1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phòng ngừa các tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh cao bằng

86 305 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 1,55 MB

Nội dung

Cơ c u của Luận v n Ngoài phần mở đầu, kết luận và phần danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được kết cấu làm 3 chương: Chương 1: Tình hình các tội phạm về túy trên địa b

Trang 1

NÔNG THIỆN DOANH

PHÒNG NGỪA CÁC TỘI PHẠM VỀ MA TÚY

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG

Chuyên ngành: Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm

Mã số: 60 38 01 05

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGUYỄN VĂN HƯƠNG

HÀ NỘI - 2014

Trang 2

Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn là chính xác và trung thực Các kết quả nêu trong luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Tác giả

Trang 3

các em Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới

Ban giám hiệu, Khoa sau đại học, Bộ môn Luật hình sự và tố tụng hình

sự trường Đại học Luật Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn

Các chú, các anh chị em công tác tại Viện kiểm sát nhân dân thành phố Cao Bằng đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, tạo mọi điều kiện

có thể để tôi hoàn thành luận văn

Xin chân thành cảm ơn Mẹ, Vợ và và Con gái yêu quý đã luôn ở bên cạnh động viên và giúp đỡ tôi học tập làm việc và hoàn thành luận văn

Đặc biệt, tôi gửi lời cảm ơn chân thành tới Tiến sĩ Nguyễn Văn

Hương, người thầy kính mến đã hết lòng giúp đỡ, dạy bảo, động viên và tạo

mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình hoàn thành luận văn thạc sĩ

Trân trọng!

Trang 4

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

PHẦN MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: T NH H NH CÁC TỘI PHẠM VỀ MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG 5

1.1 Thực trạng của các tội phạm về ma tuý trên địa bàn tỉnh Cao Bằng (2009 -2013) 5

1.1.1 Thực trạng xét về mức độ của các tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Cao Bằng (2009 -2013) 5 1.1.2 Thực trạng xét về tính chất của các tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Cao Bằng (2009 -2013) 11

1.2 Diễn biến của các tội phạm về ma tuý trên địa bàn tỉnh Cao Bằng (2009 -2013) 24

1.2.1 Diễn biến xét về mức độ của các tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Cao Bằng (2009 -2013) 24 1.2.2 Diễn biến xét về tính chất của các tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Cao Bằng (2009 -2013) 29

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 33 CHƯƠNG 2: NGUYÊN NHÂN CỦA CÁC TỘI PHẠM VỀ MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG 34

2.1 Nguyên nhân liên quan đến đặc diểm kinh tế - xã hội 34 2.2 Nguyên nhân liên quan đến thiếu sót của hoạt động giáo dục và tuyên truyền, phổ biến pháp luật 38

Trang 5

chống tội phạm 45

2.5 Nguyên nhân liên quan đến đặc điểm tâm lý của người phạm tội 49

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 53

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÒNG NGỪA CÁC TỘI PHẠM VỀ MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG 54

3.1 Dự báo tình hình các tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Cao Bằng trong thời gian tới 54

3.2 Các giải pháp phòng ngừa các tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Cao Bằng 54

3.2.1 Các giải pháp hạn chế các tác động tiêu cực của quá trình phát triển kinh tế - xã hội 55

3.2.2 Các giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động giáo dục và tuyên truyền phổ biến pháp luật 57

3.2.3 Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về an ninh trật tự 60

3.2.4 Các giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác đấu tranh chống tội phạm 63

3.1.5 Các giải pháp hạn chế nguyên nhân từ phía người phạm tội 66

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 69

KẾT LUẬN 71

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 73

PHỤ LỤC 1 75

PHỤ LỤC 2 76

Trang 6

TAND Tòa án nhân dân

Trang 7

trên địa bàn tỉnh Cao Bằng (2009 – 2013) 6

Bảng 1.2: Tỷ lệ các tội phạm về ma túy trong tổng số tội phạm nói chung đã được xét xử trên địa bàn tỉnh Cao Bằng (2009 – 2013) 6

Bảng 1.3: So sánh số vụ phạm tội về ma túy với số vụ phạm tội nói chung và một số nhóm tội khác trên địa bàn tỉnh Cao Bằng (2009 - 2013) 7

Bảng 1.4: So sánh số bị cáo phạm tội về ma túy với số bị cáo phạm tội nói chung và một số nhóm tội khác trên địa bàn tỉnh Cao Bằng (2009 - 2013) 8

Bảng 1.5: So sánh chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội của các tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Cao Bằng và trên toàn quốc (2009 - 2013) 9

Bảng 1.6: Cơ cấu theo tội danh 11

Bảng 1.7: Cơ cấu của tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy (Điều 194 BLHS) theo hành vi phạm tội 12

Bảng 1.8: Cơ cấu theo địa bàn phạm tội 13

Bảng 1.9: Cơ cấu theo loại chất ma túy bị thu giữ 14

Bảng 1.10: Cơ cấu theo loại và mức hình phạt đã được áp dụng 15

Bảng 1.11: Cơ cấu theo hình thức phạm tội 15

Bảng 1.12: Cơ cấu theo động cơ phạm tội 16

Bảng 1.13: Cơ cấu theo nghề nghiệp của người phạm tội 17

Bảng 1.14: Cơ cấu theo đặc điểm về lý lịch tư pháp của người phạm tội 18

Bảng 1.15: Cơ cấu theo đặc điểm người phạm tội là người nghiện hay không nghiện ma túy 19

Bảng 1.16: Cơ cấu theo trình độ học vấn của người phạm tội 20

Bảng 1.17: Cơ cấu theo độ tuổi của người phạm tội 21

Bảng 1.18: Cơ cấu theo giới tính của người phạm tội 22

Trang 8

Bảng 1.21: Diễn biến số vụ phạm tội về ma túy và số vụ phạm tội nói chung (2009-2013) 25 Bảng 1.22: Diễn biến số bị cáo phạm tội về ma túy và số bị cáo phạm tội nói chung (2009-2013) 26 Bảng 1.23: Diễn biến số vụ phạm tội về ma túy trên địa bàn tỉnh Cao Bằng và trên toàn quốc (2009-2013) 27 Bảng 1.24: Diễn biến số người phạm tội về ma túy trên địa bàn tỉnh Cao Bằng

và trên toàn quốc (2009-2013) 28 Bảng 1.25: Diến biến theo đặc điểm dân tộc của người phạm tội 30 Bảng 1.26: Diến biến theo đặc điểm nhân thân người phạm tội là người nghiện hay không nghiện ma túy 31 Bảng 1.27: Diến biến theo loại chất ma túy bị thu giữ 32

Trang 9

bị cáo của tội phạm nói chung trên địa bàn tỉnh Cao Bằng (2009 - 2013) 7

Biểu đồ 1.2: So sánh số vụ, số bị cáo phạm các tội về ma túy với số vụ, số bị cáo phạm các tội nói chung và một số nhóm tội khác trên địa bàn tỉnh Cao Bằng (2009-2013) 8

Biểu đồ 1.3: Cơ cấu theo tội danh 12

Biểu đồ 1.4: Cơ cấu của tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy (Điều 194 BLHS) theo hành vi phạm tội 13

Biểu đồ 1.5: Cơ cấu theo loại chất ma túy bị thu giữ 14

Biểu đồ 1.6: Cơ cấu theo loại và mức hình phạt đã được áp dụng 15

Biểu đồ 1.7: Cơ cấu theo hình thức phạm tội 16

Biểu đồ 1.8: Cơ cấu theo động cơ phạm tội 16

Biểu đồ 1.9: Cơ cấu theo nghề nghiệp của người phạm tội 17

Biểu đồ 1.10: Cơ cấu theotheo đặc điểm về lý lịch tư pháp của người phạm tội 19

Biểu đồ 1.11: Cơ cấu theo đặc điểm người phạm tội là người nghiện hay không nghiện ma túy 19

Biểu đồ 1.12: Cơ cấu theo trình độ học vấn của người phạm tội 21

Biểu đồ 1.13: Cơ cấu theo độ tuổi của người phạm tội 22

Biểu đồ 1.14 Cơ cấu theo giới tính của người phạm tội 22

Biểu đồ 1.15: Cơ cấu theo đặc điểm dân tộc của người phạm tội 23

Biểu đồ 1.16: Diến biến của số vụ án, số bị cáo phạm tội về ma túy trên địa bàn tỉnh Cao Bằng ( 2009-2013) 25

Biểu đồ 1.17: Diễn biến số vụ phạm tội về ma túy và số vụ phạm tội nói chung trên địa bàn tỉnh Cao Bằng (2009-2013) 26

