dụng của việc sử dụng trò chơi dạy học:

+ Nâng cao tính tích cực học tập của học sinh trong dạy học, làm cho những kiến thức học sinh tự chiếm lĩnh ngày càng sâu sắc hơn

+ Thông qua trò chơi học sinh có thể tự tìm tòi, nghiên cứu, rèn luyện tri thức trong quá trình học tập ngoài giờ lên lớp

+Tạo được môi trường, không khí học tập vui vẻ và cho chúng ta thấy học tập không khô khan, tẻ nhạt mà cũng khá lý thú

+Trò chơi có tác dụng hoà đồng sâu rộng và thu hút mức độ tập trung của học sinh Hơn thế nữa, mối quan tâm và hoạt động của học sinh thể hiện qua các tiết học có trò chơi hình thành ở học sinh niềm say mê yêu thích đối với môn học

Những lưu ý khi sử dụng trò chơi dạy học:

- Xác định rõ mục tiêu dạy học: cần làm rõ những gì là nhiệm vụ, quan

hệ, nội dung và tình huống chơi, và bên cạnh đó những gì là nhiệm vụ, quan

hệ, nội dung và tình huống dạy học-giáo dục

- Trò chơi cần được xem như môi trường hoạt động của người học, để học chính nội dung của môn học thông qua ứng xử, xử lý, thực hiện, hành động với các đối tượng, quá trình, quan hệ và tình huống chơi

- Trò chơi phải có quan hệ chặt chẽ với nội dung học tập và nội dung cần phù hợp với thực tế tổ chức trò chơi

- Chỉ lựa chọn những yếu tố, vấn đề quan trọng, cần thết và thích hợp với phương thức chơi để đưa vào trò chơi với mục đích trò chơi sẽ mang lại hiệu quả học tập cao hơn so với giờ học bài bản

- Nội dung kiến thức phải vừa sức đối với học sinh, không dễ quá và cũng không quá khó

Trang 6

- Giáo viên cần chuẩn bị chu đáo để có khả năng giải đáp những thắc mắc của học sinh, hướng dẫn và điều chỉnh quá trình chơi

- Ngôn từ phải chính xác, dễ hiểu

- GV cần sử dụng một số biện pháp và hình thức đánh giá kết quả và thái độ học tập của học sinh Điều đó giúp giáo viên thu được thông tin ngược

cả cho việc dạy học nói chung lẫn cho việc tổ chức hướng dẫn các trò chơi sau này hiệu quả hơn

Với đặc thù của bộ môn Sinh học, là bộ môn khoa học thực nghiệm Việc xây dựng tổ chức các trò chơi học tập phù hợp với nội dung bài học trong môn Sinh học, cũng không phải là vấn đề quá khó, đặc biệt là đối với chương trình Sinh học 8 Về đặc trưng tâm lý của học sinh lứa tuổi này là tò

mò, ham hiểu biết, thích tìm tòi cái mới, muốn khẳng định mình, các em tự cho mình là người lớn và cũng muốn mình được coi là người lớn, muốn được tham gia vào các hoạt động một cách độc lập, muốn thử sức mình thích học

mà chơi, chơi mà học nên việc tổ chức các trò chơi trong dạy học Sinh học 8 chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả học tập cao

2.2 Thực trạng.

Trong số các môn khoa học tự nhiên thì Sinh học là một môn khoa học hết sức trừu tượng Để nắm chắc được kiến thức học sinh phải hiểu bản chất vấn đề, biết phân tích, tổng hợp kến thức một cách logic, khoa học đặc biệt là sau mỗi chương học sinh cần nắm chắc được nội dung chính của cả chương, các vấn đề liên quan đến nội dung, kiến thức đã học

Qua thực tế giảng dạy bản thân nhận thấy một bộ phận không nhỏ học sinh thụ động trong việc tiếp nhận kiến thức, các em chưa chịu khó làm việc trong các giờ học, chất lượng giờ học và mức độ tiếp thu kiến thức chưa cao Trước khi thực hiện đề tài tôi đã tiến hành khảo sát lấy ý kiến của học sinh hai lớp 8A và 8B của nhà trường bằng cách phát phiếu điều tra với nội dung sau:

- Em có thích học môn Sinh học?

Có Không

-Trong giờ học Sinh học em có thường xuyên phát biểu xây dựng bài không?

Trường xuyên Rất ít Không

Kết quả điều tra trước khi thực hiện đề tài :

Em có thích học môn Sinh học?

Trong giờ học Sinh học em có thường xuyên phát biểu

xây dựng bài không?

