1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo án mẫu giáo 4t chủ đề 01: Nhánh Trung Thu

16 2,1K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 202 KB

Nội dung

Giáo án mẫu giáo 4t chủ đề 01: Nhánh Trung Thu Hoạt động phát triển ngôn ngữ:Trẻ nhớ tên bài thơ “ Trăng sáng”, tên tác giả, hiểu nội dung bài thơ, thuộc bài thơ và đọc diễn cảm bài thơ“ Trăng sáng”. Hoạt động phát triển nhận thức:Trẻ biết quan sát và nói được tên các trò chơi, phá cỗ, rước đèn trong đêm rằm trung thu.Rèn khả năng quan sát, ghi nhớ và ngôn ngữ cho trẻ. Thái độ Giáo dục trẻ ngoan, biết yêu truyền thống của dân tộc Việt Nam ta, thích ngày rằm trung thu, bảo vệ môi trường xanh, sạch , đẹp Hoạt động thẩm mỹ:Củng cố cho trẻ biểu tượng về chiếc bánh trung thu hình vuông và hình tròn.

Trang 1

KẾ HOẠCH CHĂM SÓC GIÁO DỤC TRẺ (TUẦN 2)

THỜI GIAN THỰC HIỆN : TỪ 16/9/2013 - 20/9/2013 CHỦ ĐỀ NHÁNH : BÉ VUI ĐÓN TẾT TRUNG THU

Nội dung

hoạt

động

Thứ hai 16/09/2013

Thứ ba

17 /09/2013

Thứ tư 18/09/2013

Thứ năm 19/09/2013

Thứ sáu 20/09/2013

Đón

trẻ

thể dục

sáng

1.Đón trẻ:

Cô đón trẻ với thái độ niềm nở, cô trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ , cho trẻ vào quan sát các bức tranh chủ điểm trên tường, sau đó cho trẻ xem đĩa VCD về ngày tết trung thu

2 Thể dục sáng: Thể dục theo nhạc

* Khởi động: Trẻ làm động tác khởi đông xoay khớp cổ tay cổ chân, xoay khớp bả vai, xoay khớp đầu gối

* Trọng động: Tập bài tập thể dục nhịp điệu cùng toàn trường

* Hồi tĩnh : Chơi trò chơi : chim bay – cò bay

Trò

chuyện

đầu

tuần

*Cô cùng trẻ hát bài “Rước đèn trung thu”

- Cô hỏi trẻ : Chúng ta vừa hát bài hát gì?

- Bài hát nói về điều gì?

- Các bạn đang làm gì?

- Rước đèn trung thu có vui không?

- Trung thu thường diễn ra những hoạt động gì ? Bé thích hoạt động nào nhất ?

Hoạt

động

học

PT ngôn ngữ ( Văn học)

PT nhận thức

PT thẩm mỹ (MTXQ – Tạo hình)

PT nhận thức

( Toán)

PT thẩm mỹ (Âm nhạc )

PT thể chất ( Thể dục)

Thơ: Trăng sáng - Mùa thu - Tết trung

thu

- Vẽ bánh hình vuông, hình tròn

Ôn: Nhận biết số lượng 1,2 Nhận biết chữ số 1,2, đếm theo khả năng

Hát: ánh trăng hoà bình Nghe hát: Chiếc đèn ông

sao

Trò chơi: Ai nhanh nhất

Ném xa bằng 1 tay Trò chơi: Gà trong vườn rau

Hoạt - QS CCĐ: - QSCCĐ: Trên màn - QSCCĐ: - QSCCĐ: QS chiếc đèn - QSCCĐ:Quan sát

Trang 2

ngoài

trời

Quan sát chiếc đèn lồng

- Vận động: ếch nhảy xuống ao

- Chơi tự do:

Chơi nhà bóng

hình : Múa hát , rước đèn ông sao

- Vận động : Mèo đuổi Chuột

- Chơi tự do:

Chơi với các đồ chơi ngoài trời

Quan sát đèn kéo quân

- Vận động: Quả bóng này

- Chơi tự do:

Chơi đu quay, cầu trượt

ông sao

- Vận động : Thỏ về chuồng - Chơi tự do:

Chơi xích đu

mâm ngũ quả ngày tết trung thu

- Vận động: Trời nắng trời mưa

- Chơi tự do:

Chơi nhà chòi

Hoạt

động góc

Tên góc

Chuẩn bị

Kỹ năng của trẻ

Góc phân vai

- Trò chơi cô giáo

- Trò chơi nấu ăn

- Trò chơi bán hàng

- Đồ dùng dạy học của cô giáo

- Đồ chơi nấu ăn: Nồi , chảo , bếp, bát , thìa, các loại dao , thớt

- Đồ chơi bán hàng: Rau , củ , quả , bánh nướng , bánh dẻo

- Cô giới thiệu trò chơi và phân trẻ vào các góc chơi

- Trẻ nhập vai là cô giáo, học sinh

- Trẻ có một số các thao tác nấu ăn (Nấu ăn hợp vệ sinh, rau củ , quả phải để trong rổ)

- Trẻ biết giao tiếp trong khi bán hàng và mua hàng

Góc học tập

- Tô màu tranh ngày tết trung thu

- Bức tranh ngày tết trung thu - Trẻ biết cầm thành thạo bút bằng 3 đầu ngón

tay , dùng các kỹ năng tô màu , chọn phối hợp các màu với nhau để tô bức tranh cho đẹp

Góc xây dựng

Xếp đèn ông sao

- Giấy màu que tính - Trẻ có kỹ năng xếp chồng, xếp cạnh có kỹ

năng hợp tác để hoàn thành nhiệm vụ, xếp được đèn ông sao

Góc nghệ thuật

Hát các bài hát

về trung thu

- Đĩa nhạc, đàn,

- Micro, đàn nhựa, hoa

- Trẻ hát đúng giai điệu và vận động phù hợp với giai điệu bài hát

Hoạt

động

* Vận động nhẹ sau khi ngủ dậy : Trẻ ngủ dậy đi cất gối gọn gàng , vận động tự do nhẹ nhàng theo nhạc của bài

hát : Đêm trung thu

Trang 3

Xem tranh ảnh, video và trò chuyện về trung thu

Chơi trò chơi dân gian:

Rồng rắn lên mây

Đọc 1 số bài thơ mà trẻ đã được học, kể truyện, giải 1 số câu

đố về trung thu

Ôn: Toán - Vệ sinh cuối tuần

- Nêu gương bé ngoan

Rèn nền

nếp

thói quen

vệ sinh.

- Tiếp tục rèn các nề nếp trong sinh hoạt của trẻ , duy trì các thói quen vệ sinh văn minh

- Rèn kỹ năng , thói quen rửa tay bằng xà phòng

- Rèn nề nếp , thói quen giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường

- Phối hợp với phụ huynh phòng chống dịch bệnh cho trẻ trong thời gian giao mùa

Trang 4

Thứ 2 ngày 16 tháng 09 năm 2013

HOẠT ĐỘNG HỌC

PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ

Văn học: Thơ: Trăng sáng

I Mục đích yêu cầu:

1.Kiến thức : Trẻ nhớ tên bài thơ “ Trăng sáng”, tên tác giả, hiểu nội dung bài thơ, thuộc bài thơ và đọc diễn cảm bài thơ

“ Trăng sáng” Trẻ chú ý nghe cô đọc thơ

2.Kỹ năng : Rèn khả năng đọc thơ diễn cảm cho trẻ.Phát triển ngôn ngữ và mở rộng vốn từ cho trẻ

3.Thái độ : Giáo dục trẻ ngoan, yêu quý thiên nhiên, khi đi rước đèn phá cỗ thì không được vứt rác ra đường , ăn xong phải bỏ

rác vào đúng nơi quy định để giữ môi trường luôn sạch đẹp

II Chuẩn bị:

+ Đồ dùng của cô: - Tranh bài thơ “ Trăng sáng”

- Băng nhạc có bài hát “ Gác trăng”

+ Đồ dùng của trẻ: - Ghế ngồi ( Đủ cho trẻ )

III Cách tiến hành:

*Hoạt động 1: Trò chuyện - gây hứng thú: Cô cho trẻ hát bài hát “ Gác trăng”, đàm thoại

qua nội dung bài hát sau đó cô giới thiệu tên bài thơ “ Trăng sáng” và tác giả bài thơ Trần

Đăng Khoa

* Hoạt động 2: Nội dung chính

- Cô đọc thơ lần 1: Hỏi tên tác giả, tên bài thơ

- Cô đọc thơ lần 2 : Qua tranh minh hoạ

Giảng nội dung bài thơ: Bài thơ “ Trăng sáng” nói về ánh trăng, cứ đến những ngày

rằm thì ánh trăng sáng nhìn rõ mọi vật, nhờ có ánh trăng mà sân nhà em rất sáng, ánh trăng

tròn như cái đĩa nhìn lơ lửng mà không rơi, còn những hôm nào trăng khuyết thì giống con

thuyền đang trôi, em đi thì ánh trăng theo bước như muốn cùng đi chơi cùng các con đấy

- Cô cho trẻ đọc thơ tập thể cùng cô 3 lần

- Trẻ hát trò chuyện cùng cô

- Trẻ lắng nghe và trả lời

- Trẻ lắng nghe

- Lớp đọc thơ cùng cô 3 lần

Trang 5

+ Đàm thoại:

+ Cô và các con vừa đọc bài thơ gì? ( Trăng sáng )

+ Do ai sáng tác? ( Trần Đăng Khoa )

+ Vì sao sân nhà em lại sáng? ( Vì có ánh trăng soi sáng)

+ Trăng có hình gì ? ( Hình tròn giống cái đĩa)

+ Khi trăng khuyết nhìn giống gì ? ( Con thuyền)

+ Em đi thì ánh trăng làm sao? ( Đi theo như muốn cùng đi chơi)

- Cô cho tổ đọc thơ ( Chia 3 tổ)

- Nhóm đọc thơ ( 2, 3 nhóm)

- Cá nhân đọc thơ ( 1,2 trẻ)

( Cô chú ý động viên, sửa sai và khuyến khích trẻ)

*GD trẻ: Yêu quý cảnh đẹp thiên nhiên, khi rước đèn phá cỗ dưới trăng thì các con không được

vứt rác bừa bãi ra đường, phải bỏ rác vào đúng nơi quy định để giữ môi trường luôn sạch đẹp

* Hoạt động 3: Kết thúc: Cô cho trẻ vào góc nghệ thuật tô màu ánh trăng.

- 1 trẻ trả lời các câu hỏi của cô

- 1,2 trẻ khá trả lời các câu hỏi của cô

- Tổ, nhóm, cá nhân đọc thơ

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ vào góc tô màu ánh trăng và ra chơi

Thứ 3 ngày 17 tháng 09 năm 2013

HOẠT ĐỘNG HỌC

PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC

Tiết 1: Mùa thu - Tết trung thu

I Mục đích yêu cầu:

1.Kiến thức - Trẻ biết quan sát và nói được tên các trò chơi, phá cỗ, rước đèn trong đêm rằm trung thu.

