Qua nghiê n cứu các Cơ qua n quả n lý cạnh tranh trên thế giới thì cho thấ y: trước tiên các cơ quan này có chức năng chính là quản lý nhà nước về lĩnh vực cạnh tranh, là công c ụ của cá
Trang 1BỘ GIÁO DỤ C V À ĐÀ O T ẠO B Ộ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
ĐẶNG THANH TÚ
ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA CƠ Q UAN C ẠNH TRANH
Chuyên ngành: Luật kinh tế
M ã số: 60 38 01 07
LUẬN VĂN TH ẠC SĨ LUẬ T H ỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA H ỌC : PG S.TS NGUY ỄN VIẾT TÝ
HÀ NỘI - 2013
Trang 2LỜI CẢM ƠN
ủ ạn ở ờng Đại H c Lu t Hà Nộ ờ
ạ ạ t kinh tế ờ Đạ
Lu Nộ ạ
Đặc bi t tôi c gửi lời c sâu sắ ến th y giáo o
s - n s u ễn Vi t Tý ờ ế ạ ộ
ạ
Trang 3M ỤC LỤ C
LỜI M Ở ĐẦ U 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA CƠ QUAN 6
QUẢ N LÝ CẠ NH TRA NH 6
1.1 Khái niệm và đặc điểm của cơ quan quản lý cạnh tranh 6
1.1.1 Khái ni n lý cạnh tranh 6
1 1 2 Đặ ểm củ n lý cạnh tranh 10
1.1.3 Vai trò củ n lý cạnh tranh 12
1.2 Khái quát về địa vị pháp lý của cơ quan quản lý cạnh tranh 16
1.2.1 Khái ni ịa vị pháp lý củ n lý cạnh tranh 16
1.2.2 Nội dung củ ịa vị pháp lý củ n lý cạnh tranh 18
1.3 Cơ quan quản lý cạnh tranh của một số nước trên thế giới 21
1.3.1 Ủ ại liên bang Hoa K ỳ và Cục ch ộc quy n thuộc Bộ P ỳ 21
1.3.2 Ủ ại lành mạnh Nh t B n [32] 27
1.3.3 Ủy ban cạnh tranh Singapore [33] 32
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LU ẬT VỀ CƠ QUAN CẠNH TRANH Ở VIỆT NAM 37
2.1 Những quy định pháp luật về cơ quan cạnh tranh ở Việt Nam 37
2 1 1 C ạnh tranh ở Vi t Nam 37
2 1 2 Vị í ủ ạ ở V N 39
2.2 Địa vị pháp lý của Cục quản lý cạnh tranh và một số đánh giá 41
2.2.1 C ấu tổ chức của Cục qu n lý cạnh tranh 41
2.2.2 Chứ m vụ và quy n hạn của Cục Qu n lý cạnh tranh 42 2.2.3 Một s ịa vị pháp lý của Cục Qu n lý cạnh tranh 45
Trang 42.3 Địa vị pháp lý của Hội đồng Cạnh tranh và một số đánh giá 51
2 3 1 C ấu tổ chức của Hộ ồng Cạnh tranh 51
2.3.2 Chứ m vụ và quy n hạn của Hộ ồng Cạnh tranh 52
2.3.3 Một s ịa vị pháp lý của Hộ ồng Cạnh tranh 55
CHƯƠNG 3 64
CHƯƠNG 3: M ỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂN G CAO HIỆU QU Ả HO ẠT Đ ỘN G CỦA CƠ Q UA N C ẠN H TRAN H Ở VIỆT N AM 64
3.1 Giải pháp hoàn thiện pháp luật về địa vị pháp lý của cơ quan cạnh tranh: 64
3.2 Giải pháp về nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan cạnh tranh 67
KẾT LUẬ N 71
Trang 5LỜI M Ở ĐẦU
1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Có thể khẳng định vai trò quan trọng c ủa Pháp luật cạnh tranh đối với nề n kinh tế của mỗi quốc gia Pháp luật cạnh tranh đóng vai trò điều tiết nền kinh tế, duy trì và bảo vệ sự cạnh tranh lành mạnh trên thị trường, cho phép các thực thể kinh tế có cơ hội bình đẳng cạnh tranh cũng như tiếp cận thị trường Sự ra đời của pháp luật cạnh tranh dẫn đến yêu cầu cần phải có một hệ thống cơ quan nhà nước, với vị trí vững chắc, độc lập và đầy đủ thẩm quyền để thực thi Pháp luật cạnh tranh
Ở Việt Nam, Pháp luật cạnh tranh ghi dấu ấn đầu tiên khi Luật Cạnh tranh được Quốc hội thông qua ngày 3/12/2004 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2005 Trước đó vào năm 2003, Ban quản lý cạnh tranh đã thành lập theo quyết định của
Bộ trưởng Bộ Thương mại, tuy nhiên nhiệm vụ chính của Ban quản lý cạnh tranh vào lúc này chủ yếu là: Tham gia soạn thảo Luật cạnh tranh và các văn bản hướng dẫn; Hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam đối phó với các vụ kiện chống bán phá giá của nước ngoài kiện các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam Và để thi hành luật cạnh tranh 2004, ngày 26/2/2004 Bộ trưởng Bộ Thương mại đã ban hành Quyết định số 0235/2004/Q Đ-BTM thành lập Cục Quản lý cạnh tranh trên c ơ sở Ban Quản lý cạnh tranh Cục Quản lý cạnh tranh ra đời với nhiệm vụ chính là thực thi Luật cạnh tranh; Thực thi 03 Pháp lệnh về chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ
và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Bên cạnh Cục Quản lý cạnh tranh, ngà y 09/01/2006 Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 05/2006/NĐ -CP về việc thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của H ội đồng Cạnh tranh Đây thực sự là những cột mốc quan trọng, bởi sự ra đời của hai cơ quan này là một bước tiến quan trọng nhằm hoàn thiện hệ thống Cơ quan quản lý cạnh tranh
Kể từ khi được thành lập đến nay, Cục Quản lý cạnh tranh cũng như Hội đồng Cạnh tranh đã đạt được nhiều thành quả đáng ghi nhận, từ những nỗ lực trong việc hoàn thiện cơ cấu tổ chức, nhân sự; tích cực tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật cạnh tranh, đến các doanh nghiệp; tham gia các chương trì nh hợp tác quốc tế; cho đến những thành quả trong các vụ việc cạnh tranh được xử lý, những
Trang 6vụ kiện về bán phá giá, trợ cấp và tự vệ thương mại của các nước mà doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu; đây thực sự là những thành quả đáng ghi nhận đối với các c ơ quan quản lý cạnh tranh trong giai đoạn đầu hình thành và phát triển
Bên cạnh những thành quả đạt được, cũng có nhiều ý kiến cho rằng mô hình,
vị trí pháp lý, chức năng nhiệm vụ của hai cơ quan quản lý cạnh tranh hiện nay còn nhiều vấn đề bất cập Với cơ chế hiện nay, Cục Quản lý cạnh tranh được đánh giá là chưa thực sự phát huy được tính độc lập, tự chủ của một cơ quan quản lý cạnh tranh khi Cục này bị phụ thuộc quá nhiều vào Bộ Công Thương cả về tổ chức cũng như hoạt động Hệ thống các chức năng nhiệm vụ mà Cục được giao phó cũng còn nhiều vấn đề tranh cãi, khi mà Cục Quản lý cạnh tranh còn ôm đồm quá nhiều chức năng, với nguồn nhân lực và điều kiện hiện nay của Cục thì đây thực sự là một khó khăn,
vì vậy muốn chức năng quản lý cạnh tranh được phát huy , chú trọng hơn nữa thì việc điều chỉnh cơ cấu, chức năng, nhiệm vụ của Cục Q uản lý cạnh tranh là điều cần thiết Còn với Hội đồng Cạnh tranh, trên cơ sở kết quả điều tra của Cục Quản lý cạnh tranh, cơ quan này có chức năng xét xử, đưa ra các phán quyết, giải quyết khiếu nại có liên quan đến vụ việc hạn chế cạnh tranh Song những quy định về địa
vị pháp lý của cơ quan này như vị trí, cơ chế làm việc chưa rõ ràng, còn nhiều bất cập dẫn đến những khó khăn trong hoạt động của H ội đồng Cạnh tranh
Trong bối cảnh đó, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Địa vị p p lý của cơ quan
cạn tran ” làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình
2 Tình hình n ghiên cứu đề tài
Cho đến nay có khá nhiều đề tài nghiên cứu ở trong nước cũng như các công trình hợp tác với nước ngoài về pháp luật cạnh tranh nói chung và về cơ quan quả n
lý cạnh tranh nói riêng:
Các tác phẩm dịch được biê n dịc h trong khuôn khổ hợp tác giữa Bộ Thương
M ại với các tổ chức như Dự án hỗ trợ và thực thi chính sách của Canada (PIAP), Ngân hàng thế giới W B và T ổ chức hợp tác và phát triển OECD, Chương trình phát triển liên hợp quốc UNDP, T ổ chức thương mại và phát triển liên hợp quốc UNCTAD, gồm: “Luật cạnh tranh Ca nada và bình luận”; “Khuôn khổ cho việc xâ y
Trang 7dựng và thực thi luật và chính sách cạnh tranh”; “Khuôn khổ pháp lý đa phương điều chỉnh hoạt động cạnh tranh và luật cạnh tranh một số nước, vùng lãnh thổ”
M ột số tác phẩm nghiê n cứu trong nước rất có giá trị trong quá trình xâ y dựng và hoạc h định chính sách cạnh tranh ở Việt Nam, như: Đề tài của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương năm 2001 về “Các vấn đề pháp lý và thể chế về chính sác h cạnh tranh và kiể m soát độc quyền kinh doanh”; Đề tài nghiê n cứu khoa học cấp Bộ của trường Đ ại học N goại thương nă m 2006 về “Những vấn đề đặt ra và giải pháp thực thi c ó hiệu quả Luật cạnh tranh trong thực tiễn”; Đề tài nghiên cứu cấp Bộ của Cục Quả n lý cạnh tranh năm 2006 về “Xây dựng mô hình cơ qua n quả n
lý nhà nước về cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ thương mại quốc tế Kinh nghiệm quốc tế và đề xuất cho Việt Nam”
Ngoài ra, có nhiề u ấn phẩm của các nhà khoa học viết về cạnh tranh và phá p luật cạnh tranh, như: Sách “P háp luật cạnh tranh tại Việt Nam” TS.Lê Danh Vĩnh, Hoàng Xuân Bắc, Ths Nguyễn Ngọc Sơn NXB Tư pháp, Hà N ội năm 2006; Sách
“Phân tích và lý giải các quan điểm của Luật Cạnh Tranh” PGS TS Nguyễn Như Phát, Ths Nguyễn N gọc Sơn NXB Tư pháp, Hà N ội năm 2006
Nhìn chung, các vấn đề lý luận và thực tiễn về cạnh tranh và pháp luật cạnh tranh đã được nghiên cứu khá toàn diện Tuy nhiên, m ột vấn đề mang tính chất chuyên sâu như địa vị pháp lý của các cơ quan quản lý cạnh tranh thì chưa được giải quyết một cách sâu sắc và thỏa đáng cả về phương diệ n lý luận c ũng như thực tiễn
3 M ục đích và nhiệm vụ nghiên c ứu của đề tài
M ục đích nghiên cứu đề tài nà y là nhằm giải quyết một số vấn đề lý luận và thực tiễn về địa vị pháp lý c ủa cơ quan quản lý cạnh tranh, trên cơ sở đó tìm ra các giải pháp hoà n thiện pháp luật cũng như nâng ca o hiệu quả hoạt đông c ủa cơ qua n này ở Việt Na m
Để đạt được mục đích của việc nghiên cứu đề tài, các nhiệm vụ được đặt ra là:
- Làm sáng tỏ địa vị pháp lý của cơ quan quản lý cạnh tranh;
- Chỉ ra kinh nghiệ m của m ột số nước về việc xây dựng địa vị phá p lý của cơ quan quả n lý cạ nh tranh, thông qua việc giới thiệu các quy định cơ bản về địa vị pháp lý của c ơ quan quản lý cạnh tranh ở các nước này;
Trang 8- Nêu và đánh giá thực trạng pháp luật quy định về địa vị pháp lý của hai cơ quan cạnh tranh hiện nay ở Việt Nam;
- Từ đó đưa ra nhữ ng giải pháp, kiến nghị nhằm hoà n thiện địa vị phá p lý của các cơ quan cạnh tranh ở Việt Nam, sao c ho phù hợp với điều kiện và sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
4 Phạm vi n ghiên cứu đề tài:
Khi đề cập đến pháp luật cạnh tranh nói chung và với cơ quan quản lý cạnh tranh nói riêng, sẽ đề cập đế n nhiều vấn đề cả về lý luận và thực tiễn Tuy nhiên, trong luậ n văn nà y tác giả không tha m vọng trình bày hết các vấn đề đó Luận vă n
