Tuy nhiên, trong quá trình chuyển đổi từ trường THPT đại trà sangtrường THPT chuyên, nhà trường cũng có những bất cập trong quản lý giáodục đào tạo như: - Trình độ, năng lực chuyên môn n
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang là một xu thếphát triển khách quan Điều đó đặt sự nghiệp hiện đại hoá, công nghiệp hoácủa đất nước ta nói chung, sự nghiệp giáo dục- đào tạo của chúng ta nóiriêng trước những thời cơ và thách thức không nhỏ
Tất cả các quốc gia, từ những nước phát triển đến những nước đang pháttriển đều nhận thức được vai trò và vị trí hàng đầu của giáo dục, đều phải đổimới giáo dục một cách năng động hơn, hiệu quả trực tiếp hơn những nhu cầucủa sự hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế- xã hội của đất nước
Cùng với KH-CN, Giáo dục và Đào tạo được Đảng và Nhà nước tađặc biệt chú trọng, đề cao là quốc sách hàng đầu Phát triển nguồn nhân lực
là nhiệm vụ hàng đầu, là khâu đột phá trong chiÕn lược phát triển kinh tế
-xã hội và chiến lược phát triển giáo dục đào tạo ở nước ta trong thời kỳcông nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
Nhận thức sâu sắc chiến lược phát triển giáo dục đào tạo của Đảng tatrong thời kỳ đổi mới đến năm 2001: “ Giáo dục phải đi trước một bước,nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài để thực hiện thànhcông các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế- xã hội”, Bộ Giáo dục vàĐào tạo đã thực sự quan tâm tới việc phát triển giáo dục “ đại trà và mũinhọn” Vì thế từ năm 1987 ở tất cả các tỉnh thành trong cả nước được phépthành lập trường THPT chuyên (trường chuyên biệt) dành cho những họcsinh đạt kết quả xuất sắc trong học tập nhằm phát triển năng khiếu của các
em về một số môn học trên cơ sở đảm bảo giáo dục toàn diện
Trường THPT chuyên Nguyễn Huệ- Hà Tây có tiền thân là Trungtâm văn hoá giải phóng kháng chiến vùng tự do, thành lập từ năm 1947 tạilàng Sêu- Mỹ Đức Trường có bề dày truyền thống hơn nửa thế kỷ xâydựng và trưởng thành Đến năm 1997 trường được UBND tỉnh Hà Tâyquyết định chuyển thành trường chuyên, bồi dưỡng học sinh giỏi, đào tạo
Trang 2nguồn nhân tài trẻ tuổi cho địa phương, góp phần vào sự nghiệp côngnghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Với bề dày truyền thống và thành tích xuất sắc trong mười năm đổimới, năm 2000 Chủ tịch nước đã phong tặng trường THPT chuyên NguyễnHuệ danh hiệu Anh hùng lao động, năm 2003 trường vinh dự đón nhậnHuân chương Độc lập hạng 3 Trường THPT chuyên Nguyễn Huệ đã cónhững đổi mới đáng kể về công tác quản lý dạy học
Tuy nhiên, trong quá trình chuyển đổi từ trường THPT đại trà sangtrường THPT chuyên, nhà trường cũng có những bất cập trong quản lý giáodục đào tạo như:
- Trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ quản lý, nhất
là đội ngũ giáo viên chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới nâng cao chấtlượng giáo dục - đào tạo toàn diện học sinh trường chuyên của tỉnh
- Cơ sở vật chất xuống cấp và trong tình trạng chắp vá, sửa chữa, sửdụng tạm thời; các trang thiết bị, phương tiện dạy học hiện đại còn hạn chế,chưa thực sự phát huy tối đa sự năng động, sáng tạo trong giảng dạy củagiáo viên và học tập của học sinh chuyên
- Nếp dạy và học của trường THPT thời kỳ bao cấp vẫn còn sức ỳ,ảnh hưởng không nhỏ tới nhận thức, lề lối làm việc, học tập của cán bộ vàhọc sinh nhà trường
- Tình trạng học lệch, học thực dụng của học sinh khiến sự đầu tưtheo lối thực dụng của cha mẹ học sinh còn quá sâu sắc
Xuất phát việc học tập, nghiên cứu lý luận về khoa học quản lý giáodục, từ thực tiễn công tác, tôi thấy sự cần thiết của việc nghiên cứu thựctrạng công tác quản lý dạy học của các trường THPT chuyên nói chung vàtrường THPT chuyên Nguyễn Huệ nói riêng nhằm rút kinh nghiệm gópphần đề ra các biện pháp quản lý dạy học đồng bộ, có tính khả thi cao, đểvừa phù hợp với xu thế phát triển của xã hội, vừa đáp ứng được mục tiêugiáo dục - đào tạo mà tỉnh, ngành đặt ra đối với nhà trường
Trang 3Lựa chọn và nghiên cứu đề tài: “ Biện pháp tăng cường quản lý
hoạt động dạy học ở trường THPT chuyên Nguyễn Huệ tỉnh Hà Tây”,
người viết mong muốn tìm hiểu sâu hơn một số vấn đề lý luận và thựctrạng quản lý chuyên môn ở trường chuyên, đề xuất một số biện pháp nhằmnâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý hoạt động dạy học của nhà trường cũngnhư chất lượng giáo dục - đào tạo học sinh trường THPT chuyên NguyễnHuệ- tỉnh Hà Tây
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn công tác quản lý hoạtđộng dạy học ở trường THPT nói chung, nghiên cứu thực trạng quản lýhoạt động dạy học ở trường THPT chuyên Nguyễn Huệ nói riêng, đề ramột số biện pháp quản lý hoạt động dạy học nhằm nâng cao hiệu quả hoạtđộng dạy học ở trường THPT chuyên Nguyễn Huệ, góp phần nâng cao chấtlượng giáo dục - đào tạo của tỉnh Hà Tây
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT.
- Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở
trường THPT chuyên Nguyễn Huệ
4 Giả thuyết khoa học
Công tác quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT chuyên NguyễnHuệ Hà Tây chưa thật toàn diện và đồng bộ; điều này ảnh hưởng tới việcthực hiện các mục tiêu giáo dục - đào tạo của nhà trường và của tỉnh HàTây Nếu đề ra được những biện pháp quản lý phù hợp hơn sẽ góp phầnnâng cao hiệu quả hoạt động dạy học, đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệpgiáo dục - đào tạo ở trường chuyên tỉnh Hà Tây
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học ở trường
THPT chuyên
Trang 4- Khảo sát thực trạng các biện pháp quản lý hoạt động dạy học củatrường THPT chuyên Nguyễn Huệ.
- Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học nhằm nângcao hiệu quả hoạt động dạy học ở trường THPT chuyên Nguyễn Huệ
6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Hiện nay, trường THPT chuyên Nguyễn Huệ bao gồm học sinh hệchuyên, hệ phổ thông đại trà và hệ bán công Nhưng đề tài chỉ đi vàonghiên cứu các biện pháp tăng cường quản lý hoạt động dạy học hệ chuyêncủa nhà trường
7 Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phối hợp các phương pháp:
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu các Văn kiện,
Nghị quyết của Đảng, các văn bản quy định của Nhà nước và của ngànhGiáo dục và Đào tạo; các tài liệu lý luận về quản lý, quản lý giáo dục vàcác tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
+ Phương pháp quan sát: Tiến hành quan sát hoạt động dạy học củagiáo viên và học sinh
+ Phương pháp điều tra: Tiến hành bằng phiếu theo các biểu mẫu vềthực trạng các biện pháp quản lý dạy học ở trường THPT chuyên NguyễnHuệ trong phạm vi đề tài nghiên cứu
+ Phương pháp chuyên gia: Trao đổi, phỏng vấn, trưng cầu ý kiếncán bộ Sở Giáo dục và Đào tạo, cán bộ quản lý nhà trường, tổ trưởngchuyên môn, giáo viên, học sinh, chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trongquản lý giáo dục
+ Phương pháp tổng kết kinh nghiệm quản lý giáo dục
Trang 5CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1 Một số khái niệm cơ bản của đề tài
1.1.1 Khái niệm về quản lý
Quản lý là một chức năng lao động - xã hội bắt nguồn từ tính chất xãhội của lao động
Ngay từ khi con người bắt đầu hình thành nhóm, đã biết phối hợpcác nỗ lực cá nhân để thực hiện mục tiêu duy trì sự sống., Từ khi xuất hiệnnền sản xuất xã hôi, nhu cầu phối hợp các hoạt động riêng lẻ càng tăng lên.Bất cứ một tổ chức, một lĩnh vực nào, từ sự hoạt động của nền kinh tế quốcdân, của một doanh nghiệp, một đơn vị hành chính sự nghiệp đến một tậpthÓ nhỏ như tổ chuyên môn, tổ sản xuất, bao giờ cũng có hai phân hệ :Người quản lý và đối tượng được quản lý Sự cần thiết của quản lý trongmột tập thể lao động được K.Marx viết : "Tất cả mọi lao động trực tiếp haylao động chung nào tiến hành trên quy mô tương đối lớn, thì Ýt nhiều cũngđều cần đến một sự chỉ đạo để điều hoà những hoạt động cá nhân và thựchiện những chức năng chung, phát sinh từ vận động của toàn bộ cơ thể sảnxuất khác với sự vận động của những cơ quan độc lập của nó Một ngườiđộc tấu vĩ cầm riêng lẻ tự mình điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thìcần phải có nhạc trưởng "(K.Marx và Ăng Ghen-toàn tập, tập 23 trang 34-NXB Chính trị quốc gia)
Như vậy K.Marx đã lột tả được bản chất quản lý là một hoạt độnglao động để điều khiển lao động, một hoạt động tất yếu vô cùng quan trọngtrong quá trình phát triển của xã hội loài người Quản lý đã trở thành mộthoạt động phổ biến, mọi nơi, mọi lúc, mọi lĩnh vực, mọi cấp độ và có liênquan đến mọi người Đó là một loại hoạt động xã hội bắt nguồn từ tính chấtcộng đồng dựa trên sự phân công và hợp tác để làm một công việc nhằmđạt một mục tiêu chung
Trang 6Quản lý là một khái niệm rộng bao gồm nhiều lĩnh vực, các nhà kinh
tế thiên về quản lý nền sản xuất xã hội, các nhà luật học thiên về quản lýnhà nước các nhà điều khiển học thiên về quan điểm hệ thống Cho nênkhi đưa các định nghĩa về quản lý, các tác giả thường gắn với các loại hìnhquản lý cụ thể hoặc phụ thuộc nhiều vào lĩnh vực hoạt động hay nghiên cứucủa mình
Theo GS Hà Sĩ Hồ : "Quản lý là một quá trình tác động có địnhhướng có chủ đích), có tổ chức, lựa chọn trong số các tác động có thể có,dựa trên các thông tin về tình trạng của đối tượng và môi trường, nhằm giữcho sự vận hành của đối tượng được ổn định và làm cho nó phát triển tớimục đích đã định".[20]
Theo GS Nguyễn Ngọc Quang : "Quản lý là tác động có mục đích có
kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể những người lao động (nói chung
là khách thể quản lý) nhằm thực hiện được những mục tiêu dự kiến".[31 Tr35]
-Theo Nguyễn Minh Đạo: ”Quản lý là sự tác động liên tục có tổ chức,
có định hướng của chủ thể quản lý về các mặt văn hoá, chính trị, kinh tế, xãhội bằng một hệ thống luật lệ, các chính sách, các nguyên tắc, các phươngpháp và các biện pháp cụ thể nhằm tạo ra môi trường và điều kiện cho sựphát triển của đối tượng” [13 - Tr28]
Theo Hà Thế Ngữ và Đặng Vũ Hoạt: “Quản lý là một quá trình địnhhướng, quá trình có mục tiêu; quản lý là một hệ thống là quá trình tác độngđến hệ thống nhằm đạt được mục tiêu nhất định” (26 - Tr28)
Từ các cách định nghĩa trên ta thấy: Quản lý dù nhìn ở góc độ nào thì nó cũng là quá trình tác động gây ảnh hưởng của chủ thể QL đến khách thể QL nhằm đạt mục tiêu chung Quá trình tác động này được vận hành trong một môi trường xác định Cấu trúc hệ thống quản lý được thể hện ở sơ đồ sau:
Trang 7Sơ đồ 1: Cấu trúc hệ thống quản lý
Quản lý thông qua quy trình kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra.Như vậy, khái niệm QL thường được hiểu như sau:
Quản lý là sự tác động có ý thức thông qua kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra để chỉ huy, điều khiển các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người nhằm đạt đến mục tiêu đúng ý chí của người QL
và phù hợp với quy luật khách quan.