Thường xuyên Rất ít Không

Trang 7

8A 30 12 40 13 43.3 5 16.7

Từ kết quả khảo sát tôi nhận thấy phần lớn các em chưa yêu thích, chưa

hứng thú với môn học Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên như:

các em chưa chăm học, không chuẩn bị bài trước khi đến lớp, bị động trước các câu hỏi khai thác kiến thức của giáo viên, rụt rè, ngại ngùng, tâm lí sợ sai khi đứng trước lớp phát biểu xây dựng bài, chưa tự tin vào bản thân, nhiều kiến thức trừu tượng học sinh khó tiếp thu, phương pháp truyền thụ của giáo viên chưa đủ sinh động, lôi cuốn học sinh Từ những lí do trên bản thân tôi

đã tìm tòi, học hỏi đổi mới phương pháp, hình thức dạy học và vận dụng có hiệu quả đối với hình thức tổ chức trò chơi giải ô chữ trong dạy học đặc biệt

là trong các tiết ôn tập, tổng kết kiến thức

2.3 Các giải pháp đã sử dụng.

Để thực hiện một tiết dạy sử dụng trò chơi ô chữ để ôn tập, củng cố kiến thức tôi đã thực hiện theo trình tự các giải pháp sau:

2.3.1 Giải pháp 1: Xác định các bước chuẩn bị.

2.3.1.1 Mục tiêu giải pháp

Giúp giáo viên phân tích được những khó khăn, thuận lợp khi thực hiện tiết dạy Từ dó lựa chọn được giải pháp tối ưu nhất, xây dựng được kế hoạch chi tiết, cụ thể để có một tiết dạy đạt hiệu quả cao nhất

2.3.1.2 Nội dung giải pháp.

- Giáo viên phân tích nội dung kiến thức cơ bản của từng chương, lên kế hoạch xây dựng nội dung trò chơi(Lựa chọn cụm từ chìa khóa, xây dựng các câu hỏi gợi ý cho mỗi từ khóa Thiết kế trò chơi trên phần mềm Power Point) Phân tích, lựa chọn các hình thức khen thưởng, động viên (dành cho cá nhân, nhóm hoàn thành tốt trò chơi) và hình thức xử phạt hợp lí (dành cho cá nhân, nhóm hoàn thành chưa tốt trò chơi)

- Chuẩn bị các thiết bị cần thiết phục vụ cho tiết dạy: Máy chiếu, laptop

- Giáo viên đặt ra giả thuyết các tình huống có thể xảy ra trong tiết dạy và dự trù phương án để giải quyết

2.3.1.3 Cách thức thực hiện.

+ Bước 1: Xác định mục tiêu dạy học: Phân tích các kiến thức cơ bản

của từng chương, lựa chọn từ khóa cho mỗi chương Từ khóa được được chọn phải bao quát kiến thức của cả chương Tôi sử dụng tên của mỗi chương làm

từ khóa, ví dụ: Khi ôn tập chương tiêu hóa tôi sẽ sử dụng từ TIÊU HÓA làm

từ khóa

+ Bước 2: Sắp xếp từ khóa thành hàng dọc.

+ Bước 3: Dựa và các kiến thức của từng chương lựa chọn các từ xung

quanh các từ khóa để tạo thành từ hàng ngang có nghĩa (Thể hiện một đơn vị kiến thức của chương )

+ Bước 4: Xây dựng các câu hỏi gợi ý cho mỗi từ khóa: Gợi ý phải

ngắn gọn, xúc tích, từ ngữ rõ ràng, không đánh đố học sinh

Trang 8

+ Bước 5: Xây dựng ô chữ trên phần mềm: Sử dụng màu sắc cho các ô

chữ không nên quá đơn điệu nhưng cũng không cần lòe loẹt; Tránh các hiệu ứng làm phân tán sự tập trung suy nghĩ của học sinh như: Tiếng chuông đồng

hồ chạy Cần nhấn mạnh ô chữ từ khóa hàng dọc bằng những màu sắc tươi tắn, bắt mắt, dễ quan sát

+ Bước 6: Giáo viên cần dự đoán trước những tình huống có thể xảy ra

trong tiết học và dự trù phương án giải quyết

2.3.2.Giải pháp 2: Cách thức tổ chức thực hiện.

2.3.2.1 Mục tiêu giải pháp.:

Tạo môi trường, không khí học tập vui vẻ, giúp các em tích cực hơn, sôi nổi hơn, hào hứng hơn trong học tập và khắc sâu kiến thức một cách logic, khoa học, góp phần nâng cao chất lượng môn học Đồng thời giúp các em mạnh dạn, tự tin hơn trong đề xuất ý kiến của mình trước đám đông

2.3.2.2 Nội dung giải pháp.

Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi tìm hiểu các kiến thức trọng tâm của các chương (cụm từ chìa khóa) bằng cách giải các ô chữ câu hỏi gợi ý cho sẵn (các ô chữ hàng ngang)

2.3.2.3 Cách thức thực hiện.

+ Bước 1: Giáo viên giới thiệu trò chơi ý nghĩa của trò chơi.

+ Bước 2: Giáo viên phổ biến luật chơi, hình thức chơi (Có thể tổ chức chơi

theo nhóm, tổ hoặc cá nhân), cách đánh giá cho điểm

+ Bước 3: Tổ chức thực hiện.

Một số ví dụ.

