So sánh số vụ và số bị cáo tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hải Phòng với số vụ và số bị cáo tội vi phạm quy định về điều khiển p
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi Các số liệu, ví dụ trong Luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực Những kết luận khoa học của Luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình khoa học nào khác
Tác giả
Đặng Thị Thơ
Trang 3L ời cám ơn
Sau một thời gian học tập, nghiên cứu lý luận và tìm hiểu công tác thực tiễn, được sự hướng dẫn, giảng dạy của các thầy cô, sự quan tâm giúp đỡ của cơ quan cùng với sự đóng góp của bạn bè, đồng nghiệp, tôi đã hoàn thành Luận văn thạc sỹ Luật học Qua đây, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
Ban giám hiệu cùng các thầy cô Trường đại học Luật Hà Nội, các giáo
sư, phó giáo sư, tiến sỹ đã tận tình giảng dạy, truyền đạt nhiều kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian học tập tại trường
Cám ơn Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hải Phòng, Viện kiểm sát nhân dân huyện An Dương, Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng đã giúp đỡ rất nhiều để tôi hoàn thành luận văn này
Đặc biệt, tôi xin gửi lòng biết ơn sâu sắc đến PSG TS Dương Tuyết Miên, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn
Cám ơn bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập
Tác giả luận văn
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài 1
2 Tình hình nghiên cứu đề tài 2
3 Phạm vi nghiên cứu 3
4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3
5 Phương pháp nghiên cứu 4
6 Cơ cấu của luận văn: 4
CHƯƠNG 1 TÌNH HÌNH TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KHIỂN PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 2011-2016 5
1 Thực trạng của tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2011-2016 5
1.1 Thực trạng về mức độcủa tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2011-2016 5
1.1.1 Tội phạm rõ 6
1.1.2 Tội phạm ẩn 14
1.2 Thực trạng về tính chất của tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2011-2016 16
1.2.1 Cơ cấu của tộivi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2011-2016 16
1.2.2.Tính chất của tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện GTĐB trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2011-2016 34
2 Diễn biến của tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2011-2016 35
2.1 Diễn biến về mức độ của tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2011-2016 35
Trang 51.2.2 Diễn biến về tính chất của tội vi phạm quy định về điều khiển
phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2011-2016 40
KẾT LUẬN CHƯƠNG I 44 CHƯƠNG 2 NGUYÊN NHÂN CỦA TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KHIỂN PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 2011 – 2016 46
2.1 Nguyên nhân liên quan đến ý thức, tâm lí của người phạm tội vi phạm qui định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ 46 2.2 Nguyên nhân liên quan hạn chế trong công tác xây dựng cơ sở hạ tầng, quản lý nhà nước trong lĩnh vực đăng kiểm 51 2.3 Nguyên nhân liên quan đến hạn chế trong hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng và thi hành án 55 2.4 Nguyên nhân liên quan đến hạn chế của hoạt động giáo dục, tuyên truyền và phổ biến pháp luật 59 2.5 Nguyên nhân liên quan đến nạn nhân của tội phạm 62
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 65 CHƯƠNG 3 DỰ BÁO TÌNH HÌNH TỘI PHẠM VÀ CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÒNG NGỪA TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KHIỂN PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 67
3.1 Dự báo tình hình tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong thời gian tới 67 3.2 Các biện pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hải Phòng 70 3.2.1 Nhóm biện pháp nâng cao ý thức, tâm lí của người tham gia giao thông 70 3.2.2 Nhóm biện pháp nâng cao chất lượng hệ thống cơ sở hạn tầng và chất lưcợng công tác đăng kiểm, đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật phương tiện tham gia giao thông 75 3.2.3 Nhóm biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng và thi hành án 78
Trang 63.2.4 Nhóm biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục, tuyên truyền 82
3.2.5 Nhóm biện pháp liên quan đến nạn nhân của tội phạm 87
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 89
KẾT LUẬN 91
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 93
Trang 7DANH MỤC BẢNG
Bảng 1:Tổng số vụ và tổng số bị cáo vi phạm quy định về điều khiển phương tiện GTĐB bị xét xử sơ thẩm trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn
2011-2016 6
Bảng 2:Tổngsố vụ và tổng số người phạm tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện GTĐB so với tổng số vụ và tổng số người phạm tội nói chung trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2011-2016 8
Bảng 3:So sánhtổngsố vụ và tổng số người phạm tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện GTĐB so với tổng số vụ và tổng số người phạm tội thuộc chương XIX trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2011-2016 10
Bảng 4 So sánh số vụ và số bị cáo tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hải Phòng với số vụ và số bị cáo tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh và tỉnh Hải Dương giai đoạn 2011-2016 11
Bảng 6: Chỉ số tội phạm tội vi phạm qui định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ giai đoạn 2011 - 2016 13
Bảng 5: So sánh số vụ tai nạn GTĐB với số vụ phạm tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện GTĐB bị khởi tố trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2011-2016: 15
Bảng 11: Cơ cấu theo loại và mức hình phạt chính được áp dụng 18
Bảng 12 Cơ cấu theo địa bàn phạm tội 19
Bảng 13: Cơ cấu theo địa điểm xảy ra tội phạm 22
Bảng 14: Cơ cấu theo thời gian phạm tội 23
Bảng 15 Cơ cấu theo loại phương tiện người phạm tội sử dụng khi tham gia giao thông gây tai nạn 25
Bảng 16: Cơ cấu theo giới tính, độ tuổi của người phạm tội 28
Bảng 17.* Cơ cấu theo dạng vi phạm người phạm tội đã thực hiện 32
Bảng 13: Cơ cấu theo dạng thiệt hại 33
Trang 8Bảng 18: Thống kê sự tăng, giảm về số vụ và bị cáo của tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2011-2016 35 Bảng 19: Thống kê sự tăng, giảm về số vụ của tội vi phạm quy định về điều khiển khiển phương tiện GTĐB so với số vụ phạm tội nói chung 37 Bảng 20: Thống kê sự tăng, giảm về số vụ của tội vi phạm quy định về điều khiển khiển phương tiện GTĐB so với nhóm các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng (Chương XIX Bộ luật hình sự) 39 Bảng 21: Mức độ tăng, giảm hàng năm của số người phạm tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện GTĐB bị xử phạt tù từ 3 năm trở xuống so với từ 3 năm đến dưới 7 năm trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2011-2016 40 Bảng 12: Mức độ tăng, giảm hàng năm của người phạm tội vi phạm quy định