1.1.2 Khái niệm về quản lý giáo dục
* Khái niệm về giáo dục
Để tồn tại và phát triển, con người phải trải qua quá trình lao động,học tập và cuộc sống hàng ngày, con người nhận thức thế giới xung quanh,dần dần tích luỹ được kinh nghiệm, từ đó nảy sinh nhu cầu truyền đạtnhững hiểu biết Êy cho nhau Đó chính là nguồn gốc phát sinh của hiệntượng giáo dục
Lúc đầu giáo dục xuất hiện như một hiện tượng tự phát, sau đó trởthành một hoạt động có ý thức Ngày nay giáo dục đã trở thành một hoạtđộng được tổ chức đặc biệt, đạt tới trình độ cao, có chương trình, kế hoạch,
có nội dung, phương pháp hiện đại và trở thành động lực thúc đẩy sự pháttriển nhanh chóng của xã hội loài người
Trang 8Như vậy, giáo dục là một hiện tượng xã hội loài người, bản chất của
nó là sự truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử- xã hội của các thế hệ loài người Nhờ có giáo dục mà các thế hệ nối tiếp nhau phát triển, tinh hoa văn hoá dân tộc, nhân loại được thừa kế, bổ sung và trên có sở đó, xã hội loài người không ngừng tiến lên.
* Khái niệm về quản lý giáo dục
Quản lý giáo dục là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý đếnkhách thể quản lý nhằm đưa hoạt động sư phạm của hệ thống giáo dục đạt
tới kết quả mong muốn Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quát là hoạt động điều hành, phối hợp các lực lượng xã hội nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển xã hội.
Theo M.M Mechti-Zade, nhà lý luận Xô Viết trước đây: Quản lýgiáo dục là tập hợp những biện pháp (tổ chức, phương pháp, cán bộ, giáodục, kế hoạch hoá, tài chính ) nhằm bảo đảm sự vận hành bình thường củacác cơ quan trong hệ thống giáo dục, bảo đảm sự tiếp tục phát triển và mởrộng hệ thống cả về số lượng và chất lượng
Theo GS Phạm Minh Hạc: Quản lý giáo dục là tổ chức các hoạt độngdạy học Có tổ chức được các hoạt động dạy học, thực hiện được các tínhchất của nhà trường phổ thông Việt Nam xã hội chủ nghĩa, mới quản lýđược giáo dục, tức là cụ thể hoá đường lối giáo dục của Đảng và biếnđường lối đó thành hiện thực, đáp ứng nhu cầu của nhân dân, của đất nước
Theo GS Nguyễn Ngọc Quang: Quản lý giáo dục là hệ thống các tácđộng cho mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằmlàm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thựchiện được các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam, và tiêuđiểm hội tụ là quá trình dạy học-giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lêntrạng thái mới
Khái quát lại, nội hàm của khái niệm quản lý giáo dục chứa đựngnhững nhân tố đặc trưng bản chất sau: Phải có chủ thể quản lý giáo dục Ở
Trang 9tầm vĩ mô là quản lý của nhà nước mà cơ quan trực tiếp quản lý là Bộ, Sở,Phòng GD-ĐT; ở tầm vi mô là quản lý của hiệu trưởng, phó hiệu trưởngcác trường phổ thông Phải có hệ thống tác động quản lý theo một nộidung, chương trình kế hoạch thống nhất từ Trung ương đến địa phươngnhằm thực hiện mục đích giáo dục trong mỗi giai đoạn cụ thể của xã hội.Phải có một lực lượng đông đảo những người làm công tác giáo dục cùngvới hệ thống cơ sở vật chất - kỹ thuật tương ứng Quản lý giáo dục có tính
xã hội cao Bởi vậy cần tập trung giải quyết tốt các vấn đề xã hội kinh tế,chính trị, văn hoá, an ninh quốc phòng phục vụ công tác giáo dục
Nhà truờng là đối tượng cuối cùng và cơ bản nhất của quản lý giáodục, trong đó đội ngũ giáo viên và học sinh là đối tượng quản lý quan trọngnhất, đồng thời lại là chủ thể trực tiếp quản lý quá trình giáo dục
Tóm lại: Quản lý giáo dục chính là quá trình tác động có định hướng của nhà QL giáo dục trong việc vận hành nguyên lý, phương pháp chung nhất của kế hoạch nhằm đạt được những mục tiêu đề ra Những tác động đó thực chất là những tác động khoa học đến nhà trường, làm cho nhà trường tổ chức một cách khoa học, có kế hoạch quá trình dạy và học theo mục tiêu đào tạo.
1.1.3 Khái niệm quản lý nhà trường
Nhà trường là một thiết chế xã hội thể hiện chức năng tái tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sù duy trì và phát triển của xã hội Thiết chế chuyên
biệt này hoạt động trong tính quy định của xã hội và theo những dấu hiệuphân biệt tính mục đích tập chung hay tính hẹp được “chiết xuất”; tính tổchức và kế hoạch hoá cao; tính hiệu quả của giáo dục - đào tạo cao nhờ quátrình truyền thụ có ý thức tổ chức; tính chuyên biệt tương đối hay tính lýtưởng hoá các giá trị xã hội; tính chuyên biệt cho từng đối tượng hay tínhchất phân biệt đối xử theo sự phát triển tâm lý và thể chất
Thực chất của quản lý giáo dục là tạo điều kiện thuận lợi cho cáchoạt động của nhà trường được vận hành theo đúng mục tiêu Trường học
Trang 10là những tế bào quan trọng của hệ thống giáo dục Những tế bào có hoạtđộng tốt, hiệu quả, đúng mục tiêu thì hệ thống giáo dục mới thực hiện đượcnhững mục tiêu xã hội giao phó Vì vậy, để trường học vận hành và pháttriển thì cần phải quản lý Quản lý trường học có thể hiểu như một bộ phậncủa quản lý giáo dục nói chung.
Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trongphạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên
lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngànhgiáo dục, với thế hệ trẻ và từng học sinh
Bản chất của việc quản lý nhà trường phổ thông là quản lý hoạt độngdạy học, tức là làm sao đưa hoạt động đó từ trạng thái này sang trạng tháikhác để dần tiến tới mục tiêu giáo dục
Quản lý nhà trường là tổ chức hoạt động dạy học có tổ chức hoạtđộng dạy học, thực hiện được các tính chất của nhà trường phổ thông ViệtNam XHCN, mới quản lý được giáo dục, tức là cụ thể hóa đường lối đóthành hiện thực, đáp ứng yêu cầu của nhân dân, của đất nước
Theo GS Phạm Minh Hạc: ”Quản lý nhà trường là thực hiện đườnglối của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trườngvận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêuđào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và từng học sinh” [17 -Tr71]
GS Nguyễn Ngọc Quang cho rằng: ”Quản lý nhà trường là quản lýhoạt động dạy và học tức là làm sao đưa hoạt động đó từ trạng thái nàysang trạng thái khác để dần dần tiến tới mục tiêu giáo dục”.[31 - Tr34]
Như vậy, quản lý nhà trường chính là quản lý giáo dục nhưng trongmột phạm vi xác định cuả một đơn vị giáo dục nền tảng, đó là nhà trường
Vì thế quản lý nhà trường phải vận dụng tất cả các nguyên lý chung củaquản lý giáo dục để đẩy mạnh mọi hoạt động của nhà trường theo mục tiêuđào tạo
Trang 11Quản lý nhà trường về cơ bản khác với quản lý các lĩnh vực khác Ởđây những tác động của chủ thể quản lý là những tác động của công tác tổchức sư phạm đến đối tượng quản lý nhằm giải quyết những nhiệm vụ giáodục của nhà trường Đó là hệ thống tác động có phương hướng, có mụcđích, có một quan hệ qua lại lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau.