sẽ chỉ tập trung nghiê n cứu, đánh giá về Địa vị phá p lý của cơ quan cạnh tranh ở Việt Nam, bao gồm: C ục Quản lý cạnh tranh và H ội Đ ồng Cạnh tranh T ập trung nghiê n cứu chủ yếu về vị trí pháp lý, chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nà y Và trước đó thì có những đánh giá tương tự với Cơ quan cạnh tranh của một số nước trên thế giới nhằm rút ra bài h ọc kinh nghiệm và đề xuất hoàn thiện đối với Việt Nam
5 Phương pháp nghiên cứ u của đề tài
Luận văn được trình bà y trên cơ sở lý luận của C hủ nghĩa M ác – Lênin về nhà nước và pháp luật và sử dụng phép duy vật biện chững và duy vật lịch sử như là phương pháp chủ đạo để giải quyết các vấn đề lý luận trong chương1
Ngoài ra, luận văn sử dụng kết hợp các phương pháp phân tích, so sá nh, đ ối chiếu, khái quát hóa , gắ n lý luậ n với thực tiễn để giải quyết các vấn đề mà nhiệm vụ nghiê n cứu của đề tài đặt ra trong c hư ơng 2 và chương 3
6 Nhữn g kết quả nghiên cứu m ới của luận văn
Luận văn là công trình nghiê n c ứu riêng biệt, độc lập về vấn đề Địa vị phá p
lý của cơ quan quản lý cạnh tranh ở Việt Nam Trên cơ sở thực tiễn hoạt động của các cơ quan quản lý cạnh tranh hiện nay, Luận văn đưa ra những đánh giá về tính hiệu quả, những mặt hạ n chế về những chức năng nhiệm vụ mà các cơ quan quản lý cạnh tranh này đư ợc giao Trên cơ sở học hỏi m ô hình m ột số nước về việc xâ y dựng cơ qua n quản lý cạnh tranh, và với thực trạng hiện nay của cơ qua n quả n lý
Trang 9cạnh tranh ở Việt Nam, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện địa vị pháp lý của c ơ quan quản lý cạnh tranh
7 Kết cấu của lu ận văn
Ngoài phần M ở đầu, K ết Luận, Danh mục tài liệ u tha m khảo, Da nh mục các chữ cái viết tắt, Luận văn c ó kết cấ u gồm 3 chương:
Chương 1: T ổng quan về địa vị pháp lý của cơ qua n quản lý cạ nh tranh; Chương 2: T hực trạng pháp luật về cơ quan cạnh tranh ở Việt Nam ;
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu qủa hoạt động của cơ quan canh tranh ở Việt Nam
Trang 10CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA CƠ QUAN
QUẢN LÝ CẠNH TRANH
1.1 Kh ái niệm và đ ặc điểm của cơ quan q uản lý cạnh tranh
1.1.1 K n ệm cơ quan quản lý cạn tran
Cho đến nay, trong các công trình nghiên cứu về Cơ quan quản lý cạnh tranh, hầu như chưa có m ột khái niệm cụ thể nào về cơ quan quản lý cạnh tranh, tuy nhiên để hiểu được thế nào là Cơ quan quản lý cạnh tranh, chúng ta cần làm rõ được các khía cạnh sa u: Bả n chất pháp lý của cơ quan cạnh tranh và vị trí c ủa nó trong b ộ máy nhà nước
Trên thế giới, mỗi quốc gia đề u có m ột tê n gọi riêng cho cơ quan quả n lý cạnh tranh của mình, tùy vào tính chất, địa vị của cơ qua n quả n lý cạnh tranh mà quốc gia đó ghi nhậ n cho nó Ví dụ như ở Đức là Cục Cartel liên bang ; ở Hà Lan là Tổng c ục cạnh tranh; ở N hật Bản là Ủy ba n thương mại là nh mạnh; ở Ba Lan là Văn phòng cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng… Tuy nhiên, trong các văn bản pháp luật cạnh tranh của các nước khi quy định về Cơ quan quả n lý cạnh tranh thường không sử dụng các thuật ngữ là một cơ quan “Lập pháp”, “Hành pháp” hay
“Tư pháp” để chỉ bản chất pháp lý của các cơ quan này
Qua nghiê n cứu các Cơ qua n quả n lý cạnh tranh trên thế giới thì cho thấ y: trước tiên các cơ quan này có chức năng chính là quản lý nhà nước về lĩnh vực cạnh tranh, là công c ụ của các Chính ph ủ trong việc thực thi các chính sách, pháp luật về cạnh tranh của m ỗi quốc gia, nhằ m điều tiết quá trình cạnh tranh gi ữa các doanh nghiệ p, hướng quá trình này phục vụ cho những m ục tiêu đã được định s n , do đó
hệ thống cơ quan này có dáng dấ p của m ột cơ quan “ hành pháp” Ngoài ra, hoạt động của cơ quan này lại mang tính tài phán “tư pháp”, vì ngoài việc quản lý, đảm bảo công bằng cho các doanh nghiệ p khi tham gia thị trường, thì nó còn là cơ qua n xét xử các tranh chấp có liên quan đến pháp luật cạnh tranh, đư ợc pháp luật cạnh tranh quy định, do đó nó có quyền đưa ra các quyết định để phân xử đúng sai và áp
Trang 11dụng các biện pháp chế tài đối với các bên có hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh
Sự kết hợp hai đặc tính "hà nh chính" và "tư pháp" là yế u tố quan trọng nhằm đả m bảo cho cơ quan này thực hiện các chức năng nhiệm vụ của mình Vì vậy, có thể khẳng định C ơ quan quản lý cạnh tranh không phải là một cơ qua n lập pháp, hành pháp hay tư phá p mà nó là m ột cơ quan có tính “lư ỡng tính” khi vừa mang tính chất
là một cơ qua n “hà nh pháp” vừa là m ột cơ quan “tư pháp”
Ví dụ, về tính lưỡng tính của C ơ quan quả n lý cạnh tranh được thể hiện ở chức năng, nhiệm vụ và quyề n hạn c ủa U ỷ ban thương mại lành mạnh của Nhật Bản[32] Căn cứ Luật của Nhật Bản, có thể chia thẩm quyền của Uỷ ban nà y làm hai loại: thẩm quyền hành c hính và thẩ m quyền tư pháp Thẩ m quyền hành c hính có: tiếp nhận các thông báo từ phía các doanh nghiệp theo luật chống độc quyề n; điều tra khảo sát về tình hình hoạt động của doanh nghiệp, tình trạng độc quyền trong nền kinh tế; ban hành các văn bả n hướng dẫn thi hà nh Luật chống độc quyề n; V ề thẩm quyền tư pháp, trong m ột số trường hợp nhất định, khi xử lý vụ việc vi phạm Luật chống độc quyền, U ỷ ba n có thể tổ chức phiên họp tương tự như việc xét xử của toà án và ra phán quyết Quyết định của Uỷ ban có thể bị kháng cáo lên toà phúc thẩm T okyo
Qua nghiên cứu cho thấ y Cơ quan quản lý cạnh tranh ở m ỗi quốc gia đều được thành lập và tổ chức theo một mô hình riêng, và có tính đặc thù Địa vị của các
cơ quan này trong hệ thống cơ quan nhà nước có thể trực thuộc Quốc Hội, hoặc thuộc cơ qua n trực thuộc Thủ tướng chính phủ/T ổng thống hay là một cơ qua n ngang Bộ, và c ó thể là một cơ qua n trực thuộc Bộ (có thể là B ộ kinh tế hay B ộ tư pháp,… ) Việc lựa chọn thành lập cơ quan quản lý cạnh tranh trực thuộc cơ quan nào là phụ thuộc và o mỗi m ột quốc gia, tuy nhiên tất cả đều phải đảm bả o được tính độc lập trong việc quản lý và ra các phán quyết trong các vụ việc cạnh tranh Bởi cạnh tranh là một lĩnh vực đặc biệt, nó liên qua n đến sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia N ếu sự công bằng, nghiê m minh trong m ọi hoạt động của C ơ quan quản lý cạnh tranh từ việc giá m sát thi hà nh phá p luật cạnh tranh, đến việc ba n hành các phán xét,… đối với các chủ thể vi phạm không được đảm bảo thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia đó
Trang 12Đối với mô hình cơ quan cạnh tranh trực thuộc Quốc Hội hiện nay được một
số quốc gia lựa chọn như Hoa K ỳ (Ủy Ban Thương M ại Liên Bang Hoa K ỳ), Italia (Cơ Quan Cạnh Tranh Italia),… thì rõ ràng tính đ ộc lập trong hoạt động của cơ quan này được đảm bảo cao hơn, bởi các hoạt động cũng như ra các quyết định được độc lập với Chính Phủ N goài ra thủ tục bổ nhiệm người đứng đầu và các thành viên, cơ chế tài chính của những cơ quan này được Quốc Hội lựa chọn và đảm bảo Còn với mô hình Cơ quan quản lý cạnh tranh là một cơ quan ngang B ộ hay trực thuộc Thủ tướng/Tổng thống thường được thành lập dưới hình thức các Ủy ban, Văn phòng Được m ột số nước lựa chọn như: Hàn Quốc (Ủy ban thương mại lành mạ nh – thuộc Tổng Thống); Cộng H òa Séc (Văn phòng bảo vệ cạnh tranh – thuộc C hính phủ); Đài Loan (Ủy ba n thương mại là nh mạnh – cơ quan cấp B ộ),… đối với những cơ quan này thì việc bổ nhiệm và cơ chế hoạt động thường có sự tham gia và quyết định bởi người đứng đầu C hính Phủ hoặc Tổng Thống hoặc có cả
sự tham gia c ủa cơ quan lậ p pháp M ột ví dụ điển hình tại Úc [34]: Ủy ban cạnh tranh và tiê u dùng Úc, là m ột cơ quan nga ng Bộ thuộc C hính phủ nhưng hoạt động độc lập và được thành lập theo luật Liên bang Úc Ban lãnh đạo của Ủy ban có 7 thành viên, trong đó có m ột chủ tịch và hai phó chủ tịch, các thành viên này được người đứ ng đầu nhà nước bổ nhiệm với nhiệm kỳ 05 năm và quyết định bổ nhiệm này chỉ được tiến hành khi có đa số phiế u bầu ủng hộ của các cơ quan lập pháp lãnh thổ và Bang ở nước này Pháp luật Úc cũng ghi nhận Ủy ban cạnh tranh và tiêu dùng Úc mặc dù trực thuộc Chính ph ủ song hoạt động độc lậ p với Chính phủ, được phép á p dụng Luật Thương M ại m ột cách tự chủ nhằm đảm bảo sự nhất quán trong quá trình thực thi hoạt động của mình Những cơ chế này đã phần nào tránh đư ợc tình trạng can thiệp của chính phủ và o hoạt động của cơ qua n quản lý cạnh tranh Với mô hình c ơ quan quả n lý cạnh tranh trực thuộc Bộ (thường là B ộ kinh tế, thương mại,… ) được phần lớn các nước trên thế giới lựa chọn, điển hình là: Canada (Cục cạnh tranh – thuộc Bộ C ông Nghiệp), Áo (Cục cạnh tranh liên bang – thuộc
Bộ Kinh T ế), Bồ Đào Nha (Tổng C ục Thương M ại và Cạnh Tranh – thuộc Bộ Kinh Tế),… Thực tế mặc dù quy định cơ quan quản lý cạnh tranh trực thuộc B ộ, song cơ chế bổ nhiệm người đứng đầ u cũng như mọi hoạt động của các cơ quan này cũng
Trang 13luôn được đảm bảo để các cơ quan này không bị lệ thuộc vào các Bộ chủ quản cũng như Chính Phủ M ột ví dụ điển hình là Uỷ ban thương mại lành mạnh Nhật Bản[32] (sau đây gọi là Ủy ba n): Hiện nay Ủ y ba n trực thuộc C hính P hủ N hật Bả n, nhưng trước đây Uỷ ban này có vị trí như là một cơ quan cấp bộ thuộc sự chỉ đạo của Bộ trưởng các bộ: Bộ quản lý công cộng, Bộ nội vụ, Bộ bưu chính viễn thông Tuy nhiên, U ỷ ban có đặc điể m của một tổ chức quản lý theo hệ thống hội đồng hoạt động độc lập, bao gồm m ột chủ tịch và bốn uỷ viên Trong việc thực thi Luật Chống độc quyền, U ỷ ban thực hiện nhiệm vụ của nó một cách độc lập, không chịu sự chỉ đạo hay giám sát của bất cứ một ai Các vấn đề về chỉnh định người đứng đầu ủy ban cũng như các thành viên thu ộc trách nhiệm của người đứng đầu Chính Phủ và
có sự phê chuẩ n của Thượng viện, H ạ viện Đ ối với các Bộ được xem là ch ủ quả n của Ủy ban vào thời điểm này thì chỉ c ó nhiệm vụ đảm bả o các điề u kiệ n tốt nhất nhằm duy trì hoạt động của Ủ y ba n được hiệu quả, như các việc đệ trình các dự thả o liên quan lên Nghị việ n và soạn thả o dự thảo ngâ n sách thu ộc về Bộ trưởng Bộ quả n