* Ví dụ 1: Ô chữ chìa khóa gồm 10 chữ cái CƠ THỂ NGƯỜI

1.

2.

3.

4.

5.

6

7.

8.

9

10

Câu hỏi gợi ý

- Hàng ngang số 1(Gồm 6 chữ cái): Chức năng cơ bản của nơron

là và dẫn truyền

- Hàng ngang số 2(Gồm 7 chữ cái): Bộ phận ngăn cách giữa khoang ngực với

Trang 9

khoang bụng?

- Hàng ngang số 3(Gồm 5 chữ cái): Đơn vị cấu tạo của cơ thể là gì?

- Hàng ngang số 4(Gồm 4 chữ cái): Một bộ phận của tế bào có chức năng

điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào?

- Hàng ngang số 5(Gồm 7 chữ cái): Một trong những cơ chế góp phần phối

hợp hoạt động của các cơ quan đảm bảo tính thống nhất?

- Hàng ngang số 6 (Gồm 6 chữ cái): Chức năng của mô liên kết?

- Hàng ngang số 7 (Gồm 5 chữ cái): Một bào quan trong tế bào thực hiện

chức năng thu phận, hoàn thiện, phân phối sản phẩm?

- Hàng ngang số 8 (Gồm 5 chữ cái): Mô cơ vân là mô gắn với

- Hàng ngang số 9 (Gồm 9 chữ cái): Phản xạ là phản ứng của cơ thể trả lời

các kích thích của thông qua hệ thần kinh.

- Hàng ngang số 10 (Gồm 5 chữ cái): Một bào quan trong tế bào thực hiện

chức năng tham gia hô hấp giải phóng năng lượng?

ĐÁP ÁN:

Hàng ngang số 1(Gồm 6 chữ cái): Cảm ứng.

Hàng ngang số 2(Gồm 7 chữ cái): Cơ hoành

Hàng ngang số 3(Gồm 5 chữ cái): Tế bào

Hàng ngang số 4(Gồm 4 chữ cái): Nhân

Hàng ngang số 5(Gồm 7 chữ cái): Thể dịch

Hàng ngang số 6(Gồm 6 chữ cái): Nâng đỡ

Hàng ngang số 7(Gồm 5 chữ cái): Gôngi

Hàng ngang số 8(Gồm 5 chữ cái): Xương

Hàng ngang số 9(Gồm 9 chữ cái): Môi trường

Hàng ngang số 10(Gồm 5 chữ cái): Ti thể

10 Ể

H T

I

T

9 G

N

Ư R T I

Ô M

G N Ơ

Ư

X 8

I

G

N Ô G 7

Ỡ Đ G N Â

N

6

H C Ị

D

H T 5

N Â

H

H 4

O À B Ế

T

3

H N À O H

Ơ

C 2

G N Ứ M Ả

C

1

* Ví dụ 2: Ô chữ chìa khóa gồm 9 chữ cái HỆ VẬN ĐỘNG

Trang 10

9 8

7 6 5 4

3 2

1

Câu hỏi gợi ý

- Hàng ngang số 1(Gồm 7 chữ cái): Điểm tiến hóa của cơ mặt là gì?

- Hàng ngang số 2(Gồm 5 chữ cái): Đây là một chức năng của bộ xương?

- Hàng ngang số 3(Gồm 7 chữ cái): Khoang xương chứa tủy đỏ ở trẻ em

và ở người lớn?

- Hàng ngang số 4(Gồm 4 chữ cái): Ở người già xương xốp, giòn, dễ gãy và

sự phục hồi xương gãy diễn ra rất không chắc chắn.

- Hàng ngang số 5(Gồm 10 chữ cái): Thành phần của xương giúp xương bền

chắc là gì?

- Hàng ngang số 6 (Gồm 5 chữ cái): Là chất có trong hai đầu xương?

- Hàng ngang số7(Gồm 7 chữ cái): Đây là tên loại khớp không cử động

được?

- Hàng ngang số 8 (Gồm 3 chữ cái): Đây là một tính chất của cơ?

- Hàng ngang số 9 (Gồm 9 chữ cái): Đây là bộ phận giúp xương to ra về bề

ngang?

ĐÁP ÁN:

Hàng ngang số 1(Gồm 7 chữ cái): Phân hóa

Hàng ngang số 2(Gồm 5 chữ cái): Bảo vệ

Hàng ngang số 3(Gồm 7 chữ cái): Tủy vàng

Hàng ngang số 4(Gồm 4 chữ cái): Chậm

Hàng ngang số 5(Gồm 10 chữ cái): Muối khoáng

Hàng ngang số 6(Gồm 5 chữ cái): Tủy đỏ

Hàng ngang số 7(Gồm 7 chữ cái): Bất động

Hàng ngang số 8(Gồm 3 chữ cái): Dãn

Hàng ngang số 9(Gồm 9 chữ cái): Màng xương

Ngày đăng: 09/05/2018, 08:30

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w