1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

tổn thương ĐMV trong giai đoạn cấp và bán cấp trên siêu âm của bệnh nhânKawasaki tại Bệnh viện Nhi Trung Ương

98 424 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 98
Dung lượng 571,41 KB
File đính kèm Ver4.rar (540 KB)

Nội dung

Kawasaki là bệnh sốt phát ban cấp tính có viêm mạch hệ thống thường gặp ở trẻ emđặc biệt là trẻ em dưới 5 tuổi1,2. Bệnh được mô tả đầu tiên bởi Tomisaku Kawasaki ở Nhật năm 1961. Ông mô tả bệnh này với tên gọi “Hội chứng da niêm mạc kèm sưng hạch Lympho và bong da đầu ngón tay đặc trưng ở trẻ nhỏ”3. Tần suất mắc bệnh hằng năm ở Nhật Bản và Hàn Quốc vào khoảng 50113 trên 100.000 trẻ dưới 5 tuổi 4,5 và đỉnh cao là 218.6 100.000 trẻ dưới 5 tuổi đây là tỷ lệ cao nhất được ghi nhận tại Nhật Bản năm 20086. Mặc dù bệnh được phát hiện cách đây hơn 50 năm và có nhiều công trình nghiên cứu đã được công bố, nhưng đến nay nguyên nhân và cơ chế gây bệnh cũng còn nhiều bí ẩn, do đó vấn đề chẩn đoán và điều trị cũng chưa sáng tỏ hoàn toàn. Bệnh gây tổn thương nhiều nơi như mắt, miệng, da nhưng tổn thương ĐMV và cơ tim, là nguyên nhân có thể dẫn đến tử vong của trẻ trong giai đoạn cấp hoặc bệnh lý tim mạch sau này. Ở những nước phát triển, như Nhật Bản, Mỹ, bệnh Kawasaki đã trở thành nguyên nhân chính gây nên bệnh tim mắc phải ở trẻ em7 Tại Việt Nam, từ trường hợp phát bệnh đầu tiên vào năm 1995 ở Bệnh viện Nhi Trung ương, cho đến nay bệnh ngày càng phổ biến,số trẻ nhập viện ngày càng tăng. Việc chẩn đoán và điều trị bệnh cũng ở giai đoạn sớm hơn do nhận thức của các cán bộ y tế về bệnh Kawasaki tăng lên. Bệnh nhân thường được chẩn đoán trong khoảng ngày thứ 5 đến thứ 10 của bệnh và được điều trị với IVIG liều 2gkg12h. Trong suốt giai đoạn cấp và bán cấp, các tế bào viêm (bạch cầu trung tính, đại thực bào, bạch cầu lympho và tương bào) thâm nhiễm vào lớp tế bào nội mô và cơ trơn ở thành mạch làm cho chức năng lớp tế bào này suy giảm. Thành mạch mất cấu trúc trở nên yếu dẫn đến phình giãn. Ở giai đoạn sau, tổn thương trở nên xơ và tạo sẹo. Tốc độ dòng máu tại chỗ phình sẽ chậm lại, gây nguy cơ hình thành huyết khối làm hẹp, tắc lòng mạch. Như vậy tổn thương ĐMV là 1 biến chứng nặng của bệnh. Tại Việt Nam đã có một số nghiên cứu về tổn thương ĐMV trong giai đoạn cấp ở bệnh nhân Kawasaki. Tỷ lệ tổn thương ĐMV theo các nghiên cứu trước đây vào khoảng 25%7,8. Khi nhận thức về bệnh của cán bộ Y tế được nâng cao, việc chẩn đoán và điều trị sớm liệu đã làm giảm tỷ lệ tổn thương ĐMV? Bên cạnh đó một vấn đề cần đặt ra là tổn thương ĐMV thường xảy ra ở ngày nào của bệnh, sớm nhất là ngày nào và muộn nhất là ngày nào? Tổn thương động mạch vành sẽ diễn biến thế nào?Yếu tố nào liên quan đến diễn biến tổn ĐMV giai đoạn cấp và bán cấp? Trong thực tế lâm sàng chúng tôi nhận thấy có những trường hợp tổn thương ĐMV xẩy ra rất sớm và diễn biến của tổn thương ĐMV cũng rất khác nhau ở các bệnh nhânKawasaki. Chính vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm 2 mục tiêu: 1. Mô tả tổn thương ĐMV trong giai đoạn cấp và bán cấp trên siêu âm của bệnh nhânKawasaki tại Bệnh viện Nhi Trung Ương. 2. Nhận xét một số yếu tố liên quan đến diễn biến tổn thương ĐMV trong giai đoạn cấp và bán cấp bệnh Kawasaki ở trẻ em.

Ngày đăng: 11/04/2018, 15:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w