lý công cộng, B ộ Nội vụ, B ộ Bưu c hính viễ n thông Chính những yếu tố nà y đã là m tăng tính độc lập trong hoạt động cũng như phán quyết của Ủy ban với các Bộ được xem là chủ quản
Như vậy chúng ta có thể thấy, vị trí pháp lý của các Cơ quan quản lý cạnh tranh có thể khác nhau, song có m ột điểm chung là về cơ bản pháp luật các nước luôn m uốn hướng đến xây dựng một hệ thống Cơ quan quản lý cạnh tranh đ ộc lập,
tự chủ trong hoạt động c ũng như các phá n quyết c ủa nó Điều này được thể hiệ n qua các quy định của pháp luật về cơ chế bổ nhiệm, các quy trình hoạt động của cơ quan như: cơ chế tài chính, kiểm tra, giám sát hay đưa ra các phán quyết,
Qua những đá nh giá, phân tích ở trên, c húng ta có thể đưa ra kết luậ n: C
quan qu n lý cạnh tranh là m ộ ặc một h th ằm trong
h th ng bộ máy qu c của mỗi qu ù ế, chính sác h của mỗi qu e ó C n lý cạnh tranh có thể c thuộc Quộc hội, thuộc Thủ ng C hính Phủ/Tổng Th ộ hoặc là m ột
c thuộc Bộ Có trách nhi m th m b o th c thi pháp lu t cạnh tranh của qu ó ế qu ết
Trang 14i v i các chủ thể tham gia hoạ ộng ại trên thị ờng
1.1.2 Đ ặc đ ểm của cơ quan quản lý cạn tran
Các cơ quan quản lý cạnh tranh dù được thành lập, tổ chức theo mô hình nào
đi chăng nữa thì cũng mang trong nó những điểm riêng biệt so với các cơ quan nhà nước khác trong hệ thống Mang trong nó một số những đặc trưng cơ bản sau:
Thứ nhất, Độc lập là nguyên tắc quan trọng hàng đầu đối với m ột Cơ qua n
quản lý cạnh tranh Rõ ràng “độc lập” là yếu tố quyết định đến sự công bằ ng trong việc xử lý các vụ việc, điều mà các bên đương sự luôn c hờ đợi ở cơ quan này Tính độc lập của các cơ quan cạnh tranh trong tổ chức và hoạt động luôn luôn là mục tiêu hàng đầu mà các nước này hướng tới xây dự ng Đây là nội dung rất quan trọng đảm bảo cho nhữ ng cơ quan nà y có thể thực hiện chức năng xử lý một cách công minh,
vì m ục tiêu bảo vệ trật tự công cộng – cạnh tranh lành mạnh trên thị trường
Để đạt được điều này, Luật Cạnh tranh của các nước đều quy định nguyên tắc tối cao là các cơ quan cạnh tranh hoàn toàn độc lập trong các hoạt động của mình mà không bị chi phối hay can thiệp của bất kỳ cơ quan thứ ba nào Các cơ quan cạnh tranh được thành lập theo Luật và thực hiện các quyền năng được Luật này trao cho H ọ cũng có thể sử dụng những quyền hạn nà y để yêu cầu sự phối hợp,
hỗ trợ c ủa các cơ quan khác
Để tạo lập sự độc lập về mặt tổ chức và tài chính, một số nước như Italia đã thành lậ p cơ qua n cạnh tranh c ủa mình trực thuộc Quốc hội, độc lậ p với tư pháp và chính phủ M ột số cơ quan cạnh tranh khác lại được tổ chức như m ột Bộ hay ngang
Bộ, độc lập với các bộ ngành khác M ột số trường hợp khác mặc dù đặt trong m ột
bộ ngà nh nào đó nhưng lại duy trì một chế độ độc lập rất cao trong hoạt động Các
cơ quan này chỉ bị phụ thuộc về mặt hành chính Việc độc lập này còn đạt được thông qua bổ nhiệ m những nhâ n sự của các cơ quan cạnh tranh này Ngoài ra, Luật Cạnh tranh các nư ớc còn quy định rõ ngâ n sách hoạt động c ũng như chế độ đãi ngộ cho các cơ quan cạnh tranh và thành viên cơ quan này, qua đó đảm bảo vấn đề ngân sách không làm ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống cơ qua n quả n lý cạnh tranh.[21 Tr.77-78]
Trang 15Thứ hai, tính minh bạch minh bạc h trong hoạt động của các cơ quan nhà
nước nói chung là một đòi hỏi hết sức quan trọng Tuy nhiên, đối với các cơ quan quản lý cạnh tranh thì đâ y lại là yêu cầu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng Điề u nà y xuất phát từ vai trò trong việc duy trì trật tự cạnh tranh rõ ràng, lành m ạ nh Thông tin trong thị trường phải được thông su ốt Tính minh bạch sẽ nâng cao thêm uy tín của chính các cơ quan này
Pháp luật cạnh tranh của các quốc gia nói trên đề u quy định rất chặt chẽ về những yê u cầu phải công bố công khai các hoạt động c ủa cơ qua n cạnh tranh Ngoài
ra, các bên liên quan c ó quyền yêu cầu các cơ qua n cạnh tranh c ho phép tiế p cận thông tin liên quan tới vụ việc Trên thực tế, các cơ quan cạnh tranh cũng luôn đề cao tiêu chí minh bạc h (Transparency) trong các hoạt động cụ thể của mình, từ việc công khai các chính sách, pháp luật, các quy trình xử lý công việc… cho đế n nội dung các quyết định, phán xét các vụ việc cạnh tranh cụ thể trên các phương tiệ n truyền thông của mình như: website của cơ quan, các ấn phẩm được phát hành định kỳ… Tuy nhiên bên cạnh đó, cơ quan quản lý cạnh tranh phải có trách nhiệ m bả o mật các thông tin thu thập được trong quá trình điều tra liên qua n đế n bí mật kinh doanh của các doanh nghiệp là đối tương bị điều tra [21 Tr.78]
Thứ ba, về chức năng, nhiệm vụ của Cơ quan quản lý cạnh tranh: Chức năng
chính của cơ quan quả n lý cạnh tranh là quản lý và điều tiết hoạt động cạnh tranh của các chủ thể tham gia hoạt động kinh tế trong quốc gia đó Đ ảm bảo cho hoạt động cạnh tranh được diễn ra một cách bình đẳng, công bằng qua đó gián tiếp thúc đẩy nền kinh tế phát triển Để thực hiện chức năng này thì nhiệm vụ chính của Cơ quan quả n lý cạnh tranh là bảo đả m thực thi H ệ thống phá p luật cạnh tranh M ỗi quốc gia đều có một hệ thống pháp luật cạnh tranh riêng của mình, với những tên gọi khác nha u và việc đảm bả o thực thi hệ thống các văn bản pháp luật đó là nhiệ m
vụ của các Cơ quan quản lý cạnh tranh ở đây Ví dụ như: Ủy ba n Thương mại Lành mạnh N hật Bả n chịu trách nhiệm thực thi: Luật C hống độc quyền và Luật Hợp đồng phụ; Ủy Ba n cạnh tranh và ngư ời tiêu dùng Úc chịu trách nhiệm thực thi Luật cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng; Cục cạnh tranh Canada c hịu trách nhiệ m quản lý
và thực thi: Luật cạnh tranh, Luật đóng gói và dán nhãn (sản phẩm không phải là
Trang 16thực phẩ m), Luật nhãn hiệ u hà ng dệt may, Luật nhãn mác kim loại quý… C ó thể nói, pháp luật cạnh tranh được thực thi nghiê m chỉnh đến đâ u là phụ thuộc vào hiệ u quả hoạt động của chính cơ quan này N goài c hức năng điều tiết cạnh tranh thì m ột
số cơ quan quản lý cạnh tranh còn có chức năng đảm bả o quyền lợi cho người tiêu dùng
1.1.3 Va trò của cơ quan quản lý cạn tran
Ngày nay, hầu hết tất cả các quốc gia trên thế giới đều thừa nhận trong m ọi hoạt động đều phải có cạnh tranh và coi cạnh tranh không những là m ôi trường và động lực của sự phát triển nói chung, mà còn thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển và tăng năng suất lao động, hiệ u quả của các doanh nghiệ p nói riêng, và là yếu
tố quan trọng là m lành mạ nh hoá các quan hệ xã hội Vì vậ y, duy trì và đả m bả o cho các chủ thể tham gia hoạt động thương mại được cạnh tranh c ông bằng, bình đẳng chính là yêu cầu tiên quyết cho sự phát triển của mỗi một nền kinh tế V ới chức năng chính là thực thi pháp luật cạnh tranh, hệ thống cơ quan quản lý cạnh tranh ở mỗi quốc gia đóng vai trò chính trong việc đảm bảo cho m ọi hoạt động kinh tế được diễn ra trong môi trư ờng cạnh tranh bình đẳng, đúng pháp luật Qua đó đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia Cụ thể, vai trò của cơ quan quả n
lý cạnh tranh được thể hiệ n:
♦ Đố vớ nền k n t t ị tr ờn
Cơ quan quản lý cạnh tranh điề u tiết hoạt động cạnh tranh với công cụ là những chính sách cạnh tranh sẽ đảm bảo duy trì tính năng động và tăng hiệu quả của nền kinh tế Cạnh tranh giúp cho các doanh nghiệp phát huy hết khả năng của mình bằng cách khuyến khích họ liên tục phấn đấu đạt tiêu chuẩn cao về chất lượng, dịch vụ và giá cả Sức ép cạnh tranh sinh ra nhữ ng sản phẩm mới vì các công
ty áp dụng công nghệ mới và những biệ n pháp quản lý tiên tiến Cạnh tranh là một đặc trưng cơ bản, là nền tảng và động lực phát triển của kinh tế thị trường Có thể nói rằng không c ó cạnh tranh thì c ũng không thể có nền kinh tế thị trường C ùng với quy luật cung cầu và quy luật giá trị, cạnh tranh trở thà nh m ột quy luật cơ bả n của nền kinh tế thị trường Tuy nhiên nếu c hỉ với nhữ ng tiền đề kinh tế như trên, cạnh tranh vẫn chưa thể có cơ hội nảy sinh và tồn tại trong đời sống kinh tế Cạnh tranh
Trang 17chỉ có thể xuất hiện với tư cách là một sả n phẩm của kinh tế thị trường trong những điều kiện của những tiền đề pháp lý cụ thể, nghĩa là các chủ thể thuộc mọi thành phần kinh tế phải được N hà nước thừa nhậ n và bảo vệ quyền tự do, tự chủ trong kinh doa nh, quyền sở hữu và tính đa dạ ng của các loại hình sở hữu cũng như địa vị bình đẳng trước pháp luật Do đó, duy trì một môi trường cạnh tranh lành mạnh và kiểm soát sự độc quyền trong kinh doanh là việc làm cần thiết thể hiệ n vai trò qua n trọng của Cơ quan quản lý cạnh tranh N hững vai trò đó đư ợc thể hiện c ụ thể:
Thứ nhất, Sự có mặt của Cơ quan quản lý cạnh tranh đồng thời với việc thực
thi và giám sát thực hiện P háp luật cạnh tranh c ủa các chủ thể tham gia thị trường,
sẽ tạo nền tảng cơ bả n cho quá trình cạnh tranh, duy trì và thúc đẩy quá trình cạnh tranh tự do hay bảo vệ hoặc thúc đẩy cạnh tranh hiệu quả Thông qua các chính sách cạnh tranh, Nhà nư ớc bảo vệ và khuyến khích các doa nh nghiệp cạnh tranh, h ợp tác bình đẳng trong m ột khuôn khổ pháp luật chung Cơ quan quản lý cạnh tranh chủ động điều tiết những mặt trái của cạnh tranh bằng cách kiểm soát quá trình dẫn đến
vị trí thống lĩnh thị trường, độc quyề n của doa nh nghiệp, chống các hành vi gây cản trở cạnh tranh, cũng như thủ đoạn cạnh tranh không là nh mạnh trên thương trư ờng
Vì vậy, thách thức đặt ra đối với các doanh nghiệp lúc này là bu ộc phải chấ p nhậ n cạnh tranh m ột cách văn minh hơn, bài bản hơn Các doanh nghiệp lớn sẽ không còn lợi dụng vào sự lớn mạnh của mình để chèn ép các doanh nghiệp nhỏ nữa, mà phải cẩn thận hơn trước khi đưa ra những quyết định quan trọng trong kinh doanh, bởi lẽ những quyết định của họ sẽ ảnh hưởng đáng kể tới thị trường và sẽ được giám sát c hặt chẽ bởi cơ quan quản lý cạnh tranh [21 Tr.23]
