1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp theo định hướng phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học của trường THCS tôn quang phiệt huyện thanh chương tỉnh nghệ an

129 307 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 129
Dung lượng 815 KB

Nội dung

HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC______ ______ PHAN THỊ MƠ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN NĂNG LỰC VÀ PHẨM CHẤT HỌC SINH CỦA TRƯỜNG THCS TÔN QUANG PH

Trang 1

HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC



PHAN THỊ MƠ

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN NĂNG LỰC VÀ PHẨM CHẤT HỌC SINH CỦA TRƯỜNG THCS TÔN QUANG PHIỆT -

HUYỆN THANH CHƯƠNG - TỈNH NGHỆ AN

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục

Mã số : 60 14 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Liên Châu

HÀ NỘI - 2016

Trang 2

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các nguồn

số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực, chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào Các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Phan Thị Mơ

Trang 3

Với tình cảm chân thành, tác giả luận văn xin được bày tỏ lòng biết ơnsâu sắc tới:

- Tập thể các Giáo sư, Phó giáo sư,Tiến sỹ, cán bộ, giảng viên Học viện

quản lý giáo dục đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ em trong quá trình học tập

và nghiên cứu

- Ban giám hiệu cùng tập thể giáo viên và học sinh hiệu trường THCSTôn Quang Phiệt, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An đã tạo điều kiện, hỗ

trợ tác giả nghiên cứu, hoàn thành luận văn này.

- Đặc biệt xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến người hướng dẫn khoa họctrực tiếp TS Nguyễn Liên Châu đã hết lòng chỉ bảo, định hướng, giúp đỡ vàđộng viên em trong quá trình thực hiện luận văn một cách hiệu quả

Trong thời gian nghiên cứu, tuy đã có nhiều nỗ lực, cố gắng của bản thân, nhưng do điều kiện, hoàn cảnh và thời gian có hạn chắc chắn luận văn không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế Tác giả mong nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo và góp ý chân thành của các thầy, cô giáo và các bạn đồng nghiệp.

Xin trân trọng cảm ơn!

Tác giả

PHAN THỊ MƠ

Trang 4

HĐGDNGLL Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

BẢNG KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 3

3 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3

5 Phạm vị nghiên cứu 3

6 Giả thuyết khoa học 4

7 Phương pháp nghiên cứu 4

8 Cấu trúc của luận văn 5

Chương 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ HĐGDNGLL THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC 6

1.1 Sơ lược lịch sử nghiên cứu của vấn đề 6

1.1.1 Ở nước ngoài 6

1.1.2 Ở Việt Nam 8

1.2 Một số khái niệm và thuật ngữ liên quan đến vấn đề nghiên cứu 10

1.2.1 Quản lý và quản lý giáo dục 11

1.2.2 Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 14

1.2.3 Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 15

1.3 Những vấn đề cơ bản của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 16

1.3.1 Mục tiêu của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 16

1.3.2 Vị trí, vai trò hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 16

1.3.3 Nhiệm vụ hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 17

1.3.4 Nội dung hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 19

Trang 6

1.3.7 Nguyên tắc tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 22

1.3.8 Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo định hướng phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học 24

1.4 Công tác quản lý của Hiệu trưởng trường THCS trong hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo định hướng phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học 28

1.4.1 Thực hiện xây dựng kế hoạch HDGDNGLL 28

1.4.2 Hình thức tổ chức HĐGDNGLL 29

1.4.3 Tổ chức hoạt động cho học sinh 29

1.4.4 Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ HĐGDNGLL 30

1.4.5 Việc phối kết hợp các lực lượng tham gia tổ chức HĐGDNGLL 31

1.4.6 Công tác kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện HĐGDNGLL 31

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động GDNGLL 31

1.5.1 Nhận thức của các lực lượng giáo dục 32

1.5.2 Năng lực của cán bộ quản lý 33

1.5.3 Năng lực của người tổ chức HĐGDNGLL 33

1.5.4.Các điều kiện để tổ chức HĐGDNGLL có hiệu quả 33

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 35

Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HDGDNGLL TRƯỜNG THCS TÔN QUANG PHIỆT THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC 36

2.1 Tổ chức hoạt động khảo sát 36

2.1.1 Mục tiêu khảo sát 36

2.1.2 Đối tượng khảo sát 36

2.1.3 Nội dung khảo sát 36

2.1.4 Công cụ khảo sát 37

2.1.5 Tiến hành khảo sát 37

2.2 Thực trạng về GD&ĐT huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An 38

Trang 7

2.2.2 Khái quát về GD&ĐT huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An 40

2.2.3 Khái quát về trường THCS Tôn Quang Phiệt 42

2.3 Thực trạng về việc tổ chức HĐGDNGLL tại trường THCS Tôn Quang Phiệt 46

2.3.1 Thực trạng nhận thức của CBQL và GV về HĐGDNGLL 46

2.3.2 Nội dung và hình thức HĐGDNGLL được trường tổ chức 48

2.4 Thực trạng quản lý HĐGDNGLL trường THCS Tôn Quang Phiệt 50

2.4.1 Tình hình lập kế hoạch tổ chức HĐGDNGLL cho HS 50

2.4.2 Thực trạng tổ chức HĐGDNGLL 53

2.4.3 Thực trạng kiểm tra đánh giá HĐGDNGLL 56

2.4.4 Thực trạng về xây dựng và sử dụng CSVC, trang thiết bị phục vụ cho các HĐGDNGLL 58

2.4.5 Thực trạng về phối hợp các lực lượng tổ chức HĐGDNGLL 61

2.5 Đánh giá chung về thực trạng quản lý HĐGDNGLL theo hướng phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực học sinh ở trường THCS Tôn Quang Phiệt 63

2.5.1 Thuận lợi: 63

2.5.2 Khó khăn: 63

2.5.3 Những nguyên nhân của hạn chế 64

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 67

Chương 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HĐGDNGLL TRƯỜNG THCS TÔN QUANG PHIỆT, HUYỆN THANH CHƯƠNG, TỈNH NGHỆ AN 69

3.1 Một số nguyên tắc đề xuất các biện pháp 69

3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu 69

3.1.2 Đảm bảo tính phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi 69

3.1.3 Nguyên tắc Đảm bảo tính hệ thống 69

3.1.4 Đảm bảo tính thực tiễn 69

Trang 8

năng lực và phẩm chất học sinh trường THCS Tôn Quang Phiệt 70

3.2.1 Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, phụ huynh, học sinh về bản chất, vị trí, vai trò của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo định hướng phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học 70

3.3.2 Biện pháp 2: Đổi mới công tác xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện HĐGDNGLL theo hướng phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học .74

3.2.3 Biện pháp 3: Đa dạng hóa nội dung, hình thức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 78

3.2.4 Biện pháp 4: Tạo điều kiện cơ sở vật chất hỗ trợ HĐGDNGLL 83

3.2.5 Biện pháp 5: Phối hợp các lực lượng trong tổ chức HĐGDNGLL86 3.2.6 Biện pháp 6 : Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 90

3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 93

3.4 KHẢO NGHIỆM TÌNH CẦN THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP 95

3.4.1 Mục đích khảo nghiệm 95

3.4.2 Đối tượng khảm nghiệm 95

3.4.3 Kết quả khảo nghiệm 95

TIỂU KẾT CHƯƠNG III 98

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 99

1 Kết luận 99

2 Khuyến nghị 101

PHỤ LỤC

Trang 9

Bảng 2.1 Tổng hợp tình hình khảo sát 37

Bảng 2.2: Quy mô lớp học từ năm 2012 – 2015 44

Bảng 2.3 Kết quả xếp loại hành kiểm của học sinh qua các năm 45

Bảng 2.4: Kết quả xếp loại học lực của học sinh từ năm 2012 - 2015 46

Bảng 2.5 : Đánh giá về thực trạng xây dựng kế hoạch HĐGDNGLL 50

Bảng 2.6 : Đánh giá về tổ chức HĐGDNGLL 53

Bảng 2.7: Đánh giá về hoạt động kiểm tra đánh giá HĐGDNGLL 56

Bảng 2.8: Thực trạng về xây dựng, sử dụng CSVC 59

Bảng 2.9: Thực trạng về phối hợp các lực lượng tổ chức HĐGDNGLL 61

Bảng 2.10: Nguyên nhân của hạn chế 64

Bảng 3.1: Kiểm chứng tính cần thiết của các biện pháp 95

Bảng 3.2: Kiểm chứng tính khả thi của các biện pháp 96

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Giáo dục có vai trò đặc biệt quan trọng trong mọi lĩnh vực đời sống xãhội Đó là nhân tố quyết định sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, làphương sách hàng đầu để kiến quốc lâu dài và hiệu quả Dạy học không đơnthuần là cung cấp tri thức, rèn luyện kỹ năng môn học ở trên lớp mà còn gắn

bó chặt chẽ với bản chất của dạy học hiện đại: “Học để biết, học để làm việc, học để chung sống và học để làm người” (UNESCO) Luật Giáo dục (2009) ghi rõ: “ Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, trí thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với

lý tưởng độc lập và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất, năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng

và bảo vệ Tổ quốc” Nghị quyết số 29 – NQ/TW ngày 4/11/2013 đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo nhấn mạnh: “ Chuyển biến quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học”.

Chiến lực phát triển Giáo dục năm 2011 – 2020 của nước ta, nêu rõ:Nền giáo dục nước ta được đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng chuẩnhoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế; chất lượnggiáo dục được nâng cao một cách toàn diện gồm: giáo dục đạo đức, kỹ năngsống, năng lực sáng tạo, năng lực thực hành, năng lực ngoại ngữ và tin học;đáp ứng nhu cầu nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệpcông nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng nền kinh tế tri thức; đảmbảo công bằng xã hội trong giáo dục và cơ hội học tập suốt đời cho mỗi ngườidân, từng bước hình thành xã hội học tập

Đó là những giáo trị đạo đức cơ bản và năng lực nghề nghiệp cần có ởcon người lao động của thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước

Trang 11

Những giá trị đạo đức và năng lực nghề nghiệp của người lao động, rõ ràngđược hình thành cơ bản không chỉ bằng giờ học trên lớp mà phải được rènluyện, củng cố và phát triển thông qua các hoạt động GD phong phú, đa dạng,đặc biệt hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở nhà trường phổ thông đóngvai trò quan trọng.

Hay nói cách khác tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là gópphần phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học Họat động giáodục ngoài giờ lên lớp là con đường quan trọng để phát triển toàn diện nhâncách cho học sinh Thông qua hoạt động này, học sinh sẽ được củng cố và mởrộng tri thức, rèn luyện kỹ năng, phát triển xúc cảm, tình cảm của bản thân vànăng lực riêng của mình Qua đó, các em sẽ có cơ hội thể hiện sự tích cựctham gia và khả năng sáng tạo của bản thân trong mọi hoạt động Hoạt độngngoài giờ lên lớp là một phần rất quan trọng trong hoạt động giáo dục ởtrường phổ thông nhằm góp phần hoàn thiện mục tiêu giáo dục; đặc biệt làđào tạo nhân cách học sinh, đáp ứng những yêu cầu đa dạng của đời sống xãhôi Thông qua hoạt động này, học sinh sẽ hòa nhập vào cuộc sống cộngđồng

Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo định hướng phát triển toàndiện năng lực và phẩm chất học sinh được triển khai ở trường THCS TônQuang Phiệt – huyện Thanh Chương – tỉnh Nghệ An Tuy nhiên, hoạt độngchưa thực sự được chú trọng, đầu tư đúng mức; quy trình và cách thức tổ chứccòn tản mạn, mang tính hình thức, chưa phát huy vai trò trong việc hình thànhphẩm chất, nhân cách học sinh một cách toàn diện, dẫn đến việc thực hiệnmục tiêu, nhiệm vụ năm học còn hạn chế Xuất phát từ những lý do trên tôi

mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu: “Quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp theo định hướng phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất học sinh của trường THCS Tôn Quang Phiệt – Huyện Thanh Chương – Tỉnh Nghệ An”

Trang 12

2 Mục đích nghiên cứu

Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động GDNGLL theo địnhhướng phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất học sinh của trường THCSTôn Quang Phiệt – huyện Thanh Chương – tỉnh Nghệ An nhằm nâng cao chấtlượng giáo dục của nhà trường

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lí luận của quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lênlớp theo định hướng phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học

- Khảo sát, đánh giá, phân tích thực trạng quản lý hoạt động giáo dục

ngoài giờ lên lớp theo định hướng phát triển toàn diện năng lực và phẩm chấthọc sinh của Trường THCS Tôn Quang Phiệt – huyện Thanh Chương – tỉnhNghệ An

- Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lênlớp theo định hướng phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất học sinhTrường THCS Tôn Quang Phiệt – huyện Thanh Chương – tỉnh Nghệ An

4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

4.1 Khách thể nghiên cứu

Công tác quản lý hoạt động GDNGLL

4.2 Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo địnhhướng phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất học sinh của Trường THCSTôn Quang Phiệt - huyện Thanh Chương – tỉnh Nghệ An

5 Phạm vị nghiên cứu

- Luận văn tiến hành nghiên cứu, đánh giá thực trạng hoạt động GDNGLLtheo định hướng phát triền toàn diện năng lực và phẩm chất học sinh củatrường THCS Tôn Quang Phiệt từ đó đưa ra một số biện pháp quản lýHĐGDNGLL trong giai đoạn hiện nay

Trang 13

- Các số liệu thống kê được sử dụng trong nghiên cứu là số liệu của trườngTHCS Tôn Quang Phiệt giai đoạn từ 2012 – 2015.

6 Giả thuyết khoa học

Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo định hướng phát triền toàndiện năng lực và phẩm chất học sinh ở trường THCS Tôn Quang Phiệt, huyệnThanh Chương, tỉnh Nghệ An trong thời gian qua đã được triển khai và đạtđược những kết quả nhất định, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế trên một sốphương diện, trong đó có công tác quản lý của người hiệu trưởng và các lựclượng hỗ trợ Nếu xác định rõ cơ sở lý luận, đánh giá đúng thực trạng hoạtđộng giáo dục ngoài giờ lên lớp thì có thể đề xuất các biện pháp quản lý củahiệu trưởng, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dụcngoài giờ lên lớp của nhà trường

7 Phương pháp nghiên cứu

- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận:

Nghiên cứu các Văn kiện, Nghị quyết của; Các văn bản, chỉ thị của BộGD&ĐT như Điều lệ nhà trường trung học, Chỉ thị năm học; Các văn bản của

Sở GD&ĐT về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

Nghiên cứu giáo trình, các tài liệu liên quan đến hoạt động giáo dụcngoài giờ lên lớp

- Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

+ Phương pháp quan sát: Quan sát việc tổ chức các HĐGDNGLL ởtrường THCS Tôn Quang Phiệt để bổ sung tư liệu, thông tin cho vấn đềnghiên cứu

+ Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Xây dựng phiếu trưng cầu ýkiến của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về nội dung đánh giá thựctrạng công tác quản lý và tổ chức HĐGDNGLL theo định hướng phát triểntoàn diện năng lực và phẩm chất người ở trường THCS Tôn Quang Phiệt

Trang 14

nhằm rút ra những kết luận thực tiễn làm cơ sở đề ra các biện pháp có tínhkhả thi để nâng cao hiệu quả quản lý HĐGDNGLL ở trường THCS TônQuang Phiệt hiện nay.

+ Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: Nghiên cứu một sốmẫu thiết kế các HĐGDNGLL; nghiên cứu sự phân công, bố trí cán bộ giáoviên phụ trách HĐGDNGLL, nghiên cứu một số quy trình tổ chứcHĐGDNGLL

+ Phương pháp phỏng vấn: Trao đổi trực tiếp với CBQL, GV, HS vàphụ huynh HS nhằm tìm hiểu kĩ hơn về thực trạng quản lý HĐGDNGLL củanhà trường

+ Nghiên cứu tài liệu lưu trữ: Phân tích, đánh giá quá trình dạy họctriển khai các HĐGDNGLL qua các kỳ học, năm học của trường

- Phương pháp xử lý số liệu

Dùng phương pháp bổ trợ như thống kê toán học để xử lý số liệu, môhình, sơ đồ, bảng biểu… nhằm thống kê, phân tích, xử lý số liệu và lết quảnghiên cứu

8 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụlục, nội dung chính của luận văn được trình bày trong 03 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận quản lý HĐGDNGLL theo định hướng pháttriển toàn diện năng lực và phẩm chất người học

Chương 2: Thực trạng quản lý HĐGDNGLL của Hiệu trưởng trườngTHCS Tôn Quang Phiệt – Huyện Thanh Chương – Tỉnh Nghệ An

Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt HĐGDNGLL của Hiệu trưởngtrường THCS Tôn Quang Phiệt – Huyện Thanh Chương – Tỉnh Nghệ An

Trang 15

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ HĐGDNGLL THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN PHẨM CHẤT

VÀ NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC 1.1 Sơ lược lịch sử nghiên cứu của vấn đề

1.1.1 Ở nước ngoài

Khổng Tử (551 - 479 TCN), một nhà giáo dục phong kiến tiêu biểu củaTrung Hoa cổ đại, luôn dạy học trò mình một điều là “ Học gì phải thực hànhngay điều ấy, phải củng cố ngay tri thức đã học không chỉ bằng cách ôn luyệntrong sách vở mà phải bằng việc làm” [24]

C Mác (1818 – 1883) và Ph Ăng-ghen (1820 – 1895) đã xác định

“Trong giáo dục tránh giáo dục một chiều, chỉ có kiến thức khoa học mà quênmất giáo dục về đạo đức, về hành vi các mối quan hệ giữa người với người,con người với thiên nhiên, cần giáo dục các em trở thành con người toàndiện” [1]

A X Macarenco (1888 – 1939) đã chứng minh được: một trong nhữnglogic của quá trình sư phạm là quá trình quản lý, tổ chức hợp lý các hoạt độngtham gia vào cách mạng xã hội, lao động sản xuất, các hoạt động tập thể nhưvui chơi, thể dục thể thao, tham quan du lịch, văn hoá nghệ thuật cho họcsinh.[24]

John Deway (1859 - 1952) cho rằng “ Cần phải cho trẻ lao động vớicác hình thức đa đạng của cuộc sống và được tiến hành ở mọi nơi như vườntrường, xưởng trường, dưới nhà bếp, ngoài công xưởng… qua đó trẻ phải họccách tự thiết kế, học cách tính toán, làm tỉ lệ, tính giá trị thành phẩm, vật liệu,

sử dụng các ngôn từ chuyên dùng, học cách trang trí nội thất.” Ý định của ông

là xóa bỏ ranh giới giữa nhà trường và đời sống.[24]

Trang 16

HĐGDNGLL là một bộ phận của quá trình giáo dục toàn diện, gópphần phát triển toàn diện nhân cách cho thế hệ sau Vấn đề phát triển conngười toàn diện luôn được sự quan tâm của các nhà giáo dục nổi tiếng trongtừng thời kỳ phát triển của lịch sử Đó là các quan điểm giáo dục của ThomasMore, J.A.Coomenxki, Petxtalogi, Robet Owen

Các nhà giáo dục ở các nước có nền giáo dục tiên tiến như Canađa, Mỹ,Ôxtrâylia, Hàn quốc…đều luôn quan tâm đến sự phát triển toàn diện của họcsinh Trong các trường học đều tổ chức các trung tâm văn hóa, nghệ thuật, thểdục thể thao, giáo dục kỹ năng sống… cho học sinh, tạo các điều kiện để họcsinh được tham gia các hoạt động xã hội đa dạng và phong phú Tuy nhiêntheo quan điểm của họ đó là các HĐGDNGLL mang tính tự nguyện, tìnhnguyện vì lợi ích xã hội chứ không phải là một chương trình giáo dục chínhthức trong nhà trường

“Hoạt động hợp tác ngoại khóa (Co-curricular activity - CCAs)”, lànhững hoạt động mà tất cả học sinh trung học Singapore phải tham gia ngaytrong năm học đầu tiên (có thể chọn một hoặc nhiều nhóm mình thích để thamgia cùng lúc); được thiết kế cho nhiều trình độ khác nhau, phù hợp với cáchọc sinh mới chuyển trường hoặc có quốc tịch khác nhau; được tổ chức ngoàichương trình giảng dạy chính khóa và thực hiện tùy vào bản chất của từnghoạt động và chịu sự quản lý của nhà trường Bộ Giáo dục Singapore đã đưa

ra chính sách này và tin rằng các HĐNGLL là một phương tiện để tăng cườnggiao tiếp xã hội, lãnh đạo, vui chơi giải trí lành mạnh, kỷ luật và tự tin dànhcho học sinh trung học Ở các cấp học cao hơn, việc tham gia hoạt động hợptác ngoại khóa có thể chuyển thành điểm số học tập và được đánh giá caotrong các kỳ thi tuyển sinh Đây cũng là một trong những điểm khác biệt vớiHĐGDNGLL của nước ta về cách thức đánh giá hoạt động

Trang 17

1.1.2 Ở Việt Nam

Trong cuộc cải cách giáo dục lần thứ nhất (1950) đã vạch rõ phươngchâm giáo dục là: Học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn Về xâydựng chương trình có đưa thêm một số môn học và một số hoạt động mớinhư: thời sự, chính sách, giáo dục công dân, tăng gia sản xuất ở tất cả các lớp

Phát biểu tại buổi lể khai giảng Trường Đại học Nhân dân Việt Nam,ngày 19/1/1955, Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh “Trường đại học, gia đình vàđoàn thể thanh niên phải liên hệ chặt chẽ trong việc giáo dục thanh niên.Thanh niên phải chuyên tâm đi học và công tác, cũng cần có vui chơi Vuichơi lành mạnh là một bộ phận trong sự sinh hoạt của thanh niên… Trong vuichơi cũng có giáo dục Cần có những thứ vui chơi văn hóa, tập thể và quầnchúng Trường học, gia đình, đoàn thể thanh niên cần chú ý giáo dục tưtưởng, thái độ, hoạt động và sinh hoạt hàng ngày của thanh niên, để kịp thờiuốn nắn sửa chữa.”

Cuộc cải cách giáo dục lần thứ 2 (1956) đã nêu rõ mục tiêu của cuộccải cách giáo dục là “Đào tạo, bồi dưỡng thế hệ thanh niên và thiếu nhi trởthành những người phát triển về mọi mặt, những công dân tốt, trung thành với

Tổ quốc, những người lao động tốt, cán bộ tốt của nước nhà, có tài có đức đểphát triển chế độ dân chủ nhân dân, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước

ta …” Phương châm của giáo dục là lý luận liên hệ với thực tiễn, gắn chặtnhà trường với đời sống xã hội Cuộc vận động xây dựng nhà trường xã hộichủ nghĩa năm 1958 có yếu tố đặc trưng là lao động sản xuất phải trở thànhyếu tố cơ bản trong mục đích, phương châm, phương pháp giáo dục của nhàtrường Trong dịp hè, các trường tổ chức cho học sinh tham gia lao động sảnxuất, học sinh sôi nổi tỏa về các nhà máy, xí nghiệp, hợp tác xã, đi về các bảnlàng, thôn xóm, tham gia lao động trong các công trường, các công trình thủylợi, cầu đường … [18]

Trang 18

Cuộc cải cách giáo dục lần thứ ba (1979) có nêu mục tiêu cơ bản giáodục là thực hiện tốt hơn nữa nguyên lý giáo dục: Học đi đôi với hành, giáodục kết hợp với lao động sản xuất, với đào tạo nghề và nghiên cứu, thựcnghiệm khoa học Nghị quyết số 14-NQ/TW ngày 11/01/1079 của Bộ chínhtrị ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IV về cải tạo giáo dục đã khẳngđịnh: “Nội dung giáo dục trường phổ thông trung học mang tính chất toàndiện, nhưng có chú ý hơn đến việc phát huy sở trường văn hóa và năng khiếu

cá nhân, cần coi trong giáo dục thẩm mỹ, giáo dục và rèn luyện thể chất, hoạtđộng văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao và rèn luyện quân sự” [3]

Xuyên suốt trong tư tưởng của Hồ Chí Minh về giáo dục là phươngchâm “học đi đôi với hành, giáo dục gắn liền với xã hội”, Người luôn căn dặnnhững người làm công tác giáo dục cần chú ý công tác giáo dục toàn diện chohọc sinh Trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường tháng 9/1946 Ngườiviết “ Các em cũng nên, ngoài giờ học ở trường, tham gia các hội cứu quốc đểtập luyện thêm cho quen với đời sống chiến sĩ và để giúp đỡ một vài việc nhẹnhàng trong công cuộc phòng thủ đất nước… ”, trong thư gửi hội nghị cáccán bộ phụ trách nhi đồng toàn quốc Người viết “ Trong lúc học, cũng cầncho chúng vui, trong lúc vui cũng cần làm cho chúng học Ở nhà, ở trườnghọc, ở xã hội, chúng đều vui, đều học…” [16]

HĐGDNGLL được Bộ GD&ĐT đưa vào chương trình phân ban thíđiểm THCS năm học 2002 - 2003 đáp ứng cho việc triển khai Nghị quyết số40/2000/QH10 của Quốc hội và Chỉ thị số 14/2001/CT-TTg của Thủ tướngChính phủ về đổi mới nội dung, chương trình, sách giáo khoa, phương phápdạy học, nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông; và tiếp tục được triển khaiphân ban đại trà với tất cả các trường THCS từ năm 2006 - 2007 đến nay.[23]

Trang 19

Việc đưa HĐGDNGLL vào chương trình phân ban với mục tiêu giáodục cụ thể, có chương trình và phân phối thời lượng cho các hoạt động đượcmang tên chủ đề từng tháng, có quy định người quản lý trong thành phần bangiám hiệu, có phân công người hướng dẫn tổ chức trực tiếp các hoạt động làgiáo viên chủ nhiệm, là một trong những cải cách mới của giáo dục Việt Nam,nhằm tạo điều kiện tốt nhất để giáo dục học sinh một cách đầy đủ và toàn diệnhơn Thông qua các HĐGDNGLL, học sinh sẽ củng cố, bổ sung và mở rộngthêm tri thức đã học, phát triển óc thẩm mỹ, biết cảm thụ và đánh giá cái đẹptrong cuộc sống; tăng cường thể chất, nhận thức xã hội và ý thức công dân vềquyền và trách nhiệm với bản thân, gia đình, nhà trường và xã hội, thêm yêuquê hương, đất nước; từ đó có thái độ tích cực, tinh thần đoàn kết và ý thứcchủ động, mạnh dạn trong các hoạt động tập thể, có thái độ đúng đắn trướcnhững vấn đề cuộc sống, biết chịu trách nhiệm về hành vi của bản thân; đấutranh tích cực với những biểu hiện sai trái của bản thân (tự hoàn thiện mình)

và của người khác; phát triển các kỹ năng sống để trở thành người công dântốt trong tương lai Như vậy, ngoài phân biệt, đánh giá, tự đánh giá và tự điềuchỉnh để hoàn thiện bản thân, còn có thể giúp người khác cùng hướng tới mụctiêu: chân, thiện, mĩ

HĐGDNGLL đã được nghiên cứu khá nhiều trong thời gian gần đây ởnước ta, ở nhiều cấp độ khác nhau, dù chỉ nhằm đáp ứng một số yêu cầu nhấtđịnh trong các điều kiện cụ thể những đã tạo ra một hiệu quả đáng khích lệtrong nâng cao nhân thức về tầm quan trọng của HĐGG NGLL và khẳng định

vị trí tất yếu của hoạt động này trong quá trình QLGD ở nhà trường nói riêng

và là con đường hình thành và phát triển các kỹ năng, tình cảm, niềm tin đúngđắn ở học sinh, nhằm phát triển toàn diện nhân cách thế hệ trẻ nói chung

1.2 Một số khái niệm và thuật ngữ liên quan đến vấn đề nghiên cứu

Trang 20

1.2.1 Quản lý và quản lý giáo dục

1.2.1.1 Quản lý

Nguồn gốc phát triển loài người là lao động của cá nhân và lao độngchung C Mác đã khẳng định: “Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay laođộng chung nào tiến hành trên quy mô tương đối lớn, thì ít nhiều cũng cầnđến một sự chỉ đạo để điều hòa những hoạt động cá nhân và thực hiện nhữngchức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ chế sản xuất Mộtngười độc tấu vĩ cầm tự mình điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cầnphải có nhạc trưởng”

Lao động chung cần có tổ chức và thống nhất nhằm tạo ra sức mạnh đểđạt được mục đích chung Trong lịch sử phát triển loài người xuất hiện mộtdạng lao động mang tính đặc thù là tổ chức - điều khiển con người với cáchoạt động theo những yêu cầu nhất định; dạng lao động đó được gọi là quảnlý

Xuất phát từ những góc độ nghiên cứu khác nhay, rất nhiều học giả, cáctrường phải quản lý học đã đưa ra những định nghĩa về quản lý khác nhau

- Harold Koontz: “Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo phốihợp những nỗ lực cá nhân nhằm đạt được các mục đích của nhóm Với tưcách thực hành thì quản lý là một nghệ thuật, còn với kiến thức thì quản lý làmột khoa học”.[9]

- Nguyễn Minh Đạo: "Quản lý là sự tác động chỉ huy, điều khiển,hướng dẫn các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người nhằm đạttới mục tiêu đã đề ra"[6]

- Các tác giả Hà Thế Ngữ và Đặng Vũ Hoạt thì quan niệm rằng: “Quản

lý là một quá trình có định hướng, quá trình có mục tiêu, quản lý là một hệthống là quá trình tác động đến hệ thống nhằm đạt được những mục tiêu nhất

Trang 21

định Những mục tiêu này đặc trưng cho trạng thái mới của hệ thống màngười quản lý mong muốn”[17]

- "Quản lý là việc đạt tới mục đích của tổ chức một cách có kết quả vàhiệu quả thông qua quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra cácnguồn lực của tổ chức" [12]

Như vậy, có thể hiểu: Quản lý là một quá trình tác động có tổ chức, cómục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý lên khách thể quản lý (đối tượngquản lý) nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội của tổ chức

để đạt được mục tiêu đề ra

1.2.1.2 Quản lý giáo dục

Giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt vì chỉ có trong xã hội loàingười giáo dục mới nảy sinh, phát triển và tồn tại vĩnh hằng Lúc đầu giáo dụcxuất hiện như một hiện tượng tự phát, diễn ra theo lối quan sát, bắt chướcngay trong qúa trình lao động (săn bắt, hái lượm, chăn nuôi, trồng trọt…) Vềsau giáo dục trở thành một hoạt động tự giác có tổ chức, có mục đích, nộidung và phương pháp… của con người Xã hội loài người ngày càng biến đổi,phát triển, giáo dục cũng phát triển và trở thành một hoạt động được tổ chứcchuyên biệt: có chương trình, kế hoạch, có nội dung, phương pháp khoahọc…Chuyển đổi từ quá trình giáo dục tự phát sang tự giác, quản lý giáo dục

từ đó ra đời

Xét ở cấp vĩ mô, cấp quản lý một nền/ hệ thống giáo dục:

Theo D V Kudominxki nhà giáo dục học người Nga: “ Quản lý giáodục là những tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức và mục đích củachủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các khâu của hệ thống giáo dụcnhằm bảo đảm sự phát triển toàn diện và hài hòa cho thế hệ trẻ”[14]

Còn theo tác giả Trần Kiểm: “Quản lý giáo dục là hoạt động tự giác củachủ thể quản lí nhằm huy động, tổ chức, điều phối, điều chỉnh, giám sát,…

Trang 22

một cách có hiệu quả các nguồn lực giáo dục (nhân lực, vật lực, tài lực) phục

vụ cho mục tiêu phát triển giáo dục, đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế

-xã hội”[13]

Xét ở cấp độ vi mô, cấp quản lí một nhà trường/cơ sở giáo dục:

M.I Kondacop cho rằng: “Quản lý giáo dục là tập hợp những biệnpháp kế hoạch hóa nhằm bảo đảm vận hành bình thường của cơ quan trong hệthống giáo dục để tiếp tục phát triển, mở rộng hệ thống cả về số lượng cũngnhư chất lượng”[14]

Theo Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý giáo dục là hệ thống giáo dục cómục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý, nhằm cho hệ vậnhành theo đường lối, nguyên lý của Đảng, thực hiện được các tính chất củanhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà tiêu điểm là quá trình dạy học, giáodục thế hệ trẻ, đưa giáo dục đến mục tiêu, tiến lên trạng thái mới về chất” [19]

Như vậy, QLGD có thể hiểu khái quát như sau: Quản lý giáo dục là hệthống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thểquản lý trong hệ thống giáo dục, là sự điều hành hệ thống giáo dục quốc dân,các cơ sở giáo dục nhằm đưa hoạt động sư phạm của hệ thống giáo dục đạtđược mục tiêu quản lý đã đề ra

1.2.1.3 Quản lý nhà trường

Quản lý nhà trường theo nghĩa rộng là tác động có định hướng, có kếhoạch, hợp quy luật của các cơ quan quản lý giáo dục như Bộ Giáo dục vàđào tạo, Sở Giáo dục và đào tạo, Phòng Giáo dục và đào tạo và các cấp chínhquyền (đơn vị hành chính từ Trung ương đến địa phương) đến một cơ sở giáodục (nhà trường) cụ thể nào đó

Quản lý nhà trường theo nghĩa hẹp là tác động của chủ thể quản lý một

cơ sở giáo dục ( hiệu trưởng hoặc người có chức vụ tương đương như hiệutrưởng) đến độ ngũ cán bộ, giảng viên, giáo viên, nhân viên, học sinh và các

Trang 23

lực lượng tham gia giáo dục khác trong các hoạt động giáo dục của cơ sởgiáo dục mà họ được giao trách nhiệm trực tiếp quản lý.

1.2.2 Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

Theo tác giả Đặng Vũ Hoạt: “HĐGDNGLL là việc tổ chức giáo dụcthông qua hoạt động thực tiễn của học sinh về khoa học kỹ thuật, lao độngcông ích, hoạt động xã hội Hoạt động nhân văn, văn hóa nghệ thuật, thẩm

mỹ, thể dục thể thao, vui chơi giải trí… để giúp học sinh hình thành nhâncách.”[11]

- Tác giả Phạm Thị Minh Hạnh quan niệm: “HĐGDNGLL là những hoạtđộng được tổ chức ngoài giờ học các môn ở trên lớp, diễn ra trong hay ngoàinhà trường, được tổ chức nhằm giáo dục học sinh theo mục tiêu giáo dục đề

ra, là sự nối tiếp hoạt động giáo dục trên lớp, là con đường gắn lí thuyết vớithực tiễn, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức và hành động ở học sinh” [7]

- Các tác giả khác như Nguyễn Dục Quang, Bùi Sỹ Tụng, Nguyễn NgọcQuỳnh Giao… mặc dù không đưa ra khái niệm về HĐGDNGLL song đềuthống nhất quan điểm khi nói về HĐGDNGLL bao gồm:

+ HĐGDNGLL gắn bó mật thiết với hoạt động dạy học, là sự tiếp nốicủa hoạt động dạy học nhằm củng cố và vận dụng những tri thức đã học vàothực tế cuộc sống

+ HĐGDNGLL góp phần tích cực trong việc hình thành những kỹ năng

cơ bản của con người mới đáp ứng yêu cầu của xã hội trong giai đoạn côngnghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước [20]

Điều 26, Điều lệ trường trung học có ghi: “Hoạt động giáo dục ngoài giờlên lớp bao gồm các hoạt động ngoại khoá về khoa học, văn học, nghệ thuật,thể dục thể thao, an toàn giao thông, phòng chống tệ nạn xã hội, giáo dục giớitính, giáo dục pháp luật, giáo dục hướng nghiệp, giáo dục kỹ năng sống nhằmphát triển toàn diện và bồi dưỡng năng khiếu; các hoạt động vui chơi, tham

Trang 24

quan, du lịch, giao lưu văn hoá, giáo dục môi trường; hoạt động từ thiện vàcác hoạt động xã hội khác phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi họcsinh.”

Như vậy có thể hiểu: HĐGDNGLL là những hoạt động giáo dục được tổchức ngoài giờ học các môn học là hoạt động tiếp nối và thống nhất hữu cơ với hoạt động học tập trên lớp nhằm góp phần vào hình thành và phát triểnnhân cách học sinh theo theo định hướng phát triển toàn diện năng lực vàphẩm chất người học

1.2.3 Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

Quản lý HĐGDNGLL ở trường THCS là quá trình tác động của chủ thểquản lý (hiệu trưởng và bộ máy giúp việc của hiệu trưởng) đến tập thể giáoviên và học sinh được tiến hành các HĐGDNGLL theo chương trình kế hoạchnhằm đạt mục tiêu giáo dục học sinh một cách toàn diện về năng lực và phẩmchất Quản lý HĐGDNGLL của cán bộ QLGD trong nhà trường thực chất làquản lý về mục tiêu giáo dục, quá trình giáo dục, là quản lý về kế hoạch, độingũ, các điều kiện, công tác kiểm tra, đánh giá, công tác phối hợp các LLGDtrong và ngoài trường thực hiện HĐGDNGLL; vì vậy, tham gia tổ chức thựchiện HĐGDNGLL là một trong những tiêu chí để đánh giá thi đua các tập thể

và cá nhân trong mỗi năm học

Quản lý HĐGDNGLL là một hoạt động không thể thiếu và rất quantrọng trong toàn bộ quá trình quản lý ở nhà trường THPT; do đó, các nhàQLGD cần chỉ đạo thực hiện chương trình HĐGDNGLL theo quy định của

Bộ GD-ĐT, có kết hợp lồng ghép tuyên truyền giáo dục cũng như tích hợpgiảng dạy kỹ năng sống và các luật vào một số môn học (Ngữ văn, Địa lý,Sinh học, Giáo dục công dân, ) Phương thức tổ chức phải rất linh hoạt, sángtạo để đạt được mục tiêu đề ra, giúp học sinh thực sự phát huy vai trò là chủ

Trang 25

thể trong các hoạt động; từ đó làm phong phú hấp dẫn các HĐGDNGLL vàchuẩn bị cho các hoạt động tiếp theo.

1.3 Những vấn đề cơ bản của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

1.3.1 Mục tiêu của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

+ Về nhận thức: Giúp học sinh nâng cao hiểu biết về các giá trị truyềnthống của dân tộc, hiểu và tiếp thu các giá trị tốt đẹp của nhân loại; củng cố,

bổ sung, nâng cao và mở rộng kiến thức đã được học trên lớp; có trách nhiệmvới bản thân, với gia đình, nhà trường và xã hội; có ý thức lựa chọn nghềnghiệp cho bản thân

+ Về kỹ năng: Giúp học sinh củng cố vững chắc các kỹ năng cơ bản,trên cơ sở đó tiếp tục rèn luyện và phát triển các năng lực toàn diện: năng lựcgiao tiếp, năng lực thích ứng, năng lực tự hoàn thiện, năng lực tổ chức quản lí,năng lực hoạt động chính trị - xã hội, năng lực hợp tác và cạnh tranh lànhmạnh

+ Về thái độ: Bồi dưỡng cho các em nhân sinh quan, thế giới quan khoahọc để từ đó có thái độ đúng đắn trước những vấn đề của cuộc sống, biết chịutrách nhiệm về hành vi của bản thân và đấu tranh tích cực với những biểu hiệnsai trái của người khác, của bản thân để hoàn thiện mình; biết cảm thụ vàđánh giá đúng cái đẹp trong cuộc sống

1.3.2 Vị trí, vai trò hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

* Vị trí:

+ HĐGDNGLL là một bộ phận của quá trình giáo dục trong nhà trườngphổ thông, nó giữ vai trò quan trọng trong trong quá trình giáo dục toàn diệnnhân cách học sinh theo mục tiêu giáo dục đề ra

+ HĐGDNGLL là sự tiếp nối hoạt động dạy học trên lớp, với nhiềuhoạt động phong phú, đa dạng, diễn ra trên bình diện rộng HĐGDNGLL tạomôi trường gắn lí luận với thực tiễn phát triển toàn diện năng lực và phẩm

Trang 26

chất người học Trong HĐGDNGLL học sinh có điều kiện sử dụng kiến thức,kinh nghiệm tri thức đã học, khắc sâu kiến thức, mở rộng vốn hiểu biết, hìnhthành kỹ năng, kỹ xảo, kích thích sự phát triển tư duy

* Vai trò

+ HĐGDNGLL là môi trường rèn luyện phẩm chất, nhân cách, tàinăng, thiên hướng cá nhân, hình thành các mối quan hệ giữa con người vớiđời sống xã hội, với thiên nhiên và môi trường sống Các hoạt động thực tiễn

về khoa học kĩ thuật, lao động công ích, hoạt động xã hội, hoạt động nhânđạo, văn hóa, văn nghệ, vui chơi giải trí…cùng tập thể có tác động mạnh mẽ,sâu sắc tới đời sống tình cảm của các em Có thể nói HĐGDNGLL là môitrường tốt cho việc phát triển toàn diện phẩm chất, nhân cách cho học sinh; làđiều kiện tốt nhất để các em phát huy vai trò chủ thể, chủ động, sáng tạo trongquá trình rèn luyện và học tập, góp phần hình thành tình cảm và niểm tin đúngđắn ở các em

+ HĐGDNGLL tạo điều kiện để học sinh hòa nhập vào cuộc sống xãhội Khi tham gia các HĐGDNGLL, các em được hòa mình vào sự vận độngchung của đời sống xã hội phong phú phức tạp và sôi động ChínhHĐGDNGLL đã bước đầu đặt học sinh trước những vấn đề của thời đại, của

xã hội, của đất nước cũng như những thách thức thực tiễn mà các em sẽ phảitiếp cận và đối mặt…Từ thực tế đó các em hiểu được sâu sắc hơn sự cần thiếtphải chuẩn bị cho mình hành trang để đảm đương trách nhiệm làm chủ bànthân, chủ nhân tương lai của đất nước, của xã hội đang ngày càng phát triển

1.3.3 Nhiệm vụ hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

* Nhiệm vụ giáo dục về nhận thức

- Hoạt động giáo dục NGLL giúp học sinh bổ sung, củng cố và hoànthiện những tri thức đã được học trên lớp; giúp cho các em có những hiểu biếtmới, mở rộng nhãn qua về thế giới xung quanh, cộng đồng xã hội

Trang 27

- Hoạt động giáo dục NGLL giúp học sinh biết vận dụng những tri thức

đã được học để giải quyết các vấn đề do thực tiễn đời sống (tự nhiên, xã hội)đặt ra, giúp các em định hướng nghề nghiệp trong tương lai

- Hoạt động giáo dục NGLL giúp học sinh biết tự điều chỉnh hành vi,lối sống cho phù hợp chuẩn mực đạo đức Qua đó cũng từng bước làm giàuthêm những kinh nghiệm thực tế, xã hội cho các em

- Hoạt động giáo dục NGLL giúp học sinh định hướng chính trị, xã hội,

có những hiểu biết nhất định về truyền thống đấu tranh cách mạng, truyềnthống xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, truyền thống văn hóa tốt đẹp của đấtnước… qua đó cũng tăng thêm sự hiểu biết của các em về Bác Hồ, về Đội…

mà thực hiện tốt nghĩa vụ của học sinh, của đội viên, của đoàn viên

- Hoạt động giáo dục NGLL giúp học sinh có những hiểu biết tối thiểu

về các vấn đề có tính thời đại như vấn đề quốc tế, hợp tác, hòa bình và hữunghị, vấn đề bảo vệ môi trường, vấn đề dân số và kế hoạch hóa gia đình, vấn

đề pháp luật…

* Nhiệm vụ rèn luyện kĩ năng

- Giúp học sinh củng cố vững chắc các kỹ năng cơ bản đã được rènluyện, trên cơ sở đó tiếp tục trau dồi và phát triển các năng lực toàn diện; rènluyện cho học sinh những kĩ năng giao tiếp, ứng xử có văn hóa, những thóiquen tốt trong học tập, lao động công ích và trong các hoạt động khác

- Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp rèn luyện cho học sinh các kĩnăng tự quản, trong đó có kĩ năng tổ chức, kĩ năng điều khiển và thực hiệnmột hoạt động tập thể có hiệu quả, kĩ năng nhận xét, đánh giá kết quả hoạtđộng

- Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp rèn luyện cho học sinh các kĩnăng giáo dục, tự điều chỉnh, kĩ năng hòa nhập để thực hiện tốt các nhiệm vụ

do thầy cô hoặc tập thể giao cho

Trang 28

* Nhiệm vụ về giáo dục thái độ

- Trước hết, HĐGDNGLL phải tạo cho học sinh những hứng thú vàlòng ham muốn hoạt động Vì vậy, đòi hỏi nội dung, hình thức và qui mô hoạtđộng phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí, lứa tuổi và nhu cầu của học sinh,lôi cuốn các em tự giác tham gia để đạt được hiệu quả giáo dục

- HĐGDNGLL từng bước hình thành cho học sinh niềm tin vào nhữnggiá trị mà các em phải vươn tới, đó là niềm tin vào chế độ xã hội chủ nghĩađang đổi mới mà Bác Hồ và Đảng ta đã chọn, tin vào tiền đồ, tương lai củađất nước Từ đó các em có lòng tự hào dân tộc, mong muốn làm đẹp thêmtruyền thống của trường, của lớp, của quê hương mình, mong muốn vươn lêntrở thành con ngoan, trò giỏi để trở thành công dân có ích cho xã hội mai sau

- Bồi dưỡng cho học sinh những tình cảm đạo đức trong sáng, qua đógiúp các em biết kính yêu và trân trọng cái tốt, cái đẹp, biết ghét và đấu tranhvới cái xấu, cái lỗi thời không phù hợp

- Bồi dưỡng cho học sinh tính tích cực, tính năng động, sẵn sàng thamgia hoạt động xã hội hoạt động tập thể của trường, của lớp vì lợi ích chung,

vì sự trưởng thành và tiến bộ của bản thân

- HĐGDNGLL còn góp phần giáo dục cho học sinh tình đoàn kết hữunghị với thanh thiếu niên, nhi đồng quốc tế, với các dân tộc trên thế giới

1.3.4 Nội dung hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

Nội dung của HĐGDNGLL được cấu trúc theo các chủ đề Ở trườngTHCS, mỗi chủ đề hoạt động thường gắn với một ngày kỉ niệm hoặc sự kiệnlớn trong tháng Ở trường THPT, mỗi tháng là một chủ đề hoạt động Tuy cácchủ đề không gắn trực tiếp với các ngày lễ nhưng vẫn mang tính kế thừa Đểphù hợp với hoàn cảnh, điều kiện học tập theo định hướng phát triển toàn diệnnăng lực và phẩm chất của học sinh trong 9 tháng của năm học và 3 thánghoạt động hè, nội dung HĐGDNGLL được cụ thể hóa thành 10 chủ đề :

Trang 29

+ Tháng 9: “Thanh niên học tập, rèn luyện vì sự nghiệp CNH - HĐHđất nước”

+ Tháng 10: “Thanh niên với tình bạn, tình yêu và gia đình”

+ Tháng 11: “Thanh niên với truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo+ Tháng 12: “Thanh niên với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc”+ Tháng 1: “Thanh niên với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóadân tộc”

+ Tháng 2: “Thanh niên với lí tưởng cách mạng”

+ Tháng 3: “Thanh niên với vấn đề lập nghiệp”

+ Tháng 4: “Thanh niên với hòa bình, hữu nghị và hợp tác”

+ Tháng 5: “Thanh niên với Bác Hồ”

+ Tháng 6, 7, 8 – Chủ đề hoạt động hè: “Mùa hè tình nguyện vì cuộcsống cộng đồng”

1.3.5 Hình thức tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường phổ thông rất đa dạng vàphong phú, song do những yêu cầu thực tiễn mà hoạt động này được thựchiện chủ yếu thông qua 3 hình thức tổ chức cơ bản (đã được qui định và dànhthời gian trong kế hoạch dạy học) sau đây:

(1) Tiết chào cờ đầu tuần;

(2) Tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp hàng tuần, tiết hoạt động tập thểlớp cuối tuần;

(3) Hoạt động giáo dục theo chủ điểm hàng tháng

1.3.6 Phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

- Phương pháp thảo luận

Thảo luận là một dạng tương tác nhóm đặc biệt mà trong đó, các thànhviên cùng giải quyết một vấn đề và cùng quan tâm nhằm đạt tới một sự hiểu

Trang 30

biết chung Thảo luận tạo ra một môi trường an toàn cho học sinh kiểm chứng

ý kiến của mình, có cơ hội để làm quen với nhau và để hiểu nhau hơn

Thảo luận trong HĐGDNGLL là hoạt động trao đổi ý kiến giữa các emhọc sinh với nhau về một chủ đề nào đó

- Phương pháp đóng vai

Đóng vai là phương pháp thực hành của học sinh trong một số tìnhhuống ứng xử cụ thể nào đó trên cơ sở óc tưởng tượng và ý nghĩa sáng tạocủa các em

Đóng vai rất có tác dụng trong việc phát triển kỹ năng giao tiếp, ứng

xử, do vậy mang tới cho các em cơ hội, môi trường rèn luyện các kĩ năng này

- Phương pháp giải quyết vấn đề

Thường được vận dụng khi học sinh phải phân tích, xem xét và đề xuấtnhững giải pháp trước một hiện tượng, sự việc nảy sinh trong quá trình hoạtđộng

Giải quyết vần đề giúp học sinh có cách nhìn toàn diện hơn trước cáchiện tượng, sự việc nảy sinh trong hoạt động, trong cuộc sống Để phươngpháp này thành công thì vấn đề đặt ra phải sát mục tiêu của hoạt động và cótính thực tế và khi giải quyết vấn đề phải coi trọng nguyên tắc tôn trọng, bìnhđẳng và tránh gây căng thẳng không có lợi cho học sinh

- Phương pháp giao nhiệm vụ

Đây là phương pháp thường được dùng trong nhóm các phương phápgiáo dục Giao nhiệm vụ là đặt học sinh vào vị trí nhất định buộc các em phảithực hiện trách nhiệm cá nhân

Giao nhiệm vụ cũng là tạo cơ hội để học sinh thể hiện khả năng củamình và rèn luyện nhằm tích lũy kinh nghiệm cho bản thân cũng như pháttriển tính chủ động sáng tạo của học sinh

Trang 31

Để đảm bảo được thành công của hoạt động, khi giao việc cho các em,giáo viên cần chú ý tới tính phù hợp, vừa sức, rõ ràng.

- Phương pháp diễn đàn

Diễn đàn là dịp để học sinh trình bày quan điểm của mình về một vấn

đề nào đó có liên quan tới bản thân và tập thể Vì vậy, diễn đàn như một sânchơi, cơ hội cho nhiều học sinh có thể tự do nêu lên những suy nghĩ của mình,được tranh luận một cách trực tiếp với đông đảo bạn bè

- Phương pháp trò chơi

Việc sử dụng trò chơi như một phương pháp tổ chức hoạt động giúphọc sinh có điều kiện thể hiện khả năng của mình trong một lĩnh vực nào đócủa đời sống tập thể ở nhà trường cũng như ở cộng đồng Trò chơi cũng là dịp

để học sinh tập xử lí những tình huống nảy sinh trong cuộc sống, giúp các em

có thêm kinh nghiệm sống

1.3.7 Nguyên tắc tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

* Nguyên tắc về tính mục đích, tính kế hoạch

- Tính mục đích: Bất cứ hoạt động giáo dục nào cũng phải đạt đượcnhững mục đích nhất định, tuy nhiên thực tiễn giáo dục trong nhà trường chothấy, mục tiêu giáo dục của các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp thường

bị che lấp bởi những tiêu chí mang tính thi đua, phong trào như nhà trường sẽ

có giải vàng về điền kinh trong hội khỏe Phù Đổng cấp tỉnh, giải thi tìm hiểuLuật giao thông đường bộ…Vì vậy, nhà trường phải xác định mục đích củahoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho cả năm học, từng học kì, từng hoạtđộng; trong đó cần định hướng tính đa dạng của mục tiêu giáo dục nhằm thựchiện mục tiêu giáo dục toàn diện

- Tính kế hoạch: kế hoạch sẽ định hướng và giúp cho việc tổ chức hoạtđộng có chất lượng và hiệu quả Tính kế hoạch của hoạt động giáo dục ngoàigiờ lên lớp sẽ đảm bảo tính ổn định tương đối, tính hệ thống và tính hướng

Trang 32

đích, không gây sự hỗn loạn và tùy tiện trong tổ chức các hoạt động của nhàtrường Trên cơ sở kế hoạch, nhà trường chủ động định hướng cách thức tổchức, dự tính các nguồn lực (con người, kinh phí, cơ sở vật chất, thời gian),nội dung, hình thức cũng như qui mô hoạt động; sự chuẩn bị kế hoạch giáodục chu đáo sẽ đem lại chất lượng, hiệu quả giáo dục mà nhà trường và xã hộimong muốn

* Nguyên tắc về tính tự nguyện, tự giác tham gia hoạt động

- Nếu học sinh bắt buộc phải học tập các môn học trên lớp thì các em

có quyền lựa chọn tham gia các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp mà các

em ưa thích Nguyên tắc này đảm bảo học sinh có quyền lựa chọn tham giacác hoạt động phù hợp với khả năng, hứng thú, sức khỏe và điều kiện cụ thểcủa bản thân mỗi em; chỉ có như vậy, nhà trường – nhà giáo dục mới tạo được

sự hứng thú, tự giác và tích cực tham gia hoạt động, phát huy được thiênhướng, khả năng của mỗi học sinh, trên cơ sở đó giúp nhà trường và gia đìnhhướng nghiệp học sinh phù hợp nhất

- Nguyên tắc này đòi hỏi nhà trường, các nhà giáo dục phải tổ chứcđược nhiều hoạt động phong phú, đa dạng; tổ chức và duy trì được nhiềunhóm hoạt động với các chủ đề các khác nhau như các câu lạc bộ bộ môn, cácđội thể thao, đội văn nghệ…; các hoạt động giao lưu kết bạn trong và ngoàinhà trường, hoạt động tham quan du lịch kết hợp học tập, các hoạt động vănnghệ, thể thao, lao động công ích, từ thiện xã hội…Chỉ khi nhà trường tổ chứcđược nhiều hoạt động phong phú, đa dạng thì học sinh mới có cơ hội được lựachọn tham gia loại hình hoạt động mà mình ưa thích, khi đó nguyên tắc đảmbảo tính tự giác, tự nguyện tham gia hoạt động của học sinh mới trở thànhhiện thực Thực hiện tốt nguyên tắc này sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáodục trong nhà trường

* Nguyên tắc tính đến đặc điểm lứa tuổi và tính cá biệt của học sinh

Trang 33

Trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách học sinh, mỗi lứatuổi có những đặc điểm tâm sinh lí khác nhau, cá biệt có một số ít học sinh cónhững biểu hiện khác biệt trong quá trình phát triển Nhà trường – giáo viênphải hiểu những nét đặc trưng của sự phát triển này để tổ chức hoạt động cónội dung và hình thức đáp ứng nhu cầu và phù hợp với khả năng của từng lứatuổi học sinh Vì vậy, giáo viên cần thường xuyên theo dõi học sinh, phát hiệnnhững nét mới, những khả năng mới được hình thành ở các em để kịp thời đềxuất và điều chỉnh nội dung và hình thức hoạt động cho phù hợp với sự pháttriển của các em trong từng giai đoạn của năm học, của cấp học

* Nguyên tắc kết hợp sự lãnh đạo sư phạm của thầy với tính tích cực, độc lập và sáng tạo của học sinh

- Tính tích cực, độc lập và sáng tạo được coi là những tiêu chí đánh giákhả năng tham gia hoạt động của học sinh, trình độ tự quản các hoạt động tậpthể của các em Đặc biệt, đối với học sinh THCS, THCS thì nguyên tắc nàyphải được quán triệt trong quá trình tổ chức hoạt động cho học sinh, phảiđược thể hiện từ bước chuẩn bị hoạt động, đến bước tiến hành hoạt động chođến đánh giá kết quả hoạt động Trong mỗi bước, học sinh phải thực sự pháthuy khả năng của mình, được bày tỏ ý kiến của mình cũng như những sángkiến nhằm giúp cho chính hoạt động của tập thể đạt hiệu quả

- Ở lứa tuổi học sinh phổ thông, các em chưa có đủ kinh nghiệm sống,kinh nghiệm tổ chức hoạt động; vì vậy, vai trò của thầy cô giáo là người địnhhướng, gợi ý, dẫn dắt, giúp đỡ các em trong quá trình tổ chức hoạt độngnhưng không làm thay họ

1.3.8 Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo định hướng phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học

Bản chất HĐGDNGLL (hiện nay gọi là hoạt động trải nghiệm sángtạo) là lấy học sinh làm trung tâm, phát huy vai trò chủ thể, tính tích cực

Trang 34

hoạt động của học sinh; nhằm phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất củahọ.

Hoạt động ngoài giờ lên lớp mà hiện nay chúng ta đang tiến hành trongtrường phổ thông chủ yếu được tổ chức dựa trên các chủ đề đã được quy địnhtrong chương trình với các hình thức còn chưa phong phú và học sinh thườngđược chỉ định, phân công tham gia một cách bị động Giáo viên tổ chức hoạtđộng cho học sinh nhưng không rõ hoạt động đó sẽ hướng tới hình thànhnhững năng lực gì của các em Điều đó không phù hợp với một chương trìnhđịnh hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh, cần phải thay đổi

Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo định hướng phát triển nănglực và phẩm chất học sinh được gọi là hoạt động trải nghiệm sáng tạo trongchương trình giáo dục phổ thông mới Trong Chương trình mới có 2 loại hoạtđộng giáo dục chính là: Dạy học các môn và trải nghiệm sáng tạo Trongchương trình hiện hành không có thuật ngữ trải nghiệm sáng tạo

Trong Chương trình mới, các hoạt động tập thể, hoạt động ngoài giờdạy học trên lớp sẽ phong phú hơn cả về nội dung, phương pháp và hình thứchoạt động, đặc biệt, mỗi hoạt động phải phù hợp với mục tiêu phát triểnnhững phẩm chất, năng lực (sau đây gọi chung là năng lực, hiểu theo nghĩarộng của từ này) nhất định của học sinh; nghĩa là học sinh được học từ trảinghiệm

Học từ trải nghiệm (hoạt động trải nghiệm) gần giống với học thôngqua làm, qua thực hành nhưng học qua làm là nhấn mạnh về thao tác kỹ thuậtcòn học qua trải nghiệm giúp học sinh không những có được năng lực thựchiện mà còn có những trải nghiệm về cảm xúc, ý chí và nhiều trạng thái tâm

lý khác; học qua làm chú ý đến những quy trình, động tác, kết quả chung chomọi học sinh nhưng học qua trải nghiệm chú ý gắn với kinh nghiệm và cảmxúc cá nhân

Trang 35

Thí dụ: Chủ đề học tập là thế giới động vật, thay vì học nó thông quasách vở, học sinh được trải nghiệm thông qua quan sát và tương tác, chăm sóccác con vật ; kết quả đạt được không chỉ là sự hiểu biết (chung) về loài thú

mà còn phát triển tình yêu (riêng của mỗi người) đối với thiên nhiên vàmuông thú Ngoài ra, nhiều sự hiểu biết và năng lực của con người chỉ cóđược từ trải nghiệm của riêng mình

Thí dụ, thật khó dạy hoặc khó có thể mô tả cho người khác về mùi hoahồng là mùi như thế nào, thay vì nghe, học sinh được ngửi, được trải nghiệmvới mùi hoa, học sinh sẽ có kinh nghiệm phân biệt về mùi hoa hồng với cácmùi khác; để có được khả năng hát hay, vẽ đẹp, sự tinh tế trong giao tiếp thìkhông thể thiếu được sự trải nghiệm của mỗi cá nhân

Có nhiều cách gọi khác nhau về hoạt động trải nghiệm sáng tạo Phùhợp với mục tiêu của Chương trình mới, có thể hiểu: hoạt động TNST là hoạtđộng giáo dục, trong đó, dưới sự hướng dẫn của nhà giáo dục, từng cá nhânhọc sinh được tham gia trực tiếp vào các hoạt động khác nhau của đời sốngnhà trường cũng như ngoài xã hội với tư cách là chủ thể của hoạt động, qua

đó phát triển năng lực thực tiễn, phẩm chất nhân cách và phát huy tiềm năngsáng tạo của cá nhân mình

Khẳng định vai trò định hướng, chỉ đạo, hướng dẫn của nhà giáo dục;thầy cô giáo, cha mẹ học sinh, người phụ trách Nhà giáo dục không tổ chức,không phân công học sinh một cách trực tiếp mà chỉ hướng dẫn, hỗ trợ, giámsát cho tập thể hoặc cá nhân học sinh tham gia trực tiếp hoặc ở vai trò tổ chứchoạt động, giúp học sinh chủ động, tích cực trong các hoạt động; phạm vi cácchủ đề hay nội dung hoạt động và kết quả đầu ra là năng lực thực tiễn, phẩmchất và năng lực sáng tạo đa dạng, khác nhau của các em

Có thể kể ra một số hình thức hoạt động TNST: Hình thức có tính khámphá (thực địa, thực tế, tham quan, cắm trại); hình thức có tính triển khai (dự

Trang 36

án và nghiên cứu khoa học, hội thảo, câu lạc bộ); hình thức có tính trình diễn(diễn đàn, giao lưu, sân khấu hóa); hình thức có tính cống hiến, tuân thủ (thựchành lao động việc nhà, việc trường, hoạt động xã hội - tình nguyện).

Hoạt động TNST hướng đến những phẩm chất và năng lực chung như

đã được đưa ra trong Dự thảo Chương trình mới, ngoài ra hoạt động TNSTcòn có ưu thế trong việc thúc đẩy hình thành ở học sinh các năng lực đặc thùsau:

- Năng lực hoạt động và tổ chức hoạt động;

- Năng lực tổ chức và quản lý cuộc sống;

- Năng lực tự nhận thức và tích cực hóa bản thân;

- Năng lực định hướng nghề nghiệp;

- Năng lực khám phá và sáng tạo;

Chính vì vậy đầu ra của hoạt động TNST khá đa dạng và khó xác địnhmức độ chung, nhất là khi nó lại luôn gắn với cảm xúc – lĩnh vực mang tínhchủ quan cao, cũng là cơ sở quan trọng của sự hình thành sáng tạo và phânhóa

Ở một số nước, hoạt động TNST vẫn được gọi là hoạt động ngoài giờlên lớp, thực hiện mục tiêu chủ yếu là phát triển phẩm chất, so với mục tiêuchủ yếu của dạy học trên lớp là phát triển trí tuệ

Việc gọi tên khác cho hoạt động ngoài giờ lên lớp ở Chương trình GDmới vì chúng ta muốn nhấn mạnh đến sự thay đổi nhận thức, ý thức về cáimới của hoạt động này, tránh sự hiểu nhầm rằng ngoài giờ thì không quantrọng, không có vị trí xứng đáng; hoặc là đơn giản hóa nội dung, mục đíchcủa hoạt động này, không chỉ “trăm hay không bằng tay quen”… Trong têngọi mới, “trải nghiệm” là phương thức giáo dục và “sáng tạo” là mục tiêu giáodục, phải được làm rõ Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giữ vaitrò rất quan trọng trong Chương trình giáo dục phổ thông mới Hoạt động này

Trang 37

giúp cho học sinh có nhiều cơ hội trải nghiệm để vận dụng những kiến thứchọc được vào thực tiễn từ đó hình thành năng lực thực tiễn cũng như phát huytiềm năng sáng tạo của bản thân.

1.4 Công tác quản lý của Hiệu trưởng trường THCS trong hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo định hướng phát triển toàn diện năng lực

và phẩm chất người học

Bản chất quản lý HĐGDNGLL là việc lãnh đạo, tổ chức HĐGDNGLLphải lấy học sinh làm trung tâm, phát huy vai trò chủ thể, tính tích cực hoạtđộng của học sinh; nhằm phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất của họ.Quản lý HĐGDNGLL bao gồm các nội dung cơ bản:

1.4.1 Thực hiện xây dựng kế hoạch HDGDNGLL

Quản lý các lực lượng tham gia HĐGDNGLL như: GV, cán bộ Đoàn,học sinh, phụ huynh và các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường Việc quản lýphải được thể hiện ở những nội dung: quản lý việc xây dựng kế hoạch, việctriển khai kế hoạch, việc tổ chức thực hiện, phối hợp các lực lượng ngoài nhàtrường, và cuối cùng quản lư việc bồi dưỡng học sinh và kiểm tra đánh giá

 Xây dựng kế hoạch

+ Kế hoạch phải được xây dựng phì hợp với điều kiện cụ thể của từngtrường, đáp ứng nhiệm vụ giáo dục trọng tâm của từng năm học và nhiệm vụchính trị của địa phương

Kế hoạch được xây dựng cần được xây dựng trên một số yếu tố sau:mục tiêu của HĐGDNGLL theo hướng XHH; Xác định đối tượng huy độngtham gia tổ chức thực hiện HĐGDNGLL, kết quả dự kiến đối với từng đốitượng; thời gian thích hợp nhất; nguyên tắc ưu tiên để sử dụng trong quá trìnhtriển khai thực hiện hoạt động cộng đồng; sự phân công một số thành viêntrong chủ thể huy động; chi tiết hóa kế hoạch và hệ thống giải pháp cụ thể

Trang 38

+ Xác định các năng lực và phẩm chất cần hình thành, phát triển ở họcsinh trong từng hoạt động.

+ Xây dựng kế hoạch hoạt động cho toàn trường, từng khối, cho từngthời kỳ tiến tới ổn định thành nề nếp

+ Xây dựng kế hoạch cụ thể cho hàng tuần, hàng ngày

● Triển khai kế hoạch

+ Triển khai, thực hiện đồng bộ thống nhất trên toàn trường

+ Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá; định kỳ có báo cáo kết quảthực hiện kế hoạch để rút ra bài học kinh nghiệm khắc phục kịp thời nhữnghạn chế và đề ra phương hướng, giải pháp cho hoạt động tiếp theo

1.4.2 Hình thức tổ chức HĐGDNGLL

Lựa chọn phù hợp hình thức tổ chức HĐGDNGLL với nội dung, chủ

đề, quy mô và tính chất của hoạt động đó Xem xét đánh giá hình thức tổ chứcsao cho hiệu quả nhất, mà chi phí thấp nhất, thời gian hợp lý

1.4.3 Tổ chức hoạt động cho học sinh

+ Thành lập ban chỉ đạo HĐGDNGLL gồm hiệu trưởng hoặc phó hiệutrưởng, bí thư đoàn trường, giáo viên và đại diện Ban đại diện cha mẹ họcsinh Ban chỉ đạo có nhiệm vụ giúp hiệu trưởng xây dựng chương trình, kếhoạch hoạt động hàng năm và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch đó

Tổ chức những hoạt động lớn, qui mô trường và thực hiện sự phối hợpchặt chẽ với các tổ chức Đoàn và các lực lượng giáo dục khác ngoài nhàtrường Tổ chức hướng dẫn giáo viên chủ nhiệm lớp, Đoàn thanh niên của lớptiến hành hoạt động ở đơn vị mình có hiệu quả Giúp hiệu trưởng kiểm tra,đánh giá các hoạt động Tùy theo từng hoạt động mà có sự phân công, phânnhiệm và có ban chỉ đạo thích hợp

Trang 39

+ Tổ chức các hoạt động theo chủ điểm thường được tiến hành qua cácphong trào thi đua kế tiếp nhau trong năm học theo đúng chương trình, kếhoạch năm học.

+ Tổ chức các lực lượng theo dõi, giám sát các hoạt động xen kẽchương trình học trên lớp; kiểm tra đánh giá các hoạt động ngoài giờ lên lớp

+ Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực tổ chức, quản lý HĐGDNGLLthường xuyên, liên tục, nâng cao chất lượng hoạt động ngoài giờ lên lớp

1.4.4 Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ HĐGDNGLL.

Nội dung quản lý cơ sở vật chất cho hoạt động giáo dục ngoài giờ lênlớp trong nhà trường là:

- Quản lý sân bãi phục vụ các hoạt động thể dục thể thao;

- Quản lý các phòng học bộ môn phục vụ sinh hoạt tập thể và ngoạikhoá bộ môn;

- Quản lý các phương tiện kĩ thuật loa máy, các thiết bị phục vụ hoạtđộng tập thể;

- Quản lý kinh phí được cấp từ ngân sách, kinh phí do học sinh, cha mẹhọc sinh đóng góp, kinh phí từ các nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân …

Các nguồn lực phải được quản lý một cách thống nhất Sử dụng nguồnlực đúng mục tiêu, đúng cơ chế quản lý tài chính hiện hành Tăng cường kiểmtra, giám sát nguồn lực nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn lực và xử lý kịp thờinhững sai phạm:

- Rà soát CSVC, thiết bị để bổ sung, chuẩn bị các điều kiện tổ chức cáchoạt động

- Chỉ đạo lập kế hoạch sử dụng CSVC hiệu quả, tổ chức tự làm đồ dùnghọc tập trên toàn trường

- Huy động cộng đồng, phối hợp với cộng đồng để khai thác các điềukiện vật chất có sẵn ở các địa phương vào tổ chức các HĐGDNGLL

Trang 40

1.4.5 Việc phối kết hợp các lực lượng tham gia tổ chức HĐGDNGLL.

Để học sinh phát triển toàn diện, việc giáo dục học sinh phải có sự kếthợp chặt chẽ giữa ba môi trường giáo dục: nhà trường, gia đình và xã hội Cáclực lượng này cần được quản lý trong quá trình thực hiện kế hoạch để tănghiệu quả các HĐGDNGLL

- Phối hợp trong việc thiết kế, lựa chọn nội dung phù hợp để tổ chứcHĐGDNGLL

- Phối hợp quản lý, triển khai thực hiện cũng như giám sát kiểm trađánh giá quá trình HDDGDNGLL

Để việc phối hợp có hiệu quả, đòi hỏi người hiệu trưởng phải phâncông giáo viên đại diện ban giám hiệu để thực hiện sự phối hợp với từng tổchức, cá nhân; có kế hoạch duy trì thường xuyên sự phối hợp

1.4.6 Công tác kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện HĐGDNGLL.

Không kiểm tra coi như không quản lý Bất cứ hoạt động nào cũng cầnkiểm tra Kiểm tra để cải tiến, thay đổi phương pháp, điều chỉnh kế hoạch bêncạnh đó kiểm tra để thấy những ưu điểm, hạn chế của đội ngũ cũng như củangười lãnh đạo

- Xây dựng lực lượng kiểm tra, xác định tiêu chuẩn kiểm tra, đánh giáviệc thực hiện HĐGDNGLL của nhà trường

- Đa dạng hóa hình thức và phương pháp kiểm tra HĐGDNGLL

- Trong kiểm tra thực hiện cần phải: xác định nội dung kiểm tra, xâydựng tiêu chí đánh giá theo từng hoạt động trên cơ sở mục tiêu của hoạt động;hiệu trưởng kiểm tra việc triển khai và thực hiện các HĐGDNGLL ở tổchuyên môn, dự giờ, kiểm tra nội bộ nhà trường

- Đánh giá công bằng, hợp lý làm cơ sở để rút kinh nghiệm, điều chỉnhcho các hoạt động tiếp theo; xếp loại thi đua

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động GDNGLL

Ngày đăng: 26/04/2018, 23:39

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đặng Quốc Bảo (2002), Ý tưởng các tiền nhân và thông điệp thời đại về phát triển quản lý giáo dục Khác
2. Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Thành Vinh (2010), Quản lý nhà trường, Nxb Giáo dục Khác
3. Bộ chính trị ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IV, Nghị quyết số 14-NQ/TW ngày 11/01/1979, Về cải cách Giáo dục Khác
4. Bộ Giáo dục và đào tạo (2011) , Điều lệ trường trung học cơ sở, trung học phổ thông trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành ngày 28/3/2011 Khác
5. Nguyễn Phúc Châu (2010), Quản lý nhà trường, Nxb Đại học sư phạm 6. Nguyễn Minh Đạo (1997), Cơ sở khoa học quản lý, NXB Chính trịquốc gia Khác
7. Phạm Thị Minh Hạnh (2007), Tổ chức dạy học môn hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường CĐSP, NXB ĐHSP, Hà Nội Khác
8. Đỗ Nguyên Hạnh, Một vài hình thức giáo dục Học sinh Ngoài giờ lên lớp có hiệu quả, NXB Giáo dục 1998 Khác
9. Harold Koontz, Cyril O’Donnell, Heinz Weihrich, Những vấn đề cốt yếu của quản lý. Bản dịch tiếng Việt, NXB KH và Kỹ thuật, Hà Nội, 1999 Khác
10. Nguyễn Thị Quỳnh Hoa (2010), Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường THCS Ngô Thì Nhậm – Hà Nội Khác
11. Đặng Vũ Hoạt (1998), Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trưởng THCS, NXB Giáo dục Khác
13. Trần Kiểm (2013), Những vấn đề khoa học của quản lý giáo dục, NXB Đại học Sư phạm Khác
14. M.I. Kondacop (1983) Cơ sở lý luận khoa học quản lý giáo dục. Trường quản lý Cán bộ Trung ương Hà Nội Khác
15. Đặng Huỳnh Mai, Giáo dục ngoài giờ lên lớp góp phần giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, Tạp chí Người phụ trách, Số 9 Khác
16. Hồ Chí Minh (1990). Vấn đề giáo dục. NXB giáo dục Khác
17. Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt (2005), Giáo dục học. NXB giáo dục 18. Phủ thủ tướng, Nghị định ban hành bản chính sách Giáo dục phổ thông Khác
20. Nguyễn Dục Quang , Ngô Quang Quế (2007), Giáo trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, NXB ĐHSP Hà Nội Khác
21. Quốc hội, Luật giáo dục, 2005 22. Quốc hội, Luật Giáo dục, 2009 Khác
23. Quốc hội, Nghị quyết số 40/2000/QH10 về đổi mới chương trình phổ thông, ngày 09/12/2000 Khác
24. Hà Nhật Thăng, Đào Thanh Âm (1998), Lịch sử GD thế giới, NXB Giáo dục Khác
25. Đặng Thị Chính Thao (2012), Biện pháp quản lý HĐNGLL ở trường THCS quận Hoàn Kiếm thành phố Hà Nội Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w