Trang 10

và trên toàn quốc (2009-2013) 28 Biểu đồ 1.20: Diễn biến số người phạm tội về ma túy trên địa bàn tỉnh Cao Bằng và trên toàn quốc (2009-2013) 29 Biểu đồ 1.21: Diến biến theo đặc điểm dân tộc của người phạm tội 30 Biểu đồ 1.22: Diến biến theo đặc điểm nhân thân người phạm tội là người nghiện hay không nghiện ma túy 31 Biểu đồ 1.23: Diến biến theo loại chất ma túy bị thu giữ 32

Trang 11

PHẦN MỞ ĐẦU

1 T nh c p thi t của tài

Cao Bằng là một tỉnh miền núi địa đầu của tổ quốc, cách thủ đô Hà Nội 286km về phía Đông Bắc Với những điều kiên thuận lợi mà thiên nhiên ban tặng, Cao Bằng có nhiều tiềm năng về du lịch và công nghiệp khai thác khoáng sản Tuy nhiên, địa hình chia cắt, giao thông đi lại khó khăn khiến cho đời sống của nhân dân nơi đây vẫn còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là đồng bào dân tộc ở vùng sâu, vùng

xa Cùng với công cuộc đổi mới của đất nước, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Cao Bằng đang nỗ lực hết mình nhằm đưa tỉnh thoát khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân Sự phát triển từ công cuộc đổi mới bên cạnh những thành tựu nhất định cũng kéo theo không ít vấn đề phức tạp như: tình trạng thất nghiệp tăng cao, sự tha hóa về mặt đạo đức, sự gia tăng về tệ nạn xã hội, việc nảy sinh các loại tội phạm mới gây ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình an ninh trật tự trên địa bàn Trong đó, tình hình tội phạm nói chung, các tội phạm về ma túy nói riêng đang có xu hướng gia tăng Các tội phạm về ma túy gây

ra những hậu quả hết sức nghiêm trọng trên nhiều mặt cả về kinh tế, văn hóa- xã hội, đạo đức làm cho quần chúng nhân dân cũng như các cấp chính quyền hết sức lo lắng Ngoài ra, sự lệ thuộc của người nghiện vào ma túy còn làm suy giảm sức khỏe của người sử dụng, tăng nguy cơ mắc căn bệnh thế kỷ AIDS, bên cạnh đó là nguy

cơ lớn gây mất an ninh, trật tự an toàn xã hội

Tính từ năm 2009 đến năm 2013, Tòa án nhân dân (TAND) các cấp trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đã đưa ra xét xử 825 vụ án với 1090 bị cáo phạm các tội về ma túy Số người nghiện ma túy trung bình trong 5 năm duy trì ở mức 1294 người/năm Con số này đưa Cao Bằng trở thành một trong những điểm nóng về ma túy của cả nước Trước những ảnh hưởng tiêu cực của ma túy đối với mọi mặt của đời sống xã hội trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, Đảng bộ và các cấp chính quyền đã có nhiều biện pháp nhằm đẩy lùi các loại tội phạm về ma túy Tuy nhiên, hiệu quả của công tác đấu tranh chống và phòng ngừa các tội này chưa được như mong muốn

Trang 12

Vì vậy, việc nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống về tình hình các phạm về ma tuý trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, từ đó tìm ra nguyên nhân của tội phạm,

đề ra các giải pháp có cơ sở khoa học nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa

nhóm tội phạm này là một yêu cầu bức thiết Do đó em đã chọn đề tài : “Phòng

ngừa các tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Cao Bằng” làm đề tài nghiên cứu

luận văn của mình

2 T nh h nh nghiên cứu tài

Trong những năm gần đây, có khá nhiều công trình nghiên cứu các tội phạm

về ma tuý dưới nhiều góc độ khác nhau, trong đó phải kể đến một số công trình sau:

- Sách chuyên khảo “Hiểm họa ma túy và cuộc chiến mới” của các tác giả

PGS, TS Nguyễn Xuân Yêm, TS Trần Văn Luyện đồng chủ biên, năm 2002

- Luận án tiến sỹ Luật học: “Đấu tranh phòng chống các tội phạm về ma tuý ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Tuyết Mai, Đại học luật Hà Nội, năm 2007 Đây là một công trình nghiên cứu sâu rộng, chi tiết, rất có ý nghĩa về các tội phạm ma tuý dưới góc độ tội phạm học

- Luận văn thạc sỹ Luật học: “Phòng ngừa các tội phạm về ma tuý trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn” của tác giả Nguyễn Hải Ninh, Đại học Luật Hà Nội, năm 2011

- Luận văn thạc sỹ Luật học: “Phòng ngừa các tội phạm về ma tuý trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh” của tác giả Nguyễn Thị Phượng, Đại học Luật Hà Nội, năm

Trang 13

các giải pháp phòng ngừa các tội phạm về ma túy trên phạm vi toàn quốc và một số địa phương khác nhau Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có công trình nào được công bố nghiên cứu một cách có hệ thống và làm sáng tỏ đặc thù riêng của tội phạm

về ma túy trên địa bàn tỉnh Cao Bằng Chính vì vậy, việc nghiên cứu phân tích rõ tình hình, nguyên nhân cũng như đưa ra các giải pháp cụ thể để phòng ngừa các tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Cao Bằng là rất cần thiết Và đề tài này không trùng lặp với các công trình nghiên cứu đã công bố

3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của tài

a) Đối tượng nghiên cứu: đối tượng nghiên cứu là: có tình hình các tội phạm

về ma tuý; nguyên nhân của các tội phạm về ma tuý; dự báo và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa các tội phạm về ma tuý trên địa bàn tỉnh Cao Bằng

b) Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu dưới góc độ tội phạm học về

các tội phạm về ma tuý trên địa bàn tỉnh Cao Bằng từ năm 2009 đến năm 2013

4 Mục ch, nhiệm vụ nghiên cứu của tài

a) Mục đích nghiên cứu: Mục đích cuối cùng của Luận văn là đề xuất các

giải pháp phù hợp với đặc thù riêng của tỉnh Cao Bằng để nâng cao hiệu quả hiệu quả phòng ngừa các tội phạm về ma tuý trên địa bàn tỉnh Cao Bằng trong thời gian tới

b) Nhiệm vụ của việc nghiên cứu: để đạt được mục đích nói trên, luận văn có

những nhiệm vụ cơ bản sau:

- Phân tích tình hình các tội phạm về ma tuý trên địa bàn tỉnh Cao Bằng trong thời gian từ năm 2009 đến năm 2013

- Phân tích rõ nguyên nhân của các tội phạm về ma tuý trên địa bàn tỉnh Cao Bằng

- Đưa ra một số dự báo tình hình các tội phạm về ma tuý trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới; phân tích, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa các tội phạm về ma tuý trên địa bàn tỉnh Cao Bằng

Trang 14

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu tài

Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Luận văn sử dụng chủ yếu các phương pháp nghiên cứu của tội phạm học, đó là các phương pháp tiếp cận định lượng, phương pháp tiếp cận tổng thể, phương pháp tiếp cận bộ phận, phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên, phương pháp phân tích thứ cấp dữ liệu, phương pháp chứng minh giả thuyết Ngoài ra, luận văn còn kết hợp sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh

6 Nh ng t quả nghiên cứu mới của Luận v n

- Phân tích rõ tình hình các tội phạm về ma tuý trên địa bàn tỉnh Cao Bằng trong giai đoạn 2009 - 2013

- Phân tích rõ các nguyên nhân của các tội phạm ma tuý trên địa bàn tỉnh Cao Bằng

- Nêu một số dự báo về xu hướng của các tội phạm về ma tuý trên địa bàn tỉnh Cao Bằng trong thời gian tới Từ đó đề ra được các giải pháp phòng ngừa có tính khả thi nhằm góp phần đẩy lùi các tội phạm về ma tuý nói riêng và tệ nạn ma tuý nói chung

7 Cơ c u của Luận v n

Ngoài phần mở đầu, kết luận và phần danh mục tài liệu tham khảo, nội dung

của luận văn được kết cấu làm 3 chương:

Chương 1: Tình hình các tội phạm về túy trên địa bàn tỉnh Cao Bằng

Chương 2: Nguyên nhân của các tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Cao Bằng

Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa các tội phạm về

ma túy trên địa bàn tỉnh Cao Bằng

Trang 15

CHƯƠNG 1 TÌNH HÌNH CÁC TỘI PHẠM VỀ MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN

1.1 Thực trạng của các tội phạm v ma tuý trên ịa bàn tỉnh Cao Bằng (2009 2013)

-Thực trạng của các tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Cao Bằng được thể hiện qua tổng số hành vi phạm tội và số lượng người thực hiện các hành vi phạm tội

về ma túy trên địa bàn tỉnh Cao Bằng trong khoảng thời gian từ năm 2009 đến năm

2013 Để làm rõ thực trạng của các tội phạm về ma túy chúng tôi sử dụng các số liệu thống kê chính thức của TAND tỉnh Cao Bằng, thống kê số liệu từ 150 bản án

về ma túy được lựa chọn ngẫu nhiên từ các TAND hai cấp trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn nghiên cứu

1.1.1 Thực trạng xét về mức độ của các tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Cao Bằng (2009 -2013)

Theo số liệu thống kê, trong khoảng thời gian 5 năm của giai đoạn 2009 -

2013, TAND các cấp trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đã xét xử sơ thẩm tổng cộng 825

vụ án với 1090 bị cáo thực hiện các hành vi phạm tội về ma túy Như vậy, trung bình mỗi năm trên toàn tỉnh xảy ra 165 vụ án với 218 bị cáo bị đưa ra xét xử Trong

đó, thấp nhất là năm 2009 với 116 vụ và 162 bị cáo, cao nhất là năm 2013 với 220

vụ và 306 bị cáo phạm các tội về ma túy Số vụ án và số bị cáo bị xét xử sơ thẩm về

ma tuý trên địa bàn tỉnh Cao Bằng trong từng năm thuộc giai đoạn nghiên cứu được thể hiện qua bảng số liệu sau đây:

Trang 16

Bảng 1.1: Số vụ và số bị cáo đã bị xét xử sơ thẩm về các tội phạm về ma tuý

trên địa bàn tỉnh Cao Bằng (2009 – 2013)

Nguồn:Văn phòng TAND tỉnh Cao Bằng

Bảng số liệu trên đã phản ánh một cách khái quát thực trạng các tội phạm về

ma túy trên địa bàn tỉnh Cao Bằng Tuy nhiên, để thấy rõ hơn mức độ nghiêm trọng của loại tội phạm này chúng tôi so sánh số liệu của các tội phạm về ma túy với một vài số liệu có liên quan sau đây:

Thứ nhất: Đánh giá, so sánh mức độ của các tội phạm về ma túy với tội

phạm nói chung xảy ra trên địa bàn tỉnh Cao Bằng trong giai đoạn 2009 - 2013 cả

về số vụ án và số người phạm tội Thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 1.2: Tỷ lệ các tội phạm về ma túy trong tổng số tội phạm nói chung

đã được xét xử trên địa bàn tỉnh Cao Bằng (2009 – 2013)1

Tổng

Các tội phạm v ma túy Tội phạm nói chung Tỷ lệ %

(1/3)

Tỷ lệ % (2/4)

Số vụ (1) Số bị cáo (2) Số vụ (3) Số bị cáo (4)

825 1090 1974 3057 41,8% 35,7%

TB

Nguồn:Văn phòng TAND tỉnh Cao Bằng

Dựạ vào bảng số liệu trên chúng ta có thể thấy các tội phạm ma về túy chiếm

tỷ lệ khá cao, tới 41,8% về số vụ và 35,7% về số bị cáo so với tổng số tội phạm nói

1 Tỷ lệ các tội phạm về ma túy trong tổng số tội phạm nói chung trên địa bàn tỉnh Cao Bằng được thể hiện ở phụ lục số 1

Trang 17

chung trên toàn tỉnh Cao Bằng Nghĩa là cứ 100 vụ án xảy ra trên địa bàn tỉnh thì có đến gần một nửa là tội phạm về ma túy Đây là con số khá lớn nếu so sánh với tỷ lệ tội phạm ma túy trong tổng số tội phạm nói chung tại các tỉnh thành lân cận trong thời gian gần đây như: Thái Nguyên : 26,7% số vụ, 20% số bị cáo [1, tr.10]; Lạng Sơn: 17,9% số vụ, 15% số bị cáo [9, tr.8]; Như vậy, thông qua việc so sánh số liệu thống kê chúng ta có thể nhận định, các tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Cao Bằng có tính phổ biến cao, chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số tội phạm nói chung

Biểu đồ 1.1: So sánh số vụ, số bị cáo của các tội phạm về ma túy và số vụ, số bị cáo của tội phạm nói chung trên địa bàn tỉnh Cao Bằng (2009 - 2013)

825

1974 1090

Thứ hai: So sánh tội phạm về ma túy với một số nhóm tội phổ biến khác xảy

ra trên địa bàn tỉnh Cao Bằng Cùng với các nhóm tội khác, tội phạm về ma túy chỉ

là một trong các thành tố làm nên thực trạng của tội phạm nói chung trên địa bàn tỉnh Cao Bằng Do vậy, để có một đánh giá toàn diện về loại tội phạm này chúng ta cần đặt trong sự so sánh với các nhóm tội khác xảy ra trên địa bàn tỉnh Cao Bằng trong giai đoạn 2009 – 2013

Bảng 1.3: So sánh số vụ phạm tội về ma túy với số vụ phạm tội nói chung và

một số nhóm tội khác trên địa bàn tỉnh Cao Bằng (2009 - 2013)

h u

Các tội phạm xâm phạm tính mạng…

Các nhóm tội còn lại

Số vụ Tỷ lệ % Số vụ Tỷ lệ % Số vụ Tỷ lệ % Số vụ Tỷ lệ % Số vụ Tỷ lệ %

1974 100% 825 41,8% 533 27% 454 23% 162 8,2%

Nguồn: Văn phòng TAND tỉnh Cao Bằng

Trang 18

Bảng 1.4: So sánh số bị cáo phạm tội về ma túy với số bị cáo phạm tội nói chung

và một số nhóm tội khác trên địa bàn tỉnh Cao Bằng (2009 - 2013)

Tổng số người

phạm tội Các tội phạm v ma túy xâm phạm sở Các tội phạm

h u

Các tội phạm xâm phạm tính mạng…

Các nhóm tội còn lại

Tỷ lệ

%

3057 100% 1090 35,7% 871 28.5% 703 23% 393 12,8%

Nguồn: Văn phòng TAND tỉnh Cao Bằng

Trong 5 năm (2009 – 2013), các tội phạm về ma túy là nhóm tội phạm chiếm

tỷ lệ cao nhất trên địa bàn tỉnh Cao Bằng với 41,8% về số vụ và 35,7% về số bị cáo Các nhóm tội khác có tỷ lệ thấp hơn rất nhiều so với các tội phạm về ma túy là tội phạm xâm phạm sở hữu (27% số vụ, 28,5% số bị cáo) và tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người (23% số vụ, 23% số bị cáo) Các tội danh thuộc các nhóm tội khác chiếm tỷ lệ rất nhỏ (8,2% số vụ, 12,8% số bị cáo) Như vậy, trong tổng số tội phạm nói chung đã xảy ra trên địa bàn tỉnh Cao

Bằng, các tội phạm về ma túy là nhóm tội phạm phổ biến nhất

Biểu đồ 1.2: So sánh số vụ, số bị cáo phạm các tội về ma túy với số vụ, số bị cáo phạm các tội nói chung và một số nhóm tội khác trên địa bàn tỉnh Cao Bằng

(2009-2013)

Thứ ba: So sánh chỉ số tội phạm về ma túy và chỉ số người phạm tội của các

tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Cao Bằng với chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội của các tội phạm về ma túy tương ứng của toàn quốc

Chỉ số tội phạm của các tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Cao Bằng là số

vụ án xảy ra và số người phạm tội tính trên 100.000 dân Chỉ số này được tính dựa

Trang 19

trên tỷ lệ tội phạm về ma túy xảy ra hoặc số người phạm tội (trung bình) trên tổng

số dân (trung bình) của toàn tỉnh Cao Bằng trong giai đoạn nghiên cứu (2009 - 2013) Số dân của mỗi địa phương khác nhau do vậy tội phạm xảy ra ở mỗi địa phương cũng không giống nhau So sánh chỉ số tội phạm dựa trên một mẫu số chung giúp chúng ta đánh giá một cách tương đối chuẩn xác sự chênh lệch về mức

độ của các tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Cao Bằng với các địa phương khác cũng như của cả nước Để làm cơ sở so sánh, chúng tôi có sử dụng các số liệu của TAND Tối cao và tham khảo từ một số luận văn của các tác giả nghiên cứu về tình hình tội phạm về ma túy trên địa bàn các địa phương lân cận có nhiều điểm tương đồng về điều kiện địa lý, tự nhiên - xã hội với Cao Bằng, thể hiện qua bảng so sánh sau đây