về điều khiển phương tiện GTĐB theo đặc điểm “phạm tội lần đầu” so với
“tái phạm, tái phạm nguy hiểm” trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2011-2016 42
Trang 9DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1 Số vụ và số bị cáo phạm tội vi phạm quy định về điều khiển
phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn
từ năm 2011-2016 7
Biểu đồ 2 So sánh tổng số vụ và tổng số người phạm tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện GTĐB so với tổng số vụ và tổng số người phạm tội nói chung trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2011-2016 9
Biểu đồ 3:So sánhtổngsố vụ và tổng số người phạm tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện GTĐB bị xét xử sơ thẩm so với tổng số vụ và tổng số người phạm tội bị xét xử sơ thẩm của các tội thuộc chương XIX trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2011-2016 10
Biểu đồ 4 So sánh số vụ và số bị cáo tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hải Phòng với số vụ và số bị cáo tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh và tỉnh Hải Dương giai đoạn 2011-2016 12
Biểu đồ10: Cơ cấu theo loại tội phạm 17
Biểu đồ 5: Cơ cấu theo mức hình phạt tù được áp dụng 18
Biểu đồ 12: Cơ cấu theo địa bàn phạm tội 20
Biểu đồ 13: Cơ cấu theo địa điểm xảy ra tội phạm 22
Bảng 14: Cơ cấu theo thời gian phạm tội 23
Biểu đồ 14 Cơ cấu theo thời gian phạm tội 23
Biểu đồ 15: Cơ cấu theo loại phương tiện người phạm tội sử dụng khi tham gia giao thông gây tai nạn 25
Biểu đồ 16:Cơ cấu theo giới tính của người phạm tội 28
Biểu đồ 17: Cơ cấu theo độ tuổi của người phạm tội 28
Biểu đồ 18: Cơ cấu theo trình độ văn hóa của người vi phạm 29
Biểu đồ 19: Cơ cấu theo nghề nghiệp của người phạm tội 30
Biểu đồ 20 Biểu đồ về đặc điểm “phạm tội lần đầu” hay “tái phạm” 31
Biểu đồ 21 Cơ cấu theo dạng vi phạm người phạm tội đã thực hiện 32
Biểu đồ 22: Cơ cấu theo dạng thiệt hại 33
Trang 10Biểu đồ 23:Diễn biến về mức độ của tội vi phạm quy định về điều khiển
phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2011-2016 36 Biểu đồ 24: Diễn biến về mức độ số vụ phạm tội vi phạm qui định về điều khiển phương tiên GTĐB so với số vụ phạm tội nói chung 38
Biểu đồ 25: Diễn biến về mức độ của số vụ phạm tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện GTĐB và số vụ phạm các tội thuộc chương XIX trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2011-2016 39 Biểu đồ 27: Diễn biến về tính chất số người phạm tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện GTĐB theo đặc điểm “phạm tội lần đầu” so với “tái phạm, tái phạm nguy hiểm” trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2011-
2016 43
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Hải Phòng là thành phố có vị trí quan trọng về kinh tế, xã hội, công nghệ thông tin và an ninh, quốc phòng của vùng Bắc Bộ và cả nước, trên hai hành lang - một vành đai hợp tác kinh tế Việt Nam - Trung Quốc Bên cạnh đó, Hải Phòng là đầu mối giao thông đường biển phía Bắc, là một trong hai trung tâm phát triển của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ Hải Phòng có nhiều khu công nghiệp, thương mại lớn và trung tâm dịch vụ, du lịch, giáo dục, y tế và thủy sản của vùng duyên hải Bắc Bộ Việt Nam, là một trong ba mũi nhọn của tam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc gồm Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh Không chỉ là một thành phố cảng công nghiệp, Hải Phòng còn là một trong những nơi có tiềm năng du lịch rất lớn, với các khu du lịch như biển Đồ Sơn, huyện đảo Cát Bà, huyện đảo Bạch Long Vĩ… Mỗi năm, Hải Phòng thu hút hàng triệu lượt khách du lịch trên khắp thế giới và cả nước.[18]
Để phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa cùng các dịch
vụ du lịch, thành phố Hải Phòng đã đầu tư xây dựng hệ thống giao thông vô cùng phong phú gồm giao thông đường bộ (GTĐB), đường thủy nội địa, đường sắt, đường biển và cảng hàng không Trong đó, hệ thống GTĐB bao gồm các tuyến đường huyết mạch nối Hải Phòng với các tỉnh thành khác như: Quốc lộ 5, quốc lộ 10, quốc lộ 37, và các tuyến đường cao tốc như Đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, đường cao tốc ven biển Quảng Ninh
- Hải Phòng - Ninh Bình…
Với khoảng 600 tuyến đường phố, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế - xã hội, tai nạn giao thông và số vụ, số người phạm tội vi phạm quy định về điểu khiển phương tiện GTĐB cũng đang trở thành vấn đề nhức nhối của thành phố Hải Phòng Theo thống kê của Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) thành phố, từ năm 2011 đến năm 2016, tổng số vụ tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh lên tới 1.177 vụ với 824 người chết và 934 người bị thương
Trang 12Cũng trong thời gian đó, có 746 vụ với 758 người bị xét xử sơ thẩm về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện GTĐB Như vậy, có thể thấy tình hình tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện GTĐB trên địa bàn thành phố đang ở tình trạng đáng báo động
Do vậy, để gìn giữ và tăng cường an toàn giao thông trên địa bàn thành phố thì nghiên cứu về tội vi phạm qui định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn Hải Phòng dưới góc độ tội phạm học đóng vai trò vô cùng quan trọng để từ đó tìm ra các giải pháp nhằm giảm hiệu quả tỉ lệ
tội phạm này trên địa bàn thành phố Vì vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Phòng
ngừa tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hải Phòng” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện GTĐB cho đến nay đã
có nhiều công trình nghiên cứu dưới góc độ tội phạm học như:
- “Các biện pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm vi phạm quy định về
điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn Hà Nội”, Luận án
tiến sĩ Luật học (2001), tác giả Bùi Kiến Quốc;
- “Phòng ngừa tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao
thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Hà Tây”, Luận văn thạc sĩ Luật học (2008),
tác giả Nguyễn Thị Thu Hương;
- “Phòng ngừa tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao
thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Hải Dương”, Luận văn thạc sĩ Luật học
(2011), tác giả Vũ Thị Thu Hà;
- “Phòng ngừa tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao
thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng”, Luận văn thạc sĩ Luật học
(2011), tác giả Nguyễn Văn Nghiệp;
- “Phòng ngừa tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao
thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh”, Luận văn thạc sĩ Luật học
(2014), tác giả Nguyễn Thị Hồng Nhung
Trang 13Các nghiên cứu trên đã phân tích được tình hình tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện GTĐB trên toàn quốc hoặc trong phạm vi một địa phương nhất định, từ đó giải thích nguyên nhân và đưa ra những biện pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm này Tuy nhiên, dưới góc độ tội phạm học, cho tới nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện GTĐB trên địa bàn thành phố Hải Phòng, đồng thời tìm ra nguyên nhân và đề xuất các giải pháp giúp phòng
ngừa hiệu quả loại tội phạm này Do đó, tác giả đã chọn đề tài: “Phòng ngừa
tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hải Phòng” làm đề tài cho luận văn thạc sĩ của mình
3 Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu dưới góc độ tội phạm học về tội vi phạm quy định
về điểu khiển phương tiện giao thông đường bộ Địa bàn tác giả nghiên cứu là thành phố Hải Phòng Thời gian tác giả nghiên cứu là từ 2011 đến 2016
4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài: Luận văn nghiên cứu dưới góc độ
tội phạm học tội vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện GTĐB nhằm đề xuất các biện pháp phòng ngừa phù hợp với đặc thù riêng của thành phố Hải Phòng Qua đó góp phần giảm hiệu quả tỷ lệ tội phạm này trên địa bàn Hải Phòng trong thời gian tới
Nhiệm vụ cơ bản của việc nghiên cứu đề tài: Từ mục đích nói trên, tác
giả cần thực hiện những nhiệm vụ cơ bản sau:
+ Nghiên cứu về tình hình của tội vi phạm quy định về điểu khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong giai đoạn 2011-2016
+ Làm rõ nguyên nhân tội vi phạm quy định về điểu khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong giai đoạn 2011-2016 + Tiến hành dự báo tình hình tội vi phạm quy định về điểu khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố thời gian tới
Trang 14+ Đề xuất các biện pháp nhằm giảm hiệu quả tỉ lệ tội vi phạm quy định về điểu khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hải Phòng
5 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận: Luận văn thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của
chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử
Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng kết hợp các phương pháp
nghiên cứu như: Phương pháp tiếp cận định lượng; Phương pháp tiếp cận tổng thể và tiếp cận bộ phận; Phương pháp phân tích thứ cấp dữ liệu; Phương pháp thống kê; Phương pháp chứng minh trực tiếp; Phương pháp phân tích, tổng hợp và so sánh
6 Cơ cấu của luận văn:
Ngoài mở đầu, phần kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được chia làm ba chương:
Chương 1: Tình hình tội vi phạm quy định về điểu khiển phương tiện
giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2011-2016
Chương 2: Nguyên nhân của tội vi phạm quy định về điểu khiển phương tiện
giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2011 - 2016
Chương 3: Dự báo tình hình tội phạm và các biện pháp nâng cao hiệu
quả phòng ngừa tội vi phạm quy định về điểu khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hải Phòng
Trang 151 Thực trạng của tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2011-2016
“Thực trạng của tội phạm là tình trạng thực tế của tội phạm đã xảy ra
trong đơn vị không gian và thời gian nhất định xét về mức độ và về tính chất”
[14; tr.112]
Trước hết, tác giả sẽ nghiên cứu thực trạng về mức độcủa tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2011-2016
1.1 Thực trạng về mức độcủa tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2011-2016
Thực trạng về mức độ của tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ là một trong số những nội dung cơ bản và chủ yếu cần đề cập tới khi nghiên cứu về tình hình tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ Để làm sáng tỏ thực trạng về mức độ của
Trang 16tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, tác giả
tập trung vào làm rõ các nội dung về tội phạm rõ, tội phạm ẩn
1.1.1 Tội phạm rõ
Tội phạm rõ được phản ánh qua thông số về tổng số vụ và tổng số người phạm tội bị xét xử sơ thẩm về loại tội này trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2011-2016, được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 1:Tổng số vụ và tổng số bị cáo vi phạm quy định về điều khiển
phương tiện GTĐB bị xét xử sơ thẩm trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2011-2016
(Nguồn: Văn phòng TAND thành phố Hải Phòng)
Như vậy, trong thời gian 06 năm từ năm 2011 đến năm 2016, trên địa bàn thành phố Hải Phòng đã xảy ra 746 vụ án vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, với tổng số người phạm tội là 758 người (đây là tội vô ý thì thông thường 1 vụ phạm tội xét xử 1 bị cáo Tuy nhiên, trong một số ít vụ án, số bị cáo bị đưa ra xét xử có thể là 2 hoặc 3 bị cáo vì các bị cáo đều có hành vi vi phạm Luật giao thông đường bộ, có lỗi và đều gây hậu quả nghiêm trọng (không phải là đồng phạm), hay nói cách khác, hành vi của các bị cáo đóng vai trò độc lập và đều là nguyên nhân gây tai nạn) Cụ thể như sau: Năm 2011 đã xảy ra 112 vụ vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ với 113 bị cáo trên địa bàn thành phố
Trang 17Hải Phòng Năm 2012 số vụ và số bị cáo đều tăng, số vụ tăng 02 vụ lên 119,
số bị cáo cũng tăng 02 người là 121 bị cáo Năm 2013 số vụ và số người phạm tội tiếp tục tăng cao với 138 vụ, tăng so với năm 2012 là 19 vụ và 142
bị cáo, tăng so với năm 2012 là 21 người Năm 2014 số vụ và số người lại giảm mạnh xuống còn 98 vụ và 98 bị cáo phạm tội Nhưng đến năm 2015, số
vụ và số người phạm tội lại tăng vụt lên 141 vụ với 146 bị cáo, cao nhất trong
06 năm qua Năm 2016 số vụ và số bị cáo lần lượt là 137 vụ và 138 bị cáo
Như vậy, trong khoảng thời gian 06 năm (từ năm 2011 đến năm 2016), trung bình mỗi năm trên địa bàn thành phố Hải Phòng đã xảy ra 124,3 vụ với 126,3
bị cáo phạm tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ theo quy định tại Điều 202 Bộ luật hình sự 1999
Biểu đồ 1 Số vụ và số bị cáo phạm tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn từ năm 2011-2016
(Nguồn: Văn phòng TAND thành phố Hải Phòng)
Khi nghiên cứu về thực trạng của tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hải Phòng, nếu chỉ nghiên cứu về tổng số vụ và tổng số bị cáo phạm tội trong 06 năm qua thì chưa đủ Do đó, tác giả đã tiến hành so sánh số liệu trên với một số thông số