Quản lý nhà trường là một hoạt động được thực hiện trên cơ sởnhững quy luật chung của quản lý, đồng thời có những nét đặc thù riêngcủa nó Quản lý nhà trường khác với các loại quản lý xã hội khác, được quyđịnh bởi bản chất lao động sư phạm của người giáo viên, bản chất của quátrình dạy học, giáo dục Trong đó mọi thành viên của nhà trường vừa là đốitượng quản lý vừa là chủ thể tự hoạt động của bản thân mình Sản phẩm tạo
ra của nhà trường là nhân cách người học sinh được hình thành trong quátrình học tập, tu dưỡng rèn luyện và phát triển theo yêu cầu của xã hội vàđược xã hội thừa nhận
Quản lý nhà trường là phải quản lý toàn diện nhằm hoàn thiện vàphát triển nhân cách của thế hệ trẻ một cách hợp lý, khoa học và hiệu quả.Thành công hay thất bại của một sự cải tiến trong ngành giáo dục đều phụthuộc rất lớn vào những điều kiện đang tồn tại, phổ biến ở các nhà trường
Vì vậy, muốn thực hiện có hiệu quả công tác giáo dục phải xem xét đếnnhững điều kiện đặc thù của mỗi nhà trường, phải chú trọng thực hiện việccải tiến công tác quản lý giáo dục đối với nhà trường, nền tảng của hệthống giáo dục quốc dân
Tóm lại: Quản lý nhà trường là một bộ phận của QL giáo dục Thực chất của QL nhà trường, suy cho cùng là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể QL nhằm làm cho nhà trường vận hành theo đúng đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường XHCN Việt Nam mà điểm hội tụ là quá trình dạy học – giáo dục thế hệ trẻ Người QL nhà trường phải làm sao cho
Trang 12hệ thống các thành tố vận hành liên kết chặt chẽ với nhau, đưa đến kết quảmong muốn
1.1.4.Khái niệm về biện pháp quản lý họat động dạy học
đường cơ bản để thực hiện mục đích giáo dục xã hội Học tập là cơ hộiquan trọng nhất giúp mỗi cá nhân phát triển và thành đạt
* Quản lý hoạt động dạy học
Là quá trình người hiệu trưởng hoạch định, tổ chức, điều khiển, kiểm tra hoạt động dạy học của giáo viên nhằm đạt được mục tiêu đã đề
ra Trong toàn bộ quá trình quản lý nhà trường thì quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng là hoạt động cơ bản nhất, quan trọng nhất.
Quản lý hoạt động dạy học thực chất là quản lý quá trình truyền thụtri thức của đội ngũ giáo viên và quá trình lĩnh hội kiến thức, kỹ năng, kỹxảo của học sinh; QL các điều kiện có sở vật chất, trang thiết bị, phươngtiện phục vụ hoạt động dạy học của cán bộ QL nhà trường
* Biện pháp quản lý hoạt động dạy học
Là nội dung, cách thức, cách giải quyết một vấn đề cụ thể nào đó của chủ thể quản lý Trong quản lý giáo dục, biện pháp quản lý là tổ hợp nhiều cách thức tiến hành của chủ thể quản lý nhằm tác động đến đối tượng quản lý để giải quyết những vấn đề trong công tác quản lý, làm cho
hệ quản lý vận hành đạt mục tiêu mà chủ thể quản lý đã đề ra và phù hợp với quy luật khách quan Trong nhà trường, biện pháp quản lý hoạt dạy và học là những cách thức tổ chức, điều hành kiểm tra, đánh giá hoạt động
Trang 13dạy và học của cán bộ, giáo viên và học sinh nhằm đạt được kết quả cao nhất đã đề ra.
1.1.5 Khái niệm trường PTTH chuyên
Với mục tiêu để phát triển sự nghiệp giáo dục, tăng cường hiệu lựcquản lý nhà nước về giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồidưỡng nhân tài phục vụ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, đáp ứngyêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xãhội công bằng, dân chủ, văn minh, Luật giáo dục nước Việt Nam đã đưa ranhững quy định về tổ chức và hoạt động giáo dục Trong đó, Luật giáo dụccũng quy định rõ :
"Trường chuyên được thành lập ở cấp THPT dành cho những học sinh đạt kết quả xuất sắc trong học tập nhằm phát triển năng khiếu của các
em về một số môn học trên cơ sở bảo đảm giáo dục phổ thông toàn diện.
Nhà nước ưu tiên bố trí giáo viên, CSVC, thiết bị và ngân sách chotrường chuyên Bộ Giáo dục và ĐT phối hợp với các bộ, ngành liên quanquyết định ban hành chương trình giáo dục, quy chế tổ chức cho các trườngnày" (Luật GD)
Để thực hiện Luật GD, trong công tác quản lý vĩ mô, Bộ GD và ĐT
đã xây dựng được một số văn bản pháp quy cho loại hình trường THPHchuyên
- Hướng dẫn nội dung dạy học các môn chuyên trường THPTchuyên (áp dụng từ năm học 2001-2002)
- Quy chế trường THPT chuyên (ban hành kèm theo quyết định số05/2002/QĐ-BGD ngày 11/03/2002 của Bộ trưởng Bộ GD và ĐT)
Trang 141.2 Một số vấn đề lý luận về quản lý hoạt động dạy học ở trường THPH chuyên
1.2.1 Trường THPH trong hệ thống giáo dục quốc dân
* Vị trí trường THPT
Điều 2, Chương I Điều lệ trường THPT quy định: "Trường TH là cơ
sở giáo dục của bậc trung học, bậc học nối tiếp bậc tiểu học của hệ thốnggiáo dục quốc dân nhằm hoàn chỉnh học vấn phổ thông Trường trung học
có tư cách pháp nhân và có con dấu riêng"
THPT là cấp học cuối cùng của giáo dục phổ thông, là giai đoạn quantrọng mà học sinh cần phải tích luỹ đầy đủ những kiến thức phổ thông cơbản, toàn diện để chuẩn bị học lên (đại học, cao đẳng, trung học chuyênnghiệp) hoặc đi vào cuộc sống xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Ở độ tuổi từ 15 –
18, học sinh THPT có đủ các điều kiện về tâm - sinh lý, trí tuệ và thể chất
để phát triển nhân cách toàn diện Chất lượng học tập ở bậc học này quyếtđịnh năng lực làm việc, tư duy sáng tạo, kỹ năng sống của mỗi con người
* Mục tiêu, nội dung và kế hoạch đào tạo của trường THPT
- Mục tiêu giáo dục THPT
"Giáo dục THPT nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục THCS, hoàn thiện học vấn phổ thông và những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động".
Xác định đúng đắn mục tiêu giáo dục có vai trò, ý nghĩa quan trọngtrong việc hoàn thành các mục tiêu xã hội và thúc đẩy phát triển kinh tế -
xã hội Mục tiêu giáo dục như là một phần của định hướng, chỉ đường chocác khuôn mẫu phát triển và làm nền tảng cho sự vận động của tình hìnhhiện tại đi đến tương lai
Để giáo dục - đào tạo phát triển mạnh mẽ nhằm: "Phát huy nguồn lựccon người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững", khi bướcvào thời kỳ mới, Đảng và Nhà nước ta đã xác định: "Mục tiêu chủ yếu là
Trang 15thực hiện giáo dục toàn diện; đức dục, trí dục, thể dục, mỹ dục ở tất cả cácbậc học".
Ngoài ra những mục tiêu cụ thể được xác định nhằm thực hiện phổcập giáo dục tiểu học trong cả nước năm 2000, phổ cập THCS năm 2010,phổ cập THPT năm 2020 Bảo đảm phần lớn thanh, thiếu niên trong độ tuổi
ở thành thị và vùng nông thôn học hết THPT, trung học chuyên nghiệphoặc đào tạo nghề Tạo điều kiện cho mọi người, ở mọi lứa tuổi được họctập thường xuyên, suốt đời
Trang 16- Nội dung giáo dục trung học phổ thông
Khoản 1 điều 24 Luật Giáo dục quy định : "Nội dung GDPT phải bảo đảm tính phổ thông, cơ bản, toàn diện, hướng nghiệp và hệ thống: gắn với thực tiễn cuộc sống, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh, đáp ứng mục tiêu giáo dục ở mỗi bậc học, cấp học".
Nội dung giáo dục THPT "phải củng cố, phát triển những nội dung đãhọc ở trung học cơ sở, hoàn thành nội dung giáo dục phổ thông Ngoài nộidung chủ yếu nhằm bảo đảm chuẩn kiến thức phổ thông, cơ bản, toàn diện
và để phát huy năng lực, đáp ứng nguyện vọng của học sinh"
Trong giai đoạn phát triển mới của đất nước, đổi mới nội dung giáodục nhằm "loại bỏ những nội dung không thiết thực, bổ sung những nộidung cần thiết theo hướng bảo đảm kiến thức cơ bản cập nhật với tiến bộcủa khoa học và công nghệ, tăng nội dung khoa học - công nghệ ứng dụng,tăng cường giáo dục kỹ thuật tổng hợp và năng lực thực hành ở bậc họcphổ thông, tăng cường giáo dục công dân, giáo dục tư tưởng đạo đức, lòngyêu nước, chủ nghĩa Mác – Lênin, đưa việc giảng dạy tư tưởng Hồ ChíMinh vào nhà trường phù hợp với lứa tuổi và từng bậc học, coi trọng hơnnữa các môn khoa học xã hội - nhân văn, nhất là tiếng Việt, lịch sử dân tộc,địa lý và văn hoá Việt Nam
Như vậy, nội dung giáo dục THPT được đổi mới phải mang tính chấtphổ thông, cơ bản, toàn diện và hướng nghiệp, gắn với thực tiễn cuộc sống,phù hợp với sự phát triển về tâm sinh lý học sinh
Để thực hiện những mục tiêu và nội dung đổi mới giáo dục THPTtrong giai đoạn mới, yêu cầu xây dựng đội ngũ giáo viên chuẩn hoá, cóchất lượng cũng như tăng cường việc đào tạo, sử dụng đội ngũ giáo viêncàng trở nên cấp bách
- Kế hoạch giáo dục ở bậc trung học phổ thông.