Bảng 1.5: So sánh chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội của các tội phạm về

ma túy trên địa bàn tỉnh Cao Bằng và trên toàn quốc (2009 - 2013)1

CSTP CSNPT CSTP CSNPT CSTP CSNPT CSTP CSNPT 14,7 18,5 32,2 42,5 37,7 47,9 13,3 17,8

Nguồn: Văn phòng TAND tối cao, Tổng cục thốngkê

Theo số liệu của Tổng cục thống kê, trong giai đoạn 2009 - 2013, dân số trung bình của cả nước là 87,914 triệu người Cũng trong giai đoạn này, trên toàn quốc xảy ra trung bình 12996,2 vụ án với 16353 bị cáo phạm tội về ma túy, chỉ số tội phạm các tội phạm về ma túy trung bình của cả nước là 14,7, chỉ số người phạm tội các tội phạm về ma túy tương ứng là 18,5 Theo đó, chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm của các tội phạm về ma túy của Cao Bằng đều gấp hơn hai lần hệ số tương ứng của cả nước tính trong cùng giai đoạn nghiên cứu Nếu so sánh với hai tỉnh biên giới Đông Bắc khác thì chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội của các tội phạm về ma túy ở Cao Bằng thấp hơn Quảng Ninh nhưng cao hơn nhiều so với Lạng Sơn Bên cạnh đó, dân số toàn tỉnh Cao Bằng 513,2 nghìn người, tức là chỉ

1 Chí số tội phạm và chỉ số người phạm tội của tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Cao Bằng được thể hiện

ở phụ lục số 2

Trang 20

chiếm khoảng 0,6% dân số cả nước, trong khi đó số người phạm tội về ma túy tại Cao Bằng lại chiếm tới trên 1,3% (218 bị cáo) tổng số người phạm tội về ma túy trên toàn quốc Qua các dữ liệu trên chúng ta có thể nhận định: Cao Bằng là một trong những địa phương có tỷ lệ tội phạm về ma túy xảy ra nhiều trên cả nước

* Thực trạng tội phạm ẩn: Trên đây là các số liệu được thống kê qua quá

trình xét xử của TAND các cấp trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, có nghĩa đây đều là số liệu về tội phạm rõ đã được các cơ quan chức năng phát hiện, điều tra, truy tố, xét

xử và đưa vào thống kê hình sự Còn một bộ phận các tội phạm về ma túy đã xảy ra trên thực tế nhưng không được thể hiện trong các số liệu thống kê tội phạm của các

cơ quan chức năng do không được phát hiện, xử lý hoặc đưa vào thống kê tội phạm chính là tội phạm ẩn của các tội này Trên thực tế, khó có thể đưa ra một con số chính xác về tỷ lệ ẩn của các tội phạm về ma túy trên cả nước nói chung và trên địa bàn tỉnh Cao Bằng nói riêng Tuy nhiên, có thể nhận định tỷ lệ ẩn của tội phạm về

ma túy trên địa bàn tỉnh Cao Bằng là khá cao, dựa vào các căn cứ sau đây:

Thứ nhất: Theo các công trình khoa học đã được công bố, tại Việt Nam hiện

nay, tỷ lệ ẩn của tội phạm về ma túy lên tới 90 - 95%, có nghĩa là mới chỉ có từ 10% tội phạm về ma túy bị phát hiện xử lý [14, tr.539]; đây chỉ là con số mang tính tham khảo, tuy nhiên tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Cao Bằng cũng không không nằm ngoài nhận định trên

5-Thứ hai: Hiện nay, hình thức sử dụng ma túy của các con nghiện chủ yếu là sử

dụng Heroin bằng cách tiêm chích vào cơ thể Trong giai đoạn 2009-2013, mỗi năm Cao Bằng có khoảng 1294 người nghiện ma túy [17], như vậy, nếu trung bình mỗi người sử dụng 02 tép Heroin, tức khoảng 0,04gam ( đơn vị mà các đối tượng thường chia nhỏ để bán lẻ) thì mỗi năm nhu cầu ma túy cho số người nghiện tương đương 1889,2 gam Heroin Trong khi đó, không kể các loại ma túy khác, lượng Heroin mà các ngành chức năng thu được mới là trên 32 kg Heroin trong cả giai đoạn 2009 -2013, nghĩa là trung bình mỗi năm thu được 6,4kg Heroin, con số này mới chỉ đáp ứng được nhu cầu của 33,6% số lượng Heroin mà người nghiện sử dụng, số còn lại (66,4%) lượng ma túy còn lại có thể coi là không phát hiện, bắt giữ được, chưa kể các chất ma túy khác và các chất ma túy không phục vụ nhu cầu sử dụng của con nghiện trong tỉnh

Trang 21

Thứ ba: Do có phong tục sử dụng cây và quả thuốc phiện làm thuốc nên tại

Cao Bằng, đặc biệt là tại các huyện vùng sâu vùng xa, nơi sinh sống của đồng bào dân tộc ít người, người dân bản địa vẫn có tập tục trồng cây thuốc phiện để sử dụng Theo thống kê chưa đầy đủ, trong giai đoạn 2009-2013 các ngành chức năng đã triệt phá được khoảng trên 1500m2 và hơn 3000 cây thuốc phiện tại các địa bàn khác nhau [15] Tuy nhiên, trong thống kê chính thức, chưa có trường hợp nào bị xử lý

về hành vi trồng cây thuốc phiện và các loại cây khác có chứa chất ma túy (Điều 192) trong giai đoạn 2009-2013.

1.1.2 Thực trạng xét về tính chất của các tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Cao Bằng (2009 -2013)

Thực trạng về tính chất thể hiện qua cơ cấu của các tội phạm về ma túy Cơ cấu chính là yếu tố phản ánh tính chất của tội phạm, nếu như thực trạng phản ánh yếu tố định lượng của tình hình tội phạm thì cơ cấu phản ánh yếu tố định tính của tình hình tội phạm Nói cách khác, chúng ta có thể rút ra tính chất của các tội phạm

về ma túy dựa trên việc phân tích cơ cấu của các tội phạm ma về túy theo những tiêu chí khác nhau Bên cạnh xây dựng số liệu dựa trên việc phân tích các số liệu thu thập được từ các cơ quan tố tụng, chúng tôi đã chọn ngẫu nhiên để nghiên cứu nội dung đối với 150 vụ án/192 bị cáo phạm các tội về ma túy từ Tòa án nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh Cao Bằng Từ đó, tiến tới làm rõ tính chất của các tội phạm

về ma túy trên địa bàn tỉnh Cao Bằng thông qua việc phân tích cơ cấu của các tội

phạm về ma túy theo các tiêu chí khác nhau Cụ thể:

* Cơ cấu theo tội danh

Bảng 1.6: Cơ cấu theo tội danh TÊN TỘI DANH SỐ BỊ CÁO TỶ LỆ %

Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc

chiếm đoạt chất ma túy

Trang 22

Biểu đồ 1.3: Cơ cấu theo tội danh

99.7%

0.3%

Tội tàng trữ, vận chuyển mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy

Các tội khác (về ma túy)

Qua bảng số liệu thống kê về tội danh ta thấy trong cả giai đoạn nghiên cứu (2009 - 2013) tuyệt đại đa số các bị cáo đều phạm vào tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy quy định tại Điều 194 Bộ luật hình sự (BLHS) với 99,7% số bị cáo chỉ có 3 bị cáo phạm tội thuộc các tội danh khác (về

ma tuý) trên địa bàn tỉnh Cao Bằng bị xét xử

Riêng tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy quy định tại Điều 194 BLHS là tội ghép với nhiều hành vi phạm tội khác nhau

đó là: tàng trữ, vận chuyển, mua bán và chiếm đoạt Để hiểu rõ hơn, chúng ta nghiên cứu cơ cấu các hành vi thuộc tội danh này qua bảng số liệu sau:

Bảng 1.7: Cơ cấu của tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm

đoạt chất ma túy (Điều 194 BLHS) theo hành vi phạm tội

Hành vi phạm tội Số bị cáo Tỷ lệ %

Nguồn: Nghiên cứu 150 vụ án/ 192 bị cáo

Trang 23

Biểu đồ 1.4: Cơ cấu của tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm

đoạt chất ma túy (Điều 194 BLHS) theo hành vi phạm tội

Theo bảng số liệu trên, tổng số người phạm tội tàng trữ trái phép chất ma túy

là nhiều nhất (96 bị cáo) chiếm 50%, Số người phạm tội mua bán trái phép chất ma túy đứng thứ hai (83 bị cáo) chiếm 43,2% Không có bị cáo nào phạm tội chiếm đoạt chất ma túy Như vậy, tàng trữ và mua bán là các hành vi được người phạm tội thực hiện phổ biến nhất