Thứ hai, C ơ quan quả n lý cạnh tranh điều tiết quá trình cạnh tranh, hướng
các doanh nghiệp cạ nh tranh một cách lành mạ nh, đúng hướng Q uá trình này s ẽ phục vụ cho những mục tiêu đã được định s n, ví dụ như đạt hiệu quả kinh tế cao đối với các doanh nghiệp, bảo vệ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, duy trì hệ thống doanh nghiệp tự do, duy trì sự công bằng, trung thực trong kinh doanh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Thứ ba, Sự có mặt của Cơ quan quản lý cạnh tranh sẽ hạn chế các tác động
tiêu cực nảy sinh do sự điều hành quá mức của nhà nước vào thị trường Quá trình
Trang 18chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường đã làm thay đổi về căn bản vai trò của Nhà nước trong thị trường Có những điều được coi là hiển nhiên trong nền kinh tế kế hoạch hoá trở nên không còn phù hợp với kinh tế thị trường và ngược lại, có những điều không được chấp nhận trong kinh tế tập trung lại thích hợp trong kinh tế thị trường Trong kinh tế thị trường, việc N hà nước chỉ huy một cách tập trung (thể hiện bằng các quy định, chỉ thị, mệnh lệnh hành chính đối với hoạt động kinh doanh của các thành phần kinh tế, kể cả quốc doanh, ngoài quốc doanh, đầu tư nước ngoài) cho tới nay không còn phù hợp nữa Thực tế đã cho thấy vẫn còn có không ít hiện tượng chia cắt thị trường trong nước, chỉ định đối tác giao dịch xuất phát từ các cơ quan quản lý nhà nước Đây có thể nói là một nét đặc thù của các nền kinh tế chuyển đổi Theo đó, hành vi lạm dụng thẩm quyền của cơ quan quản
lý nhà nước cũng sẽ bị điều chỉnh, góp ph ần làm hạn chế các tác động tiêu cực nảy sinh do sự can thiệp quá mức của Nhà nước vào thị trường
Rõ ràng là cơ quan quản lý cạnh tranh giữ một vai trò quan trọng đối với nền kinh tế thị trường Dưới sự điề u chỉnh c ủa cơ qua n nà y bằng m ột hệ thống phá p luật cạ nh tranh hiệ u lực ca o, các doa nh nghiệ p sẽ c ó m ột sâ n chơi bình đẳ ng, lành mạ nh để có thể cung cấp các sả n phẩ m đá p ứng nhu cầ u thị trư ờng trong đó ngư ời tiêu dùng sẽ mua hàng hóa/dịch vụ với chất lượng tốt nhất và giá cả rẻ nhất
có thể [21 Tr 24-25]
♦ Đối với xã hội
Việc thực thi hệ thống pháp luật cạnh tranh của Cơ quan quản lý cạnh tranh thông qua những cơ c hế giám sát, phát hiện xử lý hay đưa ra các phá n quyết sẽ là một á p lực không nh ỏ đối với các doanh nghiệ p nă ng lực yếu kém, từ đó sẽ có sự dịch chuyể n đáng kể nguồn lực xã hội vào sản xuất kinh doa nh hàng hoá, dịch vụ còn thiếu, qua đó nâng cao năng lực sản xuất của toàn xã hội Việc tạo ra một m ôi trường cạnh tranh bình đẳng, công bằng tất yếu sẽ xuất hiện những doanh nghiệp chấp nhận và thíc h nghi đư ợc với môi trường mới và rõ ràng những doanh nghiệ p này sẽ ngày càng lớn mạnh nhờ làm ăn hiệu quả Và không tr ánh khỏi c ó những doanh nghiệ p buộc phải c huyể n sa ng hình thức kinh doanh khác hiệu quả hơn hoặc
bị phá sả n Xét về khía cạ nh xã hội thì phá sản doanh nghiệp không hoà n toàn mang
Trang 19ý nghĩa tiêu cực vì các nguồn lực của xã hội được chuyển s ang cho nhà kinh doanh khác tiếp tục sử dụng một cách hiệu quả hơn chứ không bị mất đi Phá sản không phải là sự huỷ diệt hoàn toàn mà là sự huỷ diệt sáng tạo: doanh nghiệp yếu kém mất
đi, doanh nghiệp mới xuất hiện và chỉ nhữ ng doanh nghiệp nào hiệu quả mới có thể tiếp tục tồn tại Điều này góp ph ần làm thúc đẩy xã hội ngày càng tiến bộ
Ngoài ra, việc C ơ quan quản lý cạnh tranh thực thi nghiêm các chính sách cạnh tranh sẽ góp phần tạo dựng sự phát triển bền vững của nền kinh tế, mang lại lợi ích cho đất nước Như đã trình bày ở trên thì trong một môi trường mà các doanh nghiệp cạnh tranh một cách bình đẳng, trên cơ sở hành lang pháp lý là hệ thống phá p luật cạnh tranh và với sự giám sát, điều tiết, phán xét một cách công bằng c ủa Cơ quan quản lý cạnh tranh sẽ khuyến khích sự phát triển c ủa các doanh nghiệ p lớn, loại bỏ các doanh nghiệp làm ăn “chộp dật”, đảm bả o công bằ ng giữa các doanh nghiệp lớn và doanh nghiệ p nhỏ; thông qua môi trư ờng cạ nh tranh lành mạnh thì người tiê u dùng sẽ được hưởng những sả n phẩm với c hất lượng tốt nhất, quyề n lợi người tiêu dùng sẽ được đảm bả o… Tất cả những yếu tố này sẽ góp phầ n tạo dựng m ột nề n kinh tế phát triển bền vững Pháp luật được tôn trọng và chấ p hành một cách nghiêm minh [21 Tr27-28]
♦ Đối với doanh nghiệp và n ời tiêu dùng
Các doanh nghiệp là những người được hưởng lợi trước tiên đối với những việc thi hành các chính sách cạnh tranh của Cơ qua n qu ản lý cạnh tranh N ếu như trước khi Cơ quan quản lý cạnh tranh xuất hiện, các doanh nghiệp làm ăn một cách
tự phát, doa nh nghiệp lớn bằng những nguồn lực của mình c ó thể chèn ép các doanh nghiệ p nhỏ, còn quyền và lợi íc h của các doanh nghiệp có thể bị xâm phạm bất cứ lúc nào bởi các doanh nghiệ p làm ăn “c hộp dật”,… mà không có m ột cơ qua n chuyên biệt với m ột hệ thống pháp luật đủ mạnh để phán xử Thì khi Cơ quan quả n
lý cạnh tranh được thà nh lập, với c ông cụ là hệ thống phá p luật cạnh tranh sẽ tạo lậ p
và phát triển m ột môi trường cạnh tranh bình đẳng, không phân biệt đối xử; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, của người tiêu dùng; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội
Trang 20Việc điều tiết hành vi cạnh tranh của cơ quan quản lý cạnh tranh tậ p trung vào tác động tới cách hành xử của các doanh nghiệp với nhau, và đối với người tiêu dùng M ục đíc h cu ối cùng của doanh nghiệp là lợi nhuận D o đó, m uốn tăng lợi nhuậ n, doanh nghiệp phải bán được nhiều hàng hóa phải thực hiện nhiều biện phá p cạnh tranh thắng lợi trên thị trường Trong m ôi trư ờng cạnh tranh c ông bằng, bình đẳng được tạo lập và có sự giám sát của Cơ quan quản lý cạnh tranh thì doanh nghiệ p chỉ có thể sử dụng các biện pháp cạnh tranh lành mạ nh thông qua việc: không ngừ ng cải tiế n mẫu mã, nâ ng ca o chất lượng, hạ giá thành, hạ giá bán sả n phẩm, tăng cường chất lượng dịc h vụ c hăm sóc khách hàng nhằm chiếm được lòng tin của người tiêu dùng Qua các hành vi c ạnh tranh lành mạ nh này, người tiêu dùng
sẽ có nhiều lựa chọn hơn do ch ủng loại mẫ u mã hàng hoá phong phú hơn, họ sẽ c ó hàng hoá với chất lượng cao hơn và dịc h vụ chăm sóc khách hàng chu đáo hơn Các doanh nghiệp sẽ phải cạnh tranh với nhau để thoả mãn yêu cầu của người tiêu dùng,
để tranh thủ sự tín nhiệm của người tiêu dùng nhằm bán được nhiều hàng hơn, thu được nhiều lợi nhuận hơn Và rõ ràng bản thân doanh nghiệp đó cũng sẽ có những bước phát triển bền vững hơn Vì vậy, nhờ có cạnh tranh lành mạnh mà người tiêu dùng được lợi, doanh nghiệp cạnh tranh thắng lợi cũng sẽ thu được nhiều lợi nhuận
và nền kinh tế cũng như xã hội sẽ phát triển
1.2 K qu t về địa vị p p lý của cơ quan quản lý cạ nh tranh
1.2.1 K n ệm địa vị p p lý của cơ quan quản lý cạ nh tranh
Trước khi tìm hiểu “Địa vị pháp lý của cơ quan quản lý cạnh tranh” chúng ta cần tìm hiểu khái niệm “Đ ịa vị pháp lý” The o từ điển luật học, “Đ ịa vị pháp lý được hiểu là vị trí của chủ thể pháp luật trong m ối quan hệ với những chủ thể pháp luật khác trên cơ sở các quy định phá p luật Đ ịa vị pháp lý của chủ thể pháp luật thể hiện thành m ột tổng thể các quyề n và nghĩa vụ pháp lý c ủa chủ thể, qua đó xác lậ p cũng như giới hạn khả năng của chủ thể trong các hoạt động của mình Thông qua địa vị pháp lý có thể phân biệt chủ thể pháp luật này với chủ thể pháp luật khác, đồng thời cũng có thể xem xét vị trí và tâm quan trọng của chủ thể pháp luật trong các mối quan hệ pháp luật” [28 Tr.244]
Trang 21Như vậy trên cơ sở quy định của pháp luật, địa vị pháp lý trước tiên cho phép chúng ta xác định được vị trí của chủ thể ấy đặt ở đâu so với các chủ thể pháp luật khác V ị trí này ghi nhận thông qua việc chủ thể đó được thành lập ra sao, được quy định như thế nào và đặc biệt là pháp luật trao cho nó những quyền và nghĩa vụ gì Tổng thể các quyền và nghĩa v ụ mà pháp luật quy định cho chủ thể đó sẽ nói lê n được quyền hạn, phạm vi, trách nhiệm mà chủ thể đó được phép thực hiện khi tham gia các quan hệ pháp luật với các c hủ thể khác Vì thế, xác định được Đ ịa vị phá p lý của mình, khi tham gia các hoạt động của mình c hủ thể phá p luật sẽ biết được quyề n của mình sẽ được những gì, giới hạn đến đâ u, nghĩa vụ, trách nhiệm của mình sẽ phải làm gồm những gì M ỗi một c hủ thể phá p luật sẽ được ghi nhậ n những quyề n và nghĩa vụ khác nhau thông qua các quy định của pháp luật, vì vậy tổng thể các quyề n và nghĩa vụ này là cơ sở qua n trọng nhất để phâ n biệt giữa các chủ thể pháp luật với nhau, căn cứ để đánh giá tầm quan trọng của m ỗi chủ thể trong các mối quan hệ pháp luật mà nó tham gia
Từ khái niệ m Địa vị pháp lý, chúng ta c ó thể đưa ra được khái niệ m “Đ ịa vị pháp lý của cơ quan quản lý cạnh tranh” là vị trí của cơ quan này trong m ối quan hệ với các cơ quan trong b ộ máy nhà nước, với các chủ thể khác tham gia hoạt động thương mại trên cơ sở quy định của pháp luật
Cụ thể, Địa vị pháp lý của c ơ quan quản lý cạnh tranh được thể hiện thông qua tổng thể các quyền và nghĩa v ụ mà phá p luật quy định cho nó Thông qua những quy định này đã xác lập, cũng như giới hạn được khả nă ng, nhiệ m vụ c ủa cơ quan quản lý cạnh tranh trong các hoạt động của mình Đ ịa vị phá p lý là cơ sở qua n trọng để phân biệt Cơ quan quản lý cạnh tranh v ới các cơ quan quản lý nhà nước trong hệ thống bộ máy nhà nước nói chung, cũng như với các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế nói riêng Đồng thời cũng nhấn mạnh vị trí và tầm quan trọng của
Cơ quan quản lý cạnh tranh trong việc đảm bảo m ột môi trường cạnh tranh lành mạnh trong nền kinh tế c ủa mỗi quốc gia
Trang 221.2.2 ộ dun của địa vị p p lý của cơ quan quản lý cạ nh tranh
Như đã trình bày ở trên thì Địa vị pháp lý của cơ quan quản lý cạnh tranh phản á nh: vị trí, c hức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ qua n quản lý cạnh tranh mà pháp luật m ỗi quốc gia quy định cho cơ qua n nà y
