1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phòng ngừa tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

85 168 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 85
Dung lượng 1,42 MB

Nội dung

Bảng 1: Tổng số vụ và tổng số người phạm tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện GTĐB bị xét xử sơ thẩm trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010-2014 Bảng 2: Tổng số vụ và tổ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ HỒNG NHUNG

PHÒNG NGỪA TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ

ĐIỀU KHIỂN PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2015

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ HỒNG NHUNG

PHÒNG NGỪA TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ

ĐIỀU KHIỂN PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH

Chuyên ngành: Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm

Mã số: 60380105

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS TS DƯƠNG TUYẾT MIÊN

HÀ NỘI - 2015

Trang 3

Sau một thời gian học tập, nghiên cứu lý luận và tìm hiểu công tác thực tiễn, được sự hướng dẫn, giảng dạy của các thầy cô, sự quan tâm giúp đỡ của cơ quan cùng với sự đóng góp của bạn bè, đồng nghiệp, em đã hoàn thành Luận văn thạc sỹ Luật học Qua đây, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:

Các thầy cô Trường đại học Luật Hà Nội, các giáo sư, phó giáo sư, tiến sỹ

đã tận tình giảng dạy, truyền đạt nhiều kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian em học tập tại trường

Đặc biệt, em xin gửi lòng biết ơn sâu sắc nhất đến PSG TS Dương Tuyết Miên, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình học tập và thực hiện luận văn

Xin cám ơn Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh, Tòa án nhân dân các huyện, thành phố; Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã tạo điều kiện cho em hoàn thành luận văn Cám ơn bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã động viên & giúp đỡ

em trong suốt thời gian học tập

Tác giả luận văn

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi Các số liệu, ví dụ trong Luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực Những kết luận khoa học của Luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình khoa học nào khác

Tác giả

Nguyễn Thị Hồng Nhung

Trang 5

MỞ ĐẦU……… 01

Chương 1: TÌNH HÌNH TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KHIỂN

PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

1.1 Thực trạng của tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao

1.1.1 Thực trạng của tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao

thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010-2014 xét về mức

1.1.2 Thực trạng của tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao

thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010-2014 xét về tính

chất 11

1.2 Diễn biến của tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao

thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn

2010-2014

24

1.2.1 Diễn biến của tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện GTĐB

trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010-2014 xét về mức độ 24 1.2.2 Diễn biến của tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông

đường bộ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010-2014 xét về tính

chất 31 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 34

Chương 2: NGUYÊN NHÂN CỦA TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU

KHIỂN PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN

2.1 Nguyên nhân liên quan đến ý thức và tâm lý, thói quen của người

2.2 Nguyên nhân liên quan đến công tác xây dựng, quản lý, kiểm tra nhà

2.3 Nguyên nhân liên quan đến hoạt động của các cơ quan tiến hành tố

Trang 6

ĐIỀU KHIỂN PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA

3.1 Dự báo tình hình tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao

3.2 Các biện pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội vi phạm quy định về

điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Quảng

Ninh

56

3.2.1 Nhóm biện pháp nâng cao ý thức, khắc phục tâm lý, thói quen tiêu cực

của người tham gia giao thông 56 3.2.2 Nhóm biện pháp nâng cao hiệu quả công tác xây dựng, quản lý, kiểm tra

nhà nước trong lĩnh vực giao thông đường bộ 58 3.2.3 Nhóm biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan tiến hành tố

3.2.4 Nhóm biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục, tuyên truyền… 63

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 7

ATGT An toàn giao thông

Trang 8

Bảng 1: Tổng số vụ và tổng số người phạm tội vi phạm quy định về điều khiển

phương tiện GTĐB bị xét xử sơ thẩm trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn

2010-2014

Bảng 2: Tổng số vụ và tổng số người phạm tội vi phạm quy định về điều khiển

phương tiện GTĐB bị xét xử sơ thẩm so với tổng số vụ và tổng số người phạm tội bị xét xử sơ thẩm của các tội thuộc chương XIX trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010-2014

Bảng 3: Số vụ và số người phạm tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện

GTĐB so với số vụ và số người phạm tội của các tội phạm nói chung trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010-2014

Bảng 4: Chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội bị xét xử sơ thẩm về tội vi

phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010-2014

Bảng 5: So sánh chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội của tội vi phạm quy

định về điều khiển phương tiện GTĐB trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, Hải Dương, thành phố Hải Phòng và toàn quốc giai đoạn 2010-2014 (tính trên 100.000 dân)

Bảng 6: So sánh số vụ tai nạn GTĐB cùng số vụ phạm tội vi phạm quy định về

điều khiển phương tiện GTĐB được khởi tố trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010-2014

Bảng 7: Số vụ phạm tội và số người bị khởi tố, truy tố, xét xử về tội vi phạm quy

định về điều khiển phương tiện GTĐB trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn

2010-2014

Bảng 8: Cơ cấu theo loại tội phạm

Bảng 9: Cơ cấu theo loại và mức hình phạt chính được áp dụng

Bảng 10:Cơ cấu theo địa bàn phạm tội

Bảng 11: Cơ cấu theo địa điểm xảy ra tội phạm

Bảng 12: Cơ cấu theo thời gian phạm tội

Bảng 13:Cơ cấu theo loại phương tiện người phạm tội sử dụng khi tham gia giao

thông gây tai nạn

Bảng 14: Cơ cấu theo giới tính, độ tuổi của người phạm tội

Bảng 15: Mức độ tăng, giảm hàng năm của tội vi phạm quy định về điều khiển

phương tiện GTĐB trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010-2014

Trang 9

trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010-2014

Bảng 17: So sánh số vụ và số người phạm tội vi phạm quy định về điều khiển

phương tiện GTĐB trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh và toàn quốc giai đoạn 2010-2014

Bảng 18: Mức độ tăng, giảm hàng năm của số người phạm tội vi phạm quy định

về điều khiển phương tiện GTĐB bị xử phạt tù từ 3 năm trở xuống và từ 3 năm đến dưới 7 năm trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010-2014

Bảng 19: Mức độ tăng, giảm hàng năm của người phạm tội vi phạm quy định về

điều khiển phương tiện GTĐB theo đặc điểm “phạm tội lần đầu” và “tái phạm, tái phạm nguy hiểm” trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010-2014

Bảng 20: Mức độ tăng, giảm hàng năm của tội vi phạm quy định về điều khiển

phương tiện GTĐB trong độ tuổi từ 16 đến dưới 18 và từ 30 tuổi trở lên trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010-2014

2 DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1: So sánh tổng số vụ và tổng số người phạm tội vi phạm quy định về

điều khiển phương tiện GTĐB bị xét xử sơ thẩm so với tổng số vụ và tổng số người phạm tội bị xét xử sơ thẩm của các tội thuộc chương XIX trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010-2014

Biểu đồ 2: So sánh số vụ, số người phạm tội vi phạm quy định về điều khiển

phương tiện GTĐB với số vụ, số người phạm tội của các tội phạm nói chung trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010-2014

Biểu đồ 3: So sánh chỉ số tội phạm trung bình và chỉ số người phạm tội trung

bình của tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện GTĐB trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, Hải Dương, thành phố Hải Phòng và toàn quốc giai đoạn 2010-2014 (tính trên 100.000 dân)

Biểu đồ 4: Cơ cấu theo loại tội phạm

Biểu đồ 5: Cơ cấu theo mức hình phạt tù được áp dụng

Biểu đồ 6: Cơ cấu theo địa bàn phạm tội

Biểu đồ 7: Cơ cấu theo địa điểm xảy ra tội phạm

Biểu đồ 8: Cơ cấu theo thời gian phạm tội

Biểu đồ 9: Cơ cấu theo loại phương tiện người phạm tội sử dụng khi tham gia

giao thông gây tai nạn

Biểu đồ 10:Cơ cấu theo giới tính của người phạm tội

Biểu đồ 11: Cơ cấu theo độ tuổi của người phạm tội

Trang 10

Biểu đồ 13a và 13b: Diễn biến số vụ và số người phạm tội vi phạm quy định về

điều khiển phương tiện GTĐB trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010-2014

Biểu đồ 14: Diễn biến của số vụ phạm tội vi phạm quy định về điều khiển

phương tiện GTĐB và số vụ phạm các tội thuộc chương XIX trên địa bàn tình Quảng Ninh giai đoạn 2010-2014

Biểu đồ 15: Diễn biến của số người phạm tội vi phạm quy định về điều khiển

phương tiện GTĐB và số người phạm các tội thuộc chương XIX trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010-2014

Biểu đồ 16: Số vụ phạm tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện GTĐB

trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh và toàn quốc giai đoạn 2010-2014

Biểu đồ 17: Số người phạm tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện

GTĐB trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh và toàn quốc giai đoạn 2010-2014

Biểu đồ 18: Diễn biến về số người phạm tội vi phạm quy định về điều khiển

phương tiện GTĐB bị xử phạt tù từ 3 năm trở xuống và từ 3 năm đến dưới 7 năm trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010-2014

Biểu đồ 19: Diễn biến số người phạm tội vi phạm quy định về điều khiển phương

tiện GTĐB theo đặc điểm “phạm tội lần đầu” và “tái phạm, tái phạm nguy hiểm” trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010-2014

Biểu đồ 20: Diễn biến số người phạm tội vi phạm quy định về điều khiển phương

tiện GTĐB trong độ tuổi từ 16 đến dưới 18 và từ 30 tuổi trở lên trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010-2014

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Quảng Ninh là tỉnh ven biển thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam Về vị trí địa lý, Quảng Ninh là tỉnh duy nhất có cả biên giới quốc gia và hải phận tiếp giáp với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Phía Bắc của tỉnh giáp Trung Quốc với 132,8 km đường biên giới; Phía Đông là Vịnh Bắc Bộ; Phía Tây giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Dương; Phía Nam giáp thành phố Hải Phòng Vị trí địa lý thuận lợi trên đã giúp Quảng Ninh trở thành một đầu mối giao thương quan trọng giữa hai nước Việt Nam – Trung Quốc và các nước trong khu vực Bên cạnh đó, được thiên nhiên ưu ái với di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long cùng các di tích văn hóa Yên Tử, Đền Cửa Ông đã giúp Quảng Ninh trở thành một trong bốn trung tâm du lịch lớn của Việt Nam với tổng lượng khách du lịch mỗi năm đạt trên 5 triệu lượt [28] Ngoài ra, việc chiếm tới 90% trữ lượng than toàn Việt Nam cùng hàng loạt các nguồn tài nguyên khoáng sản cũng góp phần quan trọng cho sự phát triển kinh tế và tăng trưởng GDP của tỉnh Với tất cả các đặc điểm trên, Quảng Ninh hội tụ mọi điều kiện thuận lợi cho

sự phát triển kinh tế - xã hội, được xác định là đầu tàu của vành đai kinh tế Vịnh Bắc

Bộ cùng cửa ngõ quan trọng của hành lang kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh

Để phục vụ quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa cùng các dịch vụ du lịch, vận tải… tỉnh Quảng Ninh đã đầu tư xây dựng hệ thống giao thông vô cùng phong phú gồm giao thông đường bộ (GTĐB), đường thủy nội địa, đường sắt, đường biển và sắp tới là cảng hàng không Trong đó, hệ thống GTĐB của tỉnh có tổng chiều dài là 4995,3

km (không kể đường chuyên dùng), gồm: 6 tuyến Quốc lộ (Quốc lộ 18; Quốc lộ 279; Quốc lộ 4B; Quốc lộ 18B và Quốc lộ 18C) dài 394,1 km; 12 tuyến Tỉnh lộ dài 316,5 km;

46 tuyến Huyện lộ dài 491,3 km và 1.190 km các tuyến đường liên xã [5]

Tuy nhiên, cùng sự phát triển của kinh tế - xã hội, tai nạn giao thông và số vụ, số người phạm tội vi phạm quy định về điểu khiển phương tiện GTĐB cũng đang trở thành vấn đề nhức nhối của tỉnh Quảng Ninh Theo thống kê của Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) tỉnh, từ năm 2010 đến năm 2014, tổng số vụ tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh lên tới 1.075 vụ với 629 người chết và 1.078 người bị thương Cũng trong thời gian đó, có 625 vụ với 634 người bị xét xử sơ thẩm về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện GTĐB Như vậy, có thể thấy tình hình tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện GTĐB trên địa bàn tỉnh đang ở tình trạng đáng báo động

Trang 12

Trên cơ sở tìm hiểu thực trạng, diễn biến về mức độ, tính chất và nguyên nhân của tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện GTĐB, với mong muốn đưa ra các giải pháp hiệu quả trong việc phòng ngừa loại tội này trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh,

tác giả đã lựa chọn đề tài: “Phòng ngừa tội vi phạm quy định về điều khiển phương

tiện giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh” làm đề tài thạc sĩ của mình

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện GTĐB cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu dưới góc độ tội phạm học như:

- “Các biện pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm vi phạm quy định về điều

khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn Hà Nội”, Luận án tiến sĩ Luật học

(2001), Bùi Kiến Quốc;

- “Phòng ngừa tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường

bộ trên địa bàn tỉnh Hà Tây”, Luận văn thạc sĩ Luật học (2008), Nguyễn Thị Thu

Hương;

- “Phòng ngừa tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường

bộ trên địa bàn tỉnh Hải Dương”, Luận văn thạc sĩ Luật học (2011), Vũ Thị Thu Hà;

- “Phòng ngừa tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường

bộ trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng”, Luận văn thạc sĩ Luật học (2011), Nguyễn Văn

Nghiệp;

Các nghiên cứu trên đã phân tích được tình hình tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện GTĐB trên toàn quốc hoặc trong phạm vi một địa phương nhất định, từ đó giải thích nguyên nhân và đưa ra những biện pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm này Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện GTĐB dưới góc độ tội phạm học trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh để thấy được bức tranh toàn cảnh về loại tội phạm này, từ đó tìm ra các giải pháp phù hợp giúp phòng ngừa

hiệu quả loại tội phạm này trên địa bàn tỉnh Do đó, tác giả đã chọn đề tài: “Phòng

ngừa tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn Tỉnh Quảng Ninh” làm đề tài cho luận văn thạc sĩ của mình

3 Phạm vi nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu dưới góc độ tội phạm học tội vi phạm quy định về điểu khiển phương tiện GTĐB trên địa bàn Tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn 2010-2014

Trang 13

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích của việc nghiên cứu đề tài: Luận văn nghiên cứu dưới góc độ tội phạm

học tội vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện GTĐB nhằm đề xuất các biện pháp phòng ngừa phù hợp với đặc thù riêng của tỉnh Quảng Ninh Qua đó giúp giảm tỷ

lệ tội phạm này trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới

Nhiệm vụ cơ bản của việc nghiên cứu đề tài: Từ mục đích nói trên, tác giả cần

thực hiện những nhiệm vụ cơ bản sau:

- Đánh giá tình hình của tội vi phạm quy định về điểu khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn 2010-2014

- Làm sáng tỏ nguyên nhân tội vi phạm quy định về điểu khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

- Dự báo tình hình tội vi phạm quy định về điểu khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh thời gian tới

- Đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả tội vi phạm quy định về điểu khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

5 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp luận: Luận văn thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ

nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử

Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên

cứu như: Phương pháp tiếp cận định lượng; Phương pháp tiếp cận tổng thể và tiếp cận

bộ phận; Phương pháp phân tích thứ cấp dữ liệu; Phương pháp thống kê miêu tả; Phương pháp chứng minh trực tiếp; Phương pháp phân tích, tổng hợp và so sánh

6 Cơ cấu của luận văn:

Ngoài mở đầu, phần kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được chia làm ba chương:

Chương 1: Tình hình tội vi phạm quy định về điểu khiển phương tiện giao thông

đường bộ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010-2014

Chương 2: Nguyên nhân của tội vi phạm quy định về điểu khiển phương tiện

giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

Chương 3: Dự báo tình hình tội phạm và các biện pháp nâng cao hiệu quả phòng

ngừa tội vi phạm quy định về điểu khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

Trang 14

CHƯƠNG I TÌNH HÌNH TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KHIỂN PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH

GIAI ĐOẠN 2010-2014

“Tình hình tội phạm là trạng thái, xu thế vận động của (các) tội phạm (hoặc nhóm tội phạm hoặc một loại tội phạm) đã xảy ra trong đơn vị không gian và đơn vị thời gian nhất định” [9, tr.210] Như vậy, theo định nghĩa trên, tình hình tội phạm gồm

hai yếu tố: thực trạng và diễn biến Trong đó, thực trạng phản ánh tội phạm xét trong tổng thể “tĩnh” và diễn biến phản ánh tội phạm xét trong tổng thể “động” Ngoài ra, trong mỗi nội dung “tĩnh” và “động” nêu trên cũng đều bao gồm nội dung định lượng (mức độ) và nội dung định tính (tính chất)

Để làm sáng tỏ tình hình tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện GTĐB trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010-2014, tác giả sử dụng số liệu thống kê chính thức của Tòa án nhân dân (TAND) Tối cao, TAND tỉnh Quảng Ninh, Công an tỉnh Quảng Ninh, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ninh và số liệu do tác giả thu thập từ 120 bản án Hình sự sơ thẩm (HSST) xét xử về tội phạm này ở tỉnh Quảng Ninh được lựa chọn ngẫu nhiên từ tất cả các bản án về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện GTĐB trong phạm vi nghiên cứu

1.1 Thực trạng của tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông

đường bộ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010-2014

“Thực trạng của tội phạm là tình trạng thực tế của tội phạm đã xảy ra trong đơn

vị không gian và thời gian nhất định xét về mức độ và về tính chất” [23, tr.112]

1.1.1 Thực trạng của tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010-2014 xét về mức độ

Thực trạng của tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện GTĐB trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010-2014 xét về mức độ được đánh giá thông qua thực trạng xét về mức độ của tội phạm rõ và thực trạng xét về mức độ của tội phạm ẩn

* Thực trạng xét về mức độ của tội phạm rõ

Thực trạng của tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện GTĐB xét về mức độ của tội phạm rõ được phản ánh qua thông số về tổng số vụ và tổng số người phạm tội bị xét xử sơ thẩm về loại tội này trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010-2014, được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Trang 15

Bảng 1: Tổng số vụ và tổng số người phạm tội vi phạm quy định về điều khiển

phương tiện GTĐB bị xét xử sơ thẩm trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn

2010-2014

(Nguồn: Văn phòng TAND tỉnh Quảng Ninh)

Bảng thống kê cho thấy, trong giai đoạn 2010-2014, TAND các cấp của tỉnh Quảng Ninh đã xét xử sơ thẩm 625 vụ án và 634 người phạm tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện GTĐB Theo đó, bình quân mỗi năm có 125 vụ với khoảng 126,8 người phạm tội bị xét xử sơ thẩm về loại tội này

Để làm rõ “bức tranh” về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện GTĐB trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010-2014, tác giả so sánh nó trong mối tương quan với nhóm các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng (Chương XIX -

Bộ luật hình sự) trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong cùng khoảng thời gian

Bảng 2: Tổng số vụ và tổng số người phạm tội vi phạm quy định về điều khiển

phương tiện GTĐB bị xét xử sơ thẩm so với tổng số vụ và tổng số người phạm tội bị xét xử sơ thẩm của các tội thuộc chương XIX trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010-2014

Tỷ lệ

(Nguồn: Văn phòng TAND tỉnh Quảng Ninh)

Qua bảng số liệu trên, có thể thấy trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh từ năm 2010 đến năm 2014, tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện GTĐB chiếm tỷ lệ rất lớn trong các tội thuộc chương XIX cả về số vụ là 56,6% và số người phạm tội là 30%

Để hình dung rõ hơn, ta có thể quan sát biểu đồ sau:

Biểu đồ 1: So sánh tổng số vụ và tổng số người phạm tội vi phạm quy định về

điều khiển phương tiện GTĐB bị xét xử sơ thẩm so với tổng số vụ và tổng số người

Trang 16

phạm tội bị xét xử sơ thẩm của các tội thuộc chương XIX trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010-2014

(Nguồn: Văn phòng TAND tỉnh Quảng Ninh)

Bên cạnh đó, cần so sánh tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện GTĐB trong mối tương quan với tội phạm nói chung của tỉnh Quảng Ninh

Bảng 3: Số vụ và số người phạm tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện

GTĐB so với số vụ và số người phạm tội của các tội phạm nói chung trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010-2014

(Nguồn: Văn phòng TAND tỉnh Quảng Ninh)

Như vậy, trong 05 năm trở lại đây, tỉnh Quảng Ninh có tổng số 6.913 vụ phạm tội với 12.624 người phạm tội Trong đó, số vụ phạm tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện GTĐB chiếm tỷ lệ tương đối đáng kể là 9,0% số vụ và 5,0% số người phạm tội Để hình dung rõ hơn, ta có thể quan sát biểu đồ sau:

Biểu đồ 2: So sánh số vụ, số người phạm tội vi phạm quy định về điều khiển

phương tiện GTĐB với số vụ, số người phạm tội của các tội phạm nói chung trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010-2014

Trang 17

(Nguồn: Văn phòng TAND tỉnh Quảng Ninh)

Ngoài ra, khi đánh giá thực trạng của tội phạm xét về mức độ, không thể bỏ qua

thông số về chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội Trong đó, “Chỉ số tội phạm

được xác định để tìm hiểu mức độ phổ biến của tội phạm trong dân cư” [11, tr.185]

Liên quan đến nội dung này, tác giả chọn so sánh và đánh giá chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội của tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện GTĐB trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh với địa bàn thành phố Hải Phòng, tỉnh Hải Dương và toàn quốc trong cùng giai đoạn

Bảng 4: Chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội bị xét xử sơ thẩm về tội vi

phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010-2014

Chỉ số tội phạm tính trên 100.000 dân

Chỉ số người phạm tội tính trên 100.000 dân

(Nguồn: Văn phòng TAND tỉnh Quảng Ninh, Tổng cục Thống kê )

Đồng thời, ta có bảng so sánh chỉ số tội phạm sau:

Trang 18

Bảng 5: So sánh chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội của tội vi phạm quy

định về điều khiển phương tiện GTĐB trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, Hải Dương, thành phố Hải Phòng và toàn quốc giai đoạn 2010-2014 (tính trên 100.000 dân)

phạm tội

Chỉ số tội phạm

Chỉ số người phạm tội

(Nguồn: Văn phòng TAND tỉnh Quảng Ninh, TAND Tối cao, Tổng cục Thống kê )

Nhìn vào bảng thống kê ta thấy: Trong giai đoạn 2010-2014, tỉnh Quảng Ninh có mức độ phổ biến của tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện GTĐB cao nhất, thể hiện ở chỉ số tội phạm là 10,6 và chỉ số người phạm tội là 10,7; tức tính trên 100.000 dân thì ở Quảng Ninh sẽ xảy ra 10,6 vụ và có 10,7 người phạm tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện GTĐB

So với tỉnh Hải Dương và thành phố Hải Phòng (có vị trí địa lý ngay liền kề và cùng thuộc khu vực Đông Bắc Việt Nam) thì mức độ phổ biến của tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện GTĐB tại tỉnh Quảng Ninh cũng cao hơn rõ rệt Cụ thể: so với tỉnh Hải Dương, tỉnh Quảng Ninh cao hơn gần 2,6 lần (10,6/4,1) về chỉ số tội phạm và gấp gần 2,5 lần (10,7/4,3) về chỉ số người phạm tội; so với thành phố Hải Phòng, tỉnh Quảng Ninh cao gấp gần 2,9 lần (10,6/3,7) về chỉ số tội phạm vả hơn 2,7 lần (10,7/3,9) về chỉ số người phạm tội Thậm chí, mức độ phổ biến của tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện GTĐB của tỉnh Quảng Ninh cũng cao hơn nhiều

so với toàn quốc: gấp gần 2 lần (10,6/5,4) về chỉ số tội phạm và cao hơn 1,9 lần (10,7/5,6)về chỉ số người phạm tội Để biểu diễn thông số của bảng trên, ta có biểu đồ:

Biểu đồ 3: So sánh chỉ số tội phạm trung bình và chỉ số người phạm tội trung

bình của tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện GTĐB trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, Hải Dương, thành phố Hải Phòng và toàn quốc giai đoạn 2010-2014 (tính trên 100.000 dân)

Trang 19

(Nguồn: Văn phòng TAND tỉnh Quảng Ninh, TAND Tối cao, Tổng cục Thống kê )

Những thông số và biểu đồ trên đã cho thấy thực trạng của tội vi phạm quy định

về điều khiển phương tiện GTĐB trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh xét về mức độ của tội phạm là rất cao và đang ở trong tình trạng đáng báo động

* Thực trạng xét về mức độ của tội phạm ẩn

Thông số về tổng số vụ và tổng số người phạm tội trên đã cho thấy một phần của

“bức tranh” tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện GTĐB trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010-2014 Còn một phần của “bức tranh” chưa được làm rõ

chính là tội phạm ẩn của loại tội phạm này Trong đó, tội phạm ẩn được hiểu là “các

tội phạm đã thực tế xảy ra nhưng không được thể hiện trong thống kê tội phạm vì không được phát hiện, không được xử lý hoặc không được đưa vào thống kê tội phạm”

[23, tr.103] Trong quá trình nghiên cứu, việc tìm hiểu và nhìn nhận tội phạm ẩn trong tổng thể tình hình tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện GTĐB sẽ cho thấy được bức tranh toàn cảnh về tình hình tội phạm này trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

Để đánh giá tội phạm ẩn của tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện GTĐB, tác giả đã thu thập số vụ cùng số người chết do tai nạn GTĐB trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2010-2014 và lập bảng so sánh với số vụ phạm tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện GTĐB được khởi tố trên địa bàn tình cùng giai đoạn như sau:

Bảng 6: So sánh số vụ tai nạn GTĐB cùng số vụ phạm tội vi phạm quy định về

điều khiển phương tiện GTĐB được khởi tố trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010-2014:

Trang 20

Năm Số vụ tai nạn

GTĐB (1)

Số vụ phạm tội vi phạm quy định về điểu khiển phương tiện GTĐB được khởi tố (2)

Tỷ lệ (2)/(1)

(Nguồn: Văn phòng TAND tỉnh Quảng Ninh; Phòng CSGT tỉnh Quảng Ninh)

Qua bảng số liệu trên có thể thấy trong 5 năm (2010-2014), tại tỉnh Quảng Ninh xảy ra 1.075 vụ tai nạn GTĐB Cũng trong khoảng thời gian đó, có tất cả 654 vụ phạm tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện GTĐB được khởi tố trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

Theo đó, tổng số vụ phạm tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện GTĐB được khởi tố chỉ chiếm trung bình khoảng 60,8% so với tổng số vụ tai nạn giao thông xảy ra (654/1.075 vụ) Điều này tương đương với việc có khoảng 39,2% số vụ tai nạn GTĐB không tiến hành khởi tố theo thủ tục tố tụng hình sự Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng này, nhưng nguyên nhân chủ yếu có thể kể đến ở đây là do người gây thiệt hại đã chủ động liên hệ với nạn nhân hoặc gia đình nạn nhân để bồi thường, khắc phục kịp thời hoặc tìm mọi cách thuyết phục nạn nhân và gia đình nạn nhân chấp nhận bồi thường dân sự và không yêu cầu khởi tố hình sự

Ngoài ra, để làm rõ hơn tình hình tội phạm ẩn của tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện GTĐB, tác giả đã lập bảng sau:

Bảng 7: Số vụ phạm tội và số người bị khởi tố, truy tố, xét xử về tội vi phạm quy

định về điều khiển phương tiện GTĐB trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010-2014:

Năm

(Nguồn: Văn phòng TAND tỉnh Quảng Ninh;

Phòng Thống kê Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ninh)

Trang 21

Như vậy, từ năm 2010 đến năm 2014, tại tỉnh Quảng Ninh có 654 vụ và 663 đối tượng bị khởi tố về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện GTĐB nhưng chỉ

có 647 vụ và 656 đối tượng bị truy tố và 625 vụ (chiếm 95,6% so với số vụ khởi tố) cùng 634 bị cáo (chiếm 95,6% so với số bị can bị khởi tố) bị xét xử về tội phạm này Một trong những lý do dẫn đến sự chênh lệch giữa số vụ bị khởi tố và xét xử là

do đã hết thời hạn điều tra mà vẫn chưa xác định được bị can hoặc bị không bắt giữ được bị can nên phải tạm đình chỉ vụ án Ngoài ra, các vụ án giao thông tuy thường dễ phát hiện nhưng do nhiều nguyên nhân mà bỏ lọt tội phạm như trình độ cán bộ điều tra còn yếu kém; cơ sở vật chất kỹ thuật không đáp ứng yêu cầu giám định và điều tra tại chỗ; đánh giá chủ quan của cơ quan chức năng… Từ những số liệu và phân tích trên

có thể thấy, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010-2014 có tồn tại các trường hợp tội phạm ẩn của tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện GTĐB Tuy nhiên, vấn đề này chưa được các cơ quan chức năng cùng các đơn vị có liên quan nghiên cứu; đưa ra số liệu cụ thể về tình hình tội phạm ẩn trên địa bàn tỉnh cũng như nguyên nhân và giải pháp ngăn ngừa tình hình này

1.1.2 Thực trạng của tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010-2014 xét về tính chất

Thực trạng của tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện GTĐB trên địa

bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010–2014 xét về tính chất được nghiên cứu trên cơ sở

nghiên cứu các cơ cấu của tội này “Qua cơ cấu của tội phạm theo tiêu thức nhất định

có thể rút ra được nhận xét về tính chất của tội phạm Cơ cấu tội phạm thể hiện rõ nội dung bên trong của tình hình tội phạm cũng như tạo cơ sở cho việc xem xét nguyên nhân của tội phạm” [9, tr 223] Để đánh giá được thực trạng của tội vi phạm quy định

về điều khiển phương tiện GTĐB trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010–2014

xét về tính chất cần dựa trên cơ sở nghiên cứu tội phạm này theo các tiêu chí sau:

* Cơ cấu theo loại tội phạm (Phân loại theo Điều 8 BLHS)

Qua nghiên cứu 120 bản án HSST với 120 người phạm tội bị xét xử về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện GTĐB trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong

vòng 05 năm (2010-2014), tác giả có bảng thống kê và biểu đồ sau:

Trang 22

Bảng 8: Cơ cấu theo loại tội phạm

(Nguồn: 120 bản án HSST về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện GTĐB)

Để hình dung rõ hơn, ta có biểu đồ sau:

Biểu đồ 4: Cơ cấu theo loại tội phạm

53.3%

46.7% Tội nghiêm trọng

Tội rất nghiêm trọng

(Nguồn: 120 bản án HSST về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện GTĐB)

Qua bảng số liệu và biểu đồ trên có thể thấy tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện GTĐB trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh phần lớn tập trung vào loại tội nghiêm trọng (theo khoản 1 Điều 202 Bộ luật hình sự) với 64 bị cáo, chiếm 53,3%; Sau đó là tội rất nghiêm trọng (theo khoản 2 và khoản 3 Điều 202 Bộ luật hình sự) với

56 bị cáo, chiếm 46,7% và không có trường hợp nào thuộc loại tội ít nghiêm trọng (theo khoản 4 Điều 202 Bộ luật hình sự) Điều này phần nào thể hiện tính chất nghiêm trọng và mức độ nguy hiểm của tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện GTĐB diễn ra trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh thời gian qua

* Cơ cấu theo loại và mức hình phạt chính được áp dụng

Theo thống kê của TAND tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010-2014 có tất cả 634 bị cáo bị xét xử về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện GTĐB, được thể hiện chi tiết qua bảng số liệu và biểu đồ sau:

Bảng 9: Cơ cấu theo loại và mức hình phạt chính được áp dụng

Giai đoạn

2010-2014

không giam giữ

Phạt tiền

Từ 3 năm trở xuống

Từ trên 3 năm đến 7 năm

Từ trên 7 năm đến 15 năm

(Nguồn: Văn phòng TAND tỉnh Quảng Ninh)

Trang 23

Để quan sát rõ, ta có biểu đồ sau:

Biểu đồ 5: Cơ cấu theo mức hình phạt tù được áp dụng

81.40%

17.00%

1.60% Tù từ 3 năm trở xuống

Tù từ trên 3 năm đến 7 năm

Tù trên 7 năm đến 15 năm

(Nguồn: Văn phòng TAND tỉnh Quảng Ninh)

Theo bảng số liệu trên, trong tổng số 634 bị cáo bị xét xử sơ thẩm về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện GTĐB tại tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010-2014 thì tất cả các bị cáo đều bị áp dụng hình phạt chính là phạt tù có thời hạn và không có

bị cáo nào bị áp dụng hình phạt chính là cải tạo không giam giữ hoặc phạt tiền Trong

số 634 bị cáo bị áp dụng hình phạt tù, phổ biến nhất là mức phạt tù có thời hạn từ 3 năm trở xuống với 516 bị cáo, chiếm tỷ lệ 81,4%; Số bị cáo bị xử phạt tù từ trên 3 năm đến 7 năm là 108 bị cáo, chiếm 17,0% và chỉ có 10 bị cáo bị xử phạt tù từ trên 7 năm đến 15 năm, chiếm tỷ lệ tương đối thấp là 1,6%

* Cơ cấu theo địa bàn phạm tội

Theo báo cáo của Cục thống kê tỉnh Quảng Ninh, hiện tại toàn tỉnh có 4 thành phố, 9 huyện và 1 thị xã Bên cạnh đó, theo thống kê của Văn phòng TAND tỉnh Quảng Ninh, tác giả đã lập bảng số liệu sau:

Bảng 10:Cơ cấu theo địa bàn phạm tội

Trang 24

(Nguồn: Văn phòng TAND tỉnh Quảng Ninh)

Như vậy, trong tổng số 625 vụ với 634 bị cáo phạm tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện GTĐB giai đoạn 2010-2014, các địa bàn xảy ra số vụ phạm tội nhiều nhất là 4 thành phố của tỉnh gồm: thành phố Cẩm Phả với 155 vụ (24,8%); thành phố Uông Bí với 93 vụ (14,9%); thành phố Hạ Long với 81 vụ (13%) và thành phố Móng Cái với 63 vụ (10,1%) Các huyện khác như Tiên Yên, Đầm Hà, Hải Hà cũng chiếm tỷ lệ tương đối với khoảng 6,4% đến 7,7% mỗi huyện Đặc biệt, riêng 2 huyện

Ba Chẽ và Cô Tô, trong 5 năm trở lại đây chỉ có tất cả 3 vụ phạm tội vi phạm quy định

về điều khiển phương tiện GTĐB xảy ra, chiếm tỷ lệ rất nhỏ là 0,5% Các huyện còn lại như Đông Triều, Hoành Bồ, Bình Liêu, Vân Đồn, Thị xã Quảng Yên cũng chỉ xảy

ra tổng 94 vụ, chiếm khoảng 15,0% tổng số vụ của toàn tỉnh

Biểu đồ 6: Cơ cấu theo địa bàn phạm tội

(Nguồn: Văn phòng TAND tỉnh Quảng Ninh)

Trang 25

Giải thích cho số liệu trên, thành phố Cẩm Phả tuy chỉ có duy nhất tuyến Quốc lộ

18 chạy qua nhưng lại là thành phố có nhiều tuyến tỉnh lộ nhất như tuyến 329, 334, 326; đặc biệt là tuyến tỉnh lộ 326 từ Ngã Hai đến Mông Dương dài 25km, chủ yếu dùng cho vận chuyển lâm nghiệp, vận tải mỏ với các xe container, xe ô tô tải hoạt động ngày đêm Bên cạnh đó, tuyến xe bus 01 chạy xuyên thành phố cùng hoạt động nhộn nhịp của Bến xe khách liên tỉnh Cửa Ông cũng khiến thành phố có mật độ tham gia giao thông dày đặc Không những vậy, thành phố Cẩm Phả còn là nơi có nhiều

“điểm đen” về an toàn giao thông (ATGT), tiêu biểu là “điểm đen” tại phường Quang Hanh với Quốc lộ 18A chạy qua Đây là con đường độc đạo huyết mạch nối giữa thành phố Hạ Long với thành phố Móng Cái nên lưu lượng các phương tiện tham gia giao thông liên tục 24/24h với đủ loại từ thô sơ đến trọng tải lớn Các đặc điểm trên là một trong những nguyên nhân khiến thành phố Cẩm Phả chiếm tỷ lệ cao nhất toàn tỉnh về

số vụ phạm tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện GTĐB (24,8%)

Kể đến tiếp theo là các thành phố có tuyến Quốc lộ 18 – tuyết đường chính mang tính huyết mạch của tỉnh chạy qua gồm thành phố Hạ Long, Uông Bí, Móng Cái Đây cũng đều là các địa bàn có số vụ phạm tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện GTĐB chiếm tỷ lệ cao trên toàn tỉnh Bên cạnh nguyên nhân từ sự phát triển của kinh

tế và đô thị hóa khiến dân cư đông đúc cùng hoạt động du lịch diễn ra sôi nổi, thì nguyên nhân chính cần kể đến ở đây chính là vị trí địa lý đặc thù của các thành phố nêu trên Thành phố Hạ Long nằm chính giữa Quốc lộ 18 nối từ Bắc Ninh tới cửa khẩu Móng Cái, trong khi thành phố Uông Bí là cầu nối giữa Quảng Ninh với thành phố Hải Phòng qua Quốc lộ 10 là một trong những lý do khiến lưu lượng tham gia giao thông tại các thành phố này luôn ở mức cao Đặc biệt, thành phố Móng Cái với đặc điểm là cửa ngõ giao thương giữa nước ta với thành phố Đông Hưng, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc cũng khiến địa bàn này liên tục có các xe trọng tải lớn, siêu trường, siêu trọng chạy qua phục vụ hoạt động xuất-nhập khẩu Các thành phố nêu trên đều là những địa bàn có nhiều “điểm đen” về ATGT trên toàn tỉnh như: cổng trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, cổng Bệnh viện Sản Nhi, bến xe Bãi Cháy, ngã tư Loong Tòng, đoạn Quốc lộ 18A qua phường Đại Yên (thành phố Hạ Long); ngã ba Tràng Bạch, bến Phà Đụn, ngã tư Cột đồng hồ (Uông Bí); bến xe khách Móng Cái (thành phố Móng Cái) Tại các huyện có số vụ bị xét xử về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện GTĐB chiếm số lượng ít hơn đa phần đều là các vùng có điều kiện kinh tế chưa phát triển, mật độ giao thông còn thưa thớt Tuy nhiên, các huyện Đầm Hà, Hải Hà và

Trang 26

Tiên Yên có số vụ án cao hơn các huyện khác do đây là 3 huyện nằm liền kề nhau, là cầu nối trực tiếp và duy nhất giữa Cầu Bắc Luân thuộc thành phố Móng Cái với thành phố Cẩm Phả thông qua tuyến Quốc lộ 18 và nối giữa tỉnh Lạng Sơn với Cửa khẩu Bắc Phong Sinh thuộc huyện Hải Hà thông qua Quốc lộ 4B khiến lưu lượng tham gia giao thông tại các huyện này luôn ở mức cao Bên cạnh đó, sinh sống tại các huyện nói trên phần lớn là đồng bào dân tộc vùng cao, thường tự ý mở các đường dân sinh nối thẳng ra Quốc lộ và vận chuyển hàng hóa cồng kềnh, ý thức tham gia giao thông chưa thật sự cao, kể đến như khu vực cầu nước mặn địa phận xã Đông Hải (giáp ranh giữa địa phận huyện Tiên Yên và Đầm Hà) vẫn luôn được coi là ác mộng của những người tham gia giao thông với hàng loạt các vụ tai nạn thảm khốc từng xảy ra

Đối với huyện Ba Chẽ và Cô Tô, hầu như không có vụ phạm tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện GTĐB nào xảy ra trên toàn huyện trong vòng 05 năm trở lại đây (2010-2014) với tỷ lệ vụ phạm tội chỉ chiếm lần lượt là 0,3% (2 vụ) và 0,2% (1 vụ) Với huyện Ba Chẽ, điều này có vẻ bất hợp lý khi đây là huyện giáp ranh với cả 2 tỉnh Bắc Giang và Lạng Sơn, sẽ tạo điều kiện rất thuận lợi cho việc giao thương, buôn bán và vận tải Tuy nhiên, Ba Chẽ thực tế lại là một trong những huyện kém phát triển của tỉnh Quảng Ninh với dân số ít nhất tỉnh, đa phần trong đó là các dân tộc thiểu số như Dao, Tày, Sán Chỉ Với địa hình chủ yếu là đồi núi, người dân ở đây phần lớn sống bằng nghề trồng trọt hoa màu, tự cung cấp lương thực, rất ít thực hiện các dịch vụ, giao thương, buôn bán Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng vật chất tương đối thô

sơ, lạc hậu và kém phát triển, không có bất kỳ tuyến đường Quốc lộ nào chạy qua cùng phương tiện đi lại, vận chuyển chủ yếu là xe đạp, xe máy và trâu, ngựa cũng khiến mật

độ giao thông ở đây cực kỳ thưa thớt, ít xảy ra các vụ tai nạn giao thông gây hậu quả nghiêm trọng Đối với huyện Cô Tô, đây thực chất là một quần đảo nằm ở phía Đông của đảo Vân Đồn với tổng diện tích chỉ khoảng 47,3km2 [27] Nơi đây gồm hơn 50 hòn đảo lớn nhỏ, người dân sinh sống chủ yếu bằng nghề đánh bắt hải sản xa bờ và mới phát triển thêm dịch vụ du lịch sinh thái Các phương tiện tham gia GTĐB tại đây chủ yếu là xe đạp, xe máy cùng ô tô tải hạng nhỏ/vừa chính là một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến Cô Tô luôn là huyện đứng đầu về ATGT trên toàn tỉnh

* Cơ cấu theo địa điểm xảy ra tội phạm

Qua nghiên cứu 120 bản án HSST, tác giả đã lập bảng thống kê sau:

Bảng 11: Cơ cấu theo địa điểm xảy ra tội phạm

Trang 27

Tổng Trước

cây xăng

Trước bến

xe khách, trường học

Trước công trường

Đường Quốc lộ

Đường Tỉnh lộ

Các tuyến đường khác

(Nguồn: 120 bản án HSST về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện GTĐB)

Qua bảng thống kê trên, ta thấy các vụ phạm tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện GTĐB phần lớn xảy ra trên các tuyến đường Quốc lộ với 53 vụ, chiếm 44,2% Trong đó, đặc biệt cần kể đến Quốc lộ 18A với những “điểm đen” như Km 77,

Km 85, Km 262 chiếm 41/53 vụ phạm tội xảy ra trên các tuyến Quốc lộ Một trong những nguyên nhân cần kể đến do đây là tuyến đường rộng, bằng phẳng, được phép di chuyển với tốc độ nên tạo tâm lý chủ quan, phóng nhanh, vượt ẩu, lấn làn của tài xế Trong các địa điểm xảy ra tội phạm, cần đặc biệt lưu ý tới các tuyến đường ngay trước những cây xăng Tuy phần lớn lái xe đều có ý thức đi với tốc độ chậm khi gần đến địa điểm có cây xăng, nhưng do sự quan sát còn yếu, kém và chủ quan nên thường gây tại nạn khi bẻ lái rẽ vào trạm xăng Đặc biệt, trong 13 vụ vi phạm xảy ra trước trạm xăng,

có tới 5 vụ xảy ra tại cây xăng Phúc Xuyên (Khu 1, Phường Yên Thanh, thành phố Uông Bí) Bên cạnh đó, chiếm tỷ lệ không nhỏ trong các địa điểm xảy ra tội phạm là trên các tuyến tỉnh lộ với 25 vụ, chiếm 20,8% Đây là tuyến đường đang được đầu tư, nâng cấp nên đường có bề mặt rộng, bằng phẳng Tuy nhiên, tại các ngã tư, ngã ba nhiều nơi chưa được lắp đặt hệ thống đèn tín hiệu giao thông, cộng thêm ý thức của người dân chưa cao, thường xuyên vượt, lấn sai quy định nên dẫn tới những hậu quả không mong muốn Ngoài ra, trong các địa điểm xảy ra vi phạm còn có các tuyến đường trước nơi đông người như bến xe khách, trường học, bệnh viện với 9 vụ (chiếm 7,5%), trước công trường xây dựng với 4 vụ (chiếm 3,3%) Tại các tuyến đường khác như đường liên thôn, liên xã cũng có 16 vụ, tương đương 13,3%

Biểu đồ 7: Cơ cấu theo địa điểm xảy ra tội phạm

(Nguồn: 120 bản án HSST về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện GTĐB)

Trang 28

* Cơ cấu theo thời gian xảy ra tội phạm

Qua nghiên cứu 120 bản án HSST, tác giả có bảng thống kê sau:

Bảng 12: Cơ cấu theo thời gian phạm tội

Tổng

Từ 23h đến trước

6h (7 tiếng)

Từ 6h đến trước

17h (11 tiếng)

(Nguồn: 120 bản án HSST về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện GTĐB)

Bảng số liệu trên được minh họa qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 8: Cơ cấu theo thời gian phạm tội

(Nguồn: 120 bản án HSST về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện GTĐB)

Qua bảng thống kê trên, khoảng thời gian tội phạm diễn ra nhiều nhất là từ 6h đến trước 17h với 61 vụ, chiếm 50,8% trên tổng số 120 vụ án (trung bình 5,5 vụ/giờ) Đây là thời khoảng thời gian kéo dài gần nửa ngày với 11 tiếng đồng hồ, bắt đầu một ngày làm việc hay học tập, tính từ buổi sáng đến chiều; đồng thời cũng là khoảng thời gian hoạt động nhiều nhất của các xe khách liên tỉnh, các xe tải và container chở hàng Tuy đây là thời điểm trời sáng, tinh thần con người thường tỉnh táo, rất dễ quan sát tình hình và điều khiển phương tiện giao thông nhưng đa phần do người điều khiển phương tiện chủ quan, thấy đường rộng và bằng phẳng nên lái nhanh, vượt ẩu, đi sai làn đường dẫn tới những tai nạn đáng tiếc

Khoảng thời gian từ 17h đến trước 23h tuy chỉ chiếm 38,4% (46 vụ) nhưng đây lại là khoảng thời gian có mật độ xảy ra tội phạm cao nhất trong cả ngày với trung bình 7,7 vụ/giờ Nguyên nhân có thể kể đến ở đây do thời điểm này trời đã chập tối

Trang 29

hoặc tối, nhiều tuyến đường không đủ ánh sáng hỗ trợ việc tham gia giao thông cùng ánh đèn phía xe đi ngược chiều dễ làm người điều khiển phương tiện bị chói mắt, khó quan sát tình hình Đồng thời, đây là khoảng thời gian sau khi kết thúc một ngày làm việc dài, tâm lý con người sẽ thường mệt mỏi, uể oải nên không có được sự tập trung

và nhanh nhẹn xử lý tình huống khi tham gia giao thông Nhiều trường hợp người điều khiển phương tiện còn sử dụng rượu, bia hay chất kích thích khác do tụ tập bạn bè, uống nhậu, hát hò sau khi kết thúc ngày làm việc

Khoảng thời gian từ 23h (tối hôm trước) đến trước 6h (sáng hôm sau) là khoảng thời gian tội phạm diễn ra ít nhất với 13/120 vụ, chiếm 10,8% Tuy đây là thời gian đêm khuya và rạng sáng, lưu lượng xe tham gia giao thông vô cùng thưa thớt nhưng do nhiều nguyên nhân vẫn có những vụ việc đáng tiếc xảy ra Bên cạnh lý do ánh sáng kém cùng tinh thần mệt mỏi, buồn ngủ về đêm thì ý thức chủ quan, lái nhanh, phóng

ẩu vì đường thoáng đãng là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới vi phạm trong khoảng thời gian này Đây là khoảng thời gian cần được đặc biệt lưu ý do ít người qua lại, rất khó để cấp cứu người bị nạn (nếu có) cũng như vô tình tạo điều kiện thuận lợi cho người vi phạm bỏ trốn hay xóa dấu vết sai trái, tạo chứng cử giả có lợi cho mình

* Cơ cấu theo loại phương tiện người phạm tội sử dụng khi tham gia giao thông gây tai nạn

Theo thống kê của Ban ATGT tỉnh Quảng Ninh, trong tổng số 1086 vụ tai nạn giao thông xảy ra trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010-2014, có 1075 vụ là tai nạn xảy ra trên tuyến đường bộ, chiếm gần 99% Từ việc khảo sát 120 bản án HSST, tác giả đã lập bảng thống kê sau:

Bảng 13:Cơ cấu theo loại phương tiện người phạm tội sử dụng khi tham gia giao

thông gây tai nạn

(Nguồn: 120 bản án HSST về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện GTĐB)

Qua bảng số liệu trên, ta thấy phương tiện giao thông chủ yếu mà người phạm tội

sử dụng khi thực hiện hành vi vi phạm là ô tô khách cùng xe tải, xe container với số vụ

Trang 30

đều là 43 vụ, cùng chiếm 35,8% Đây thực sự là một vấn đề đáng lo ngại khi các phương tiện giao thông trên đều là các phương tiện có kích thước lớn, vận chuyển nhiều người hoặc có trọng tải nặng, thường gây ra thiệt hại nghiêm trọng về tài sản và sức khỏe, thậm chí cả tính mạng của con người Với các phương tiện trên, đa số người phạm tội đều có bằng lái theo quy định của pháp luật, tuy nhiên, do tâm lý chủ quan, lái nhanh quá tốc độ, vượt ẩu hay vi phạm về phần đường, làn đường đã dẫn tới những vi phạm không mong muốn Tỷ lệ 28,4% còn lại thuộc về phương tiện ô tô, xe gắn máy với tổng số 34 vụ trên 120 bản án Có thể nhận thấy đây là phương tiện dễ sở hữu, dễ điều khiển và tốc độ không quá cao như ô tô hay xe tải nói trên, tuy nhiên, chủ yếu do người điều khiển thường không đủ tuổi hoặc chưa có bằng lái, thiếu kinh nghiệm, nông nổi, thích thể hiện hoặc sử dụng trong tình trạng say rượu, dùng các chất kích thích nên đã dẫn tới những tai nạn đáng tiếc Trong 120 bản án sơ thẩm tác giả thu thập không có các phương tiện giao thông gây tai nạn như xe đạp điện, xe ba bánh, công nông, máy xúc, máy tuốt lúa nhưng không thể phủ nhận vẫn có những trường hợp các phương tiện này gây tai nạn và vi phạm trên thực tế

Biểu đồ 9: Cơ cấu theo loại phương tiện người phạm tội sử dụng khi tham gia

giao thông gây tai nạn

(Nguồn: 120 bản án HSST về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện GTĐB)

* Cơ cấu theo một số đặc điểm nhân thân của người phạm tội

Từ thống kê chính thức của TAND tỉnh Quảng Ninh và khảo sát từ 120 bản án HSST với 120 người phạm tội, tác giả tập trung nghiên cứu một số đặc điểm về nhân thân người phạm tội như: giới tính; độ tuổi; nghề nghiệp; đặc điểm “phạm tội lần đầu”

hay “tái phạm, tái phạm nguy hiểm”

- Về giới tính, độ tuổi

Theo số liệu thống kê chính thức của Văn phòng TAND tỉnh Quảng Ninh, tác giả

có bảng số liệu và các biểu đồ sau:

Trang 31

Bảng 14: Cơ cấu theo giới tính, độ tuổi của người phạm tội

Từ 30 tuổi trở lên

(Nguồn:Văn phòng TAND tỉnh Quảng Ninh)

Biểu đồ 10:Cơ cấu theo giới tính của người phạm tội

(Nguồn:Văn phòng TAND tỉnh Quảng Ninh)

Qua bảng số liệu và biểu đồ, trong 05 năm (2010-2014), trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có 21 bị cáo là nữ giới phạm tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện GTĐB, chiếm 3,3%; 613 bị cáo là nam giới, chiếm tỷ lệ đa số 96,7% Điều này một phần xuất phát từ đặc điểm tâm lý của nữ giới thường cẩn thận, bình tĩnh và ít làm các công việc liên quan đến lái xe Trong khi đó, nam giới thường chủ quan, liều lĩnh, làm

ẩu và thường là người điều khiển phương tiện giao thông hoặc làm công việc lái xe

Biểu đồ 11: Cơ cấu theo độ tuổi của người phạm tội

(Nguồn:Văn phòng TAND tỉnh Quảng Ninh)

Như vậy, nhóm người phạm tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện GTĐB có độ tuổi từ 30 trở lên chiếm tỷ lệ cao nhất với 50%, tương đương 317 bị cáo

Trang 32

Nhóm người có độ tuổi từ 18 đến dưới 30 tuổi cũng chiếm tỷ lệ cao gần tương đương với 305 bị cáo, chiếm 48,1% Riêng nhóm người có độ tuổi từ 16 đến dưới 18 tuổi chiếm tỷ lệ nhỏ với 1,9%, tương đương 12 bị cáo Trong độ tuổi từ 18 đến dưới 30 tuổi, đa phần người điều khiển phương tiện giao thông lại thiếu kinh nghiệm, đặc biệt với những loại xe yêu cầu trình độ nghề nghiệp và tay lái cao như xe khách, xe bus, xe tải, xe container Trong khi đó, độ tuổi từ 30 trở lên tuy thường tích lũy đủ kinh nghiệm, nhưng chính điều này đã tạo tâm lý chủ quan, lái nhanh vượt ẩu của các tài

xế Riêng độ tuổi từ 16 đến dưới 18 tuổi, theo quy định của pháp luật chỉ được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3 Tuy nhiên, các bị can này đều vi phạm quy định trên và không có bằng lái theo quy định, kinh nghiệm còn non nớt cộng thêm tâm

lý muốn thể hiện bằng việc lái nhanh, đánh võng đã dẫn tới những hậu quả không mong muốn

- Về nghề nghiệp

Qua phân tích 120 bị cáo, tác giả nhận thấy: có 78 bị cáo làm nghề lái xe, chiếm

đa số với 65%; những người làm nghề tự do, nghề nghiệp không ổn định có 12 bị cáo chiếm 10%; có 10 bị cáo là học sinh, sinh viên chiếm 8,3%; tiếp đó là những bị cáo không có nghề nghiệp chiếm 6,7% với 8 bị cáo; cuối cùng là những bị cáo làm các nghề khác như công chức, công nhân chiếm 10% với 12 bị cáo

Biểu đồ 12: Cơ cấu theo nghề nghiệp của người phạm tội

(Nguồn: 120 bản án HSST về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện GTĐB

- Về đặc điểm “phạm tội lần đầu” hay “tái phạm, tái phạm nguy hiểm”

Theo thống kê của TAND tỉnh Quảng Ninh, trong tổng số 634 bị cáo phạm tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện GTĐB có 37 bị cáo thuộc trường hợp “tái phạm, tái phạm nguy hiểm”, chiếm 5,8% Như vậy, những người phạm tội thuộc trường hợp “phạm tội lần đầu” chiếm đa số với 597 bị cáo, tương đương 94,2%

Trang 33

* Cơ cấu theo tình trạng sử dụng rượu, chất kích thích khác khi phạm tội

Trên cơ sở thống kê 120 bản án với 120 bị cáo phạm tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện GTĐB thì có 17 bị cáo sử dụng rượu, chất kích thích khác trước khi phạm tội, chiếm 14,2% Trong số đó, có 9 bị cáo thuộc trường hợp tụ tập bạn

bè đi uống rượu, tuy có biểu hiện say nhưng vẫn điều khiển phương tiện giao thông, dẫn tới hành vi vi phạm; 5 bị cáo thuộc trường hợp sử dụng ma túy, ma túy đá và thuốc lắc; 3 bị cáo còn lại là tài xế xe khách, xe tải mà trong máu hoặc hơi thở có nồng

độ cồn, khai nhận là do uống 1 đến 2 chén rượu trong bữa ăn lúc nghỉ giữa đường

* Cơ cấu theo tình trạng có hay không có giấy phép lái xe

Qua việc thống kê 120 vụ án cùng 120 bị cáo phạm tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện GTĐB, tác giả nhận thấy có 24 bị cáo không có giấy phép lái xe khi tham gia giao thông, chiếm tỷ lệ 20% Đây tuy không hẳn là một tỷ lệ quá cao, nhưng cần được quan tâm đúng mức bởi nó thể hiện tình trạng coi thường pháp luật, thái độ chủ quan khi tham gia giao thông cùng câu hỏi về nghĩa vụ và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan, nhất là khi một nửa trong số 24 bị cáo kể trên là các em học sinh, chưa đủ 18 tuổi

* Tính chất của tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện GTĐB trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010-2014

Trên cơ sở nghiên cứu về cơ cấu của tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện GTĐB, tác giả rút ra một số đặc trưng – tính chất của loại tội phạm này trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010-2014 như sau:

- Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện GTĐB trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh phần lớn tập trung vào loại tội nghiêm trọng với 64 vụ, chiếm 53,3%; tiếp đến là loại tội rất nghiêm trọng với 56 vụ, chiếm 46,7%

- Loại hình phạt chính mà Tòa án áp dụng với người phạm tội 100% là hình phạt tù có thời hạn Trong đó, mức hình phạt tù được áp dụng phổ biến là tù từ 3 năm trở xuống với 516 bị cáo, chiếm 81,4%

- Địa bàn xảy ra tội phạm nhiều nhất là 04 thành phố của tỉnh, đặc biệt là thành phố Cẩm Phả với tỷ lệ 24,8% (155/625 vụ) Địa điểm xảy ra tội phạm nhiều nhất là trên các tuyến Quốc lộ (44,2%) và các tuyến Tỉnh lộ (20,8%)

- Thời gian phạm tội phần lớn diễn ra trong khoảng thời gian từ 6h đến trước 23h với phương tiện người phạm tội sử dụng khi tham gia giao thông gây tai nạn chủ yếu là xe ô tô khách, xe tải, xe bán tải hay xe container

Trang 34

- Về đặc điểm nhân thân của bị cáo: phổ biến là nam giới (96,7%); độ tuổi thường tập trung từ 18 đến dưới 30 tuổi (48,1%) hoặc trên 30 tuổi (50%); đa số có nghề nghiệp là lái xe (65%); hầu hết đều phạm tội lần đầu (94,2%);

- Phần lớn người phạm tội có bằng lái xe (80%) và không sử dụng rượu, chất kích thích khác khi tham gia giao thông (85,6%)

1.2 Diễn biến của tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010-2014

“Diễn biến của tội phạm là sự thay đổi thực trạng của tội phạm xét về mức độ và

về tính chất theo thời gian trong đơn vị không gian xác định” [23, tr.120]

1.2.1 Diễn biến của tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010-2014 xét về mức độ

Trên cơ sở số liệu đã nghiên cứu ở phần thực trạng về mức độ, tác giả tiếp tục nghiên cứu diễn biến về mức độ của tôi vi phạm quy định về điều khiển phương tiện GTĐB trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh để làm rõ hơn “bức tranh tội phạm” cũng như xu hướng để dự đoán sự vận động của loại tội phạm này trong thời gian tới Tác giả chọn năm 2010 là năm gốc và so sánh với các năm tiếp theo về số vụ và số người phạm tội Theo đó, ta có bảng thống kê:

Bảng 15: Mức độ tăng, giảm hàng năm của tội vi phạm quy định về điều khiển

phương tiện GTĐB trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010-2014

(Nguồn: Văn phòng TAND tỉnh Quảng Ninh)

Để hình dung rõ hơn bảng số liệu trên, đồng thời tạo điều kiện cho việc quan sát thuận tiện (do số liệu về số người và số vụ phạm tội tương đối sát nhau), tác giả đã dựng 2 biểu đồ riêng biệt thể hiện diễn biến về số vụ và số người phạm tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện GTĐB như sau:

Biểu đồ 13a và 13b: Diễn biến số vụ và số người phạm tội vi phạm quy định về

điều khiển phương tiện GTĐB trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010-2014

Trang 35

(Nguồn: Văn phòng TAND tỉnh Quảng Ninh)

Theo bảng số liệu và biểu đồ trên ta thấy, từ năm 2010 đến năm 2014, tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện GTĐB trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh nhìn chung đều giảm về cả số vụ và số người phạm tội, tuy nhiên mức độ giảm có sự khác nhau giữa các năm Năm 2011 là năm duy nhất trong 5 năm trở lại đây có số vụ và số người phạm tội đều tăng với số vụ tăng 37.6% và số người phạm tội tăng 39.8% Các năm tiếp theo, số vụ và số người phạm tội đều giảm dần đều Cụ thể: năm 2012, số vụ giảm 12,8%, số người phạm tội giảm 12,0%; năm 2013 tiếp tục giảm nhẹ 14,3% về số

vụ và giảm 12,8% về số người phạm tội; tới năm 2014, các thông số đều giảm sâu với

số vụ giảm 40,6% và số người phạm tội giảm 38,3%

Nhìn vào biểu đồ ta thấy, số vụ và số người phạm tội so với năm gốc giảm đáng

kể theo chiều hướng đi xuống Chỉ có năm 2011 có số vụ và số người phạm tội tăng cao Trong khi đó, năm 2014 là năm có số vụ và số người phạm tội giảm sâu nhất Qua

đó có thể khẳng định tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện GTĐB trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh 05 năm trở lại đây diễn biến tương đối phức tạp nhưng nhìn chung có xu hướng giảm dần

Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện GTĐB thuộc nhóm các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng (Chương XIX Bộ luật hình sự) Do đó, để làm rõ hơn diễn biến về mức độ của loại tội phạm này, ta cần so sánh với diễn biến về mức độ của nhóm các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng trên địa bàn tỉnh trong cùng khoảng thời gian 2010-2014

Bảng 16: So sánh mức độ tăng, giảm hàng năm của tội vi phạm quy định về điều

khiển phương tiện GTĐB và các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010-2014

Trang 36

Năm

Tội vi phạm quy định về điều

khiển phương tiện GTĐB

Nhóm tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng

(Nguồn: Văn phòng TAND tỉnh Quảng Ninh)

Theo bảng số liệu trên, ta có biểu đồ minh họa sau:

Biểu đồ 14: Diễn biến của số vụ phạm tội vi phạm quy định về điều khiển

phương tiện GTĐB và số vụ phạm các tội thuộc chương XIX trên địa bàn tình Quảng Ninh giai đoạn 2010-2014

(Nguồn: Văn phòng TAND tỉnh Quảng Ninh)

Như vậy, nếu lấy năm 2010 làm gốc thì số vụ phạm tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện GTĐB và số vụ phạm các tội thuộc chương XIX trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đều giảm Tuy nhiên, mức độ giảm của tội vi phạm quy định về điều

Trang 37

khiển phương tiện GTĐB cao hơn (mức giảm cao nhất là 40,6% và thấp nhất là 12,8%) so với nhóm các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng (mức giảm duy nhất là 1,0%)

Đối với số vụ phạm tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện GTĐB, ngoài duy nhất năm 2011 có sự tăng mạnh (42,9%) thì 2 năm tiếp theo đều giảm (12,8% và 14,3%) và đặc biệt giảm mạnh vào năm 2014 (40,6%) Do đó, đồ thị được biểu diễn bằng đường thẳng tăng cao vào năm đầu của đồ thị (năm 2011) và giảm dần đều vào toàn bộ nửa sau của đồ thị (năm 2012, 2013 và 2014)

Đối với số vụ phạm tội thuộc Chương XIX lại xuất hiện khác biệt khi ở hơn nửa đầu của giai đoạn (năm 2011, 2012 và 2013), đồ thị đều cao hơn so với năm gốc: cao nhất vào năm 2011 (37,6%) và cao ít nhất vào năm 2012 (15,7%) Tuy nhiên, đến cuối giai đoạn (năm 2014) đồ thị lại giảm 1% so với năm gốc Trên biểu đồ, đồ thị được biểu diễn bằng các đoạn thẳng lên xuống liên tục với diễn biến tương đối phức tạp Theo số liệu từ Bảng 17, ta có biểu đồ minh họa tiếp theo:

Biểu đồ 15: Diễn biến của số người phạm tội vi phạm quy định về điều khiển

phương tiện GTĐB và số người phạm các tội thuộc chương XIX trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010-2014

(Nguồn: Văn phòng TAND tỉnh Quảng Ninh)

So với năm gốc 2010, số người phạm tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện GTĐB giảm mạnh (giảm sâu nhất là 38,3% và nhẹ nhất là 12,0%) Trong khi đó,

Trang 38

số người phạm các tội thuộc Chương XIX lại tăng cao (tăng nhiều nhất là 92,8% và thấp nhất là 69,4%)

Năm 2011 là năm duy nhất 2 đồ thị cùng đi lên khi số người phạm tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện GTĐB và các tội thuộc Chương XIX đều tăng so với năm gốc 2010 Trong đó đường biểu diễn số người phạm các tội thuộc Chương XIX dốc hơn do tăng 70,9% trong khi số người phạm tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện GTĐB chỉ tăng 39,8% Giai đoạn sau gồm các năm 2012, 2013 và

2014, số người phạm tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện GTĐB đều giảm dần đều và thấp hơn so với năm gốc trong khi số người phạm các tội thuộc Chương XIX nhìn chung đều cao hơn so với năm gốc Tuy nhiên, từ năm 2012 trở đi, đồ thị biểu diễn số người phạm các tội thuộc Chương XIX đang có dấu hiệu đi xuống do mức tăng so với năm gốc giảm dần từ 92,8% xuống 84,2% và chỉ còn 69,4% tại năm 2014 Khi xét diễn biến của tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện GTĐB trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010-2014, ta cần xem xét chúng trong mối tương quan, so sánh với diễn biến chung về loại tội này trên phạm vi toàn quốc để thấy được nét tương đồng cũng như riêng biệt của tội phạm này trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

Bảng 17: So sánh số vụ và số người phạm tội vi phạm quy định về điều khiển

phương tiện GTĐB trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh và toàn quốc giai đoạn 2010-2014

(Nguồn: Văn phòng TAND tỉnh Quảng Ninh, TAND Tối cao)

Từ bảng số liệu trên, ta có các biểu đồ sau:

Trang 39

Biểu đồ 16: Số vụ phạm tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện GTĐB

trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh và toàn quốc giai đoạn 2010-2014

(Nguồn: Văn phòng TAND tỉnh Quảng Ninh, TAND Tối cao)

Qua biểu đồ và bảng số liệu trong giai đoạn 2010-2014, ta thấy số vụ phạm tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện GTĐB trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh và toàn quốc nhìn chung đều có xu hướng giảm, tuy nhiên mức giảm mỗi năm có sự khác biệt nhất định Trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, năm 2011 là năm duy nhất có số vụ phạm tội tăng cao, biểu thị bằng đường đồ thị đi lên với mức tăng 37,6% Tuy nhiên, đường thẳng biểu diễn đồ thị lại đi xuống liên tục trong 3 năm sau đó với mức giảm thấp nhất

là 12,8% vào năm 2012, giảm 14,3% vào năm 2013 và giảm nhiều nhất với 40,6% vào năm 2014 Trên phạm vi toàn quốc, ta lại thấy có sự khác biệt khi hơn nửa giai đoạn đầu, đường biểu diễn đồ thị đều có xu hướng tăng nhẹ với mức tăng qua các năm

2011, 2012 và 2013 lần lượt là 6,0%, 8,1% và 1,4% Tuy nhiên, đến cuối giai đoạn vào năm 2014, số vụ phạm tội trên phạm vi toàn quốc lại giảm với mức giảm nhẹ là 7,3% Đồng thời, ta cũng thấy mức tăng, giảm qua các năm về số người phạm tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện GTĐB trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh và toàn quốc giai đoạn 2010-2014 có nét tương tự với mức tăng, giảm qua các năm về số vụ phạm tội, thể hiện chi tiết qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 17: Số người phạm tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện

GTĐB trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh và toàn quốc giai đoạn 2010-2014

Trang 40

(Nguồn: Văn phòng TAND tỉnh Quảng Ninh, TAND Tối cao)

Cũng như số vụ phạm tội, so với năm gốc 2010, vào năm 2011, số người phạm tội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh tăng cao với mức tăng là 39,8% Tất cả các năm còn lại so với năm gốc đều giảm với mức giảm sâu nhất là 38,3% (năm 2014) và giảm nhẹ nhất là 12,0% (năm 2012) Trên phạm vi toàn quốc, số người phạm tội được biểu diễn bằng đường thẳng màu nâu có xu hướng tăng nhẹ từ năm 2011 đến năm 2013 với mức tăng cao nhất là 7,3% vào băm 2012 và tăng ít nhất là 0,4% vào năm 2013 Tuy nhiên, đến cuối giai đoạn, đồ thị lại đi xuống với mức giảm 8,6% vào năm 2014

Như vậy, có thể thấy diễn biến về số vụ và số người phạm tội vi phạm quy định

về điều khiển phương tiện GTĐB trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh và toàn quốc giai đoạn 2010-2014 tương đối phức tạp nhưng nhìn chung đều có xu hướng giảm Tuy nhiên, số

vụ và số người phạm tội tại tỉnh Quảng Ninh có mức giảm rõ rệt hơn, biểu hiện bằng đường đồ thị đi xuống dốc hơn trong liên tiếp 3 năm từ năm 2012 đến năm 2014 Qua các phần so sánh và phân tích trên, ta thấy trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, số

vụ và số người phạm tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện GTĐB đều tăng cao trong năm 2011 Nhưng nhìn một cách tổng quát, diễn biến về mức độ của tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện GTĐB lại đang có xu hướng giảm dần đều, thể hiện rõ qua các năm 2012, 2013 và 2014; đặc biệt còn giảm sâu đáng kể khi so với toàn quốc về cả số vụ và số người phạm tội Đây là một dấu hiệu đáng mừng, thể hiện

Ngày đăng: 25/03/2018, 17:33

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Hoài Anh (2013), “Mặt trận Tổ quốc các cấp: Vận động nhân dân tham gia đảm bảo trật tự an toàn giao thông”, Báo Quảng Ninh điện tử, truy cập ngày 10/07/2013 tại địa chỉ: http://baoquangninh.com.vn/an-toan-giao-thong/201307/mttq-cac-cap-trong-tinh-van-dong-nhan-dan-tham-gia-dam-bao-trat-tu-atgt-2201144 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mặt trận Tổ quốc các cấp: Vận động nhân dân tham gia đảm bảo trật tự an toàn giao thông”, "Báo Quảng Ninh điện tử
Tác giả: Hoài Anh
Năm: 2013
2. Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng (2012), Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 4/9/2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 4/9/2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông
Tác giả: Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng
Năm: 2012
3. Ban Thường vụ Tỉnh ủy (2011), Chỉ thị số 10-CT/TU ngày 26/12/2011 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường thực hiện các giải pháp trọng tâm đảm bảo trật tự an toàn giao thông, Quảng Ninh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chỉ thị số 10-CT/TU ngày 26/12/2011 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường thực hiện các giải pháp trọng tâm đảm bảo trật tự an toàn giao thông
Tác giả: Ban Thường vụ Tỉnh ủy
Năm: 2011
4. Công an tỉnh Quảng Ninh, Phòng Cảnh sát giao thông (2015), Báo cáo tình hình, kết quả công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông (2010-2014), Quảng Ninh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tình hình, kết quả công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông (2010-2014)
Tác giả: Công an tỉnh Quảng Ninh, Phòng Cảnh sát giao thông
Năm: 2015
5. Công an tỉnh Quảng Ninh, Phòng Cảnh sát giao thông (2014), Báo cáo tổng kết các tuyến đường bộ tại tỉnh Quảng Ninh, Quảng Ninh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết các tuyến đường bộ tại tỉnh Quảng Ninh
Tác giả: Công an tỉnh Quảng Ninh, Phòng Cảnh sát giao thông
Năm: 2014
6. Vũ Thị Thu Hà (2011), “Phòng ngừa tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Hải Dương” – Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phòng ngừa tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Hải Dương
Tác giả: Vũ Thị Thu Hà
Năm: 2011
7. Thanh Hà (2013), “Quảng Ninh, tăng cường đảm bảo an toàn giao thông dịp hè”, Báo Quảng Ninh điện tử, truy cập ngày 21/06/2013 tại địa chỉ:http://www.mt.gov.vn/m/Pages/chitiettin.aspx?groupID=988&IDNews=28083&tieude=quang-ninh--tang-cuong-dam-bao-atgt-dip-he.aspx Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quảng Ninh, tăng cường đảm bảo an toàn giao thông dịp hè”, "Báo Quảng Ninh điện tử
Tác giả: Thanh Hà
Năm: 2013
8. Mạnh Hải (2015), “Quảng Ninh: 4 người chết vì tai nạn giao thông tháng 4/2015”, Đài Phát thanh và Truyền hình Quảng Ninh, truy cập ngày 30/4/2015 tại địa chỉ:http://qtv.vn/channel/5154/an-ninh-tran-tu/201504/quang-ninh-4-nguoi-chet-vi-tngt-thang-42015-2411658/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quảng Ninh: 4 người chết vì tai nạn giao thông tháng 4/2015”, "Đài Phát thanh và Truyền hình Quảng Ninh
Tác giả: Mạnh Hải
Năm: 2015
9. Nguyễn Ngọc Hòa (2010), Tội phạm và cấu thành tội phạm, NXB Công an nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tội phạm và cấu thành tội phạm
Tác giả: Nguyễn Ngọc Hòa
Nhà XB: NXB Công an nhân dân
Năm: 2010
10. Nguyễn Thị Thu Hương (2008), “Phòng ngừa tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Hà Tây” – Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phòng ngừa tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Hà Tây
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hương
Năm: 2008
11. Dương Tuyết Miên (2013), Tội phạm học đương đại, NXB Chính trị - Hành chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tội phạm học đương đại
Tác giả: Dương Tuyết Miên
Nhà XB: NXB Chính trị - Hành chính
Năm: 2013
12. Nguyễn Văn Nghiệp (2011), “Phòng ngừa tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng” – Luận văn thạc sĩ luật học, trường Đại học Luật Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phòng ngừa tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
Tác giả: Nguyễn Văn Nghiệp
Năm: 2011
13. Đỗ Phương (2013), “Hạn chế vi phạm trật tự an toàn giao thông trong thanh, thiếu niên: Cần những giải pháp đồng bộ”, Báo Quảng Ninh, truy cập ngày 11/09/2013 tại địa chỉ: https://www.baoquangninh.com.vn/xa-hoi/201309/han-che-vi-pham-trat-tu-atgt-trong-thanh-thieu-nien-can-nhung-giai-phap-dong-bo-2207192/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hạn chế vi phạm trật tự an toàn giao thông trong thanh, thiếu niên: Cần những giải pháp đồng bộ”, "Báo Quảng Ninh
Tác giả: Đỗ Phương
Năm: 2013
14. Bùi Kiến Quốc (2001), “Các biện pháp đấu tranh, phòng chống tội phạm vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn Hà Nội”, Luận án tiến sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các biện pháp đấu tranh, phòng chống tội phạm vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn Hà Nội
Tác giả: Bùi Kiến Quốc
Năm: 2001
17. Sở Giao thông vận tải tỉnh Quảng Ninh (2011), Báo cáo tổng kết năm 2010-2011, Quảng Ninh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết năm 2010-2011
Tác giả: Sở Giao thông vận tải tỉnh Quảng Ninh
Năm: 2011
18. Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh (2015), Số liệu thống kê xét xử sơ thẩm án hình sự (2010-2014), Quảng Ninh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Số liệu thống kê xét xử sơ thẩm án hình sự (2010-2014)
Tác giả: Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh
Năm: 2015
19. Tòa án nhân dân Tối cao (2015), Số liệu thống kê xét xử sơ thẩm án hình sự các tỉnh Hải Dương, Hải Phòng và Toàn quốc (2010-2014), Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Số liệu thống kê xét xử sơ thẩm án hình sự các tỉnh Hải Dương, Hải Phòng và Toàn quốc (2010-2014)
Tác giả: Tòa án nhân dân Tối cao
Năm: 2015
20. Tòa hình sự Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh, 120 bản án hình sự sơ thẩm về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ từ năm 2010 đến năm 2014, Quảng Ninh Sách, tạp chí
Tiêu đề: 120 bản án hình sự sơ thẩm về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ từ năm 2010 đến năm 2014
21. Tòa án nhân dân tối cao (2015), Thống kê thụ lý và giải quyết các vụ án hình sự sơ thẩm (2010-2014), Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thống kê thụ lý và giải quyết các vụ án hình sự sơ thẩm (2010-2014)
Tác giả: Tòa án nhân dân tối cao
Năm: 2015
28. Website: http://www.quangninh.gov.vn, Cổng thông tin điện tử tỉnh Quảng Ninh Link

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w