1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ GIÁO ÁN DẠY TRẺ MẦM NON (CÁC CHỦ ĐỀ)

302 467 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 302
Dung lượng 0,99 MB

Nội dung

PHẦN 1: PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ GIÁO ÁN DẠY TRẺ LỚP NHÀ TRẺPHẦN THỨ HAI PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ GIÁO ÁN DẠY TRẺ LỚP MẪU GIÁO 34 TUỔIPHẦN 3 PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ GIÁO ÁN DẠY TRẺ LỚP MẪU GIÁO 45 TUỔIPHẦN 4 PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ GIÁO ÁN DẠY TRẺ LỚP MẪU GIÁO 56 TUỔI

Trang 1

(Sưu tầm và biên soạn)

CÁC BẠN CÓ THỂ VÀO TRANG WEB ĐỂ XEM THÊM 1 SỐ

THÔNG TIN và để ủng hộ bạn mình.

PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ GIÁO

ÁN DẠY TRẺ MẦM NON

(THEO CHỦ ĐỀ)

Trang 2

2 Kỹ năng: Trẻ trả lời được các câu hỏi của cô rõ ràng,mạch lạc, biết bắt chước một số động tác mô phỏng sự lớn lêncủa cây qua trò chơi.

3 Thái độ: Trẻ hứng thú nghe cô kể chuyện, tích cựctham gia trò chơi Trẻ biết bảo vệ và chăm sóc cây

II CHUẨN BỊ

1 Đồ dùng: Ti vi, đầu đĩa hình, băng hình quay cảnhvườn táo thật; một số cây, quả bằng nhựa: đào, mận, lê; chậucảnh trồng cây táo thật; que chỉ; nhân vật; tranh truyện; mũhình lá, quả, hoa để trẻ đội khi chơi trò chơi

2 Sơ đồ lớp: Trẻ ngồi ghế hình vòng cung

Trang 3

III TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

1 Ổn định tổ chức, tạo tình huống

Cô trò chuyện với trẻ về thời tiết: Trời đã sang đông nên

rất lạnh, các con đi học phải mặc quần áo ấm, đội mũ, khăn kẻo bị ốm, cảm lạnh.

- Có nhiều loại quả ra trái về mùa đông: Táo, lê, cam, quýt,đào, mận

- Cô cho trẻ đi thăm vườn cây

- Cô giới thiệu quan sát và hỏi trẻ: Cây gì? Cây táo.

Cây táo có gì? (Thân, lá, quả).

- Cô sẽ kể cho các con nghe câu chuyện Cây táo.

2 Nội dung trọng tâm: Kể chuyện

* Cô kể lần 1: Kể diễn cảm kết hợp cho trẻ xem bănghình về vườn táo, hình ảnh cây táo, hoa táo, ông trồng cây, bétưới nước cho cây, bé chìa vạt áo ra hứng táo chín

* Cô kể lần 2: Kể tóm tắt câu chuyện và cho trẻ xem

tranh truyện Cây táo.

- Đàm thoại: Ông đang làm gì? (trồng cây); Bé đang làm

gì? (tưới nước cho cây); Trời mưa: Đang tưới nước cho cây; Mặt

trời: Đang sưởi nắng cho cây.

Con gì xuất hiện? (Gà trống) Gà trống nói với cây thế nào?

(Cây ơi cây lớn mau) Bướm nói gì với cây? (Cây ơi cây lớn

Trang 4

Ai đã trồng cây táo? (Cô gắn nhân vật ông và cây táo).

Ai đã tưới nước cho cây? (Cô gắn em bé).

Mưa tưới nước cho cây? (Cô kéo các mảng mây ra).

Mặt trời sưởi nắng cho cây? (Cô kéo hình mặt trời ra).

Tiếng nói của gà trống: Cây ơi cây lớn mau! (Cô gắn gà

trống) thế là những chiếc lá non bật ra, cô mở những chiếc látrên cây

Tiếng nói của bướm: Cây ơi cây lớn mau! (Cô treo những chùm quả táo vào thân cây) Quả gì đã hiện ra?

* Cô kể lần 4: Vừa kể vừa cho trẻ gọi tên nhân vật, chotrẻ lên lấy nhân vật cắm xuống sa bàn cát theo tình tiết câuchuyện

- Giáo dục trẻ: Cây ra hoa, kết trái là nhờ có đất, nước, ánhsáng và có sự chăm sóc của bàn tay con người Muốn cây cónhiều quả chúng ta phải biết bảo vệ và chăm sóc cây Khi ăn táocác con nhớ rửa sạch, bỏ hạt

3 Trò chơi: Gieo hạt nảy mầm

- Cô cho trẻ tự lấy mũ hình lá, quả đội lên đầu

- Trẻ bắt chước động tác và nói theo: Xới đất, gieo hạt, nảymầm

1 nụ - 2 nụ; 1 hoa - 2 hoa; 1 quả - 2 quả

Gió thổi - cây nghiêng, lá rụng - nhiều lá Cô cho trẻ chơi 2

- 3 lần

4 Kiến thức: Cô khen, động viên trẻ

NHẬN BIẾT, PHÂN BIỆT

Đề tài: Các loại hoa

I MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

Trang 5

1 Kiến thức

- Trẻ nhận biết hoa đào, hoa đồng tiền, hoa hồng

- Dạy trẻ nói từ: Hoa đào, hoa đồng tiền, hoa hồng, cánhhoa to tròn, thon dài…

- Dạy trẻ nói câu:

+ Hoa đào, hoa đào nở vào mùa xuân

- Hoa đào, hoa đồng tiền, hoa hồng, hoa cúc

- Các loại hoa cắm sẵn trong bình

- Bàn để trẻ trưng bày hoa

- Tranh về hoa đào, hoa hồng, hoa đồng tiền và một sốtranh ảnh các loại hoa khác để mở rộng thêm kiến thức

III TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

1 Hoạt động của giáo viên

* Ổn định lớp

- Các con ơi, bây giờ cô và các con chơi trò Trồng hoa nhé!

