31 cái
3.2.2. Một số bài học kinh nghiệm
Từ những phân tích thực trạng, những thành tựu, hạn chế của quan hệ giữa Tổng công ty Hợp tác kinh tế quân khu IV tại Lào thời gian từ (1985 - 2010 và trên cơ sở đánh giá những khó khăn, thách thức hiện nay đối với quan hệ giữa hai bên, có thể rút ra những bài học kinh nghiệm sau để tiếp tục tăng cường quan hệ giữa hai bên trong giai đoạn tiếp theo.
Thứ nhất, Tổng công ty Hợp tác kinh tế quân khu IV cần phải tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục cho các chiến sĩ, nhất là thế hệ trẻ, nhận thức thức sâu sắc mối quan hệ đoàn kết và quan hệ hữu nghị đặc biệt, hợp tác toàn diện giữa hai bên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Các cấp, các ngành, tổ chức đoàn thể của Tổng công ty và các tỉnh của Lào cần phải triển khai nhiều hoạt động cho các chiến sĩ hiểu ý nghĩa của sự “hy sinh cho nhau” trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và sự “chia sẻ cho nhau trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc của hai nước, hai khu vực. Đồng thời, các bên cần có nhiều biện pháp hữu nghị để mọi người dân đều nhận thức đúng đắn và đầy đủ ý nghĩa tầm quan trọng của việc củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác giữa hai nước hai khu vực trong các giai đoạn tiếp theo. Đây là công việc phải được tiến hành thưòng xuyên, liên tục, thông qua nhiều hình thức sinh hoạt, giao lưu, tiếp xúc giữa
các chiến sĩ, nhất là nhân dịp các ngày lễ lớn của hai dân tộc và các sự kiện quan trọng của hai bên.
Thứ hai, trong quá trình hoạt động tại Lào, Tổng công ty Hợp tác quân khu IV (Việt Nam) phải luôn đề cao nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng sự chủ động sáng tạo của, mỗi bên, tránh sự áp đặt chủ quan, máy móc, giáo điều, rập khuôn, làm ảnh hưởng đến mối quan hệ hữu nghị giữa hai bên.
Thứ ba, các lãnh đạo các ban ngành của Tổng công ty Hợp tác Quân khu IV cần phải có kế hoạch thường xuyên theo dõi, kiểm tra đánh giá việc thực hiện các nội dung hợp tác, phát hiện kịp thời những sai lầm, thiếu sót để cùng nhau bàn bạc phương án khắc phục, giải quyết.
Thứ tư, Tổng công ty Hợp tác kinh tế Quân khu IV cần phải vận dụng linh hoạt, sáng tạo các chủ trương và chính sách của Đảng, Nhà nước và Chính phủ hai nước vào hoàn cảnh cụ thể của mình trong quá trình hợp tác. Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự hạn chế trong quan hệ hợp tác giữa hai bên trong những năm 1985 đến năm 2010 là do việc triển khai và thực hiện các công trình, kế hoạch hợp tác còn thụ động, việc vận dụng các cơ chế chính sách của Đảng và Chính phủ trong quá trình hợp tác còn mang tư tưởng giáo điều, thiếu linh hoạt. Muốn vận dụng các cơ chế chính sách có hiệu quả, hai bên cần phải nắm bắt đầy đủ, công tác nhu cầu, khả năng và đặc điểm tình hình của nhau để đưa ra những biện pháp phù hợp trong quá trình hợp tác.
Thứ năm, Tổng công ty Hợp tác kinh tế Quân khu IV cần chú trọng vào tính thực chất, hiệu quả và chất lượng của các hoạt động hợp tác kinh tế. Mỗi một công trình dự án hợp tác cần phải được tính toán đầy đủ từ tính khả thi, nguồn lực, phương thức hợp tác đến hiệu quả của nó đối với mỗi khu vực. Tránh tình trạng “muốn làm lớn, làm nhanh, nhưng chưa lường hết” khả năng của mỗi bên và những khó khăn phải vượt qua, nên trong quá trình thực hiện nhiều việc không đạt được như ý muốn.
Thứ sáu, trong những năm 1985 đến năm 2010, các tỉnh của Lào đã có nhiều đóng góp quan trọng, góp phần thúc đẩy quan hệ giữa hai bên ngày càng phát triển. Tuy nhiên, cần phải đa dạng hoá các hình thức hợp tác để phía các tỉnh của Lào chủ động hơn nữa trong việc triển khai và thực hiện các chương trình hợp tác. Sự hợp tác chỉ thực sự được củng cố, tăng cường và có hiệu quả trên cơ sở cả hai bên cùng tích cực, chủ động và tự giác thực hiện.
Thứ bảy, Tổng công ty Hợp tác kinh tế Quân khu IV ở Lào cần tận dụng mọi lợi thế của quan hệ hai nước để nâng tầm quan hệ hai bên lên một bước mới cao hơn - từ quan hệ hữu nghị đặc biệt và hợp tác toàn diện lên quan hệ đối tác chiến chiến lược đặc biệt. Quan hệ đối tác đặc biệt là “mối quan hệ dựa trên nguyên tắc cùng có lợi và không can dự vào công việc nội bộ của nhau, song không loại bỏ cạnh tranh và không còn bao cấp, xin cho như trong thời kỳ xây dựng nền kinh tế kế hoạch tập trung. Tính chất đặc biệt của nó là ở chỗ hợp tác toàn diện, bao gồm cả an ninh, quốc phòng, chính trị, kinh tế, văn hoá và sự ưu đãi cao hơn cả quan hệ song phương theo khuôn khổ AFTA tức là đã giành ưu đãi cao nhất cho nhau”. Quan hệ đối tác chiến lược đặc biệt sẽ là cơ sở cho sự hợp tác vững chắc giữa hai khu vực, kể cả trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực Đông Nam Á có nhiều thay đổi và xu thế toàn cầu hoá ngày càng phổ biến.
Tiểu kết chương 3
Trải qua 25 năm hoạt động, Tổng công ty Hợp tác kinh tế Quân khu IV đã phát triển vững chắc góp phần quan trọng xây đắp thêm tình hữu nghị giữa hai nước Việt - Lào. Những ngày đầu chuyển đổi từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang hạch toán kinh doanh theo cơ chế thị trường, Công ty gặp rất nhiều khó khăn: Thiếu về nhân lực và nguồn vốn, máy móc, phương tiện sản xuất lạc hậu, không đồng bộ, trình độ quản lý kinh tế còn nhiều hạn chế, địa bàn hoạt động chủ yếu ở vùng sâu, vùng biên giới đặc biệt khó khăn, tình
hình an ninh phức tạp và nguy hiểm, hoạt động sản xuất theo mùa vụ với ngành nghề đơn thuần là hợp tác khai thác, vận chuyển gỗ xuất khẩu cho Công ty Phát triển kinh tế Miền Núi thuộc Bộ Quốc phòng CHDCND Lào.
Đứng trước tình hình đó, các nhà lãnh đạo Tổng công ty đã tập trung, xác định những nhiệm vụ trọng tâm, những việc làm cấp bách trước mắt và lâu dài. Phát huy nội lực, động viên mọi cán bộ, chiến sỹ đoàn kết, thống nhất nêu cao tinh thần tự lực, tự cường, vừa làm, vừa học, vừa đúc rút kinh nghiệm làm đến đâu chắc đến đó để kịp thời tháo gỡ dần những khó khăn.
Hoạt động kinh tế của Tổng công ty Hợp tác kinh tế tại Lào từ năm 1985 đến năm 2010 đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trên các ngành kinh tế những thành quả đó không phải dễ dàng có được mà đã phải trải qua nhiều thách thức, khó khăn như sự chống phá của các thế lực luôn muốn tiêu diệt các nước xã hội chủ nghĩa, gây mất đoàn kết giữa hai dân tộc hoặc do sự yếu kém về cơ sở vật chất kĩ thuật cũng như năng lực quản lí cuả hai bên.
Với rất nhiều khó khăn, thách thức như vậy nhưng hoạt động kinh tế của Tổng công ty hợp tác kinh tế quân khu IV vẫn tiếp tục phát triển, hai bên ngày càng gắn bó với nhau trong quan hệ hợp tác kinh tế. Củng cố hơn nữa tình đoàn kết hữu nghị Việt - Lào đã có từ lâu đời trong quá khứ.
Từ những thành tựu đã đạt được và những khó khăn mà hai bên đã trải qua thì hoạt động kinh tế của Tổng công ty tại Lào cần phát huy những mặt mạnh, đồng thời cũng cần có những điều chỉnh sao cho phù hợp với những thay đổi của thế giới, khu vực trong nước như khắc phục những hạn chế, đưa ra những chính sách phù hợp kích thích sản xuất hai bên.
KẾT LUẬN
Thông qua việc tìm hiểu hoạt động của Tổng công ty Hợp tác kinh tế Quân khu IV (Việt Nam) ở Lào từ năm 1985 đến năm 2010, chúng tôi rút ra một số kết luận sau.
1. Sau thắng lợi lịch sử vĩ đại năm 1975, Lào và Việt Nam đã hoà bình, thống nhất, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ. Với tinh thần tự lực, tự cường, sự giúp đỡ và ủng hộ của bạn bè quốc tế, và nhất là sự hợp tác toàn diện giữa các cấp, các ngành của hai nước, nhân dân Lào và nhân dân Việt Nam đã từng bước vượt qua mọi khó khăn thách thức để ổn định về chính trị, quốc phòng - an ninh, khôi phục và hàn gắn vết thương chiến tranh. Thách thức lớn nhất cả hai nước Lào và Việt Nam trong những năm sau chiến tranh là phải đối mặt với tình trạng khủng hoảng kinh tế. Để đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, Đảng và Chính phủ Lào, Việt Nam đã tiến hành khảo nghiệm, tìm tòi, mở đường đổi mới. Trong bối cảnh lịch sử đó, Quân uỷ Trung ương và Bộ Quốc phòng Việt Nam chủ trương “kết hợp kinh tế với quốc phòng, quốc phòng với kinh tế” nhằm góp phần tháo gỡ những khó khăn trước mắt và mở hướng phát triển lâu dài. Thực hiện chủ trương của Quân uỷ Trung ương và Bộ Quốc phòng, năm 1985, Bộ tư lệnh Quân khu IV đã cho thành lập các đơn vị làm kinh tế gắn với nhiệm vụ quốc phòng, trong đó có Đoàn 74 - tiền thân của Tổng công ty Hợp tác kinh tế Quân khu IV.
2. Từ khi ra đời (1985) đến năm 2010, Tổng công ty Hợp tác kinh tế Quân khu IV đã phát triển qua 4 giai đoạn: từ 1985 đến 1991; từ 1992 đến 1997; từ 1998 đến 2004; từ 2005 đến 2010. Qua mỗi giai đoạn phát triển, Tổng công ty Hợp tác kinh tế Quân khu IV trưởng thành về mọi mặt. Từ một đơn vị chuyên làm nhiệm vụ khai thác gỗ xuất khẩu, đến nay Đoàn 74 đã trở thành một Tổng công ty với nhiều ngành nghề sản xuất và kinh doanh tại các tỉnh Bắc miền trung và một số tỉnh của Lào.
Trải qua hơn 25 năm hoạt động, Tổng công ty Hợp tác kinh tế Quân khu IV đã đạt được những thành tựu to lớn, góp phần quan trọng vào việc ổn định tình hình quốc phòng - an ninh và kinh tế của các tỉnh Bắc miền trung cũng như một số tỉnh của Lào. Với sự giúp đỡ và hợp tác, đầu tư của các đơn vị thuộc Tổng công ty Hợp tác kinh tế Quân khu IV, các tỉnh của Lào đã nhanh chóng phục hồi và phát triển các ngành trồng trọt, chăn nuôi, nhiều công trình thuỷ lợi có qui mô được đầu tư xây dựng. Các chương trình VAC, “điện - đường - trường - trạm”; “nông nghiệp bền vững, gắn liền với nông thôn mới”.... được tiến hành rộng khắp trên địa bàn nhiều tỉnh của Lào. Hợp tác trong khai thác, chế biến lâm sản xuất khẩu cũng được đẩy mạnh. Hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và giao thông của Tổng công ty Hợp tác kinh tế Quân khu IV đã góp phần thay đổi bộ mặt kinh tế của Lào. Tổng công ty Hợp tác kinh tế Quân khu IV cũng đã góp phần quan trọng vào việc đẩy mạnh quan hệ thương mại giữa hai nước... Những thành tựu trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ của Tổng công ty Hợp tác kinh tế Quân khu IV ở Lào có ý nghĩa hết sức quan trọng, không chỉ cải thiện đời sống cho các cán bộ, chiến sĩ trong Quân khu, mà còn góp phần giúp các tỉnh của Lào từng bước thoát khỏi khủng hoảng, nhanh chóng phục hồi và phát triển sản xuất, để từ đó nâng cao khả năng bảo vệ an ninh - quốc phòng.
Mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, nhưng trong quá trình hoạt động ở Lào, Tổng công ty Hợp tác kinh tế Quân khu IV vẫn còn một số tồn tại, hạn chế. Trong giai đoạn đầu, hoạt động của Tổng công ty chủ yếu nhằm giải quyết các vấn đề trước mắt, thiếu tính chiến lược lâu dài. Hoạt động sản xuất nông nghiệp chưa mạng tính liên tục. Trong lâm nghiệp, chủ yếu tập trung đầu tư khai thác gỗ xuất khẩu, trong khi đó đầu tư trồng rừng đang bị xem nhẹ. Đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp chưa tập trung, chỉ mới
chủ yếu được thực hiện trong các dự án đầu tư nhỏ, lẻ, ít vốn, nên chưa thể khai thác được tiềm năng to lớn về khoáng sản và nguồn thuỷ năng dồi dào của các tỉnh Lào, vì vậy Hợp tác thương mại đã có bước phát triển đáng kể, kim ngạch xuất khẩu hai bên tăng nhanh nhưng hàng hoá của Tổng công ty vẫn chưa có chỗ đứng vững chắc trên thị trường các tỉnh của Lào còn rất khiêm tốn.
3. Hiện nay, Tổng công ty Hợp tác kinh tế Quân khu IV vẫn đang triển khai và đẩy mạnh nhiều hoạt động hợp tác tại một số tỉnh của Lào. Cũng như nhiều doanh nghiệp khác của Việt Nam, hoạt động của Tổng công ty Hợp tác kinh tế Quân khu IV ở Lào đang có nhiều cơ hội thuận lợi, nhưng cũng đang đối mặt với không ít khó khăn, thách thức. Xu thế toàn cầu hoá trên thế giới; những thắng lợi quan trọng trong sự nghiệp đổi mới dẫn tới sự phát triển vượt bậc về kinh tế của Lào, Việt Nam; kinh nghiệm của hơn 25 năm hoạt động kinh tế tại Lào của Tổng công ty... là những yếu tố có tác dụng thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai bên, đồng thời là cơ sở để hai bên đẩy mạnh sự hợp tác, nhất là các hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ của Tổng công ty Hợp tác kinh tế Quân khu IV tại các tỉnh của Lào. Khủng hoảng kinh tế thế giới đang tác động hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp đến các doanh nghiệp sản xuất trong nước lẫn các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài; chính sách mở cửa của Lào không chỉ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam mà còn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp của Trung Quốc, Thái Lan và các nước khác đầu tư mạnh mẽ vào Lào; những bất cập trong công tác quản lý cũng như nhân lực của Tổng công ty... là những khó khăn, thách thức đối với hoạt động của Tổng công ty Hợp tác kinh tế Quân khu IV tại các tỉnh của Lào.
Để khắc phục khó khăn, tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ tại các tỉnh của Lào, trên cơ sở nắm bắt đúng xu thế thời đại và nhu cầu của các tỉnh Lào, Tổng công ty Hợp tác kinh tế Quân khu IV (Việt
Nam) cần phải xây dựng chiến lược hoạt động phù hợp trên cơ sở những bài học kinh nghiệm được đúc kết từ thực tiễn hoạt động hơn 25 năm tại Lào: Tổng công ty Hợp tác kinh tế quân khu IV cần phải tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục cho các chiến sĩ, nhất là thế hệ trẻ, nhận thức thức sâu sắc mối quan hệ đoàn kết và quan hệ hữu nghị đặc biệt, hợp tác toàn diện giữa hai bên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; trong quá trình hoạt động tại Lào, Tổng công ty Hợp tác quân khu IV (Việt Nam) phải luôn đề cao nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng sự chủ động sáng tạo của, mỗi bên, tránh sự áp đặt chủ quan, máy móc, giáo điều, rập khuôn, làm ảnh hưởng đến mối quan hệ hữu nghị giữa hai bên; lãnh đạo Tổng công ty Hợp tác kinh tế Quân khu IV cần phải có kế hoạch thường xuyên theo dõi, kiểm tra đánh giá việc thực hiện các nội dung hợp tác, phát hiện kịp thời những sai lầm, thiếu sót để cùng nhau bàn bạc phương án khắc phục, giải quyết. Tổng công ty Hợp tác kinh tế Quân khu IV cần phải vận dụng linh hoạt, sáng tạo các chủ trương và chính sách của Đảng, Nhà nước và Chính phủ hai nước vào hoàn cảnh cụ thể của mình trong quá trình hợp tác; Tổng công ty Hợp tác kinh tế