* Cơ cấu theo địa bàn phạm tội

Trong giai đoạn 2009 - 2013, trên toàn tỉnh Cao Bằng, nếu tính trên đơn vị hành chính cấp huyện, không địa phương nào không xảy ra các vụ phạm tội về ma túy Số liệu trong bảng số liệu sau không bao gồm 120 vụ án với 177 người phạm tội về ma túy thuộc thẩm quyền xét xử của TAND tỉnh Cao Bằng

Bảng 1.8: Cơ cấu theo địa bàn phạm tội 1

Nguồn: Văn phòng TAND tỉnh Cao Bằng

Trang 24

Theo số liệu thống kê, Thành phố Cao Bằng là nơi xảy ra nhiều vụ phạm tội

về ma túy nhất cả về số vụ án (40,4%) và số người phạm tội (37%).Các huyện khác

có tỷ lệ tội phạm về ma túy cao là Trùng Khánh (14,3% số vụ án, 15,% số bị cáo), Phục Hòa (7,7% số vụ án, 7,4% số bị cáo), Hạ Lang (6,2% số vụ án, 6,5% số bị cáo), đây đều là các huyện có đường biên giới với Trung Quốc Các huyện không có đường biên giới là Nguyên Bình, Quảng Uyên, Hòa An chiếm tổng cộng 10,7% số

vụ án và 12,4% số bị cáo Người phạm tội thường chọn các khu vực có đông dân cư sinh sống hoặc các khu vực khác có tình hình an ninh trật tự phức tạp, khó quản lý như Thành phố Cao Bằng, thị trấn các huyện hoặc các khu kinh tế sát cửa khẩu để thực hiện hành vi phạm tội Điều này dẫn đến sự chênh lệnh nhất định về mức độ của tội phạm về ma túy giữa các đơn vị hành chính cấp huyện tại tỉnh Cao Bằng

* Cơ cấu theo loại chất ma túy bị thu giữ

Bảng 1.9: Cơ cấu theo loại chất ma túy bị thu giữ

LOẠI MA TUY

MA TÚY TỔNG HỢP

LOẠI MA TÚY KHÁC

NHIỀU LOẠI

MA TÚY

Số lƣợng 117vụ =78% 18 vụ = 12% 14 vụ =9,3% 1vụ = 0,7%

Nguồn: Nghiên cứu 150 vụ án/ 192 bị cáo

Trong giai đoạn 2009 -2013 trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, số ma túy thu được

từ các vụ án chủ yếu vẫn là Heroin chiếm 78% (117 vụ) trong tổng số vụ án được chúng tôi nghiên cứu Các loại ma túy truyền thống như thuốc phiện, cần sa… chiếm tỷ lệ nhỏ (14 vụ, chiếm 9,3%) thay vào đó là sự gia tăng của các loại ma túy tổng hợp (18 vụ chiếm 12%)

Biểu đồ 1.5: Cơ cấu theo loại chất ma túy bị thu giữ

Trang 25

* Cơ cấu theo loại và mức hình phạt đã được áp dụng

Bảng 1.10: Cơ cấu theo loại và mức hình phạt đã được áp dụng

TRÊN 3 NĂM ĐẾN

7 NĂM TÙ

TRÊN 7 NĂM ĐẾN

15 NĂM TÙ

TRÊN 15 NĂM TÙ

TÙ CHUNG THÂN, TỬ HÌNH

TỔNG

Số bị cáo 358 315 318 72 27 1090

Tỷ lệ % 32,8% 28,9% 29,2% 6,6% 2,5% 100%

Nguồn: Văn phòng TAND tỉnh Cao Bằng

Theo số liệu thống kê, trong giai đoạn 2009 - 2013 trên toàn tỉnh Cao Bằng, TAND các cấp đã xử phạt xử phạt với hình phạt cao nhất đến 3 năm tù đối với 358

bị cáo chiếm 32,8%; trên 3 năm tù đến 7 năm tù đối với 315 bị cáo chiếm 28,9%; trên 7 năm đến 15 năm tù đối với 72 bị cáo chiếm 6,6%; trên 15 năm đối với 72 bị cáo chiếm 6,6% và phạt tù chung thân, tử hình đối với 27 bị cáo, chiếm 2,5% Như vậy, hình phạt dành cho các bị cáo phạm tội về ma túy rất nghiêm khắc Loại và mức hình phạt đã được áp dụng được thể hiện qua biểu đồ sau đây:

Biểu đồ 1.6: Cơ cấu theo loại và mức hình phạt đã được áp dụng

* Cơ cấu theo hình thức phạm tội

Tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Cao Bằng chủ yếu là phạm tội đơn lẻ, tuy nhiên vẫn có một tỷ lệ nhất định các vụ án được thực hiện với hình thức đồng phạm Chúng ta cùng theo dõi bảng số liệu sau:

Bảng 1.11: Cơ cấu theo hình thức phạm tội

Trang 26

Biểu đồ 1.7: Cơ cấu theo hình thức phạm tội

Theo số liệu thống kê, có tới 76,7% số vụ án về ma túy được thực hiện riêng

lẻ, các đối tượng phạm tội phần nhiều là các đối tượng nghiện hút mua đi bán lại ma túy để sử dụng và nuôi sống bản thân Trong 23,3% số vụ án còn lại phạm tội theo hình thức đồng phạm, có nhiều vụ án thể hiện sự cấu kết chặt chẽ giữa những người phạm tội, cá biệt, có vụ án có tới 7 bị can thực hiện tội phạm Chính sự tổ chức chặt chẽ, hành vi cố tình câu kết chống đối pháp luật ở những vụ đồng phạm càng thể hiện mức độ nguy hiểm cao của các tội phạm về ma túy

* Cơ cấu theo động cơ phạm tội

Nghiên cứu đối với 150 bản án sơ thẩm với 192 người phạm tội chúng tôi nhận thấy mục đích cuối cùng của những người phạm tội chủ yếu là buôn bán ma túy để kiếm lời, để sử dụng hoặc phục vụ cả hai mục đích trên Điều đó được thể hiện qua bảng sau đây:

Bảng 1.12: Cơ cấu theo động cơ phạm tội

Động cơ vụ lợi Động cơ thỏa mãn nhu cầu sử

dụng ma túy Cả hai

82 bị cáo = 42,7% 91 bị cáo = 47,4% 19 bị cáo = 9,9%

Nguồn: Nghiên cứu 150 vụ án/ 192 bị cáo

Biểu đồ 1.8: Cơ cấu theo động cơ phạm tội

Trang 27

Theo bảng số liệu trên, tổng số người phạm tội có động cơ thỏa mãn nhu cầu

sử dụng ma túy chiếm tỷ lệ cao nhất chiếm 47,4% (91 bị cáo), tiếp đó là số người có động cơ vụ lợi, làm giàu bất hợp pháp từ lợi nhuận rất lớn của việc mua bán ma túy mang lại với 42,7% (82 bị cáo) Số còn lại là các trường hợp người phạm tội vừa có động cơ hám lợi, vừa có động cơ thỏa mãn nhu cầu sử dụng của bản thân Các đối tượng này vừa tàng trữ để sử dụng vừa để mua bán nhằm kiếm lời, phục vụ nhu cầu cuộc sống, đồng thời thỏa mãn nhu cầu hút, chích ma túy của bản thân họ

* Cơ cấu theo nghề nghiệp của người phạm tội

Bảng 1.13: Cơ cấu theo nghề nghiệp của người phạm tội NGHỀ NGHIỆP SỐ BỊ CÁO TỶ LỆ %

Nguồn: Nghiên cứu 150 vụ án/ 192 bị cáo

Biểu đồ 1.9: Cơ cấu theo nghề nghiệp của người phạm tội

Theo bảng số liệu và biểu đồ trên chúng ta thấy, trong số 192 bị cáo thuộc

150 vụ án được được nghiên cứu, chỉ có 1% (2 bị cáo) người phạm tội là cán bộ công chức Người phạm tội có nghề nghiệp là làm ruộng chiếm 17,7%; nghề nghiệp khác chiếm 29,7%, số còn lại có tới 52,6% số người phạm tội là các đối tượng không nghề nghiệp Một điều đáng lưu ý, theo nghiên cứu của chúng tôi, đa số các ngành nghề của người phạm tội về ma túy là các ngành nghề cho thu nhập thấp

Trang 28

hoặc không ổn định, chẳng hạn như bốc vác, xe ôm, lao động tự do Như vậy, thu nhập và việc làm cũng là các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tội phạm về ma túy

Ví dụ: Vụ án Đàm Thị Bay, sinh năm 1987, hộ khẩu thường trú: Hòa Mục, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn có hành vi tàng trữ 0,19 gam Hêrôin Quá trình xét

xử, TAND thành phố Cao Bằng đã tuyên phạt Bay 36 tháng tù về tội Mua bán, tàng trữ trái phép chất ma túy theo khoản 1, Điều 194 BLHS Trong vụ án này, Đàm Thị Bay là đối tượng không có nghề nghiệp, là người ngoại tỉnh (tại thời điểm phạm tội, Bay tạm trú tại: tổ 8, phường Sông Bằng, thành phố Cao Bằng nhưng khộng đăng

ký tạm trú), bản thân nghiện ma túy, lang thang tại khu vực bến xe khách thành phố Cao Bằng để mua đi bán lại ma túy cho những người nghiện ma túy khác để có tiền đảm bảo nhu cầu cuộc sống và thỏa mãn nhu cầu sử dụng ma túy của bản thân

* Cơ cấu theo đặc điểm về lý lịch tư pháp của người phạm tội

Bảng 1.14: Cơ cấu theo đặc điểm về lý lịch tư pháp của người phạm tội

NGUY HIỂM PHẠM TỘI LẦN ĐẦU

1090 bị cáo=100% 130 bị cáo=11,9% 960 bị cáo=88,1%

Nguồn: Văn phòng TAND tỉnh Cao Bằng

Theo số liệu thống kê, có 88,1% số bị cáo là người phạm tội lần đầu, 11,9%

số bị cáo phạm tội trong trường hợp tái phạm, tái phạm nguy hiểm Trong số đó có những đối tượng có nhiều tiền án vì phạm các tội về ma túy Mặc dù đã phải chịu các hình phạt nghiêm khắc của pháp luật do các hành vi của mình gây ra nhưng các đối tượng này vẫn cố tình vi phạm pháp luật vì nhiều lý do Ngoài các yếu tố khách quan gây khó khăn cho người phạm tội trong việc tái hòa nhập cộng đồng thì tâm lý coi thường pháp luật cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng tái phạm của người phạm tội

Trang 29

Biểu đồ 1.10: Cơ cấu theotheo đặc điểm về lý lịch tư pháp của người phạm tội

Mặc dù không chiếm đa số nhưng các đối tượng phạm tội trong trường hợp tái phạm, tái phạm nguy hiểm thể hiện mức độ nguy hiểm cao hơn nhiều so với người phạm tội lần đầu, nhiều vụ án thể hiện tâm lý coi thường pháp luật đã ăn sâu trong bản chất của các đối tượng phạm tội Ví dụ: Hồi 12h50 ngày 31/7/2013 đội cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy công an thành phố Cao Bằng bắt quả tang Đàm Việt Nghiêm, sinh năm 1974, trú tại tổ 5, Ngọc Xuân, Thành phố Cao Bằng có hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy Tang vật thu giữ là 01 gói Heroin có trọng lượng 0,12 gam Qua xác minh nhân thân, Nghiêm là đối tượng nghiện ma túy đã có 1 tiền sự về hành vi gây rối trật tự công cộng và 4 tiền án mà trong đó có 2 tiền án về tội trộm cắp tài sản, 1 tiền án về tội mua bán trái phép chất ma túy và 1 tiền án về tội tàng trữ trái phép chất ma túy

* Cơ cấu theo đặc điểm người phạm tội là người nghiện hay không nghiện

ma túy

Bảng 1.15: Cơ cấu theo đặc điểm người phạm tội là người nghiện hay không

nghiện ma túy

Tổng Nghiện ma túy Không nghiện ma túy

1090 bị cáo = 100% 462 bị cáo =42,4% 628 bị cáo =57,6%

Nguồn: Văn phòng TAND tỉnh Cao Bằng

Biểu đồ 1.11: Cơ cấu theo đặc điểm người phạm tội là người nghiện hay

không nghiện ma túy

Trang 30

Theo số liệu thống kê của TAND tỉnh Cao Bằng, trong giai đoạn 2009 - 2013

có tới 42,4% (462 bị cáo) số người phạm tội về ma túy là người nghiện ma túy Để thỏa mãn nhu cầu sử dụng ma túy, người nghiện ma túy thường phải mua ma túy, sau đó tàng trữ để sử dụng dần hoặc vận chuyển đến nơi thích hợp để sử dụng Trong số này có nhiều bị cáo là người nghiện ma túy vừa tàng trữ để sử dụng, vừa mua đi bán lại cho những người nghiện khác để kiếm lời, phục vụ nhu cầu hút, chích ma túy 628 bị cáo còn lại (57,6 %) không nghiện ma túy mà buôn bán ma túy với mục đích là kiếm lời từ lợi nhuận của hoạt động này mang lại

* Cơ cấu theo trình độ học vấn của người phạm tội

Trình độ học vấn thấp là một lý do khiến nhận thức của người phạm tội về đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước bị hạn chế Điều này có ảnh hưởng nhất định đến việc phát sinh tội phạm về ma túy Nhiều người vì các lý

do khác nhau mà phải bỏ dở việc học giữa chừng trước khi trở thành người phạm tội Chúng ta cùng nghiên cứu cơ cấu theo trình độ học vấn của người phạm tội qua bảng số liệu sau:

Bảng 1.16: Cơ cấu theo trình độ học vấn của người phạm tội

Nguồn: Nghiên cứu 150 vụ án/ 192 bị cáo

Theo số liệu thống kê, Các bị cáo đã tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông chiếm đa số với 88% (169 bị cáo) Chỉ có 1,6% có trình độ học vấn là cao đẳng hoặc đại học (3 bị cáo) Số còn lại (10,4%) là các bị cáo có trình độ học vấn từ tốt nghiệp tiểu học trở xuống

Trang 31

Biểu đồ 1.12: Cơ cấu theo trình độ học vấn của người phạm tội

Trình độ học vấn thấp còn có thể là một rào cản đối với không ít người trong việc định hướng và tiếp cận một công việc mang lại thu nhập như ý muốn Các nhân

tố trên đều có tác động đến việc gia tăng của tội phạm về ma túy

* Cơ cấu theo độ tuổi của người phạm tội

Bảng 1.17: Cơ cấu theo độ tuổi của người phạm tội

Độ tuổi

Từ ủ 14 tuổi n dưới 16 tuổi

Từ ủ 16 tuổi n dưới 18 tuổi

Từ ủ 18 tuổi n dưới 30 tuổi

Từ 30 tuổi trở lên

Tổng

Nguồn: Văn phòng TAND tỉnh Cao Bằng

Theo số liệu thống kê chúng ta thấy, người phạm tội có độ tuổi từ 18 đến 30 tuổi chiếm 22,7% và dưới 18 tuổi chiếm 0,8% Người phạm tội ở độ tuổi từ 30 trở lên chiếm tỷ lệ cao nhất với 76,5% (834 bị cáo) số bị cáo bị đưa ra xét xử Ở độ tuổi này nhìn chung mỗi người đã có sự trưởng thành về thể chất, sự chín chắn về suy nghĩ và có thể coi là độ tuổi lao động sung sức nhất; tuy nhiên đây cũng là độ tuổi chịu nhiều áp lực: phải gánh vác nhu cầu tài chính, phải trở thành trụ cột của gia đình Nhiều người phạm tội bị tác động mạnh bởi các áp lực này và bị cuốn vào các tệ nạn xã hội trong đó có việc tàng trữ, sử dụng ma túy; trong số đó không ít người chọn việc mua bán ma túy để giải tỏa áp lực về thu nhập Cơ cấu của tội phạm về ma túy theo độ tuổi người phạm tội được thể hiện qua biểu đồ sau đây:

Trang 32

Biểu đồ 1.13: Cơ cấu theo độ tuổi của người phạm tội

* Cơ cấu theo giới tính của người phạm tội

Trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, người phạm tội về ma túy chủ yếu vẫn là nam giới Điều này được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 1.18: Cơ cấu theo giới tính của người phạm tội

Nguồn: Văn phòng TAND tỉnh Cao Bằng

Biểu đồ 1.14 Cơ cấu theo giới tính của người phạm tội

1

Nguồn: http://webphunu.net/tin-tuc/bao-dong-thuc-trang-toi-pham-nu-gioi-gia-tang-28912

Trang 33

nuôi con.v.v để giảm áp lực do thất nghiệp, trong khi đó nam giới thường phải chịu

áp lực nhiều hơn từ áp lực thu nhập, trở thành trụ cột gia đình…, đây cũng là nguyên nhân khiến cho nguy cơ trở thành tội phạm ở nam giới cao hơn nữ giới

* Cơ cấu theo đặc điểm dân tộc của người phạm tội

Cao Bằng là một tỉnh biên giới địa đầu phía đông bắc, trong cơ cấu các dân tộc, dân tộc Kinh chỉ chiếm 5,8% dân số, 94,2% còn lại là các dân tộc ít người khác (Tày, Nùng, H’Mông…) cùng sinh sống 1 Do đó, cơ cấu của tội phạm về ma túy xét theo đặc điểm dân tộc của người phạm tội cũng có những đặc trưng riêng thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 1.19: Cơ cấu theo đặc điểm dân tộc của người phạm tội

1090 bị cáo =100% 672 bị cáo = 61,7% 418 bị cáo =38,3%

Nguồn: Văn phòng TAND tỉnh Cao Bằng

Biểu đồ 1.15: Cơ cấu theo đặc điểm dân tộc của người phạm tội

Với đặc điểm đặc thù về địa lý, dân cư nên người phạm tội về ma túy là người dân tộc ít người chiếm tỷ lệ khá cao với 38,3% tương đương 418 bị cáo Tuy nhiên, điều cần lưu ý, người dân tộc Kinh trên toàn tỉnh chỉ chiếm 5,8% dân số nhưng lại chiếm tới 61,7% tổng số người phạm tội (672 bị cáo) Đặc điểm cư trú của người dân là một trong các nguyên nhân của tình trạng trên Mặc dù người dân tộc ít người chiếm tỷ

lệ lớn trong cơ cấu dân số nhưng họ tập trung sống tại các vùng nông thôn và sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, những nơi ít xảy ra tội phạm Trong khi đó, hầu hết người dân tộc Kinh trên địa bàn tỉnh đều sống tại khu vực thành thị, tập trung đông dân cư, đây cũng là các điểm nóng tồn tại các hành vi phạm tội về ma túy

1 Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/Cao_B%E1%BA%B1ng

Trang 34

1.2 Diễn bi n của các tội phạm v ma tuý trên ịa bàn tỉnh Cao Bằng (2009 2013)

-Diễn biến của các tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Cao Bằng phản ánh

xu hướng phát triển của các tội phạm về ma túy trong khoảng thời gian từ năm 2009 đến năm 2013 Đánh giá diễn biến của các tội phạm ma túy trên địa bàn tỉnh Cao Bằng trong giai đoạn này về số vụ án ma túy và số người phạm tội giúp ta tìm được

xu hướng phát triển của các tội phạm ma túy

1.2.1 Diễn biến xét về mức độ của các tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Cao Bằng (2009 -2013)

Chúng tôi sử dụng số liệu thống kê tội phạm về ma túy năm 2009 làm căn cứ gốc cố định, trên cơ sở so sánh số liệu với các năm tiếp theo để đánh giá diễn biến của các tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Cao Bằng trong cả giai đoạn, qua đó thấy được các tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Cao Bằng tăng cả về số vụ án và

số bị cáo

Bảng1.20: Diến biến của số vụ án, số bị cáo phạm tội về ma túy trên địa bàn tỉnh

Cao Bằng (2009-2013)

Số vụ Tỷ lệ % so với n m 2009 Số bị cáo Tỷ lệ % so với n m 2009

Nguồn: Văn phòng TAND tỉnh Cao Bằng,

Như vậy, các tội phạm về ma túy tăng liên tục cả về số vụ án và số người phạm tội, đặc biệt có sự tăng đột biến trong năm 2012 Trong 5 năm, số vụ án và số người phạm tội về ma túy đã tăng gần gấp hai lần Năm 2009 toàn tỉnh chỉ xét xử

116 vụ án thì đến năm 2013 đã có 220 vụ án được đưa ra xét xử, tăng 189,7% so với năm 2009, số bị cáo bị đưa ra xét xử cũng đã tăng 188,9% so với năm 2009 Chúng

Trang 35

ta sẽ thấy rõ hơn diễn biến tăng của các tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Cao Bằng khi xem biểu đồ sau:

Biểu đồ 1.16: Diến biến của số vụ án, số bị cáo phạm tội về ma túy trên địa bàn

tỉnh Cao Bằng ( 2009-2013)

Các tội phạm về ma túy nằm trong tổng thể các tội phạm nói chung xảy ra trên địa bàn tỉnh Cao Bằng Do vậy, diễn biến của các tội phạm về ma túy cũng không tách biệt với diễn biến của các tội phạm nói chung trong cùng giai đoạn nghiên cứu Tuy nhiên các tội phạm về ma túy vẫn có những diễn biến riêng biệt

Điều này được thể hiện qua các bảng số liệu sau:

Bảng 1.21: Diễn biến số vụ phạm tội về ma túy và số vụ phạm tội nói chung (

Trang 36

Bảng 1.22: Diễn biến số bị cáo phạm tội về ma túy và số bị cáo phạm tội

nói chung (2009-2013)

N m Các tội phạm v ma tuý Các tội phạm v ma tuý

Số bị cáo Tỷ lệ % so với n m 2009 Số bị cáo Tỷ lệ % so với n m 2009

Nguồn: Văn phòng TAND tỉnh Cao Bằng

Các số liệu trên cho thấy, nếu như các tội phạm về ma túy có diễn biến tăng trong cả giai đoạn cả về số vụ án và số người phạm tội, thì các tội phạm nói chung

lại có diễn biến tăng giảm không đều Cụ thể là trong hai năm 2010 và 2011 tội phạm nói chung đều giảm so với năm 2009; hai năm tiếp theo 2012 và 2013 tội

phạm nói chung lại có diễn biến tăng so với năm 2009 Như vậy, việc các tội phạm

về ma túy có diễn biến tăng đột biến vào hai năm cuối của giai đoạn nghiên cứu cũng có tác động nhất định đến sự gia tăng của các tội phạm nói chung cả về số vụ

án và số người phạm tội Điều này hoàn toàn phù hợp với thống kê cho thấy tỷ lệ lớn của các tội phạm về ma túy trong tổng số các tội phạm nói chung1

Biểu đồ 1.17: Diễn biến số vụ phạm tội về ma túy và số vụ phạm tội nói chung

trên địa bàn tỉnh Cao Bằng (2009-2013)

1 Xem Bảng 1.3, Bảng 1.4

Trang 37

Biểu đồ 1.18: Diễn biến số bị cáo phạm tội về ma túy và số bị cáo phạm tội nói

chung trên địa bàn tỉnh Cao Bằng (2009-2013)

Các biểu đồ trên đây đã thể hiện phần nào mối liên hệ mật thiết giữa các tội phạm về ma túy và các tội phạm nói chung trên địa bàn tỉnh Cao Bằng Động thái tăng của các tội phạm về ma túy cũng kéo theo sự gia tăng của tội phạm nói chung

cả về số vụ án và số người phạm tội Từ việc giảm trong hai năm liên tiếp 2010 và

2011 thì đến năm 2012 và 2013 do sự tăng đột biến của các tội phạm về ma túy mà

tội phạm nói chung đã tăng trở lại cả về số vụ án và số bị cáo

Các tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Cao Bằng là một bộ phận trong tổng thể các tội phạm về ma túy trên phạm vi toàn quốc Trong những năm gần đây, các tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Cao Bằng nói riêng và trên toàn quốc nói chung ngày càng tăng về cả số vụ án và số người phạm tội Mà trước tiên là sự gia tăng về số vụ án, thể hiện rõ qua bảng số liệu và biểu đồ sau:

Bảng 1.23: Diễn biến số vụ phạm tội về ma túy trên địa bàn tỉnh Cao Bằng và

trên toàn quốc (2009-2013)

N m Các tội phạm v ma tuý ở Cao Bằng Các tội phạm v ma túy trên toàn quốc

Trang 38

Biểu đồ 1.19: Diễn biến số vụ phạm tội về ma túy trên địa bàn tỉnh Cao Bằng và

trên toàn quốc (2009-2013)

Quan sát bảng số liệu và biểu đồ chúng ta thấy, tuy được xem xét ở hai cấp

độ phạm vi không gian khác nhau nhưng các tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Cao Bằng và trên toàn quốc có diễn biến khá đồng nhất, đó là cùng có chiều hướng tăng trong giai đoạn nghiên cứu Khác biệt ở đây là mức độ, trong khi số vụ phạm tội về ma túy toàn quốc tăng đột biến ở hai năm 2012 và 2013 với mức tăng so với năm 2009 lần lượt là 39,8% và 41,3% thì con số tương ứng của Cao Bằng là 83,6%

và 89,7% Như vậy mức tăng của số vụ án phạm tội về ma túy ở Cao Bằng cao gấp hơn hai lần so với mức tăng trung bình của cả nước

Tương tự như vậy, số người phạm các tội về ma túy trên địa bàn tỉnh Cao Bằng và trên toàn quốc cũng đều có diễn biến tăng, thể hiện ở bảng số liệu sau:

Bảng 1.24: Diễn biến số người phạm tội về ma túy trên địa bàn tỉnh Cao Bằng và

trên toàn quốc (2009-2013)

N m Các tội phạm v ma tuý ở Cao Bằng Các tội phạm v ma túy trên toàn quốc

Số bị cáo Tỷ lệ % so với n m 2009 Số bị cáo Tỷ lệ % so với n m 2009

Trang 39

Theo dõi bảng số liệu ta thấy, trên địa bàn tỉnh Cao Bằng mức tăng số người phạm tội về ma túy trong hai năm cao điểm 2012 và 2013 lần lượt là 64,8% và 88,9% (so với năm 2009), trong khi đó mức tăng tương ứng số người phạm tội về

ma túy trên toàn quốc chỉ là 34,4% và 38,2% Chúng ta quan sát biểu đồ sau:

Biểu đồ 1.20: Diễn biến số người phạm tội về ma túy trên địa bàn tỉnh Cao Bằng

và trên toàn quốc (2009-2013)

Như vậy, xét về cả số vụ án và số người phạm tội về ma túy, trên địa bàn tỉnh Cao Bằng và trên toàn quốc đều có diễn biến tăng trong cả giai đoạn 2009 - 2013 Tuy nhiên, số liệu thống kê cho thấy tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Cao Bằng

có mức tăng cao hơn rất nhiều so với mức tăng trung bình của toàn quốc

1.2.2 Diễn biến xét về tính chất của các tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Cao Bằng (2009 -2013)

Diễn biến của các tội phạm về ma túy xét về tính chất được thể hiện qua biến động của một số cơ cấu đặc trưng của tội phạm thể hiện nét đặc thù riêng của các tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Cao Bằng Qua nghiên cứu diễn biến về tính

chất của các tội phạm về ma tuý trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, chúng tôi lưu ý tới biến

động của một số cơ cấu sau:

*Diến biến theo đặc điểm dân tộc của người phạm tội

Trang 40

Bảng 1.25: Diến biến theo đặc điểm dân tộc của người phạm tội

Số bị cáo Tỷ lệ % so với n m 2009 Số bị cáo Tỷ lệ % so với n m 2009

Nguồn: Văn phòng TAND tỉnh Cao Bằng

Biểu đồ 1.21: Diến biến theo đặc điểm dân tộc của người phạm tội

Theo số liệu thống kê của TAND tỉnh Cao Bằng , trong giai đoạn 2009 - 2013 chỉ có năm 2011 là có số lượng người phạm tội là người dân tộc ít người năm sau thấp hơn năm trước (78 bị cáo so với 92 bị cáo); trong các năm còn lại đều là năm sau cao hơn năm trước Nếu xem xét cả giai đoạn, người phạm tội là người dân tộc

ít người vẫn có xu hướng tăng rõ rệt Nếu so với năm 2009 thì sau 2 năm số người phạm tội là người nghiện tăng gấp hai lần (200%), và đến năm 2013 thì mức tăng đã

là gần gấp ba lần (289,7%) Trong khi đó người phạm tội là người dân tộc kinh giảm hai năm liên tiếp so với năm 2009, đến năm 2012 và 2013 thì tăng mạnh trở lại

Ngày đăng: 28/03/2018, 21:58

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Thái Bình (2012), “Phòng ngừa các tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên”, Luận văn thạc sỹ Luật học, Đại học Luật Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Phòng ngừa các tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên”
Tác giả: Nguyễn Thái Bình
Năm: 2012
3. Nguyễn Ngọc Hòa (2010), Tội phạm và cấu thành tội phạm, NXB Công an nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tội phạm và cấu thành tội phạm
Tác giả: Nguyễn Ngọc Hòa
Nhà XB: NXB Công an nhân dân
Năm: 2010
4. Trần Văn Luyện (2000), Trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về ma túy, NXB Chính trị quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về ma túy
Tác giả: Trần Văn Luyện
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 2000
5. Nguyễn Tuyết Mai (2007), “Đấu tranh phòng chống tội phạm về ma túy ở Việt Nam”, Luận án tiến sĩ luật học, Đại học Luật Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Đấu tranh phòng chống tội phạm về ma túy ở Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Tuyết Mai
Năm: 2007
6. Dương Tuyết Miên (2013), Tội phạm học đương đại, NXB Chính trị - Hành chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tội phạm học đương đại
Tác giả: Dương Tuyết Miên
Nhà XB: NXB Chính trị - Hành chính
Năm: 2013
7. Dương Tuyết Miên (chủ biên) (2010), Giáo trình tội phạm học, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình tội phạm học
Tác giả: Dương Tuyết Miên (chủ biên)
Nhà XB: NXB Giáo dục Việt Nam
Năm: 2010
8. Nguyễn Chí Mỳ, “Tác động hai mặt của kinh tế thị trường và toàn cầu hoá đối với xây dựng đời sống văn hóa”, Diễn đàn lịch sử Việt Nam, truy cập ngày 8/3/2014 tại trang: http://lichsuvn.net/forum /showthread.php?t=11378 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác động hai mặt của kinh tế thị trường và toàn cầu hoá đối với xây dựng đời sống văn hóa”, "Diễn đàn lịch sử Việt Nam
9. Nguyễn Hải Ninh (2011), “Phòng ngừa các tội phạm về ma tuý trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn”, Luận văn thạc sỹ Luật học, Đại học Luật Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Phòng ngừa các tội phạm về ma tuý trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn”
Tác giả: Nguyễn Hải Ninh
Năm: 2011
10. Nguyễn Thị Phượng (2013).“Phòng ngừa các tội phạm về ma tuý trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh”, Luận văn thạc sỹ Luật học, Đại học Luật Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ).“Phòng ngừa các tội phạm về ma tuý trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh”
Tác giả: Nguyễn Thị Phượng
Năm: 2013
11. Nguyễn Duy Quý,” Công bằng xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, Trung tâm học liệu Đại học Cần Thơ điện tử truy cập ngày 10/2/2014 tại trang www.lrc.ctu.edu.vn /pdoc/33/congbangxh.pdf Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trung tâm học liệu Đại học Cần Thơ điện tử
12. Trần Hữu Tráng (2010), “Tác động của nền kinh tế thị trường đến tình hình tội phạm và phòng ngừa tội phạm ở nước ta”, Tạp chí Luật học số 1/2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác động của nền kinh tế thị trường đến tình hình tội phạm và phòng ngừa tội phạm ở nước ta”
Tác giả: Trần Hữu Tráng
Năm: 2010
13. Nguyễn Xuân Yêm (2000), Tội phạm học hiện đại và phòng ngừa tội phạm NXB Công an nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tội phạm học hiện đại và phòng ngừa tội phạm
Tác giả: Nguyễn Xuân Yêm
Nhà XB: NXB Công an nhân dân
Năm: 2000
14. Nguyễn Xuân Yêm và Trần Văn Luyện (2002), Hiểm họa ma túy và cuộc chiến mới, NXB Công an nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiểm họa ma túy và cuộc chiến mới
Tác giả: Nguyễn Xuân Yêm và Trần Văn Luyện
Nhà XB: NXB Công an nhân dân
Năm: 2002
16. Quốc hội (1999), Bộ luật hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1999 (sửa đổi bổ sung năm 2009), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ luật hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1999 (sửa đổi bổ sung năm 2009)
Tác giả: Quốc hội
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 1999
20. Trường Đại học Luật Hà Nội (2012), Giáo trình Tội phạm học, NXB Công an nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Tội phạm học
Tác giả: Trường Đại học Luật Hà Nội
Nhà XB: NXB Công an nhân dân
Năm: 2012
15. Ban chỉ đạo phòng chống AIDS và phòng chống ma túy, mại dâm tỉnh Cao Bằng, Báo cáo tổng kết các năm 2009 – 2013 Khác
17. Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Cao Bằng, Thống kê số người nghiện có hồ sơ quản lý giai đoạn 2009-2013 Khác
18. Tòa án nhân dân Tối cao, Thống kê xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự tội phạm về ma túy từ năm 2009-2013 Khác
19. Tòa án nhân dân tỉnh Cao Bằng, Thống kê xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự tội phạm về ma túy từ năm 2009-2013 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w