Trang 17Kế hoạch giáo dục là một văn bản có tính pháp lý của Nhà nước do
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành trong toàn quốc, mọi cán bộquản lý, giáo viên phải thực hiện nghiêm túc
Kế hoạch giáo dục quy định: Thành phần các môn học, trình tự dạycác môn ở từng lớp, số giờ dành cho từng bộ môn học trong tuần, trongnăm, cầu trúc thời gian của năm học, khoa học giáo dục là tài liệu quantrọng nhất nhằm xác định nội dung, mức độ học vấn phổ thông và tổ chứccác hoạt động giáo dục góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo của cấp học,bậc học
Định hướng mang tính nguyên tắc khi xây dựng kế hoạch giáo dụctrong thời gian tới:
+ Kế hoạch giáo dục phải phản ánh mục tiêu giáo dục toàn diện bao gồm những yêu cầu về giáo dục đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, lao động kỹ thuật.
+ Kế hoạch giáo dục phải phản ánh tính hài hoà, cân đối giữa các mặt giáo dục bảo đảm tính hệ thống, kế tiếp Xác định hệ thống môn học với thời lượng phù hợp, bảo đảm coi trọng nội dung giáo dục, khoa học tự nhiên, xã hội và nhân văn, kỹ năng và công nghệ.
+ Kế hoạch giáo dục xây dựng phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý
và sức khoẻ của học sinh
Để bảo đảm mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh THPT, nhữngnội dung kiến thức cần thiết về kỹ thuật, công nghệ, hướng nghiệp, vànhững kiến thức về: dân số, môi trường, pháp luật, giao thông, ngoại ngữ,
sử dụng máy tính, âm nhạc, mỹ thuật, hướng nghiệp ngày càng được cậpnhật hoá, tích hợp trong các môn học
Mục tiêu, nội dung, phương pháp, kế hoạch giáo dục là những thành
tố của hệ thống giáo dục và chúng có quan hệ hữu cơ, gắn bó và tác độngqua lại lẫn nhau Đối với mục tiêu giáo dục không những phải đổi mới nộidung, phương pháp, kế hoạch giáo dục mà còn phải xây dựng đội ngũ giáo
Trang 18viên có năng lực, đủ tài đức để thực hiện mục tiêu đó, nhất là trong giaiđoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Giáo dục phổ thông tuy có vị trí tương đối độc lập với phát triển kinh
tế nhưng là một bộ phận KT - XH, nên sự phát triÓn của giáo dục phổthông phụ thuộc nhiều vào các điều kiện và trạng thái vận động của nhiềunhân tố: Dân số, thu nhập quốc dân, khả năng nguồn lao động, trình độphát triển văn hoá, kết cấu và cơ chế kinh tế Sự phát triển của giáo dụcphổ thông với đặc trưng về tổ chức sư phạm như cơ cấu hệ thống, nội dungđào tạo, tổ chức các điều kiện đào tạo, nếu có sự quản lý tốt sẽ có tác dụngthúc đẩy các nhân tố tích cực, hạn chế các diễn biến tiêu cực của kinh tế -
xã hội
* Yêu cầu và xu thế phát triển trường THPT hiện nay
Trong bối cảnh thế giới cũng như trong khu vực và nước ta hiện nayđặt ra cho giáo dục trung học những yêu cầu mới Trước hết đó là nhữngvấn đề, như:
- Sự bùng nổ tri thức khoa học và công nghệ Đây là xu thế đưa nhân
loại đến nền văn minh trí tuệ Nhờ vào lượng thông tin khoa học - côngnghệ, nhờ vào công nghệ cao như vi điện tử, tin học, sinh học, tự động học,vật liệu mới xã hội thông tin sẽ tạo ra một nền "công nghiệp sinh thái" Vìvậy tác giả Hoàng Đức Nhuận trong bài: "Bàn về vai trò giáo dục của nhàtrường trong việc hình thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam"
đề nghị phải xem lại học vấn THPT, cấu trúc lại chương trình và nội dungdạy học, phải phát triển cho được ở học sinh phương pháp tư duy sáng tạo
- Con người sẽ thay đổi những quan niệm cơ bản đối với thiên nhiên
và xã hội.
Sự tiến bộ xã hội không chỉ đo bằng công nghệ hoặc mức sống vậtchất, mà bằng cả chỉ tiêu đạo đức, thẩm mỹ, môi trường, văn hoá, tinhthần Con người sẽ là trung tâm của sự phát triển Sự phát triển phải là củadân, do dân tham gia thực hiện, sự phát triển vì nhân dân, vì hạnh phúc con
Trang 19người, xem con người là động lực phát triển của xã hội Đảng ta đã đề ramục tiêu: "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh".
- Nền kinh tế thế giới cũng như khu vực đi đến một khuôn khổ toàn cầu Bất kể đất nước nào nếu thu nhận được những bài học của thị trường,
tạo lập được những phẩm chất cho phép cạnh tranh trong một thế giới kinh
tế không biên giới thì mới có cơ hội thành công Giáo dục được nhận thứcnhư một động lực, một đòn bẩy cho sự phát triển kinh tế
- Thế giới ngày càng phụ thuộc lẫn nhau: Ngày nay các quốc gia
không còn tách biệt nhau mà càng ngày càng liên kết trong một cộng đồngkhu vực giáo dục, yêu cầu sử dụng vệ tinh cho giáo dục từ xa, nhu cầu xâydựng trường quốc tế, đa quốc gia
Sự hợp tác đa phương, song phương ngày càng mở rộng, làn sóng đuatranh, sàng lọc ngày càng gay gắt Xuất hiện trạng thái đa văn hoá trên nềnvăn hoá truyền thống Trong quan hệ quốc tế, hợp tác trí tuệ rất quan trọng.Hợp tác quốc tế về trí tuệ là nét điển hình trong thế giới ngày nay
- Bối cảnh thế giới sẽ xuất hiện những khủng hoảng trầm trọng, như
nạn ô nhiễm môi trường sinh thái, sự bùng nổ dân số, xung đột sắc tộc, dântộc và tôn giáo, sự đói nghèo, lạc hậu và ngu dốt, các nạn dịch thời đại(HIV/AIDS, SARS, H5N1) cũng ảnh hưởng đến nền giáo dục nói chung vàGDTH nói riêng trong tình hình mới hiện nay
- Ở nước ta, từ năm 1986 trở lại đây, thời gian mặc dù chưa dài, nhưng con người Việt Nam bước đầu bộc lộ một số đặc điểm nhân cách của mình trong điều kiện mở cửa Chuyển sang cơ chế mới, mỗi con trước
hết phải chịu trách nhiệm về công việc của mình Cho nên biết tính toánhiệu quả kinh tế, sự đòi hỏi mức tiêu dùng hàng ngày càng cao, chấp nhậnganh đua, chấp nhận giàu nghèo Vì vậy tạo ra sự hăng say lao động, họctập thay cho trung bình chủ nghĩa, đặc biệt ở lứa tuổi học sinh THPT vàsinh viên
Trang 20- Về vai trò của giáo dục trên thế giới cũng như trong nước ngày càng được khẳng định " Giáo dục là quốc sách hàng đầu", "Giáo dục là
chìa khoá mở cửa tiến vào tương lai", "Giáo dục là con đường cơ bản đểthực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước"
Bác Hồ cũng đã dạy: “ Không có giáo dục, không có cán bộ thì khôngnói gì đến kinh tế, văn hoá” Do đó, học tập là đặc trưng nổi bật của cuộcsống hiện tại và tương lai Mỗi con người phải có một trình độ học tập nhấtđịnh, một tay nghề nhất định, trên cơ sở đó mới có thể tự rèn luyện để thíchnghi và sáng tạo trong cuộc sống đang có nhiều biến đổi
- Ở nước ta, sự chuyển đổi nền kinh tế, cùng với sự đổi mới trên mọi lĩnh vực đã có ảnh hưởng rất lớn đến mọi mặt của đời sống xã hội Thực
tiễn đòi hỏi ngành giáo dục và đào tạo nói chung và GDTH nói riêng phảikịp thời đổi mới mục tiêu, nội dung, phương thức đào tạo Tất cả nhữngvấn đề trên đòi hỏi phải nhìn nhận lại những vấn đề cơ bản của GDTHnước ta: Cần khắc phục và giải quyết sự sa sút về chất lượng, sự thiếu trungthực trong thi cử, nạn dạy thêm, học thêm tràn lan, sự không phù hợp vớitình hình biến đổi khoa học - xã hội của đất nước hiện nay Những vấn đềbức xúc được thể hiện ở chỗ:
+ Chất lượng học tập của học sinh nhìn chung còn thấp
+ Những điều kiện phục vụ cho dạy và học vừa thiếu vừa yếu kém đãảnh hưởng không tốt đến kết quả học tập
+ Không đa dạng và thiếu cân đối về loại hình trường trung học Suốt
cả một thời gian dài, dạy nghề chỉ là hình thức, hoàn toàn lý thuyết, rất xarời thực tế
+ Chưa có sự phân hoá trong nội dung dạy học ở cấp THPT đã ảnhhưởng không tốt đến vấn đề hướng nghiệp cho học sinh
GDTH nước ta trong 50 năm qua đã có những đóng góp xứng đángcho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Tuy nhiên, sự nghiệp cáchmạng của nhân dân ta đã bước sang một thời kỳ mới Những yêu cầu mới
Trang 21của cách mạng đòi hỏi cần phải thay đổi cơ cấu, nội dung và phương phápGDTH.
