11.1. Tác giả đi sâu nghiên cứu với mục đích hệ thống hóa các vấn đề lý luận về quản lý hoạt động giáo dục pháp luật theo định hướng phát triển năng lực cho sinh viên. 11.2. Qua đó, có cơ sở để phân tích và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục pháp luật theo định hướng phát triển năng lực cho sinh viên Trường Đại học Thủ đô Hà Nội. 11.3. Từ những đánh giá đó, để đề xuất ra hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả Quản lý hoạt động giáo dục pháp luật theo định hướng phát triển năng lực cho sinh viên Trường Đại học Thủ đô Hà Nội. 12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Đây tuy không phải là một đề tài mới nhưng khá phức tạp cũng đã có rất nhiều luận án đi sâu nghiên cứu về quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho sinh viên tại các trường Cao đẳng, Đại học. Từ những nghiên cứu trước đó tác giả đã biết kế thừa và nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động giáo dục pháp luật theo định hướng phát triển năng lực cho sinh viên tại các Nhà trường và cụ thể hơn đó là Trường Đại học Thủ đô Hà Nội nơi tác giả đang công tác.
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
VŨ THÚY HƯỜNG
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
HÀ NỘI – 2019
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
VŨ THÚY HƯỜNG
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số: 8140114
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Lê Ngọc Hùng
HÀ NỘI – 2019
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Không có sự thành công nào mà không có sự hỗ trợ, giúp đỡ trực tiếphoặc gián tiếp của thầy, cô, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp… Sau hai nămđược học tập tại khoa Quản lý giáo dục – Trường Đại học Quốc gia Hà Nội với
sự giúp đỡ của Nhà trường, thầy cô tôi đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp với
đề tài: “Quản lý hoạt động giáo dục pháp luật theo định hướng phát triển nănglực cho sinh viên tại Trường Đại học Thủ đô Hà Nội”
Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, tôi xin gửi lời cảm ơn đến Quý thầy, cô Khoa Quản
lý giáo dục đã luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt thời gian học tập tại đây Đặc biệt tôi cũng xin trân trọng cảm ơn GS.TS Lê Ngọc Hùng
- người Thầy hướng dẫn tôi thực hiện khóa luận này, Thầy đã rất tận tâm chỉ dạy, định hướng cũng như trực tiếp chỉ bảo tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, nhờ vậy tôi mới có thể hoàn thành luận văn của mình
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Phòng Công tác học sinh sinhviên, các phòng ban chức năng, các thầy, cô Trường Đại học Thủ đô Hà Nội đãnhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện để tôi có nguồn tư liệu thực tế, khách quan để tôi
có thể tiến hành nghiên cứu thực hiện đề tài này
Một lần nữa, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến gia đình đã luônđộng viên, chia sẽ và giúp đỡ tạo điều kiện về thời gian để tôi có thể hoàn thành quátrình học tập, nghiên cứu của mình
Do điều kiện thời gian và năng lực, cũng như đây là một đề tài khá rộng nênkhông thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế, tôi rất mong nhận được sự chỉ dẫn
và đóng góp ý kiến của các Quý thầy, cô để giúp tôi hoàn thiện khóa luận này
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà nội, ngày tháng năm 2019
Tác giả khóa luận
Vũ Thúy Hường
Trang 4GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo
Trang 52.1 Thống kê các nội dung đạt được của hoạt động giáo dục pháp
luật theo định hướng phát triển năng lực cho sinh viên 43 2.2 Khảo sát hình thức giáo dục pháp luật theo định hướng phát
2.3 Thống kê mức độ các nội dung trong việc xây dựng kế hoạch
GDPL theo định hướng phát triển năng lực cho sinh viên 52
2.4
Thống kê mức độ đánh giá của giáo viên đối với việc xây
dựng kế hoạch GDPL theo định hướng phát triển năng lực
cho sinh viên
54
2.5 Thống kê đánh giá công tác tổ chức quản lý hoạt động GDPL
theo định hướng phát triển năng lực cho sinh viên 57
2.6
Thống kê kết quả đánh giá việc chỉ đạo thực hiện quản lý
hoạt động giáo dục pháp luật theo định hướng phát triển năng
lực cho sinh viên
61
2.7 Kết quả kiểm tra, đánh giá mức độ nắm kiến thức pháp luật của
sinh viên theo định hướng phát triển năng lực 64
2.8
Thống kê mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tới hoạt động GDPL
của giảng viên, cán bộ quản lý theo định hướng phát triển năng lực
2.9
Thống kê mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đối với việc tiếp
nhận hoạt động GDPL theo định hướng phát triển năng lực
của sinh viên
67
2.10 Thống kê mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khác đến hoạt
động GDPL theo định hướng phát triển năng lực cho SV 68
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ii
DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU iii
MỤC LỤC iv
Trang 64 Câu hỏi nghiên cứu 2
5 Giả thuyết khoa học 2
6 Nhiệm vụ nghiên cứu 3
7 Giới hạn phạm vi nghiên cứu 3
8 Phương pháp nghiên cứu3
8.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận: 3
8.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: 3
8.3 Nhóm phương pháp thống kê: 4
9 Những đóng góp của đề tài 4
9.1 Về mặt lý luận 4
9.2 Về mặt thực tiễn 4
10 Dự kiến cấu trúc luận văn 4
Chương I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO SINH VIÊN TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC 6
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 6
1.1.1 Vấn đề giáo dục pháp luật theo định hướng phát triển năng lực cho sinh viên 61.1.2 Vấn đề quản lí hoạt động giáo dục pháp luật theo định hướng phát triển nănglực cho sinh viên 91.2 Các khái niệm nghiên cứu 10
1.2.1 Quản lý và Quản lý nhà trường 101.2.2 Giáo dục, Pháp luật và Giáo dục pháp luật 121.2.3 Quản lý hoạt động giáo dục pháp luật theo định hướng phát triển năng lực .14
Trang 71.1.4 Sinh viên 17
1.1.5 Trường đại học 17
1.1.6 Quản lý hoạt động giáo dục pháp luật theo định hướng phát triển năng lực cho sinh viên trong trường đại học 17
1.3 Hoạt động giáo dục pháp luật cho sinh viên theo định hướng phát triển năng lực trong trường đại học 18 1.3.1 Sự cần thiết phải có hoạt động giáo dục pháp luật cho sinh viên 18
1.3.2 Chủ thể thực hiện giáo dục pháp luật cho sinh viên 19
1.3.3 Mục tiêu của hoạt động giáo dục pháp luật theo định hướng phát triển năng lực trong trường đại học 20
1.3.4 Nội dung hoạt động giáo dục pháp luật theo định hướng phát triển năng lực 21
1.4 Các hình thức giáo dục pháp luật đặc trưng, phù hợp với đối tượng sinh viên 25 1.5 Nội dung quản lý hoạt động giáo dục pháp luật theo định hướng phát triển năng lực cho sinh viên trong trường đại học 27 1.5.1 Lập kế hoạch hoạt động giáo dục pháp luật theo định hướng phát triển năng lực cho sinh viên 27
1.5.2 Tổ chức hoạt động giáo dục pháp luật theo định hướng phát triển năng lực cho sinh viên 29
1.5.3 Chỉ đạo hoạt động giáo dục pháp luật theo định hướng phát triển năng lực cho sinh viên 30
1.5.4 Kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục pháp luật theo định hướng phát triển năng lực cho sinh viên 31
1.6 Các yếu tố tác động đến quản lý hoạt động giáo dục pháp luật theo định hướng phát triển năng lực cho sinh viên trong trường đại học 32 1.6.1 Yếu tố môi trường kinh tế - Xã hội và pháp luật 32
1.6.2 Yếu tố từ phía nhà trường và sự phối hợp với gia đình, xã hội 33
1.6.3 Yếu tố từ phía sinh viên nhà trường 35
1.6.4 Yếu tố về đặc điểm ngành đào tạo, bậc đào tạo 36
Trang 8Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI 38
2.1 Khái quát về Trường Đại học Thủ đô Hà Nội 38 2.1.1 Lịch sử hình thành nhà trường 38
2.1.2 Sứ mạng, chức năng, nhiệm vụ 39
2.1.3 Cơ cấu tổ chức 40
2.1.4 Mục tiêu về chất lượng của Nhà trường 40
2.2 Khảo sát thực trạng hoạt động giáo dục pháp luật theo định hướng phát triển năng lực cho sinh viên Trường Đại học Thủ đô Hà Nội41 2.3 Kết quả khảo sát hoạt động giáo dục pháp luật theo định hướng phát triển năng lực 42 2.3.1 Thực trạng hoạt động giáo dục pháp luật theo định hướng phát triển năng lực cho sinh viên 42
2.3.2.Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục pháp luật theo định hướng phát triển năng lực cho sinh viên Trường Đại học Thủ đô Hà Nội 47
2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục pháp luật theo định hướng phát triển năng lực cho sinh viên 65 2.5 Đánh giá ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của hoạt động giáo dục pháp luật theo định hướng phát triển năng lực cho sinh viên 69 2.5.1 Những ưu điểm và hạn chế trong quản lý hoạt động giáo dục pháp luật theo định hướng phát triển năng lực cho sinh viên 69
2.5.2 Nguyên nhân của những hạn chế trong quản lý hoạt động giáo dục pháp luật theo định hướng phát triển năng lực cho sinh viên 71
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 74
Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO SINH VIÊN 75
3.1 Một số nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lý hoạt động giáo dục pháp luật theo định hướng phát triển năng lực cho sinh viên 75 3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính pháp chế 75
3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu 75
Trang 93.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ và hệ thống 763.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi và hiệu quả 763.1.5 Nguyên tắc đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường - gia đình - xã hộitrong hoạt động giáo dục pháp luật theo định hướng phát triển năng lực cho sinhviên 773.2 Một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục pháp luật theo định hướng pháttriển năng lực cho sinh viên 78
3.2.1 Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức, chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ quản lý,giảng viên về ý nghĩa và tầm quan trọng của hoạt động giáo dục pháp luật cho sinhviên 783.2.2 Biện pháp 2: Phối hợp chặt chẽ các bộ phận trong và ngoài nhà trường thamgia hoạt động giáo dục pháp luật cho sinh viên 81
3.2.3 Biện pháp 3: Đổi mới hình thức kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục pháp
luật cho sinh viên 85
3.2.4 Biện pháp 4 : Tăng cường các điều kiện cơ sở vật chất hỗ trợ, nhằm tạo độnglực cho hoạt động giáo dục pháp luật cho sinh viên 893.2.5 Biện pháp 5: Lập kế hoạch giáo dục pháp luật cho sinh viên một cách thườngxuyên, khoa học 923.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp 95
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Pháp luật luôn đóng vai trò rất quan trọng trong mọi mặt của đời sống xã hội.Bởi, đó không chỉ là công cụ quản lý nhà nước hữu hiệu, mà còn là công cụ tạohành lang pháp lý an toàn, tin cậy thuận lợi cho sự phát triển chung của đất nước.Bên cạnh việc không ngừng xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, hoạt động
phổ biến, giáo dục pháp luật (đặc biệt trong các trường học), để đưa pháp luật đi
sâu vào cuộc sống ngày càng trở nên cấp thiết trong xã hội
Giáo dục pháp luật trong nhà trường theo định hướng phát triển năng lực, đặcbiệt trong các trường cao đẳng, đại học sẽ góp phần tạo ra nguồn nhân lực, hìnhthành một cách vững chắc những thế hệ công dân có tri thức, hiểu biết để luôn có ýthức tự giác chấp hành Hiến pháp và pháp luật, tôn trọng và bảo vệ phápluật Chính vì những lý do đó mà hoạt động giáo dục pháp luật cho sinh viên luônđược Đảng, Nhà nước đặc biệt chú trọng Ngày 20/11/2009, Thủ tướng Chính phủ
đã phê duyệt Quyết định số 1928/QĐ-TTg về đề án “Nâng cao chất lượng công tácphổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường” Đây chính là đề án quan trọng tạođiều kiện thuận lợi giúp các trường đại học có thêm các điều kiện cơ sở pháp lýtrong hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường, đồng thời qua đógóp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện
Trường Đại học Thủ đô Hà Nội, được thành lập theo quyết định số TTg ngày 31/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở nâng cấp Trường Caođẳng Sư phạm Hà Nội, với chức năng tổ chức đào tạo, giáo dục, bồi dưỡng nguồnnhân lực đa ngành, đa lĩnh vực có trình độ cao đẳng, đại học và tổ chức các hoạtđộng nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phục vụ công tácđào tạo phát triển nhà trường Trong hoạt động quản lý, nhà trường luôn chú trọngđến hoạt động giáo dục pháp luật và quản lý hoạt động giáo dục pháp luật theo địnhhướng phát triển năng lực cho sinh viên của nhà trường và nhận thấy rằng Trongbối cảnh hội nhập về Văn hóa- Kinh tế- Xã hội ngày càng mạnh mẽ thì việc giáodục pháp luật theo định hướng phát triển năng lực cho sinh viên hiện nay tại
Trang 112402/QĐ-Trường Đại học Thủ đô Hà Nội đã và đang rất cần được chú trọng Bên cạnh đó,nhà trường cũng gặp những khó khăn, hạn chế nhất định.Với những lý do trên, màtác giả đã lựa chọn đề tài:
“Quản lý hoạt động giáo dục pháp luật theo định hướng phát triển năng lực
cho sinh viên Trường Đại học Thủ đô Hà Nội” để làm đề tài nghiên cứu, với
mong muốn tìm ra được các giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dụcpháp luật cho sinh viên Trường Đại học Thủ đô Hà Nội, từ đó góp phần vào việcnâng cao chất lượng GD&ĐT của nhà trường
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng quản lý hoạt động giáo
dục pháp luật theo định hướng phát triển năng lực cho sinh viên Trường Đại học
Thủ đô Hà Nội đề xuất các biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả và chất
lượng hoạt động giáo dục pháp luật theo định hướng phát triển năng lực cho sinh
viên của Nhà Trường
3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu: Hoạt động giáo dục pháp luật cho sinh viên.
3.2 Đối tượng nghiên cứu: Quản lý hoạt động giáo dục pháp luật theo định hướng phát triển năng lực cho sinh viên Trường Đại học Thủ đô Hà Nội.
4 Câu hỏi nghiên cứu
Hiện nay, thực trạng quản lý hoạt động giáo dục pháp luật theo định hướng pháttriển năng lực cho sinh viên tại Trường Đại học Thủ đô Hà Nội diễn ra như thế nào?Cần thực hiện những biện pháp quản lý nào để nâng cao hiệu quả, chất lượnghoạt động giáo dục pháp luật theo định hướng phát triển năng lực cho sinh viên tạiTrường Đại học Thủ đô Hà Nội?
5 Giả thuyết khoa học
Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho sinh viên hiện nay cònnhiều hạn chế, bất cập và thiếu tính chủ động, chưa được định hướng rõ phát triểnnăng lực cần những biện pháp quản lý giáo dục như thế nào để đạt kết quả tốt, đểqua đó giúp nâng cao năng lực, kỹ năng thực hiện, chấp hành các quy định phápluật cũng như năng lực, kỹ năng giáo dục pháp luật cho người xung quanh Do đó,cần áp dụng đồng bộ các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục để nâng cao hiệu
Trang 12quả chất lượng giáo dục pháp luật theo định hướng phát triển năng lực cho sinh viên
để góp phần đào tạo nguồn nhân lực phát triển toàn diện.
6 Nhiệm vụ nghiên cứu
Hệ thống hoá cơ sở lý luận của quản lý hoạt động giáo dục pháp luật theo địnhhướng phát triển năng lực cho sinh viên trong trường đại học
Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục pháp luật theo địnhhướng phát triển năng lực cho sinh viên Trường Đại học Thủ đô Hà Nội
Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục pháp luật theo định hướngphát triển năng lực cho sinh viên Trường Đại học Thủ đô Hà Nội
7 Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn của đối tượng nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động giáo dục pháp luật theo định hướngphát triển năng lực của sinh viên hệ chính quy tại trường Đại học Thủ đô Hà Nội
- Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu đối tượng là sinh viên hệ chính quy tại Trường Đại học Thủ
đô Hà Nội Thời gian và các số liệu nghiên cứu được tiến hành từ năm 2018 đếnnay
8 Phương pháp nghiên cứu
8.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận:
Nghiên cứu các tài liệu lí luận về quản lý, quản lý nhà trường, quản lý hoạtđộng giáo dục để xây dựng khung lí thuyết cho luận văn
8.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Phương pháp quan sát: Quan sát các hoạt động, cách tổ chức các hoạt độngGDPL cho sinh viên của giảng viên, cán bộ công nhân viên trong nhà trường;quan sát việc chấp hành các quy định của pháp luật, nội quy trong trường của sinhviên, ý thức tham gia các hoạt động, thái độ với thầy (cô), bạn bè của sinh viêntrong nhà trường
- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Phát phiếu trưng cầu ý kiến đối vớisinh viên hệ chính quy trong nhà trường để biết thực trạng hoạt động giáo dục phápluật và quản lý hoạt động giáo dục pháp luật nhà trường đang thực hiện
- Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn trực tiếp một số giảng viên, sinh viên để
từ đó nắm bắt được đầy đủ thông tin, một cách khách quan kịp thời, chính xác vềhoạt động giáo dục pháp luật trong nhà trường
Trang 13- Phương pháp chuyên gia: Để có những cách nhìn khách quan nên có thể thuthấp thêm các ý kiến nhận xét, đánh giá của một số chuyên gia trong lĩnh vực giáodục pháp luật cho sinh viên như luật sư, công an phường, công an quận Cầu Giấy.
9.2 Về mặt thực tiễn
Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục pháp luật theo địnhhướng phát triển năng lực cho sinh viên tại Trường Đại học Thủ đô Hà nội, luậnvăn đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng đào tạo của Nhàtrường, từng bước khẳng định chất lượng đào tạo, tạo ra nguồn nhân lực chất lượngcao đáp ứng nhu cầu của xã hội
10 Dự kiến cấu trúc luận văn
Cấu trúc của khóa luận ngoài phần mở đầu, khuyến nghị, kết luận, tài liệutham khảo, khóa luận được chia làm 3 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lí luận về quản lý hoạt động giáo dục pháp luật theo định
hướng phát triển năng lực cho sinh viên Trường đại học
Chương 2: Thực trạng hoạt động giáo dục và quản lý hoạt động giáo dục phápluật theo định hướng phát triển năng lực cho sinh viên trường đại học Thủ đô Hà Nội.Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục pháp luật theo định hướngphát triển năng lực cho sinh viên
Kết luận và khuyến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
Trang 14Chương I
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁP TRIỂN NĂNG LỰC CHO SINH VIÊN TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Vấn đề giáo dục pháp luật theo định hướng phát triển năng lực cho sinh viên
Thế kỷ XXI, tri thức đến với người học từ nhiều nguồn đa dạng, phong phú;người học có thể tự học nếu biết được cách học Giáo viên phải có năng lực hướngdẫn cho người học, để người học có thể tự tìm tòi lấy nội dung cần học và áp dụngvào thực tiễn không ngừng thay đổi Do đó, phương thức giáo dục theo định hướngphát triển năng lực để người học có thể phát huy tốt nhất khả năng tiềm ẩn củamình, hội nhập với nền tri thức thế giới… Qua đó, tạo ra sự đa dạng, thích ứng caotrong quá trình thu thập và xử lý thông tin… hiện được xem là cách thức truyền tảithông tin đến người học đem lại hiệu quả cao
Thuật ngữ năng lực có nguồn gốc tiếng latinh “competentia”, có nghĩa là gặp
gỡ Trong tiếng Anh, “năng lực” có thể được dùng với những thuật ngữ nhưcapability, ability, competency, capacity,
Capability: khả năng mà cá nhân thể hiện khi tham gia một hoạt động nhấtđịnh Ví dụ: khả năng nói tiếng anh, khả năng sử dụng một phần mềm máy tính Competency- Năng lực hành động: Khả năng thực hiện hiệu quả các hànhđộng, các vấn đề liên quan đến một lĩnh vực nhất định dựa trên cơ sở hiểu biết, kĩnăng, kĩ xảo và sự sẵn sàng hành động
Attribute: Phẩm chất cá nhân (quality of person) (cá tính hay nhân cách) Vídụ: khả năng kiên trì theo đuổi và giải quyết vấn đề
Hiện nay, khái niệm năng lực được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau:
Theo Từ điển Tiếng Việt [trang 639], “năng lực” được hiểu là “khả năng, điềukiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó” khi đề cậptới năng lực của đối tượng nào đó hoặc “ là phẩm chất tâm lí và sinh lí tạo cho conngười khả năng hoàn thành một hoạt động nào đó với chất lượng cao” khi đề cập tớinăng lực của con người
Trang 15Theo tâm lí học: Năng lực là tổ hợp những thuộc tính độc đáo của cá nhân phùhợp với những yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định nhằm đảm bảo chohoạt động có kết quả.
Theo từ điển Bách khoa Việt Nam [tập III, trang 41]: Năng lực là đặc điểmcủa cá nhân thể hiện mức độ thông thạo – tức là có thể thực hiện một cách thànhthục và chắc chắn một số dạng nào đó
Các nhà giáo dục học phương Tây rất coi trọng hoạt động giáo dục dựa trênnăng lực, bởi theo họ đó là phương pháp dạy đem lại hiệu quả cao, giúp công tácđánh giá việc tiếp thu kiến thức của người học có tính xác thực và hiệu quả Nổi bậttrong số đó là Gervais đã khái quát hoạt động giáo dục dựa trên năng lực như sau:
“Giáo dục dựa trên năng lực được định nghĩa như là một hướng tiếp cận dựa vào kếtquả đầu ra của người học (outcome - based education), kết hợp chặt chẽ giữa cácphương thức giảng dạy và hình thức đánh giá được thiết kế nhằm đánh giá việc họccủa học sinh thông qua việc thể hiện kiến thức, thái độ, giá trị, kỹ năng và hành vicủa chúng đối với yêu cầu đề ra ở mỗi trình độ” Harris et al lại cho rằng giáo dụcdựa trên năng lực là phát huy tối đa năng lực riêng của mỗi học sinh, giúp học sinh
tự tìm tòi, khám phá tri thức dựa trên sở thích và mối quan tâm riêng, giúp học sinhlàm chủ tri thức và vận dụng nó vào thực tế cuộc sống Giáo dục dựa trên năng lựcthúc đẩy tư duy sáng tạo, phản biện và khả năng giải quyết vấn đề
Ở Việt Nam, dưới thời phong kiến, do chịu ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo,việc học mang tính chất thụ động, máy móc, vai trò của người thầy vẫn là chủ đạotrong quá trình dạy học Khách quan mà xét, phương pháp này có hiệu quả tích cực
ở một thời điểm nhất định, song trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộngnhư hiện nay, cách thức này nếu không biết vận dụng một cách sáng tạo có thể sẽdẫn đến lối học vẹt, thiếu tính tư duy đổi mới… tạo nên sự trì trệ, bảo thủ trong quátrình dạy và học nói chung
Sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954, miền Bắc với nhiệm vụ hàn gắn vết thươngchiến tranh, khôi phục kinh tế, tiến lên CNXH; nhiệm vụ trọng tâm của miền Nam
là tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thực hiện hòa bình thống nhấtnước nhà Trong bối cảnh mới, nhiều biến động của tình hình trong nước, các nhà
Trang 16hoạch định chính sách vẫn dành nhiều tâm huyết cho công cuộc phát triển nền giáodục non trẻ Phương pháp tự học tiếp tục được nhiều nhà giáo dục học nghiên cứu.Tuy nhiên, phương pháp này, chủ yếu mới được đề cập dưới dạng nêu những kinhnghiệm giảng dạy của bản thân, chứ chưa đi đến hệ thống khái quát thành cơ sở lýluận, phương pháp luận của quá trình dạy và tự học
Người đi đầu đặt nền móng cho nền giáo dục và là tấm gương sáng cho nghịlực và phương pháp tự học ở nước ta đó là Chủ tịch Hồ Chí Minh, với tư tưởng:
“Phải tự nguyện, tự giác xem công việc học tập là nhiệm vụ của cách mạng” và “vềhọc tập phải lấy tự học làm cốt”
Trong những năm gần đây, giáo dục theo định hướng phát triển năng lực,phẩm chất người học là một xu hướng tất yếu của giáo dục Việt Nam và của cácnước trên thế giới hiện nay Nghị quyết số 29 – NQ/TW ngày 4/11/2013 của Banchấp Hành Trung Ương khóa XI đã khẳng định quan điểm chỉ đạo trong định hướngđổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo là: “Phát triển giáo dục và đào tạo lànâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài Chuyển mạnh quá trìnhgiáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩmchất người học” [Nguồn 3 tr 2] Trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể(Tháng 7/2017), của Bộ Giáo dục và Đào tạo, năng lực đã được định nghĩa nhưsau: “Năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có
và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiếnthức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí, thựchiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong nhữngđiều kiện cụ thể” [nguồn 4, tr 36]
Tóm lại, nội hàm của giáo dục theo định hướng phát triển năng lực đó chính lànhằm hướng tới vấn đề đảm bảo chất lượng đầu ra của việc dạy học, thực hiện mụctiêu phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, chú trọng năng lực vận dụng trithức trong những tình huống thực tiễn nhằm chuẩn bị cho con người năng lực giảiquyết các tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp Chương trình này nhấn mạnhvai trò của người học với tư cách chủ thể của quá trình nhận thức
Trang 171.1.2 Vấn đề quản lí hoạt động giáo dục pháp luật theo định hướng phát triển năng lực cho sinh viên
Quản lý hoạt động giáo dục pháp luật theo định hướng phát triển năng lực chosinh viên nhằm giúp sinh viên nâng cao hiểu biết và có ý thức tôn trọng pháp luật.Hoạt động giáo dục pháp luật là một nội dung quan trọng và bắt buộc trong chươngtrình đào tạo ở các trường đại học, cao đẳng ở Việt Nam hiện nay
Hiến pháp 1992 được sửa đổi bằng Nghị quyết số 51/2001/QH 10 ngày 25/12/2001của Quốc hội đã có những quy định về giáo dục pháp luật như sau: “Nhà nước tạođiều kiện để công dân pháp triển toàn diện, giáo dục ý thức công dân, sống và làmviệc theo Hiến pháp và pháp luật, giữ gìn thuần phong mỹ tục ”
Hiến pháp năm 2013 được Quốc hội khóa XIII kỳ họp thứ 6 thông qua ngày28/11/2013 quy định về giáo dục pháp luật như sau: “Thanh niên được Nhà nước,gia đình và xã hội tạo điều kiện học tập, lao động, giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ,bồi dưỡng đạo đức, truyền thống dân tộc, ý thức công dân; đi đầu trong công cuộclao động sáng tạo và bảo vệ Tổ quốc” Trên cơ sở Hiến pháp và các luật liên quan,Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo về công tác giáo dục pháp luật nóichung, trong đó nhấn mạnh đến giáo dục pháp luật ở các trường đại học Chỉ thị số02/1998/CT-TTg ngày 07/01/1998 của Thủ tướng Chính phủ nêu rõ: Bộ Giáo dục
và Đào tạo chủ trì phối hợp với Bộ Tư pháp đẩy mạnh công các giảng dạy pháp luậttrong các trường học Nghị quyết số 61/2007/NQ-CP ngày 07/12/2007 của Chínhphủ quy định: “Tổ chức việc giảng dạy các kiến thức pháp luật phù hợp với tất cảcác cấp học, trình độ đào tạo Xây dựng hoàn thiện chương trình, giáo trình, sáchgiáo khoa giảng dạy pháp luật, giáo dục công dân; đổi mới, nâng cao chất lượng cáchình thức phổ biến giáo dục pháp luật trong đó có hoạt động ngoài giờ lên lớp; ràsoát và có kế hoạch bổ sung, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụchuyên môn cho đội ngũ giáo viên, giảng viên dạy môn pháp luật và môn giáo dụccông dân [nguồn 2, tr 2] Đặc biệt trong luật số 14/2012/QH13 ngày 20 tháng 06năm 2012, Quốc hội đã thông qua Luật Phổ biến, Giáo dục pháp luật Luật này quyđịnh tương đối cụ thể về giáo dục pháp luật nói chung, giáo dục pháp luật trong nhàtrường nói riêng
Trang 181.2 Các khái niệm nghiên cứu
1.2.1 Quản lý và Quản lý nhà trường
Quản lý
Trong mọi hoạt động lao động, sản xuất của con người khi muốn hoàn thànhmục đích chung của tập thể, hay của riêng cá nhân mình thì người ta đều phải dựavào sự nỗ lực của tất cả các thành viên để hoàn thành được mục đích đã đặt ra Khi
đó mới đạt được mục đích chung và cá nhân dựa vào đó mới đạt được mục đích củamình Chính vì vậy, khi con người liên kết lại thành một tổ chức thì đương nhiênphải có sự quản lý
Harold Koontz quan niệm: “ Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảophối hợp những nỗ lực hoạt động cá nhân nhằm đạt được các mục đích của nhóm
(tổ chức) Mục tiêu của quản lý là hình thành một môi trường mà trong đó con
người có thể đạt được các mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất và sựbất mãn cá nhân ít nhất Với tư cách thực hành thì quản lý là một nghệ thuật, cònvới kiến thức thì quản lý là một khoa học” [nguồn 12,tr 33]
Theo các tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc thì: “Hoạt động
quản lý là tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thế quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm vận hành và đạt
được mục đích của tổ chức” [nguồn 20, tr 1]
Tác giả Đặng Quốc Bảo khẳng định: “Bản chất của hoạt động quản lý nhằmlàm cho hệ thống vận hành theo mục tiêu đặt ra và tiến đến các trạng thái có tínhchất lượng mới”
Theo Trần Kiểm thì: “Quản lý là hoạt động được thực hiện nhằm đảm bảo sựhình thành công việc qua nỗ lực của người khác Hoặc: Quản lý là công tác phốihợp có hiệu quả các hoạt động của những người công sự khác cùng chung một tổchức” [Nguồn 19, tr 12,13]
Tác giả chọn định nghĩa của James Stoner và Stephen Robbins: “Quản lý là tiếntrình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát những hoạt động của các thành viêntrong tổ chức và sử dụng tất cả các nguồn lực khác của tổ chức nhằm đạt được mục tiêu
đã đề ra” để sử dụng trong quá trình nghiên cứu đề tài này.
Trang 19Quản lý nhà trường
Theo tác giả Thái Duy Tuyên: “Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối củaĐảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theonguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục- Đào tạo đối với ngành giáo dục,với thế hệ trẻ và từng học sinh”
Trường học là đơn vị cơ sở nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân và để tiếnhành quá trình giáo dục đào tạo ra nguồn nhân lực, vật lực, tài lực cho xã hội Dovậy, nhà trường chính là một thiết chế đặc biệt của xã hội Thực hiện chức năng đàotạo các thế hệ cho tương lai cho đất nước Trường học với tư cách là một tổ chứcgiáo dục cơ sở vừa mang tính xã hội, trực tiếp đào tạo thế hệ trẻ, là tế bào quantrọng của bất kỳ hệ thống giáo dục nào Chính vì vậy “Quản lý nhà trường” chính là
bộ phận của “Quản lý giáo dục” Có thể thấy, quản lý trường học bao gồm xử lý cáctác động qua lại giữa trường học và xã hội đồng thời quản lý chính nhà trường.Người ta có thể phân tích quá trình giáo dục của nhà trường như một hệ thống gồm
6 thành tố: Giảng viên; sinh viên; nội dung giáo dục, cơ sở vật chất , Phương phápgiáo dục; Mục đích yêu cầu; và các trang thiết bị phục vụ cho hoạt động giáo dục
Trước yêu cầu cần phải đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đào tạo nhằmđáp ứng quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước, Ban Chấp hànhTrung ương Đảng khóa XI đã thông qua Nghị quyết 29-NQ/TW (4/11/2013), trong
đó nhấn mạnh: “đổi mới căn bản công tác quản lý giáo dục, đào tạo, bảo đảm dânchủ, thống nhất; tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục,đào tạo; coi trọng quản lý chất lượng” Như vậy, có thể thấy quản lý giáo dục nhàtrường theo chủ trương tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội (trong đó, chủ thểquản lý giáo dục đóng vai trò quan trọng) đã, đang trở thành nhu cầu tất yếu
Theo tinh thần chỉ đạo chung của Đảng và Chính phủ đối với hoạt động đổimới căn bản giáo dục và đào tạo, quản lý giáo dục nhà trường cần hướng tới một sốyêu cầu như: i/chủ thể quản lý giáo dục cần chỉ đạo nhà trường vận hành đúng quanđiểm, đường lối, chính sách giáo dục của Đảng, Chính phủ; ii/chuẩn hóa các điềukiện quá trình dạy – học nhằm quản lý chất lượng đào tạo; iii/tăng cường phát huytính dân chủ trong trường học, có cơ chế mở trong việc người học đánh giá đối với
Trang 20hoạt động giáo dục, giáo viên đánh giá chủ thể quản lý giáo dục…iv/chủ động, tíchcực phát huy vai trò của hội đồng nhà trường…
Ở cấp độ hẹp hơn, quản lý giáo dục trường học bao gồm rất nhiều loại hìnhkhác nhau như: i/đối với hoạt động giáo dục, đó là: hoạt động dạy học; ngoại khóa;văn thể; hướng nghiệp; giáo dục đạo đức, lối sống, tri thức pháp luật, kiến thứcquốc phòng… nhằm giúp người học hướng tới phát triển một cách toàn diện cả vềnăng lực và phẩm chất theo tiêu chí hài hòa giữa “đức, trí, thể, mỹ” ii/đối với hoạtđộng quản lý giáo dục mà hiệu trưởng nắm vai trò là chủ thể như: quản lý ngườidạy, người học, nguồn tài chính, cơ sở vật chất giáo dục… Hai loại hình vi mô chủyếu của quản lý trường học cần phải có sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ, kết hợpvới năng lực tổ chức, quản lý của ban lãnh đạo nhà trường… để có thể thực hiệnđược hiệu quả các mục tiêu đề ra, cũng như góp phần quan trọng trong hoạt độngđổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo như Nghị quyết 29-NQ/TW củaBan chấp hành trung ương Đảng khóa XI
1.2.2 Giáo dục, Pháp luật và Giáo dục pháp luật
Giáo dục
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lê nin: “Giáo dục là một hình thái ý thức
xã hội, giáo dục tồn tại, vận động, phát triển theo sự tồn tại, vận động và phát triểncủa xã hội Là một hiện tượng xã hội, giáo dục chi phối và quy định bởi nhiều lĩnhvực khác nhau của đời sống xã hội Mặt khác sự phát triển của giáo dục và sự hoànthiện về chất lượng giáo dục là yếu tố then chốt tạo ra sự phát triển của xã hội, củanền văn minh nhân loại”
Giáo dục theo nghĩa rộng là quá trình tác động có mục đích, có tổ chức, có kế
hoạch, có nội dung và bằng phương pháp khoa học của nhà giáo dục tới người đượcgiáo dục trong các cơ quan giáo dục, nhằm hình thành nhân cách cho họ
Giáo dục theo nghĩa hẹp là quá trình hình thành cho người được giáo dục lý
tưởng, động cơ, tình cảm, niềm tin, những nét tính cách của nhân cách, những hành
vi, thói quen, cư xử đúng đắn trong xã hội thông qua việc tổ chức cho họ các hoạtđộng và giao lưu [nguồn 24, Tr 22]
Ta có thể hiểu giáo dục là hình thức học tập theo đó kiến thức, kỹ năng, và
thói quen của một nhóm người được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác
Trang 21thông qua giảng dạy, đào tạo, hay nghiên cứu Giáo dục thường diễn ra dưới sựhướng dẫn của người khác, nhưng cũng có thể thông qua tự học.Bất cứ trải nghiệmnào có ảnh hưởng đáng kể lên cách mà người ta suy nghĩ, cảm nhận, hay hành độngđều có thể được xem là có tính giáo dục.
Pháp luật
Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung do Nhà nướcđặt ra và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và nhu cầu tồn tạicủa xã hội nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội, tạo lập trật tự, ổn định cho sự pháttriển của xã hội [nguồn 30, tr 51]
Các chức năng của pháp luật bao gồm:
- Chức năng điều chỉnh của pháp luật: là sự tác động trực tiếp của pháp luật tới
các quan hệ xã hội cơ bản, quan trọng và tạo lập hành lang pháp lý để hướng cácquan hệ xã hội phát triển trong trật tự và ổn định theo mục tiêu mong muốn
- Chức năng bảo vệ của pháp luật: thể hiện ở việc quy định những phương tiệnnhằm mục đích bảo vệ các quan hệ xã hội là cơ sở, nền tảng của xã hội trước các viphạm Khi có hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới các quan hệ xã hội đượcpháp luật điều chỉnh thì sẽ bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế ghi trong chế tài củaquy phạm pháp luật
- Chức năng giáo dục của pháp luật: được thực hiện thông qua sự tác động củapháp luật vào ý thức con người, làm cho con người hành động phù hợp với cách xử
sự ghi trong quy phạm pháp luật Cách xử sự ghi trong quy phạm pháp luật là cách
xử sự phổ biến đã được lựa chọn phù hợp với đạo đức tiến bộ của xã hội Nhận thứcnày hướng con người đến những hành vi, những cách xử sự phù hợp với lợi ích của
xã hội, nhà nước, tập thể và của bản thân [nguồn 29, Tr 47]
Trang 22Phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) hiểu theo nghĩa rộng là hoạt động, lĩnh vựchoạt động, bao gồm tất cả các công đoạn phục vụ cho việc thực hiện PBGDPL (xâydựng chương trình, kế hoạch PBGDPL; triển khai chương trình, kế hoạch PBGDPLthông qua việc áp dụng các hình thức, biện pháp PBGDPL; hướng dẫn, kiểm tra,đôn đốc, sơ kết, tổng kết việc thực hiện chương trình, kế hoạch PBGDPL) Hiểutheo nghĩa hẹp là: truyền đạt tinh thần, nội dung pháp luật giúp cho đối tượng tácđộng hiểu và hình thành ở họ tri thức pháp luật, tình cảm, hành vi phù hợp với các đòihỏi của các quy định pháp luật hiện hành [nguồn 13, tr 4].
1.2.3 Quản lý hoạt động giáo dục pháp luật theo định hướng phát triển năng lực
Thế kỷ XXI, là thế kỷ đánh dấu sự phát triển nhanh, mạnh mẽ của nền kinh tếtri thức – nền kinh tế dựa trên cơ sở phát triển khoa học và công nghệ cao Trên thực
tế, chính sự thay đổi cấu trúc dân số, sự khan hiếm tài nguyên thiên nhiên đã, đanglàm cho kỹ năng – trí tuệ và nguồn vốn nhân lực trở thành nhân tố quan trọng hàngđầu trong phát triển kinh tế của mỗi nước Quốc gia nào có nhiều nhân tài, lao độngtrí thức và nguồn nhân lực phát triển, quốc gia đó sẽ phát triển nhanh, dễ dàng thànhcông hơn trong hội nhập kinh tế quốc tế Tuy nhiên, để nguồn nhân lực thực sự pháthuy hiệu quả, bên cạnh việc trang bị cho thế hệ trẻ kiến thức khoa học, vấn đề quản lýhoạt động giáo dục pháp luật theo định hướng phát triển năng lực trong nhà trường làrất cần thiết Bởi, thế hệ trẻ cần được trang bị một hành trang đầy đủ kết hợp các yếu
tố “chân, thiện , mỹ” để qua đó tạo dựng các tiền đề cần thiết, giúp họ trở thànhnhững người công dân có ích cho sự phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nước.Vậy tiếp cận năng lực là gì? Hiện nay có nhiều cách định nghĩa khác nhau,nhưng tựu trung lại có thể hiểu: “Năng lực là khả năng con người thực hiện nhiệm
vụ được giao một cách có trách nhiệm và hiệu quả bằng hành động để giải quyếtcác vấn đề trong nhiều bối cảnh khác nhau, thuộc lĩnh vực nghề nghiệp, xã hội, cánhân trên cơ sở hiểu biết, kĩ năng, kĩ xảo và kinh nghiệm để tạo ra sản phẩm có giátrị, phục vụ cho chính cuộc sống của họ và cộng đồng” [nguồn 35, tr 7]
Hiện nay, có hai hướng tiếp cận:
Tiếp cận nội dung
Cách tiếp cận này chủ yếu tập trung vào việc lĩnh hội nội dung kiến thức từ hệthống chương trình, sách giáo khoa, dựa trên kinh nghiệm truyền đạt của giáo viên
Trang 23bằng các thủ thuật, các phương pháp đặc trưng; kết quả được thể hiện ở chỗ là trảlời được câu hỏi người học đã biết được cái gì mà ít chú ý đến việc vận dụng vàothực tiễn Người học tiếp thu được càng nhiều kiến thức càng tốt, ít quan tâm tớiviệc tạo ra các sản phẩm từ cái đã học Điều này thể hiện rõ trong việc thiết kếchương trình, biên soạn sách giáo khoa, tài liệu hướng dẫn và phương pháp dạy học.[nguồn 35, tr 14].
Tiếp cận năng lực
Tiếp cận này được thể hiện ở nhiều cách tiếp cận khác nhau:
- Tiếp cận truyền thống:
Năng lực là khả năng đơn lẻ của cá nhân, được hình thành dựa trên sự lắp
ghép các mảng kiến thức và kĩ năng cụ thể (Ví dụ: “năng lực toán học” được hình thành qua việc học kiến thức cơ bản về toán và kĩ năng giải các bài tập toán ) Với
cách hiểu này, việc đánh giá năng lực người học được dựa trên các kết quả có thể
nhìn thấy (chủ yếu là điểm thi và kiểm tra)
- Tiếp cận tích hợp
Theo Trần Trọng Thuỷ và Nguyễn Quang Uẩn (1998), năng lực là tổng hợpnhững thuộc tính độc đáo của cá nhân phù hợp với những yêu cầu đặc trưng củamột hoạt động nhất định, nhằm đảm bảo việc hoàn thành có kết quả tốt trong lĩnhvực hoạt động ấy
F.E Weinert (2001) cho rằng: “năng lực của học sinh là sự kết hợp hợp lí kiếnthức, kĩ năng và sự sẵn sàng tham gia để cá nhân hành động có trách nhiệm và biếtphê phán tích cực hướng tới giải pháp cho các vấn đề” Theo ông, năng lực gồm:năng lực chuyên môn, năng lực phương pháp, năng lực xã hội, năng lực cá thể.Nhà tâm lý học Pháp Denyse Tremblay (2002), dựa trên tiếp cận “học tập suốtđời”, quan niệm rằng “năng lực là khả năng hành động, đạt được thành công vàchứng minh sự tiến bộ nhờ vào khả năng huy động và sử dụng hiệu quả nhiều lựctích hợp của cá nhân khi giải quyết các vấn đề của cuộc sống” [nguồn 35, tr 15].Howard Gardner – giáo sư Tâm lí học của Đại học Harvard (Mỹ) đã đề cậpđến khái niệm năng lực qua việc phân tích 7 lĩnh vực trí năng của con người, đó là:ngôn ngữ, Logic – toán học, âm nhạc, không gian, thể hình, giao cảm và nội cảm
Trang 24Trong chương trình giáo dục theo định hướng tiếp cận nội dung là chú trọngviệc truyền thụ hệ thống tri thức khoa học theo các môn học đã được quy định trongchương trình dạy học Tuy nhiên, chương trình giáo dục định hướng nội dung chưachú trọng đầy đủ đến chủ thể người học cũng như đến khả năng ứng dụng tri thức
đã học trong tình huống thực tiễn Mục tiêu dạy học trong chương trình tiếp cận nộidung được đưa ra một cách chung chung, không chi tiết và không nhất thiết phảiquan sát, đánh giá được một cách cụ thể nên không đảm bảo rõ ràng về việc đạt chấtlượng dạy học theo mục tiêu đề ra Ngược lại trong chương trình định hướng pháttriển năng lực mục tiêu học tập , tức là kết quả học tập mong muốn thường được mô
tả thông qua hệ thống các năng lực Kết quả học tập mong muốn được mô tả chi tiết
và có thể quan sát, đánh giá được Ưu điểm của chương trình giáo dục phát triểntheo định hướng phát triển năng lực là tạo điều kiện quản lý chất lượng theo kết quảđầu ra đã quy định, nhấn mạnh năng lực vận dụng của người học
Quản lý hoạt động giáo dục pháp luật theo định hướng phát triển năng lựckhông chỉ chú ý tích cực hóa người học về các hoạt động trí tuệ mà còn chú ý rènluyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với các tình huống của cuộc sống và nghềnghiệp, đồng thời gắn với hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn, tăngcường hoạt động nhóm đổi mới quan hệ giáo viên và người học theo hướng cộngtác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội Quản lý hoạt động giáodục pháp luật theo định hướng phát triển năng lực có đặc điểm là gần gũi, gắn bómật thiết với đời sống thực tiễn sinh động của gia đình, nhà trường và xã hội Đặcđiểm này có những lợi thế để giảng viên có thể sử dụng phương pháp giảng dạy tíchcực nhằm phát triển năng lực cho người học Bên cạnh những năng lực chung, giáodục pháp luật theo định hướng phát triển năng lực còn cung cấp các năng lựcchuyên biệt như năng lực tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi phù hợp với pháp luật vàđạo đức xã hội; năng lực tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm công dân đối vớicộng đồng xã hội; năng lực giải quyết vấn đề pháp luật, đạo đức, chính trị xã hội
1.1.4 Sinh viên
Theo quy định của Luật Giáo dục và luật Giáo dục Đại học quy định: “Sinh viên
là người đang học tại các trường cao đẳng, trường đại học Ở đó họ được truyền đạt
Trang 25kiến thức bài bản về một ngành nghề, chuẩn bị cho công việc sau này của họ Họđược xã hội công nhận qua những bằng cấp đạt được trong quá trình học Quá trìnhhọc của họ theo phương pháp chính quy, tức là họ đã phải trải qua bậc tiểu học vàtrung học cơ sở và trung học phổ thông [nguồn 25, trang 3].
1.1.5 Trường đại học
Trường đại học (tiếng Anh: University) là một cơ sở giáo dục bậc caotiếp theo bậc trung học dành cho những học sinh có khả năng và nguyện vọng họctập tiếp lên trên Trường đại học cung cấp cho sinh viên học vấn cao và cấp cácbằng cấp khoa học trong nhiều các lĩnh vực ngành nghề Các trường đại học có thểcung cấp các chương trình bậc đại học và sau đại học [nguồn 25, trang]
1.1.6 Quản lý hoạt động giáo dục pháp luật theo định hướng phát triển năng lực cho sinh viên trong trường đại học
Quản lý hoạt động giáo dục pháp luật theo định hướng phát triển năng lực chosinh viên đặt ra yêu cầu không chỉ trang bị kiến thức mà còn chú trọng hình thành
và phát triển ở sinh viên những năng lực, kỹ năng vận dụng tri thức để giải quyếtvấn đề, tình huống nảy sinh trong cuộc sống, nghề nghiệp để có những hành vi phùhợp với các đòi hỏi của các quy định pháp luật hiện hành
Từ việc nghiên cứu các khái niệm giáo dục pháp luật đã nói ở trên, có thể hiểukhái niệm giáo dục pháp luật theo định hướng phát triển năng lực cho sinh viên tạicác trường cao đẳng, đại học, hiện nay đó là: Giáo dục pháp luật theo định hướngphát triển năng lực cho sinh viên là một dạng hoạt động có kế hoạch, có tổ chức, cómục đích, có định hướng của Nhà trường, nhằm tác động lên sinh viên để đạt kếtquả cuối cùng - đó là hình thành ở sinh viên tri thức, tình cảm, hành vi xử sự phùhợp với các quy phạm pháp luật, có ý thức tự giác nghiêm chỉnh chấp hành phápluật của nhà nước, của đoàn thể, của tổ chức, của địa phương Giáo dục pháp luậttheo định hướng phát triển năng lực cho sinh viên các trường Cao đẳng, Đại học cóvai trò quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng của hoạt động giáodục pháp luật, là bộ phận quan trọng của hoạt động giáo dục pháp luật để xây dựngNhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân góp phần đổimới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng nhu cầu phát triển toàn diện
Trang 26Giáo dục pháp luật theo định hướng phát triển năng lực cho sinh viên cần chútrọng đến nội dung giáo dục pháp luật chính khóa có sự kết hợp hài hòa với các hoạtđộng ngoại khóa, trong đó có lồng ghép với các hoạt động giáo dục tư tưởng, chínhtrị, đạo đức Giáo dục pháp luật theo định hướng phát triển năng lực cho sinhviên còn phải bảo đảm các nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật theo đúng quyđịnh của Bộ Giáo dục & Đào tạo
Mục tiêu chung mà hoạt động giáo dục pháp luật theo định hướng phát triểnnăng lực cho sinh viên hướng tới, đó chính là: giúp nâng cao sự hiểu biết pháp luật,
ý thức chính trị của sinh viên trong quá trình học tập tại trường cũng như có thể vậndụng được những kiến thức đó để có thể áp dụng vào thực tế công việc, cuộc sốngsau khi ra trường… qua đó, góp phần định hướng một cách toàn diện về đạo đức vàtrí lực cho người học Thực tế, để hoạt động giáo dục pháp luật theo định hướngphát triển năng lực đạt hiệu quả tối ưu, cần phải có sự kết hợp đồng bộ giữa vai tròdẫn dắt của nhà trường và ý thức tự rèn luyện của từng học viên Mỗi sinh viên khi
ra trường phải có trách nhiệm với bản thân và với xã hội… bởi, họ chính là thế hệtương lai của đất nước
1.3 Hoạt động giáo dục pháp luật cho sinh viên theo định hướng phát triển năng lực trong trường đại học
1.3.1 Sự cần thiết phải có hoạt động giáo dục pháp luật cho sinh viên
Bước vào cổng trường đại học có thể coi là một bước ngoặt đối với hầu hếtcác bạn sinh viên bởi ngoài mục đích chính là sau 4 năm học tích lũy một lượngkiến thức nhất định để khi ra trường sẽ làm các công việc liên quan đến ngành mình
đã theo học thì sinh viên còn được tiếp xúc với các nền văn hóa mới, được trảinghiệm các hoạt động trong và ngoài trường, có cơ hội được đi làm thêm, giao lưu Nhưng còn đó nhiều thách thức mà sinh viên cũng phải đối mặt đó chính là việc bịlôi kéo, dụ dỗ vào các tệ nạn xã hội, do thiếu sự hiểu biết mà nhiều sinh viên đã vôtình bị lừa vào các hoạt động bán hàng đa cấp, trộm cắp, cướp giật, trả thù cá nhân.Trên thực tế, những nhân tố tích cực mà toàn cầu hóa kinh tế mang lại là đáng ghinhận, song hệ lụy của quá trình hội nhập sâu rộng này, cũng đang tác động trênnhiều mặt của đời sống xã hội hiện nay Các giá trị đạo đức truyền thống bị xói
Trang 27mòn, thay vào đó là lối sống thực dụng, sống ảo, tệ nạn xã hội tràn lan… Ở bìnhdiện rộng hơn, đó còn là sự chống phá Chính quyền của các thế lực phản động bênngoài, nhằm gây những bất ổn trong đời sống chính trị - xã hội của nước ta
Thực trạng nhức nhối trên đặt ra yêu cầu đối với các trường cao đẳng, đại họcphải không ngừng nâng cao, bổ trợ kiến thức pháp luật cho sinh viên để mỗi sinhviên có thể tự nhận thức được hành vi của mình sao cho phù hợp với các quy phạmpháp luật hiện hành, dần hình thành trong mình phẩm chất, đạo đức của một sinhviên tốt, người công dân tốt và người lao động tốt trong xã hội phù hợp với mục tiêu
mà Đảng, Nhà nước đã đặt ra, mọi công dân sống và làm việc theo hiến pháp vàpháp luật, củng cố niềm tin vào pháp luật cho thế hệ trẻ
1.3.2 Chủ thể thực hiện giáo dục pháp luật cho sinh viên
Đảng ủy, Ban Giám hiệu đóng vai trò chủ thể chỉ đạo và chịu trách nhiệmchính trong toàn bộ hoạt động giáo dục pháp luật trong nhà trường Cùng phối hợptrách nhiệm với Ban Giám hiệu là các phòng, ban chức năng Các phòng chức năngtrực tiếp quản lý hoạt động giáo dục pháp luật theo định hướng phát triển năng lựccho sinh viên dưới sự phân công trực tiếp của Hiệu trưởng hoặc Hiệu phó được ủyquyền phụ trách Trên cơ sở phân công trách nhiệm đó, các trưởng khoa sẽ cónhiệm vụ cụ thể như sau:
Phòng Công tác sinh viên có nhiệm vụ tổ chức, phối hợp các hoạt động giáodục chính trị, tư tưởng, đạo đức pháp luật cho sinh viên, kiểm tra nề nếp, việc chấphành nội quy, quy chế của sinh viên, tham mưu, đề xuất việc khen thưởng, kỷ luậtsinh viên
Phòng đào tạo, Phòng khảo thí - đảm bảo chất lượng giáo dục có nhiệm vụ tổchức, hướng dẫn sinh viên thực hiện việc chấp hành pháp luật, quy chế học sinhsinh viên liên quan đến hoạt động học tập, thi cử, công nhận kết quả học tập
Ban Chấp hành Đoàn thanh niên tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến,giáo dục, bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức cho sinh viên, định hướng sinhviên chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước một cách nghiêmchỉnh Phối hợp tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho sinh viên để nâng cao kiếnthức về nhà nước và pháp luật
Trang 28Ngoài các bộ phận chức năng nêu trên, thì tất cả các phòng, trung tâm, tập thểCBGVNV trong Nhà trường đều đóng vai trò trực tiếp hoặc gián tiếp thực hiệnnhiệm vụ giáo dục pháp luật cho sinh viên trong trường Bởi từng hành động, việclàm, ý thức chấp hành pháp luật của CBGVNV sẽ ảnh hưởng đến niềm tin của sinhviên và sự chấp hành pháp luật của các em.
1.3.3 Mục tiêu của hoạt động giáo dục pháp luật theo định hướng phát triển năng lực trong trường đại học.
Muốn đưa hoạt động giáo dục pháp luật trong nhà trường đạt hiệu quả, vấn đềxác định rõ mục tiêu là một việc làm cần thiết, đóng vai trò quan trọng dẫn dắt, chiphối trong cả quá trình thực hiện hoạt động giáo dục pháp luật theo định hướng pháttriển năng lực
Mục tiêu của giáo dục đại học đã được quy định cụ thể tại Điều 5 Luật Giáo
những nội dung sau đây:
Mục tiêu chung
- Đào tạo nhân lực, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài; nghiên cứu khoa học,công nghệ tạo ra tri thức, sản phẩm mới, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội,bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế;
- Đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức; có kiến thức, kỹ năngthực hành nghề nghiệp, năng lực nghiên cứu và phát triển ứng dụng khoa học và côngnghệ tương xứng với trình độ đào tạo; có sức khỏe; có khả năng sáng tạo và tráchnhiệm nghề nghiệp, thích nghi với môi trường làm việc; có ý thức phục vụ nhân dân
Mục tiêu cụ thể đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ
- Đào tạo trình độ đại học để sinh viên có kiến thức chuyên môn toàn diện, nắmvững nguyên lý, quy luật tự nhiên - xã hội, có kỹ năng thực hành cơ bản, có khả nănglàm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết những vấn đề thuộc ngành được đào tạo;
- Đào tạo trình độ thạc sĩ để học viên có kiến thức khoa học nền tảng, có kỹnăng chuyên sâu cho nghiên cứu về một lĩnh vực khoa học hoặc hoạt động nghềnghiệp hiệu quả, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và có năng lực phát hiện,giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành được đào tạo;
Trang 29- Đào tạo trình độ tiến sĩ để nghiên cứu sinh có trình độ cao về lý thuyết vàứng dụng, có năng lực nghiên cứu độc lập, sáng tạo, phát triển tri thức mới, pháthiện nguyên lý, quy luật tự nhiên - xã hội và giải quyết những vấn đề mới về khoahọc, công nghệ, hướng dẫn nghiên cứu khoa học và hoạt động chuyên môn.
Mục tiêu giáo dục pháp luật theo định hướng phát triển năng lực cần hìnhthành cho sinh viên, đó là năng lực tự học thể hiện trong mục tiêu dạy học, đảm bảocác yếu tố từ kiến thức, thái độ đến kĩ năng đều phải hướng tới sự phát triển năng
lực tự học cho người học.
1.3.4 Nội dung hoạt động giáo dục pháp luật theo định hướng phát triển năng lực
Ngày nay, với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật của công nghệ4.0, trí tuệ nhân tạo… thì giáo dục cũng phải có những bước chuyển mạnh mẽ để cóthể đón đầu và bắt kịp với những xu thế đó Vì vậy, mô hình giáo dục theo hướngtiếp cận nội dung không còn phù hợp nữa mà thay vào đó là giáo dục theo địnhhướng phát triển năng lực nhằm mục tiêu phát triển năng lực người học
Nội dung hoạt động giáo dục pháp luật theo định hướng phát triển năng lực
không chỉ giới hạn trong trí thức và năng lực chuyên môn (các khái niệm, phạm trù, quy luật các mối quan hệ ) mà còn bao gồm các nhóm nội dung nhằm hình thành
và phát triển kĩ năng thể hiện năng lực tự học của sinh viên như: kỹ năng đọc vànghiên cứu tài liệu tự học tập, thu thập và tìm kiếm tài liệu học tập, lập kế hoạch vàquản lý thời gian học tập, tự kiểm tra, đánh giá quá trình học tập của cá nhân Hoạt động giáo dục pháp luật theo định hướng phát triển năng lực nhằm mụcđích là định hình và phát triển năng lực tự học ở người học Quá trình hoạt độnggiáo dục và xây dựng năng lực tự học phải bám sát và dựa trên cơ sở đảm bảo mụctiêu về kiến thức, thái độ, kĩ năng mà môn học hướng tới Qua đó, người học xâydựng được thế giới quan, phương pháp luận khoa học, nhân sinh quan cách mạng,
có niềm tin và lí tưởng cách mạng; người học biết vận dụng sáng tạo nó trong hoạtđộng nhận thức và thực tiễn; trong rèn luyện và tu dưỡng đạo đức, đáp ứng yêu cầu
của con người Việt Nam trong thời đại mới.
Trang 30So sánh mô hình hoạt động giáo dục theo định hướng nội dung
với hoạt động giáo dục định hướng năng lực
Hoạt động giáo dục theo định
hướng nội dung
Tính linh hoạt của hoạt động giáo dục theo định hướng năng lực còn thể hiện ởchỗ đảm bảo cho giáo viên được linh hoạt và chủ động trong việc sử dụng nhiềuphương pháp giảng dạy khác nhau nhằm giúp người học đạt các mục tiêu năng lựccũng như đảm bảo cơ sở thông tin cụ thể và dễ dàng cho đánh giá kết quả học tập; xây
Chương
trình
Mục tiêu học tập/ giáo dục
Đánh giá
Nhu cầu xã hội liên quan đến ngành nghề
Kết quả năng lực
Chương trình
Đánh giá
Trang 31dựng các tổ chức, hiệp hội chuyên môn ở cấp môn học, cấp khoa giúp hình thành vàphát triển chất lượng môn học cũng như tăng cường năng lực cho đội ngũ giáo viên.Hoạt động giáo dục theo định hướng phát triển năng lực hướng tới các yêu cầu
cụ thể như: i/đảm bảo và nâng cao chất lượng đầu ra của quá trình dạy học; ii/pháttriển toàn diện nhân cách người học theo hướng “chân, thiện, mỹ”, đặc biệt chútrọng đến năng lực vận dụng tri thức vào thực tế cuộc sống Trong hoạt động giáodục theo định hướng phát triển năng lực, người học đóng vai trò quan trọng, là chủthể của quá trình nhận thức
Hoạt động giáo dục theo định hướng phát triển năng lực không chỉ lưu tâmđến chất lượng sinh viên khi nhập học, mà còn đặc biệt chú trọng đến kết quả chấtlượng đào tạo sinh viên khi ra trường, bởi đó là thước đo của quá trình dạy học.Như vậy, có thể thấy đây là sự kết hợp giữa theo dõi và đánh giá liên tục trong suốtthời gian học tập của sinh viên
Nội dung giáo dục hoạt động pháp luật theo định hướng phát triển năng lựctrước hết là phải giáo dục những kiến thức cơ bản về nhà nước và pháp Luật, giáodục cho sinh viên hiểu được vai trò của pháp luật trong cuộc sống Ngoài ra, hoạtđộng giáo dục pháp luật còn là giáo dục các quy định của pháp luật tương ứng vềngành, nghề đào tạo mà sinh viên đang theo học Các yêu cầu đối với nội dung hoạtđộng GDPL cho sinh viên:
Thứ nhất, nội dung hoạt động giáo dục pháp luật theo định hướng phát triển
năng lực cho SV phải phù hợp với mục tiêu trong hoạt động phổ biến giáo dục phápluật mà Đảng và nhà nước đã đề ra và được thể hiện trong các văn bản quy phạmpháp luật đã ban hành trong thời gian văn bản còn hiệu lực
Thứ hai, nội dung hoạt động GDPL theo định hướng phát triển năng lực cho
SV các trường ĐH phải đảm bảo tính cơ bản, tính liên thông và tính hệ thống
Thứ ba, nội dung hoạt động GDPL theo định hướng phát triển năng lực cho
SV các trường đại học phải phản ánh được thực tiễn đời sống xã hội của đất nước
và thực tiễn giáo dục đại học và đặc biệt là ngành nghề sinh viên được đào tạo
Các loại hình văn bản pháp luật
Trang 32Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, theo điều 4 luật ban hành văn bảnquy phạm pháp luật số 80/2015/QH13 ngày 22 tháng 06 năm 2015 thì văn bản quyphạm pháp luật bao gồm các loại văn bản sau [Nguồn 28, tr 2].
1 Hiến pháp
2 Bộ luật, luật (sau đây gọi chung là luật), nghị quyết của Quốc hội
3 Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổquốc Việt Nam
4 Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước
5 Nghị định của Chính phủ; nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
6 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
7 Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
8 Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước
9 Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh)
10 Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
11 Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt
12 Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện)
13 Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện
14 Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung
là cấp xã)
15 Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã
Trang 331.4 Các hình thức giáo dục pháp luật đặc trưng, phù hợp với đối tượng sinh viên.
Ở bậc cao đẳng, đại học dạy học là quá trình hoạt động tương tác giữa giảngviên và sinh viên, là hoạt động có kế hoạch, có chương trình, nội dung có phươngpháp dạy học có tính khoa học, kỹ thuật và phải diễn ra bằng các hình thức tổ chứcdạy học phù hợp Quá trình GDPL cho SV các trường ĐH được thực hiện chủ yếuthông qua hoạt động dạy học chính khóa các môn pháp luật và hoạt động GDPLngoại khóa
Để giúp sinh viên có kết quả học tập tốt nhất, hình thức dạy học rất được cácnhà trường lưu tâm Với việc tổ chức, sắp xếp các giờ học phù hợp với mục tiêu củatừng môn học, gắn với hoạt động đổi mới phương pháp dạy học sẽ tạo nhiều điềukiện thuận lợi hơn đối với người học
Hình thức giáo dục pháp luật là các hoạt động để thực hiện quá trình giáo dụcpháp luật cho người học Dựa trên hình thức giáo dục pháp luật, người dạy tổ chứcthực hiện các nội dung cần truyền đạt theo theo những cách phù hợp với những điềukiện có sẵn, với từng loại đối tượng người học Trong chương trình giáo dục phápluật được thực hiện thông qua 2 hình thức đó là:
- Hoạt động giáo dục chính khóa thông qua việc lồng ghép các môn học bắt
buộc ở các cấp học từ tiểu học đến trung học Đối với sinh viên thì quá trình giáodục pháp luật được thực hiện chủ yếu thông qua hoạt động dạy học các môn phápluật Hình thức dạy chính khóa được quy định trong chương trình của ngành học.Gồm các hoạt động giáo dục các môn học liên quan đến pháp luật trên lớptheo thời khóa biểu quy định; tổ chức tuần sinh hoạt công dân HSSV theo chỉđạo của Bộ GD&ĐT vào đầu mỗi năm học và cho sinh viên cuối khóa
- Hoạt động giáo dục ngoại khóa Chương trình giáo dục pháp luật thông qua
các hoạt động ngoại khóa chủ yếu được thực hiện thông qua các hình thức thảoluận, tọa đàm về các nội dung, các đề tài pháp luật; tổ chức nghe, nói chuyệnchuyên đề pháp luật, xem phim, xem tiểu phẩm; tổ chức đi thực tế, dự phiên tòa; tổchức thi tìm hiểu pháp luật, thi văn nghệ với chủ đề pháp luật, tổ chức giao lưu giữacác trường, các khoa, các lớp; thành lập các câu lạc bộ pháp luật, tổ chức sinh hoạtcâu lạc bộ theo chủ đề pháp luật; tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong cộng đồng;
Trang 34tổ chức phong trào thanh niên tình nguyện, thanh niên xung kích tham gia giữ gìn
an ninh, trật tự, bảo vệ pháp luật
hiện nay có các hình thức chính như hoạt động giáo dục pháp luật thông quahình thức tuần sinh hoạt công dân đầu khóa, cuối khóa Đây là hoạt động ngoạikhóa mang tính chất bắt buộc Hình thức và nội dung của các hoạt động giáo dụcngoại khóa khác do nhà trường chủ động tổ chức thực hiện
Hình thức giáo dục pháp luật ngoại khóa phổ biến hiện nay như: tham dựphiên tòa thật sự hoặc tổ chức phiên tòa giả định cho sinh viên thực hiện tại trường,tham gia các câu lạc bộ pháp luật, tham gia các cuộc thi tìm hiểu pháp luật dotrường tổ chức, hoặc do các cơ quan chủ quản tổ chức, lồng ghép các hoạt động nhưthi diễn kịch, diễn văn nghệ, các buổi nói chuyện chuyên đề, giới thiệu các văn bảnmới trong những buổi sinh hoạt thương kỳ, giáo dục pháp luật cũng có thể được đưavào thời điểm sinh hoạt dưới cờ vào mỗi đầu tuần
Các hình thức khác
Về giáo dục phổ biến pháp luật nói chung, theo điều 11, luật phổ biến, giáodục pháp luật số 14/2012/QH13 ngày 20 tháng 06 năm 2012, hình thức phổ biến,giáo dục pháp luật bao gồm những nội dung chính như sau [Nguồn 27, tr 5] :
- Họp báo, thông báo báo chí
- Phổ biến pháp luật trực tiếp; tư vấn, hướng dẫn tìm hiểu pháp luật; cung cấpthông tin, tài liệu pháp luật
- Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, loa truyền thanh, Internet,pano, áp phích, tranh cổ động; đăng tải trên công báo; đăng tải thông tin pháp luậttrên trang thông tin điện tử; niêm yết tại trụ sở, bản tin cơ quan, tổ chức, khu dân cư
- Tổ chức thi tìm hiểu pháp luật
- Thông qua công tác xét xử, xử lý vi phạm hành chính, hoạt động tiếp côngdân, giải quyết khuyếu nại, tố cáo công dân và hoạt động khác của các cơ quantrong bộ máy Nhà nước; thông qua hoạt động trợ giúp pháp lý, hòa giải ở cơ sở
- Lồng ghép trong hoạt động văn hóa, văn nghệ, sinh hoạt của tổ chức chính trị
và các đoàn thể, câu lạc bộ, tủ sách pháp luật và các thiết chế văn hóa khác ở cơ sở
- Thông qua chương trình giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục của hệthống giáo dục quốc dân
Trang 35- Các hình thức phổ biến, giáo dục khác phù hợp với từng đối tượng cụ thể màcác cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có thể áp dụng để bảo đảm cho côngtác phổ biến, giáo dục pháp luật đem lại hiệu quả.
Như vậy có rất nhiều hình thức giáo dục pháp luật tuy nhiên tùy thuộc vào đốitượng người học, mục tiêu giáo dục mà người làm hoạt động giáo dục phải hiểu rõđối tượng người học để tìm ra hình thức giáo dục sao cho phù hợp nhằm mang lạihiệu quả tốt nhất
1.5 Nội dung quản lý hoạt động giáo dục pháp luật theo định hướng phát triển năng lực cho sinh viên trong trường đại học
1.5.1 Lập kế hoạch hoạt động giáo dục pháp luật theo định hướng phát triển năng lực cho sinh viên
Ban Giám hiệu và các phòng chức năng có trách nhiệm lập kế hoạch hoạtđộng giáo dục pháp luật theo định hướng phát triển năng lực cho sinh viên Lập kếhoạch là hoạt động đầu tiên trong quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho sinhviên, lập kế hoạch sẽ phân tích được tình hình, vạch ra mục tiêu, đưa ra các biệnpháp tối ưu để thực hiện Trong khâu lập kế hoạch hoạt động giáo dục pháp luật chosinh viên theo định hướng phát triển năng lực cần xác định được mục tiêu của hoạtđộng giáo dục pháp luật cho sinh viên, thời gian thực hiện, bộ phận thực hiện, biệnpháp thực hiện, kết quả dự kiến là gì, nguồn lực cần huy động
Một số căn cứ để lập kế hoạch
- Căn cứ luật giáo dục năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009
- Căn cứ vào Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật số 14/2012/QH13, ngày 20tháng 06 năm 2012
- Căn cứ vào điều lệ trường đại học
- Căn cứ vào thông tư số 10/2016/TT-BGDĐT, ngày 5 tháng 4 năm 2016 vềviệc ban hành quy chế công tác sinh viên đối với chương trình đào tạo hệ chính quy
- Căn cứ vào quyết định số 1928, ngày 20 tháng 11 năm 2009 về việc phêduyệt đề án “nâng cao chất lượng công tác giáo dục, phổ biến pháp luật trong nhàtrường”
- Căn cứ vào thực trạng hoạt động giáo dục pháp luật cho sinh viên của nhàtrường một số năm trước
Trang 36- Căn cứ vào điều kiện thực tế của nhà trường, khả năng đầu tư, đáp ứng cácnguồn lực.
Nội dung hoạt động lập kế hoạch
*Vai trò, trách nhiệm của Ban Giám hiệu:
+ Phân tích tình hình thực tế triển khai hoạt động giáo dục pháp luật theo địnhhướng phát triển năng lực trong nhà trường: đó là việc xác định điểm mạnh, điểmyếu, thời cơ, thách thức của nhà trường (sử dụng phương pháp phân tích SWOT)+ Từ việc phân tích tình hình thực tế (SWOT), Ban Giám hiệu sẽ xác địnhmục tiêu tổng thể của nhà trường cần đạt được trong hoạt động giáo dục pháp luật
theo định hướng pháp triển năng lực cho sinh viên (đảm bảo nguyên tắc SMART).
Mục tiêu hoạt động giáo dục pháp luật của nhà trường phải bám sát mục tiêu chungcủa ngành Giáo dục đặt ra
*Vai trò, trách nhiệm của các Trưởng Khoa, ban
+ Trên cơ sở mục tiêu tổng thể của nhà trường, các trưởng khoa, các phòngban chức năng có nhiệm vụ tiếp tục phân chia thành các mục tiêu nhỏ hơn tươngứng với các chỉ tiêu, chỉ số cụ thể nhằm phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vịcũng như thuận lợi trong việc đo lường, kiểm tra dễ dàng hiệu quả công tác giáo dụcpháp luật theo định hướng phát triển năng lực
+ Cần liệt kê các công việc theo trật tự nhất định đảm báo mối liên hệ giữa cáccông việc Đối với từng công việc đó cũng cần có các kế hoạch tác nghiệp riêng.+ Bố trí thời gian hợp lý các hoạt động chính khóa, ngoại khóa cho sinh viên.+ Với từng hoạt động giáo dục pháp luật sẽ có phương pháp, cách thực hiệnphù hợp để thu được kết quả cao nhất Đặc biệt coi trọng vấn đề bố trí nhận sự, thờigian và các nguồn lực khoa học
1.5.2 Tổ chức hoạt động giáo dục pháp luật theo định hướng phát triển năng lực cho sinh viên
Chủ thể quản lý hoạt động giáo dục muốn hoàn thành tốt kế hoạch cần thiết
kế, xây dựng quy mô của tổ chức phù hợp để thực hiện tốt các hoạt động khác Cụthể như: xác định vị trí công việc đối với từng đối tượng; cách thức phối hợp hoạtđộng, cũng như thiết lập mối liên kết giữa các bộ phận; xác định vai trò và chứcnăng của hệ thống quản lý điều hành tổ chức
Trang 37- Tổ chức hoạt động giáo dục pháp luật theo định hướng phát triển năng lực làviệc bố trí, sắp xếp nguồn nhân lực và các nguồn lực khác tạo ra một cơ cấu tổ chứcthích hợp để đảm bảo các mục tiêu giáo dục pháp luật đặt ra được thực hiện, thuđược kết quả cao.
- Xác định cơ cấu: Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, chức danh của từng vị trí.Trong hoạt động giáo dục pháp luật của trường Đại học, tùy vào nhiệm vụ của cấptrên, tình hình thực tiễn của nhà trường, quy mô các hoạt động giáo dục mà có sự tổchức cơ cấu khác nhau Thông thường thì hoạt động giáo dục pháp luật theo địnhhướng phát triển năng lực sẽ được thực hiện chính khóa do tổ hành chính - pháp luậttrong một khoa của nhà trường hoặc khoa giáo dục chính trị phụ trách, có nhiệm vụxây dựng kế hoạch, biên soạn nội dung, bố trí giáo viên giảng dạy Các hoạt độngngoại khóa do phòng Công tác học sinh sinh viên, khoa giáo dục chính trị, khoa kinh
tế - Đô thị phối hợp với các bộ phận chức năng trong nhà trường đảm nhận Tuynhiên sẽ không có sự tách biệt rõ ràng mà sẽ có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộphận chức năng với nhau Trong một số nội dung cụ thể thì thanh tra pháp chế củanhà trường, bộ môn giáo dục Quốc phòng - An ninh sẽ thực hiện các nội dung giáodục pháp luật chuyên môn cho sinh viên
- Sự phối hợp giữa nhà trường và các bên liên quan cần thực hiện một cáchchặt chẽ Gia đình cần phải thường xuyên liên lạc với nhà trường để nắm tình hìnhsinh viên trong quá trình học tập và rèn luyện, kịp thời xử lý các tình huống phátsinh
- Nhà trường cũng cần có sự phối hợp với chính quyền địa phương ở khía cạnh
an ninh trật tự tại nơi sinh viên sống, trọ học Tổ chức các buổi sinh hoạt, nóichuyện chuyên đề về các vấn đề cấp thiết đặt ra cho giới trẻ, phòng chống tệ nạn xãhội, các hành vi tiêu cực có thể xâm nhập vào môi trường học đường
1.5.3 Chỉ đạo hoạt động giáo dục pháp luật theo định hướng phát triển năng lực cho sinh viên
Chỉ đạo hoạt động giáo dục pháp luật theo định hướng phát triển năng lực chosinh viên nhằm thực hiện hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật chosinh viên là biết cách điều khiển, động viên, lãnh đạo người khác, chọn các phươngpháp quản lý phù hợp với những đối tượng và hoàn cảnh Ở góc độ là quản lý, hoạt
Trang 38động này tương tự như công việc chỉ huy, dẫn dắt đối tượng quản lý và chủ thểquản lý nhằm hướng họ thực hiện mục tiêu, yêu cầu của tổ chức đặt ra Như vậy, cóthể khái quát: chỉ đạo là quá trình giao nhiệm vụ, hướng dẫn, đôn đốc thực hiệnnhiệm vụ, giám sát và điều chỉnh các hoạt động một cách kịp thời.
Trong hoạt động chỉ đạo việc giáo dục pháp luật cho sinh viên theo địnhhướng phát triển năng lực cần tạo được cơ chế hướng dẫn, đôn đốc các bộ phậnchức năng thực hiện công việc theo đúng kế hoạch đã thông báo Khuyến khích,động viên kịp thời các cá nhân, bộ phận, làm tốt nhiệm vụ Tuyên dương cá nhânsinh viên, tập thể lớp đạt thành tích cao đồng thời điều chỉnh các hoạt động chưaphù hợp
Biện pháp chỉ đạo: Khi bước vào môi trường học tập đại học, sinh viên sẽ
được tiếp cận với các văn bản quy phạm pháp luật liên quan trực tiếp đến quyền lợi,nghĩa vụ của sinh viên trong thời gian học tập tại trường như hiến pháp, luật giáodục, luật nghĩa vụ quân sự, điều lệ Trường đại học, quy chế tuyển sinh, quy chế đàotạo Hệ thống các văn bản này không yêu cầu sinh viên phải nắm bắt ngay lập tức
mà sẽ được lồng ghép trong các môn học hoặc dưới sự hướng dẫn của các giảngviên Không chỉ vậy, sinh viên còn có cơ hội được nghiên cứu các lĩnh vực phápluật khác mà sinh viên quan tâm qua các phương tiện thông tin như tivi, đài, báo,internet, thư viện của Trường
Trong phạm vi nhà trường, sinh viên cũng phải nghiêm túc thực hiện cácquyết định của lãnh đạo Nhà trường, quyết định, thông báo của các phòng ban chứcnăng, nội quy, quy định mà nhà trường đặt ra Các nội dung này các nhà trường đều
sẽ phổ biến, triển khai đến sinh viên ngay khi sinh viên bắt đầu học thông qua “tuầnhọc công dân HSSV”đầu khóa
1.5.4 Kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục pháp luật theo định hướng phát triển năng lực cho sinh viên
Kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục pháp luật theo định hướng phát triểnnăng lực cho SV bao gồm việc xác định kết quả của hoạt động giáo dục pháp luậtđạt được so với mục tiêu ban đầu nhà trường và các cấp đề ra, phát hiện sai lệchnhằm kịp thời điều chỉnh và phát huy những mặt tích cực, đảm bảo hoạt động đi
Trang 39đúng hướng và đạt mục tiêu đề ra Hay nói một cách khái quát, kiểm tra, đánh giáhoạt động giáo dục pháp luật cho sinh viên là nhằm hướng tới đảm bảo các hoạtđộng được phối hợp nhịp nhàng, đi đúng hướng, đạt hiệu quả cao… như mục tiêucủa tổ chức đề ra Bản chất của quá trình kiểm tra chính là hệ thống phản hồi về kếtquả hoạt động, đồng thời cung cấp thông tin cho hoạt động truyền thông tiếp theo.Đối với chức năng kiểm tra trong hoạt động giáo dục pháp luật theo địnhhướng phát triển năng lực cho sinh viên cần xác định các tiêu chuẩn để kiểm tra, cụthể hơn cần có các tiêu chí kiểm tra.
Muốn hoạt động giáo dục pháp luật kiểm tra có hiệu quả thì các tiêu chuẩn,tiêu chí phải phù hợp với thực tiễn nhà trường và thực tiễn sinh viên và phải phùhợp với mục tiêu đặt ra ban đầu
Các tiêu chuẩn để kiểm tra có thể là:
- Kết quả các bài thi các học phần liên quan đến nội dung pháp luật trongchương trình đào tạo
- Khả năng nắm nội quy, quy chế, chấp hành các quy định của nhà trường
- Kiến thức tổng hợp về các quy định pháp luật phổ biến đang được áp dụngtrong cuộc sống
Phương pháp nhà trường có thể tiến hành kiểm tra để thu thập thông tin phảnhồi về kết quả giáo dục pháp luật cho sinh viên bao gồm:
- Tổ chức các kỳ thi hết học phần trong đó có các học phần về pháp luật
- Tổ chức các cuộc thi, tọa đàm khoa học tìm hiểu về pháp luật trong sinhviên
- Bố trí lực lượng theo dõi tình tình chấp hành nội quy, quy chế trong nhà trường
1.6 Các yếu tố tác động đến quản lý hoạt động giáo dục pháp luật theo định hướng phát triển năng lực cho sinh viên trong trường đại học
1.6.1 Yếu tố môi trường kinh tế - Xã hội và pháp luật
Điều kiện kinh tế - xã hội, sự phát triển chưa đồng đều giữa các vùng miền
Hoạt động GDPL theo định hướng phát triển năng lực cho SV được diễn ratrong một môi trường chính trị - xã hội nhất định, phụ thuộc vào các điều kiện vềkinh tế, văn hóa của xã hội ở từng giai đoạn khác nhau Môi trường xã hội thuận lợivới các điều kiện cần thiết về kinh tế, chính trị, văn hóa là tiền đề cơ bản, quan trọng
Trang 40giúp hoạt động GDPL theo định hướng phát triển năng lực cho SV đi vào nền nếp, cóchiều sâu và đạt chất lượng, hiệu quả cao Ngược lại, môi trường xã hội không thuậnlợi, các điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa không đảm bảo, thì hoạt động GDPL theođịnh hướng phát triển năng lực cho SV sẽ gặp nhiều khó khăn, bất cập Chính vì vậy,việc đảm bảo các điều kiện về kinh tế, chính trị, văn hóa là một trong những yêu cầukhông thể thiếu nhằm nâng cao hiệu quả GDPL theo định hướng phát triển năng lựccho SV.
Mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật
Mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật là một trong các yếu tố có ảnhhưởng nhiều nhất tới hoạt động GDPL theo định hướng phát triển năng lực cho SVcác trường đại học Các tiêu chuẩn cơ bản để xác định mức độ hoàn thiện của một
hệ thống pháp luật là: Thống nhất, phù hợp, toàn diện, đồng bộ và tính ứng dụngcủa hệ thống pháp luật Mỗi tiêu chuẩn nêu trên đều có tác động tới hoạt độngGDPL cho SV các trường đại học:
Chính sách pháp luật và cơ chế pháp lý quy định về hoạt động GDPL nóichung và SV các trường Đại học không chuyên luật nói riêng cũng có ảnh hưởngkhông nhỏ tới chất lượng và hiệu quả của hoạt động này
Hệ thống pháp luật về GDPL là yếu tố quan trọng đảm bảo cho hoạt độngGDPL cho SV các trường đại học không chuyên luật được triển khai nghiêm túc vàđầy đủ Các quy định của pháp luật xác định rõ ràng quyền, nghĩa vụ và trách nhiệmcủa các chủ thể GDPL, đối tượng GDPL, xây dựng cơ chế phù hợp để thực hiện cácquy định đó, đồng thời huy động sức mạnh của toàn xã hội tham gia vào GDPL cho
SV các trường Đại học không chuyên luật Trên thực tế hiện nay hệ thống chínhsách và pháp luật vẫn chưa thực sự đồng bộ, hoàn chỉnh, nhiều chính sách ban hànhthiếu tính khả thi cũng gây khó khăn cho hoạt động GDPL theo định hướng pháttriển năng lực trong nhà trường
Chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước có sự đổi mới thường xuyên
Xã hội luôn vận động và phát triển kéo theo sự biến đổi không ngừng các quan
hệ xã hội, quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với các hiện tượngcủa xã hội Chính điều đó đòi hỏi nhà nước phải thường xuyên có sự điều chỉnh, bổ