Tùy thuộc và o quan điể m, tình hình thực tế ở mỗi quốc gia mà Cơ quan quả n
lý cạnh tranh được thành lập theo mô hình trực thuộc: Quốc hội, Thủ tướng c hính phủ/Tổng thống, là một cơ quan ngang Bộ, hoặc là một cơ quan trực thuộc B ộ Tuy vậy như đã phân tích, dù trực thuộc cơ qua n nào thì pháp luật mỗi quốc gia đề u khẳng định và ghi nhậ n vị trí của Cơ quan quản lý cạnh tranh là độc lập với hoạt động của Chính phủ và các cơ quan khác trong hệ thống bộ máy nhà nước M ọi hoạt động chuyên m ôn của cơ qua n này chỉ tuân the o pháp luật mà không bị tác động bởi một cơ quan nào khác kể cả cơ quan mà thành lập lên nó Nhằm đảm bảo
sự độc lập này, thông thư ờng pháp luật các nước quy định m ối quan hệ giữa Cơ quan quả n lý cạ nh tranh v ới cơ quan mà nó trực thuộc chỉ là mối qua n hệ hành chính Ví như việc quy định cơ quan quản lý cạnh tranh trực thuộc một Bộ hay là một cơ quan ngang B ộ,… nhằm đả m bảo các điều kiện cần thiết để duy trì hoạt động hàng ngày của nó, như: cơ sở vật chất, cơ chế tài chính, nguồn nhân lực… Đặc biệt, theo thông lệ của các nước thì việc bổ nhiệm nhâ n sự cấp cao của Cơ quan quản lý cạnh tranh phải có sự tham gia của các cơ quan quyề n lực cao nhất như Quốc Hội hay N ghị Viện, nếu có sự đề bạt của người đứng đầu Chính Ph ủ như Thủ Tướng hay Tổng thống thì cũng cần có sự phê duyệt của các cơ quan quyền lực này Việc không trao quyề n quyết định những vấn đề quan trọng của c ơ quan quả n lý cạnh tranh cho m ột cơ quan ha y một cá nhân nào nhằm đảm bả o vị trí của cơ quan quản lý cạnh tranh luôn đư ợc độc lậ p, tự c hủ trong hoạt động của mình Điều nà y cho thấy tầm qua n trọng, tính chất đặc biệt trong hoạt động của cơ quan quả n lý cạnh tranh
Chức năng chính và quan trọng nhất của mỗi m ột cơ quan quả n lý cạnh tranh
là đảm bảo cho hoạt động cạnh tranh ở quốc gia đó được diễn ra công bằng, bình đẳng giữa các chủ thể Để đạt được điều này thì nhiệm vụ quan trọng mà cơ quan quản lý cạ nh tranh phải thực hiện là thực thi và đả m bả o thực thi luật cạnh tranh C ó
Trang 23thể nói, luật cạnh tranh được thực thi nghiêm ch ỉnh đến đâu là ph ụ thuộc và o hiệ u quả hoạt động của chính cơ quan này Theo đó v ới tính chất là một cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực cạnh tranh, Cơ quan quản lý cạnh tranh có nhiệm vụ: giám sát
và điều tra các hành vi làm hạn chế cạnh tranh, như: thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền, tập trung kinh tế,… ; các hành vi cạnh tranh không lành m ạnh (được quy định cụ thể ở phá p luật mỗi nước) Bên cạnh đó, không chỉ là m ột cơ quan hành chính mà c ơ quan quả n lý cạnh tranh còn ma ng tính chất là m ột cơ qua n tư pháp trong lĩnh vực cạnh tranh, với chức năng này cơ quan quả n lý cạnh tranh có quyền căn cứ trên những điều tra của mình, những đơn kiện, tố cáo của các chủ thể khác để tổ chức những buổi họp, điề u trần,… nhằm đưa ra những quyết định, phá n xét đối với các chủ thể vi phạm phá p luật cạnh tranh
Ngoài chức năng quản lý lĩnh vực cạnh tranh, thông thư ờng ở m ột số nước trên thế giới, cơ quan quản lý cạnh tranh còn có chức năng bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Q uy định này cũng được đánh giá là có tính hợp lý, bởi với tư cách là cơ quan quản lý nhà nư ớc về lĩnh vực cạnh tranh, nhiệm vụ c hính của cơ quan nà y là tạo lập, duy trì một môi trường kinh doanh bình đẳng, có tính cạnh tranh thực sự Thông qua đó khuyến khích và buộc các doanh nghiệp phải phát triển các sản phẩm theo hướng đa dạng hơn, phong phú hơn, chất lượng đảm bảo và được nâng cao hơn,… thì mới đủ sức cạnh tranh một cách công bằng với các doanh nghiệp khác Như đã phân tích thì những hoạt động này của cơ quan quản lý cạnh tranh sẽ dẫn đến mục tiêu cuối cùng là khuyến khích, thúc đẩy phát triển cho nền kinh tế quốc gia đó và hơn hết là đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng Khi các doanh nghiệp cạnh tranh m ột cách công bằng thì chắc chắn người tiêu dùng và xã h ội được lợi rất nhiều Chính vì vậ y giữa chính sác h cạnh tranh và c hính sách bảo vệ người tiê u dùng có mối quan hệ mật thiết, việc quy định cơ quan quản lý cạnh tranh c ó thê m thẩm quyề n bả o vệ người tiê u dùng là h ợp lý cả về lý luận lẫn thực tiễn
Ngoài các nhiệm vụ, quyề n hạn trên thông thư ờng các cơ quan quả n lý cạnh tranh đều có hai thẩm quyền cơ bản là: (i) Phát hiện và kiến nghị các cơ quan liên quan bãi bỏ, sửa đổi các chính sách làm cản trở đến m ôi trường cạnh tranh; (ii) Yêu
Trang 24cầu các tổ chức, cá nhân có liên quan cung c ấp thông tin, chứng cứ trong quá trình điều tra xử lý vụ việc cạnh tranh Hai quyền này có tác dụng hỗ trợ cho hoạt động của cơ quan cạnh tranh được hiệu quả hơn Bởi sự phát triển kinh tế là không ngừng, với sự xuất hiện của nhiều doa nh nghiệ p với đa dạ ng ngành nghề kinh doanh, pháp luật các quốc gia có thể chưa the o kịp tốc độ phát triển đó, chưa thể bao quát được hết các tình huống có thể xảy ra, điều này có thể sẽ dẫn đến việc nhiều chính sách không phù h ợp với môi trường cạnh tranh lành mạnh, qua đó cản trở hoạt động cạnh tranh c ủa các doanh nghiệp Lấy ví dụ: trường hợp khi nhà nước
có những chính sách nhằm bảo hộ cho các doanh nghiệp mà nhà nước nắm cổ phầ n chi phối, điều này sẽ không tránh khỏi sự bất bình đẳng trong hoạt động cạ nh tranh giữa doanh nghiệ p nà y với các doanh nghiệp khác trên cùng m ột ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh Và tùy thu ộc vào chính sách điều tiết nề n kinh tế của quốc gia đó trong m ỗi thời kì, cơ qua n quả n lý cạnh tranh ở đây có thể đề xuất nhà nước, các cơ quan có liê n quan sửa đổi hay bãi bỏ các chính sách bảo hộ nà y nhằm đả m bảo c ó
sự cạnh tranh công bằng hơn giữa các doanh nghiệp này với các doanh nghiệp khác tham gia trên cùng m ột ngành nghề; Hoặc tùy vào điều kiện và thực tiễn ở mỗi quốc gia mà ở đây vẫn tồn tại việc độc quyền của doanh nghiệp nhà nước trong một số lĩnh vực, điều này dẫn đến lĩnh vực đó hầu như không có sự cạnh tranh, dẫn đến thiệt hại cho người tiêu dùng cũng như xã hội Và trong phạm vi hoạt động của mình cũng như thực tiễn ở quốc gia đó, cơ quan quản lý cạnh tranh có thể đề xuất bãi bỏ sự độc quyền này, c ho phép sự tham gia của các doanh nghiệp khác nhằ m tăng cường sức cạnh tranh, cải thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ của ngành nghề
đó Ngoài ra, quyền được yêu cầu các tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, chứng cứ trong quá trình điều tra xử lý vụ việc cạnh tranh là một quyề n năng quan trọng của cơ quan quản lý cạnh tranh B ởi việc điều tra, xét xử đòi hỏi cơ qua n này phải luôn chủ động trong việc điều tra, thu thập các bằng chứng phục vụ cho quá trình giải quyết các vụ việc cạnh tranh N ế u việc thu thập thông tin, chứng cứ này phải thông qua m ột cơ qua n khác thì sẽ tạo m ột kẽ hở cũng như làm mất đi tính bảo mật trong việc điều tra cũng như giải quyết vụ việc của cơ quan quản lý cạnh
Trang 25tranh Vì lẽ đó, đây là m ột quyền năng qua n trọng, không thể thiếu đối với m ỗi cơ quan quả n lý cạ nh tranh
1.3 Cơ quan quản lý cạn tran của một số n ớc trên t ới
1.3.1 Ủ ban t ơn mạ l ên ban Hoa Kỳ và Cục c ốn độc qu ền t uộc
Bộ p Hoa Kỳ
Hệ thống c ơ quan quả n lý cạnh tranh ở Hoa K ỳ có hai c ơ quan chính ph ụ trách: Ủy ban Thương m ại liên bang Hoa K ỳ (US FTC) và Cục Cạnh tranh thu ộc
Bộ Tư Pháp (US DOJ)
Uỷ Ban ơn mại Liên Ban g H oa Kỳ [29]: là cơ qua n đư ợc Q uốc H ội
Hoa K ỳ thành lập vào năm 1914, v ới m ục đích xây dựng m ột cơ qua n hà nh c hính
để có thể trực tiếp ngăn chặn những hành vi cạnh tranh không lành mạnh, từ đó đưa
ra định nghĩa chính xác về những hành vi bị cấm và sử dụng quyền lực pháp lý để
xử lý hà nh vi nà y cũng như áp dụng Luật Clayton Đ ứng đầ u Ủy ban Thương m ại liên bang Hoa K ỳ là một nhóm ủy viê n gồm 05 người do Tổng thống đề cử và Thượng viện thông qua, m ỗi thành viên có nhiệm kỳ 07 năm Tổng thống sẽ chọn một trong số 05 Ủy viên là m C hủ tịch Bên cạ nh đó, nhiề u nhất 03 ủy viên được phép thuộc cùng m ột Đảng Hiện nay trụ sở c ủa US FTC được đặt tại thủ đô
W ashington, hoạt động rộng rãi trên 07 bang của M ỹ US FTC chịu trách nhiệ m quản lý 3 cơ quan chính là: Cơ quan bả o vệ người tiêu dùng; Cơ qua n cạnh tranh và
Cơ quan kinh tế; và các văn phòng: Văn phòng Tư vấn chung, Văn phòng Điều tra chung; Văn phòng H ợp tác quốc tế; Văn phòng Giám đốc điều hành và các Văn phòng đại diện ở 07 Bang khác
Là một cơ quan do Quốc Hội thành lập, US FTC hoạt động độc lập và chỉ có trách nhiệm báo cáo trực tiếp với Quốc hội Chức năng chính của cơ quan này là: (i) Ngăn chặn hành vi kinh doanh phản cạnh tranh hoặc gây bất lợi đối với người tiêu dùng; (ii) Tăng cường quyền lựa chọn của người tiêu dùng và nhận thức của công chúng về cạnh tranh; (iii) Hoàn thành những nhiệm vụ trên nhưng không gây ra bất
kỳ rào cản hay gánh nặng pháp lý đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
USFTC có trác h nhiệm thực thi các quy định hành chính đư ợc quy định trong khoảng 46 B ộ Luật, nhóm thà nh 03 ch ủ đề chính, bao gồm: Các đạo luật liê n
Trang 26quan đến lĩnh vực cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng (c ụ thể L uật Ủ y ban Thương mại liên bang - FTC Act); Các đạo luật chủ yếu liên quan đến đến cạnh tranh (điển hình như Luật Clayton) và các đạo luật chủ yếu liên quan đến bảo vệ ngư ời tiêu dùng Trong mỗi bộ luật, FTC chỉ phụ trách một số mảng cụ thể:
- Luật Ủy ba n thư ơng mại liên ba ng tra o c ho U S FTC nhữ ng quyền hạ n sa u đây: (i) ngăn chặn hành vi cạnh tranh không lành mạnh, nhữ ng hành vi ảnh hưởng xấu đế n hoạt động thương mại; (ii) Giúp ngư ời tiêu dùng lấ y lại được bồi thường
về vật c hất và tinh thầ n khi quyền của họ bị xâ m hạ i; (iii) Thi hà nh các quy định thương mại, trong đó nêu rõ những hành vi cụ thể được coi là không lành mạnh hoặc gian dối; thiết lập những yê u cầ u c ụ thể để ngă n c hặ n nhữ ng hà nh vi đó; (iv) Tiến hà nh điều tra tổ c hức, doanh nghiệp, hà nh vi c ủa c hủ thể có liê n qua n tha m gia và o hoạt động thương mại; và (v) Xây dư ng bá o cáo và kiế n nghị trình liê n Quốc hội
Trong quá trình xử lý hà nh chính, L uật Ủ y ban thương mạ i liê n ba ng quy định, US FT C có quyền xét xử hành chính, qua đó đưa ra phán quy ết sơ bộ cho một hà nh vi vi phạm luật cạ nh tra nh The o phần 5(b) c ủa Luật FTC , US FTC c ó thể xe m xét hành vi cạ nh tra nh không lành m ạ nh hoặc hành vi gia n d ối trong kinh doa nh (hoặc hà nh vi liê n qua n đế n bả o vệ người tiê u dùng) thông qua bư ớc xét xử hành chính Khi đã có đầy đủ lý do kết luận rằng có hành vi đó vi phạm luật cạnh tranh, Ủ y ba n c ó thể phá t hành lệ nh buộc tội Nế u bị đơn chấ p nhận với cá o buộc ,
họ sẽ phả i ký vào biên bản đồng ý (không cầ n xác nhậ n phá p lý) liên qua n đế n việc c hấp nhậ n đi đế n quyết định cuối c ùng đồng thời tự nguyện từ bỏ các quyề n liên quan đến rà soát pháp lý Nếu như US FTC chấp nhận biên bản đồng ý này, quyết định liê n quan sẽ được c ông bố lấ y ý kiế n trong vòng 30 ngày (hoặc trong khoả ng thời gia n US FT C quy định) trước khi đưa ra kết luận c uối c ùng
Theo như quy định ở trên, khi US FTC đưa ra quyết định thông qua bư ớc xét xử hà nh c hính về hành vi cạnh tra nh không lành m ạnh hoặc gia n dối thương mại, US FTC ph ối hợp với tòa á n để tiế n hành lệnh xử phạt dâ n sự hoặc bồi thường cho người tiêu dùng do hành vi vi phạm luật N hư diễn giải ở phần trên, tuy Ủ y ba n U S FTC đã xác định thông qua quá trình xét xử và phá n quyết rằ ng
Trang 27một hành vi là hành vi không lành m ạnh hoặc lừa đảo, US FTC vẫn cần có những hỗ trợ từ Tòa án để đưa ra những mức phạt dân sự hoặc khắc phục hậu quả gây ra đối với người tiêu dùng đ ối với hành vi vi phạm đó, chiểu theo quy định tạm ngừng hành vi và Quy định các quy tắc thương mại M ục 13(b) của Luật FTC, 15 U.S.C M ục 53(b), cho phép US FTC đưa ra phán quyết sơ bộ và nhằm khắc phục lâu dài “bất kỳ hành vi vi ph ạm nào theo quy định của Luật”
- T rong luật Clayton, trách nhiệm của US FTC được quy định tại phần 3,7 và 8 với nội dung ngăn ch ặn và phá bỏ những thỏa thuận hợp đồng trái pháp luật, thương vụ mua bán sáp nh ập hoặc ban quản trị phối hợp Đạo luật này được chỉnh sửa bởi Luật Robinson-Patman, theo đó Ủy ban đư ợc trao quyền hạn ngăn chặn những hành vi liên quan đ ến đặt giá phân biệt và khuyến mại sản phẩm
Trong các vụ việc về Sáp nhập và M ua lại, Cả US FTC và C ục chống độc quyền Bộ Tư Pháp đều có chức năng tiếp nhận và rà soát các vụ việc sáp nhập Liên quan đ ến quá trình thông báo tiền sáp nhập, Luật Ha rt-Scott-Rodino đã thiết lập chương trình thông báo tiền sáp nhập liên bang nhằm cung cấp cho US FTC và C ục chống độc quyền những thông tin liên quan đến những kế hoạch mua bán và sáp nhập lớn Các công ty khi tiến hành các giao dịch mua bán cần phải nộp thông báo tiền sáp nhập cho US FTC và C ục chống độc quyền US FTC có trách nhiệm quản lý chương trình báo cáo tiền sáp nhập; đội ngũ nhân viên thu ộc chương trình này luôn có m ặt s n sàng để trả lời cá c câu hỏi liên quan đ ến cách thức và thời gian nộp hồ sơ báo cáo Thông tin chung đối với những đối tượng tham gia hành vi mua bán sáp nhập: (1) Cá nhân tham gia vào hành vi thương m ại trong phạm vi nư ớc M ỹ,
có ảnh hưởng đến nền kinh tế M ỹ; (2) Lượng cổ phiếu hoặc tài sản được coi
là kết quả của quá trình mua bán vư ợt 50 triệu đo la; và (3) Nếu giá trị giao dịch đạt 200 triệu đô la (có th ể điều chỉnh) hoặc ít hơn, m ột thành viên có
Trang 28doanh thu hoặc tài sản 100 triệu đô la (có th ể điều chỉnh) hoặc nhiều hơn, những thành viên khác có doanh thu hoặc tài sản 10 triệu đô la (có th ể điều chỉnh) hoặc nhiều hơn Cá nhân n ộp hồ sơ cần phải đợi 30 ngày (15 ngày trong trường hợp có lệnh mời mua cổ phiếu hoặc thông báo phá sản chiểu theo Phần 363(b) của Luật Phá sản M ỹ) tính từ ngày các bên n ộp bộ hồ sơ hoàn chỉnh Yêu cầu tiếp theo (thứ hai) có thể được đưa ra trong trư ờng hợp thời gian chờ đ ợi đư ợc kéo dài thêm 30 ngày tính từ ngày các bên ch ấp nhận làm theo yêu cầu tiếp theo đó (10 ngày trong trư ờng hợp có lệnh mời mua cổ phiếu hoặc phá sản) Kết thúc giai đo ạn 30 ngày, cơ quan có th ẩm quyền kết luận không có v ấn đề - giai đoạn xem xét kết thúc Kết thúc giai đo ạn 30 ngày, cơ quan có thẩm quyền vẫn đặt câu hỏi đối v ới một số vấn đề - phát hành “yêu cầu cung cấp thêm thông tin”, thông thường được gọi là “yêu cầu thứ 2” Kết thúc giai đo ạn yêu cầu thứ hai, nếu cơ quan có th ẩm quyền kết luận không còn vướng mắc, quá trình xét duy ệt kết thúc Trong trường hợp
cơ quan có thẩm quyền kiến nghị đây là giao dịch tiềm ẩn ảnh hưởng đến thương mại, Cục chống độc quyền sẽ đưa vụ việc ra tòa; và US FTC tiến hành các bước hành chính
Ngoài ra, US FTC còn có th ẩm quyền trong hoạch định chính sách, theo đó: Luật FTC quy định trong phần 18: US FTC được trao quyền phác thảo “những quy định chỉ ra hành vi cụ thể mang tính không lành m ạnh hoặc ảnh hưởng xấu đến hoạt động thương mại” chiểu theo phần 5(a)(1) của cùng
Bộ Luật đó Trước khi tiến hành viết Luật, US FTC cần phải có đủ lý lẽ để biện chứng rằng hành vi bị điều chỉnh thường xuyên xuất hiện trong môi trường kinh doanh Quy định của US FTC được công bố trong Đề mục thứ
16 của Bộ Luật liên bang [26 Tr.267-276]
Cục Chốn độc quyền của Bộ p p (USD OJ) [30]: Bên cạnh hoạt
động của Ủy ban thương mại liên bang Hoa Kỳ, do sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế và các doanh nghiệp, đòi hỏi Bộ Tư pháp phải có một lực lượng
Trang 29chuyên biệt trong lĩnh v ực Luật Chống độc quyền nhằm đối phó với tình hình
ngày càng phức tạp của thị trường Lịch sử lập pháp Hoa Kỳ ghi nhận, Luật
chống độc quyền Sherman ra đời và có hiệu lực từ năm 1890 với sự thông qua của Bộ trưởng bộ tư pháp Tuy v ậy, cũng phải đến năm 1903 khi B ộ tư pháp Hoa Kỳ thành lập một Văn phòng do Th ứ Trưởng Bộ này quản lý, nhằm phụ trách giải quyết các vấn đề liên quan đến chống độc quyền, dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Roosevelt và B ộ trưởng bộ tư pháp Philander Knox Văn
phòng này hoạt động đến năm 1933, thì Cục ch ộc quy n ra đời và thay
thế nhằm thực thi Luật cạnh tranh nói chung và lĩnh v ực chống độc quyền nói riêng được hiệu quả hơn Với ý nghĩa đó, Cục Chống độc quyền thành lập ra
có chức năng chính là đ ẩy mạnh cạnh tranh kinh tế thông qua việc thi hành và hướng dẫn thi hành Luật Chống độc quyền và các quy định liên quan khác Cục Chống độc quyền do một Thứ trưởng của Bộ Tư pháp giám sát, Thứ trưởng này do Tổng thống Hoa Kỳ đề cử và phải có sự thông qua của Thượng viện Giúp việc cho Thứ trưởng sẽ được thực hiện bởi 5 trợ lý, có thể là cán
bộ chuyên tu Bao g ồm một giám đốc điều hành chung; giám đ ốc tranh tụng; giám đốc thực thi hình sự; giám đốc thực thi dân sự; giám đốc thực thi kinh
tế M ỗi bộ phận và văn phòng thông báo cho 1 Trợ lý nhất định Bộ phận này
có nhiều chi nhánh ở nhiều nơi, như là Alanta, Chicago, Cleveland, Dallas
Nhiệm vụ của US DOJ chủ yếu tập trung vào việc kiểm soát và điều tra các vụ việc hạn chế cạnh tranh, được quy định ở hai bộ luật chính là: Lu ật Sherman và Luật Clayton:
Lu t Sherman nghiêm cấm các hợp đồng, thỏa thuận, âm mưu hạn chế
vô lý hoạt động giao thương giữa các tiểu bang hoặc quốc tế Những hành vi này bao gồm thỏa thuận giữa các đối thủ cạnh tranh nhằm ấn định giá, thông thầu, phân chia khách hàng; nh ững hành vi này có th ể bị phạt nặng tương tự như tội phạm hình sự nguy hiểm Luật Sherman còn nghiêm cấm các hành vi độc quyền hóa bất cứ khu vực nào trong hệ thống thương mại liên bang Độc
Trang 30quyền trái luật tồn tại khi m ột công ty kiểm soát thị trường của một loại hàng
hóa hoặc dịch vụ, đồng thời nắm giữ sức mạnh thị trường không phải vì loại hàng hóa hoặc dịch vụ đó ưu việt hơn các loại hàng hóa khác, mà bởi vì hoạt động cạnh tranh bị kiềm chế bởi hành vi phản cạnh tranh Chiểu theo
M ục 2 của Luật Sherman, US DOJ có quy ền tiến hành điều tra dân sự, đi kèm với việc sử dụng Lệnh điều tra dân sự (CID), một loại công cụ điều tra tiền khởi tố Lệnh điều tra dân sự (CID) là m ột loại lệnh điều tra chung được ban hành bởi Thứ trưởng Bộ Tư Pháp chiểu theo Luật Độc quyền dân sự
Cục chống độc quyền của Bộ Tư Pháp chịu trách nhiệm chính trong các
vụ việc hạn chế cạnh tranh cũng như kh ởi tố vụ án ra tòa nếu thấy có dấu hiệu hình sự Với chức năng này, cơ quan này sẽ xử lý các hành vi vi ph ạm luật cạnh tranh bằng cách đưa v ụ án đó ra tòa với mức hình phạt như phạt tiền hoặc bỏ tù Trong m ột số vụ việc khác, cơ quan này có th ể kết tội một hành vi dân sự nhất định bằng cách sử dụng lệnh của tòa án cấm thực hiện những hành vi đó trong tương lai cũng như kh ắc phục những hậu quả của hành vi vi phạm trước đó Phần lớn các vụ khởi tố dân sự đều liên quan đ ến các vấn đề
ấn định giá, thông đồng đấu thầu, phân chia thị trường hoặc mặt hàng
Luật Clayton là bộ luật dân sự (không quy đ ịnh xử phạt hình sự) trong
đó quy định nghiêm cấm hoạt động sáp nhập hoặc mua bán có nguy cơ hạn chế cạnh tranh Theo như b ộ luật này, chính phủ ngăn chặn những thương vụ sáp nhập có thể tạo nên sự tăng giá hàng hóa làm ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng Như đã trình bày ở trên, thì tất cả những chủ thể có kế hoạch tiến hành sáp nhập hoặc mua bán với giá trị vượt quá mức nhất định phải thông báo với US DOJ và US FTC B ộ Luật này cũng nghiêm cấm những hành vi ảnh hưởng tới cạnh tranh trong m ọi trường hợp
Ngoài ra, Nhằm đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền Luật, Cục chống độc quyền có chức năng tổ chức các chương trình hư ớng tới mục tiêu phát triển thị trường, bảo đảm môi trường kinh tế tự do lành m ạnh Các hoạt động bao