Trang 18khác như so sánh trong mối tương quan với số vụ và số bị cáo phạm tội nói chung, số vụ và số bị cáo trong nhóm các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng (Chương XIX - Bộ luật hình sự) trên địa bàn thành phố Hải Phòng và thậm chí cần phải so sánh với số liệu của một số tỉnh thành lân cận trong cùng khoảng thời gian để từ đó làm nổi bật lên thực trạng về mức độ của tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hải Phòng Qua đó, thực trạng về mức độ của tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố này mới được miêu tả một cách chân thực và đầy đủ nhất
Thứ nhất, so sánh số liệu giữa tổng số vụ và tổng số người phạm tội vi phạm
quy định về điều khiển phương tiện GTĐB so với tổng số vụ và tổng số người
phạm tội nói chung trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2011-2016
Bảng 2:Tổngsố vụ và tổng số người phạm tội vi phạm quy định về điều
khiển phương tiện GTĐB so với tổng số vụ và tổng số người phạm tội nói chung trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2011-2016
Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện GTĐB
Trang 19Biểu đồ 2 So sánh tổng số vụ và tổng số người phạm tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện GTĐB so với tổng số vụ và tổng số người phạm tội nói chung trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2011-2016
(Nguồn: Văn phòng TAND thành phố Hải Phòng)
Nhìn chung, so với tổng số tội phạm xảy ra trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong 06 năm qua, số tội phạm vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ chiếm tỉ lệ không nhỏ với 746 vụ và 758 người phạm tội so với 10.353 vụ phạm tội chung và 11.794 người phạm tội chung Đây cũng là con số đáng lo ngại và đáng báo động đối với cơ quan chức năng trên địa bàn thành phố và cũng là nỗi ám ảnh đối với người dân khi tham gia giao thông Bởi hậu quả của những vụ tai nạn giao thông luôn ảnh hưởng rất nặng nề đến tâm lý của nạn nhân, gia đình nạn nhân, bị cáo và của toàn xã hội Do đó, cần phải giảm tối thiểu con số nêu trên, hạn chế tối đa số vụ và số người phạm tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hải Phòng
Thứ hai,so sánh tổngsố vụ và tổng số người phạm tội vi phạm quy định
về điều khiển phương tiện GTĐB với tổng số vụ và tổng số người phạm tội bị xét xử của các tội thuộc chương XIX trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2011-2016
Trang 20Bảng 3:So sánhtổngsố vụ và tổng số người phạm tội vi phạm quy định về
điều khiển phương tiện GTĐB so với tổng số vụ và tổng số người phạm tội thuộc chương XIX trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2011-2016
về điểu khiển phương
tiện giao thông đường
bộ
Nhóm các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng (Chương XIX)
Tỷ lệ
(Nguồn: Văn phòng TAND thành phố Hải Phòng)
Qua bảng số liệu trên, có thể thấy trên địa bàn thành phố Hải Phòng từ năm 2011 đến năm 2016, số vụ và người phạm tội của tội vi phạm quy định
về điều khiển phương tiện GTĐB chiếm tỷ lệ rất lớn so với tổng số vụ và người phạm tội thuộc chương XIX, cụ thể số vụ là 746/2.164(chiếm tỉ lệ 34,5%) và số người phạm tội là 758/2.356 (chiếm tỉ lệ 32,2%) Để hình dung
rõ hơn, ta có thể quan sát biểu đồ sau:
Biểu đồ 3:So sánhtổngsố vụ và tổng số người phạm tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện GTĐB bị xét xử sơ thẩm so với tổng số vụ
và tổng số người phạm tội bị xét xử sơ thẩm của các tội thuộc chương XIX trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2011-2016
Các tội thuộc Chương XIX
(Nguồn: TAND thành phố Hải Phòng)
Trang 21Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy, tỉ lệ giữa số vụ và số bị cáo của tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ so với tổng số
vụ và số bị cáo bị xét xử sơ thẩm thuộc chương XIX xấp xỉ 1/3 Như vậy, có thể khắng định, trong nhóm tội này, tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong 06 năm qua là rất đáng lo ngại Sở dĩ, tác giả đưa ra nhận định như vậy là bởi vì trong nhóm tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng nói chung, số lượng tội vi phạm quy định về điểu khiển phương tiện giao thông đường bộ chiếm đa số Điều này chứng tỏ được phần nào sự coi thường pháp luật của một bộ phận không nhỏ người dân Thực tế cho thấy, khi tham gia giao thông rất nhiều nguời điều khiển phương tiện giao thông có ý thức kém, không tôn trọng luật giao thông, sử dụng bia rượu khi điều khiển xe, chạy quá tốc độ cho phép, phóng nhanh vượt ẩu, đi sai làn đường, chở quá trọng tải quy định…
Đó cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến những vụ tai nạn giao thông thảm khốc, mà hậu quả để lại là vô cùng đau lòng
Thứ ba,so sánh số liệu về số vụ, số bị cáo tội vi phạm quy định về điều
khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hải Phòng với
số vụ, số bị cáo trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh và tỉnh Hải Dương
Như ta đã biết, thành phố Hải Phòng, tỉnh Quảng Ninh và tỉnh Hải Dương là ba tỉnh, thành phố có vị trí địa lí liền kề nhau và cùng thuộc khu vực Đông Bắc Việt Nam Hơn nữa, lại có những con đường quốc lộ cùng trải dài trên địa bàn các tỉnh, thành phố này nên tác giả chọn để so sánh với nhau là có
cơ sở Trên cơ sở số liệu thống kê, tác giả có bảng so sánh cụ thể như sau:
Bảng 4 So sánh số vụ và số bị cáo tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hải Phòng với
số vụ và số bị cáo tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh và tỉnh Hải Dương giai đoạn 2011-2016
Trang 22Biểu đồ 4 So sánh số vụ và số bị cáo tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hải Phòng với số vụ và số bị cáo tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh và tỉnh Hải Dương giai đoạn 2011-2016
Nhìn vào bảng số liệu và biểu đồ nói trên cho thấy, trong vòng 06 năm qua, tỉ lệ tội phạm về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hải Phòng thấp hơn so với trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh 116 vụ / 126 bị cáo và cao hơn so với trên địa bàn tỉnh Hải Dương là 123 vụ / 121 bị cáo Điều này có thể lí giải bởi vì Quảng Ninh
là một trọng điểm kinh tế, một đầu tàu của vùng kinh tế trọng điểm phía bắc đồng thời là một trong bốn trung tâm du lịch lớn của Việt Nam với di sản thiên nhiên thế giới thu hút đông đảo khách du lịch của cả nước cũng như người dân từ nhiều nước trên thế giới Bên cạnh đó, Quảng Ninh có nhiều khu kinh tế Trung tâm thương mại Móng Cái là đầu mối giao thương giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc và các nước trong khu vực.So với Hải Phòng và Hải Dương, Quảng Ninh là địa phương có sự phát triển về kinh tế vượt trội hơn hẳn, vì vậy, rất nhiều cư dân khắp các vùng miền đổ về Quảng Ninh mưu sinh, tìm việc làm Do vậy, mật độ người tham gia giao thông nhiều hơn hẳn Hải Phòng, và vì vậy, số người vi phạm qui định về điều khiển phương tiện