Như đã trình bày, hệ thống giáo dục trong giai đoạn mới biến đổinhanh chóng về khoa học, kỹ thuật, kinh tế - xã hội, hoạt động dạy và họcphải luôn tự điều chỉnh để thích ứng
GDTH có vai trò quan trọng đối với việc thúc đẩy tốc độ phát triển
kinh tế xã hội, đất nước, thực hiện 3 mục tiêu giáo dục là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài Trong những năm tới, GDTH cần
được đổi mới theo hai phương hướng sau:
- Góp phần vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội, thực hiệnmục tiêu công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, xây dựng một nước ViệtNam giàu mạnh, bình đẳng, hạnh phúc thông qua việc nâng cao hiệu quả vàchất lượng giáo dục Đồng thời góp phần hình thành và phát triển nhâncách học sinh, nhằm đào tạo ra những con người năng động, sáng tạo, cónăng lực giải quyết những vấn đề cuộc sống đặt ra cho cá nhân, gia đình,cộng đồng và xã hội
- Hoà nhập GDTH trên thế giới, nhất là ở khu vực trong bối cảnh mộtthế giới mở cửa, hợp tác để giải quyết những vấn đề mang tính toàn cầu
Để thực hiện sứ mệnh trọng đại này, trong quá trình đổi mới GDTHcần phải giải quyết những vấn đề sau đây:
- Tăng cường khả năng mở rộng quy mô đào tạo để đáp ứng nhữngyêu cầu phát triển sản xuất, góp phần thực hiện bình đẳng trong cơ hộihưởng thụ giáo dục
- Bảo đảm hiệu quả và chất lượng GDTH trong tình hình đất nước cònnghèo, khả năng tài chính của đất nước đầu tư cho giáo dục còn hạn hẹp
- Đa dạng hoá các hình thức tổ chức GDTH để vừa bảo đảm cơ hộihọc tập cho mọi người, vừa đáp ứng những yêu cầu của một nền kinh tếđang phát triển, tạo ra một xã hội học tập
Trang 22- Phân hoá nội dung đào tạo vừa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xãhội, vừa đáp ứng nhu cầu của học sinh và mong muốn của gia đình họcsinh
Ngành giáo dục - đào tạo nước ta đứng trước 3 mục tiêu lớn: Nângcao dân trí - đào tạo nhân lực - bồi dưỡng nhân tài, phục vụ CNH - HĐH
đất nước, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Để đạt được những mục tiêu trên, vấn đề xây dựng đội ngũ giáo viên, đặc biệt là xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục là hết sức quan trọng và có ý nghĩa chiến lược rất lớn Họ có vai trò quyết định cho sự phát triển nền giáo dục quốc dân trong tương lai.
1.2.2 Quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT
Hoạt động dạy và học là hoạt động trung tâm chi phối tất cả các hoạtđộng giáo dục khác trong nhà trường Đó là con đường trực tiếp và thuậnlợi nhất để giúp cho học sinh lĩnh hội được tri thức của xã hội loài người
Hoạt động dạy học làm cho học sinh nắm vững tri thức khoa học mộtcách có hệ thống, cơ bản, có những kỹ năng, kỹ xảo cần thiết trong học tập,lao động và trong đời sống Hoạt động này làm phát triển tư duy độc lậpsáng tạo, hình thành những năng lực cơ bản về nhận thức và hành động củahọc sinh, hình thành ở học sinh thế giới quan khoa học, lòng yêu nước, yêuCNXH Ở trẻ em, đó chính là động cơ học tập trong nhà trường và địnhhướng hoạt động của học sinh sau này
Vì vậy có thể nói, hoạt động dạy học trong nhà trường đã tô đậmchức năng xã hội của nhà trường, đặc trưng cho nhiệm vụ của nhà trường
và là hoạt động giáo dục trung tâm, là cơ sở khoa học của các hoạt độnggiáo dục khác trong nhà trường
Quản lý hoạt động dạy học là phải tổ chức thực hiện các nhiệm vụ hoạtđộng dạy và học ở trên lớp, tập trung chủ yếu vào các nhiệm vụ sau đây :
+ Thầy dạy và trò học nghiêm túc, đầy đủ theo chương trình và kếhoạch đào tạo ở tất cả các lớp, không được coi nhẹ và bỏ bớt môn nào, ở
Trang 23bất cứ lớp nào, chú trọng cả việc dạy lý thuyết lẫn thực hành, đào tạo đượcthế hệ học sinh phát triển toàn diện.
+ Xây dựng nền nếp giảng dạy, nâng cao chất lượng ở tất cả cáckhâu của quá trình giảng dạy của giáo viên
+ Xây dựng được phương pháp học tập cho học sinh; học sinh cóđộng cơ, tinh thần, thái độ học tập đúng đắn, có phương pháp, nền nếp và
kỷ luật học tập ở lớp cũng như ở nhà
Để thực hiện được nhiệm vụ đó thì điều kiện cơ sở vật chất, phươngtiện, thiết bị, nguồn kinh phí đóng vai trò rất quan trọng Vì vậy quản lýhoạt động dạy và học không những chỉ quản lý hoạt động dạy của thầy,quản lý hoạt động học của trò mà còn phải quản lý những điều kiện vậtchất-kỹ thuật, điều kiện về kinh phí để phục vụ cho quá trình dạy và học ởtrong nhà trường
* Quản lý hoạt động dạy của thầy
Hoạt động dạy của thầy là hoạt động chủ đạo trong quá trình dạy học Quản lý hoạt động này bao gồm: Quản lý việc thực hiện chương trình
dạy học, quản lý việc soạn bài và chuẩn bị lên lớp, quản lý giờ lên lớp củagiáo viên, quản lý việc dự giờ và phân tích bài học sư phạm, quản lý hoạtđộng kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh
- Quản lý việc thực hiện chương trình
Thực hiện chương trình dạy học là thực hiện kế hoạch đào tạo theomục tiêu của nhà trường phổ thông Nó là pháp lệnh của nhà nước do BộGiáo dục - Đào tạo ban hành Yêu cầu đối với hiệu trưởng là phải nắmvững chương trình, tổ chức cho giáo viên tuân thủ một cách nghiêm túc,không được tuỳ tiện thay đổi, thêm bớt làm sai lệch chương trình dạy học(nếu có thay đổi, bổ sung phải theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục- Đào tạo,
Sở Giáo dục - Đào tạo địa phương)
Sù nắm vững chương trình dạy học là việc bảo đảm để hiệu trưởngquản lý thực hiện tốt chương trình dạy học Bao gồm :
Trang 24+ Nắm vững những nguyên tắc cấu tạo chương tình, nội dung vàphạm vi kiến thức của từng môn học, cấp học.
+ Nắm vững phương pháp dạy học đặc trưng của môn học và cáchình thức dạy học của từng môn học
+ Nắm vững kế hoạch dạy học của từng môn học, từng khối lớptrong cấp học
+ Không được giảm nhẹ, nâng cao hoặc mở rộng so với yêu cầu nộidung, phạm vi kiến thức quy định của từng chương trình môn học
+ Phương pháp dạy đặc trưng của môn học, của bài học phải phù hợpvới từng loại lớp học, từng loại bài của cấp học
+ Vận dụng các hình thức tổ chức dạy học khác nhau, kết hợp giữacác hình thức dạy học trên lớp, ngoài lớp, thực hành, tham quan một cáchhợp lý
+ Dạy đủ và coi trọng tất cả các môn học theo quy định của phânphối chương trình, nghiêm cấm việc cắt xén, dồn Ðp bài học, thêm bớt tiếthọc với bất cứ môn học nào, lớp học nào, dưới bất kỳ hình thức nào
Để việc quản lý thực hiện chương tình dạy học đạt kết quả, bảo đảmthời gian cho việc thực hiện chương trình dạy học, hiệu trưởng phải chủ ý
sử dụng thời khoá biểu như là công cụ để theo dõi, điều khiển và kiểm soáttiến độ thực hiện chương trình dạy học, để thường xuyên, kịp thời điềuchỉnh những lệch lạc trong quá trình thực hiện chương trình dạy học
- Quản lý việc soạn bài và chuẩn bị lên lớp
Soạn bài là khâu quan trọng nhất trong việc chuẩn bị của giáo viên cho giờ lên lớp Tuy nó chưa dự kiến hết các tình huống trong quá trình lên
lớp, nhưng soạn bài thực sự là lao động sáng tạo của từng giáo viên Nó thểhiện sự suy nghĩ, lựa chọn, quyết định của giáo viên về nội dung, phươngpháp giảng dạy, hình thức lên lớp phù hợp với đối tượng học sinh và đúngvới yêu cầu của chương trình
Trang 25Quản lý việc soạn bài và chuẩn bị lên lớp phải bảo đảm những yêucầu cần thiết đó là :
+ Bảo đảm tính tư tưởng, tính giáo dục của bài giảng
+ Thực hiện soạn bài phải đúng quy chế, soạn bài chu đáo trước khilên lớp, chống việc soạn bài để đối phó với việc kiểm tra
+ Bảo đảm nội dung, tri thức khoa học mang tính giáo dưỡng
+ Đưa việc soạn bài, chuẩn bị lên lớp vào nền nếp, nghiêm túc vàphải bảo đảm chất lượng
+ Chỉ đạo không rập khuôn, máy móc, bảo đảm và khuyến khích tínhtích cực, tự giác và sáng tạo của giáo viên
Để việc soạn bài, chuẩn bị lên lớp của giáo viên có thể thực hiện theomột kế hoạch đồng bộ và có hiệu quả, hiệu trưởng nhà trường cần phảiphân công trách nhiệm cụ thể cho cán bộ, giáo viên trong trường, tạo mọiđiều kiện để họ thực hiện tốt việc soạn bài và chuẩn bị lên lớp, có kế hoạchthường xuyên kiểm tra, theo dõi để khuyến khích kịp thời, đồng thời điềuchỉnh những sai lệch nhằm thực hiện đúng quy định đã đề ra
- Quản lý giờ lên lớp của giáo viên
Hoạt động dạy và học trong nhà trường phổ thông hiện nay đượcthực hiện chủ yếu bằng hình thức dạy và học trên lớp, với những giờ lên
lớp và hệ thống bài học cụ thể Nói cách khác, giờ lên lớp là hình thức tổ chức cơ bản và chủ yếu nhất của quá trình dạy học trong nhà trường để thực hiện mục tiêu cấp học.
Chính vì vậy trong quá trình quản lý dạy và học của mình, hiệutrưởng phải có những biện pháp tác động cụ thể, phong phú và linh hoạt đểnâng cao chất lượng giờ lên lớp của giáo viên, đó là những việc làm củahiệu trưỏng, là trách nhiệm của người quản lý
Quản lý giờ lên lớp của giáo viên phải bảo đảm các yêu cầu chủ yếu là : + Xây dựng được "chuẩn" giờ lên lớp để quản lý tốt giờ lên lớp củagiáo viên Chuẩn này, ngoài những quy định chung của ngành như Thông
Trang 26tư 13/TTGD-ĐT ngày 12/9/1994, Thông tư 12/TTGD-ĐT ngày 4/8/1997của Bộ GD-DT, cần thường xuyên được bổ sung, điều chỉnh để thực hiệnđược sự tiến độ chung của trường và của giáo viên trong trường.