Trang 31gồm hoạt động hợp tác sâu rộng với các cơ quan liên bang cũng như tổ chức cạnh tranh quốc tế; phối hợp với Tòa án tối cao và các tòan án địa phương khác [26 Tr.267-276]
1.3.2 Ủ B an ơn m ại lành mạnh Nhật B ản [32]
Ở Nhật Bản, Luật chống độc quyền (AMA) là đạo luật về cạnh tranh quan trọng đầu tiên được ban hành vào nă m 1947 Đ ồng thời với việc ban hà nh luật nà y Chính phủ Nhật Bản cũng đã thành lập Ủy ban thương mại lành mạnh Nhật Bản (viết tắt là JFTC) nhằm đảm bảo thực thi AM A một cách hiệu quả nhất Trước đây JFTC có vị trí như là một cơ quan cấ p bộ thuộc sự chỉ đạo của Bộ trưởng các bộ: B ộ quản lý công c ộng, B ộ nội vụ, B ộ bưu chính viễ n thông Tuy nhiên vào nă m 2003
Ủy ban đã chuyển thành m ột cơ quan độc lập trực thuộc Chính Phủ Nhật Bản M ặc
dù trực thuộc các Bộ hay độc lập trực thuộc Chính Phủ thì pháp luật Nhật Bản vẫn luôn coi trọng và ghi nhậ n tính độc lậ p trong hoạt động c ủa JFTC Hiện na y, Ủ y ba n thương mại lành mạnh Nhật Bản gồm 01 Chủ tịch và 4 Ủy viên Ủy viên và Chủ tịch là các chuyên gia luật và kinh tế có tuổi đời từ 35 trở lên, được Thủ tướng bổ nhiệm trên cơ sở sự đồng thuận c ủa cả thượng viện và hạ viện Việc bổ nhiệm Chủ tịch do N hật hoàng thông qua Ch ủ tịch chủ trì công việc và là đại diện của JFTC Chủ tịch và các Ủy viên được bổ nhiệ m theo nhiệm kỳ 05 nă m và phải nghỉ hưu ở tuổi 70
Để đảm bảo tính độc lập trong quyết định của Ủy ban Thương mại Lành mạnh Nhật Bản, bê n cạnh sự độc lập về mặt lợi ích với các chủ thể khác, Luật Chống độc quyền còn đưa ra các quy định để đảm bả o cho tính đ ộc lập và trung lập trong quyết định của chủ tịch và các ủy viên của Ủy ban Thương mại Lành mạnh Nhật Bản Điều 28 quy định: “ Chủ tịch và các ủy viê n của Ủy ban Thương m ại Lành mạnh thực hiện nhiệm vụ c ủa họ một cách độc lập” Tuy điều này chưa tạo ra được một cơ chế cụ thể để tạo ra tính độc lập trong quyết định của Chủ tịch và các
Ủy viên nhưng chính điều này đã tạo ra cơ sở pháp lý rất quan trọng cho tính độc lập này Bổ sung quan trọng cho điều 28, nhằm đảm bả o cho vị trí của Chủ tịch và
Ủy viên là không bị ảnh hưởng tới những cá nhân hay Cơ quan khác đã bổ nhiệm
Trang 32họ, trong điều 31 quy định: “Chủ tịch và các ủy viên sẽ không bị bãi nhiệm trong thời hạn nhiệm kỳ trái ý muốn của họ” ngoại trừ những trường hợp như: (i) Khi người này bị tòa á n phán xét là không có năng lực, hầu như không c ó năng lực, hoặc rơi vào tình trạng phá sản; (ii) Khi người này bị bãi miễn bởi hình phạt kỷ luật; (iii) Khi người này bị phạt vì vi phạm L uật này; (iv) Khi người này bị kết án tù hoặc bị kết án nặng hơn; (v) Khi Ủy ban Thương m ại Lành mạnh quyết định rằng người nà y không đủ khả năng thực hiện nhiệm vụ của mình vì lý do suy sụp về thể xác và tinh thần; (vi) Khi không giành đư ợc sự thông qua tiếp theo của cả hai Viện của Nghị viện như trong trường hợp quy định tại mục (4) của Điều trên đây
Đồng thời trong Điều 36 quy đ ịnh về lương của Chủ tịch và Các ủy viên của
Ủy ban Thương mại Lành mạnh Nhật Bản có quy định như sau nhằm nâng cao tính độc lập trong lợi ích của Chủ tịch và các Ủy viên:"1 Lương c ủa Chủ tịch và các ủy viên sẽ được cấp riêng; 2 Lương của Chủ tịch và ủy viên không bị cắt giả m ngược lại với ý m uốn của họ khi họ đang trong nhiệm kỳ"
Dưới Ủy ban là văn phòng T ổng thư ký với sự điều hành của T ổng thư ký Tổng thư ký tiến hành tố tụng hà nh c hính của JFTC Dưới sự điều hành của Tổng thư ký có Ban Thư ký; Cục các vấn đề kinh tế; Cục điều tra; và Các văn phòng khu vực đặt tại Hokkaido (Sapporo), Tohoku (Sendai), C hubu (Nagoya), Kinki (Osaka), Chūgoku (Hiroshima), S hikoku (Takamatsu) và Kyushu (Fukuoka) Dư ới Cục Các vấn đề kinh tế, có Phòng Thương m ại và dưới Cục điều tra có các phòng điều tra hình sự
Nhằm m ục đích duy trì, ổn định hoạt động cạnh tranh bình đẳng, tự do trên thị trường, P háp luật Nhật Bản ghi nhậ n chức năng chính của Ủy ban Thương m ại Lành mạnh Nhật Bản là chịu trách nhiệm thực thi 2 văn bản pháp luật: Luật Chống độc quyền và Luật Hợp đồng phụ Ủy ban Thương mại Lành mạnh N hật Bản đã nỗ lực đảm bảo môi trường cạnh tranh là nh mạnh thông qua việc ban hành các lệnh đình chỉ và chấm dứt khi phát hiện hành vi cạnh tranh bất hợp pháp và các lệnh phạt tiền đối với những hành vi các-ten Ngoài ra, để xây dự ng m ột cơ chế kinh tế tự do, cởi mở, bình đẳng và năng động, Ủy ban Thương m ại Lành mạnh N hật Bản c òn c ó nhiệm vụ cải cách mới các quy định và tích cực tham gia ban hành các chính sách
Trang 33cạnh tranh Thông qua đó định hướng cho việc nâng cao chất lượng của Luật Chống độc quyền, đưa ra nhữ ng nghiên cứu, đề xuất cải cách pháp luật và hoàn thiện các hướng dẫn hành chính về hạn chế cạnh tranh, đẩy mạnh hoàn thiện hệ thống hợp đồng đấu thầu công, xây dựng và sửa đổi các chỉ dẫn khác nhau được xem như các biện pháp ngă n chặn hành vi vi phạ m
Nhằm đả m bả o thực hiện tốt các chức nă ng và nhiệm vụ như đã nêu, JFTC được pháp luật cạnh tranh Nhật Bản quy định rất nhiều quyền hạn và nghĩa vụ Trong đó tập trung chính vào việc kiểm soát các hành vi độc quyền tư nhân, hành vi hạn chế thương mại không chính đáng, cạnh tranh không lành m ạ nh, hoạt động M ua bán và Sáp nhập Qua đó JFTC được quyền tiến hành các hoạt động điều tra nhằ m làm rõ những vi phạm , qua đó đưa ra những quyết định xử lý Cụ thể:
JFTC có thể tiế n hành các cuộc điều tra sơ bộ thông qua các thông tin thu được từ công chúng cũng như từ những phát hiện của chính JFTC Sau khi điều tra
sơ bộ, nếu Cục trưởng Cục điều tra tìm thấy một số nghi vấn làm cơ sở cho vụ kiện, Cục sẽ gửi báo cáo lên Ủy Ban về sự cần thiết của m ột cuộc điều tra c hính thức và làm rõ gồm (i) lời nói đầ u, (ii) bản tóm tắt các sự kiện, và (iii) luật có liên quan càng nhiều càng tốt Trong trường hợp Ủy ban thấy rằng vụ việc cần phải được áp dụng một biệ n phá p hành chính, chẳ ng hạ n như m ột lệnh trình, v v, Ủ y ban sẽ chỉ định các điều tra viên phụ trách vụ việc đó
Đối với hoạt động điều tra m ột vụ việc vi phạm cạnh tranh (không có dấu hiệu hình sự): JFTC có quyền tiến hà nh các phương pháp theo quy định của phá p luật để thu thập bằng chứng, các điều tra viên c ủa JFTC được phé p: (i) ban hành lệnh để thu thậ p bằng chứng hoặc để giữ bằng c hứng thông qua điều tra tại chỗ; (ii) ghi chép các báo cáo thông qua các cu ộc phỏng vấn, và (iii) ban hành các lệnh đối với các chủ thể có liên quan để được báo cáo, v… v Điều 47 khoản (1), mục (iv) của AMA xác định phạm vi “Điều tra tại chỗ” tiến hành từ JFTC là "bất kỳ văn phòng kinh doa nh c ủa người có liên qua n trong vụ việc ho ặc các địa điểm c ần thiế t khác", các điều tra viên đư ợc phép thực hiện hoạt động điều tra tại các địa điểm này Ngoài
ra, điều tra tại chỗ không chỉ đối với người có liên quan với trường hợp mà còn với các đối tác kinh doanh của họ, v v Trong trường hợp các điều tra viên phát hiện
Trang 34ra những tài liệu hoặ c bằng chứng khác đư ợc coi là cần thiết trong m ột cuộc điề u tra, lúc này các điều tra viên có quyền yêu cầu ngư ời đại diện của các bên liên quan nộp tài liệ u đó hoặc các bằng chứng đồng thời gi ữ chúng, theo quy định của Điề u
47 , khoản (1), mục (iii) của AM A
Điều 47 khoản (1), mục (i) của AMA ghi nhận các điều tra viên của JFTC có quyền yêu cầu người có liên quan trong vụ việc hoặc nhân chứng tham gia thẩm vấn Theo điều khoản này, điều tra viên của JFTC có thể triệu tập nhân chứng và những người có liên quan để tiến hành thẩm vấn Các điều tra viên cũng có thể yêu cầu người có liên quan trong vụ việc hoặc nhân chứng tiến hành các cuộc phỏng vấn tự nguyệ n, và tiến hành ghi âm các cuộc phỏng vấn đó Các điều tra viên cũng có thể yêu cầu người có liên quan trong vụ việc hoặc nhân chứng đưa ra ý kiến hay báo cáo một cách tự nguyện Tuy nhiên, khi các điều tra viên định thu thập ý kiến, báo cáo từ người có liên quan trong vụ việc, họ thường ra tiến hành bằng lệnh êu cầu nộp tự nguyện được thực hiện chủ yếu là để làm chứng
Khi cuộc điều tra vụ án đã được hoàn thành, C ục trưởng cục điều tra có nhiệm vụ bá o cáo kết quả điều tra cho Ủy Ban Các bá o cáo phải bao gồm: (i) lời nói đầu, (ii) quá trình điều tra, (iii) một bản tóm tắt các sự kiện, (iv) các bài viết có liên qua n, và (v) các ý kiế n của các điều tra viên B ản tóm tắt các sự kiện còn ba o gồm bằ ng chứng hỗ trợ, cụ thể là nội dung ghi âm các cuộc phỏng vấ n với người có liên quan đến vụ việc, các nhân chứng và vật chứng thu thập được như một phần của cuộc điều tra Căn cứ vào báo cáo của cục điều tra, JFTC sẽ tiến hành cuộc họp của các thành viên ủy ba n, qua đó đưa ra quyết định đối với vụ việc đã được điề u tra: đưa ra lệnh chấm dứt, tạm dừng điều tra hoặc ban hành lệnh phạt đối với các chủ thể vi phạm:
- Nếu JFTC thấy thíc h hợp để c hấm dứt và tạm dừng điều tra được mô tả ở trên, JFTC sẽ thông báo các nội dung của lệnh ch ấm dứt và tạm dừng tới người có liên quan, bằ ng cách gửi một tài liệu mô tả, gồm các nội dung: (i) N ội dung của lệnh ngừng và c hấm dứt, (ii) các yếu tố liê n quan đư ợc tìm thấ y bởi các JFTC, và á p dụng pháp luật và các quy định liên quan, (iii) cơ hội c ủa các chủ thể liên quan để bày tỏ ý kiế n và giao nộp các b ằng chứng liên quan đến các vấ n đề được liệt kê
Trang 35trong (i) và (ii) cho JFTC và thời hạn (Điều 49, khoả n (5) của AM A, M ục 24 của Quy tắc điề u tra)
- Khi ban hà nh l ệnh phạt, các JFTC phải thông báo cho ngư ời có liên quan, thay cho m ục (i) và (ii) ở trên: (i) số tiền phạt dự định sẽ phải trả và (ii) cơ sở tính toán các khoả n phạt và các hành vi vi ph ạm liên quan đế n việc phạt này (Đi ều 50, khoả n (6) của AM A, m ục 29 của Q uy định điề u tra)
