Giải pháp phòng ngừa giảm phát và bẫy thanh khoản hiện nay

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN KINH TẾ VĨ MÔ GIẢM PHÁT VÀ BẪY THANH KHOẢN (Trang 43 - 48)

H 3.2: Tỷ lệ lạm phát 2011-

3.5. Giải pháp phòng ngừa giảm phát và bẫy thanh khoản hiện nay

Mở rộng thị trường cho các doanh nghiệp thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh:

Không ngừng đổi mới công nghệ, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao năng suất lao động, tìm kiếm thị trường mới, thay đổi mẫu mã, tăng chất lượng sản phẩm, khơng ngừng nâng cao tính cạnh tranh của doanh nghiệp.

Có chính sách khuyến khích xuất khẩu, mở rộng thị trường đối với hàng hoá trong nước

Đẩy mạnh cải tiến môi trường kinh doanh, đặc biệt là đơn giản hoá các thủ tục liên quan đến giải thể, phá sản doanh nghiệp để thúc đẩy sàn lọc các doanh nghiệp yếu kém và dừng hoặt động

Hỗ trợ phát triển thị trường chứng khốn và trái phiếu giúp các doanh nghiệp có thể huy động vốn dài hạn giá rẻ hơn, tái cấu trúc cơ cấu vốn của doanh nghiệp.

Có chương trình tổng thể hoặc hỗ trợ đào tạo các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong quản trị tài chính, xây dựng chiến lược dài hạn... Giúp các doanh nghiệp trang bị tốt hơn các cú sốc bên ngoài

Thực hiện tái cấu trúc doanh nghiệp, thối vốn ở những lĩnh vực khơng cốt lõi, tập trung vào lĩnh vực cốt lõi chính. Thay vì đa dạng hố đầu tư, tăng cường liên kết với các đối tác trong nước và nước ngồi, đa dạng hố các nguồn vốn đầu tư. Liên tục cập nhật các ứng dụng công nghệ và sản phẩm mới của thế giới (hướng ngoại).

Một giải pháp khác được nhấn mạnh nhằm giải toả tình trạng đầu tư dư thừa công suất trong nền kinh tế là tiến hành cải cách cơ cấu cần thiết, nâng cao chất lượng sản phẩm và cải thiện danh mục hàng hoá, dịch vụ sản xuất và chuyển các năng lực sản xuất dư thừa sang các lĩnh vực mới, còn nhiều tiềm năng phát triển, hoặc tạo ra nhu cầu mới cho xã hội. Hơn nữa, về nguyên tắc thị trường, không thể thụ động tự sát về kinh tế khi nhắm mắt sản xuất ra mãi những sản phẩm không thể bán được hay bán với giá hạ liên tục để chịu thua lỗ về mình.

Thúc đẩy động lực cho vay của các ngân hàng như:

Ngân hàng trung ương giảm dự trữ bắt buộc nhằm giảm chi phí huy động vốn cho các Ngân hàng thương mại và doanh nghiệp;

Tăng cường thơng tin về những người vay có uy tín để khắc phục tình trạng thơng tin bất cân xứng (Agung và đồng sự, 2001);

Tạm hỗn thực hiện quy định về an tồn để giảm bớt gánh nặng cho các ngân hàng khi các điều tài chính mới phục hồi nhưng cần phải tính đến vấn đề rủi ro đạo đức và uy tín của Ngân hàng trung ương (lưu ý từng đối tượng đi vay) và phải được quản lý chặt chẽ trở lại khi nền kinh tế trở lại bình thường;

Xây dựng chương trình bảo lãnh tín dụng cho các Doanh nghiệp Việt Nam để giảm bớt sự miễn cưỡng của các Ngân hàng thương mại trong việc cho vay.

Ngồi ra, các giải pháp dài hạn ln cần được chú trọng như tái cơ cấu hệ thống ngân hàng theo hướng tăng tỉ trọng vốn tự có, giảm địn bẫy tài chính; đồng thời thực hiện chính sách vốn dự phịng đối chu kỳ (anti-cylical capital buffers), nghĩa là các ngân hàng sẽ duy trì tỷ lệ an toàn vốn cao hơn so với quy định (8%) trong giai đoạn kinh tế hưng thịnh và có thể giảm mức tỷ lệ an toàn vốn trong giai đoạn kinh tế suy thối.

Các giải pháp vĩ mơ nhằm mục tiêu khôi phục niềm tin vào triển vọng tăng trưởng kinh tế.

Thứ nhất, chính sách tài khóa (CSTK) nới lỏng là lựa chọn thơng dụng nhất vì CSTK có thể làm tăng tổng cầu của nền kinh tế thông qua tăng chi tiêu Chính phủ kích thích tăng trưởng kinh tế, đồng thời nâng cao hiệu quả chi tiêu, chú trọng các cơng trình trọng điểm, cơng trình có tính chiến lược quốc gia hoặc trợ cấp trực tiếp cho người dân để tăng tiêu dùng tư nhân;

Thứ hai, chính sách tiền tệ phi truyền thống như "nới lỏng định lượng" là một lựa chọn gần đây của Ngân hàng trung ương Mỹ và Nhật Bản. Về lý thuyết, các Ngân hàng trung ương kỳ vọng các gói "nới lỏng định lượng" sẽ bơm tiền làm tăng lượng thanh khoản trong nền kinh tế, giảm lãi suất dài hạn thông qua tác động lên bảng cân đối tài sản (Bernanke và Reinhart, 2004);

Thứ ba, tác động lên kỳ vọng lạm phát. Kỳ vọng lạm phát tăng khiến mức lãi suất dài hạn tự nhiên tăng lên trên 0% (Auerbach và Obstfeld, 2003; Eggertsson và Woodford, 2003; Krugman, 1998).

Thứ tư, một số tác giả gợi ý rằng tỷ giá là một công cụ để khắc phục tình trạng bẫy thanh khoản (Coenen và Wieland 2003; McCallum 2000; Svensson 2001, 2003). Việc phá giá tiền tệ có thể kích thích xuất khẩu nhưng có thể tạo ra một cuộc chạy đua phá giá tiền tệ trên thế giới;

Thứ năm là giải pháp thuế Gesell, giống như tạo ra lạm phát một cách trực tiếp và có thể khắc phục tình trạng bẫy thanh khoản theo cách tương tự như làm tăng kỳ vọng lạm phát. Tuy nhiên, thuế tiền tệ Gesell thường không khả thi trong thực tế.

KẾT LUẬN

Đề tài đã trình bày lý thuyết của hai vấn đề quan trọng trong kinh tế vĩ mô là giảm phát và bẫy thanh khoản. Bên cạnh đó, bài thuyết trình đã tìm hiểu những kinh nghiệm thực tế điển hình nhất của hai quốc gia lớn trên thế giới là Nhật và Mỹ đã xảy ra giảm phát và bẫy thanh khoản để có những nhận định đúng đắn hơn cho thực trạng của Việt Nam trong những năm gần đây.

Đề tài đã phân tích giảm phát và bẫy thanh khoản là những vấn đề phức tạp cả về nhận thức lý luận và thực tiễn. Nhiều nhà kinh tế đã cảnh báo về nguy cơ giảm phát tồn cầu bởi vì giảm phát được hiểu là việc giảm liên tục nếu không khắc phục sẽ gây ra những tác hại rất lớn, cụ thể là nó làm chậm lại tốc độ tăng trưởng kinh tế. Do vậy, nghiên cứu về vấn đề giảm phát đòi hỏi một quá trình lâu dài, một sự phân tích mạch lạc, khách quan bởi chính bản chất phức tạp và kéo dài của giảm phát.

Thực trạng cho thấy Việt Nam trong những năm trở lại đây tuy ln duy trì chính sách tiền tệ với mục tiêu kiềm chế lạm phát nhưng nền kinh tế đơi khi vẫn xuất hiện hiện tượng giảm phát. Chính sách tiền tệ có phần bất ổn cần được các nhà hoạch định chính sách xem xét. Mặc dù giảm phát có xảy ra ở Việt Nam

nhưng trên thực tế Việt Nam vẫn chưa rơi vào tình trạng bẫy thanh khoản như các quốc gia lớn ở phương Tây. Do đó, các chính sách kinh tế đặt ra cho những năm về sau phải được cân nhắc thận trọng nhằm mục tiêu phát triển kinh tế.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN KINH TẾ VĨ MÔ GIẢM PHÁT VÀ BẪY THANH KHOẢN (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(49 trang)
w