+ Phải xây dựng nền nếp giờ lên lớp cho thầy và trò nhằm bảo đảmtính nghiêm túc trong mọi hoạt động hết sức nhịp nhàng của nhà trường,góp phần nâng cao chất lượng dạy học
+ Phải tác động đến giờ lên lớp một cách tích cực và càng trực tiếpcàng tốt để mọi giờ lên lớp đều góp phần thực hiện mục tiêu
+ Phải yêu cầu cụ thể từng đối tượng thực hiện đầy đủ, nghiêm túcnhững quy định của nhà trường, thực hiện nghiêm túc quy chế có liên quanđến giờ lên lớp
Để bảo đảm được những yêu cầu quản lý giờ lên lớp, hiệu trưởngcần xây dựng và quy định rõ chế độ thực hiện và kiểm tra sử dụng thờikhoá biểu nhằm kiểm soát các giờ lên lớp, duy trì nền nếp dạy học, điềukhiển nhịp điệu dạy học và tạo nên bầu không khí sư phạm trong nhàtrường
- Quản lý việc dự giờ và phân tích sư phạm bài học
Nét đặc thù cơ bản làm cho quản lý trường học khác với các dạng quản lý khác là trong quản lý trường học có hoạt động dự giờ và phân tích
sư phạm bài học Đây chính là chức năng trung tâm của hiệu trưỏng để chỉ đạo hoạt động dạy và học và là biện pháp quan trọng hàng đầu trong quản lý giờ lên lớp.
Để việc quản lý dự giờ và phân tích sư phạm bài học có hiệu quả,hiệu trưởng cần phải quán triệt đầy đủ những yêu cầu cơ bản sau đây :
+ Phải nắm vững được lý luận dạy học và lý thuyết về bài học, nắmvững những quan điểm trong phân tích sư phạm bài học
+ Nắm vững các bước trong việc dù giờ và phân tích sư phạm bàihọc để chỉ đạo tất cả giáo viên trong trường thực hiện
Trang 27+ Tổ chức tốt việc dự giờ trong trường, có chế độ dự giờ rõ ràng, có
kế hoạch cụ thể, đặc biệt phải có chuẩn đánh giá phù hợp, có đầy đủ hồ sơ
dự giờ và có thái độ cầu thị khách quan để đánh giá đúng tình hình giờ lênlớp cũng như đánh giá đúng chất lượng giờ lên lớp Trên cơ sở đó, tìm ranhững biện pháp thích hợp cho công tác quản lý giờ lên lớp của mình
Để nâng cao chất lượng dự giờ, phân tích sư phạm bài học, cần phải
tổ chức các chuyên đề về giờ lên lớp, như trao đổi về nội dung và phươngpháp giảng dạy, xây dựng giờ dạy mẫu, tổ chức dạy thử, tổ chức kiến tập,thao giảng nhằm giúp giáo viên nắm vững lý thuyết, rút kinh nghiệm vềphương pháp giảng dạy, về các bước trong dự giờ và phân tích sư phạm bàihọc Trên cơ sở đó khuyến khích sự sáng tạo của giáo viên và đây cũngchính là hoạt động đặc trưng cho nghề nghiệp của giáo viên Hiệu trưởngnhà trường cần phải tổ chức tốt để tạo điều kiện cho giáo viên phát huy khảnăng của mình nhằm nâng cao chất lượng dạy học
Trang 28- Quản lý hoạt động kiểm tra-đánh giá kết quả việc học tập của học sinh
Kiểm tra - đánh giá là một bộ phận hợp thành, không thể thiếu đượctrong quá trình giáo dục ở tất cả các môn học, ở GVCN líp Kiểm tra đánhgiá kết quả học tập của học sinh được tồn tại đồng thời với quá trình dạy
học, đó là quá trình thu nhận và xử lý thông tin về trình độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh Trên cơ sở đó đề ra những biện
pháp phù hợp, giúp học sinh học tập tiến bộ
Qua việc quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá học sinh của giáo viên,người quản lý sẽ nắm bắt được chất lượng dạy và học ở từng giáo viên một
Nó là cơ sở để đánh giá quá trình và hiệu quả của người dạy lẫn người học.Nhất là trong giai đoạn hiện nay khi tình trạng học thêm, dạy thêm tràn lan,khi trình độ chuyên môn của một số giáo viên còn hạn chế thì việc quản lýhoạt động kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh là điều rất quantrọng Việc kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh, là việc là hếtsức cần thiết của hiệu trưởng nhằm tác động trực tiếp đến giáo viên thựchiện đầy đủ và chính xác qúa trình kiểm tra - đánh giá, thúc đẩy quá trìnhnâng cao hiệu quả dạy học theo mục tiêu Quản lý hoạt động kiểm tra -đánh giá kết quả học tập của học sinh phải đạt được những yêu cầu cơ bảnsau đây:
+ Phải thực hiện nghiêm chỉnh quy chế chuyên môn trong nhàtrường thông qua điểm số; đánh giá được chất lượng học tập của học sinh
và giảng dạy của giáo viên Từ đó rót ra được những vấn đề cần phải điềuchỉnh, uốn nắn và bổ sung giúp cho người quản lý chỉ đạo hoạt động nàymột cách đầy đủ, chặt chẽ hơn
+ Phải thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các văn bản hướng dẫn về đánhgiá xếp loại học sinh
+ Phải đánh giá, xếp loại học sinh mét cách công bằng, chính xác,tránh những biểu hiện không đúng trong việc đánh giá xếp loại học sinh.Trong qúa trình thực hiện, hiệu trưởng cần phân công nhiệm vụ cụ thể cho
Trang 29các đối tượng như hiệu phó chuyên môn, tổ trưởng và giáo viên, yêu cầu họlập kế hoạch kiểm tra - đánh giá học tập một cách đầy đủ theo yêu cầu củachương trình Đồng thời hiệu trưởng thường xuyên kiểm tra, xem xét việcthực hiện nhiệm vụ của các đối tượng để bảo đảm hiệu quả công việc đã đề
ra, từng bước nâng cao chất lượng toàn diện của quá trình dạy học
- Quản lý hồ sơ chuyên môn của giáo viên
Hồ sơ chuyên môn của giáo viên là phương tiện phản ánh quá trìnhquản lý có tính khách quan và cụ thể, giúp hiệu trưởng nắm chắc hơn, cụthể hơn tình hình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của giáo viên Có thể nói
hồ sơ chuyên môn của giáo viên là mét trong những cơ sở pháp lý để nói lên việc thực hiện nền nếp chuyên môn, việc chuẩn bị, đầu tư cho công việc của giáo viên Nhưng hồ sơ chuyên môn của giáo viên không thể xem đồng
nghĩa với năng lực giảng dạy của giáo viên trên lớp
Hồ sơ của giáo viên phục vụ cho hoạt động dạy theo điều 25.2 củaĐiều lệ nhà trường phổ thông, bao gồm các loại hồ sơ sau :
+ Giáo án (bài soạn)
+ Các loại sổ: Sổ dự giờ, sổ chủ nhiệm (đối với giáo viên làm côngtác chủ nhiệm lớp), sổ công tác
+ Các loại sách : Sách giáo khoa, sách hướng dẫn, phân phối chươngtrình các tài liệu tham khảo
Trong quá trình quản lý, hiệu trưởng cần hướng dẫn cụ thể yêu cầucủa từng loại hồ sơ, cùng với hiệu phó chuyên môn và tổ trưởng chuyênmôn thường xuyên kiểm tra bằng nhiều hình thức khác nhau để kịp thờiđiều chỉnh những sai lệch trong hoạt động dạy và học
- Quản lý việc sử dụng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên
Quản lý việc sử dụng và bồi dưỡng giáo viên là một yêu cầu, một tiêu chuẩn không thể thiếu được trong qúa trình quản lý nhà trường Nó
thể hiện cụ thể ở hai nội dung sau:
Trang 30+ Sử dụng đội ngũ giáo viên: Phân công hợp lý trong chuyên môn,phối hợp với năng lực chuyên môn trên cơ sở chú ý đến điều kiện của từnggiáo viên trong trường.
+ Bồi dưỡng đội ngũ: Bao gồm việc bồi dưỡng thường xuyên theochương trình của Bộ GD - ĐT, theo hình thức bồi dưỡng tại trường hoặctham gia các lớp bồi dưỡng do cấp trên mở, bồi dưỡng nâng cao trình độnhằm chuẩn hoá đội ngũ giáo viên, bồi dưỡng nâng chuẩn
Quản lý việc sử dụng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên có vai trò quantrọng Nó có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng giảng dạy và giáo dụccủa nhà trường Vì vậy hiệu trưởng phải có chương trình, kế hoạch, chủđộng trong việc bồi dưỡng giáo viên, nhằm từng bước nâng cao trình độ vànăng lực sư phạm cho giáo viên
Tóm lại : Quản lý hoạt động dạy học là quản lý một quá trình chủ
đạo của người thầy trong quá trình dạy học, đòi hỏi hiệu trưởng nhà trường phải hiểu hết nội dung, yêu cầu cần quản lý để đưa ra những quyết định quản lý vừa mang tính nghiêm chỉnh, chính xác, nhưng lại vừa mềm dẻo, linh hoạt để đưa hoạt động dạy của thầy vào nền nếp, kỷ cương nhưng vẫn phát huy được khả năng sáng tạo khoa học của giáo viên trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình.
Tuy nhiên hoạt dộng dạy của thầy sẽ hoàn thành trọn vẹn khi màngười thầy tổ chức tốt hoạt động học của trò Đó là sự liên tục của hoạtđộng dạy học, là trách nhiệm cuả người thầy đối với "sản phẩm đào tạo"của mình
* Quản lý hoạt động học tập của học sinh
Hoạt động học tập của học sinh là một hoạt động song song tồn tại cùng với hoạt động dạy của thầy giáo.
+ Phải làm cho học sinh có động cơ và thái độ đúng đắn trong họctập, rèn luyện, ham thích đến trường đến lớp, ham học các bộ môn Tự giác
Trang 31tìm tòi, phát hiện vấn đề, chủ động lĩnh hội kiến thức, biến qúa trình đượcgiáo dục thành tự giáo dục.