Trang 23giao thông đường bộ cũng rất đáng kể so với Hải Phòng Còn tỉnh Hải Dương
là tỉnh tuy liền kề Hải Phòng, nhưng đây là tỉnh nhỏ hơn Hải Phòng với mật
độ dân cư cũng ít hơn, tiềm năng kinh tế, xã hội, du lịch cũng chưa bằng Hải Phòng, do vậy số vụ và người vi phạm qui định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộthấp hơn so với Hải Phòng là điều dễ hiểu
Khi nghiên cứu về tội phạm rõ, cần thiết làm sáng tỏ về chỉ số tội phạm Chỉ số tội phạm cũng là một vấn đề quan trọng không thể thiếu khi đánh giá
về thực trạng về mức độ của tội phạm.“Chỉ số tội phạm được xác định để tìm
hiểu mức độ phổ biến của tội phạm trong dân cư”[7; tr207].Do vậy, trong đề
tài này tác giả đã nghiên cứu về chỉ số tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện GTĐB trong giai đoạn 2011-2016 cụ thể qua bảng số liệu sau:
Bảng 6: Chỉ số tội phạm tội vi phạm qui định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ giai đoạn 2011 - 2016
(Nguồn: TAND thành phố Hải Phòng, Ban chỉ đạo dân số TP Hải Phòng)
Qua bảng số liệu trên, phần nào thể hiện được chỉ số tội phạm tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện GTĐB trên địa bàn thành phố trong
06 năm qua Có thể thấy, chỉ số tội phạm nhìn chung không ổn định qua từng năm Cụ thể năm 2011, chỉ số tội phạm là 5,56 Sang năm 2012, chỉ số này có
Trang 24tăng nhẹ lên mức 5,76 nhưng lại tăng cao vào năm 2013 với 6,62 Tuy nhiên, chỉ số này lại giảm mạnh vào năm 2014 với chỉ số là 4,66, rồi lại tăng vọt lên mực 6,57 vào năm 2015 và chỉ hạ nhẹ vào năm 2016 với chỉ số là 6,25
Tuy nhiên, với những con số như trên cho phép chúng ta hiểu chỉ số tội
vi phạm quy định về điều khiển phương tiện GTĐB trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong những năm 2011-2016 là khá cao, nó dao động trong khoảng
từ 4,66 đến 6,57 Đây thực sự là những con số đáng báo động về thực trạng tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện GTĐB trên địa bàn thành phố Chẳng hạn như, năm cao nhất là năm 2015 với chỉ số là 6,57, nghĩa là cứ 100.000 người thì có tới 6,57 người phạm tội
1.1.2 Tội phạm ẩn
Khi nghiên cứu thực trạng về mức độ của tội phạm, sẽ là thiếu sót nếu chúng ta không đề cập đến vấn đề tội phạm ẩn của tội vi phạm qui định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ Thực tế cho thấy, tội phạm rõ chỉ là phần nổi của tảng băng chìm, không thể phản ánh được toàn diện “bức tranh” về tội phạm Còn một phần lớn của “bức tranh” chưa được làm rõ
chính là tội phạm ẩn của loại tội phạm này Bởi tội phạm ẩn được hiểu là “các
tội phạm đã thực tế xảy ra nhưng không được thể hiện trong thống kê tội phạm vì không được phát hiện, không được xử lý hoặc không được đưa vào thống kê tội phạm” [14; tr.103]
Những số liệu trên đây đã phần nào phản ánh được thực trạng về mức độ của tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong 06 năm qua Tuy nhiên đây mới chỉ là những con số thông kê qua công tác xét xử minh chứng về tội phạm rõ Bên cạnh đó, còn phải đánh giá tội phạm ẩn thì thực trạng về mức độ của tội phạm mới được làm sáng tỏ Để đánh giá tội phạm ẩn của tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện GTĐB, tác giả đã thu thập số vụ tai nạn GTĐB trên địa bàn thành phố giai đoạn 2011-2016 (từ phòng cảnh sát giao thông của công an thành phố Hải Phòng) và lập bảng so sánh với số vụ phạm tội vi
Trang 25phạm quy định về điều khiển phương tiện GTĐB xét xử trên địa bàn thành phố cùng giai đoạn như sau:
Bảng 5: So sánh số vụ tai nạn GTĐB với số vụ phạm tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện GTĐB bị khởi tố trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2011-2016:
Năm
Số vụ tai nạn GTĐB(1)
Số vụ phạm tội vi phạm quy định về điểu khiển phương tiện GTĐB bị xét xử (2)
Tỉ lệ % giữa (1) và (2)
(Nguồn: Phòng CSGT công an thành phố Hải Phòng, TAND thành phố Hải Phòng)
Các trường hợp đưa ra xét xử về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện GTĐB chiếm tỉ lệ 46,3% so với số vụ tai nạn giao thông xảy ra trên địa bàn thành phố Tất nhiên, trong tổng số 1.177 vụ tai nạn thì không phải tất cả các vụ án đều có dấu hiệu tội phạm (có 29 vụ là không có đủ dấu hiệu của tội phạm, còn lại một lượng đáng kể số vụ tuy có dấu hiệu tội phạm nhưng lại không bị xét xử về hình sự) Cụ thể tổng số số vụ có dấu hiệu tội phạm là 1.148 vụ (1.177-29=1.148); trong số này, có một lượng đáng kể số vụ
án không bị đưa ra xử lí về hình sự (1148-546 = 602) chiếm tỉ lệ 51,14% Nguyên nhân dẫn đến số vụ án không bị đưa ra xét xử về hình sự (51,14%) thì
có nhiều Xin nêu một số nguyên nhân:
+ Nhiều vụ người phạm tội gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, gây thiệt hại nghiêm trọng cho tài sản của người khácnên các bên đã chủ động hòa
Trang 26giải thương lượng để giải quyết vấn đề đền bù, nạn nhân đã nhận tiền đền bù nên đã có đơn xin bãi nại, không yêu cầu khởi tố hình sự
+ Có một số vụ nạn nhân bị chết trong vụ tai nạn, sau đó người phạm tội hoặc gia đình họ đã chủ động liên hệ với gia đình nạn nhân để thăm viếng, đạt được việc bồi thường nên đã tìm mọi cách thuyết phục gia đình nạn nhân chấp nhận bồi thường dân sự và không yêu cầu khởi tố hình sự
+ Có một số trường hợp, bản thân người phạm tội (người gây tai nạn đã chết trong vụ tai nạn), do vậy, vụ án không bị đưa ra xét xử
+ Có một số trường hợp người phạm tội sau khi gây tai nạn đã bỏ trốn, cơ quan có thẩm quyền không xác định được bị can ở đâu nên vụ án tạm đình chỉ + Có một số trường hợp, cán bộ có thẩm quyền cố tình làm sai lệch các tình tiết của vụ án để đình chỉ vụ án
Ngoài ra, các vụ án giao thông tuy thường dễ phát hiện nhưng do nhiều nguyên nhân mà bỏ lọt tội phạm như trình độ cán bộ điều tra còn yếu kém; cơ
sở vật chất kỹ thuật không đáp ứng yêu cầu giám định và điều tra tại chỗ; đánh giá chủ quan của cơ quan chức năng…
Từ những số liệu và phân tích trên có thể thấy, tội phạm ẩn của tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện GTĐB trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2011-2016 tương đối đáng kể Tuy nhiên, vấn đề này chưa được các cơ quan chức năng ở địa phương nghiên cứu, đánh giá một cách nghiêm túc bài bản, khoa học và chưa đưa ra được con số cụ thể về tội phạm
ẩn trên địa bàn thành phố cũng như nguyên nhân và giải pháp ngăn ngừa hiện tượng này
1.2 Thực trạng về tính chất của tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2011-2016
