ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC HOÀNG TRUNG QUÂN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN NĂNG LỰC, PHẨM CHẤT NGƯỜI HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ TH
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
HOÀNG TRUNG QUÂN
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN NĂNG LỰC, PHẨM CHẤT NGƯỜI HỌC
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHU VĂN AN
TỈNH THÁI BÌNH
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
HÀ NỘI – 2015
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
HOÀNG TRUNG QUÂN
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN NĂNG LỰC, PHẨM CHẤT NGƯỜI HỌC
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHU VĂN AN
TỈNH THÁI BÌNH
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ GIÁO DỤC Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số: 60 14 01 14
Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thị Tuyết Hạnh
HÀ NỘI – 2015
Trang 3MỤC LỤC
Lời cảm ơn i
Danh mục chữ viết tắt ii
Mục lục iii
Danh mục bảng vi
Danh mục biểu đồ, sơ đồ vii
MỞ ĐẦU .1
CHƯƠNG : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN NĂNG LỰC, PHẨM CHẤT NGƯỜI HỌC 5
1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu 5
1.1.1 Những nghiên cứu ngoài nước 5
1.1.2 Những nghiên cứu trong nước 7
1 2 Các khái niệm cơ bản của đề tài 9
1.2.1 Dạy học 9
1.2.2 Hoạt động dạy học 10
1.2.3 Năng lực 11
1.2.4 Phẩm chất 12
1.2.5 Quản lý 13
1.2.6 Quản lý hoạt động dạy học 15
1.3 Hoạt động dạy học ở trường THPT 15
1.3.1 Đặc điểm dạy học ở trường THPT 15
1.3.2 Yêu cầu đổi mới hoạt động dạy học ở trường THPT hiện nay … 17
1.4 Nội dung quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT 19
1.4.1 Quản lý mục tiêu, xây dựng kế hoạch dạy học 19
1.4.2 Quản lý việc phân công giảng dạy 21
1.4.3 Quản lý hoạt động dạy của giáo viên 21
1.4.4 Quản lý hoạt động học của học sinh 27
1.4.5 Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho dạy học 30
1.5 Những yếu tố tác động tới quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT 31
1.5.1 Phẩm chất, năng lực lãnh đạo của Hiệu trưởng 31
1.5.2 Chất lượng đội ngũ giáo viên 32
Trang 41.5.3 Chất lượng tuyển đầu vào và đặc điểm học sinh THPT 32
1.5.4 Vai trò của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường: Đoàn TN, Công Đoàn, Tổ nhóm CM, Hội CMPHHS 34
1.5.5 Điều kiện trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ dạy học 35
1.5.6 Điều kiện kinh tế - văn hóa xã hội ở địa phương 36
Kết luận Chương 1 37
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN, TỈNH THÁI BÌNH 38
2.1 Tổ chức hoạt động khảo sát 38
2.1.1 Mục đích khảo sát 38
2.1.2 Đối tượng khảo sát 38
2.1.3 Nội dung khảo sát 38
2.1.4 Công cụ và phương pháp khảo sát 38
2.1.5 Tiến hành khảo sát và xử lý dữ liệu 39
2.2 Khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và tình hình phát triển giáo dục của tỉnh Thái Bình 40
2.2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Thái Bình 40
2.2.2 Tình hình giáo dục tỉnh Thái Bình 41
2.3 Thực trạng DH và quản lý hoạt động DH ở trường THPT Chu Văn An, tỉnh Thái Bình 42
2.3.1.Vài nét về Trường THPT Chu Văn An 42
2.3.2 Thực trạng hoạt động DH ở trường THPT Chu Văn An, tỉnh Thái Bình 44
2.4 Thực trạng quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT Chu văn An, tỉnh Thái Bình52 2.4.1 Tình hình lập KH dạy học 52
2.4.2 Việc phân công sử dụng đội ngũ GV 53
2.4.3 Thực trạng quản lý hoạt động dạy của GV 54
2.4.4 Thực trạng quản lý hoạt động học tập của HS 64
2.4.5 Xây dựng và sử dụng CSVC, thiết bị DH 69
2.5 Những yếu tố tác động tới quản lý hoạt động DH ở trường THPT Chu Văn An, tỉnh Thái Bình 70
2.6 Nhận định chung về thực trạng quản lý hoạt động DH ở trường THPT Chu Văn An, tỉnh Thái Bình 73
2.6.1 Ưu điểm 73
Trang 52.6.2 Hạn chế 74
2.6.3 Nguyên nhân và những vấn đề cần giải quyết 76
Kết luận Chương 2 78
CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC, PHẨM CHẤT NGƯỜI HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHU VĂN AN, TỈNH THÁI BÌNH 79
