1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp theo định hướng phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học của trường THCS tôn quang phiệt huyện thanh chương tỉnh nghệ an (tt)

24 258 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 145 KB

Nội dung

Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo định hướng phát triển toàndiện năng lực và phẩm chất học sinh được triển khai ở trường THCS TônQuang Phiệt – huyện Thanh Chương – tỉnh Nghệ An..

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Những giá trị đạo đức cơ bản và năng lực nghề nghiệp cần có ở conngười lao động của thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước đượchình thành không chỉ bằng giờ học trên lớp mà phải được rèn luyện, củng

cố và phát triển thông qua các hoạt động GD phong phú, đa dạng, đặc biệthoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm góp phần hoàn thiện mục tiêugiáo dục; đào tạo nhân cách học sinh, đáp ứng những yêu cầu đa dạng củađời sống xã hội Thông qua hoạt động này, học sinh sẽ hòa nhập vào cuộcsống cộng đồng

Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo định hướng phát triển toàndiện năng lực và phẩm chất học sinh được triển khai ở trường THCS TônQuang Phiệt – huyện Thanh Chương – tỉnh Nghệ An Tuy nhiên, hoạtđộng chưa thực sự được chú trọng, đầu tư đúng mức; quy trình và cáchthức tổ chức còn tản mạn, mang tính hình thức, chưa phát huy vai trò trongviệc hình thành phẩm chất, nhân cách học sinh một cách toàn diện, dẫnđến việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ năm học còn hạn chế Xuất phát từ

những lý do trên tôi mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu: “Quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp theo định hướng phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất học sinh của trường THCS Tôn Quang Phiệt – Huyện Thanh Chương – Tỉnh Nghệ An”

2 Mục đích nghiên cứu

Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động GDNGLL theo địnhhướng phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất học sinh của trườngTHCS Tôn Quang Phiệt – huyện Thanh Chương – tỉnh Nghệ An nhằmnâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lí luận của quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờlên lớp theo định hướng phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất họcsinh

Trang 2

- Khảo sát, đánh giá, phân tích thực trạng quản lý hoạt động giáo dục

ngoài giờ lên lớp theo định hướng phát triển toàn diện năng lực và phẩmchất học sinh của Trường THCS Tôn Quang Phiệt – huyện Thanh Chương– tỉnh Nghệ An

- Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lênlớp theo định hướng phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất học sinhTrường THCS Tôn Quang Phiệt – huyện Thanh Chương – tỉnh Nghệ An

4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

4.1 Khách thể nghiên cứu

Công tác quản lý hoạt động GDNGLL

4.2 Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo địnhhướng phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất học sinh của TrườngTHCS Tôn Quang Phiệt - huyện Thanh Chương – tỉnh Nghệ An

5 Phạm vị nghiên cứu

- Luận văn tiến hành nghiên cứu, đánh giá thực trạng hoạt độngGDNGLL theo định hướng phát triền toàn diện năng lực và phẩm chất họcsinh của trường THCS Tôn Quang Phiệt từ đó đưa ra một số biện phápquản lý HĐGDNGLL trong giai đoạn hiện nay

- Các số liệu thống kê được sử dụng trong nghiên cứu là số liệu củatrường THCS Tôn Quang Phiệt giai đoạn từ 2012 – 2015

6 Giả thuyết khoa học

Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo định hướng phát triền toàndiện năng lực và phẩm chất học sinh ở trường THCS Tôn Quang Phiệt,huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An trong thời gian qua đã được triển khai

và đạt được những kết quả nhất định, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế trênmột số phương diện, trong đó có công tác quản lý của người hiệu trưởng

và các lực lượng hỗ trợ Nếu xác định rõ cơ sở lý luận, đánh giá đúng thựctrạng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp thì có thể đề xuất các biện pháp

Trang 3

quản lý của hiệu trưởng, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạtđộng giáo dục ngoài giờ lên lớp của nhà trường.

7 Phương pháp nghiên cứu

- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận:

- Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương phápquan sát, phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi, phương pháp nghiên cứusản phẩm hoạt động, phương pháp phỏng vấn, Nghiên cứu tài liệu lưu trữ

- Phương pháp xử lý số liệu

8 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo,phụ lục, nội dung chính của luận văn được trình bày trong 03 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận quản lý HĐGDNGLL theo định hướngphát triển toàn diện năng lực và phẩm chất học sinh

Chương 2: Thực trạng quản lý HĐGDNGLL của Hiệu trưởng trườngTHCS Tôn Quang Phiệt – Huyện Thanh Chương – Tỉnh Nghệ An

Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt HĐGDNGLL của Hiệu trưởngtrường THCS Tôn Quang Phiệt – Huyện Thanh Chương – Tỉnh Nghệ An

Trang 4

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ HĐGDNGLL THEO

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN PHẨM CHẤT

sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội của tổ chức để đạtđược mục tiêu đề ra

1.2.1.2 Quản lý giáo dục

Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, có kếhoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý trong hệ thống giáo dục, là sự điềuhành hệ thống giáo dục quốc dân, các cơ sở giáo dục nhằm đưa hoạt động

sư phạm của hệ thống giáo dục đạt được mục tiêu quản lý đã đề ra

1.2.1.3 Quản lý nhà trường

Quản lý nhà trường theo nghĩa hẹp là tác động của chủ thể quản lýmột cơ sở giáo dục (hiệu trưởng hoặc người có chức vụ tương đương nhưhiệu trưởng) đến độ ngũ cán bộ, giảng viên, giáo viên, nhân viên, học sinh

và các lực lượng tham gia giáo dục khác trong các hoạt động giáo dục của

cơ sở giáo dục mà họ được giao trách nhiệm trực tiếp quản lý

1.2.2 Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

HĐGDNGLL là những hoạt động giáo dục được tổ chức ngoài giờhọc các môn học là hoạt động tiếp nối và thống nhất hữu cơ với hoạt độnghọc tập trên lớp nhằm góp phần vào hình thành và phát triển nhân cách học

Trang 5

sinh theo theo định hướng phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất họcsinh.

1.2.3 Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

Quản lý HĐGDNGLL của cán bộ QLGD trong nhà trường thực chất

là quản lý về mục tiêu giáo dục, quá trình giáo dục, là quản lý về kế hoạch,đội ngũ, các điều kiện, công tác kiểm tra, đánh giá, công tác phối hợp cácLLGD trong và ngoài trường thực hiện HĐGDNGLL; vì vậy, tham gia tổchức thực hiện HĐGDNGLL là một trong những tiêu chí để đánh giá thiđua các tập thể và cá nhân trong mỗi năm học

1.3 Những vấn đề cơ bản của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

1.3.1 Mục tiêu của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

Củng cố, khắc sâu kiến thức đã học trên lớp Góp phần hình thànhcác hành vi thới quen tốt

Rèn luyện cho học sinh các kỹ năng cơ bản; hình thành tình cảm,niềm tin trong sáng, thái độ đúng đắn đối với các hiện tượng tự nhiên và xãhội

1.3.2 Vị trí, vai trò hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

Tiếp nối hoạt động dạy học trên lớp, củng cố tri thức đã học, gắn lýthuyết với thực tiễn, nhận thức với hành động

Rèn luyện kỹ năng sống, phát huy tính chủ động, tích cực của họcsinh

Thu hút, phát huy tiềm năng của các lực lượng tham gia giáo dục

1.3.3 Nhiệm vụ hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

- Giáo dục nhận thức: củng cố lý thuyết đã học, bổ sung kiến thứcthực tiễn, kinh nghiệm thực hành

- Giáo dục kỹ năng: kỹ năng tư duy, kỹ năng tự chủ, kỹ năng giaotiếp, kỹ năng xử lý tình huống, tổ chức hoạt động,…

- Giáo dục thái độ: bồi dưỡng lý tưởng, tình cảm; định hướng nghềnghiệp, hình thành thái độ năng động, tích cực,…

Trang 6

1.3.4 Nội dung hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

Nội dung của HĐGDNGLL được cấu trúc theo các chủ đề Nội dungHĐGDNGLL được cụ thể hóa thành 10 chủ đề theo các tháng

1.3.5 Hình thức tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

Do những yêu cầu thực tiễn mà hoạt động này được thực hiện chủyếu thông qua 3 hình thức tổ chức cơ bản (đã được qui định):

(1) Tiết chào cờ đầu tuần;

(2) Tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp hàng tuần, tiết hoạt động tập thểlớp cuối tuần;

(3) Hoạt động giáo dục theo chủ điểm hàng tháng

1.3.6.Phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

Phương pháp thảo luận; đóng vai; phương pháp giải quyết vấn đề;phương pháp giao nhiệm vụ, phương pháp diễn đàn…

1.3.7 Nguyên tắc tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

- Nguyên tắc về tính mục đích, tính kế hoạch

- Nguyên tắc về tính tự nguyện, tự giác tham gia hoạt động

- Về đặc điểm lứa tuổi và tính cá biệt của học sinh

- Nguyên tắc kết hợp sự lãnh đạo sư phạm của thầy với tính tích cực,độc lập và sáng tạo của học sinh

1.3.8 Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo định hướng phát triển toàn diện năng lực và năng lực học sinh

Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo định hướng phát triểnnăng lực và phẩm chất học sinh được gọi là hoạt động trải nghiệm sáng tạotrong chương trình giáo dục phổ thông mới

Khẳng định vai trò định hướng, chỉ đạo, hướng dẫn của nhà giáo dục;thầy cô giáo, cha mẹ học sinh, người phụ trách Nhà giáo dục không tổchức, không phân công học sinh một cách trực tiếp mà chỉ hướng dẫn, hỗtrợ, giám sát cho tập thể hoặc cá nhân học sinh tham gia trực tiếp hoặc ởvai trò tổ chức hoạt động, giúp học sinh chủ động, tích cực trong các hoạtđộng; phạm vi các chủ đề hay nội dung hoạt động và kết quả đầu ra là

Trang 7

năng lực thực tiễn, phẩm chất và năng lực sáng tạo đa dạng, khác nhau củacác em.

Việc gọi tên khác cho hoạt động ngoài giờ lên lớp ở Chương trình

GD mới vì chúng ta muốn nhấn mạnh đến sự thay đổi nhận thức, ý thức vềcái mới của hoạt động này, tránh sự hiểu nhầm rằng ngoài giờ thì khôngquan trọng, không có vị trí xứng đáng; hoặc là đơn giản hóa nội dung, mụcđích của hoạt động này, không chỉ “trăm hay không bằng tay quen”…Trong tên gọi mới, “trải nghiệm” là phương thức giáo dục và “sáng tạo” làmục tiêu giáo dục, phải được làm rõ Hoạt động trải nghiệm sáng tạo làhoạt động giữ vai trò rất quan trọng trong Chương trình giáo dục phổthông mới Hoạt động này giúp cho học sinh có nhiều cơ hội trải nghiệm

để vận dụng những kiến thức học được vào thực tiễn từ đó hình thành nănglực thực tiễn cũng như phát huy tiềm năng sáng tạo của bản thân

1.4 Công tác quản lý của Hiệu trưởng trường THCS trong hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo định hướng phát triển toàn diện năng lực và năng lực học sinh

1.4.1 Thực hiện xây dựng kế hoạch HDGDNGLL

Việc quản lý phải được thể hiện ở những nội dung: quản lý việc xâydựng kế hoạch, việc triển khai kế hoạch, việc tổ chức thực hiện, phối hợpcác lực lượng ngoài nhà trường, và cuối cùng quản lý việc bồi dưỡng họcsinh và kiểm tra đánh giá

1.4.2 Hình thức tổ chức HĐGDNGLL

Lựa chọn phù hợp hình thức tổ chức HĐGDNGLL với nội dung, chủ

đề, quy mô và tính chất của hoạt động đó Xem xét đánh giá hình thức tổchức hiệu quả nhất, mà chi phí thấp nhất, thời gian hợp lý

1.4.3 Tổ chức hoạt động cho học sinh

Tổ chức những hoạt động ngoài giờ lên lớp và thực hiện sự phối hợpchặt chẽ với các tổ chức Đoàn, đội, giáo viên chủ nhiệm… và các lựclượng giáo dục khác ngoài nhà trường có hiệu quả

Tổ chức các lực lượng theo dõi, giám sát các hoạt động

Trang 8

Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực tổ chức, quản lý HĐGDNGLLnâng cao chất lượng hoạt động ngoài giờ lên lớp.

1.4.4 Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ HĐGDNGLL.

- Quản lý sân bãi phục vụ các hoạt động thể dục thể thao;

- Quản lý các phòng học bộ môn phục vụ sinh hoạt tập thể và ngoạikhoá bộ môn;

- Quản lý các phương tiện kĩ thuật loa máy, các thiết bị phục vụ hoạtđộng tập thể;

- Quản lý kinh phí được cấp từ ngân sách, kinh phí do học sinh, cha

mẹ học sinh đóng góp, kinh phí từ các nguồn tài trợ của các tổ chức, cánhân …

1.4.5 Việc phối kết hợp các lực lượng tham gia tổ chức HĐGDNGLL.

- Phối hợp trong việc thiết kế, lựa chọn nội dung phù hợp để tổ chứcHĐGDNGLL

- Phối hợp quản lý, triển khai thực hiện cũng như giám sát kiểm trađánh giá quá trình HDDGDNGLL

1.4.6 Công tác kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện HĐGDNGLL.

- Xây dựng lực lượng kiểm tra, xác định tiêu chuẩn kiểm tra, đánhgiá việc thực hiện HĐGDNGLL của nhà trường

- Đa dạng hóa hình thức và phương pháp kiểm tra HĐGDNGLL

- Trong kiểm tra thực hiện cần phải: xác định nội dung kiểm tra, xâydựng tiêu chí đánh giá theo từng hoạt động trên cơ sở mục tiêu của hoạtđộng; hiệu trưởng kiểm tra việc triển khai và thực hiện các HĐGDNGLL ở

tổ chuyên môn, dự giờ, kiểm tra nội bộ nhà trường

- Đánh giá công bằng, hợp lý làm cơ sở để rút kinh nghiệm, điềuchỉnh cho các hoạt động tiếp theo; xếp loại thi đua

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động GDNGLL

1.5.1 Nhận thức của các lực lượng giáo dục

Trang 9

Nhận thức của các lực lượng giáo dục và chủ thể giáo dục sẽ trởthành yếu tố tích cực nếu nó phù hợp với mục tiêu hoạt động và ngược lạitrở thành lực cản khi nhận thức lệch lạc.

Nhận thức của các lực lượng giáo dục tạo nên sự đồng thuận trongviệc xác định vai trò, mục tiêu, sự cần thiết tổ chức HĐGDNGLL cũngnhư các biện pháp tổ chức thì hoạt động này sẽ đạt kết quả mong muốn

1.5.2 Năng lực của cán bộ quản lý

Đối với tổ chức HĐGDNGLL, người hiệu trưởng giữ vai trò nòngcốt, hiệu trưởng chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch tổ chứcHĐGDNGLL, chỉ đạo triển khai bố trí nhân lực, chuẩn bị các điều kiệncần thiết cũng như lựa chọn các hình thức HĐGDNGLL cho phù hợp Xácđịnh được mối gắn kết của các hoạt động đó với việc phát triển năng lực

và phẩm chất cho học sinh

1.5.3 Năng lực của người tổ chức HĐGDNGLL

Với đặc trưng HĐGDNGLL là các “giờ học lồng ghép” nhưng lạikhó “ép” các thành viên tham gia, nên năng lực kinh nghiệm và uy tínngười tổ chức là yếu tố quan trọng để huy động các thành viên tham giatích cực và đạt hiệu quả Nếu năng lực và uy tín với tập thể của người tổchức hạn chế thì khó có thể thu hút các thành viên vào hoạt động chưa nói

gì đến hoạt động có kết quả

1.5.4.Các điều kiện để tổ chức HĐGDNGLL có hiệu quả

Điều kiện tổ chức, phương tiện sẽ làm tăng tính hấp dẫn để hoạt động

có hiệu quả Việc tạo điều kiện về môi trường giáo dục sẽ giúp choHĐGDNGLL đạt kết quả cao

Trang 10

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Với những nội dung và hình thức phong phú, đa dạng, các hoạt độngtrải nghiệm mang tên HĐGDNGLL luôn đóng một vai trò quan trọngtrong quá trình giáo dục toàn diện học sinh tại các trường THCS ở nước tahiện nay Đây là các hoạt động làm phong phú nhân cách và tạo điều kiệnthuận lợi để học sinh được giao tiếp, được làm, được thực hành, được trảinghiệm trong môi trường tập thể lành mạnh, gắn bó với tập thể và đượcgiáo dục cũng như tự giáo dục nhằm phát huy vai trò chủ thể, nâng caotính tích cực chủ động, năng động, sáng tạo của mình trong mọi hoạt động,vận dụng những điều được học trên lớp vào cuộc sống thực tế, góp phầnthực hiện nguyên tắc “học đi đôi với hành”, “nhà trường gắn liền với đờisống xã hội”

Quản lý HĐGDNGLL theo hướng phát triển toàn diện năng lực vàphẩm chất học sinh là điều kiện tất yếu, cần thiết để đáp ứng được sựthống nhất về mục tiêu giáo dục toàn diện của HĐGDNGLL, về nội dung,hình thức và các điều kiện tổ chức thực hiện HĐGDNGLL trong môitrường giáo dục thân thiện, lành mạnh, rộng khắp; phát huy được các tiềmnăng của xã hội trong việc huy động sự đóng góp tài lực, vật lực, nhân lực,

…cho HĐGDNGLL; là một trong những hình thức thể hiện vai trò, tráchnhiệm của nhà trường, gia đình, xã hội trong việc tạo môi trường thuận lợicho sự phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mĩ của con em mình; phối hợpvới nhà trường quản lý giáo dục thanh niên học sinh gương mẫu trong họctập, rèn luyện nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và tham giaphát triển sự nghiệp giáo dục

Trang 11

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HDGDNGLL TRƯỜNG THCS TÔN QUANG PHIỆT THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC HỌC SINH.

2.1 Tổ chức hoạt động khảo sát

2.1.1 Mục tiêu khảo sát

2.1.2 Đối tượng khảo sát

2.1.3 Nội dung khảo sát

2.1.4 Công cụ khảo sát

2.1.5 Tiến hành khảo sát

2.2 Thực trạng về GD&ĐT huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An

2.2.1.Vị trí địa lý, KT – XH ở huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An

a) Vị trí địa lý

Thanh Chương là một huyện miền núi nằm ở phía tây nam thuộctỉnh Nghệ An Thanh Chương có địa hình đa dạng, phức tạp, bị chia cắtbởi các đồi núi và hệ thống sông suối nhiều là một trở ngại cho việc pháttriển mạng lưới giao thông đường bộ, gây khó khăn cho phát triển lâmnghiệp, bảo vệ xói mòn

b) Kinh tế - xã hội

Kinh tế Thanh Chương tăng trưởng ổn định trong những năm gầnđây Tốc độ tăng trưởng giá trị tăng thêm bình quân hàng năm của huyệnđạt hơn 8% cả thời kỳ 2010 – 2015

2.2.2 Khái quát về GD&ĐT huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An

* Thuận lợi

Nhận thức của toàn Đảng, toàn dân và đội ngũ các thầy cô giáo vềtầm quan trọng của giáo dục - đào tạo tiếp tục được nâng cao, có nhiều chủtrương, chính sách tăng cường đầu tư cho giáo dục, quan tâm đến đầu tư

cơ sở vật chất trường học và đời sống giáo viên

Trang 12

Qui mô giáo dục ổn định và giữ vững Giáo viên các trường THCShuyện Thanh Chương không ngừng được tập huấn, đào tạo bổ sung theohướng đủ về số lượng, đồng bộ về loại hình, cao về chất lượng.

Cơ sở vật chất ngày càng được tăng cường theo hướng chuẩn hoá,hiện đại hoá, phong trào xây dựng trường chuẩn quốc gia ở các ngành học,cấp học phát triển mạnh mẽ

Các hoạt động chính trị, văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao ngàycàng sôi nổi và hiệu quả Công tác quản lý có nhiều đổi mới, đảm bảonhững qui định về qui chế chuyên môn, thực hiện nghiêm túc đổi mớichương trình giáo dục phổ thông

Chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động

“Hai không”, cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức HồChí Minh” và cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức,

tự học và sáng tạo”; Qui chế dân chủ trường học, việc triển khai đánh giácông chức theo 6 điểm tư cách của người cán bộ, giáo viên Nghệ An

* Khó khăn:

Chất lượng học sinh đại trà không đồng đều nhất là ở một số trường

cơ sở vật chất còn thiếu chưa đáp ứng kịp yêu cầu đổi mới chương trìnhgiáo dục phổ thông

Giáo viên vẫn thiếu cục bộ ở khối THCS, còn một bộ phận giáo viênchưa đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học để nâng cao chấtlượng giáo dục toàn diện

Hiện tượng học sinh ngồi nhầm chỗ tiểu học vẫn còn, do đó giáo dụcTHCS gặp rất nhiều khó khăn

Nhận thức của phụ huynh và học sinh về nghề nghiệp còn hạn chếthường chỉ quan tâm tới mục tiêu trước mắt, ít chú ý tới mục tiêu lâu dài là

sự phát triển toàn diện của con em, nên không muốn cho con tham gia hoạtđộng khác

Tác động tiêu cực của cơ chế thị trường ảnh hưởng đến lối sống củagiáo viên, học sinh

Ngày đăng: 26/04/2018, 23:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w