1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý hoạt động đánh giá theo định hướng phát triển năng lực tại các trường trung học cơ sở huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ

114 327 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 114
Dung lượng 1,73 MB

Nội dung

Luận văn đã nghiên cứu các vấn đề lý luận liên quan đến đề tài: Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường phổ thông; khái niệm về đánh giá, hoạt động đánh giá định hướng phát triển năng lực; quản lý hoạt động đánh giá định hướng phát triển năng lực. Lý luận đã chứng minh hoạt động hoạt động đánh giá định hướng phát triển năng lực học sinh trung học cơ sở là vô cùng quan trọng, cấp thiết. Do vậy quản lý hoạt động ĐG có một vai trò quan trọng tác động đến hiệu quả của người dạy và người học là một trong những yếu tố quan trọng quyết định chất lượng mỗi nhà trường. Luận văn đã trình bày khái quát về tình hình chung của huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ; tình hình quản lý hoạt động đánh giá, thực trạng quản lý hoạt động đánh giá năng lự cho học sinh trung học cơ sở huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ theo định hướng phát triển . Trên cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý hoạt động đánh giá theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh trường THCS huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ, tác giả đã đề xuất 7 biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động theo định hướng phát triển năng lực của học sinh trường THCS huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ. Các biện pháp cụ thể đó là: Tổ chức các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức, bồi dưỡng năng lực về đánh giá theo định hướng phát triển năng lực của học sinh cho cán bộ quản lý và giáo viên Tổ chức để người dạy xác định được mục tiêu môn học Xây dựng và thể chế hóa, công khai kế hoạch đánh giá trong suốt năm học cho từng môn học Tập huấn kỹ năng thiết kế, cách sử dụng các bài đánh giá của các môn học cho các mục đích khác nhau trong từng năm học. Tập huấn kỹ năng chấm bài, cho điểm, nhận xét, trả bài, công bố điểm, cách sử dụng điểm cho từng loại hình đánh giá Tập huấn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin trong đánh giá và tự đánh giá. Tăng cường quản lý cơ sở vật chất và các điều kiện phục vụ hoạt động đánh giá theo định hướng phát triển năng lực của học sinh

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN VĂN ĐỨC

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ THEO

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN TAM NÔNG,

TỈNH PHÚ THỌ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

HÀ NỘI, 2019

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN VĂN ĐỨC

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ THEO

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN TAM NÔNG,

TỈNH PHÚ THỌ

Chuyên ngành: Quản lí Giáo dục

Mã số: 8.14.01.14

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học : TS Lê Thái Hưng

HÀ NỘI, 2019

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành được Luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc vàkính trọng đến TS Lê Thái Hưng đã trực tiếp hướng dẫn, đóng góp những ý kiếnquý báu cho tôi trong suốt quá trình thực hiện Luận văn

Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô, cán bộ của Trường Đại học Giáodục - Đại học Quốc gia Hà Nội cùng tập thể các nhà khoa học đã giúp đỡ tôitrong quá trình học tập và nghiên cứu luận văn

Xin trân trọng cảm ơn các Trường THCS Nguyễn Quang Bích, THCSHưng Hóa, THCS Quang Húc, THCS Tứ Mĩ, THCS Xuân Quang, huyện TamNông, Phú Thọ cùng với bạn hữu và gia đình đã hỗ trợ giúp đỡ, động viên đểtôi hoàn thành luận văn này

Xin chân thành cảm ơn!

Tác giả

Nguyễn Văn Đức

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT v

DANH MỤC CÁC HÌNH vi

DANH MỤC CÁC BẢNG vii

PHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ THEO ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC 7

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 7

1.2 Một số khái niệm cơ bản 11

1.2.1 Quản lý, quản lý giáo dục 11

1.2.2 Đánh giá, quản lý hoạt động đánh giá định hướng năng lực 13

1.3 Đánh giá theo định hướng phát triển năng lực của học sinh THCS 15

1.3.1 Vị trí, chức năng và nguyên tắc của đánh giá 16

1.3.2 Các hình thức, phương pháp và quy trình đánh giá 20

1.3.3 Đặc điểm của đánh giá theo định hướng phát triển năng lực của học sinh trung học cơ sở 24

1.4 Quản lý hoạt động đánh giá theo định hướng phát triển năng lực của học sinh cấp THCS 27

1.4.1 Nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng về quản lý hoạt động đánh giá theo định hướng phát triển năng lực của học sinh THCS 27

1.4.2 Nội dung quản lý hoạt động đánh giá theo định hướng phát triển năng lực của học sinh THCS 28

1.4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động đánh giá theo định hướng phát triển năng lực của học sinh các trường THCS 32

Tiểu kết chương 1 35

Trang 5

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH TRUNG

HỌC CƠ SỞ HUYỆN TAM NÔNG, TỈNH PHÚ THỌ 36

2.1 Khái quát về tình hình phát triển giáo dục của huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ 36

2.2 Vài nét về hệ thống trường trung học cơ sở thuộc huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ 37

2.2.1 Giới thiệu về các trường THCS tham gia nghiên cứu 37

2.2.2 Lý do chọn các trường THCS để nghiên cứu 43

2.3 Phương pháp khảo sát 44

2.3.1 Công cụ khảo sát 44

2.3.2 Đối tượng khảo sát 49

2.4 Thực trạng hoạt động đánh giá theo định hướng phát triển năng lực của học sinh các trường thcs thuộc huyện tam nông, tỉnh phú thọ 52

2.4.1 Thực trạng nguyên tắc, mục đích, nội dung, phương pháp, kết quả đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh 52

2.4.2 Quan điểm chung của giáo viên và học sinh về thực trạng hoạt động đánh giá học sinh theo định hướng năng lực 63

Tiểu kết chương 2 69

CHƯƠNG 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN TAM NÔNG, TỈNH PHÚ THỌ 70

3 1 Nguyên tắc đề xuất các biện pháp 70

3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống 70

3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa 70

3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 71

3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 71 3.2 Các biện pháp quản lý hoạt động đánh giá theo định hướng phát triển năng lực của học sinh thcs huyện tam nông, tỉnh phú thọ theo định hướng

Trang 6

phát triển năng lực 72

3.2.1 Tổ chức các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức, bồi dưỡng năng lực về đánh giá theo định hướng phát triển năng lực của học sinh cho cán bộ quản lý và giáo viên 72

3.2.2 Tổ chức để người dạy xác định được mục tiêu môn học 73

3.2.3 Xây dựng và thể chế hóa, công khai kế hoạch đánh giá trong suốt năm học cho từng môn học 74

3.2.4 Tập huấn kỹ năng thiết kế, cách sử dụng các bài đánh giá của các môn học cho các mục đích khác nhau trong từng năm học 76

3.2.5 Tập huấn kỹ năng chấm bài, cho điểm, nhận xét, trả bài, công bố điểm, cách sử dụng điểm cho từng loại hình đánh giá 78

3.2.6 Tập huấn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin trong đánh giá và tự đánh giá 79

3.2.7 Tăng cường quản lý cơ sở vật chất và các điều kiện phục vụ hoạt động đánh giá theo định hướng phát triển năng lực của học sinh 80

3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp 81

3.4 Kết quả thăm dò ý kiến về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp 82

Tiểu kết chương 3 83

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 84

1 Kết luận 84

2 Kiến nghị 84

2.1 Đối với Bộ GD và ĐT 84

2.2 Đối với huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ 85

2.3 Đối với các trường THCS huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ 85

TÀI LIỆU THAM KHẢO 87 PHỤ LỤC

Trang 7

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

TT Các chữ viết tắt Các chữ viết đầy đủ

Trang 8

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1 Cấu trúc năng lực 14

Hình 1.2 Sơ đồ quá trình dạy học 17

Hình 1.3 Các nguyên tắc đánh giá 20

Hình 1.4 Ưu điểm, hạn chế của phương pháp dự án 23

Hình 1.5 Xác định mục tiêu môn học 29

Hình 1.6 Công khai kế hoạch đánh giá 30

Hình 1.7 Thiết kế, sử dụng các bài đánh giá 30

Hình 2.1 Nhận định của học sinh về mục đích đánh 54

Hình 2.2 Nhận định của giáo viên về mục đích đánh giá 55

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 Chức năng của đánh giá 18

Bảng 1.2 So sánh phương pháp trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách quan 22

Bảng 1.3 Sự khác nhau giữa đánh giá kiến thức và đánh giá năng lực 24

Bảng 1.4 Các năng lực của đánh giá theo định hướng năng lực 26

Bảng 2.1 Công cụ khảo sát 44

Bảng 2.2 Độ tin cậy của công cụ khảo sát 49

Bảng 2.3 Mô tả đối tượng giáo viên tham gia khảo sát 50

Bảng 2.4 Mô tả đối tượng học sinh tham gia khảo sát 51

Bảng 2.5 Nhận định của học sinh về nguyên tắc đánh giá 52

Bảng 2.6 Nhận định của giáo viên về nguyên tắc đánh giá 53

Bảng 2.7 Nhận định của học sinh về nội dung đánh giá 56

Bảng 2.8 Nhận định của giáo viên về nội dung đánh giá 56

Bảng 2.9 Nhận định của học sinh về hình thức đánh giá 57

Bảng 2.10 Nhận định của giáo viên về hình thức đánh giá 58

Bảng 2.11 Nhận định của học sinh về phương pháp đánh giá 59

Bảng 2.12 Nhận định của giáo viên về phương pháp đánh giá 59

Bảng 2.13 Nhận định của học sinh về kết quả đánh giá 60

Bảng 2.14 Nhận định của giáo viên về kết quả đánh giá 61

Bảng 2.15 Nhận định của học sinh về tổ chức đánh giá 62

Bảng 2.16 Nhận định của giáo viên về tổ chức đánh giá 63

Bảng 2.17 Kết quả phân tích Anova việc quản lý hoạt động KTĐT 64

Bảng 2.18 Quan điểm chung của học sinh 65

Bảng 2.19 Quan điểm chung của giáo viên 66

Bảng 3.1 Khảo nghiệm các biện pháp 82

Trang 11

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Hiện nay trong tình hình đất nước đổi mới, Việt Nam đang phấn đấutrở thành quốc gia có nền kinh tế phát triển trong khu vực và thế giới GDđang chiếm một vị trí hết sức quan trọng, GD vừa là mục tiêu vừa là động lựccủa sự phát triển và được coi là khâu đột phá đề thực hiện công nghiệp hóa -hiện đại hóa đất nước

Với quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày

4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI chỉ rõ “Phát triển GD và ĐT là nâng cao dân trí, ĐT nhân lực, bồi dưỡng nhân tài Chuyển mạnh quá trình

GD từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; GD nhà trường kết hợp với GD gia đình và GD xã hội” Đổi mới GD ĐT nói chung

và đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp dạy học trong đó có KTĐGnói riêng là vấn đề bức thiết được Đảng và Nhà nước quan tâm chỉ đạo đểnâng cao chất lượng dạy và học Trong đó, đổi mới KTĐG được xác định làkhâu đột phá, là yếu tố quan trọng nhất để thực hiện đổi mới căn bản GD ĐT

từ tiếp cận nội dung chuyển sang tiếp cận NL

Đổi mới KTĐG còn là một trong những biện pháp hữu hiệu để nhàtrường và GV hoàn thành những mục tiêu GD ĐT thời kỳ đổi mới Trong quátrình dạy học, đổi mới dạy học không thể tách rời đổi mới KTĐG Đổi mớiKTĐG có vai trò hết sức quan trọng, là một biện pháp để nâng cao chất lượngdạy học , đó là khâu mở đầu của quá trình dạy học và cũng là khâu kết thúccủa quá trình dạy học này để mở ra một quá trình dạy học khác cao hơn Kếtquả của hoạt động ĐG giúp HS, GV, cán bộ quản lý điều chỉnh và cải tiếnhoạt động học, hoạt động dạy học, hoạt động quản lý cho phù hợp, đồng thờikết quả của hoạt động ĐG của HS khẳng định chất lượng cơ sở GD

Trang 12

Trong mỗi cơ sở GD, hoạt động quản lý có vị trí, vai trò quan trọngquyết định đến chất lượng, hiệu quả và sự phát triển của nhà trường Trongcác hoạt động của công tác quản lý, quản lý hoạt động ĐG có một vai tròquan trọng tác động đến hiệu quả của người dạy và người học Vì vậy, quản

lý hoạt động ĐG là một trong những yếu tố quan trọng quyết định chất lượngmỗi nhà trường Điều này đã được khẳng định trong một số tài liệu nghiêncứu về ĐG của các chuyên gia hàng đầu Việt Nam như: Nguyễn Đức Chính(2017), ĐG và quản lý hoạt động ĐG trong GD, Nxb giáo dục Nguyễn Đức

Chinh, Trần Xuân Bách, Trần Thị Thanh Phương (2016), Quản lí chất lượng

trong giáo dục, Nxb Giáo dục Việt Nam Tất cả các nghiên cứu trên đã tiếnhành nghiên cứu thực trạng các biện pháp quản lí hoạt động lý hoạt động ĐGcủa HS phổ thông bằng những cách tiếp cận khác nhau và đã đề xuất đượcmột số biện pháp cần thiết, khả thi để nâng cao hiệu quả quản lý và đã khẳngđịnh vai trò quyết định đến chất lượng của hoạt động quản lý ĐG của HS

Trong những năm gần đây, ngành giáo dục tỉnh Phú Thọ nóichung, huyện Tam Nông nói riêng đã có nhiều cố gắng và đạt được một số kếtquả trong việc chỉ đạo và quản lý hoạt động ĐG của HS góp phần nâng caochất lượng dạy học Tuy nhiên quá trình ĐG vẫn còn nhiều bất cập: ĐG cònnặng về ghi nhớ máy móc, không kiểm tra được HS vận dụng bài học; kỹnăng ĐG HS chưa được GV quan tâm, việc ĐG còn nặng về hình thức, vềđiểm số, độ chính xác chưa cao… vẫn thiên về việc tiếp cận nội dung màchưa tiếp cận theo hướng phát triển NL cho HS Do đó, cần thiết phải cónhững biện pháp quản lý hoạt động ĐG một cách thiết thực, hiệu quả và phùhợp với điều kiện mỗi nhà trường

Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài: “Quản lý hoạt động

đánh giá theo định hướng phát triển năng lực của học sinh trường THCS huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ” để đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động

ĐG theo định hướng phát triển năng lực của HS THCS nhằm nâng cao lượngchất giáo dục nhà trường góp phần thực hiện đổi mới căn bản GD&ĐT

Trang 13

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về quản lý hoạt động ĐGtheo hướng phát triển NL của HS THCS, đồng thời khảo sát và phân tích thựctrạng hoạt động ĐG của học sinh từ đó đề xuất một số biện pháp quản lý hoạtđộng ĐG theo định hướng phát triển NL của HS THCS huyện Tam Nông,tỉnh Phú Thọ góp phần nâng cao chất lượng dạy học của nhà trường

3 Khách thể, đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Hoạt động ĐG theo định hướng phát triển NL của HS THCS

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Quản lý hoạt động ĐG theo định hướng phát triển NL của HS trườngTHCS

4 Câu hỏi nghiên cứu

4.1 Thực trạng QL hoạt động ĐG theo định hướng phát triển NL của HStrong trường THCS huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ như thế nào?

4.2 Cần có những biện pháp quản lý nào có thể triển khai để tăng cường hiệuquả hoạt động ĐG theo định hướng phát triển NL của HS trường THCShuyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ?

5 Giả thuyết khoa học

Đề xuất và vận dụng đồng bộ các biện pháp quản lý hoạt động ĐG theođịnh hướng phát triển NL của HS phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường

sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học và GD toàn diện của nhà trường, thựchiện thắng lợi mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện của GD Việt Nam

6 Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu

6.1 Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý hoạt động ĐG theo định hướngphát triển NL của HS HS THCS

6.2 Khảo sát và phân tích thực trạng hoạt động ĐG theo định hướng pháttriển NL của HS trường 05 Trường THCS huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ

Trang 14

6.3 Đề xuất một số biện pháp nhằm quản lý hoạt động ĐG theo định hướng pháttriển NL của HS ở trường 05 Trường THCS huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ

7 Phạm vi nghiên cứu

7.1 Giới hạn địa bàn nghiên cứu

Nghiên cứu quản lý hoạt động ĐG theo định hướng phát triển NL của

HS ở 05 trường THCS Nguyễn Quang Bích, THCS Hưng Hóa, THCS QuangHúc, THCS Tứ Mĩ, THCS Xuân Quang, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ

7.2 Giới hạn về thời gian nghiên cứu

7.2.1 Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 10/2018

7.2.2 Số liệu điều tra, khảo nghiệm: Nghiên cứu các tài liệu, số liệu điều tra, khảo nghiệm giới hạn trong 3 năm học:

- Năm học 2015 - 2016

- Năm học 2016 - 2017

- Năm học 2017 - 2018

7.3 Giới hạn về khách thể điều tra

Đối tượng tham gia khảo sát là cán bộ quản lý, GV (102 GV) và HS(556 HS ở 4 khối lớp 6, 7, 8,9) của các trường THCS huyện Tam Nông, tỉnhPhú Thọ