3.1 Nguyên tắc đề xuất biện pháp 79
3.1.1 Đảm bảo tính mục tiêu 79
3.1.2 Đảm bảo tính kế thừa 79
3.1.3 Đảm bảo tính thực tiễn 79
3.1.4 Đảm bảo tính hệ thống 79
3.1.5 Đảm bảo tính hiệu quả 80
3.2 Các biện pháp quản lý hoạt động DH ở trường THPT Chu Văn An, tỉnh Thái Bình80 3.2.1 Biện pháp 1: Đổi mới tư duy và PP quản lý của hiệu trưởng và cán bộ quản lý trong nhà trường 80
3.2.2 Biện pháp 2: Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức và năng lực cho giáo viên về DH theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất người học 82
3.2.3 Biện pháp 3: Chỉ đạo đổi mới PPDH đồng bộ với đổi mới KTĐG kết quả học tập của HS theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất 84
2.3.4 Biện pháp 4: Phát huy vai trò của tổ CM trong quản lý hoạt động DH 87
3.2.5 Biện pháp 5: Tăng cường quản lý hoạt động học tập của HS, chỉ đạo GV phát huy vai trò chủ thể của HS trong học tập 88
3.2.6 Biện pháp 6: Bổ sung, xây dựng CSVC thiết bị DH đáp ứng yêu cầu DH phát triển năng lực và phẩm chất HS 92
3.2.7 Mối quan hệ giữa các biện pháp 94
3.3 Kết quả thăm dò ý kiến về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp được đề xuất 94
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 98
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 99
1 Kết luận 99
2 Khuyến nghị 100
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 103
PHỤ LỤC 106
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Dạy học là hoạt động đặc thù của xã hội nhằm truyền thụ và lĩnh hội kinh nghiệm của xã hội, trên cơ sở đó hình thành và phát triển nhân cách người học Đây là một quá trình xã hội bao gồm hoạt động dạy và hoạt động học trong đó học sinh tự giác, tích cực, chủ động, tự điều chỉnh hoạt động nhận thức của mình dưới sự điều khiển chỉ đạo, tổ chức hướng dẫn của giáo viên nhằm thực hiện mục tiêu nhiệm vụ dạy học Hoạt động dạy học là hoạt động có mục đích, có tổ chức, tuân thủ các nguyên tắc, quy luật đặc thù Trong nhà trường mọi hoạt động đều hướng vào phục vụ hoạt động dạy học trong đó Quản lý HĐDH là trọng tâm của quản lý trường học Quản lý HĐDH nhằm nâng cao chất lượng dạy học là khâu then chốt đảm bảo sự thắng lợi của mọi hoạt động giáo dục
Nước ta trong quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng: Sự phát triển nhanh chóng của KH-CN, khoa học giáo dục và sự cạnh tranh quyết liệt trên nhiều lĩnh vực giữa các quốc gia đòi hỏi giáo dục phải đổi mới Thực chất cạnh tranh giữa các quốc gia hiện nay là cạnh tranh về nguồn nhân lực và KH-CN Trước thực tế đó, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã xác định "Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế" và "phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân" Đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu
tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển năng lực, phẩm chất của người học Đảng và Nhà nước coi đây là công việc hết sức trọng đại, cần phải phát huy trí tuệ của toàn Đảng toàn dân, huy động các nguồn lực…cho sự nghiệp giáo dục
Trường THPT Chu Văn An nói riêng và các trường THPT trong tỉnh Thái Bình nói chung có nhiều thành tích trong hoạt động dạy và học, chất lượng giáo dục có nhiều chuyển biến tích cực song cũng tồn tại nhiều bất cập chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay Từ lý luận và thực tiễn, xác định rõ tầm quan trọng của quản lý hoạt động dạy học trong việc nâng cao chất lượng dạy học của nhà trường, tác giả mạnh dạn chọn
nghiên cứu đề tài “Quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển toàn diện năng lực, phẩm chất người học ở trường THPT Chu Văn An tỉnh Thái Bình”
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn dạy học và quản lý hoạt động dạy
Trang 7học, đề xuất biện pháp quản lý HĐDH theo định hướng phát triển toàn diện năng lực, phẩm chất của người học ở trường THPT Chu Văn An, tỉnh Thái Bình nhằm nâng cao chất lượng dạy học
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận quản lý HĐDH theo định hướng phát triển năng lực
và phẩm chất người học ở trường THPT
- Khảo sát thực trạng hoạt động dạy học và quản lý HĐDH ở trường THPT Chu Văn An, tỉnh Thái Bình
- Đề xuất một số biện pháp quản lý HĐDH theo định hướng phát triển toàn diện năng lực, phẩm chất của người học ở trường THPT Chu Văn An, tỉnh Thái Bình
4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4.1 Khách thể nghiên cứu
Hoạt động dạy học và quản lý HĐDH tại trường THPT
4.2 Đối tượng nghiên cứu
Quản lý HĐDH theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất người học tại trường THPT Chu Văn An, tỉnh Thái Bình
5 Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động dạy học tại trường THPT Chu Văn An, tỉnh Thái Bình trong 3 năm học gần đây: Năm học 2012-2013; 2013-2014; 2014-2015, từ đó đề xuất biện pháp quản lý HĐDH tại trường THPT Chu Văn An, tỉnh Thái Bình theo định hướng phát triển toàn diện năng lực, phẩm chất của người học
Tiến hành điều tra bằng phiếu hỏi, phỏng vấn: 03 CBQL, 47 giáo viên và 250 học sinh của trường THPT Chu Văn An
6 Câu hỏi nghiên cứu
6.1 Thế nào là dạy học theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh? Mối quan hệ giữa yêu cầu nâng cao chất lượng dạy học với việc thực hiện dạy học theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất người học
6.2 Có mối quan hệ thế nào giữa yêu cầu đổi mới dạy học và việc quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT?
6.3 Hiệu trưởng trường THPT Chu Văn An tỉnh Thái Bình cần phải quản lý hoạt động dạy học như thế nào để hoạt động dạy học đúng hướng và nâng cao được
Trang 8chất lượng dạy học?
7 Giả thuyết khoa học
Quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát triển toàn diện năng lực, phẩm chất người học là xu hướng thời đại và là cách làm cần thiết, phù hợp để thực hiện mục tiêu giáo dục những con người năng động, tự chủ, nhân văn và sáng tạo phục vụ công cuộc xây dựng và phát triển đất nước Quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT Chu Văn
An tỉnh Thái Bình đã đạt được những kết quả nhất định nhưng vẫn bộc lộ nhiều bất cập so với yêu cầu thực tiễn, như: Nhận thức của CBQL, GV về dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học chưa đầy đủ; Chỉ đạo, giám sát hoạt động dạy học theo hướng mới chưa quyết liệt Nếu đề xuất được các biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT Chu Văn An, tỉnh Thái Bình phù hợp với định hướng phát triển toàn diện năng lực, phẩm chất người học dựa trên các luận cứ và luận chứng xác đáng, tập trung khắc phục những bất cập và triển khai đồng bộ thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng hoạt động dạy học của trường đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay
8 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Hệ thống hoá và làm rõ được một số vấn đề lý luận cơ bản về dạy học định hướng phát triển năng lực, phẩm chất người học và quản lý hoạt động dạy học tại các trường THPT
Chỉ ra những thành công và những mặt hạn chế trong quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT Chu Văn An, tỉnh Thái Bình với các minh chứng cụ thể, xác thực
Đề xuất được các biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học phù hợp với thực tiễn trường THPT Chu Văn An, tỉnh Thái Bình và có thể áp dụng cho các trường học THPT có điều kiện tương tự
9 Phương pháp nghiên cứu
9.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá, khái quát hoá các tài liệu liên quan đến hoạt động dạy học, quản lý hoạt động dạy học để làm rõ các khái niệm công cụ, xây dựng khung lý thuyết của vấn đề nghiên cứu
9.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Tổng kết các kinh nghiệm quản lý HĐDH
ở các trường THPT