- Cô nói: Trồng hoa (Cô làm động tác trồng hoa)

Một nụ

Hai nụ

Trang 6

(Chơi hai lần)

Trẻ về ngồi theo hình chữ U, đàm thoại với trẻ:

- Bạn nào có thể kể cho cô và các bạn nghe một số loại hoa

mà con biết?

Hoạt dộng 1: Nhận biết, gọi tên, tập nói từ, câu

Cô giới thiệu

- Hôm nay, cô đem đến cho các con rất nhiều hoa Các con nhìn xem đây là hoa gì?

- À, đây là hoa đào Các con thấy hoa đào có màu gì không? Cô cho trẻ quan sát, sờ cánh hoa và hỏi:

- Con thấy cánh hoa thế nào? (Cánh hoa mịn, cánh hoa

tròn nhỏ)

Cô hỏi một vài trẻ, khuyến khích trẻ nói:

- Cánh hoa tròn nhỏ.

- Hoa đào màu đỏ

Cô hỏi: - Hoa đào nở vào mùa nào?

- Mùa xuân hoa gì nở?

- À, mùa xuân hoa đào nở rất đẹp và dùng để trưng bày vào ngày tết

(Cô cất hoa đào đi)

- Còn đây là hoa gì các con?

- À, đây là hoa đồng tiền.

- Hoa đồng tiền màu gì?

Cô cho trẻ quan sát, sờ

- Con thấy cánh hoa như thế nào?

Cô giới thiệu: A, cánh hoa thon dài

Cô hỏi lại một vài trẻ, khuyến khích trẻ trả lời

- Bây giờ, cô đố các con nhé! Đây là hoa gì nào? (Cô đưa ra

Trang 7

hoa hồng)

Cô giới thiệu: Đây là hoa hồng

- Hoa hồng màu gì vậy con?

- Hoa hồng mọc ở đâu!

Cô nói: Hoa hồng thường mọc trong vườn

Cô đưa cho trẻ quan sát, sờ và hỏi:

- Con thấy cánh hoa thế nào?

- Cô nói: - Cánh hoa hồng to tròn.

Cô hỏi lại một vài trẻ và khuyến khích trẻ trả lời

Cô đưa hoa cúc ra:

- Đây là hoa gì? Hoa cúc màu gì?

- Cánh hoa cúc và hoa đồng tiền như thế nào?

- Cánh hoa đào to hơn hay nhỏ hơn cánh hoa hồng?

* Hoạt động 2: Quan sát vườn hoa.

- Bây giờ cô và các con đi thăm vườn hoa nhé!

Trong khi quan sát vườn hoa, cô cho trẻ nhắc lại tên loàihoa, màu sắc hoa, đặc điểm cánh hoa: Tròn nhỏ, thon dài, totròn

- Các con ơi trong vườn hoa có rất nhiều chậu hoa đẹp, bây giờ các con hãy giúp cô đem các chậu hoa này về trưng ở lớp mình nha!

- Các con xếp bình hoa cách thưa đều nhau Mỗi loại hoaxếp trên bàn riêng

* Hoạt động 3: Quan sát tranh

- Kết thúc giờ học tự nhiên, không gò ép trẻ Cô cho trẻxem tranh về các loại hoa (hoa đào, hoa đồng tiền, hoa hồng,hoa cúc)

Đề tài: Quả đu đủ, quả na

Trang 8

I MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Trẻ nhận biết quả na, quả đu đủ:

+ Quả đu đủ: Vỏ nhẵn, khi chín có màu vàng Bên trong cónhiều hạt

+ Quả na: Vỏ sần sùi, có nhiều mắt, bên trong có nhiềumúi, có hạt Khi na chín ăn có vị ngọt, thơm, cung cấp nhiềuvitamin cho cơ thể

- Trẻ phát âm đúng từ: Quả đu đủ, quả na, màu xanh, màuvàng, vỏ nhẵn, vỏ sần sùi

II CHUẨN BỊ

- Quả đu đủ, quả na thật (Quả chín và quả xanh)

- Đĩa đu đủ và na được gọt vỏ, bỏ hạt, cắt miếng

- Tranh vườn cây ăn quả, tranh quả đu đủ, quả na

- Quả đu đủ và quả na do cô vẽ sẵn để trẻ tô màu

III TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

Hoạt động của giáo viên

* Hoạt động 1: Quan sát và đàm thoại về quả

đu đủ

- Các con ơi, bác Gấu gửi tặng cho lớp mình một giỏ quà

dễ thương Cô mời một bạn lên xem bác Gấu gửi cho lớp mình quà gì nào? (Các loại quả).

Cô cho trẻ lấy từng quả lên và hỏi trẻ:

- Đây là quả gì? Quả đu đủ chín có màu gì?

- Vỏ quả đu đủ như thế nào?

- Bên trong quả đu đủ thế nào? (Cô tách một miếng đu đủ

đã cắt từ trước để trẻ quan sát bên trong)

Trong ruột có nhiều hạt màu đen (Khi các con ăn nhớ gọt vỏ

và bỏ hạt)

Trang 9

Ăn đu đủ ngon và ngọt, cung cấp nhiều chất bổ dưỡng cho

- Vỏ của nó thế nào? Vỏ quả na sần sùi, có nhiều mắt.

- Quả na khi chín ăn có vị gì?

- Bóc vỏ quả na xem bên trong: Bên trong quả na có các múi nhỏ, trong múi có hạt màu đen Khi ăn na các con nhớ bỏ

vỏ và hạt.

* Hoạt động 3: So sánh quả na và quả đu đủ

- Quan sát bằng mắt: Quả đu đủ và quả na thế nào? (Quả

đu đủ to hơn quả na)

Cô hỏi thêm nhiều trẻ: Dạy trẻ nói đủ, chính xác câu:

- Vỏ quả đu đủ nhẵn Vỏ quả na sần sùi

- Quả đu đủ, quả na ăn có vị thơm, ngọt

* Hoạt động 4: Tham quan góc tranh vườn quả sau đó tô màu quả na, quả đu đủ.

- Cho trẻ xem triển lãm vườn cây ăn quả: Góc treo tranhquả đu đủ, quả na và vườn cây ăn quả

Cô hỏi trẻ tên hai loại quả, tìm đúng quả theo hiệu lệnhcủa cô

- Tô màu quả na, quả đu đủ: Cô chuẩn bị sẵn giấy có hìnhsẵn, bút sáp các màu

Kết thúc: Cho trẻ chơi trò chơi Gieo hạt.

Cô khen, động viên trẻ

Đề tài: Hoa cúc và hoa hồng

Trang 10

- Trẻ gọi tên và các bộ phận của hoa rõ ràng, chính xác.

- Nhận biết được màu xanh, màu đỏ

- Trả lời được câu hỏi của cô

- Chơi được trò chơi theo yêu cầu

3 Thái độ

- Giáo dục trẻ biết yêu quý hoa, không hái hoa, hái lá

- Bảo vệ, chăm sóc hoa

Hoạt động của giáo viên

* Hoạt động 1: Trò chơi Trồng hoa

- Cô và các con cùng chơi trò chơi trồng hoa

- Cô nói: Gieo hạt, nảy mầm, 1 nụ, 2 nụ, hoa nở Cô và cáccon trồng hoa, hoa đã nở rồi bây giờ chúng ta cùng nhau đingắm hoa nhé!

- Chúng ta đã đến vườn hoa của bác Gấu rồi đấy, các conthấy vườn hoa có đẹp không? Các con nhớ không được hái hoa,

bẻ cành, không giẫm lên bồn hoa nhé!

- Ai giỏi nói cho cô biết vườn hoa này có hoa gì? (Hoahồng, hoa cúc, hoa đồng tiền)

Trang 11

Cô khái quát lại: Thế các con có thích những bông hoa này

không?

Thấy các con ngoan bác Gấu đã tặng cho các con một món quà (Cho các cháu về chỗ ngồi).

* Hoạt động 2: Đố bé bông hoa gì?

- Để biết xem món quà của bác Gấu tặng có gì cô cháu mình cùng mở ra xem nào, có gì các con?

- Các con hãy lấy ra cho cô bông hoa hồng.

* Nhận biết hoa hồng.

Cho trẻ gọi tên hoa hồng (lớp, nhóm, cá nhân) Cô chỉ vào cánh hoa, lá, cành hoa, cô cho trẻ nói tên.

Các con ngửi xem hoa hồng như thế nào? Hoa hồng dùng

để làm gì? (Cắm vào bình cho đẹp, để trang trí).

- Đúng rồi, hoa hồng để cắm vào bình cho đẹp, để tặng bố

mẹ, ông bà nữa đấy

- Các con xem bông hoa trong hộp là bông hoa gì? (Hoacúc)

* Nhận biết hoa cúc

Cho trẻ nhắc lại tên hoa cúc

- Hoa cúc có màu gì?

- Chỉ vào các bộ phận và hỏi đây là gì của hoa? (Cánh, lá,

cành hoa), cho trẻ gọi tên, 2 - 3 trẻ

- Hoa cúc có mùi như thế nào nhỉ, các con ngửi xem nào?

(2 - 3 trẻ)

- Hoa cúc dùng để làm gì?

Đúng rồi hoa cúc dùng để cắm vào bình trang trí cho đẹp, tặng cho ông bà,…

Cho trẻ nhắc lại tên hai bông hoa

Giáo dục: Để có hoa đẹp các con phải làm gì nhỉ?

Trang 12

Đúng rồi chúng ta phải chăm sóc, bảo vệ hoa, không hái hoa, bẻ cành, giẫm đạp lên hoa vì hoa làm cảnh đẹp cho mọi người ngắm đấy.

* Hoạt động 3: Vui với những bông hoa

* Trò chơi 1: Cắm hoa ngày tết

Sắp đến tết rồi, cô cháu mình cùng chơi cắm hoa để trang trí lớp mình thật đẹp nhé!

Cô chia các con thành hai đội:

Đội hoa hồng thì cắm vào bình màu đỏ, đội hoa cúc sẽcắm vào bình màu vàng, đội nào cắm đúng, đẹp, đội đó sẽchiến thắng

- Cho trẻ chơi cô nhận xét, tuyên dương trẻ

* Trò chơi 2: Thuyền hoa

Sáng nay lúc dạo chơi vườn trường, cô và các con đã nhặt được nhiều cánh hoa rơi xuống gốc cây, giờ cô và các con cùng làm thuyền hoa nhé!

Cô cho mỗi trẻ một đĩa trũng và cánh hoa hồng, hoa cúc

để trẻ thả vào nước

Cho trẻ nhận biết: Cánh hoa hồng to, cánh hoa cúc nhỏ

Bây giờ cô và các con cùng lấy cánh hoa phơi cho khô nước, chiều sẽ dán thành bông hoa về tặng mẹ nhé!

Kết thúc: Cho trẻ chơi tự do

Trang 13

Cô và trẻ hát và vận động theo nhạc: Lắc lư.

Mỗi câu hát cô và trẻ vận động theo nhạc và chỉ đúng từng

bộ phận trên cơ thể của câu hát

2 Đây là gì?

Cho trẻ xem tranh, chỉ từng bộ phận, gọi tên và khuyếnkhích trẻ gọi đúng tên các bộ phận

3 Bé làm theo cô

Cô gọi: Tay bé đâu, bé đưa tay ra.

Lần lượt như vậy với các bộ phận khác trên cơ thể bé.Hát múa lại: Lắc lư…

Kết thúc

HOẠT ĐỘNG VỚI ĐỒ VẬT

Đề tài: Xếp bàn ghế

I MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Phát triển các cơ ngón tay, phát triển ngôn ngữ cho trẻ

- Trẻ biết bàn ghế ngồi để học, để ăn cơm

- Biết bàn ghế có thể xếp cạnh, xếp chồng lên nhau

II CHUẨN BỊ

- Mô hình bàn ghế

Trang 14

- Đồ chơi: Các con vật.

III TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của trẻ

1 Ổn định tổ chức, trò chuyện với

trẻ

2 Nội dung trọng tâm

* Hoạt động 1:

- Trẻ đi và cùng cô hát bài Đi chơi Tạo tình

huống đến nhà bạn Thỏ bông chơi (cho trẻ đi

trong đường hẹp) Kết hợp hỏi trẻ màu sắc

- Cô cùng chơi tập với trẻ, vừa xếp vừa nhấn

Trang 15

* Hoạt động 3:

- Tạo tình huống có nhiều bạn đến thăm lớp:

Các con sẽ xếp bàn ghế mời bạn mình ngồi

chơi nhé!

- Trẻ vậnđộng, chơi

hướng dẫncủa cô

- Bé xếp theo nhóm, sau khi xếp xong cô cho

Trang 16

- Cô cho trẻ xếp tháp cao: Xếp các hộp có

cùng chất liệu và kích thước theo yêu cầu

càng lên cao càng thu nhỏ

* Hoạt động 2: Mở rộng

- Xếp bậc thang: Cho trẻ xếp chồng các

vỏ hộp thành bậc thang

- Trẻ xếp hìnhtheo hướng dẫn

- Xếp phối hợp tạo thành người máy: 2 vỏ

hộp chữ nhật đứng thành 2 chân, 1 vỏ

nhựa xếp chồng lên trên thành hình

người (cô giúp trẻ gắn lại thành đồ chơi

- Bé xếp hình theo nhóm Sau khi xếp

xong cho bé đặt bình hoa lên bàn

3 Trò chơi

4 Kết thúc

Trang 17

- Túi vải to.

- 9 hộp giấy có đục lỗ thủng nhỏ trên các mặt (dành chotrẻ)

- 1 hộp giấy to hơn (dành cho cô)

- Một con gấu bằng nhựa nhỏ

- Cô tạo tình huống cho trẻ đẩy túi vải

ra Cô khuyến khích cho trẻ sờ, nắn và

bóp, đoán xem bên trong có gì Sau đó

Trang 18

- Cô cho trẻ chơi: Khám phá hộp giấy với

nhiều hình thức như ú òa, đội đầu, vác

lên vai, kẹp vào tay, đặt xuống, đẩy đi

chơi, xếp làm toa xe, vỗ trống, ngoáy tay

vào các lỗ tròn

- Cô lấy các con gấu trong hộp của cô ra,

yêu cầu trẻ nhặt và đặt gấu của mình qua

các lỗ tròn

* Hoạt động 2: Bé kéo xe chở

gấu đi chơi

- Cô cho trẻ lấy sợi dây từ hộp giấy ra và

cho trẻ kéo hộp giấy chở các chú gấu đi

chơi

- Trẻ chơi độc lậphoặc theo nhóm

- Cô cho trẻ kéo hộp giấy trên nền nhà

và sau đó cho trẻ nâng độ khó lên, cho

trẻ kéo xe trên ghế băng (cao 30cm)

- Trong quá trình chơi cô nhắc nhở trẻ

Trang 19

- Gỗ xếp hình.

- Mô hình nhà ga

III TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của trẻ

1 Nội dung trọng tâm

* Hoạt động 1: Xếp thành đoàn tàu

- Hát bài: “Lại đây với cô” Vừa hát vừa kéo

trẻ lại gần

- Trẻ ngồiquây quầnbên cô

- Cô giới thiệu gỗ xếp hình, cô vừa xếp tàu

hỏa cho cháu xem và hướng dẫn trẻ xếp

- Cô cho trẻ chơi xếp tàu hỏa (vừa xếp vừa

đọc thơ: Con tàu).

Con tàu

Xình xịch, xình xịch Đầu tàu đi trước Từng toa tiếp bước Xếp hàng vào ga Xình xịch, xình xịch

(Bích Hạnh)

2 Hoạt động 2: Mở rộng chủ đề

- Tìm các đồ vật, con vật để xếp cạnh nhau

sau đó đặt tên cho nhóm đồ vật Khuyến

khích trẻ tự đặt tên nhóm đồ vật (Bộ nấu ăn,

đồ dùng gia đình, sách vở)

Cho trẻ lấycác con vật

tự xếp cạnhnhau (trẻ chơitheo nhómnhỏ, cá nhân)

Trang 20

- Cô lấy 5 gà con và 1 gà mái mẹ xếp cạnh

nhau (đặt tên: đàn gà), gà mái mẹ nằm trên

5 quả trứng (gà ấp trứng)

- Lấy 4 ghế và 1 bàn (bộ bàn ghế), lấy 4

chén và 1 ấm (bộ ấm chén)

2 Trò chơi: Trò chơi: Xếp hình ô tô

Luật chơi: Cho mỗi trẻ một bộ phận của

chiếc ô tô đồ chơi bằng gỗ (bánh xe, khung

xe, đầu xe)

Khi cô nói tên bộ phận nào thì trẻ nhanh

chóng lên xếp các bộ phận đó sát cạnh nhau

để xếp thành mô hình ô tô

3 Kết thúc: Cô khen, động viên trẻ

Đề tài: Đi có mang vật trên đầu

Nhóm lớp: 25 - 36 tháng

I MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Trẻ biết tên bài tập

- Trẻ biết giữ thăng bằng đầu và cổ để không làm rơi vật

- Hứng thú tham gia tập và chơi

Trang 21

chậm và nhanh dần, sau đó dừng lại và tập bài tập phát triểnchung (BTPTC).

2 Trọng động

- BTPTC: Tập với quả.

- Vận động cơ bản (VĐCB): Đi có mang vật trên đầu.

Cô giới thiệu bài tập và tập mẫu 2 - 3 lần

Phân tích mẫu và mời 1 - 2 trẻ lên thực hiện Cả lớp quansát và cô sửa sai

Cho trẻ tập, mỗi trẻ tập 3 - 4 lần

Cô tập cùng trẻ và động viên trẻ tự tin tập

- Trò chơi vận động (TCVĐ): Bắt bướm: Cô giới thiệu trò

chơi và cùng chơi với trẻ 2 - 3 lần

3 Hồi tĩnh: Bướm bay trong vườn hoa

CHỦ ĐỀ: NGÔI TRƯỜNG BÉ YÊU

Đề tài: Bé đến thăm nhà bếp Nhóm lớp: 25 - 36 tháng

I MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Trẻ nhận biết và gọi tên nhà bếp có cửa sổ, cửa ra vào

- Nhà bếp để nấu ăn, có các cô cấp dưỡng và có nhiều đồdùng để nấu ăn

- Trẻ biết trả lời câu hỏi của cô

II CHUẨN BỊ

- Hình ảnh nhà bếp của trường

- Đồ dùng, đồ chơi các loại đảm bảo an toàn cho trẻ

III TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

Trang 22

Hoạt động 1: Dung dăng dung dẻ

Cô và trẻ nắm tay đi thành vòng tròn vừa đi vừa đọc bài

đồng dao: Dung dăng dung dẻ đến câu “Xì xà xì xụp, ngồi thụp

xuống đây” thì trẻ nắm tay nhau ngồi thụp xuống đất.

Hỏi trẻ vừa chơi trò chơi gì?

Giáo dục trẻ: Mạnh dạn trong khi chơi

Cô và trẻ vừa chơi vừa di chuyển về góc quan sát tranhhoặc phim

Hoạt động 2: Nhà bếp trường bé

Cho trẻ quan sát tranh (hoặc phim) về nhà bếp trường bé.Trò chuyện với trẻ về hình ảnh và hoạt động của nhà bếp

Giới thiệu một số vật dụng trong nhà bếp

Cho trẻ gọi tên các vật dụng trong nhà bếp

Giáo dục trẻ: Biết yêu quý các cô bác cấp dưỡng đã nấucơm, canh cho các con hàng ngày Khi ăn phải ăn hết suất, khônglàm rơi vãi thức ăn

Hoạt động 3: Chơi với dụng cụ nhà bếp

Cho trẻ chơi với một số dụng cụ nhà bếp Mỗi nhóm có một

số đồ chơi và hướng dẫn trẻ cùng chơi với nhau

Đặt câu hỏi để trẻ gọi đúng tên các loại đồ dùng trẻ đangchơi

Kết thúc

CHỦ ĐỀ: NGÔI TRƯỜNG BÉ YÊU

Đề tài: Những chiếc vòng xinh xắn

Nhóm lớp: 25 - 36 tháng

I MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Nhằm phát triển ngôn ngữ, trí tuệ, rèn luyện sự khéo đôi tay

Trang 23

cho trẻ.

- Rèn luyện sự phối hợp giữa mắt và tay, biết 1 tay cầmhạt để hở lỗ, 1 tay cầm dây, xâu dây đúng vào lỗ của hạt, chọnhạt

- Trẻ nhận biết được tên gọi và công dụng của một số đồdùng trong nhóm lớp

- Giáo dục trẻ: Học bài ngoan, yêu ca hát Hình thành ở trẻtình cảm yêu quý cô giáo

II CHUẨN BỊ

- Mỗi trẻ: 10 hạt màu đỏ - 2 hạt màu xanh - dây xâu hạt

- Rổ đựng hạt, chiếu trải, đồ dùng đồ chơi có màu đỏ

III TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

Hoạt động 1: Cô và mẹ

Cô và trẻ cùng hát và vận dộng theo nhạc bài hát: Lời chào

buổi sáng.

Trò chuyện với trẻ về bài hát

Trò chuyện về cô giáo dạy bé ở lớp

- Hình thành ở trẻ tình cảm yêu thương với cô giáo

Hoạt động 2: Những vòng tay xinh xắn

Cô và mẹ đều yêu thương các con, hôm nay các con sẽ làm những chiếc vòng thật xinh để tặng cô và mẹ.

Cô cho trẻ xem một số vòng đã được xâu sẵn

Giới thiệu với trẻ cách xâu hạt và các bước xâu hạt

Trò chuyện với trẻ về các vật liệu xâu hạt, màu sắc hạtv.v…

Tổ chức cho trẻ thực hiện

Trong khi trẻ xâu cô quan sát và hướng dẫn trẻ xâu đúng,

Trang 24

- Con tặng vòng đỏ cho ai?

Hoạt động 3: Vòng tay tặng cô và mẹ

Sau khi trẻ xâu xong, trò chuyện với trẻ về những chiếcvòng trẻ vừa xâu

Hướng dẫn trẻ treo lên giá để chiều về nhà tặng mẹ

Kết thúc

CHỦ ĐỀ: TRƯỜNG MẦM NON CỦA BÉ

Đề tài: Bé vui đến trường

- Trẻ thích thú, vui vẻ chơi trò chơi

- Giáo dục trẻ: Có ý thức học bài ngoan

II CHUẨN BỊ

- Mô hình nhà búp bê

- Mỗi trẻ 1 quả bóng màu đỏ - cô 1 quả

- Sơ đồ 1 đường ngoằn ngoèo rộng 35cm, dài 3m

Trang 25

2 Trọng động

a Bài tập phát triển chung: Tập với bóng.

Cô đưa quả bóng ra đố trẻ:

- Cô có quả gì đây?

- Quả bóng này có màu gì? (Cả lớp - cá nhân trả lời).

Bây giờ cô con mình sẽ cùng tập với những quả bóng này nhé!

* Động tác 1: Thổi bóng

Tư thế cơ bản (TTCB): Đứng thoải mái, bóng để dưới chân,

2 tay chụm lại để trước ngực

1 Thổi bóng: Hít vào thật sâu, sau đó thở ra từ từ - 2 taydang rộng

2 Về TTCB

* Động tác 2: Đưa bóng lên cao

TTCB: Đứng tự nhiên, 2 tay cầm bóng để ngang ngực

1 Đưa bóng lên cao: 2 tay cầm bóng đưa lên cao

Trang 26

ngang ngực.

2 Để bóng xuống: Trẻ cầm bóng cúi xuống đặt bóng xuốngsàn

* Động tác 4: Bóng nảy

TTCB: Trẻ đứng thoải mái, 2 tay cầm bóng

Thực hiện: Nhảy bật tại chỗ vừa nhảy vừa nói: “Bóng nảy”

* Cô hỏi lại trẻ tên bài tập?

b Vận động cơ bản: “Đi theo đường ngoằn ngoèo”

Nghe tin trường của bạn búp bê có rất nhiều đồ dùng, đồ chơi đẹp.

Bây giờ cô con mình cùng đến thăm ngôi trường thân yêu của bạn nhé!

Nhưng đường đến trường của bạn rất khó đi, các con phải

đi qua 1 con đường ngoằn ngoèo, uốn khúc đấy.

Giờ các con hãy xem cô đi trước 1 lần nhé!

Trang 27

- Giáo dục trẻ: Đoàn kết trong khi chơi, không được chenlấn, xô đẩy bạn kẻo ngã.

c Trò chơi vận động: “Dung dăng dung dẻ”

Cô hướng dẫn cách chơi và cùng chơi với trẻ

Hoạt động 2: Ngày tết quê em

- Nghe hát: Cho trẻ xem một số hình ảnh trên CD và trò

chuyện để gợi ý vào bài

- Cô giới thiệu tên bài hát và hát cho trẻ nghe 1 - 2 lần

Trang 28

Cô mời trẻ vận động cùng cô theo nhóm, tập thể.

Cuối cùng cả lớp cùng vận động theo băng nhạc 1 lần

- Trẻ biết tên bài thơ và cùng cô đọc thơ

- Hiểu nội dung bài thơ Biết trả lời câu hỏi

- Hứng thú học và chơi

II CHUẨN BỊ

- Tranh trò chơi, lễ hội

- Hoa mai, hoa đào bằng giấy, keo dán, giấy có dán sẵncành cây

III TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

* Hoạt động 1: Mùa xuân trước cửa

- Cho trẻ xem tranh và trò chuyện gợi ý vào bài

- Cô giới thiệu tên bài thơ và đọc 1 - 2 lần

- Đàm thoại và giảng nội dung

* Hoạt động 2: Bé đọc thơ

- Cho trẻ tập nói từ khó

Trang 29

- Cô mời trẻ cùng đọc 2 - 3 lần cả tập thể.

- Sau đó cho trẻ đọc tổ, nhóm, cá nhân

- Cô lưu ý sửa sai phát âm cho trẻ: Mai vàng, đào đỏ

- Cả lớp cùng đọc 1 lần cuối

* Hoạt động 3: Hoa mai, hoa đào

Cô cho trẻ chọn hoa mai, hoa đào dán làm bức tranh mùaxuân

- Trẻ nhận biết và gọi đúng tên quả

- Nhận biết đặc điểm đặc trưng của quả: Tròn - dài, màuxanh - màu vàng, bóc vỏ - gọt vỏ

- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ

- Thích học cùng cô và bạn

II CHUẨN BỊ

- Quả bưởi, quả chuối

- Lô tô cho trẻ

- Túi đựng

- Tranh quả bưởi, quả chuối

III TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

* Hoạt động 1: Chiếc túi kỳ diệu

- Cô cho trẻ chơi trò chơi Nu na nu nống.