1.2.1 Cơ cấu của tộivi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2011-2016
Trang 27Thực trạng của tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện GTĐB trên địa bàn thành phốgiai đoạn 2011–2016xét về tính chất được nghiên cứu
trên cơ sở nghiên cứu các cơ cấu của tội này “Cơ cấu của tội phạm là tỉ
trọng, mối tương quan giữa nhân tố bộ phận và tổng thể của tội phạm xét trong khoảng thời gian nhất định và trên địa bàn nhất định”[7; tr 211] “Qua
cơ cấu của tội phạm theo tiêu thức nhất định có thể rút ra được nhận xét về tính chất của tội phạm”[14; tr 223].Tác giả nghiên cứu cơ cấu của tội vi
phạm quy định về điều khiển phương tiện GTĐB trên địa bàn thành phố Hải
Phòng giai đoạn 2011–2016 theo một số tiêu thức (tiêu chí) sau:
* Cơ cấu theo loại tội phạm (Phân loại theo Điều 8 BLHS)
Qua nghiên cứu 126 bản án hình sự sơ thẩm với 128 người phạm tội bị xét xử về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện GTĐB trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong thời gian từ năm 2011 đến năm 2016, tác giả có bảng thống kê và biểu đồ sau:
Bảng 10: Cơ cấu theo loại tội phạm
Tội rất nghiêm trọng
(Nguồn: 126 bản án HSST)
Để hình dung rõ hơn, ta có biểu đồ sau:
Biểu đồ10: Cơ cấu theo loại tội phạm
(Nguồn: 126 bản án HSST)
53.3%
Tội rất nghiêm trọng
Trang 28Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy, tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hải Phòng là loại tội nghiêm trọng, có mức cao nhất của khung hình phạt là đến 7 năm tù và tội rất nghiêm trọng, có mức cao nhất của khung hình phạt là đến mười lăm năm tù (theo khoản 3 Điều 8 Bộ luật hình sự) Trong đó, tội nghiêm trọng chiếm đa
số với 65,6%, còn lại 34,4% là thuộc về tội rất nghiêm trọng Như vậy, không
có trường hợp nào thuộc loại tội ít nghiêm trọng và tội đặc biệt nghiêm trọng trong thời gian 06 năm tính từ năm 2011 đến năm 2016 của tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện GTĐB diễn ra trên địa bàn thành phố Hải Phòng thời gian qua
* Cơ cấu theo loại và mức hình phạt chính được áp dụng
Theo thống kê của TAND thành phố, giai đoạn 2011-2016 có tất cả 758
bị cáo bị xét xử về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện GTĐB, được thể hiện chi tiết qua bảng số liệu và biểu đồ sau:
Bảng 11: Cơ cấu theo loại và mức hình phạt chính được áp dụng
Giai đoạn
2011-2016
không giam giữ
Phạt tiền
Cảnh
cáo
Từ 3 năm trở xuống
Từ trên 3 năm đến 7 năm
Từ trên 7 năm đến 15 năm
(Nguồn: Văn phòng TAND thành phố Hải Phòng)
Để quan sát rõ, ta có biểu đồ sau:
Biểu đồ 5: Cơ cấu theo mức hình phạt tù được áp dụng
(Nguồn: Văn phòng TAND thành phố Hải Phòng)
Trang 29Theo bảng số liệu trên, trong tổng số 758 bị cáo bị xét xử sơ thẩm về tội
vi phạm quy định về điều khiển phương tiện GTĐB trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2011-2016 thì phần lớn các bị cáo đều bị áp dụng hình phạt chính là phạt tù có thời hạn Trong đó, mức hình phạt chủ yếu được áp dụng cho các bị cáo phạm tội này là từ 03 năm trở xuống, với 642/758 bị cáo, chiếm 84,6%; trong tổng số 642 bị cáo bị phạt tù từ 03 năm trở xuống, số bị cáo được hưởng án treo là 211 bị cáo.Mức hình phạt cao hơn cũng được Tòa
án cân nhắc và áp dụng ít hơn hẳn, với 94 trường hợp bị áp dụng mức phạt tù
từ trên 3 năm đến dưới 7 năm (chiếm 12,4%) và chỉ có 8 bị cáo bị áp dụng mức phạt tù từ trên 7 năm đến dưới 15 năm (chiếm 1,1%) Đặc biệt, với tội phạm này, Tòa án hai cấp ở thành phố Hải Phòng còn áp dụng hình phạt chính
là cải tạo không giam giữ đối với 14 trường hợp 9 (chiếm 1,9%), cảnh cáo không có bị cáo nào bị áp dụng
* Cơ cấu theo địa bàn phạm tội
Nghiên cứu 126 Bản án hình sự, tác giả nhận thấy số vụ phạm tội vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện GTĐB ở các quận, huyện trên địa bàn thành phố Hải Phòng không đồng đều nhau, cụ thể như sau:
Bảng 12 Cơ cấu theo địa bàn phạm tội
Trang 30Biểu đồ 12: Cơ cấu theo địa bàn phạm tội
(Nguồn: 126 bản án HSST))
Thành phố Hải Phòng có tất cả 15 quận huyện, tuy nhiên qua nghiên cứu ngẫu nhiên 126 Bản án hình sự có thể thấy số vụ án vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện GTĐB lại tập trung chủ yếu vào 07 quận, huyện như trên bảng số liệu trên
Trong đó, số vụ phạm tội trên địa bàn huyện An Dương là nhiều nhất, chiếm 36/126 vụ, với 28,6% Lý giải cho số liệu trên là do An Dương là huyện ngoại thành phía Tây củathành phố Hải Phòng, phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Hải Dương,phía Tây Nam giáp huyện An Lão,phía Nam giáp Quận Kiến An, phía Đông Bắc giáp huyện Thủy Nguyên, phía Đông Nam giáp Quận Hồng Bàng và Quận Lê Chân Tuyến quốc lộ 5 từ Hải Dương đến Hải Phòng đi qua địa bàn của huyện, Quốc lộ 10 từ Thái Bình qua địa bàn của huyện lên tới Quảng Ninh Ngoài ra còn có các tuyến tỉnh lộ188 và 351 đi qua trung tâm huyện Do đó, tình hình giao thông trên địa bàn huyện tương đối phức tạp, mật độ giao thông dày đặc Các phương tiện giao thông hoạt động trên các tuyến đường, đặc biệt là Quốc lộ 5 và Quốc lộ 10 luôn nhộn nhịp 24/24 giờ, với đủ loại phương tiện giao thông từ xe thô sơ cho đến những xe
có trọng tải lớn Các đặc điểm trên là một trong những nguyên nhân dẫn đến huyện An Dương luôn chiếm tỷ lệ cao nhất toàn thành phố về số vụ phạm tội
vi phạm quy định về điều khiển phương tiện GTĐB Trong đó, phải kể đến
Trang 31một số địa bàn có đường Quốc lộ trực tiếp đi qua như xã Lê Thiện, xã Đại Bản, xã Lê Lợi, xã An Hòa
Đứng thứ hai trong số các quận huyện có nhiều vụ án vi phạm quy định
về điều khiển phương tiện GTĐB phải kể đến là quận Đồ Sơn với 24 vụ, chiếm 19% Bởi Đồ Sơn là quận tập trung nhiều khu nghỉ mát nổi tiếng của cả nước, nên hàng năm rất nhiều người ở các nơi đổ về nghỉ ngơi, tham quan, du lịch, đặc biệt vào mùa hè làm gia tăng số vụ tai nạn giao thông lên nhiều Tại các quận, huyện có số vụ bị xét xử về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện GTĐB chiếm số lượng ít hơn đa phần đều là các quận, huyện không có đường quốc lộ đi qua hoặc không tập trung nhiều khu nghỉ mát, tham quan, du lịch Tuy nhiên, các quận Lê Chân, Hồng Bàng và huyện Thủy Nguyên, có số vụ án cao hơn các huyện khác do đây là 3 địa phương có điều kiện kinh tế phát triển hơn hẳn Riêng Hồng Bàng và Lê Chân là hai quận trung tâm, nên mật độ giao thông luôn dày đặc, nhất là vào buổi sáng và buổi chiều muộn lúc tan tầm, lại thường xuyên xảy ra ùn tắc do ý thức người tham gia giao thông chưa cao, tâm lý muốn nhanh chóng đến nơi làm việc hoặc về nhà Do vậy, việc các quận huyện này có tỉ lệ số vụ án vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện GTĐB cao là điều dễ hiểu