2.Kỹ năng - Rèn khả năng quan sát, ghi nhớ và ngôn ngữ cho trẻ

3.Thái độ- Giáo dục trẻ ngoan, biết yêu truyền thống của dân tộc Việt Nam ta, thích ngày rằm trung thu, bảo vệ môi trường

xanh, sạch , đẹp

II Chuẩn bị:

Trang 6

- Tranh, ảnh về đêm rằm trung thu, mâm ngũ quả, đèn ông sao

- Đàn, nhạc các bài hát về tết trung thu

III Cách tiến hành:

* Hoạt động 1:Trò chuyện, gây hứng thú

Cô cho trẻ lên kể tên các hoạt động trong ngày rằm trung thu, tên hoa quả, bánh keo có

trong đêm rằm trung thu và giới thiệu vào bài

* Hoạt động 2: Nội dung chính

+ Phát tiển nhận thức :Cô đưa tranh đêm rằm trung thu ra cho trẻ quan sát và hỏi trẻ:

Đây là tranh gì? (Tết trung thu)

Trong tranh có những hình ảnh nào? (rước đèn, múa sư tử, phá cỗ)

Trong mâm cỗ của đêm rằm trung thu có hoa quả, bánh kẹo gì? ( Bánh nướng, dẻo, quả

na, bưởi, hồng )

Vào đêm rằm trung thu thì ánh trăng ra sao? (Rất sáng ạ).

Nhìn ánh trăng đêm rằm trung thu thì có hình dáng như thế nào? ( Tròn như cái đĩa)

Đêm trung thu các con được chơi trò chơi gì? (Rước đèn, múa sư tử, hát các bài hát về

trung thu)

Các con có biết tết trung thu năm nay ở thành phố Tuyên quang của chúng ta có tổ chức

lễ hội gì không? ( Lễ hội đường phố, chấm đèn trung thu, thi hoa hậu, hội chợ )

Thế các con có biết tết trung thu vào mùa gì trong năm các con? ( Mùa thu)

Mùa thu là mùa mát mẻ, có thời tiết rất đẹp, và mùa thu cũng là mùa tựu trường của các con

đấy!

Cô nói: Hàng năm cứ vào tháng 8 âm lịch là các con lại được đón tết trung thu rất là vui, các

con được đi rước đèn, phá cỗ, xem múa sư tử, hát các bài hát về đêm trung thu có đúng

không các con?

* Giáo dục: Trẻ ngoan, yêu quý truyền thống của dân tộc Việt Nam yêu thích ngày tết

trung thu , bảo vệ môi trường luôn xanh, sạch, đẹp

* Luyện tập:

Cô cho trẻ lên chỉ các hìn ảnh trong tranh và nói tên các hình ảnh đó

Gọi trẻ lên kể tên các trò chơi, bài hát về ngày tết trung thu

- Trẻ trò chuyện cùng cô

- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời

- Trẻ lắng nghe và trả lời các câu hỏi của cô

- Trẻ trả lời,

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ lắng nghe

- 4 - 5 trẻ kể

Trang 7

*Trò chơi : Rước đèn

Cô cho trẻ cầm đèn và chơi trò chơi rước đèn xung quanh lớp 2 - 3 vòng

- Trẻ chơi trò chơi, lắng nghe

cô nhận xét và ra chơi

HOẠT ĐỘNG HỌC

PHÁT TRIỂN THẨM MỸ

Tiết 2: Vẽ bánh hình vuông, hình tròn

I Mục đích yêu cầu:

1.Kiến thức –Củng cố cho trẻ bieeyr tượng về chiếc bánh trung thu hình vuông và hình tròn.

2.Kỹ năng - Rèn khả năng quan sát, ghi nhớ và ngôn ngữ cho trẻ Trẻ biết phối hợp các nét thẳng, cong tròn để vễ bánh vuông,

bánh tròn và tô màu, các nét tô trùng khít lên nhau và không chờm ra ngoài

3.Thái độ- Giáo dục trẻ ngoan, biết yêu truyền thống của dân tộc Việt Nam ta, thích ngày rằm trung thu, bảo vệ môi trường

xanh, sạch , đẹp

II Chuẩn bị:

- Tranh, ảnh về đêm rằm trung thu, mâm ngũ quả, đèn ông sao

- Đàn, nhạc các bài hát về tết trung thu

- Tranh vẽ mẫu của cô

- giấy vẽ, bút sáp, giá treo tranh

III Cách tiến hành

* Hoạt động 1:Trò chuyện, gây hứng thú

Cô cho trẻ quan sát mâm ngũ quả và hỏi trẻ trong mâm ngũ quả có những loại quả và bánh

gì ? Con thích loại quả hay loại bánh nào nhất trong mâm ngũ quả ? vì sao ?

* Hoạt động 2: Nội dung chính

- Cô cho trẻ quan sát chiếc bánh nướng hình vuông và chiếc bánh đẻo hình tròn Cô hỏi

trẻ 2 chiếc bánh có đặc điểm gì ( là hình gì, có màu gì, trên thân bánh có họa tiết như thế

nào)?

- Trẻ quan sát và trò chuyện cùng cô

- Trẻ lắng nghe và trả lời các câu hỏi của cô

Trang 8

- Cô đưa tranh mẫu ra cho trẻ quan sát và hỏi trẻ về đặc điểm, mầu sắc, cách vẽ, cách tô mầu

của chiếc bánh vuông, bánh tròn

Sau đó cô vễ mẫu: Cô cầm bút bằng tay phải, tay trái giữ vở cô vẽ nét cong tròn làm chiếc

bánh tròn, các nét thẳng ngắn nối với nhau làm chiếc bánh vuông, Khi vẽ xong cô tô màu

khi tô cô tô từ trên xuống dưới, từ trái sang phải các nét trùng khít lên nhau không chờm ra

ngoài.( Vừa làm mẫu vừa hỏi trẻ cách vẽ, cách tô mầu)

- Trẻ thực hiện: Cô phát giấy cho trẻ thực hiện ( Cô chú ý gợi ý, đàm thoại cùng trẻ trong khi

trẻ thực hiện)

- Nhận xét sản phẩm: Cô nhận xét chung sản phẩm của cả lớp và động viên những trẻ chưa

hoàn thiện sản phẩm

* Hoạt động 3.Kết thúc: Cô cho trẻ hát 1 bài hát về trung thu sau đó nhận xét tiết học và

chuyển sang hoạt động khác

- Trẻ quan sát tranh mẫu và nhận xét

- Trẻ quan sát cách cô vẽ mẫu và trả lời câu hỏi của cô

- Trẻ thực hiện

- Trẻ lắng nghe cô nhận xét

- Trẻ trưng bày sản phẩm

Thứ 4 ngày 18 tháng 09 năm 2013

HOẠT ĐỘNG HỌC

PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC

Toán : Ôn: Nhận biết số lượng 1,2 Nhận biết chữ số 2, đếm theo

khả năng

I Mục đích yêu cầu:

1 Kiến thức : Phát triển ngôn ngữ cho trẻ Trẻ nhận biết được nhóm đồ vật có số lượng 1,2, nhận biết được chữ số 1,2 và đếm

theo khả năng của mình

2 Kỹ năng : Rèn kỹ năng đếm, quan sát, ghi nhớ có chủ định cho trẻ

3.Thái độ : Giáo dục trẻ ngoan, biết giữ gìn đồ dùng, đồ chơi của lớp học

II Chuẩn bị:

Trang 9

+ Đồ dùng của cô: - Cây na ( 1 quả)

- Cây hồng ( 1 quả)

- Bánh nướng ( 2 cái bánh)

- Bánh dẻo ( 2 cái bánh) + Đồ dùng của trẻ: - 1 búp bê, 2 quả bóng , chữ số 1,2

III Cách tiến hành:

* Hoạt động 1: Cô trò chuyện cùng trẻ theo chủ điểm “ Tết trung thu”, hỏi trẻ trong đêm trung

thu trẻ được phá cỗ như nào? Trong mâm cỗ có những hoa quả, bánh kẹo gì? và giới thiệu

vào bài

*Hoạt động 2: Nội dung chính

+ Phần 1 : Ôn: Nhận biết số lượng 1,2

- Cô gọi một trẻ lên hái cho cô số quả na ở trên cây na, và hỏi trẻ là con hái được mấy quả na

đây? ( 1quả) Cho cả lớp đếm số lượng 1

- Cô gọi cá nhân trẻ lên hái tiếp quả ở cây hồng và đọc sau đó hỏi trẻ cây hồng có mấy quả ?

( 1 quả) Cho cả lớp đếm số lượng 1

Cây hồng và cây na đều có số lượng là 1 ( Trẻ đọc)

- Tương tự : Cô cho trẻ lên nhặt trong rổ xem cô có mấy chiếc bánh nướng ? ( 2 ạ)

Tiếp tục lên nhặt xem có mấy chiếc bánh dẻo? ( 2 ạ)

- Hỏi trẻ hai nhóm bánh và quả như thế nào với nhau? Đều bằng mấy? ( Đều bằng 1)

+ Phần 2 : Nhận biết chữ số 1,2

- Cô cho trẻ nhặt đồ chơi có số lượng 1, cho trẻ đếm

- Cô nói có một bạn búp bê đến lớp mình chơi, cô cho trẻ nhặt đồ dùng xếp ra bảng cài

(Trẻ xếp )

- Sau đó cho trẻ đếm , cả lớp cùng đếm và nhận biết số 1

- Cô nói cấu tạo số 1: Là một nét xiên ngắn bên trái và một nét thẳng bên phải Cả lớp đọc “ Số

1”

- Cô cho trẻ xếp số 1 tương ứng với búp bê

- Cho trẻ nhặt đồ chơi có số lượng là 2 Cô nói bạn búp bê tặng cho lớp mình 2 qủa bóng, cho trẻ

xếp ra bảng cài ( trẻ xếp) Sau đó cho trẻ đếm và nhận biết số 2

- Cô nói cấu tạo của số 2 : Là một nét móc và một nét nằm ngang Cả lớp đọc số “ 2” Cho trẻ

- Trẻ trò chuyện cùng cô

- Trẻ trả lời, đếm

- Trẻ trả lời và đếm

- Trẻ đọc

- Trẻ nhặt và đếm

- Trẻ nhặt và đếm

- Trẻ so sánh và trả lời

- Trẻ nhặt và đếm

- Cả lớp xếp

- Cả lớp đếm

- Trẻ lắng nghe và đọc

- Trẻ thực hiện

- Trẻ nhặt và xếp, đếm

- Cả lớp lắng nghe và xếp

Trang 10

xếp số 2 tương ứng với 2 quả bóng.

+ Phần 3: Luyện tập:

Sau đó cô cho trẻ quan sát xung quanh lớp xem có nhóm đồ dùng đồ chơi gì có số lượng là 1

và 2 theo yêu cầu của cô ( Trẻ tìm và đếm)

*Trò chơi : Thi ai nhanh

Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi cho trẻ nghe : Cô phát cho một tổ cầm thẻ số 1 và tổ hai

cầm thẻ số 2 Vừa đi vừa hát, cô nói “ Về nhà, về nhà” thì trẻ nào cầm thẻ số 1 thì về nhà gắn số

1, trẻ nào cầm thẻ số 2 thì về nhà gắn số 2, cô và các bạn cùng kiểm tra lại và đổi thẻ số cho

nhau Sau đó cô cho trẻ chơi trò chơi 3 - 4 lần

* Hoạt động 3.Kết thúc: Cô nhận xét trò chơi và cho trẻ ra sân trường chơi hoạt động ngoài trời

- Trẻ tìm và đếm để kiểm tra

- Trẻ chơi trò chơi

- Trẻ lắng nghe và ra chơi

Thứ 5 ngày 19tháng 09 năm 2013

HOẠT ĐỘNG HỌC

PHÁT TRIỂN THẨM MỸ

Âm nhạc: Dạy hát: Ánh trăng hoà bình

Nghe hát: Chiếc đèn ông sao Trò chơi: Ai nhanh nhất

I Mục đích yêu cầu

1.Kiến thức: Trẻ nhớ tên bài hát, tác giả bài hát, thuộc và hát đúng giai điệu, hát rõ lời bài hát “ Ánh trăng hoà bình”, lắng nghe

cô hát bài hát “ Chiếc đèn ông sao” Chơi tốt trò chơi “ Ai nhanh nhất ”

2.Kỹ năng: Phát triển ngôn ngữ, tai nghe Trẻ yêu thích ca hát, thích biểu diễn cho trẻ

3.Thái độ: Giáo dục trẻ ngoan, yêu thích, biết ý nghĩa ngày tết trung thu, nhớ ơn và yêu quý Bác Hồ

II Chuẩn bị:

- Tranh minh hoạ bài hát

- Xắc xô, đàn

- Vòng nhựa

III Cách tiến hành:

Trang 11

Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ

*Hoạt đông 1: Gây hứng thú

: Cô cho trẻ đọc bài thơ “ Trăng sáng”, đàm thoại về nội dung bài thơ và hướng trẻ vào bài.

*Hoạt động 2: Nội dung chính:

+Dạy hát: ánh trăng hoà bình

Cô giới thiệu tên bài hát và tác giả bài hát

Cô hát cho trẻ nghe lần 1 (Hỏi tên bài hát, tên tác giả bài hát)

Cô hát cho trẻ nghe lần 2 (Kết hợp vỗ xắc xô)

Giảng nội dung bài hát: Bài hát “ ánh trăng hoà bình” nói về khi đêm rằm trung thu trăng tròn,

lướt qua rặng tre, ánh trăng sáng lấp lánh ở quê nhà, khi thấy trăng lên sáng ngời như vậy thì

những em bé đều hát múa dưới ánh trăng, và ánh trăng cũng múa hát theo các em bé và tác giả đã

nhân hoá ánh trăng cũng giống như con người, cùng vui vẻ cười đùa trong đêm rằm trung thu

- Trẻ thực hiện: - Cô cho cả lớp hát tập thể 3 lần

- Cô cho tổ, nhóm trẻ lên hát cùng cô

- Cô cho cá nhân hát

(Cô chú ý sửa sai cho trẻ)

* Giáo dục:Trẻ ngoan, biết yêu thích ngày tết trung thu, nhớ ơn và yêu quý Bác Hồ

+ Nghe hát : Chiếc đèn ông sao

Cô hát lần 1 Hỏi tên bài hát, tên tác giả bài hát

Cô hát lần 2 giảng nội dung bài hát: Bài hát nói về đêm rằm trung thu các bạn được bố mẹ

mua cho chiếc đèn ông sao đi rước, chiếc đèn có 5 cánh mỗi cánh 1 màu tươi sáng, khi các bạn

rước đèn thì đều tưởng nhớ đến đó là ánh sao của Bác Hồ, ánh đèn như chiếu sáng cả đất nước

Lần 3 cô cùng trẻ hát bài hát

+ Trò chơi: Ai nhanh nhất :

Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi: Cô có 2 chiếc vòng, cô cháu mình chọn 3 bạn lên

chơi vừa đi vừa hát các baid hát về trung thu Khi nghe cô nói nhảy nhanh vào vòng bạn nào nhanh

nhảy vào vòng được thì đó là người thắng cuộc, còn bạn nào chậm không nhảy được vào vòng thì

bị thua cuộc và phải nhảy lò cò quang lớp Sau đó cô cho trẻ chơi trò chơi 3 - 4 lần ( Động viên trẻ

trong khi trẻ chơi trò chơi)

*Hoạt động 3 Kết thúc: Cô nhận xét trò chơi và cho trẻ ra chơi.

- Trẻ đọc thơ, trò chuyện cùng cô

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ lắng nghe trả lời

- Trẻ chú ý lắng nghe

- Trẻ hát tập thể

- Trẻ hát theo tổ, tốp

- Trẻ hát cá nhân

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ lắng nghe và trả lời

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ hát cùng cô

- Trẻ lắng nghe và chơi trò chơi

Ngày đăng: 10/10/2015, 09:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w