- Cho trẻ đoán quả gì trong túi

Trang 30

- Cho trẻ quan sát quả.

Cô trò chuyện với trẻ về tên gọi của từng loại quả

* Hoạt động 2: Quả bưởi và quả chuối

- Trẻ quan sát và trò chuyện

- Cô giới thiệu đặc điểm của từng loại quả

- Cho trẻ gọi tên quả, nêu đặc điểm

- Chơi lô tô: Chọn nhanh nói đúng

- Phát triển các cử động tinh: Cử động tay, ngón tay

- Trẻ nhận biết quần áo, nón, dép và cách sử dụng đồdùng

- Tập cho trẻ nói các từ, câu đơn giản và hát, đọc thơ theocô

- Trẻ nhún nhảy theo nhạc, tập xếp, cất đồ dùng ngăn nắp,gọn gàng

Trang 31

Các con thử vào xem có vừa với chân mình không?

Dép mang vào chân, giữ cho chân mình sạch sẽ.

Hát: Đôi dép xinh.

Cất dép ngay ngắn.

* Hoạt động 2: Bé tài thế?

- Trò chuyện về quần áo trẻ mặc trên người

+ Quần áo của con đâu?

+ Ô của bạn đâu?

- Chơi trò chơi: “Ồ sao bé không lắc”

- Trẻ chọn quần áo Tập cho trẻ xếp quần áo ngăn nắp, cấtlên kệ đồ chơi giúp cô

- Còn gì trên bàn nữa?

- Cô cho trẻ đội nón

Cô đọc thơ: Cái nón xinh xinh.

- Vừa đọc thơ vừa cất nón

* Hoạt động 3: Bạn nào nhanh hơn

- Trẻ chọn quần áo đúng bộ, đúng yêu cầu

Kết thúc

CHỦ ĐỀ: CON VẬT Ở NHÀ BÉ

Trang 32

Đề tài: Con gì gáy thế?

Nhóm lớp: 25 - 36 tháng

I MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Trẻ hứng thú lắng nghe cô hát và hưởng ứng cảm xúc

theo bài hát: Đàn gà trong sân.

- Nhớ tên bài hát, hát được bài hát: Con gà trống.

- Biết vận động nhịp nhàng, tự nhiên theo bài hát: Con gà

trống.

- Phát triển ngôn ngữ: Trẻ gọi tên bài hát

- Giáo dục trẻ không tranh giành đồ chơi và xô đẩy bạn

- Con gì đây? Nó gáy thế nào?

- Gợi ý cho trẻ nêu một số đặc điểm bên ngoài của con gàtrống

* Hoạt động 2: Hát và vận động theo bài: Con

gà trống.

- Cho trẻ nghe một đoạn và đố trẻ biết đó là bài hát gì

- Mình sẽ làm những chú gà trống con nhé (Mỗi bạn đội một

mũ gà trống).

Trang 33

Những chú gà mệt rồi, mình cùng vươn vai hít thở nào.

* Hoạt động 3: Nghe hát: Đàn gà trong sân.

- Cho trẻ nghe nhạc (Hai lần)

- Cô hát cho trẻ nghe bài: Đàn gà trong sân.

- Giới thiệu tên bài hát

- Biết lắng nghe và đoán tên các bài hát cô cho trẻ nghe

- Trẻ hát đúng lời và biết vận động theo lời bài hát

Trang 34

* Hoạt động 1:

- Cô cho trẻ xem ảnh và lắng nghe bài: Em tập lái ô tô.

- Trong bài hát có những phương tiện giao thông nào?

- Tìm xem trong lớp mình có xe ô tô không.

- Đàm thoại về đặc điểm xe

- Cho trẻ lắng nghe tiếng các động cơ của tàu lửa, thuyền

và đoán xem đó là phương tiện giao thông gì?

- Cô đàn nốt cuối bài: Đoàn tàu nhỏ xíu cho trẻ đoán tên

bài hát Mời cá nhân trẻ hát bài vừa đoán

- Cả lớp cùng vận động

- Cô mở casset và cho trẻ vận động theo bài hát Em đi

chơi thuyền và cho trẻ đoán.

Trang 35

- Dạy trẻ biết những câu chúc tết ông bà, cha mẹ đơn giản.

Quan sát cây mai, đĩa trái cây, bánh chưng, bánh tét

Trò chuyện: Gợi ý gọi tên bánh chưng, bánh tét, một số loạitrái cây

Cô giới thiệu bài hát: Sắp đến tết rồi.

Dạy trẻ hát thật hay để về hát tặng gia đình

Cô mở nhạc, cả lớp cùng hát

Chia nhóm hát, một nhóm hát, các nhóm còn lại vỗ tay vàvận động theo ý thích

Cả lớp hát múa

* Hoạt động 2: Bé ơi lắng nghe

Cô giới thiệu tên bài hát: Bé chúc tết, hỏi lại tên bài hát.

Giải thích nội dung bài hát

Cô hát kèm động tác minh họa

Trẻ hát vuốt theo cô

* Hoạt động 3: Bé chúc tết

Ngày tết, chúng ta sẽ chúc tết ông bà, cha mẹ, anh chị

Cô dạy trẻ các câu chúc tết:

Trang 36

- Chúc ông bà: Sống lâu trăm tuổi, sức khỏe dồi dào.

- Chúc ba mẹ: Làm ăn phát tài.

- Chúc anh chị: Chăm ngoan, học giỏi.

Nhắc trẻ khi nhận lì xì bằng hai tay và biết nói cảm ơn

Kết thúc

CHỦ ĐỀ: CON GÌ THẾ NHỈ?

Đề tài: Con ếch Nhóm lớp: 25 - 36 tháng

* Hoạt động 1: Chúng mình cùng xem phim

Tạo tình huống cho trẻ đi xem phim

Chơi trò chơi: Xe lửa đến rạp chiếu phim.

Cô tổ chức cho trẻ xem phim về những chú ếch

Trang 37

Xem xong, cô trò chuyện với trẻ về nội dung phim, cho trẻquan sát ếch thật và nói đặc điểm của con ếch.

* Hoạt động 2: Những chú ếch con

Mở nhạc Chú ếch con cho trẻ nghe và bật nhảy như ếch.

Phát hiện những chú ếch Cô yêu cầu trẻ chọn 2 chú ếch: 1

to, 1 nhỏ

Cho trẻ mang ếch giấy vào đúng lá sen to, lá sen nhỏ.Cho trẻ tự kiểm tra kết quả công việc vừa làm

* Hoạt động 3: Chơi với ếch giấy

Cho trẻ chơi cùng với những chú ếch giấy và trò chuyện vềcác hoạt động của trẻ

Con đang làm gì?

Con cho chú ếch làm gì?

Chú ếch của con đang làm gì?

Gợi ý trẻ trả lời chọn câu, không nói trống không

- Trẻ lắng nghe câu chuyện, nhắc lại được tên các con vật

có trong câu chuyện

- Gọi đúng tên con vật

- Diễn tả được âm thanh, tiếng kêu của con vật

- Dạy bé biết nói trọn câu

II CHUẨN BỊ

Trang 38

- Tranh truyện về cún con do cô vẽ hoặc cắt hình chụp từtrên báo để làm thành câu chuyện.

- Hình ngôi nhà của chó và ngôi nhà của mèo, các thẻ hìnhmèo và chó

- Băng keo vẽ các đường song song rộng 50cm, dài 2m

III TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

* Hoạt động 1: Câu chuyện: Chó con và mèo con

Cô kể cho trẻ nghe câu chuyện của cún con theo hình ảnhtrên máy tính

Vừa kể vừa trò chuyện với trẻ;

Trong tranh có con vật gì?

Cún con ở đâu?

Cún con đi chơi ở đâu?

Cún con gặp bạn nào?

* Hoạt động 2: Ai kể chuyện giỏi

Cô lần lượt mở lại từng tranh và trò chuyện với trẻ

Gợi ý cho trẻ nói lại nội dung cô vừa kể với những câungắn gọn

Khuyến khích trẻ nói và tạo điều kiện để mỗi trẻ đều đượckể

Trang 39

I MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Bé nhận biết hình ảnh các chú bộ đội, biết công việc củachú bộ đội

- Tình cảm yêu thương của bé với chú bộ đội

- Phát triển vận động toàn thân cho trẻ

II CHUẨN BỊ

- Tranh chú bộ đội đang hành quân

- Súng và hoa làm từ giấy thủ công

- Bài hát: Em thích làm chú bộ đội.

III TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

* Hoạt động 1: Chú bộ độ ơi!

Cô và trẻ cùng đi tàu hỏa đến thăm chú bộ đội

Cô và trẻ cùng vận động theo nhạc đoàn tàu tí xíu

Đoàn tàu đi đến bức tranh, hướng dẫn trẻ quan sát tranh

và trò chuyện cùng trẻ

Đây là hình vẽ ai?

Chú bộ đội mặc quần áo màu gì vậy?

Nhìn thấy các chú bộ đội đang làm gì vậy?

Lớp mình cùng hành quân với chú bộ đội nhé!

* Hoạt động 2: Bé đi 1, 2

Cô để sẵn các cây súng ở mỗi góc, cô yêu cầu trẻ tự chọncho mình súng đeo trên lưng

Cô mở nhạc: Em thích làm chú bộ đội cô và trẻ cùng vận

động đi 1, 2 theo nhịp bài hát

Cho trẻ thực hiện 1 - 2 lần

* Hoạt động 3: Hoa tặng chú bộ đội

Cô hướng dẫn trẻ làm các vòng hoa để tặng chú bộ đội

Trang 40

Cô chuẩn bị cho mỗi trẻ một rổ đựng hoa và dây ruy băng,hướng dẫn trẻ cách xâu vòng hoa.

Để trẻ thực hiện Cô quan sát trẻ làm

Kết thúc giờ học, cô giúp trẻ cột hoa lại thành vòng hoa vàcho trẻ treo lên tường

- Rèn luyện sự vận động tinh của ngón tay: Cầm, nắm Rèn

kỹ năng bôi hồ và dán cho trẻ

II CHUẨN BỊ

- Đĩa CD một mặt dán giấy màu trắng, màu hồng nhạt

- Tai, mắt, mũi, miệng cắt rời

III TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

* Hoạt động 1: Đôi mắt của bé

Trò chơi: Nhắm mắt, mở mắt.

Mắt con đâu? Chúng ta nhắm mắt lại nhé!

Cô đề nghị bé nhắm mắt lại và trò chuyện với bé:

Con nhắm mắt lại có thấy gì không?

Ngày đăng: 27/04/2018, 14:14

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w