Như phần lý thuyết đã trình bày, nguyên nhân dẫn đến giảm phát có thể từ phía tổng cung hoặc tổng cầu. Tuy nhiên, trong tình hình thực tế ở Việt Nam năm 2000, nước ta vẫn là một nước kém phát triển, trình độ khoa học kỹ thuật cịn lạc hậu hơn so với các nước tiên tiến trên thế giới. Các ngành sản xuất trừ một số ngành như lương thực, thực phẩm...hầu như chưa đáp ứng đủ nhu cầu trong nước, cán cân thương mại thường xuyên thâm hụt do nhập siêu. Do vậy, nguyên nhân dẫn đến giảm phát của Việt Nam trong năm 2000 khơng phải từ phía cung mà là từ phía cầu hàng hóa. Nhu cầu hàng hóa trong năm 2000 giảm, hàng hóa ứ đọng khơng tiêu thụ được dẫn đến giảm phát do những nguyên nhân sau:
Thứ nhất, nhu cầu chi tiêu tiêu dùng của người dân và sức mua của người
dân giảm.
Hiệu quả kinh tế của các doanh nghiệp thấp, đặc biệt là kinh tế quốc doanh, sử dụng yếu tố đầu vào không hợp lý chưa hoặc chậm đổi mới cơng nghệ, chưa tiết kiệm chi phí yếu kém trong quản lý kinh tế... Dẫn đến tình trạng giá thành cao, thậm chí nhiều loại cịn cao hơn giá quốc tế nên không phù hợp với thị trường trong nước, nơi mà thu nhập của đại bộ phận dân cư còn thấp.
Chất lượng sản phẩm cịn kém, khơng đủ sức cạnh tranh với hàng xuất khẩu. Hiện nay trên thị trường hàng hố nhập khẩu của Trung Quốc có nhiều mặt hàng chất lượng khá tốt mà giá chỉ bằng một nửa giá của hàng hoá nội địa. Với chất lượng kém hoặc chưa phù hợp với thị trường của người tiêu dùng thì giá cả lại cao là nguyên nhân của sự ế đọng hàng hố tại doanh nghiệp.
Tình trạng thất nghiệp lớn đặc biệt là ở thành thị làm giảm mức sống trung bình của người dân. Người đi làm với thu nhập đã thấp lại phải nuôi thêm một lượng người nhàn rỗi càng làm cho mức sinh hoạt xã hội giảm. Ngồi ra thất
nghiệp tăng khơng chỉ ảnh hưởng trực tiếp làm giảm sức mua của người dân mà còn gây ra nhiều vấn đề xã hội cần giải quyết.
Thu nhập của người Việt Nam ở mức thấp so với thế giới. Trên 70% lao động ở nông thôn với mức thu nhập rất thấp khoảng 2 triệu đồng/năm “Theo kết quả điều tra của Bộ NN & PTNN”. Do giá cả thị trường lương thực, thực phẩm đang giảm liên tục nên thu nhập của bộ phận này bị ảnh hưỏng giảm đáng kể. Thu nhập thực tế của khu vực hành chính sự nghiệp và những người hưởng quỹ lương từ ngân sách Nhà nước bị thị trường điều tiết giảm đáng kể do chỉ số giá cả đã tăng sấp sỉ 30% (trừ 20% đã được bù). Với mức thu nhập giảm như vậy, đặc biệt ở khu vực nông thôn chỉ đảm bảo mức sinh hoạt tối thiểu hàng ngày, khơng có khả năng mua sắm các loại hàng hoá khác để phục vụ cuộc sống tốt hơn. Người dân thành phố có nhu cầu và khả năng thanh toán cao hơn song do thị hiếu đối với chất lượng hàng hoá, giả cả của các loại hàng hoá nội địa thấp hơn so với hàng ngoại nhập nên giữa cung và cầu trên thị trường Việt Nam vẫn cịn nhiều bế tắc. Đó là một trong những ngun nhân gây ra hiện tượng giảm phát trên.
Thứ hai, sự sụt giảm trong chi tiêu của Chính phủ. Nhu cầu tiêu dùng
trong nền kinh tế giảm, hàng hóa sản xuất ra dư thừa ứ đọng dẫn đến các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh không hiệu quả. Nguồn thu ngân sách từ thuế ít làm giới hạn mức chi tiêu của chính phủ, kéo tổng cầu giảm xuống.
Thứ ba, sự sụt giảm trong đầu tư. Các nhà đầu tư nước ngồi ln e ngại
trước môi trường luật pháp ở Việt Nam bởi lý do như cơ cấu đầu tư kém hiệu quả ngày càng mất an toàn (vốn đầu tư tư nhân, FDI giảm; vốn đầu tư ngân sách Nhà nước và đi vay tăng), thủ tục hành chính phiền hà, thời gian cấp phép chậm,... cộng với tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế khiến tình trạng rút lui đầu tư nước ngồi diễn ra phổ biến.
Trong khi đó đầu tư trong nước cũng liên tục giảm do tình trạng sản xuất trì trệ hàng hoá ế đọng, vấn đề trốn nợ diễn ra nhiều nơi nên một bộ phận dân cư không dám cho vay trong tư nhân, hay liên kết đầu tư, bỏ vốn ra kinh doanh và làm dịch vụ mà chọn cách gửi tiền vào ngân hàng hoặc mua trái phiếu kho bạc, công trái Nhà nước để hưởng lãi suất ổn định và khơng lo thua lỗ bên cạnh tình hình giảm đầu tư là việc triển khai chậm trễ các nguồn vốn đầu tư. Tổng vốn đầu
tư toàn xã hội được thực hiện trong năm 1999 xấp xỉ 80.000 tỷ đồng đạt 35,7% kế hoạch năm trong đó vốn ngân sách đạt 41%, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 35%.
Thứ tư, xuất khẩu rịng giảm. Chính sách tỷ giá và quản lý xuất nhập khẩu
chưa phù hợp khiến giá trị nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu. Tình trạng nhập siêu kéo dài làm xuất khẩu ròng âm là một trong những nguyên nhân làm giảm tổng cầu dẫn đến giảm phát. Theo số liệu thống kê từ Ngân hàng phát triển châu Á, giá trị xuất khẩu ròng của Việt Nam năm 1999 là khoảng -201 triệu USD, đến năm 2000 tiếp tục giảm mạnh 953 triệu USD xuống còn -1.154 triệu USD.