HOẠT ĐỘNG CỦA TỔNG CÔNG TY HỢP TÁCKINH TẾ QUÂN KHU IV (VIỆT NAM) Ở LÀOTỪ NĂM 1985 ĐẾN NĂM 2010
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH LÊ NGỌC HUẤN HOẠT ĐỘNG CỦA TỔNG CÔNG TY HỢP TÁC KINH TẾ QUÂN KHU IV (VIỆT NAM) Ở LÀO TỪ NĂM 1985 ĐẾN NĂM 2010 CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ THẾ GIỚI MÃ SỐ: 60.22.50 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ Người hướng dẫn khoa học: TS. BÙI VĂN HÀO 2 NGHỆ AN - 2012 LỜI CẢM ƠN Tác giả xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới thầy giáo , TS. Bùi Văn Hào, đã trực tiếp giảng dạy và hướng dẫn khoa học để tác giả hoàn thành bản luận văn này. Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Lịch sử, khoa Đào tạo Sau Đại học, Trung tâm thư viện Nguyễn Thúc Hào trường Đại học Vinh đã nhiệt tình giảng dạy và giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập, thu thập tài liệu để thực hiện luận văn. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn tới các đồng chí trong Phòng chính trị, Phòng lưu trữ, Phòng hợp tác kinh tế thuộc Tổng công ty Hợp tác kinh tế Quân khu IV, Hội hữu nghị Việt - Lào tỉnh Nghệ An đã tạo điều kiện giúp đỡ tác giả trong quá trình khai thác tư liệu và nghiên cứu đề tài. Xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ quý báu đó! Tác giả xin gửi tới tất cả người thân và bạn bè lòng biết ơn sâu sắc. Luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, tác giả mong nhận được và biết ơn các ý kiến đóng góp của thầy cô giáo và các bạn. Vinh, tháng 10 năm 2012 Tác giả MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU .11 1. Lý do chọn đề tài .11 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .12 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .18 4. Nguồn tài liệu .19 5. Phương pháp nghiên cứu .19 6. Đóng góp của luận văn 19 7. Bố cục của luận văn .20 Chương 1 KHÁI QUÁT SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TỔNG CÔNG TY HỢP TÁC KINH TẾ QUÂN KHU IV (VIỆT NAM) 21 1.1. Sự ra đời của Tổng công ty hợp tác kinh tế Quân khu IV (Việt Nam) 21 1.2. Quá trình phát triển của Tổng công ty Hợp tác kinh tế Quân khu IV (Việt Nam) 27 1.2.1. Giai đoạn từ năm 1985 đến năm 1991 .27 1.2.2. Giai đoạn từ năm 1992 đến năm 1997 .31 1.2.3. Giai đoạn từ năm 1998 đến năm 2004 .34 1.2.4. Giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2010 .37 Tiểu kết chương 1 39 Chương 2 HOẠT ĐỘNG CỦA TỔNG CÔNG TY HỢP TÁC KINH TẾ QUÂN KHU IV (VIỆT NAM) Ở LÀO TỪ NĂM 1985 ĐẾN NĂM 2010 41 2.1. Hoạt động của Tổng Công ty Hợp tác kinh tế Quân khu IV (Việt Nam) ở Lào từ năm 1985 đến năm 1997 41 2.1.1. Trong lĩnh vực nông nghiệp 41 2.1.2. Trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và giao thông vận tải .50 Hai bên đã có những hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và giao thông vận tải phát triển cả chiều rộng và chiều sâu tạo ra những kết quả khá lớn. Với việc tiếp tục đầu tư phương tiện, máy móc, gây dựng cơ sở địa bàn hoạt động, Công ty hợp tác kinh tế Quân khu IV đã dần mở rộng địa bàn sản xuất, tạo dựng được một hệ thống các cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng như: điện, đường, trường, trạm trên những địa phương mới nhằm phục vụ cho việc đẩy mạnh hợp tác sản xuất, kinh doanh của Công ty cho một giai đoạn mới 54 Nằm trong chương trình viện trợ, giúp đỡ Bộ quốc Lào, đầu năm 1994 Công ty đã triển khai xây dựng và hoàn thành công trình hữu nghị nhà khách 2 tầng tại căn cứ Lạc Xao với trị giá 200 triệu đồng [36; tr. 116]. Công trình xây 5 dựng này mang ý nghĩa là sản phẩm lao động sản xuất của lực lượng vũ trang Quân khu IV tặng Bộ Quốc phòng Lào, thể hiện tình cảm đặc biệt của các chiến sỹ, cán bộ Công ty Hợp tác kinh tế Quân khu IV với nhân dân và Bộ Quốc phòng Bạn 54 Ngay từ những năm 1986, hai bên đã hợp tác xây dựng, sửa chữa, nâng cấp đường số 9. Công ty đã tạo điều kiện giúp Lào vận chuyển hàng qua cảnh thông thương ra các cảng biển như cảng Cửa Lò, Vũng Áng qua các tuyến đường ngang trên địa bàn Quân khu IV. Giai đoạn này Công ty đã xây dựng các công trường để khai thác gỗ, đầu tư trang thiết bị phục vụ cho việc khai thác, chế biến và vận chuyển đồng thời vừa trồng rừng để đảm bảo cho cân bằng sinh thái. Các công trường khai thác gỗ được mộc lên ở Lạc Xao, từ đây gỗ được vận chuyển qua đường số 7, số 8 về cảng Cửa Lò, Xuân Hải. Những tháng cuối năm 1993 Công ty đã được cấp giấy phép chở 273.000 m3 qua đường 8 để Lào xuất khẩu sang nước thứ 3 [16; tr. 5]. Những hoạt động này đã thúc đẩy sự hợp tác hai bên ngày càng mở rộng và được hai bên chú ý để thực hiện đầu tư trang thiết bị cũng như không ngừng tìm kiếm thị trường và nhu cầu thị hiếu để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng .55 Tổng Công ty tiếp tục giúp Lào sửa chữa, nâng cấp, rải nhựa tuyến đường số 8A, dài 85,3 km, với tổng số vốn đầu tư 170 tỷ đồng. Nâng đoạn đường Gia Lách - Xuân Hải, Quán Bánh - Cửa Lò, sửa chữa, nâng cấp phần kho bãi tại các cảng Cửa Lò - Xuân Hải thành tuyến giao thông chất lượng tốt đi lại thuận tiện 4 mùa, tạo điều kiện cho các tỉnh của Lào xuất nhập khẩu gỗ và hàng hóa, phát triển kinh tế - xã hộ vùng Trung Lào với miền núi của tỉnh Hà Tĩnh. Trong giai đoạn những năm 1995 đến 1997 bảo dưỡng, khảo sát đầu tư, nâng cấp các tuyến đường 18B, 9, 217, 42. Trong đó có một số tuyến đường thuộc hành lang vận tải Đông - Tây như đường 8,9,18B nối với cảng biển miền trung Việt Nam phục vụ cho phát triển miền trung của Việt Nam, Trung và Nam Lào và tạo điều kiện thông thương thuận lợi giữa các vùng này với tiểu vùng [29; tr. 68, 69] 55 2.1.3. Trong lĩnh vực thương mại và các lĩnh vực khác 55 2.1.3.1. Lĩnh vực thương mại 55 Từ những năm cuối của thập kỷ 80, đầu những năm 90 các công trường khai thác, chế biến gỗ đã bước vào sản xuất kinh doanh. Với tốc độ và hiệu quả chất lượng cao, sản phẩm rất đa dạng thu hút được nhu cầu thị yếu khách hàng vừa tại nước bạn, vừa xuất khẩu ra thị trường bên ngoài sang Việt Nam, Thái Lan 55 Hàng hoá từ Lào được vận chuyển sang nước ta qua cảng biển như Cửa Lò, Xuân Hải, Vũng Áng thông qua các con đường bộ 18B, đường số 9, đường số 8 (qua cửa khẩu Cầu treo, Hương Sơn - Hà Tĩnh) 56 Trong giai đoạn này, do yêu cầu của việc thông thương trao đổi, vận chuyển hàng hoá ngày càng nhiều nên Công ty đã hợp tác với tỉnh bạn như: Xiêng 6 Khoảng Bô Ly Khăm Xay, Khăm Cớt,… đầu tư nâng cấp, xây dựng, tu sửa đường, các cảng biển, cửa khẩu để phục vụ tốt cho việc thông thương. Nhờ vậy hợp tác hoạt động thương mại được mở rộng và đạt hiệu quả ngày một lớn hơn góp phần thúc đẩy phát triển hợp tác kinh tế một cách toàn diện và có những chính sách trong hợp tác thương mại để đảm bảo cho sự phát triển bền vững mà hai bên luôn hướng đến, những chính sách về thuế quan xuất - nhập khẩu, giá cả thị trường, hành lang pháp lý trong thương mại đầu tư 56 Quan hệ thương mại được biểu hiện qua các hàng hoá xuất - nhập khẩu hai bên trao đổi với nhau mà UBND tỉnh Nghệ An đã báo cáo 30/12/1994 .56 Hàng hoá từ Nghệ An xuất sang Lào: .56 TT 56 Mặt hàng 56 Số lượng 56 Thành tiền 56 1 .56 Xi măng .56 20 tấn .56 1.800 USD .56 2 .56 Trâu (sống) 56 10,2 tấn 56 6.120 USD .56 3 .56 Sắt - thép xây dựng .56 215,5 tấn 56 7.200 USD .56 4 .56 Trứng vịt 56 76.000 quả .56 2.880 USD .56 5 .56 Đá ốp lát 56 176.900 m3 56 7.160 USD .56 6 .56 Hành, tỏi 56 10 tấn .56 8.680 USD .56 7 .56 Máy điều hoà nhiệt độ .56 31 cái .56 7 8.680 USD .56 Tổng .56 42.520 USD .56 Hàng hoá từ Lào xuất khẩu Nghệ An: .57 TT 57 Mặt hàng 57 Số lượng 57 Thành tiền 57 1 .57 Nến đất 57 93 tấn .57 16.740 USD .57 2 .57 Mây, song 57 15.000 sợi 57 25.000 USD .57 Tổng .57 41.740 USD .57 Hợp tác khai thác gỗ và vận chuyển xuất khẩu giữa Tổng Công ty Hợp tác Quân khu IV (Việt Nam) với Công ty BPKP (Lào): 25.000m3 đạt 1.470.000 USD và dự kiện sẽ tăng lên trong những năm tới. Dự kiến năm 1995 việc hợp tác khai thác gỗ sẽ lên tới 40.000 m3 cũng trong năm này hàng hoá xuất nhập khẩu mậu dịch qua cửa khẩu Nậm Cắn là 20,508 triệu USD. So với năm 1994, số xe qua lại cửa khẩu Nậm Cắn trong năm 1995 là 2.840 lượt, tăng 58% so với năm 1994. Số người xuất nhập cảnh năm 1995 là 5.646 lượt tăng hơn hai lần so với năm 1994. Kim ngạch xuất nhập khẩu chỉ còn 15,94 triệu USD, năm 1996 là 14,50 triệu USD và năm 1997 chỉ còn 10 triệu USD [14; tr. 3]. Sự giảm dần về lưu lượng, ngoài hàng hoá, kim ngạch xuất khẩu qua cửa khẩu Nậm Cắn giảm hẳn vào năm 1997 là do trong giai đoạn cửa khẩu Cầu treo trên trục đường 8 ở Hà Tĩnh hoàn thành đã thu hút bớt lượng người và hàng hoá lưu chuyển trên đường 7 giảm 57 Hợp tác thương mại đầu tư giữa hai bên đã chuyển biến kịp thời theo hướng liên doanh, liên kết để sản xuất kinh doanh cùng có lợi, phù hợp với cơ chế mở cửa hội nhập với khu vực và thế giới. Với công thức: Tài nguyên Lào lao động và kỹ thuật Việt Nam, vốn hợp tác hoặc vay từ nước thứ ba, quan hệ hợp tác giữa hai bên đã phát huy được thế mạnh và khả năng của mình, góp phần tích cực cho việc phát triển kinh tế - xã hội của Công ty với các tỉnh của bạn Lào. Đồng thời, từ thực tiễn hợp tác giữ hai bên đã góp phần thúc đẩy hai Nhà nước, hoàn chỉnh hệ thống pháp luật của mình về hợp tác đầu tư hai chiều, điều chỉnh cơ chế chính sách, tạo điều kiện thuận lợi cho quan hệ hợp tác giữa hai nước ngày càng phát triển 57 8 2.1.3.2. Hợp tác về du lịch .58 Song song với quan hệ thương mại, đầu tư quan hệ hợp tác phát triển về ngành du lịch cũng được quan tâm đầu tư từ năm 1996 trở đi Công ty đã bước sang hợp tác về du lịch rộng mở với các tỉnh của Lào. Với quan hệ truyền thống giữa hai địa phương từ gắn bó với nhau trong chiến tranh trước đây, trên địa bàn Quân khu IV cũng như ở Lào có nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Việc phát triển hợp tác về du lịch sẽ không những đưa lại nguồn lợi kinh tế mà thông qua hoạt động du lịch sẽ giúp cho nhân dân hai bên đi lại và có điều kiện hiểu biết về truyền thống lịch sử, van hóa và phong tục tập quán của nhau để từ đó thắt chặt thêm tình đoàn kết hữu nghị Việt - Lào, Lào - Việt. Bởi hai nước có sự gần gũi về địa lý tự nhiên; sự tương đồng về văn hoá cùng chung dãy trường sơn và cùng uống chung dòng nước sông Mê Công 58 Hai bên đã nhất trí tạo ra các tour du lịch thông qua các điểm du lịch như Cánh Đồng Chum, Thành phố Vinh, Cửa Lò, Nam Đàn… qua tuyến đường 7. Công ty Hợp tác kinh tế Quân khu IV đã thành lập những công ty du lịch nhỏ, phòng lữ hành như: Công ty du lịch Trường Sơn, du lịch Sơn Kim mua sắm trang thiết bị phương tiện hiện đại, nhân viên đào tạo cơ bản, chuyên nghiệp, dịch vụ tốt và giá cả hợp lý để phục vụ du khách. Du lịch biển và thăm quê Bác là hai lĩnh vực ở Nghệ An thu hút được lượng khách lớn ở Xiêng Khoảng, Thủ đô Viêng Chăn. Hai bên nhất trí thực hiện khảo sát các điểm du lịch ở Xiêng Khoảng, từ đó tổ chức các tour du lịch theo tuyến đường 7, đường 8: Vinh - rừng nguyên sinh Pù Mát - suối nước nóng Mường Khăm - Cánh đồng Chum - Viên Chăn - Luông Pha Băng - Xiêng Khoảng với trong 5 ngày. Nối tuyến du lịch này với các tuyến du lịch khác, đặc biệt là tuyến du lịch Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh. Hai bên tạo điều kiện thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế. 58 Khu du lịch nước nóng Sơn Kim - Hương Sơn - Hà Tĩnh được Công ty đầu tư khai thác mạnh. Với lợi thế thiên nhiên ưu đãi công ty đã cho quy hoạch đầu tư xây dựng thành một khu du lịch sinh thái đồ sộ; với cơ sở vật chất - trang thiết bị dịch vụ hiện đại. Khách sạn, nhà hàng sang trọng đạt tiêu chuẩn tốt để đón khách du lịch tham quan nghỉ dưỡng .59 2.2. Hoạt động của Tổng công ty Hợp tác kinh tế Quân khu IV (Việt Nam) ở Lào từ năm 1998 đến năm 2010 59 2.2.1. Trong lĩnh vực nông nghiệp 59 2.2.1.1. Giai đoạn từ 1998 đến năm 2004 .59 2.2.2. Trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và giao thông vận tải .68 2.2.3. Trong lĩnh vực thương mại 75 Tiểu kết chương 2 83 Chương 3 NHẬN XÉT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA TỔNG CÔNG TY 9 HỢP TÁC KINH TẾ QUÂN KHU IV (VIỆT NAM) Ở LÀO TỪ NĂM 1985 ĐẾN NĂM 2010 85 3.1. Một số nhận xét 85 3.1.1. Thành tựu .85 3.1.2. Hạn chế 90 3.2. Những khó khăn, thách thức và bài học kinh nghiệm 92 3.2.1. Khó khăn, thách thức và triển vọng .92 3.2.2. Một số bài học kinh nghiệm 96 Tiểu kết chương 3 98 KẾT LUẬN .100 TÀI LIỆU THAM KHẢO .105 PHỤ LỤC 109 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ASEAN Hiệp hội các nước Đông Nam Á AFTA Khu vực mậu dịch tự do ASEAN CHDCND Cộng hoà dân chủ nhân dân CHXHCN Cộng hoà xã hội chủ nghĩa CTQG Chính trị Quốc gia COECCO Tổng công ty Hợp tác kinh tế Quân khu IV UBND Ủy ban nhân dân WTO Tổ chức Thương mại thế giới XHCN Xã hội chủ nghĩa VNĐ Việt Nam đồng USD Đô la Mỹ . hoạt động của Tổng công ty Hợp tác kinh tế Quân khu IV. Chương 2. Hoạt động của Tổng công ty Hợp tác kinh tế Quân khu IV (Việt Nam) ở Lào từ năm 1985 đến. 2 HOẠT ĐỘNG CỦA TỔNG CÔNG TY HỢP TÁC KINH TẾ QUÂN KHU IV (VIỆT NAM) Ở LÀO TỪ NĂM 1985 ĐẾN NĂM 2010. ...41 2.1. Hoạt động của Tổng Công ty Hợp tác kinh tế