31 cái
2.2.3. Trong lĩnh vực thương mại
2.2.3.1. Giai đoạn từ 1998 đến 2004
Hợp tác đầu tư thương mại, du lịch giữa hai bên đã có những chuyển biến kịp thời. Bởi vì thương mại, dịch vụ là lĩnh vực phát triển quan trọng nhằm góp phần thúc đẩy nhanh chóng các ngành nghề kinh tế khác phát triển,
được chính quyền các tỉnh của Lào và Tổng công ty hết sức chú trọng hợp tác. Các chuyến viếng thăm, các hội nghị thường niên, các văn bản ký kết giữa hai bên đều xác định phương hướng cũng như biện pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hợp tác thương mại, cơ sở để phát huy thế mạnh, tiềm năng của mỗi bên, dựa trên nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi, chuyển từ hình thức hợp tác một chiều sang quan hệ đối tác, dành sự ưu đãi, ưu tiên hợp lý cho nhau. Theo đó, việc trao đổi hàng hoá giữa hai bên sẽ xoá bỏ tình trạng bao cấp của Nhà nước, cho phép mở rộng đối tác thương mại, không hạn chế kim ngạch buôn bán, mở rộng danh mục trao đổi hàng hoá, từ các mặt hàng cấm xuất nhập khẩu của mỗi nước, mỗi địa phương.
Quan hệ thương mại Việt - Lào có sự thay đổi và liên tục phát triển với qui mô ngày càng tăng, do quan hệ hai nước sẵn có truyền thống quan hệ láng giềng tốt đẹp. Hệ thống giao thông ngày càng được cải thiện, nhất là trong những năm gần đây, kinh tế mỗi nước đều có bước phát triển đáng kể.
Phía Việt Nam, sau khi hai nước ký hiệp định thương mại năm 1991, Bộ thương mại đã ban hành quy chế về hàng hoá của Lào sang lãnh thổ Việt Nam. Bắt đầu từ năm 1998, để khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam từ Trung ương đến địa phương hợp tác buôn bán với Lào, tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hoá Việt Nam cạnh tranh có hiệu quả trên thị trường Lào. Chính phủ hai nước đã khuyến khích các doanh nghệp của mình thực hiện quy chế hàng đổi hàng. Chính phủ Việt Nam đã tiếp tục “giảm 50% thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng của Việt Nam và chủ trương đẩy mạnh hình thức xuất nhập khẩu hàng đổi hàng” [20; tr. 126]. Chính phủ Lào một mặt động viên và kêu gọi các doanh nghiệp Lào tăng cường buôn bán hơn nữa với Việt Nam, coi đó là một nỗ lực để giảm bớt sự lệ thuộc nặng nề vào hàng hoá Thái Lan, tiếp tục giảm 50% thuế xuất nhập khẩu đối với mặt hàng có xuất xứ Việt Nam [14; tr. 132]. Đây là cơ hội giúp tăng cường sự cạnh tranh hàng hoá Việt Nam với Thái Lan trên thị trường Lào.
Với chính sách của Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Lào như vậy, đã tạo điều kiện cho quan hệ hợp tác thương mại giữa Tổng công ty Hợp tác kinh tế Quân khu IV tại Lào ngày càng phát triển. Các thành phần kinh tế tham gia buôn bán ngày càng nhiều, danh mục hàng hoá thay đổi hàng năm khá phong phú. Ngoài những mặt hàng truyền thống, còn xuất sang các tỉnh của Lào các mặt hàng mới như: Hàng thủ công mỹ nghệ và vật liêu xây dựng… Hàng xuất khẩu các tỉnh của Lào chủ yếu là nông sản, sa nhân, song mây, gỗ và các loại động vật nuôi sống.
Việc mở cửa giao lưu buôn bán của Tổng công ty Hợp tác kinh tế Quân khu IV với Lào đã tạo điều kiện cơ hội thuận lợi giải quyết nạn thiếu hụt hàng hoá trước đây, làm tăng mức sống của nhân dân vùng biên giới, đóng góp một phần quan trọng trong tăng trưởng ngân sách địa phương của từng tỉnh. Song điều kiện cơ sở hạ tầng ở các vùng biên giới còn phát triển chậm nên mức độ giao lưu hàng hoá còn hạn chế. Các hình thức buôn bán lớn chưa được phát huy trong khi các hình thức buôn lậu ngày càng tinh vi làm cho tình trạng chảy máu tài nguyên không thể kiểm soát được, khiến cho môi trường kinh tế thiếu lành mạnh, tệ nạn xã hội diễn ra, ảnh hưởng đến an ninh trật tự.
Tuy nhiên thì thương mại từ năm 1998 đến năm 2005 đã phát triển mạnh mẽ, tăng cường quan hệ hợp tác giữa Tổng công ty với các tỉnh của Lào. Như vậy Hoạt động kinh tế của Tổng công ty Hợp tác kinh tế Quân khu IV trong những năm 1998 đến Năm 2005, trên các lĩnh vực công nghiệp, xây dựng cơ bản, nông nghiệp, giao thông vận tải, thương mại đạt được nhiều thành tựu quan trọng, tăng cường quan hệ hợp tác giữa Tổng công ty với Lào nói riêng và giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ Lào nói chung.
2.2.3.2. Giai đoạn từ 2005 đến 2010
Sau những năm đổi mới đất nước, nền kinh tế Việt Nam không ngừng phát triển, khẳng định vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Đặc biệt là khi chúng ta chính thức là thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO), với
nhiều cơ hội lớn nhưng cũng có nhiều thách thức mới. Trong bối cảnh quan hệ thương mại giữa hai nước ngày càng gia tăng, thì hợp tác thương mại giữa Tổng công ty Hợp tác kinh tế Quân khu IV tại Lào cũng không ngừng phát triển. Hàng hoá xuất nhập khẩu được mở rộng về số lượng, chủng loại, không chỉ phục vụ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng tại các địa phương của hai khu vực mà còn để trao đổi với đối tác thứ ba (theo hình thức tạm nhập, tạm xuất).
Để đáp ứng nhu cầu trao đổi giao lưu hàng hoá thì hai Chính phủ, hai nước đã nâng cấp các cửa khẩu và mở thêm một số tuyến đường. Sau khi đã được Chính phủ phê duyệt, các cửa khẩu phụ: Ta Đo (huyện Kỳ Sơn - Nghệ An) - Ta Đo (huyện Noọng Hét - Xiêng Khoảng, Thông Thụ (Quế Phong - Nghệ An) - Sốp Pèn (huyện Sầm Tơ - Hủa Phăn) đã được nâng cấp thành cửa khẩu quốc gia. Cửa khẩu quốc gia Nậm Cắn (huyện Kỳ Sơn tỉnh Nghệ An) - Nậm Cắn (huyện Noọng Hét tỉnh Xiêng Khoảng) được nâng cấp thành cửa khẩu quốc tế.
Hoạt động xuất nhập khẩu giữa Tổng công ty Hợp tác kinh tế Quân khu IV tại Lào những năm này được đẩy mạnh thông qua xuất nhập khẩu chính ngạch lẫn tiểu ngạch. Hoạt động xuất nhập khẩu chính ngạch giữa Tổng công ty với các tỉnh của Lào nhất là tỉnh Xiêng Khoảng chủ yếu được thực hiện qua cửa khẩu Nậm Cắn (huyện Kỳ Sơn) - Nậm Cắn (huyện Noọng Hét). Để đẩy mạnh quan hệ hợp tác thương mại thì Lào cũng đã triển khai một số dự án đầu tư tại Nghệ An. Năm 2003 Công ty du lịch và dịch vụ tỉnh Xiêng Khoảng đầu tư xây dựng khách sạn Việt - Lào tại thị xã Cửa Lò và thành phố Vinh. Năm 2007, Công ty Lan Xạch (tỉnh Bô Ly Khăm Xay) đã đầu tư xây dựng nhà nghỉ dưỡng tại bãi biển Cửa Lò.
Khách sạn Hòn Ngư có bước phát triển cùng với khách sạn Mê Kông, năm đầu tiên đưa vào hoạt động đã đưa doanh thu lên 6.449 triệu đồng [37; tr. 51].
So với giai đoạn từ năm 1998 đến năm 2004, hợp tác kinh tế Việt - Lào cũng như hợp tác kinh tế giữa Tổng công ty Hợp tác kinh tế Quân khu IV tại
các tỉnh của Lào trong giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2010 có bước phát triển mạnh mẽ, đạt hiệu quả cao hơn, quan hệ hợp tác có tính toàn diện trên nhiều lĩnh vực, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công cuộc đổi mới, hội nhập kinh tế khu vực và thế giới của hai bên.
Nét nổi bật trong hoạt động hợp tác giữa Việt Nam và Lào nói chung, Tổng công ty Hợp tác kinh tế Quân khu IV với các tỉnh của Lào nói riêng ở giai đoạn này có sự chuyển dần từ cơ chế quan liêu bao cấp, đầu tư nhỏ lẻ sang hạch toán kinh doanh, tập trung ưu tiên những lĩnh vực mà các tỉnh của Lào cần để phát triển kinh tế - xã hội như nông - lâm - ngư nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải… Những lĩnh vực này đem lại hiệu quả kinh tế cao lại có thể khai thác được tiềm năng vốn của của hai bên đã được Lào đánh giá cao.
Hợp tác đầu tư thương mại giữa hai bên đã chuyển biến kịp thời theo hướng liên doanh, liên kết để sản xuất kinh doanh cùng có lợi, phù hợp với cơ chế mở cửa, hội nhập với khu vực và thế giới của hai bên. Với công thức: Tài nguyên Lào, lao động kỹ thuật Việt Nam, vốn hợp tác hoặc vay từ nước thứ ba, quan hệ hợp tác hai bên đã phát huy được thế mạnh và khả năng của mình, góp phần tích cực cho phát triển kinh tế của hai bên từ năm 2005 đến năm 2010. Đồng thời từ thực tiễn hợp tác hai bên đã góp phần thúc đẩy hoàn thiện những chính sách đầu tư hợp tác giữa hai bên, tạo điều kiện cho hoạt động hợp tác giữa hai bên phát triển. Những kết quả đạt được đang tạo đà cho những chuyển biến trong tương lai với triển vọng hợp tác rất lớn.
Cùng với sự hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, từ năm 1985 đến năm 2010 và đặc biệt từ những năm 90 trở đi hợp tác trong lĩnh vực văn hóa, thông tin và truyền thông giữa Tổng công ty với các tỉnh Hủa Phăn, Xiêng Khoảng, Bô Ly Khăm Xay đã có sự phát triển mạnh, góp phần đáng kể vào việc nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về văn hóa của tập thể cán bộ, chiến sỹ, công nhân Tổng công ty với nhân dân các bộ
tộc Lào anh em nên nhiệm vụ hợp tác, văn hóa, thông tin và truyền thông cũng luôn được cũng cố và tăng cường về mọi mặt. Tổng công ty đã thường xuyên quan tâm chỉ đạo, có chính sách, kế hoạch tập luyện văn nghệ cho cán bộ chiến sỹ… trong đội văn nghệ để sẳn sàng đi giao lưu với các đoàn tỉnh Bạn và phục vụ bà con Việt kiều tại Lào. Qua giao lưu văn hóa, văn nghệ sẽ cũng cố thêm tình đoàn kết, hữu nghị giữa hai bên Việt Nam và Lào, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời khơi dậy tình cảm cho bà con Việt kiều đang làm ăn, sinh sống tại nước Bạn, hướng về Tổ quốc Việt Nam để không ngừng thắt chặt, gắn bó với bà con các bộ tộc Lào.
Vào dịp kỷ niệm 25 năm ngày ký Hiệp ước Hữu nghị và hợp tác Lào -Việt Nam (1977 - 2002) và 40 năm quan hệ ngoại giao giữa hai nước (1962 - 2002), Đoàn ca múa nhạc tỉnh Xiêng Khoảng đã sang giao lưu và biểu diễn tại Quân khu IV. Từ năm 2007 đến năm 2009, đội văn nghệ của Tổng công ty đã cùng với Đoàn văn công Quân khu IV đã sang giao lưu và biểu diễn tại nhiều địa phương của các tỉnh Hủa Phăn, Bô Ly Khăm Xay, Xiêng Khoảng, thủ đô Viêng chăn. Cũng trong thời gian này, Tổng công ty đã thành lập đội bóng đá, bóng chuyền, cầu lông đang hoạt động sản xuất tại Lào để thi đấu giao lưu với các tỉnh bạn. Bên cạnh đó thì cán bộ chiến sỹ, công nhân trong công ty kết hợp với Sở văn hóa - Thể thao Nghệ An giúp đỡ các tỉnh bạn đào tạo nghiệp vụ quản lý văn hóa, diễn viên, vận động viên, hỗ trợ và tham mưu cho các tỉnh bạn thiết kế, xây dựng nhà thi đấu thể thao, trung tâm văn hóa, các trung tâm công viên phục vụ cho trẻ em vui chơi, giải trí.
Trong các hoạt động hữu nghị giữa nhân dân hai nước, Hội hữu nghị Việt - Lào, Lào Việt của các tỉnh đã có nhiều hoạt động thiết thực, vừa đẩy mạnh quan hệ hợp tác toàn diện, vừa: “làm tốt trọng trách tuyên truyền sâu rộng và giáo dục thế hệ trẻ tiếp bước cha anh tô thắm tình đoàn kết hữu nghị Việt - Lào”. Hội hữu nghị Việt - Lào tỉnh Nghệ An đã cùng Tổng công ty Hợp tác kinh tế Quân khu IV đã tổ chức tốt 3 chuyến thăm lại chiến trường
xưa cho hơn 1.200 cán bộ chiến sĩ từng chiến đấu, phục vụ trên chiến trường Lào. Hàng năm, cứ dịp tết Bunpimay (ngày 15 tháng 4), ngày Quốc khánh nước Lào (ngày 2 tháng 12) Tổng công ty đều cử đại diện mang hoa, quà tới các cơ sở đào tạo trên địa bàn Quân khu IV mà cán bộ, lưu học sinh Lào đang theo học và công tác để chúc mừng.
Hoạt động giúp đỡ về lĩnh vực y tế và nhân đạo với bà con các tỉnh của Lào cũng luôn được lãnh đạo Tổng công ty quan tâm chỉ đạo và có những việc làm mang tính thiệt thực cao, mà rất thắm tình anh em. Tổng công ty đã hiệp đồng với các tỉnh Hủa Phăn, Xiêng Khoảng, Bô Ly Khăm Xay, Khăm Muộn giúp đỡ xây dựng các tuyến bệnh viện huyện, các cơ sở y tế xã để nhằm phục vụ cho việc khám và chữa bệnh cho nhân dân các tỉnh này. Trong đó phải kể đến bệnh viện đa khoa huyện Khăm Cớt và 4 cơ sở khám chữ bệnh tại tỉnh Bô Ly Khăm, Hủa Phăn. Đồng thời đã mời các bác sĩ, nhân viên của Bệnh viện Quân khu IV, đống trên địa bàn tỉnh Nghệ An sang các vùng còn khó khăn của các tỉnh này để khám và cấp thuốc miễn phí cho nhân dân. Những việc làm đó đã được cán bộ và nhân dân các bộ tộc Lào ghi nhận và cảm ơn sâu sắc về tình hữu nghị, giúp đỡ vô tư, trong sáng của tập thể Tổng công ty đã dành cho nhân dân Lào.
Từ năm 1985 đến năm 2010 Tổng công ty đã cùng luôn sát cánh với lực lượng vũ trang Quân khu IV và các tỉnh của Bạn tổ chức tìm kiếm, cất bốc và quy tập hài cốt các liệt sĩ Việt Nam hy sinh tại nước Lào trong chiến tranh. Mặc dù địa hình tại Lào hết sức phức tạp, khí hậu khắc nghiệt nhưng với ý chí và quyết tâm của cả hai bên từ năm 1985 đến năm 2010 Đội công tác đặc biệt Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Nghệ An đã qui tập được 7.665 hài cốt liệt sĩ.
Công việc tìm kiếm, cất bốc và qui tập các hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện, các chuyên gia Việt Nam hy sinh trên đất Lào tuy khó khăn, vất vả, nhưng với đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, Tổng công ty Hợp tác kinh tế Quân khu IV cùng với Bộ chỉ huy quân sự, Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An và các
tỉnh Hủa Phăn, Xiêng Khoảng, Bôly Khăm Xay đã quyết tâm phối hợp hoàn thành để tri ân những người đã anh dũng hy sinh vì nghĩa vụ quốc tế cao cả.
Trong những năm 1985 đến 2010, Tổng công ty vẫn thường xuyên làm nhiệm vụ cứu trợ, giúp đỡ đồng bào trong nước và các tỉnh bạn khắc phục hậu quả thiên tai, lũ lụt nhằm góp một phần nhỏ của mình để động viên bà con tiếp tục vượt qua khó khăn vươn lên. Cũng nằm trong hoạt động giúp đỡ, lãnh đạo Tổng công ty đã chỉ đạo cho cán bộ, chiến sĩ làm tốt công tác đền đơn đáp nghĩa, trao tặng nhà tình nghĩa cho những gia đình có công với cách mạng còn khó khăn, tặng xe lăn cho thương bệnh binh, những nạn nhân nhiễm chất độc gia cam tại địa bàn tỉnh Quảng Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa.
Năm 1985, tỉnh Xiêng Khoảng gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là nhân dân vừa mới thoát khỏi ách kìm kẹp của bọn phỉ. Trước tình hình đó, cả Nghệ Tĩnh nói chung và Công ty Hợp tác kinh tế Quân khu IV nói riêng đã nhất trí giúp bạn một số mặt hàng sau để nhằm góp phần giúp ổn định đời sống cho nhân dân mới thoát khỏi vùng ách bọn phỉ.
Ấm chén trà Hải Dương 100 bộ Khay trà bằng men 2000 cái Bát tô sắt tráng men cở 18 6000 cái Bát tô sắt tráng men cở 20 6000 cái Đĩa sắt tráng men cỡ 18 4000 cái Đĩa sắt tráng men cỡ 20 4000 cái Đĩa sắt tráng men cỡ 22 4000 cái Soong nhôm Hải Phòng cỡ 18 2000 cái Soong nhôm Hải Phòng cỡ 20 2000 cái Soong nhôm Hải Phòng cỡ 22 2000 cái
Soong nhôm Hải Phòng cỡ 24 2000 cái Soong nhôm Hải Phòng cỡ 26 2000 cái Xà phỏng răng Cửu Long 10000 hộp Giày bát két trẻ em 1000 đôi