Khi có yêu cầ u từ phía ngư ời nhậ n được Q uyết định trên của Ủy Ba n, các điều tra viên phải giải trình về nội dung: (i) của lệnh ngừng và chấm dứt điều tra (hoặc lệnh xử phạ t hành c hính) (ii) các yếu tố tìm th ấy từ JFTC, á p d ụng các điều khoản từ AMA Trong trường hợp này, các điều tra viên cũng cần gi ải thích bằng chứng cần thiết để c ung cấp những căn cứ để giải thích đ ến người liên quan (M ục
29 và 25 của Quy tắc điề u tra)
M ột người nhận được quyết định của Ủy ban có thể gửi ý kiến bằ ng văn bả n hoặc bằng chứ ng tới JFTC trong m ột ngày cụ thể Khi nộp chứng cứ, nhữ ng người
có trách nhiệm làm rõ nhữ ng vấ n đề mà họ đang tìm cách chứng minh JFTC có thể cho phép người có liên quan bày t ỏ ý kiến của mình bằng lời nói trong trường hợp đặc biệt cần thiết (Điều49, đoạn (3) của AMA, m ục 26 của Quy chế điều tra) Sau khi xem xét đầy đủ ý kiến và bằng chứng này, JFTC có thể ban hành lệnh tạm ngừng thực hiện hành vi hay các hình phạt phụ
Đối với những vụ việc cạnh tranh có dấu hiệu vi phạm hình sự: JFTC có thể tiến hành điều tra sơ bộ nhằm làm rõ những cáo bu ộc đối với những vụ việc cạnh tranh có dấu hiệu hình sự, Trong điều tra đối với vụ án hình sự, JFTC có thể nhận sự
hỗ trợ từ Thẩm phán để có thể ra lệnh tiến hành việc cưỡng chế khám xét các doanh nghiệp có liên quan nếu cần thiết Khi kết thúc điều tra sơ bộ, Cục trưởng Cục điều tra sẽ thông báo kết quả tới Ủy ban Nếu kết quả điều tra cho thấy các cáo buộc hình
sự là có căn cứ, cáo buộc này sẽ được chuyển tới Viện trưởng viện kiểm sát
Đối với hoạt động Mua bán sáp nhập (M A): Đ ối với hoạt động M&A, pháp luật Nhật Bản quy định trong một số trường hợp, các doanh nghiệp trước khi tiến hành hoạt động m ua bán, chia tách, sáp nhậ p,… phải thông báo hoặc báo cáo đến JFTC JFTC thông qua các quy trình th ẩm định, xe m xét đánh giá hồ sơ sẽ xem xét
Trang 36và quyết định việc m ua bán, chia tách, sáp nhập,… đó c ó làm ảnh hưởng đến m ôi trường cạnh tranh hay không N ếu ảnh hưởng đến môi trường cạnh tranh thì các hành vi này sẽ không được thực hiện, ngược lại các hoạt động này sẽ được chấ p nhận nếu nó không làm phương hại đế n môi trường kinh doa nh c ủa các doanh nghiệ p M ọi hà nh vi trên nếu thực hiệ n trước khi có sự cho phép của JFTC sẽ không
có hiệu lực
Ngoài ra, JFTC còn là cơ quan có thẩm quyền quan trọng trong việc hoạch định chính sách pháp luật về Cạnh tranh nói chung và chống độc quyền nói riêng Trong nỗ lực xâ y dựng cơ chế kinh tế tự do, cởi mở, bình đẳng và năng đ ộng, Ủ y ban Thương mại Lành mạnh Nhật Bản đã chủ động thúc đẩy cải cách mới các quy định và tích cực tham gia ban hành các chính sách cạnh tranh Cụ thể: JFTC chịu trách nhiệm sửa đổi Luật chống độc quyền, Luật Hợp đồng phụ và các Thông tư của Chính phủ; ba n hành các quy tắc của JFTC bằng cách tham khả o ý kiế n công khai
về thủ tục; biên soạn các Hướng dẫn các vấn đề liên quan đế n AM A; ngoài ra JFTC còn chịu trách nhiệm tổ chức các buổi Thả o luậ n và trao đổi ý kiến với các tổ chức quốc tế và các cơ quan quản lý cạnh tranh nước ngoài nhằ m học hỏi kinh nghiệ m cũng như hỗ trợ các nước đang phát triển trong việc xây dựng và hoàn thiện chính sách cạnh tranh [26 Tr.252-265]
1.3.3 Ủ ban cạn tran S n apore [33]
Tháng 10/2004 Đạo luật quan trọng nhất về Cạnh tranh ở Singapore đã được nghị viện nước nà y thông qua và có hiệu lực từ tháng 01/2005 Nhằm thực thi vàđảm bảo thực thi luật này, Ủy ban thương mại cạnh tranh Singapore (viết tắt là CCS) đã được thành lập, với vị trí là một cơ quan trực thuộc Bộ Công Thương Singapore M ặc dù là một cơ quan trực thuộc B ộ công thương, song C CS đư ợc phá p luật ghi nhận và đảm bảo tính độc lập trong hoạt động c ủa mình Cụ thể P hần 7 Luật Cạnh tranh Singapore quy định rằng CCS có chức năng thực thi Luật Cạnh tranh và không có Luật nào khác c ó thể giới hạn chức nă ng này c ủa CCS Đây là quy định duy nhất và quan trọng nhằm khẳ ng định vị trí độc lập của C CS S ố thà nh viên của CCS được quy định không dưới 2 người và không quá 16 người (Phần 5 – luật cạnh tranh) Trong đó Chủ tịch và thành viên H ội đồng Cạnh tranh Singapore do B ộ
Trang 37trưởng Bộ Công Thương bổ nhiệm N hiệm kỳ bổ nhiệm Chủ tịch và thành viên H ội đồng Cạnh tranh được quyết định bởi Bộ Công Thương, được quy định không dưới
3 năm và không quá 5 năm (Có thể tái bổ nhiệm) Bên cạnh thẩm quyền bổ nhiệm Chủ tịch và thà nh viê n H ội đồng Cạnh tranh, B ộ trưởng Bộ C ông Thương có thẩ m quyề n đưa ra những c hỉ đạ o chung liên quan đến chính sách c ủa CCS , thông qua việc bổ nhiệm trưởng ba n hành pháp (Phần 10) N hư vậy có thể thấy mặc dù phá p luật quy định vị trí của CCS là độc lập, song trên thực tế Bộ công thương có thẩ m quyề n khá quan trọng đối với hoạt động c ủa CCS
Cơ cấu của CCS khá đầy đủ nhằm đảm bảo thực hiện chức năng của ủy ban Dưới Ủy ban có Ban điều hành Dưới Ban điều hành có 3 ban: (i) Ban phân tích chính sách và kinh tế: Bao gồm phòng Kinh tế (có chức năng phân tíc h kinh tế trong các vụ việc cạnh tranh và nghiê n cứu thị trường), P hòng Chính sách (có trách nhiệ m trong các vấ n đề về chính sách) và Phòng tập trung kinh tế (quả n lý các vụ việc tập trung kinh tế) cùng với Ban Giám đốc và các chuyê n gia kinh tế; (ii) Ban K ế hoạch chiến lược: Bao gồm Phòng Hành chính/IT, Phòng h ợp tác cộng đồng, Phòng Tài chính, Phòng tổ c hức, và P hòng phát triển tổ chức, với 1 trưởng Ban và các chuyê n viên, c ó trách nhiệm trong các lĩnh vực như nhân sự, tài chính, hành chính, quản lý mạng; (iii) Ban H ợp tác quốc tế: Với một trưởng ban và các cán bộ có trách nhiệm trong mảng hợp tác quốc tế, chiến lược phát triển và hợp tác cộng đồng Và (iv) bộ phận hỗ trợ gồm: Ban thực thi và ban Pháp chế: có chức năng thực thi Luật Cạnh tranh, tư vấn pháp lý và soạn thảo các văn bản pháp luật trong quá trình hoạt động của CCS
Pháp luật Singa pore quy định CC S thực hiện các chức năng sau: Đ ảm bảo và nâng cao tính hiệu quả của thị trường và xây dựng một thị trường năng động, và cạnh tranh tại Singapore; Giám sát thực tiễn cạnh tranh tại Singapore; Thúc đẩy và đảm bảo tính cạnh tranh trong thị trường Singapore; Thúc đẩy môi trường cạnh tranh lành mạ nh và xâ y dựng văn hóa cạnh tranh trong nền kinh tế Singapore; Là đại diện cho Singapore tham gia các hoạt động quốc tế trong lĩnh vực cạnh tranh;
Tư vấn cho Chính phủ hay các cơ quan nhà nước khác những vấn đề liên quan đến cạnh tranh
Trang 38Để đảm bảo thực hiện các chức năng này, nhiệm vụ quan trọng nhất của CCS
là thực thi và đả m bảo thực thi Luật cạnh tranh Singa pore Trong đó tậ p trung kiể m soát các hành vi làm hạn chế m ôi trường cạnh tranh như: Thỏa thuận hạ n chế cạnh tranh (Cấm các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các bên khác nhau nhằ m
ấn định giá, hạn chế sản xuất, phân chia thị trường và bóp méo cạnh tranh); Lạm dụng vị trí thống lĩnh (Nghiêm cấ m các hành vi lạm dụng, ba o gồm việc giảm giá
để cạnh tranh, găm hàng, từ chối cung cấp các nguồn đầu vào thiết yếu để giảm cạnh tranh); Sáp nhậ p và hợp nhất (Cấm sáp nhậ p và hợp nhất nếu vụ việc ảnh hưởng đến cạnh tranh trên thị trường)
Cũng giống như các cơ quan quản lý cạnh tranh khác trên thế giới, Pháp luật cạnh tranh Singapore đã đưa ra những quy định c ụ thể về quyền hạn của C CS trong việc kiểm soát hoạt động cạnh tranh của các chủ thể trên thị trường, các quyền hạn này chủ yếu thể hiện các quyền hà nh pháp và tư pháp của một cơ quan quả n lý cạnh tranh, cụ thể: C CS có thẩm quyền điề u tra các vụ việc, các hành vi c ó dấ u hiệu vi phạm pháp luật cạnh tranh; thông qua điều tra CCS đưa ra phán quyết nhằ m xử lý các chủ thể vi phạm; đối với những vụ việc sáp nhập và hợp nhất C CS có thẩ m quyề n quyết định việc sá p nhập, hợp nhất có được tiến hành hay không; ngoài ra CCS còn có thẩm quyền trong việc hoạch định các chính sách cạnh tranh:
- Đối với thẩm quyền điề u tra: CCS có quyề n thực hiện các vụ điều tra chính thức sau khi c ó khiếu nại hoặc sau khi c ó chủ định kiệ n tụng CCS có thể tự tiến hành điều tra nếu xét thấy có đủ cơ sở nghi ngờ các hành vi vi phạm M ục 34 (thỏa thuận), M ục 47 (lạm dụng vị trí thống lĩnh) và M ục 54 (sát nhập và hợp nhất) C CS
có thể chỉ định tha nh tra để tiến hà nh các công việc của vụ điều tra (M ục 62) Lúc này Thanh tra được bổ nhiệm bởi CCS có các quyền: Yêu cầu xuất trình tài liệu, cung cấp thông tin, vv… (M ục 63); Khám xét mà không cần trát của tòa án (M ục 64); Ngoài ra, nếu có căn cứ hợp lý, thanh tra có thể xin trát của tòa và được quyề n khám xét the o lệnh (M ục 65)
- Đối với T hẩm quyề n ba n hà nh phá n quyết: C CS có thể đưa ra phán qu yết
về thỏa thuận hạn c hế cạnh tranh và lạm dụng vị trí thống lĩnh (M ục 68) Trong phán quyết, CCS c ó thể ra lệnh xóa bỏ các hành vi vi phạm và phạt tiề n doanh
Trang 39nghiệ p kinh doanh ở Singapore mỗi năm không quá 10% doanh thu trong th ời gia n
vi phạm (Không quá 3 năm) (M ục 69)
- Trong các vụ việc sá p nhập, hợp nhất: trong một số trường hợp, Bên sá p nhập có nghĩa vụ thông báo việc sá p nhập cho CCS N goài việc thông bá o của doanh nghiệp, đối với các vụ việc sáp nhập và thâu tóm, CCS có thể chủ động tiến hành điều tra nếu xét thấy có các dấu hiệu vi phạm Thông qua các điều tra, CCS có quyề n quyết định c ho phép hay không cho phép tiến hành các trường hợp sáp nhậ p
đó Tuy nhiên đối với các phán quyết này, nếu việc sáp nhập có yếu tố công ích (mục 68) thì trong vòng 14 ngày, B ộ trưởng Bộ Công Thương có thể đưa ra quyết định cho phép vụ sáp nhập đó được tiến hành Trong trường hợp này, phán quyết của Bộ trưởng B ộ công thương là phán quyết cuối cùng
- CCS có chức năng và vai trò quan trọng trong việc Ba n hà nh các vă n bả n hướng dẫn luật cạnh tranh: CCS được phép soạn thảo tài liệu hướng dẫn chỉ rõ cách ứng xử để diễn giải và thực thi các điều khoản của luật cạnh tranh (M ục 61) Hiện nay CCS đã ban hành bộ 14 hướng dẫn cách diễn giải và thực thi các điều khoản của luật cạnh tranh, gồm: Hướng dẫn M ục 34; Hướng dẫn M ục 47; Hướng dẫ n Thẩm định sá p nhập [26 Tr.325-322]