Chương 1: TÌNH HÌNH TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KHIỂN PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2010-2014
1.2.2. Diễn biến của tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010-2014 xét về tính chất
Nghiên cứu diễn biến của tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện GTĐB trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, ngoài việc đánh giá diễn biến bên ngoài (về mức độ), tác giả còn đánh giá diễn biến bên trong (về tính chất) để thấy được xu hướng vận động của loại tội này. Cụ thể:
* Tỷ lệ người phạm tội bị phạt tù từ 3 năm trở xuống và từ 3 năm đến dưới 7 năm
Lấy năm 2010 làm gốc, ta có bảng số liệu sau:
Bảng 18: Mức độ tăng, giảm hàng năm của số người phạm tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện GTĐB bị xử phạt tù dưới 3 năm và từ 3 năm đến dưới 7 năm trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010-2014
Năm Số người phạm tội bị áp dụng hình phạt tù dưới 3 năm
Số người phạm tội bị áp dụng hình phạt tù từ 3 năm đến dưới 7 năm
2010 111 100% 29 100%
2011 140 126,1% (+26,1%) 46 158,6% (+58,6%)
2012 102 91,9% (-8,1%) 15 51,7% (-48,3%)
2013 91 82,0% (-18,0%) 11 37,9% (-62,1%)
2014 72 64,9% (-35,1%) 7 24,1% (-75,9%)
(Nguồn: Văn phòng TAND tỉnh Quảng Ninh)
Biểu đồ 18: Diễn biến về số người phạm tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện GTĐB bị xử phạt tù dưới 3 năm và từ 3 năm đến dưới 7 năm trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010-2014
(Nguồn: Văn phòng TAND tỉnh Quảng Ninh)
Qua bảng số liệu và biểu đồ trên, ta thấy tỷ lệ người phạm tội bị áp dụng hình phạt tù dưới 3 năm và tù từ 3 năm đến 7 năm có xu hướng giảm. So với năm gốc 2010, năm 2014 là năm giảm mạnh nhất: số người phạm tội bị áp dụng mức hình phạt tù dưới 3 năm giảm 35,1% và số người phạm tội bị áp dụng hình phạt tù từ 3 năm đến dưới 7 năm giảm 75,9%. Năm 2012 cũng là năm giảm thấp nhất với mức giảm lần lượt là là 8,1% và 48,3%. Qua biểu đồ ta cũng thấy đường biểu diễn số người phạm tội bị áp dụng hình phạt tù từ 3 năm đến dưới 7 năm xuống dốc hơn do tỷ lệ giảm mạnh hơn.
* Tỷ lệ người phạm tội thuộc trường hợp “phạm tội lần đầu” và “tái phạm, tái phạm nguy hiểm”
Lấy năm 2010 làm gốc, ta có bảng số liệu sau:
Bảng 19: Mức độ tăng, giảm hàng năm của người phạm tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện GTĐB theo đặc điểm “phạm tội lần đầu” và “tái phạm, tái phạm nguy hiểm” trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010-2014
Năm Số người phạm tội lần đầu Số người phạm tội thuộc trường hợp
“tái phạm, tái phạm nguy hiểm”
2010 127 100% 6 100%
2011 173 136,2% (+36,2%) 13 216,7% (+116,7%) 2012 110 86,7% (-13,3%) 7 116,7% (+16,7%) 2013 112 88,2% (-11,8%) 4 66,7% (-33,3%) 2014 75 59,1% (-40,9%) 7 116,7% (+16,7%)
(Nguồn: Văn phòng TAND tỉnh Quảng Ninh) Từ bảng số liệu trên, ta có biểu đồ sau:
Biểu đồ 19: Diễn biến số người phạm tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện GTĐB theo đặc điểm “phạm tội lần đầu” và “tái phạm, tái phạm nguy hiểm” trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010-2014
(Nguồn: Văn phòng TAND tỉnh Quảng Ninh)
Lấy năm 2010 làm gốc, ta thấy tỷ lệ số người phạm tội lần đầu và số người phạm tội thuộc trường hợp “tái phạm, tái phạm nguy hiểm” có diễn biến tương đối phức tạp.
Theo đồ thị, số người phạm tội thuộc trường hợp “phạm tội lần đầu” có xu hướng giảm với mức giảm nhiều nhất là 40,9% vào năm 2014 và giảm ít nhất là 11,8% vào năm 2013. Tuy năm 2011 có sự tăng mạnh về số người phạm tội với mức tăng 36,2%, nhưng nhìn chung đồ thị biểu diễn số người phạm tội thuộc trường hợp “phạm tội lần đầu” vẫn có xu hướng đi xuống. Trong khi đó, số người phạm tội thuộc trường hợp
“tái phạm, tái phạm nguy hiểm” lại có xu hướng tăng với mức tăng cao nhất là 116,7%
vào năm 2011 và tăng thấp nhất là 16,7% vào năm 2014. Tuy năm 2013, đồ thị có biểu diễn bằng đường thẳng đi xuống với mức giảm 33,3% nhưng nhìn chung, tỷ lệ số người phạm tội thuộc trường hợp “tái phạm, tái phạm nguy hiểm” vẫn có xu hướng tăng nhẹ. Đây là một vấn đề quan trọng cần đƣợc các cơ quan, đơn vị có liên quan xem xét và tìm ra giải pháp trong thời gian tới.
* Tỷ lệ người phạm tội từ 16 đến dưới 18 tuổi và từ 30 tuổi trở lên
Bảng 20: Mức độ tăng, giảm hàng năm của tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện GTĐB trong độ tuổi từ 16 đến dưới 18 và từ 30 tuổi trở lên trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010-2014
Năm Số người phạm tội từ 16 đến dưới 18 tuổi
Số người phạm tội từ 30 tuổi trở lên
2010 1 100% 76 100%
2011 3 300% (+200%) 80 105,3% (+5,3%)
2012 2 200% (+100%) 66 86,8% (-13,2%)
2013 2 200% (+100%) 63 82,9% (-17,1%)
2014 4 400% (+300%) 33 43,4% (-56,6%)
(Nguồn: Văn phòng TAND tỉnh Quảng Ninh) Tương ứng với bảng số liệu, ta có biểu đồ sau:
Biểu đồ 20: Diễn biến số người phạm tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện GTĐB trong độ tuổi từ 16 đến dưới 18 và từ 30 tuổi trở lên trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010-2014
(Nguồn: Văn phòng TAND tỉnh Quảng Ninh)
Nhìn vào bảng thống kê và đồ thị ta thấy, số người phạm tội trong độ tuổi từ 16 đến dưới 18 tuổi có xu hướng tăng cao với mức tăng thấp nhất là 100% và cao nhất là 300%. Trong khi đó, số người phạm tội trong độ tuổi từ 30 tuổi trở lên lại có xu hướng giảm nhẹ với mức giảm thấp nhất là 13,2% và cao nhất là 56,6%. Điều này là vấn đề cần được quan tâm trong thời gian tới bởi nó phần nào thể hiện độ tuổi của người phạm tội đang có xu hướng trẻ hóa.
KẾT LUẬN CHƯƠNG I
Trên cơ sở phân tích số liệu thống kê chính thức của TAND tỉnh Quảng Ninh, số liệu được tổng hợp từ 120 bản án HSST về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện GTĐB trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2010-2014 cùng một số số liệu tương ứng của toàn quốc, tỉnh Hải Dương và thành phố Hải Phòng, tác giả đã cho thấy được một “bức
tranh toàn cảnh” của tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện GTĐB trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2010-2014. Qua đó, rút ra một số nhận xét sau:
Thực trạng xét về mức độ rõ của tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện GTĐB trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010-2014 là nghiêm trọng với 625 vụ (chiếm 56,6% trong tổng số vụ phạm tội thuộc Chương XIX) và 634 người phạm tội (chiếm 30% trong tổng số người phạm tội thuộc Chương XIX). Chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội của loại tội này trên địa bàn tỉnh lần lượt là 10,6 và 10,7, cao hơn nhiều lần so với tỉnh Hải Dương và thành phố Hải Phòng lân cận, đồng thời cũng cao gần gấp đôi so với toàn quốc. Bên cạnh đó, trên địa bàn tỉnh có tồn tại tội phạm ẩn của tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.
Thực trạng xét về tính chất của loại tội phạm này trên địa bàn tỉnh trong cùng giai đoạn cho thấy: phần lớn tội phạm tập trung vào loại tội nghiêm trọng (53,3%) và rất nghiêm trọng (46,7%); loại hình phạt chính mà Tòa án áp dụng với người phạm tội là hình phạt tù có thời hạn với mức phổ biến là tù từ 3 năm trở xuống (81,4%); 4 thành phố của tỉnh, đặc biệt thành phố Cẩm Phả (24,8%) là địa bàn xảy ra tội phạm nhiều nhất; địa điểm chủ yếu diễn ra tội phạm là trên các tuyến Quốc lộ (44,2%) và các tuyến Tỉnh lộ (20,8%) với thời gian phạm tội diễn ra chủ yếu trong khoảng từ 6h đến dưới 23h; phương tiện người phạm tội sử dụng khi tham gia giao thông phần lớn là xe ô tô khách, xe tải, xe bán tải hay xe container. Đặc điểm phổ biến của người phạm tội là có giới tính nam; tập trung từ 18 đến dưới 30 tuổi (48,1%) hoặc từ 30 tuổi trở lên (50%); nghề nghiệp phần lớn là lái xe. Các bị cáo thường có bằng lái và không sử dụng rƣợu, chất kích thích khác khi tham gia giao thông.
Diễn biến xét về mức độ của tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện GTĐB trên địa bàn tỉnh trong cùng giai đoạn có diễn biến phức tạp nhưng xu hướng chung là ngày càng giảm về cả số vụ và số người phạm tội. Phân tích diễn biến về tính chất của tội phạm cũng cho thấy: tỷ lệ người phạm tội bị áp dụng hình phạt tù từ 3 năm trở xuống và từ 3 năm đến dưới 7 năm ngày càng giảm; tỷ lệ người phạm tội thuộc trường hợp “tái phạm, tái phạm nguy hiểm” có xu hướng tăng nhẹ; độ tuổi của người phạm tội ngày càng trẻ hóa với tỷ lệ người phạm tội từ 16 đến dưới 18 tuổi tăng cao trong khi tỷ lệ người phạm tội từ 30 tuổi trở lên có xu hướng giảm nhẹ.
CHƯƠNG 2