8 Phương pháp nghiên cứu

8.1 Phương pháp luận nghiên cứu

Đề tài sử dụng các phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp,phương pháp so sánh, phương pháp hệ thống và khái quát hoá để xây dựngcác khái niệm công cụ và xây dựng các luận cứ lý luận khác có liên quan đếnquản lý GD và ĐG theo định hướng phát triển NL của HS Nguồn tài liệuđược sưu tầm, nghiên cứu tập trung vào các vấn đề: Lý luận về quản lý; ĐGGD; các văn bản pháp quy về quản lý GD và ĐG của HS theo hướng pháttriển NL

8.2 Nhóm nghiên cứu thực tiễn

Trang 15

+ Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động ĐG HS, tinh thần, ý thứctrách nhiệm của GV để có những ĐG khách quan nhất về công tác ĐG HStheo định hướng phát triển NL của HS tại ở trường THCS Quan sát hoạtđộng quản lý chỉ đạo hoạt động ĐG HS theo định hướng phát triển NL của

HS tại qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, dự giờ thăm lớp, kiểm tra hồ sơcủa GV nhằm ĐG thực trạng quản lí hoạt động ĐG HS theo định hướng pháttriển NL của HS tại ở trường THCS huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ

+ Phương pháp phỏng vấn, điều tra GD: Đây là phương pháp chính,được sử dụng nhằm khảo sát thực trạng hoạt động ĐG HS theo định hướngphát triển NL của HS tại trường THCS bằng phiếu hỏi để thu thập ý kiến củaCBQL và GV về thực trạng quản lí hoạt động ĐG theo định hướng phát triển

NL của HS, tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý đề xuấttrong luận văn

+ Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Phương pháp nghiên cứu nàygiúp cho việc thu thập thông tin liên quan đến vấn đề quản lý hoạt động ĐG

HS theo định hướng phát triển NL của HS tại ở trường THCS, thông qua cácbài viết và tài liệu báo cáo để phục vụ cho nhiệm vụ nghiên cứu lý luận vàthực trạng của đề tài

8.3 Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học

Phương pháp thống kê được sử dụng để xử lý kết quả điều tra, khảo sát, phân tích các số liệu của đề tài; sử dụng các phần mềm để phân tích các kết quả nghiên cứu như bảng biểu, sơ đồ.

9 Những đóng góp của đề tài

Tổng kết lý luận về công tác quản lý hoạt động ĐG theo định hướngphát triển NL của HS hiện nay ở các trường THCS Nguyễn Quang Bích,THCS Hưng Hóa, THCS Quang Húc, THCS Tứ Mĩ, THCS Xuân Quang,huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ, chỉ ra những ưu điểm và tồn tại đồng thờicung cấp cơ sở khoa học để xây dựng một số biện pháp quản lý hiệu quả cho

Trang 16

hoạt động theo định hướng phát triển NL của HS Kết quả nghiên cứu được

áp dụng cho đổi mới công tác quản lý hoạt động ĐG theo định hướng pháttriển NL của HS ở các trường THCS thuộc phạm vi nghiên cứu và các trườngTHCS khác của huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ

10 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu thamkhảo luận văn được trình bày gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động ĐG theo định hướng

phát triển NL của HS THCS

Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động ĐG theo định hướng phát

triển NL của HS các trường THCS huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ

Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động ĐG theo định hướng phát

triển NL của HS các trường THCS huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ

Trang 17

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ HỌC SINH

TRUNG HỌC CƠ SỞ THEO ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề

Tiếp cận NL trong GD tập trung vào kết quả học tập, nhắm đến những

gì người học dự kiến phải làm được hơn là nhắm đến những gì người học cầnphải học được Trên cơ sở của dạy học và GD theo tiếp cận NL, hoạt độngKTĐG nhanh chóng phát triển khắp các nước trên thế giới

Theo J.A.Comenxki, người đầu tiên đưa ra quan điểm về KTĐG trongthế giới cận đại, cho rằng KTĐG góp phần điều chỉnh các yếu tố mục đích,nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức người dạy với người học saocho hiệu quả và chất lượng ĐG thường được thực hiện bằng hai cách là ĐGsản phẩm (product evaluation) và ĐG tiến trình (process evaluation) [22] vàcả hai hình thức ĐG này đều tạo điều kiện để thúc đẩy việc học của người học[46] Mặc dù KTĐG thông thường được xem là một công cụ để đo lường sựtiến bộ của người học, tuy nhiên hoạt động này cũng cho phép người học,người dạy, cơ sở GD, quốc gia theo dõi chất lượng GD của nhà trường và hệthống GD [31]

Dựa trên nền tảng của triết lý về ĐG là ĐG vì hoạt động học tập, ĐGnhư hoạt động học tập, KTĐG theo định hướng NL tích hợp với quá trình dạyhọc và là một bộ phận của quá trình dạy học Tác giả Shirley Fletcher đã xácđịnh một số nguyên tắc cơ bản, các phương pháp, và lợi ích của kỹ thuật ĐGtheo NL, đưa một số hướng dẫn cho những người làm công tác ĐT hướng tớiviệc ĐG dựa trên NL [47] Tác giả Martin Johnson đã giới thiệu và phân tíchquan điểm về cách xếp hạng trong ĐG theo định hướng NL của một sốchuyên gia GD Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng việc xếp hạng trong ĐG theo

NL là cách ĐG theo hệ thống nhị nguyên (có/không có NL), tuy nhiên lại dễgây tác động tiêu cực đối với nhóm người học có kết quả thấp [36]

Trang 18

Với mục tiêu ĐG khả năng tiềm ẩn của HS dựa trên kết quả đầu ra củamột giai đoạn học tập nhằm tìm kiếm minh chứng về việc HS đã thực hiệnthành công các sản phẩm đó, nhiều quốc gia đã triển khai hoạt động thànhcông hoạt động KTĐG theo định hướng NL

Khi ĐG mức độ tiếp nhận và cảm thụ văn học về một tác phẩm nào đó,

ở Hoa Kì GV yêu cầu HS hoạt động nhóm để phân tích nội dung, nghệ thuậtcủa tác phẩm và có thể lập dự án tham quan bảo tàng của nhà văn Khi traođổi, HS được thoải mái tìm hiểu các vấn đề thực tế, vận dụng nhiều kiến thứcliên môn, hợp tác nghiên cứu và có thể đưa ra nhiều nhận định sáng tạo Một

số trường tiểu học, khi họp phụ huynh vào đầu năm học, GV chủ nhiệm giớithiệu chương trình học tập trong năm học, mục tiêu cuối năm học, cách traođổi giữa bố mẹ và GV, cách chấm điểm bằng nhận xét [40], [24]

Ở Canada, cha mẹ HS sau mỗi học kì nhận được kết quả nhận xét vềkhả năng học tập của HS với các nội dung:

+ Khả năng làm việc độc lập;

+ Mức độ hoàn thành các bài tập;

+ Năng lực sáng tạo;

+ Năng sử dụng công nghệ thông tin;

+ Năng lực hợp tác với những người xung quanh;

+ Năng lực giải quyết những xung đột của cá nhân;

+ Năng lực tham gia các hoạt động tập thể của lớp;

+ Mức độ giải quyết vấn đề;

+ Khả năng biết đặt mục tiêu để hoàn thiện trong tương lai

Trong từng mục trên, GV nhận xét cả điểm mạnh, hạn chế của HS đãđạt được trong quá trình học tập, rèn luyện ở trường để HS khắc phục [46]

Việc ĐG NL HS ở Pháp và Phần Lan được thực hiện thông qua hồ sơhọc tập và được GV theo dõi hằng tuần, hằng tháng Khi kết thúc năm học,

GV, HS và cha mẹ HS sẽ cùng ngồi với nhau để nghe những chia sẻ về kết

Trang 19

quả học tập của HS, những cảm nhận của HS thay vì chỉ căn cứ vào bảng tổngkết kết quả học tập như các quốc gia khác [30]

Ở Nhật Bản, ĐG HS theo tiếp cận NL không ĐG bằng hạnh kiểm, màchú trọng đến thái độ, mối quan tâm, hứng thú và kỹ năng của HS bên cạnhđiểm số người học đạt được Các phương pháp ĐG thường xuyên được sửdụng nhiều nhất tại các trường THCS là kiểm tra viết, thuyết trình và dự ánhọc tập [34]

ĐG theo NL đòi hỏi các phương pháp ĐG đa dạng và phù hợp để đolường mục tiêu giảng dạy Bài kiểm tra ĐG NL của HS là một hoạt động ĐGtrong đó yêu cầu HS chứng minh khả năng của mình bằng việc đưa ra các câutrả lời dưới dạng viết/nói, bằng việc tham gia vào các hoạt động của nhómhoặc tự thể hiện hoạt động của cá nhân, bằng việc sáng tạo ra một sản phẩm

cụ thể [38] Bên cạnh các bài kiểm tra, các công cụ khác như ĐG hồ sơ,phỏng vấn, quan sát HS, tham vấn ý kiến GV, cán bộ tư vấn họcđường….được các cơ sở GD sử dụng rộng rãi để ĐG toàn diện NL của HS

ĐG lớp học là thành tố cơ bản trong GD bởi lợi ích của ĐG lớp học chính làchú trọng chiều sâu của quá trình học tập [32]

Nhằm theo kịp các hệ thống GD tiên tiến trên thế giới và với mongmuốn đạt chuẩn quốc tế trong GD, hệ thống GD THCS của Việt Nam cũngđang từng bước thay đổi từ GD theo nội dung kiến thức sang GD theo NL.Nhiều công trình nghiên cứu tổng quan về phương pháp ĐG theo NL, các ưuđiểm của ĐG theo NL như giúp HS tự tin, hăng say, nâng cao NL sáng tạotrong lớp học, cung cấp kết quả ĐG khách quan, thực tế theo NL của ngườihọc, giúp người học biết mình đang ở đâu và tiếp tục cố gắng [1], [21],phương thức ĐG trong GD đang có những thay đổi phù hợp hơn với GD hiệnđại đó là đi vào ĐG NL người học [4] Khoa học về ĐG của các quốc gia trênthế giới đã có những bước phát triển mạnh mẽ cả về lý luận và thực tiễn.Trước thách thức của thời kỳ đổi mới và phát triển thích ứng với nền kinh tế

Trang 20

thị trường hội nhập quốc tế, xu hướng đổi mới hoạt động ĐG HS theo tiếp cận

NL trong nước đã có nhiều chuyển biến đáng kể Nhằm nâng cao nhận thức

và NL của đội ngũ CBQL, GV, các hoạt động bồi dưỡng, tập huấn về ĐG cáccấp từ trung ương đến địa phương, từng cơ sở GD; thí điểm các hoạt động đổimới ĐG như dạy học liên môn, tích hợp, phát triển thiết bị dạy học tự làm, …;các cuộc thi ĐG dành cho HS THCS như violympic, đường lên đỉnh Olympia,tài năng tiếng Anh, vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết vấn đề… [6],[8] CBQL, GV đã nhận thức được sự quan trọng và cần thiết phải đổi mớiđồng bộ hoạt động ĐG, chủ động vận dụng quy trình ĐG mới Nhiều côngtrình nghiên cứu về việc ĐG kết quả học tập của HS theo tiếp cận NL, pháttriển các NL của HS thông qua các ứng dụng công nghệ thông tin, biện phápquản lý hoạt động ĐG kết quả học tập các môn học tại các cơ sở GD… [20],[2], [21]

Bên cạnh đó, việc tổ chức, quản lý hoạt động ĐG trong nước vẫn cònnhiều hạn chế Phương pháp ĐG còn thiếu thực tế và sáng tạo, chủ yếu là làmbài thi trên giấy với 2 hình thức trắc nghiệm và tự luận, các phương pháp khácnhư ĐG theo dự án, giải toán tập thể, … chỉ áp dụng ở một vài kỳ thi [15],[16], chủ yếu tập trung vào việc ĐG những gì mà nhà trường dạy cho HS màchưa thực sự chú trọng vào việc ĐG những gì HS học được (học ở trường,học ở nhà, học ngoài xã hội) [4] ĐG vẫn còn chú trọng vào mục tiêu là các

kỳ thi như kiểm tra cuối kỳ, cuối năm học, tuyển sinh, tốt nghiệp, HS giỏi, cáctiêu chí đo lường thành tích của HS như sức khỏe, kỹ năng sống…chưa đượcquan tâm đúng mức vì vậy các biểu hiện đáng quan ngại của HS ở cả haiphương diện NL và phẩm chất như số liệu về tình trạng bạo lực học đường,thiếu trung thực trong thi cử… vẫn còn khá cao [5] GV và HS chưa thực sựchủ động trong ĐG, chưa quan tâm đến việc sử dụng kết quả ĐG giúp HShoàn thiện kiến thức, kỹ năng, thái độ đã được học [11], cách ĐG chủ yếu vẫncòn dựa theo mục tiêu (kiến thức, kỹ năng, thái độ) và nội dung chương trình

Trang 21

giảng dạy làm cho một bộ phận GV trở thành những người thụ động, phụthuộc và khó phát huy NL giảng dạy HS ít có cơ hội được tham gia nhận xét,góp ý HS khác trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập môn học vàhoạt động GD

1.2 Một số khái niệm cơ bản

1.2.1 Quản lý, quản lý giáo dục

Bắt nguồn thuật ngữ tiếng Anh “Management”, QL nghĩa là “quá trìnhđiều khiển và dẫn hướng tất cả các bộ phận của một tổ chức, thường là tổchức kinh tế, thông qua việc thành lập và thay đổi các nguồn tài nguyên (nhânlực, tài chính, vật tư, trí thực và giá trị vô hình)”, là “hoạt động có ý thức củacon người nhằm định hướng, tổ chức, sử dụng các nguồn lực và phối hợphành động của một nhóm người hay một cộng đồng người để đạt được cácmục tiêu đề ra một cách có hiệu quả nhất” [9] Tác giả Taylor cho rằng “QL

là biết chính xác điều muốn người khác làm và sau đó thấy rằng họ đã hoànthành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất” [49], “nghệ thuật khiến chocông việc được thực hiện thông qua người khác” [44]; trên phương diện hoạtđộng “QL là một dạng lao động đặc biệt của người lãnh đạo mang tính tổnghợp các loại lao động trí óc, liên kết bộ máy QL là một chỉnh thể thống nhất,điều hòa phối hợp các khâu các cấp QL hoạt động nhịp nhàng đạt hiệu quảcao” theo [37], “là hoạt động tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể

QL (người QL) đến khách thể QL (người bị QL) - trong một tổ chức nhằmlàm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức” [3] …Theoquan điểm của chúng tôi, QL là một hoạt động nhằm thực hiện những tácđộng hướng đích của chủ thể QL nhằm sử dụng có hiệu quả những tiềm năng,các cơ hội của tổ chức nhằm đạt đến mục tiêu của tổ chức đặt ra trong mộtmôi trường luôn luôn thay đổi

QL được xem là một thuộc tính bất biến, nội tại của tất cả các hoạtđộng xã hội thì QLGD cũng là một thuộc tính tất yếu của mọi hoạt động GD

Trang 22

QLGD có nhiều quan niệm khác nhau, tuy nhiên người ta thường đưa raquan niệm QLGD theo hai cấp độ chủ yếu là cấp vĩ mô và vi mô.

* QL vĩ mô tương ứng với khái niệm về QL một nền GD (hệ thống

GD) “ QLGD được hiểu là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể QL nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên

lý GD của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học-GD thế hệ trẻ, đưa

hệ thống GD tới mục tiêu dự kiến lên trạng thái mới về chất” [10] QLGD

theo nghĩa tổng quan là hoạt động điều hành, phối hợp các lực lượng xã hộinhằm làm cho toàn bộ hệ thống GD hoạt động theo nguyên lý GD của Đảng,thực hiện có hiệu quả và chất lượng mục tiêu phát triển GD&ĐT theo yêu cầucủa xã hội Chủ thể QL điều khiển các thành tố trong hệ thống QL qua hoạtđộng của các tổ chức thành viên trong hệ thống đó

* QL vi mô tương ứng với khái niệm về QL một cơ sở giáo dục.QLGD là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể QLvào hệ thống tổ chức GD của nhà trường nhằm điều khiển các thành tố trong

hệ thống phối hợp hoạt động theo đúng mục đích, đúng chức năng, đúng kếhoạch, đảm bảo cho quá trình GD đạt được mục tiêu đã xác định với kết quảcao nhất

Như vậy, thuật ngữ “QL nhà trường” có thể xem là đồng nghĩa vớiQLGD ở tầm vi mô Tuy nhiên cần nhận rõ tác động của chủ thể QL đến nhàtrường có hai loại tác động từ bên ngoài và tác động bên trong nhà trường:Tác động từ bên trong là hoạt động của các chủ thể QL của chính nhà trườngnhằm huy động, điều phối, giám sát các lực lượng GD của nhà trường thựchiện có chiến lược, có hiệu quả các nhiệm vụ DH và GD đặt ra; Tác động từbên ngoài nhà trường là tác động của các cơ quan QLGD cấp trên nhằmhướng dẫn và tạo điều kiện cho các hoạt động DH, GD của nhà trường

Trang 23

1.2.2 Đánh giá, quản lý hoạt động đánh giá định hướng năng lực

1.2.2.1 Đánh giá

ĐG là “việc đưa ra phán quyết về giá trị của một sự kiện, nó bao hàmviệc thu thập thông tin sử dụng trong việc định giá của một chương trình, mộtsản phẩm, một tiến trình, mục tiêu hay tiềm năng ứng dụng của một cách thứcđưa ra nhằm đạt mục đích nhất định” [42], là “quá trình hình thành nhữngnhận định, phán đoán về kết quả công việc, dựa vào sự phân tích những thôngtin thu được, đối chiếu với những mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra, nhằm đề xuấtnhững quyết định thích hợp để cải thiện thực trạng, điều chỉnh nâng cao chấtlượng và hiệu quả công việc” [13], là một tập hợp bao gồm hai khái niệm,trong đó “kiểm tra” là công cụ để đo lường trong GD ĐT và “ĐG” bao gồmcác công cụ để ĐG là các tiêu chuẩn, tiêu chí được viết dưới dạng một bảngkiểm [18], là “sự thu thập và lý giải một cách có hệ thống những bằng chứngdẫn đến sự phán xét về giá trị theo quan điểm hành động” [26], là quá trìnhhình thành những nhận định, phán đoán về kết quả của công việc, dựa vàophân tích những thông tin thu được, đối chiếu với những mục tiêu, tiêu chuẩnđã đề ra, nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thực trạng,điều chỉnh nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc [12]

Có nhiều cách tiếp cận khác nhau về khái niệm hoạt động ĐG bởi kháiniệm “ĐG trong GD là một khái niệm rộng” [39], trong phạm vi công trìnhnghiên cứu này khái niệm ĐG được hiểu là quá trình chuẩn bị cho ĐG, thuthập, phân tích, xử lý các thông tin thu được, chuyển giao kết quả đến nhữngngười liên quan để đưa ra quyết định thích hợp Sản phẩm của ĐG là cácthông tin và bằng chứng thu được trong quá trình ĐG, các nhận định rút ratrên cơ sở các thông tin và bằng chứng thu được

1.2.2.2 Năng lực

“NL là phẩm chất tâm sinh lý và trình độ chuyên môn tạo cho conngười khả năng hoàn thành một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao”

Trang 24

[17] “NL gồm những kỹ năng và kỹ xảo học được hoặc sẵn có của một cánhân nhằm giải quyết các tình huống xác định, cũng như sự sẵn sàng về độngcơ,…và khả năng vận dụng các cách giải quyết vấn đề một cách trách nhiệm

và hiệu quả trong những tình huống linh hoạt” theo Weinert [50] Barnett chorằng “NL là một tập hợp các kiến thức, kỹ năng, và thái độ phù hợp với mộthoạt động thực tiễn” [25]

NL không đơn thuần là một thuộc tính đơn nhất, mà là một tổng thể củanhiều yếu tố có liên hệ tác động qua lại lẫn nhau, là “điểm hội tụ của nhiềuyếu tố như tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, kinh nghiệm, sự sẵn sàng hành động vàtrách nhiệm” Đó là khả năng vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm, kỹnăng, thái độ và hứng thú để hành động một cách phù hợp và có hiệu quảtrong các tình huống đa dạng của việc học tập và cuộc sống NL thường đượcbao gồm 02 loại, NL chung (general competence) và NL chuyên biệt (subject-specific competencies)

Hình 1.1 Cấu trúc năng lực

Nguồn Định nghĩa và lựa chọn năng lực [33]

Như vậy, theo quan điểm của chúng tôi, NL là tổ hợp các thuộc tínhcủa độc đáo của cá nhân, là khả năng thực hiện thành công hoạt động trong

Trang 25

một bối cảnh nhất định nhờ sự huy động tổng hợp các kiến thức, kỹ năng, thuộctính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí… và được ĐG qua phươngthức, kết quả hoạt động của cá nhân đó khi giải quyết vấn đề của cuộc sống

1.2.2.3 Quản lý hoạt động đánh giá.

QL hoạt động ĐG là những tác động tự giác, có chủ đích của chủ thể QL vào quá trình ĐG làm cho hoạt động ĐG được chính xác, khách quan, trung thực, kịp thời nhằm phản ánh đúng thực trạng chất lượng dạy học từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp để khắc phục thực trạng đồng thời nâng cao chất lượng dạy học cũng như chất lượng cơ sở giáo dục QL hoạt động ĐG bao gồm các hoạt động QL sau: QL nội dung, QL mục tiêu, QL phương pháp, QL hình thức, QL quy trình, QL kết quả, QL các điều kiện phục vụ hoạt động ĐG.

1.3 Đánh giá theo định hướng phát triển năng lực của học sinh THCS

ĐG theo định hướng phát triển NL là quá trình trong đó người ĐGtương tác với người học để thu thập các minh chứng về NL, sử dụng cácchuẩn ĐG để có thể đưa ra kết luận về mức độ đạt được hay không đạt về NLnào đó của người học [29] Hướng đến sự tiến bộ của người học so với bảnthân trong những giai đoạn khác nhau, và thông qua việc hoàn thành cácnhiệm vụ trong bối cảnh thực, người học sẽ chứng minh được khả năng vậndụng kiến thức, kỹ năng thực hiện của mình cùng với thái độ của bản thân[15], ĐG HS theo định hướng phát triển NL là ĐG theo chuẩn về sản phẩmđầu ra…nhưng sản phẩm đó không chỉ là kiến thức, kỹ năng, mà chủ yếu làkhả năng vận dụng kiến thức, kỹ năng, thái độ cần có để thực hiện nhiệm vụhọc tập đạt tới một chuẩn nào đó [23]

ĐG theo định hướng NL giúp HS nắm được các thông tin “liên hệngược trong” biết mình tiếp thu kiến thức ở mức độ nào, còn những lỗ hổngnào cần phải bổ sung cho hoàn thiện trước khi bước vào phần kiến thức mớicủa chương trình học, và phát triển NL bản thân Đối với GV, ĐG theo địnhhướng NL cung cấp những thông tin “liên hệ ngược ngoài” giúp người dạy

Trang 26

điều chỉnh hoạt động dạy, hoàn thiện và hướng dẫn HS hoạt động học tập của

HS Đối với cán bộ QL, hoạt động ĐG cung cấp các thông tin cơ bản về thựctrạng dạy và học, từ đó có các biện pháp chỉ đạo kịp thời nhằm đảm bảo thựchiện tốt mục tiêu GD

1.3.1 Vị trí, chức năng và nguyên tắc của đánh giá

1.3.1.1 Vị trí của đánh giá

Hoạt động ĐG nhằm khởi đầu để kết thúc một quá trình ĐT, là mộthoạt động độc lập tách rời quá trình giảng dạy Theo quan điểm phát triển NL,

ĐG không lấy việc kiểm tra khả năng tái hiện kiến thức đã học làm trung tâm

mà cần tập trung vào khả năng vận dụng sáng tạo tri thức trong những tìnhhuống ứng dụng khác nhau ĐG theo NL hướng đến việc ĐG khả năng vậndụng kiến thức, kỹ năng thái độ học trong nhà trường vào cuộc sống chứkhông chỉ ĐG một đơn vị kiến thức, kỹ năng riêng lẻ vào nhiều thời điểm vàbằng nhiều phương pháp khác nhau [28] ĐG là một bộ phận của lý thuyếtdạy học kiến tạo và hợp tác nhằm mục đích phát triển các kỹ năng của HS,xác định nhu cầu và các lỗ hổng về NL của người học ĐG phải diễn ra trongsuốt quá trình dạy học và không chỉ bằng một bài kiểm tra đơn lẻ mà mộtchuỗi các nhiệm vụ với các mục đích ĐG khác nhau chẳng hạn như các bàitập, bài thực hành, thí nghiệm và kết quả tổng hợp từ những bài ĐG này sẽđược dùng để kết luận HS có hay không có một NL nào đó

Trang 27

Hình 1.2 Sơ đồ quá trình dạy học

Nguồn [7]

Đánh giá quá trình được tích hợp vào các hoạt động dạy học hằng ngày,thông qua việc tổ chức các hoạt động trên cơ sở đó tạo điều kiện cho HS đượckhám phá, trải nghiệm, tương tác, làm chủ được những kiến thức, kỹ năng,thái độ, tạo hứng thú, niềm tin trong quá trình học tập Đánh giá tổng kếtthông thường được thực hiện ở cuối môn học, ngoài việc xác định kết quả họctập của HS còn giúp CBQL đánh giá chất lượng của quá trình dạy học, điềuchỉnh hoạt động dạy học và ĐG ở các năm học sau, các khóa người học sautốt hơn

1.3.1.2 Chức năng của đánh giá

Các nhiệm vụ ĐG được xây dựng với độ khó tăng dần, theo mức NL từthấp đến cao và tùy theo xuất phát điểm của từng người học mà lựa chọnnhiệm vụ phù hợp Paul Newton đã tổng kết 18 nhóm mục đích ĐG và ĐGtrong GD nói chung và ĐG theo định hướng NL nói riêng nhằm thực hiện cácchức năng sau:

Trang 28

Bảng 1.1 Chức năng của đánh giá

Chức năng Đối tượng

Phát hiện và điều

chỉnh hoạt động dạy

học

GV Điều chỉnh để hoạt động ĐG đi theo

đúng quy trình hoặc đẩy nhanh cáctiến trình hoạt động

gia đình

Kết quả phản ánh việc học của HS,định hướng cho hoạt động dạy và họcCủng cố và phát

triển trí tuệ

HS Dưới sự hỗ trợ và định hướng của

GV, HS được trao cơ hội để chứng tỏkhả năng chiếm lĩnh và vận dụng kiếnthức, kỹ năng, thái độ

GV Xác định khó khăn trong học tập của

HS và có biện pháp can thiệp phù hợpSàng lọc, lựa chọn GV,

CBQL

Kết quả giúp phân loại, sàng lọcngười học xác định người học có đủtrình độ để học tập tiếp theo từ đó cóchiến lược phù hợp với từng loạingười học giúp họ tiến bộ

1.3.1.3 Vai trò của đánh giá

ĐG HS theo định hướng NL là ĐG theo chuẩn về sản phẩm đầu ra, sảnphẩm đó không chỉ là kiến thức, kỹ năng, mà là NL vận dụng kiến thức, kỹ

năng và thái độ cần đó để thực hiện nhiệm vụ học tập tới một chuẩn nào đó.

ĐG như là một bộ phận nội tại của quá trình dạy học, với mục đích cuối cùng

là giúp người học học tập tốt, hình thành NL cho người học, cung cấp thôngtin phản hồi tới người dạy, người học, CBQL nhằm thúc đẩy tính tích cực củangười học, giúp người học điều chỉnh hoạt động học, giúp người dạy điềuchỉnh hoạt động dạy, giúp CSGD đánh giá chất lượng GD và điều chỉnh côngtác quản lý dạy học Như vậy, vai trò của ĐG được tổng quát lại như sau:

- Xác nhận: giúp HS tiến bộ và đạt được các chứng nhận về NL/trình độ

Trang 29

theo tiêu chuẩn quốc gia và theo đường phát triển NL của từng cá nhân HS

- Tạo động lực: giúp HS thể hiện được niềm yêu thích đối với một mônhọc, hoạt động nào đó, thể hiện niềm mong đợi tích cực và xem các hoạtđộng, môn học này như là phương tiện để HS tự bày tỏ, giao tiếp với HSkhác, với người dạy

- Tập trung vào việc học của HS, tạo hứng thú cho HS

- Phản hồi – điều chỉnh: những thông tin thu được từ ĐG được phản hồivới HS, giúp người học nhận thức được những gì người dạy đang mong đợi ởhọc, để điều chỉnh quá trình học tập, đồng thời tạo thêm kênh giao tiếp giữangười dạy và người học, giúp người dạy cải tiến nâng cao chất lượng giảngdạy và đổi mới phương pháp KTĐG

- Hình thành nhu cầu và kỹ năng tự ĐG

1.3.1.4 Nguyên tắc của đánh giá

ĐG theo định hướng NL không chỉ nhằm vào việc tạo ra sản phẩm, màcòn tập trung vào khả năng huy động các nguồn lực để giải quyết tình huống,vấn đề Với sự hỗ trợ của GV, HS được trao các cơ hội để chứng tỏ khả năngchiếm lĩnh và vận dụng kiến thức, kỹ năng của mình, nhằm hướng đến ĐG sựtiến bộ của người học so với bản thân, ĐG theo định hướng NL phải đảm bảocác nguyên tắc thực tế, linh động, giá trị, tin cậy, công bằng và an toàn

Trang 30

Hình 1.3 Các nguyên tắc đánh giá 1.3.2 Các hình thức, phương pháp và quy trình đánh giá

- ĐG quá trình: diễn ra trong suốt quá trình dạy-học để đo mức độ tiếnbộ của HS nhằm đưa ra những định hướng, điều chỉnh giúp HS tiến bộ, gópphần nâng cao thành tích học tập của HS [27], cung cấp cho GV những thông

Trang 31

tin về HS đang học cái gì, học như thế nào qua đó giúp HS thành công hơntrong những kỳ thi sau đặc biệt là trong kỳ ĐG tổng kết [7] thông qua các bàikiểm tra miệng, kiểm tra 15 phút, kiểm tra 45 phút, kiểm tra học kỳ.

- ĐG định kỳ: diễn ra trong quá trình dạy-học, theo định kỳ để đo mứcđộ đạt được các mục tiêu về kiến thức, kỹ năng, các mức độ NL, góp phầncùng với bài ĐG tổng kết để đưa ra các kết luận người học có hay không một

NL nào đó

- ĐG tổng kết: diễn ra cuối năm học, học kỳ, môn học nhằm xác định

HS có hay không một NL nào đó Để thực hiện ĐG tổng kết cần phải cónhững bài thi có độ tin cậy và độ giá trị cao, bao quát kiến thức của môn học

để có thể đem lại kết quả công bằng khách quan cho người học

Bên cạnh đó, GV sử dụng các hình thức ĐG phi truyền thống khác nhưsản phẩm, dự án học tập (nhằm ĐG khả năng liên kết, hệ thống các kiến thức,

kỹ năng và chuyển hóa các kỹ năng được học và áp dụng vào giải quyết cácnhiệm vụ), hồ sơ học tập (nhằm thu thập minh chứng về tình hình học tập của

HS để đo lường, điều khiển sự tiến bộ của người học và đưa ra những gợi ý,định hướng cho sự cải tiến hoạt động học tập …

1.3.2.2 Các phương pháp đánh giá

Đặc trưng của ĐG theo định hướng phát triển NL là sử dụng nhiềuphương pháp khác nhau tập trung ĐG NL hành động, vận dụng thực tiễn, NLtự học, NL giải quyết vấn đề, NL tư duy sáng tạo

a) Phương pháp trắc nghiệm viết: có 02 loại trắc nghiệm dưới

dạng viết là trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách quan.Hai loại trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách quan đều cóchức năng đo lường kết quả học tập và khuyến khích HS phốihợp, ứng dụng các kiến thức trong việc giải quyết vấn đề b)

Trang 32

Bảng 1.2 So sánh phương pháp trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách

quan

TT Trắc nghiệm tự luận Trắc nghiệm khách quan

1 Thí sinh phải tự soạn câu trả lời và

diễn tả bằng ngôn ngữ của mình

Chọn câu trả lời đúng nhấttrong 1 số câu đã cho sẵn

2 Ít câu hỏi, nhưng có tính tổng

quát và phải trả lời dài

Nhiều câu hỏi chuyên biệt, chỉcần trả lời ngắn gọn

3 Phải suy nghĩ, viết Phải đọc và suy nghĩ

4 Chất lượng của bài TNTL do kĩ

năng của người chấm bài xác

định

Chất lượng của bài TNKQ do kĩnăng của người biên soạn quyếtđịnh

5 Dễ soạn, khó chấm và khó cho

điểm chính xác

Khó soạn, dễ chấm, cho điểmchính xác

6 Thí sinh tự do bộc lộ cá tính,

người chấm cũng tự do cho điểm

theo xu hướng của mình

Người soạn tự do bộc lộ kiếnthức, thí sinh chỉ có quyềnchứng tỏ mức độ hiểu biết qua

số các câu trả lời đúng

7 Khó xác định mức độ hoàn thành

toàn diện nhiệm vụ học tập

Dễ thẩm định mức độ hoànthành các nhiệm vụ học tập

8 Cho phép hoặc đôi khi khuyến

khích sự “lừa phỉnh”

Cho phép “đoán mò”

9 Cho phép người chấm ấn định sự

phân bố điểm (sửa đáp án)

Sự phân bố điểm do bài thi ấnđịnh

Nguồn [19]

b) Dự án: một dự án thường kéo dài theo học kỳ hoặc năm học, sau khihoàn thành dự án, HS có thể trình bày kết quả dưới dạng một báo cáo, hồ sơhọc tập, bài trình bày hoặc diễn thuyết

Trang 33

Hình 1.4 Ưu điểm, hạn chế của phương pháp dự án

Nguồn [35]

c) Hồ sơ học tập: là tập hợp các minh chứng về quá trình học tập của

HS, bao gồm kế hoạch thực hiện nhiệm vụ, mục đích, mục tiêu và lịch trìnhthực hiện các nhiệm vụ; các thông tin về việc nhiệm vụ cần thực hiện, bài họckinh nghiệm sau mỗi bước thực hiện; các thông tin mô tả thực tế như các cuộckhảo sát, sơ đồ, biểu đồ, phiếu hỏi, bảng kiểm Trong mỗi hồ sơ học tậpcũng bao gồm phần tự ĐG của người học, có thể có sự trao đổi, thống nhấtgiữa người dạy và người học

d) Báo cáo: là hình thức yêu cầu HS viết lại thông tin về quá trình thựchiện nhiệm vụ theo quy định thống nhất Phương pháp này có ưu điểm là nộidung báo cáo liên quan đến các nhiệm vụ được thực hiện trong bối cảnh thực

vì vậy bài viết có ý nghĩa thực tế hơn các bài kiểm tra tự luận Tuy nhiên, điềunày cũng đòi hỏi HS phải viết về những công việc đã thực hiện, và kết luậnphải được trình bày theo một cấu trúc thống nhất

e) Vấn đáp: là phương pháp được GV thường xuyên sử dụng trong quá

Trang 34

trình giảng dạy nhằm theo dõi mức độ hiểu bài của HS Nội dung câu hỏi phải

rõ ràng, súc tích để HS có thể nắm rõ, trả lời đầy đủ GV phải thu hút tất cả

HS cùng tham gia trả lời câu hỏi, ứng đáp thích hợp với câu trả lời của HS vàđặt câu hỏi theo tiến trình hợp lý

1.3.3 Đặc điểm của đánh giá theo định hướng phát triển năng lực của học sinh trung học cơ sở.

1.3.3.1 Sự khác nhau giữa đánh giá kiến thức và đánh giá năng lực

NL là tổ hợp đo lường các kiến thức, kỹ năng, thái độ mà HS cần vậndụng để thực hiện hiệu quả một nhiệm vụ trong một bối cảnh thực và có nhiềubiến động Kiến thức là cơ sở để hình thành NL, là nguồn lực để người họctìm được các giải pháp tối ưu để thực hiện các nhiệm vụ hoặc có cách ứng xửphù hợp trong bối cảnh phức tạp

Bản chất ĐG NL là ĐG kiến thức, kỹ năng và thái độ trong bối cảnh có

ý nghĩa, vì vậy giữa ĐG kiến thức và ĐG NL không có sự khác biệt đáng kể.Muốn chứng minh HS có một NL nào đó, phải tạo cơ hội cho HS được giảiquyết vấn đề trong tình huống thực tiễn, và ĐG NL được xem là bước pháttriển cao hơn so với ĐG kiến thức và kỹ năng Thông qua việc hoàn thànhmột nhiệm vụ trong bối cảnh thực, GV có thể đồng thời ĐG được cả kỹ năng,kiến thức, và những giá trị, tình cảm của người học

Bảng 1.3 Sự khác nhau giữa đánh giá kiến thức và đánh giá năng lực

Tiêu chí Đánh giá kiến thức Đánh giá năng lực

Mục đích

- Xác định việc đạt kiếnthức, kỹ năng theo mục tiêucủa chương trình GD;

- ĐG, xếp hạng giữa nhữngngười học với nhau

- ĐG khả năng HS vận dụngcác kiến thức, kỹ năng đãhọc vào giải quyết vấn đềthực tiễn của cuộc sống;

- Vì sự tiến bộ của người học

so với chính mình

Ngữ cảnh

Gắn với nội dung học tập(kiến thức, kỹ năng, thái độ)được học trong nhà trường

Gắn với ngữ cảnh học tập vàthực tiễn cuộc sống của HS

Trang 35

Tiêu chí Đánh giá kiến thức Đánh giá năng lực

Nội dung

đánh giá

- Những kiến thức, kỹ năng,thái độ ở một môn học;

- Quy chuẩn theo việc ngườihọc có đạt được hay khôngmột nội dung đã được học

- Những kiến thức, kỹ năng,thái độ ở nhiều môn học,nhiều hoạt động GD vànhững trải nghiệm của bảnthân HS trong cuộc sống xãhội (tập trung vào NL thựchiện);

- Quy chuẩn theo các mứcđộ phát triển NL của ngườihọc

Công cụ

đánh giá

Câu hỏi, bài tập, nhiệm vụtrong tình huống hàn lâmhoặc tình huống thực

Nhiệm vụ, bài tập trong tìnhhuống, bối cảnh thực

Thời điểm

ĐG

Thường diễn ra ở những thờiđiểm nhất định trong quátrình dạy học, đặc biệt làtrước và sau khi dạy

ĐG mọi thời điểm của quátrình dạy học, chú trọng đến

ĐG trong khi học

Kết quả

ĐG

- NL người học phụ thuộcvào số lượng câu hỏi, nhiệm

vụ hay bài tập đã hoànthành;

- Càng đạt được nhiều đơn vịkiến thức, kỹ năng thì càngđược coi là có NL cao hơn

- NL người học phụ thuộcvào độ khó của nhiệm vụhoặc bài tập đã hoàn thành;

- Thực hiện được nhiệm vụcàng khó, càng phức tạp hơn

sẽ được coi là có NL caohơn

Trang 36

triển NL của HS THCS phải ĐG được các NL khác nhau của HS, phải đảmbảo kết quả ĐG thu được ít chịu ảnh hưởng từ các yếu tố chủ quan khác Các

HS cùng thực hiện các hoạt động học tập với cùng một mức độ, thể hiện cùngmột nổ lực sẽ nhận được kết quả như nhau Nội dung KTĐG được diễn đạtbằng ngôn ngữ đơn giản, rõ ràng, phù hợp với trình độ của HS Nội dung baogồm các nhiệm vụ, bài tập vừa sức với người học và các nội dung có độ khócao hơn, mang tính ứng dụng nhằm khuyến khích HS vận dụng kiến thức, kỹnăng đã được học vào đời sống hằng ngày HS cần phải nắm rõ các tiêu chí vàyêu cầu ĐG trước khi thực hiện để đảm bảo hoạt động KTĐG của nhà trườngkhách quan, công bằng hơn

Bảng 1.4 Các năng lực của đánh giá theo định hướng năng lực

Tự học, tự hoàn thiện

Tổ chức và thuyết phục người khác

ĐG hoạt động hợp tácHội nhập quốc tế

NL giải quyết

vấn đề và sáng

tạo

Nhận ra ý tưởng mớiPhát hiện và làm rõ vấn đềHình thành và triển khai ý tưởng mới

Đề xuất lựa chọn giải phápThực hiện và ĐG giải pháp giải quyết vấn đề

Trang 37

NL tính toán Hiểu biết kiến thức toán học phổ thông, cơ bản

Biết cách vận dụng các thao tác tư duy, suy luận

NL tìm hiểu tự

nhiên và xã hội

NL tìm hiểu tự nhiên

NL tìm hiểu xã hội

1.4 Quản lý hoạt động đánh giá theo định hướng phát triển năng lực của học sinh cấp THCS

1.4.1 Nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng về quản lý hoạt động đánh giá theo định hướng phát triển năng lực của học sinh THCS

ĐG theo định hướng phát triển NL cung cấp cho người học nhữngthông tin hướng dẫn nhằm điều chỉnh phương pháp học, phát triển các thaotác tư duy, năng lực nhận thức nhằm mục đích cao nhất là vì sự tiến bộ củangười học trong suốt quá trình học tập Hoạt động ĐG được diễn ra thườngxuyên và kịp thời ngay trong quá trình dạy học Hoạt động ĐG phải thu thậpđủ các bằng chứng gắn với các mục tiêu và hoạt động học tập của HS đểchứng tỏ HS đã đạt được một NL nào đó theo chuẩn NL ở từng giai đoạn,giảm bớt áp lực cho đánh giá tổng kết ĐG tổng kết chỉ diễn ra vào cuối giai

Trang 38

đoạn dạy học với mục đích duy nhất là đánh giá chất lượng của một học kỳ,năm học và làm cơ sở để CBQL điều chỉnh các biện pháp quản lý cho giaiđoạn tiếp theo ĐG cũng là một phương pháp dạy học và một công cụ để họcbởi người học có thể dùng các hình thức ĐG để học, để kiểm tra mức độ nhậnthức của bản thân và đặt kế hoạch phấn đấu.

Quản lý hoạt động ĐG là sự tác động của chủ thể quản lý với các biệnpháp phù hợp với đặc trưng của quá trình dạy học và ĐG theo định hướngnăng lực, phù hợp với đặc thù của đối tượng và môi trường dạy học, tạo mọiđiều kiện để các hoạt động ĐG diễn ra theo đúng quy luật khách quan tiến tớimục tiêu GD một cách tốt nhất [7] Theo định hướng tiếp cận NL, với cácmục tiêu GD đã được xác định thì ĐG là công cụ quan trọng nhất quyết địnhchất lượng của quá trình dạy học Khi người học hiểu rõ về những gì ngườidạy kỳ vọng ở họ, được đối xử công bằng trong quá trình ĐG, được nắm rõcác tiêu chí ĐG, có cơ hội cùng xem xét lại các quyết định ĐG đồng nghĩavới việc ĐG đảm bảo tính công bằng, giá trị, tin cậy Việc đổi mới hoạt độngKTĐG theo định hướng NL phù hợp với những quan điểm, đường lối chỉ đạocủa Nhà nước về đổi mới GD nói chung và đổi mới GDTH nói riêng

1.4.2 Nội dung quản lý hoạt động đánh giá theo định hướng phát triển năng lực của học sinh THCS

1.4.2.1 Tổ chức để người dạy xác định được mục tiêu môn học

Mục tiêu được xem là những cái đích mà GV, HS, CBQL hướng đến và

để đánh giá chính xác hiệu quả của quá trình dạy học Mục tiêu môn học dongười dạy xây dựng trên cơ sở các lĩnh vực kiến thức, kỹ năng, thái độ đượcchia theo các buổi lên lớp của người dạy Các mục tiêu này được xác địnhdưới các hành vi khái quát phản ánh mức độ kiến thức, kỹ năng, thái độ của

HS về các nội dung chính của môn học Nếu mục tiêu môn học không đượcxác định rõ ràng, GV sẽ không có cơ sở để lựa chọn nội dung giảng dạy, hìnhthức tổ chức giảng dạy, phương pháp giảng dạy và càng không thể ĐG được

Trang 39

hiệu quả, giá trị của một bài giảng, hay cả một chương trình.

GV phải xác định một cách rõ ràng, cụ thể những gì HS cần và phải đạtđược sau mỗi giai đoạn và ở cuối khóa học, các năng lực cốt lõi mà người họccần có đối với mỗi buổi học, mỗi năng lực sẽ bao gồm các năng lực thànhphần mà mỗi NL thành phần như vậy sẽ cần có những kiến thức, kỹ năng đểthực hiện nó

Hình 1.5 Xác định mục tiêu môn học 1.4.2.2 Xây dựng và thể chế hóa, công khai kế hoạch đánh giá trong suốt năm học cho từng môn học

Mục đích của hoạt động này nhằm đảm bảo văn bản hóa, công khai cáchình thức ĐG, các hoạt động ĐG quá trình dạy học, cho các bên liên quan(GV, HS, CBQL, phụ huynh ) Kế hoạch ĐG phải bao gồm các thông tin cơbản như: Mục đích ĐG, đối tượng ĐG, tiêu chuẩn ĐG, hình thức ĐG, phươngpháp ĐG, thời hạn ĐG, nội dung ĐG,

Trang 40

Hình 1.6 Công khai kế hoạch đánh giá 1.4.2.3 Tập huấn kỹ năng thiết kế, cách sử dụng các bài đánh giá của các môn học cho các mục đích khác nhau trong từng năm học

Trong quá trình ĐG, GV thường sử dụng đa dạng các hình thức ĐG tạicác thời điểm khác nhau để thu thập minh chứng chứng tỏ HS đã đạt đượcmột NL nào đó theo chuẩn NL Để đảm bảo các nguyên tắc ĐG, GV cần nắmvững phương pháp thiết kế, sử dụng các bài ĐG cho từng mục đích khác nhau

và nếu cần thiết, có thể điều chỉnh một cách hợp lý để phù hợp với yêu cầucần đạt được của mỗi HS

Hình 1.7 Thiết kế, sử dụng các bài đánh giá 1.4.2.4 Tập huấn kỹ năng chấm bài, cho điểm, nhận xét, trả bài, công bố điểm, cách sử dụng điểm cho từng loại hình đánh giá

Trong quá trình dạy học và ĐG nhằm đạt được mục tiêu môn học, với

Ngày đăng: 30/11/2019, 18:05

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Hồ Sỹ Anh (2013). Tìm hiểu về kiểm tra đánh giá học sinh và đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh theo hướng tiếp cận năng lực Tạp chí Khoa học ĐHSP TPHCM. 131-143 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chíKhoa học ĐHSP TPHCM
Tác giả: Hồ Sỹ Anh
Năm: 2013
[2] Dương Minh Ánh (2016). Biện pháp quản lý hoạt động KTĐG kết quả học tập môn tiếng Anh ở các trường THCS huyện Chư Prông tỉnh Gia Lai. (LV thạc sĩ). Đại học Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biện pháp quản lý hoạt động KTĐG kếtquả học tập môn tiếng Anh ở các trường THCS huyện Chư Prôngtỉnh Gia Lai
Tác giả: Dương Minh Ánh
Năm: 2016
[7] Nguyễn Đức Chính. Đào Thị Hoa Mai. Phạm Thị Nga. & Trần Xuân Bách. (2017). Đánh giá và quản lý hoạt động đánh giá trong giáo dục: NXB giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá và quản lý hoạt động đánh giá trong giáodục
Tác giả: Nguyễn Đức Chính. Đào Thị Hoa Mai. Phạm Thị Nga. & Trần Xuân Bách
Nhà XB: NXB giáo dục Việt Nam
Năm: 2017
[16] Trần Ngọc Lan (2015). Đánh giá học sinh theo hướng tiếp cận năng lực. Tạp chí khoa học ĐH Tân Trào. 41-45 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí khoa học ĐH Tân Trào
Tác giả: Trần Ngọc Lan
Năm: 2015
[18] Phượng. P. T. A (2018). Mức độ đáp ứng tiêu chuẩn kiểm tra đánh giá người học theo tiếp cận AUN các học phần CN CTNNA. (LV Thạc sĩ). Trường ĐHGD. ĐHQGHN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mức độ đáp ứng tiêu chuẩn kiểm tra đánhgiá người học theo tiếp cận AUN các học phần CN CTNNA
Tác giả: Phượng. P. T. A
Năm: 2018
[19] Dương Thiệu Tống (2006). Trắc nghiệm và đo lường thành quả học tập: NXB Khoa học-Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trắc nghiệm và đo lường thành quả họctập
Tác giả: Dương Thiệu Tống
Nhà XB: NXB Khoa học-Xã hội
Năm: 2006
[20] Đoàn Tiến Trung (2015). Quản lý hoạt động KTĐG kết quả học tập của HS các trường THCS thành phố Nam Định theo định hướng phát triển năng lực. (LV thạc sĩ). Trường ĐHGD. ĐHQGHN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý hoạt động KTĐG kết quả học tậpcủa HS các trường THCS thành phố Nam Định theo định hướng pháttriển năng lực
Tác giả: Đoàn Tiến Trung
Năm: 2015
[21] Nguyễn Thị Ngọc Xuân. (2015). Phương pháp đánh giá dựa vào năng lực người học. Tạp chí khoa học Trường ĐH An Giang, 5(1), 73-79 Tài liệu tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí khoa học Trường ĐH An Giang, 5
Tác giả: Nguyễn Thị Ngọc Xuân
Năm: 2015
[26] Beeby. C. E. (1977). The Meaning of Evaluation (Vol. 4): Willington:Dep. of Education Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Meaning of Evaluation
Tác giả: Beeby. C. E
Năm: 1977
[27] Boston. C. (2002). The concept of formative assessment. Practical Assessment. Research & Evaluation. University of Maryland.College Park Sách, tạp chí
Tiêu đề: PracticalAssessment. Research & Evaluation. University of Maryland
Tác giả: Boston. C
Năm: 2002
[28] Drisko. J. W. (2014). Competencies and their Assessment. Journal of Social Work Education. 50(3). 414-426 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal ofSocial Work Education. 50
Tác giả: Drisko. J. W
Năm: 2014
[3] Đặng Quốc Bảo. Nguyễn Quốc Chí. & Nguyễn Thị Mỹ Lộc. (1999).Khoa học tổ chức và quản lý. một số vấn đề lý luận và thực tiễn.NXB Thống kê. Hà Nội Khác
[4] Bernd Meier. & Nguyễn Văn Cường (2014). Lý luận dạy học hiện đại. NXB Đại học Sư phạm Khác
[5] Bộ GD&ĐT (2016). Báo cáo trẻ em ngoài nhà trường- Nghiên cứu của Việt Nam Khác
[6] Bộ GD&ĐT (2014) . Xây dựng chương trình giáo dục phổ thông theo định hướng phát triển năng lực học sinh Khác
[8] Vũ Thị Chuyên (2014). Một số nhận định từ kết quả cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn và cuộc thi dạy học theo chủ đề tích hợp - môn địa lý cấp THCS và THPT Khác
[9] Trần Khánh Đức (2010). Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI. NXB Giáo dục Khác
[10] Phạm Minh Hạc (1999). Khoa học quản lý. NXB Giáo dục. Hà Nội Khác
[11] Nguyễn Hữu Hậu (2017). Đánh giá kết quả học tập học sinh theo hướng phát triển năng lực Khác
[12] Trần Bá Hoành (1996). Đánh giá trong giáo dục. NXB Giáo dục. Hà Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w