+ Phải tổ chức hướng dẫn học sinh học tập, giúp học sinh học tập cóphương pháp, nắm được các phương pháp học tập ở từng bộ môn
+ Phải làm cho học sinh có nền nÕp thãi quen học tập tốt, làm chohoạt động học tập của nhà trường có kỷ luật, trật tự
+ Kết quả điểm kiểm tra, xếp loại phản ánh được khả năng học tậpcủa học sinh Kết quả này phải giúp cho học sinh nhận ra mặt mạnh, mặthạn chế để vươn lên, đồng thời nó giáo dục cho học sinh tính trung thựctrong học tập, trong cuộc sống
Việc quản lý hoạt động học tập của học sinh phải được thực hiện đầy
đủ, toàn diện và mang tính giáo dục cao Nội dung cơ bản của nó bao gồm :
- Quản lý việc giáo dục phương pháp học tập cho học sinh
Phương pháp học tập là hệ thống các cách sử dụng hết sức quan trọng trong việc nâng cao chất lượng học tập của học sinh Vì vậy, quản lý
việc giáo dục phương pháp học tập cho học sinh cần phải đạt được nhữngyêu cầu chủ yếu là :
+ Làm cho học sinh nắm được kỹ năng chung của hoạt động học tập.+ Làm cho học sinh có kỹ năng học tập phù hợp với từng bộ môn.+ Giúp học sinh có phương pháp học tập ở lớp
+ Giúp cho học sinh có phương pháp học tập ở nhà
Để đạt được những yêu cầu trên, hiệu trưởng phải tổ chức học tậpnghiên cứu, bồi dưỡng để toàn thể giáo viên trong nhà trường nắm vững vàthống nhất các phương pháp học tập và trách nhiệm của các đối tượngtrong trường với việc hướng dẫn phương pháp học tập cho học sinh Từ đóhiệu trưởng vạch ra kế hoạch chỉ đạo thực hiện và thường xuyên kiểm trađôn đốc, điều chỉnh, uốn nắn kịp thời những biểu hiện sai lệch nhằm thựchiện có hiệu quả việc giáo dục phương pháp học tập cho học sinh
- Quản lý nền nếp, thái độ học tập của học sinh
Trang 32Nền nếp học tập, kỷ luật học tập của học sinh là những điều qui định
cụ thể về tinh thần, thái độ, hành vi ứng xử nhằm làm cho hoạt động học tập được hoạt động nhịp nhàng và có hiệu quả Nền nếp học tập sẽ quyết
định nhiều đến hiệu quả học tập Vì vậy, cần phải xây dựng và hình thànhđược những nền nếp học tập sau đây:
+ Phải xây dùng cho học sinh có tinh thần, thái độ học tập tốt,chuyên cần, chăm chỉ, có nền nếp học bài và làm bài đầy đủ
+ Giúp học sinh có nền nếp tổ chức hoạt động ở trường cũng như ởnhà và những nơi sinh hoạt văn hoá
+ Nền nếp sử dụng, bảo quản và chuẩn bị đồ dùng học tập
+ Xây dựng được nền nếp về khen thưởng và kỷ luật, chấp hành nềnnếp, nội quy học tập cho học sinh
Nền nếp học tập tốt góp phần nâng cao chất lượng giáo dục Vì vậy,hiệu trưởng nhà trường cần thường xuyên theo dõi, kiểm tra, nhận xét tìnhhình thực hiện nền nếp và phân công trách nhiệm cụ thể cho các đối tượng
để phối hợp thực hiện, tạo ra bầu không khí thuận lợi cho sự giáo dục củanhà trường
- Quản lý các hoạt động học tập, vui chơi, giải trí
Đây là yêu cầu quan trọng đối với hiệu trưởng trong việc quản lý cáchoạt động học tập của học sinh Các hoạt động học tập, vui chơi giải tríphải được tổ chức một cách hợp lý, phù hợp với tâm lý và sức khoẻ của họcsinh Đòi hỏi hiệu trưởng phải cân nhắc, tính toán, điều khiển sự cân đốicác hoạt động hàng tháng, học kỳ và cả năm để tránh tình trạng lôi kéo họcsinh vào những hoạt động, những phong trào đề ra một cách tuỳ tiện, bấtthường làm gián đoạn hoạt động học tập của học sinh, xáo trộn chươngtrình và kế hoạch hoạt động của nhà trường
- Quản lý việc phân tích đánh giá kết quả học tập của học sinh
Phân tích, đánh giá kết quả học tập của học sinh là yêu cầu cần thiếttrong quản lý của hiệu trưởng Điểm số của học sinh phải được cập nhật,
Trang 33các bài kiểm tra 15 phút, một tiết trở lên phải được trả cho học sinh đúngthời gian quy định của ngành giáo dục và giáo viên chấm kỹ, có nhận xét,phát hiện những lỗi học sinh thường mắc phải, chữa tại lớp để rút kinhnghiệm.
Căn cứ vào số điểm, dự giờ thăm lớp, sổ đầu bài, hiệu trưởng hoặchiệu phó, tổ trưởng phân tích, đánh giá kết quả học tập của học sinh thườngxuyên hàng tháng Nội dung cần tập trung vào những vấn đề chủ yếu là:
+ Tình hình thực hiện nền nếp học tập, tinh thần thái độ học tập, sựchuyên cần và kỷ luật học tập
+ Kết quả học tập các môn học, về điểm số, tình hình kiểm tra, nhậnxét, đánh giá của giáo viên về tình hình học tập của học sinh
+ Chất lượng học tập của học sinh ở các môn học, các yêu cầu, kỹnăng đạt được của học sinh qua các môn học
Những kết luận sau khi phân tích sẽ giúp cho hiệu trưởng nhữngthông tin phản hồi, để hiệu trưởng thấy rõ thêm hoạt động dạy học, trên cơ
sở đó có những quyết định quản lý kịp thời, chính xác
- Phối hợp các lực lượng giáo dục quản lý hoạt động học tập của học sinh
Hoạt động học tập của học sinh diễn ra trong không gian và thời giantương đối rộng, bao gồm chủ yếu là học tập trên lớp và ở nhà Vì vậy, hiệutrưởng cần phải tổ chức phối hợp tốt giữa giáo viên chủ nhiệm, tổng phụtrách Đội, bí thư Đoàn và gia đình học sinh, nhằm đưa hoạt động học tậpcủa học sinh vào nền nếp chặt chẽ từ trong trường, lớp đến gia đình Trong
sự phối hợp này đặc biệt chú ý vai trò hoạt động của tổ chức Đội và Saonhi đồng (đối với cấp I, II), Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh (đốivới cấp III) Thông qua hoạt động tập thể, giúp các em phát huy vai trò tựgiác tích cực, tự quản các hoạt động học tập của mình Đồng thời thông quahoạt động, cần động viên, khích lệ kịp thời tinh thần học tập tiến bộ của các
Trang 34em mét cách thường xuyên nhằm thúc đẩy sự cố gắng vươn lên của các em,nâng cao chất lượng học tập theo yêu cầu, mục tiêu.
Mối quan hệ phối hợp với gia đình học sinh trong việc quản lý hoạtđộng học tập là rất cần thiết Phải thống nhất được với gia đình các biệnpháp giáo dục, thông tin qua lại kịp thời về tình hình học tập của học sinh
Tóm lại: Quản lý hoạt động học tập của học trò là yêu cầu không
thể thiếu được và rất quan trọng trong quá trình quản lý dạy và học Nếu quản lý tốt đối tượng này thì sẽ tạo được cho học sinh ý thức tự giác trong học tập, rèn luyện, các em sẽ có được thái độ, động cơ học tập đúng đắn,
từ đó góp phần và quyết định hiệu quả của hoạt động dạy và học nói riêng
và thực hiện được mục tiêu giáo dục đề ra nói chung.
* Quản lý cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ dạy và học.
Cơ sở vật chất là điều kiện quan trọng cho nhà trường hình thành và
đi vào hoạt động, là điều kiện không thể thiếu được trong việc nâng cao
chất lượng đào tạo Cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ dạy và học của nhà trường là hệ thống các phương tiện vật chất - kỹ thuật được sử dụng để phục vụ cho việc dạy và học của nhà trường.
Quản lý cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ cho dạy và học phải bảođảm được 3 yêu cầu liên quan mật thiết với nhau, đó là:
+ Bảo đảm đầy đủ cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ dạy và học
+ Sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất - kỹ thuật trong việc dạy và học+ Tổ chức quản lý tốt cơ sở vật chất - kỹ thuật trong nhà trường.Nội dung quản lý cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ dạy và học trongnhà trường, bao gồm:
- Quản lý trường lớp, phòng học, bàn ghế, bảng
- Quản lý các trang thiết bị phục vụ dạy học, hoạt động của cácphòng bộ môn, phòng chức năng
- Quản lý thư viện trường học với các sách báo, tài kiệu
- Quản lý đồ dùng học tập của học sinh
Trang 35Tất cả cỏc nội dung trờn đều cần thiết, cơ sở vật chất và thiết bị ngàycàng được trang bị hiện đại để phục vụ cho việc đào tạo đội ngũ lao độngđỏp ứng được thời kỳ cụng nghiệp hoỏ, hiện đại hoỏ đất nước.
* Quản lý nguồn kinh phớ để chi cho hoạt động dạy và học
Trong bất kỳ tổ chức đơn vị nào thỡ nguồn kinh phớ đúng vai trũ rấtquan trọng trong việc duy trỡ cỏc hoạt động dạy và học trong nhà trường,nhất là loại hỡnh trường ngoài cụng lập Nú là khoản ngõn sỏch Nhà nướccấp cho dựng chi cho cỏc hoạt động dạy học của nhà trường Trong lỳcnguồn ngõn sỏch nhà nước chi cho trường học ít so với nhu cầu của hoạtđộng giỏo dục, kinh phớ đú dành cho việc chi lương lờn đến 90% trờn tổng sốngõn sỏch được cấp thỡ việc bảo đảm cỏc nguồn tài chớnh ở nhà trường làmối quan tõm chỉ đạo của hiệu trưởng Việc tạo nguồn kinh phớ bằng nhiềucỏch: Kinh phớ ngõn sỏch, kinh phớ được trớch lại qua nguồn học phớ, quaviệc dạy cỏc lớp bỏn cụng, qua hoạt động lao động sản xuất của thầy vàtrũ
Nguồn kinh phớ này được chi dựng cho cỏc hoạt động chuyờn mụn,như: tổ chức đố vui, bỏo cỏo chuyờn đề, thao giảng, tham quan phục vụmụn học, thớ nghiệm thực hành, bổ sung nguồn ngõn sỏch, chi khenthưởng giỏo viờn, học sinh cú thành tớch, hỗ trợ giỏo viờn đi học nõng cao,
đi học bồi dưỡng, thăm hỏi, hỗ trợ giỏo viờn khi gặp hoạn nạn, ốm đau
Nếu nhà trường tạo được nguồn kinh phớ tốt và sử dụng đỳng vào cỏcmục đớch trờn thỡ người quản lý khụng những thực hiện tốt phương phỏpkinh tế trong quản lý giỏo dục mà cũn làm tốt phương phỏp tõm lý – xó hộicủa quản lý giỏo dục
Sơ đồ 2: Sơ đồ túm tắt nội dung quản lý hoạt động dạy và họcQuản lý hoạt động dạy và
học
Nguồn kinh phí
Quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ dạy và học
Quản lý hoạt động học của học sinh Quản lý hoạt động dạy
của giáo viên
Trang 361.2. 3 Những đặc thù của QL hoạt động dạy học ở trường THPT chuyên
* Vị trí, vai trò, chức năng của trường THPT chuyên
Trường THPT chuyên được thành lập ở cấp trung học phổ thông, dành cho những học sinh đạt kết quả xuất sắc trong học tập nhằm phát triển năng khiếu của học sinh ở một số môn học trên cơ sở bảo đảm giáo dục phổ thông toàn diện Trường PTTH chuyên có quy chế riêng, chương trình riêng, dạy tăng số tiết ở một số môn chuyên.
- Về chức năng quản lý, hiệu trưởng có những chức năng cơ bản:
+ Kế hoạch hoá
+ Chỉ đạo
+ Tổ chức
+ Kiểm tra
+ Điều phối các hoạt động trong trường hoc
- Về nhiệm vụ quản lý của hiệu trưởng, “Điều lệ trường TH” (theo
Quyết định số 23/2000/QĐ-BGD-ĐT ngày 11/7/2000 của Bộ trưởng BộGD-ĐT) điều 17 đã quy định, gồm:
+ Tổ chức bộ máy nhà trường
+ Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học
+ Quản lý giáo viên, nhân viên, học sinh; quản lý CM; phân công côngtác; kiểm tra - đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên, nhân viên
+ Quản lý và tổ chức giáo dục học sinh
+ Quản lý hành chính, tài chính, tài sản của nhà trường
+ Thực hiện các chế độ chính sách của nhà nước đối với giáo viên, nhânviên, học sinh; tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động nhà trường
+ Được theo học các lớp chuyên môn nghiệp vụ và hưởng các chế độhiện hành
Trang 37Với trường chuyên còn thêm:
+ Tính đến khả năng phát triển nhà trường với mục đích, mục tiêu cụ thể+ Tổ chức quản lý các hoạt động tập dượt nghiên cứu khoa học cũngnhư kế hoạch bồi dưỡng và phát triển năng khiếu của học sinh về mônchuyên (Quy chế trường THPH chuyên số 05/2002/QĐ-BGD-ĐT)
- Ngoài nhiệm vụ đã quy định trong Điều lệ trường TH thì trường
THPT chuyên còn có các nhiệm vụ: Bồi dưỡng và phát triển năng khiếu của học sinh về một môn học nhất định gọi là môn chuyên; đồng thời bảo đảm việc thực hiện đầy đủ kế hoạch và chương trình giáo dục toàn diện của trường THPT; tổ chức các hoạt động tập dượt nghiên cứu khoa học phù hợp với trình độ và tâm sinh lý học sinh nhằm giáo dục toàn diện HS chuyên.
Việc Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế trường THPT chuyên
là bước quan trọng trong việc triển khai thực hiện luật GD Quy chế trườngTHPT chuyên đã quy định nét đặc trưng của trường THPT chuyên so vớicác trường THPT bình thường, nhằm vào mục tiêu "phát triển năng khiếucho học sinh về một số môn học" được xác định là môn chuyên "trên cơ sởbảo đảm giáo dục phổ thông toàn diện"
Ở trường THPT chuyên, có 2 nhiệm vụ đặc trưng mà nhà trường phảitập trung phấn đấu hoàn thành tốt là:
+ Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao: Học sinh trường THPT
chuyên sau khi ra trường phải đủ điều kiện được tiếp tục đào tạo ở bậc caohơn để được trở thành những cán bộ khoa học - kỹ thuật trong các lĩnh vựckinh tế - xã hội
+ Phát triển và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước : Để học sinh của
trường sau khi ra trường tiếp tục đào tạo ở bậc cao hơn, sẽ có một số bộphận trở thành những nhà khoa học, những chuyên gia hàng đầu trong cáclĩnh vực kinh tế - xã hội của đất nước
Trang 38* Quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT chuyên
- Mục đích:
+ Thống nhất công tác quản lý, chỉ đạo nội dung dạy, học trườngTHPT chuyên trên cơ sở nội dung chương trình hiện hành để bổ sung vànâng cao theo quyết định 40/2000/QH10 của Quốc hội về đổi mới chươngtrình giáo dục phổ cập
+ Tạo điều kiện cho các em học sinh đạt kết quả xuất sắc trong học tậpđược phát triển năng khiếu về một số môn học trên cơ sở bảo đảm nội dunggiáo dục phổ thông toàn diện
+ Phát triển và bồi dưỡng học sinh giỏi để tạo nguồn lực chất lượngcao cho đất nước
Trang 39- Yêu cầu:
+ Về thời lượng: phải bảo đảm dạy đủ, đúng nội dung môn học đượcquy định theo phân phối chương trình hiện hành, hay chuyên đề trên cơ sởcân đối yêu cầu các môn chuyên để có thời gian hợp lý
+ Tài liệu dạy -học các môn chuyên gồm SGK hiện hành của môn học
và các nguồn tài liệu bổ trợ nâng cao khác của bộ môn
Từ mục đích, yêu cầu dạy học ở trường THPT chuyên nói trên, trongcông tác quản lý chuyên môn ở trường THPT chuyên, trước hết phải bảođảm thực hiện đầy đủ các biện pháp quản lý như đối với các trường THPTkhác, đồng thời cần phải:
+ Tăng cường công tác quản lý của các tổ chuyên, các hoạt động dạycủa giáo viên và hoạt động của học sinh để thực hiện đầy đủ việc giáo dục
"đại trà và mũi nhọn"
+ Tăng cường hoạt động của các tổ chuyên môn, các hoạt động của tổchuyên môn phải thể hiện rõ tính trí tuệ, chất chuyên môn trong việc xâydựng kế hoạch hoạt động của tổ và các thành viên; phải thể hiện rõ sự gắnkết phối hợp lực lượng của tổ để hỗ trợ có hiệu quả cho nhau về nghiệp vụ,kinh nghiệm sư phạm trong việc thực hiện mục đích, yêu cầu cụ thể đối vớiđội ngũ giáo viên để ngoài việc dạy tốt các giờ theo phân phối chươngtrình, họ còn phải biết tự nghiên cứu, tích luỹ kiến thức biết biên soạn cácchuyên đề bổ trợ nâng cao kiến thức môn chuyên cho học sinh, phải dámbắt tay vào công tác bồi dưỡng học sinh giỏi
+ Bên cạnh việc tự bồi dưỡng kiến thức bộ môn, cũng phải đặt ra yêucầu đổi mới phương pháp giảng dạy đối với giáo viên trường THPTchuyên, để giáo viên tiếp cận với các phương pháp dạy học hiện đại, cónhững biện pháp khơi dậy và phát huy hứng thú học tập, phát huy đượctính tích cực, chủ động, sáng tạo trong hoạt động lĩnh hội tri thức của họcsinh và từng bước phải biết hướng dẫn học sinh về khả năng tự học, tậpdượt, tự nghiên cứu khoa học
Trang 40+ Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá học sinh để ngoài kiểm tra kiếnthức, kỹ năng đơn thuần, còn có tác dụng phát huy tích cực tư duy, rènluyện trí thông minh cho học sinh Tăng cường các hoạt động ngoại khoá,các hình thức thi tài năng, tạo ra một sân chơi trí tuệ và năng lực sáng tạo.+ Tăng cường các trang thiết bị dạy học hiện đại trong dạy học để họcsinh được sớm tiếp xúc với những phương tiện công nghệ cao, được trựctiếp sử dụng phục vô cho hoạt động học tập cũng như sinh hoạt.
+ Tăng cường các biện pháp hỗ trợ cho quản lý chuyên môn như tổchức tốt phong trào thi đua dạy tốt - học tốt, tăng cường công tác xã hộihoá giáo dục để tạo thêm nguồn lực, kích thích giáo viên và học sinh có kếtquả dạy - học xuất sắc, những học sinh năng khiếu các bộ môn
* Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động dạy học trường THPT chuyên
- Định hướng và đầu tư của Nhà nước đối với trường chuyên
Luật giáo dục của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam, Nghị định số35/2001/NĐ - CP của Chính phủ, Quy chế trường THPT chuyên của BộGiáo dục và Đào tạo đã khẳng định rõ vị thế, chức năng, nhiệm vụ củatrường THPT chuyên và chính sách ưu đãi đối với giáo viên, cán bộ QLGDđang công tác ở trường THPT chuyên
+ Trường THPT chuyên thuộc loại các trường chuyên biệt, được Nhà nước ưu tiên bố trí giáo viên, CSVC, thiết bị, ngân sách
+ Cán bộ quản lý và giáo viên trường THPTchuyên được hưởng phụcấp ưu đãi và phụ cấp trách nhiệm
+ Trường THPT chuyên được ưu tiên về bố trí cán bộ, giáo viên đủphẩm chất và năng lực, về trang bị CSVC và thiết bị theo tiêu chuẩn trườngTHPT chuẩn quốc gia
Điều đó tác động tích cực đến cán bộ quản lý và giáo viên trườngTHPT chuyên, tạo tâm lý phấn khởi, tự hào và tinh thần trách nhiệm caotrong công tác
Còng theo Quy chế trường THPT chuyên, thì: