MỤC LỤC
Trong số các Hội thảo khoa học về quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào, đáng chú ý có Hội thảo khoa học Quốc gia: “40 năm quan hệ Việt Nam - Lào: nhìn lại và triển vọng” do Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia phối hợp với UBND tỉnh Nghệ An tổ chức tại thành phố Vinh tháng 8 năm 2002 và Hội thảo khoa học Quốc tế “Tình đoàn kết đặc biệt, liên minh chiến đấu và sự hợp tác toàn diện giữa Việt Nam - Lào” do UBKHXH Việt Nam UBKHXH Quốc gia Lào tổ chức tại thủ đô Viêng Chăn tháng 6 năm 2007. Trong công trình “Quan hệ giữa các tỉnh Hủa phăn, Xiêng Khoảng, Bô Ly Khăm Xay, Khăm Muộn của Lào với Nghệ An, Hà Tĩnh của Việt Nam từ năm 1976 đến năm 2000, tác giả đã đề cập đến cơ sở của quan hệ hợp tác, những thành tựu trong quan hệ hợp tác cũng như những khó khăn, thách thức và bài học kinh nghiệm trong quan hệ hợp tác giữa Nghệ An, Hà Tĩnh - là những tỉnh thuộc địa bàn Quân khu IV với các tỉnh Hủa Phăn, Xiêng Khoảng, Bô Ly Khăm Xay, Khăm Muộn - là địa bàn hoạt động sản xuất, kinh doanh chính của Tổng công ty Hợp tác kinh tế Quân khu IV.
Các tỉnh thuộc Quân khu IV luôn phối hợp với các tỉnh của Lào làm thất bại mọi âm mưu thủ đoạn chiến tranh phá hoại nhiều mặt của các thế lực thù địch: “Luôn luôn sẵn sàng phối hợp chiến đấu để đập tan âm mưu và hành động phá hoại của các lực lượng phản động, trao đổi kinh nghiệm phòng thủ đất nước, giúp nhau cải tiến, mua sắm vũ khí, trang thiết bị, phương tiện kĩ thuật, đẩy mạnh hợp tác đào tạo cán bộ quân sự [36; tr. Một chặng đường đầy khó khăn, thử thách, Ban Giám đốc Tổng công ty hợp tác kinh tế Quân khu IV đã lãnh đạo cán bộ viết nên trang sử hào hùng trên lĩnh vực sản xuất kinh doanh gắn với củng cố thế trận Quốc phòng an ninh, không ngừng tô thắm, phát triển mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị đặc biệt trong sáng, mẫu mực giữa Quân khu IV và Lào, giữa Quân đội Nhân dân Việt Nam, giữa Dân tộc Việt Nam với Quân đội nhân dân các bộ tộc Lào anh em, cùng nhau xây dựng và bảo vệ đất nước hòa bình, văn minh giàu mạnh.
Để đưa Tổng công ty phát triển hơn nữa và cũng là để tăng cường hơn nữa hoạt động kinh tế của Tổng công ty tại Lào thì Công ty Quân khu IV đã triển khai mở rộng ngành nghề như: Sản xuất gạch Nhôm Ma Lạt, ươm trồng giống cây thông, xây dựng mô hình cây ăn quả, dịch vụ du lịch… Nhờ triển khai kịp thời và nhờ chỉ đạo nhiệt tình, kiên quyết cùng với sự hợp tác của hai bên trên dưới một lòng cho nên mùa sản xuất kinh doanh 1990 đạt kết quả khá đều trong các ngành, nhiều công trình đường giao thông hình thành như: Công trình đường giao thông 16km (có 1,2m qua đèo), hoàn thành và bàn giao trong dịp đón xuân Canh Ngọ, nối liền, khai thông 10 bản của nhân dân khu vực Na. Theo quyết định số 20, Công ty hợp tác kinh tế chính thức được giao: Hợp tác toàn diện với Tổng công ty phát triển miền núi Bộ quốc phòng nước CHDCND Lào trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, thực hiện chức năng đại diện cho phía Việt Nam quan hệ với Tổng công ty phát triển miền núi Bộ quốc phòng Lào, trực tiếp ký kết các hợp đồng và hướng dẫn giúp đỡ các tổ chức kinh tế khác của Việt Nam ký kết hợp đồng với Bạn, hợp tác kinh tế rừng, gắn với quốc phòng, an ninh, tham gia xuất khẩu đúng chính sách của hai Nhà nước Việt Nam và Lào, tạo nguồn vốn tự có để không ngừng tái sản xuất mở rộng, sản xuất kinh doanh theo phương thức hạch toán xã hội chủ nghĩa.
Hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp giữa Tổng công ty Hợp tác kinh tế Quân khu IV (Việt Nam) với các tỉnh Lào tuy bước đầu còn gặp nhiều khó khăn, thử thách của hoàn cảnh, thị trường và cơ chế nhưng với ý chí, nổ lực của cả tập thể Công ty và được sự ủng hộ tạo điều kiện của phía bên Lào nên đã dần dần khắc phục được mọi khó khăn, bước đầu tạo ra được những kết quả to lớn trong các lĩnh vực kinh tế, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội ở các tỉnh của Lào và góp phần đưa mối quan hệ hợp tác hai bên lên một tầm cao mới. Trong sản xuất kinh doanh trên địa bàn đất Lào, Công ty đã không ngừng giữ vững và tăng cường mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với Tổng công ty phát triển kinh tế miền núi Bộ quốc phòng Lào cùng với các tỉnh Bô Ly Khăm Xay, Khăm Muộn, Xiêng Khoảng, Hủa Phăn để hợp tác trong lĩnh vực lâm nghiệp, kết quả đạt được hàng năm đều có tiến bộ cả về số lượng lẫn chất lượng, cũng như các chỉ tiêu kế hoạch đặt ra trong hoạt động lâm nghiệp.
Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động kinh tế kết hợp quốc phòng trên đất Lào, nắm tình hình mọi mặt, đặc biệt là các vùng kinh tế Công ty đứng chân hoạt động, trọng điểm là vùng Viêng Thoong, Nậm Tạk biên giới, tổ chức huấn luyện chuyên trách, kiêm nhiệm hợp đồng chặt chẽ với các lực lượng của Lào, bảo đảm an toàn cho người và cho phương tiện của Công ty hoạt động trong địa bàn, tham gia xây dựng khu kinh tế mới Mường Xăng, làm tốt công tác dân vận, xây dựng cơ sở ở các địa bàn Công ty hoạt động, tập trung chủ yếu ở khu vực Viêng thoong, Mường Xăng…. Để tổ chức thi công đạt hiệu quả, lãnh đạo, chỉ huy Tổng công ty đã kịp thời thành lập Ban quản lý, điều hành sản xuất, kiện toàn biên chế tổ chức lao động, phương tiện thi công, ưu tiên bố trí đội ngũ cán bộ có năng lực kinh nghiệm trong quản lý, điều hành tổ chức thi công các dự án giao thông phát triển miền núi, đội ngũ công nhân có trình độ chuyên môn kỹ thuật và các phương tiện thi công đủ tiêu chuẩn dự án. Nét nổi bật trong hoạt động hợp tác giữa Việt Nam và Lào nói chung, Tổng công ty Hợp tác kinh tế Quân khu IV với các tỉnh của Lào nói riêng ở giai đoạn này có sự chuyển dần từ cơ chế quan liêu bao cấp, đầu tư nhỏ lẻ sang hạch toán kinh doanh, tập trung ưu tiên những lĩnh vực mà các tỉnh của Lào cần để phát triển kinh tế - xã hội như nông - lâm - ngư nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải… Những lĩnh vực này đem lại hiệu quả kinh tế cao lại có thể khai thác được tiềm năng vốn của của hai bên đã được Lào đánh giá cao.
Ra đời vào cuối thời kỳ bao cấp, nguồn vốn ban đầu ít ỏi, công cụ phương tiện sản xuất kinh doanh còn nhiều thiếu thốn, lạc hậu, trình độ quản lý kinh tế còn nhiều bất cập, lại phải đối mặt với những khó khăn thách thức do tác động của thị trường trong nước và khu vực, nhưng với quyết tâm của tập thể cán bộ, chiến sĩ và công nhân và được sự quan tâm giúp đỡ của Chính phủ, Bộ quốc phòng mà hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đã từng bước phát triển, đạt chất lượng hiệu quả ngày càng cao.
Chính vì lẽ đó, mà Tổng công ty hợp tác kinh tế Quân khu IV (Việt Nam) đã có sự phát triển đi lên một cách bền vững trong suốt giai đoạn từ năm 1985 đến năm 2010, những kết quả của sự hợp tác về các nghành kinh tế nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng… đã không những giúp các tỉnh bạn thay đổi được mọi mặt tình hình đời sống, sự ổn định về xã hội cho nhân dân mà còn thắt chặt thêm mối quan hệ hửu nghị giữa nhân dân hai nước trên địa bàn Quân khu IV nói riêng. Hoạt động kinh tế của Tổng công ty Hợp tác kinh tế tại Lào từ năm 1985 đến năm 2010 đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trên các ngành kinh tế những thành quả đó không phải dễ dàng có được mà đã phải trải qua nhiều thách thức, khó khăn như sự chống phá của các thế lực luôn muốn tiêu diệt các nước xã hội chủ nghĩa, gây mất đoàn kết giữa hai dân tộc hoặc do sự yếu kém về cơ sở vật chất kĩ thuật cũng như năng lực quản lí cuả hai bên.