Bên cạnh 07 quận huyện trên, các quận, huyện còn lại của thành phố Hải Phòng xảy ra ít vụ án vi phạm quy định về điều khiển phương tiện GTĐB Lí
do bởi các quận, huyện còn lại có tình hình giao thông ít phức tạp hơn, không
có đường quốc lộ chạy qua hoặc là những quận, huyện có tình hình kinh tế, chính trị kém phát triển hơn, dân cư không quá đông đúc Trong đó cá biệt có huyện đảo Bạch Long Vỹ, trong cả 06 năm chưa có vụ án vi phạm quy định
về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ nào bị đưa ra xét xử
* Cơ cấu theo địa điểm xảy ra tội phạm
Qua nghiên cứu 126 bản án HSST về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện GTĐB trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2011-2016, tác giả đã lập bảng thống kê sau:
Trang 32Bảng 13: Cơ cấu theo địa điểm xảy ra tội phạm
Dưới các chân cầu vượt
Đường Quốc lộ
Đường Tỉnh lộ
Các tuyến đường khác
“điểm đen” như Km 77, Km 82, chiếm 41/48 vụ phạm tội xảy ra trên các tuyến Quốc lộ Một trong những nguyên nhân cần kể đến do đây là tuyến đường rộng, bằng phẳng, được phép di chuyển với tốc độ nên tạo tâm lý chủ quan, phóng nhanh, vượt ẩu, lấn làn của tài xế Trong các địa điểm xảy ra tội phạm, cần đặc biệt lưu ý tới các tuyến đường ngay trước những trạm thu phí Tuy phần lớn lái xe đều có ý thức đi với tốc độ chậm khi gần đến địa điểm có trạm thu phí, nhưng do sự quan sát còn lơ là và chủ quan nên thường gây tại nạn Đặc biệt là tại trạm thu phí tại xã Lê Thiện, huyện An Dương, khi mà tại đây lại giao với nhiều đường gom đi vào các xã quanh vùng, có họp chợ ở gần trạm thu phí nên các phương tiện giao thông đi lại thường khó quan sát, gây tai nạn thảm khốc rất nhiều
Biểu đồ 13: Cơ cấu theo địa điểm xảy ra tội phạm
(Nguồn: 126 bản án HSST)
Trang 33* Cơ cấu theo thời gian xảy ra tội phạm
Qua nghiên cứu 126 bản án HSST, tác giả có bảng thống kê sau:
Bảng 14: Cơ cấu theo thời gian phạm tội
trước 6 giờ tối
Từ sau 6h tối đến trước 6h sáng
Qua bảng thống kê và biểu đồ trên ta thấy, số vụ tai nạn giao thông xảy
ra trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong khoảng thời gian 06 năm qua vào ban ngày nhiều hơn ban đêm Cụ thể, trong 126 bản án hình sự mà tác giả nghiên cứu có tới 69/126 vụ án xảy ra vào ban ngày (từ 06h sáng đến trước 06h tối), chiếm 54.8% Tuy nhiên, các vụ án xảy ra vào ban đêm (từ 06 h tối đến trước 06h sáng) cũng không chênh lệch nhiều so với ban ngày với 57/126
vụ, chiếm 45.2% Lí giải cho các con số trên là do ban ngày cũng là thời gian bắt đầu một ngày làm việc hay học tập, tính từ buổi sáng đến chiều; đồng thời cũng là khoảng thời gian hoạt động nhiều nhất của các xe khách liên tỉnh, các
xe tải và container chở hàng Tuy đây là thời điểm trời sáng, tinh thần con người thường tỉnh táo, rất dễ quan sát tình hình và điều khiển phương tiện giao thông nhưng đa phần do người điều khiển phương tiện chủ quan, thấy đường rộng và bằng phẳng nên lái nhanh, vượt ẩu, đi sai làn đường dẫn tới
Trang 34những tai nạn đáng tiếc Chưa kể, đây cũng là khoảng thời gian bắt đầu một ngày làm việc, tâm lý của mỗi người sẽ hối hả, nhanh chóng và kết thúc một ngày làm việc dài, tâm lý con người sẽ thường mệt mỏi, uể oải nên không có được sự tập trung và nhanh nhẹn xử lý tình huống khi tham gia giao thông Nhiều trường hợp người điều khiển phương tiện còn sử dụng rượu, bia hay chất kích thích khác do tụ tập bạn bè, uống nhậu, hát hò sau khi kết thúc ngày làm việc dẫn đến hậu quả đáng tiếc xảy ra Điển hình là vụ án sau: Chiều ngày 26/11/2015, Phạm Văn Vấn điều khiển xe ô tô BKS 15C-09402 kéo sơ mi rơ mooc BKS 15R-077.68 trên Quốc lộ 10, làn đường dành cho xe cơ giới chiều đường Thái Bình–Quảng Ninh Khi đến km 21+300 Quốc lộ 10 thuộc địa phận thôn Ngô Hùng, An Hồng, An Dương, Hải Phòng, lúc này vào khoảng
17 giờ 20 phút cùng ngày, do buồn ngủ, không chú ý quan sát nên Vấn đã điều khiển xe ô tô đi sang làn đường dành cho xe thô sơ cùng chiều nên đã va chạm với xe mô tô BKS 16M1-4616 đang đỗ ở làn đường danh cho xe thô sơ Trên xe mô tô có anh Lại Hồng Cường, sinh năm 1982 ở Tam Hưng, Thủy Nguyên, Hải Phòng ngồi phía trước, ngồi phía sau xe là anh Đỗ Tiến Giáp, sinh năm 1984 ở Trung Sơn, Ngũ Lão, Thủy Nguyên, Hải Phòng Sau đó, xe
ô tô của Vấn tiếp tục va chạm với dải tôn lượn sóng ở lề đường bên phải chiều đường Thái Bình – Quảng Ninh Hậu quả vụ tai nạn làm anh Đỗ Tiến Giáp chết tại chỗ, anh Lại Hồng Cường bị thương nặng, xe mô tô BKS 16M1-4616
và 03 dải tôn lượn sóng bị hư hỏng (Bản án số 30/2016/HSST ngày 26/5/2016
của TAND huyện An Dương, Hải Phòng)
Khoảng thời gian ban đêm là khoảng thời gian tội phạm diễn ra ít hơn so với ban ngày Tuy nhiên, tỉ lệ 57/126 vụ thì đây cũng không phải là con số nhỏ Tuy trong thời gian này, lưu lượng xe tham gia giao thông thưa thớt hơn nhưng do nhiều nguyên nhân vẫn có nhiều vụ việc đáng tiếc xảy ra Bên cạnh
lý do ánh sáng kém cùng tinh thần mệt mỏi, buồn ngủ về đêm thì ý thức chủ quan, lái nhanh, phóng ẩu vì đường thoáng đãng là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới vi phạm trong khoảng thời gian này Đây là khoảng thời
Trang 35gian cần được đặc biệt lưu ý do ít người qua lại, rất khó để cấp cứu người bị nạn (nếu có) cũng như vô tình tạo điều kiện thuận lợi cho người vi phạm bỏ trốn hay xóa dấu vết sai trái, tạo chứng cử giả có lợi cho mình
* Cơ cấu theo loại phương tiện người phạm tội sử dụng khi tham gia giao thông gây tai nạn
Hiện nay, các phương tiện giao thông lưu thông trên các tuyến đường rất
đa dạng Trong đó, tại 126 bản án mà tác giả nghiên cứu phản anh một số phương tiện chủ yếu gây tai nạn bao gồm: xe ô tô, xe khách, xe tải, xe bán tải,
xe container, xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện
Sau khi nghiên cứu, tác giả thông kê được bảng số liệu như sau:
Bảng 15 Cơ cấu theo loại phương tiện người phạm tội sử dụng khi tham gia giao thông gây tai nạn
xe khách
Xe tải/bán tải, xe container
Xe mô tô, xe gắn máy
Xe đạp điện
Trang 36gắn máy, xe mô tô (34/126 vụ) Cá biệt có 1 trường hợp bị cáo sử dụng xe đạp điện khi tham gia giao thông
Như chúng ta đã biết, Hải Phòng là thành phố công nghiệp, lại có nhiều cảng biển lớn của miền Bắc, lại tập trung nhiều con đường giao thông huyết mạch của quốc gia, nên việc có nhiều xe container chở hàng lưu thông tấp nập trên địa bàn thành phố là một điều dễ hiểu Điều đó phản ánh tình hình kinh tế phát triển của thành phố, nhưng lại thực sự là một vấn đề đáng lo ngại khi các phương tiện giao thông các phương tiện có kích thước lớn, có trọng tải nặng, thường gây ra thiệt hại nghiêm trọng về tài sản và sức khỏe, thậm chí cả tính mạng của con người Với các phương tiện trên, đa số người phạm tội đều có bằng lái theo quy định của pháp luật, tuy nhiên, do tâm lý chủ quan, lái nhanh quá tốc độ, vượt ẩu hay vi phạm về phần đường, làn đường đã dẫn tới những vi phạm không mong muốn Vụ án đau lòng sau là một minh chứng rõ ràng: Khoảng 08 giờ 30 phút ngày 06/5/2016, Lê Thanh Hà điều khiển xe ô tô BKS 15C-159.78 kéo sơmi rơmóoc BKS 15R-083.90 chở 01 container chứa bột đá đi từ cảng Nam Cấm, Nghệ An về thành phố Hải Phòng Khoảng 15 giờ 45 phút cùng ngày, Hà điều khiển xe ô tô trên đi trên Quốc lộ 10, đoạn thuộc thôn 1, xã Bắc Sơn, An Dương, Hải Phòng tại làn đường dành cho xe
cơ giới theo chiều Thái Bình đi Quảng Ninh với tốc đô 40-50km/h Khi đến đoạn đường cách ngã ba cầu vượt Quán Toan 2 khoảng 40km, Hà giảm tốc độ
xe ô tô còn khoảng 30km/h và bật đèn tín hiệu chuyển hướng sang phải rẽ vào đường dẫn để ra Quốc lộ 5 Khi xe ô tô của Hà đi đến đoạn trước cửa hàng xăng dầu Bắc Hà, Hà phát hiện phía trước cùng chiều có 01 xe máy điện BKS 15MĐ5-503.13 do chị Lương Thị Hoài Lan, sinh năm 1998, ở Khúc Giản, An Tiến, An Lão, Hải Phòng điều khiển, phía sau chở chị Nguyễn Thị Thanh Loan, sinh năm 1998, ở Chi Lai, Trường Thành, An Lão, Hải Phòng đi với tốc độ khoảng 10-15km/h trên làn xe dành cho xe thô sơ Sau đó, Hà điều khiển cho xe ô tô vượt bên trái chiếc xe máy điện Trong khi Hà điều khiển xe
ô tô vượt chiếc xe máy điện, Hà không quan sát thành xe bên phải nên vành
Trang 37ngoài bánh xe lốp ngoài cùng bên phải trục thứ 3 (tính từ đầu xe về sau xe) của xe ô tô BKS BKS 15C-159.78 kéo sơmi rơmóoc BKS 15R-083.90 đã va chạm với cạnh sau tay dắt phía sau xe máy điện BKS 15MĐ5-503.13 Sau khi
va chạm, chị Lan bị mất lái, xe máy điện bị đẩy về phía trước và trượt đổ sang bên phải theo chiều đi của xe, chị Lan ngã ra ngoài, còn chị Loan ngã vào phía trong gầm rơ móoc xe ô tô và bị hàng lốp thứ 4 và thứ 5 bên phải xe ô tô BKS BKS 15C-159.78 kéo sơmi rơmóoc BKS 15R-083.90 chèn lên Hậu quả chị Loan chết tại chỗ, chị Lan bị trầy xước vùng mặt và tay chân, xe máy điện
bị hư hỏng
Nhóm phương tiện gây án thứ hai mà các bị cáo sử dụng thuộc về nhóm
xe ô tô, xe khách và nhóm xe mô tô, xe gắn máy, đều chiếm 30% với số vụ là 34/126 vụ Đối với ô tô và xe khách trong các bản án đều phản ánh các bị cáo đều có giấy phép lái xe đúng quy định, tuy nhiên do tâm lý chủ quan, phóng nhanh, vượt ẩu, lấn làn của các tài xế nên dẫn đến tai nạn gây hậu quả nặng
nề, vi phạm Điều 202 Bộ luật hình sự Còn đối với nhóm xe mô tô, xe gắn máy thì có thể nhận thấy đây là phương tiện dễ sở hữu, dễ điều khiển và tốc
độ không quá cao như ô tô hay xe tải nói trên, tuy nhiên, chủ yếu do người điều khiển thường không đủ tuổi hoặc chưa có bằng lái, thiếu kinh nghiệm, nông nổi, thích thể hiện hoặc sử dụng trong tình trạng say rượu, dùng các chất kích thích nên đã dẫn tới những tai nạn đáng tiếc Trong 126 bản án sơ thẩm tác giả thu thập có duy nhất 01 trường hợp người lái xe đạp điện gây tai nạn Còn lại không có bản án nào thể hiện các phương tiện khác như ba bánh, công nông, máy xúc, máy tuốt lúa gây tai nạn
* Cơ cấu theo một số đặc điểm nhân thân của người phạm tội
- Về giới tính, độ tuổi
Nghiên cứu về độ tuổi, giới tính của 128 bị cáo trong 126 bản án hình sự
sơ thẩm, tác giả nhận thấy như sau:
Trang 38Bảng 16: Cơ cấu theo giới tính, độ tuổi của người phạm tội
Từ 30 tuổi trở lên
(Nguồn:Văn phòng TAND thành phố Hải Phòng)
Biểu đồ 16:Cơ cấu theo giới tính của người phạm tội
(Nguồn:Văn phòng TAND thành phố Hải Phòng)
Qua bảng số liệu và biểu đồ, cho thấy trong thời gian 06 năm (từ năm
2011 đến năm 2016), trên địa bàn thành phố Hải Phòng có tới 124/128 bị cáo phạm tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ là nam giới, chiếm 96.9% Điều này được giải thích bởi gần như 100% tài xế lái
xe container, xe khách đều là nam giới Hơn nữa, nghề lái xe cũng thường gắn liền với nam giới hơn Nam giới cũng thường chủ quan, liều lĩnh, nóng vội và làm ẩu hơn, nên thường gây tai nạn giao thông hơn Trong khi đó, nữ giới gây tai nạn ít hơn rất nhiều, chỉ với 4/128 bị cáo, chiếm 3.1% Điều đó chứng tỏ
nữ giới khi tham gia giao thông thường cẩn thận, điềm đạm hơn, hoặc nghề nghiệp của họ ít liên quan đến lái xe hơn
Biểu đồ 17: Cơ cấu theo độ tuổi của người phạm tội
(Nguồn:Văn phòng TAND thành phố Hải Phòng)
Trang 39Theo thống kê trên có thể thấy nhóm người phạm tội vi phạm quy định
về điều khiển phương tiện GTĐB có độ tuổi từ 18 tuổi đến dưới 30 tuổi trở lên chiếm tỷ lệ cao nhất với 57.8%, tương đương 74/128 bị cáo Nhóm bị cáo
có độ tuổi trên 30 tuổi cũng chiếm tỷ lệ cao 33.6% với 43 bị cáo Riêng nhóm
bị cáo có độ tuổi từ 16 đến dưới 18 tuổi chiểm tỷ lệ rất nhỏ với chỉ 8.6%, tương đương 11 bị cáo Trong độ tuổi từ 18 đến dưới 30 tuổi, đa phần người điều khiển phương tiện giao thông lại thiếu kinh nghiệm, đặc biệt với những loại xe yêu cầu trình độ nghề nghiệp và tay lái cao như xe khách, xe bus, xe tải, xe container Trong khi đó, độ tuổi từ 30 trở lên tuy thường tích lũy đủ kinh nghiệm, nhưng chính điều này đã tạo tâm lý chủ quan, lái nhanh vượt ẩu của các tài xế Riêng độ tuổi từ 16 đến dưới 18 tuổi, theo quy định của pháp luật chỉ
đều vi phạm quy định trên và không có bằng lái theo quy định, kinh nghiệm còn non nớt cộng thêm tâm lý muốn thể hiện bản thân bằng việc lái nhanh, đánh võng đã dẫn tới những hậu quả không mong muốn
- Về trình độ văn hóa
Từ việc nghiên cứu 126 bản án sơ thẩm với 128 bị cáo phạm tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện GTĐB trên địa bàn thành phố Hải Phòng, tác giả nhận thấy phần lớn học vấn của những bị cáo phạm tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện GTĐB thường không cao Phần lớn các bị cáo chỉ có trình độ trung học phổ thông (56 bị cáo, chiếm 43.7%) và trình độ trung học cơ sở (49 bị cáo, chiếm 38.3%) Ngoài ra có 8 bị cáo có trình độ tiểu học (chiếm 6,3%) và 15 bị cáo có trình độ trung cấp, cao đẳng và đại học (chiếm 11.7%)
Biểu đồ 18: Cơ cấu theo trình độ văn hóa của người vi phạm
(Nguồn: 126 bản án HSST)
Trang 40- Về nghề nghiệp:
Để thuận tiện cho việc nghiên cứu, tác giả phân nhóm nghề nghiệp của
bị cáo thành 04 nhóm như sau:
bị cáo là những người vẫn đang ở trong độ tuổi học sinh, sinh viên phạm tội Bởi những bị cáo này là những người có đầy đủ điều kiện, kiến thức để nhận biết hậu quả nguy hiểm của việc tham gia giao thông gây tai nạn dẫn đến chết người hoặc làm cho người khác bị thương, bị thiệt hại nghiêm trọng về tài sản Bên cạnh đó, họ phải đối mặt với pháp luật, đối mặt với một bản án, mà ảnh hưởng nghiêm trọng đến tương lai của mình Đáng tiếc như vụ án sau: