Khó khăn, thách thức và triển vọng

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG CỦA TỔNG CÔNG TY HỢP TÁCKINH TẾ QUÂN KHU IV (VIỆT NAM) Ở LÀOTỪ NĂM 1985 ĐẾN NĂM 2010 (Trang 92 - 96)

31 cái

3.2.1.Khó khăn, thách thức và triển vọng

- Khó khăn, thách thức

Mặc dù hoạt động kinh tế giữa Tổng công ty Hợp tác kinh tế Quân khu IV tại Lào đã đạt được những thành tựu to lớn, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của hai nước Lào - Việt Nam nhưng hiện nay, trong bối cảnh quá trình toàn cầu hoá đang tác động ngày càng sâu sắc, quan hệ hợp tác giữa hai bên đang có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nhưng cũng phải đối mặt với không ít khó khăn.

Tuy đã đạt được một số thành tựu quan trọng trong việc phát triển kinh nghiệm nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế của hai bên còn chậm cơ sở hạ tầng yếu kém, năng lực quản lý của cán bộ chiến sỹ còn có hạn chế. Tổng công ty phát triển khá nhanh, nhưng các công ty con vẫn chưa đủ năng lực về vốn và công nghệ để thực hiện các chương trình hợp tác đầu tư lớn. Vì vậy chưa thể khai thác được tiềm năng về tài nguyên, khoáng sản và thủy năng của các tỉnh Lào. Hầu hết các chương trình, dự án lớn tại các tỉnh này đều được thực hiện trong khuôn khổ hợp tác của hai nước Việt Nam - Lào, hoặc của các nước khác trong khu vực và trên thế giới.

Tuy giàu tài nguyên, khoáng sản nhưng thị trường các tỉnh của Lào lại quá bé nhỏ - sức tiêu thụ kém, nên hợp tác thương mại giữa hai bên gặp nhiều khó khăn. Tình trạng buôn lậu qua biên giới mặc dù đã hạn chế nhưng vẫn còn khá phổ biến, thuế xuất nhập khẩu một số mặt hàng còn quá cao, thủ tục xuất nhập khẩu còn phức tạp đầu tư vào Lào vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro, nên đã phần nào hạn chế tốc độ và hiệu quả của hợp tác thương mại - đầu tư giữa hai bên.

Các tỉnh của Lào chưa có đủ nhân lực và cán bộ có trình độ chuyên môn, nên việc tiếp nhận và chuyển giao kỹ thuật, công nghệ gặp nhiều khó khăn. Môi trường pháp lý và cơ chế hợp tác giữa hai bên chưa thực sự hoàn

thiện, lãnh đạo hai bên chưa năng động sáng tạo trong các chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ hai nước vào tình hình thực tiễn, nên ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả hợp tác, nhất là trong việc triển khai các chương trình, dự án đầu tư trên lãnh thổ của các tỉnh của Lào.

Hiện tại, quá trình tự do hoá thương mại và hợp tác đầu tư đang diễn ra với tốc độ hết sức mạnh mẽ trên thế giới cũng như khu vực Đông Nam Á. Trong bối cảnh đó, kinh tế của Tổng công ty hợp tác kinh tế Quân khu IV tại Lào đứng trước những thách thức lộ trình thực hiện mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) và khu vực đầu tư ASEAN (AIA) bắt buộc Việt Nam nói chung và Tổng công ty phải nâng cao năng lực cạnh tranh về thương mại. Cả hàng hoá xuất khẩu Lào lẫn hàng hoá tiêu dùng trong nước phải cạnh tranh gay gắt với hàng hoá có xuất xứ từ các nước có trong khu vực và trên thế giới.

Trong quá trình hội nhập khu vực và quốc tế, để gia tăng sự phát triển kinh tế, Chính phủ Lào và các địa phương của Lào cũng không ngừng tăng cường quan hệ hợp tác với các nước trong khu vực khác nhau, trên thế giới, trước hết phải kể đến Thái Lan và Trung Quốc.

Thái Lan cũng là quốc gia gần gũi về địa lý, văn hoá và khá thuận lợi trong giao lưu văn hoá với Lào. Trong điều kiện các xung đột lịch sử sắc tộc không còn là vấn đề nổi cộm như trước kia nhờ tiến trình mở cửa và hội nhập sâu rộng giữa hai bên, “Thái Lan là một phần quan trọng để Lào thực thi chiến lược hội nhập và phát triển” [25, tr. 603] hiện tại Lào vẫn “là thị trường truyền thống của hàng hoá Thái Lan, và cạnh tranh với họ là việc không hề đơn giản…Thái Lan là nước đầu tư lớn nhất tại Lào và trong tương lai gần ngôi vị này có lẽ cũng chẳng có gì thay đổi” [19, tr. 457]. Với việc triển khai chiến lược “1 trục 2 cách” trong đó có “hành lang kinh tế xuyên Á, bắt đầu từ Nam Ninh (Trung Quốc), đi qua Hà Nội, Nghệ An, Hà Tĩnh (Việt Nam) sang Lào, Thái Lan, Malaixia, cho thấy Trung Quốc đã dành một sự quan tâm đặc biệt đến vị trí của Lào trong chiến khu vực của họ” [25, tr. 603].

Rõ ràng là quan hệ hợp tác, nhất là hợp tác kinh tế giữa Việt Nam - Lào đang đứng trước những thách thức lớn. Đó cũng là những thách thức đối với hoạt động kinh tế của Tổng công ty Hợp tác kinh tế Quân khu IV tại Lào.

- Triển vọng

Trước diễn biến phức tạp của tình hình thế giới và khu vự Đông Nam Á cũng như những khó khăn thách thức do quá trình toàn cầu hoá đặt ra khó có thể dự đoán chính xác quan hệ hợp tác giữa Tổng công ty Hợp tác Quân khu IV tại Lào trong các giai đoạn tiếp theo. Quan hệ giữa Tổng công ty hợp tác Quân khu IV với Lào có thể diễn ra theo một trong ba khả năng sau

Khả năng thứ I: Quan hệ giữa hai khu vực có thể bị đóng băng

Khả năng thứ II: Quan hệ giữa hai khu vực tiếp tục được củng cố, phát triển và gắn bó chặt chẽ với nhau hơn

Sự gần gũi về địa lý, sự tương đồng nhất định về điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hoá xã hội, quan hệ truyền thống từ lâu đời giữa Tổng công ty Hợp tác kinh tế Quân khu IV với một số tỉnh của Lào và nhu cầu cần thiết hợp tác hai bên để phát triển kinh tế, bảo vệ an ninh, là cơ sở có thể khẳng định trong các giai đoạn tiếp theo, khó có thể xảy ra khả năng quan hệ giữa hai khu vực bị đóng băng.

Tác động ngày càng sâu sắc của toàn cầu hoá và nhu cầu “mở cửa” để “hội nhập”, “phát triển” của hai nước cũng như hai khu vực đã và đang tác động sâu sắc đến quan hệ giữa giữa Tổng công ty Hợp tác kinh tế Quân khu IV tại Lào, cho nên quan hệ hợp tác hai bên không thể giữ nguyên trong những năm từ 1998 đến 2010.

Trên nền tảng “quan hệ láng giềng thân thiện”, trong lịch sử “tình đoàn kết chiến đấu, liên minh đặc biệt” trong các cuộc kháng chiến chống kẻ thù chung và “quan hệ hữu nghị, hợp tác toàn diện” trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, kết hợp với nhu cầu và khả năng hiện tại của mỗi bên, chúng tôi cho rằng rất có khả năng quan hệ hợp tác giữa Tổng công ty Hợp tác Quân

khu IV tại Lào tiếp tục được cũng cố, phát triển và ngày càng gắn bó chặt chẽ với nhau. Sở dĩ như vậy là vì:

Trước hết, các mối quan hệ khác, quan hệ hợp tác giữa Việt Nam có nhiều ưu thế vượt trội. Đó là mối quan hệ “đã vượt khỏi lợi ích kinh tế thông thường, có truyền thống từ lâu và có sự tin cậy tuyệt đối với nhau”, “đường qua Việt Nam là con đường ngắn nhất, phí tổn thất ít nhất để Lào nối thông thế giới”, “những thế hệ lãnh đạo của Lào được đào tạo tại Việt Nam” và “mô hình phát triển của Lào và Việt Nam có nhiều điểm tương đồng” [25, tr. 604]. Phát huy tốt các ưu thế đó trong điều kiện lịch sử mới bằng một chiến lược phù hợp, bằng các biện pháp sáng tạo, mối quan hệ giữa hai nước tiếp tục được cũng cố và phát triển hơn trong các giai đoạn tiếp theo. Quan hệ hợp tác giữa Tổng công ty Hợp tác kinh tế tác Quân khu IV tại Lào là một bộ phận hữu cơ của quan hệ hợp tác Việt - Lào. Vì vậy, khi quan hệ hợp tác giữa hai nước được cũng cố và tăng cường, quan hệ giữa hai bên sẽ phát triển không ngừng.

Thứ hai, quan hệ giữa Tổng công ty Hợp tác kinh tế Quân khu IV tại một số tỉnh của Lào được bắt nguồn từ nhu cầu khách quan của quá trình kinh tế sản xuất sinh hoạt cũng như chiến đấu để bảo vệ quê hương đất nước của hai bên. Từ quan hệ “láng giềng thân thiện” dần dần hai bên đã chuyển sang “tình đoàn kết đặc biệt liên minh chiến đấu” trong các cuộc kháng chiến chống kẻ thù chung. Sau khi đã hoà bình, độc lập và thống nhất đất nước, để xây dựng bảo vệ Tổ quốc, mối quan hệ giữa hai khu vực tiếp tục phát triển, trở thành “Quan hệ hoàn toàn tự nguyện, dựa trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

Thứ ba, các tỉnh của Lào như Xiêng khoảng, Bô Ly Khăm Xay, Khăm Muộn là những tỉnh có tiềm năng lớn về tài nguyên khoáng sản. Còn Tổng công ty Hợp tác kinh tế có thế mạnh về lao động, kỹ thuật, vốn và hạ tầng cơ

sở để khai thác tiềm năng đó. Những tiềm năng đó là cơ sở quan trọng để hai bên đẩy mạnh hợp tác kinh tế trong những năm vừa qua và đã thu được nhiều thành tựu.

Thứ tư, Tổng công ty đã đào tạo cán bộ lãnh đạo các Ban, Ngành, các địa phương cho một số tỉnh của Lào. Họ là người thấu hiểu sâu sắc tình cảm mà Tổng công ty cũng như nhân dân Việt Nam dành cho chính họ và cho nhân dân Lào trong sự nghiệp cứu nước, giải phóng dân tộc cũng như trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Chính họ góp phần quan trọng trong việc củng cố và phát triển quan hệ giữa hai khu vực trong các giai đoạn tiếp theo.

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG CỦA TỔNG CÔNG TY HỢP TÁCKINH TẾ QUÂN KHU IV (VIỆT NAM) Ở LÀOTỪ NĂM 1985 ĐẾN NĂM 2010 (Trang 92 - 96)