Trang 9- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Thu thập thông tin từ đội ngũ cán bộ quản lí, đội ngũ giáo viên và học sinh của trường THPT Chu Văn An về các vấn đề: (i) nhận thức về tầm quan trọng của đổi mới dạy học, dạy học theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất người học, (ii) nhận thức về trách nhiệm của từng lực lượng trong quá trình đổi mới và (iii) đánh giá về thực trạng dạy học và quản lý hoạt động dạy học Phương pháp này cũng được sử dụng để đánh giá mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp được đề xuất
- Phương pháp quan sát: Thu thập thông tin về thực trạng dạy học và quản lý hoạt động dạy học tại trường THPT Chu Văn An, tỉnh Thái Bình
- Phương pháp phỏng vấn sâu: Trao đổi trực tiếp với cán bộ QL và giáo viên nhà trường nhằm tìm hiểu kỹ hơn về thực trạng HĐDH và QL HĐDH trong nhà trường, lý giải nguyên nhân của vấn đề
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: Nghiên cứu các báo cáo tổng kết, sơ kết, hồ sơ dạy học, quản lý của nhà trường các năm học gần đây nhằm đưa ra những nhận định, phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động dạy học của trường THPT Chu Văn An
- Phương pháp chuyên gia: Trong quá trình tiến hành luận văn chúng tôi thường xuyên xin ý kiến chuyên gia về các lĩnh vực liên quan để vấn đề nghiên cứu của đề tài Qua ý kiến chuyên gia, tác giả có thể điều chỉnh các nhận định, đề xuất các phương pháp được sử dụng trong quá trình xử lý các thông tin, xử lý các kết quả điều tra, kết quả khảo nghiệm
9.3 Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học: Phương pháp này được sử dụng với mục đích xử lý, phân tích kết quả nghiên cứu
10 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT theo hướng phát triển toàn diện năng lực, phẩm chất người học
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT Chu Văn An, tỉnh Thái Bình
Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển toàn diện năng lực, phẩm chất của người học ở trường THPT Chu Văn An, tỉnh Thái Bình
Trang 10HƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO HƯỚNG
PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN NĂNG LỰC, PHẨM CHẤT NGƯỜI HỌC 1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Những nghiên cứu ngoài nước
Giáo dục là mối quan tâm hàng đầu của mọi quốc gia trên thế giới từ xa xưa cho tới ngày nay Quản lý giáo dục, quản lý nhà trường là những vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước hết sức quan tâm Việc chú trọng tới các biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả HĐDH trong nhà trường luôn giữ vị trí đặc biệt quan trọng
Từ thời cổ đại, một triết gia nổi tiếng, một nhà giáo dục lỗi lạc của Trung Quốc là Khổng Tử (551- 479 TCN) đã cho rằng: Đất nước muốn phồn vinh, yên bình và thịnh vượng thì người quản lý cần chú trọng đến ba yếu tố là: Thứ (dân đông), Phú (dân giàu), Giáo (dân được giáo dục) [28] Khổng Tử cho rằng giáo dục là một thành tố không thể thiếu được của mỗi dân tộc, của mỗi quốc gia Ông cho rằng việc giáo dục là cần thiết cho mỗi người “Hữu giáo vô loại” Về phương pháp giáo dục ông coi trọng việc tự học, tự rèn luyện, tu thân, phát huy mặt tích cực, sáng tạo, năng lực nội sinh, dạy học sát đối tượng, cá biệt hoá đối tượng Kết hợp học với thực hành, lý thuyết với thực tiễn, phát triển động cơ học tập đúng đắn, tạo hứng thú và ý chí quyết tâm của người học Nhìn chung cho đến nay, phương pháp giáo dục của Khổng Tử vẫn còn nguyên giá trị, là bài học lớn cho các nhà trường và cán bộ quản lý trong công tác Giáo dục và Đào tạo của mình
Ngay sau khi đại chiến thứ hai kết thúc, Nhật Bản là nước bại trận nhưng đã nhận thức rõ để khắc phục hậu quả chiến tranh, đưa đất nước phát triển hùng cường yếu tố quan tâm hàng đầu chính là phát triển con người Họ nhận thức đúng đắn vai trò của giáo dục đối với sự phát triển của đất nước Tuy rất khó khăn sau chiến tranh, tài nguyên thiếu thốn nhưng ngay sau năm 1946 Nhật Bản đã đầu tư cho giáo dục 28% ngân sách, cho đến những năm 50 của thế kỷ XX, mỗi năm tăng 1%, cho đến 32% ngân sách và ổn định cho đến nay mà chưa nước nào trên thế giới có thể làm được điều đó
Ngay cả Mỹ một nước phát triển nhất thế giới, để giữ vững vị trí hàng đầu trên