1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phòng ngừa tội trộm cắp tài sản trên địa bàn thành phố hải phòng

100 126 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 11,43 MB

Nội dung

Vì vậy, việc nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống về tình hình tội trộm cắp tài sản trên thành phố Hải Phòng để từ đó tìm ra nguyên nhân của tội phạm, đề ra các giải pháp có cơ sở

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi

Các kết quả nêu trong luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn đúng theo quy định

Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của luận văn này

Hải Phòng, ngày tháng năm 2018

Tác giả

Nguyễn Bích Ngọc

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, cho phép tác giả bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn đối với PGS.TS Dương Tuyết Miên đã chỉ dẫn tận tình, giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài luận văn thạc sỹ Luật học Qua đây, tác giả cũng xin chân thành cám ơn các giảng viên của trường Đại học Luật nói chung và các thầy cô đã trực tiếp tham gia giảng dạy lớp Cao học K24 (2016 – 2018)

Trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả cũng đã nhận được nhiều sự

hỗ trợ của các cơ quan, đồng nghiệp, các bạn đồng môn Một lần nữa tác giả xin được dành những tình cảm sâu sắc tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên,

hỗ trợ trong quá trình học tập, làm việc và hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình

Hải Phòng, ngày tháng năm 2018

Tác giả

Nguyễn Bích Ngọc

Trang 5

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1 Chương 1 TÌNH HÌNH TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 2013 – 2017 4

1.1 Thực trạng của tội trộm cắp tài sản trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn

2013 - 2017 4 1.1.1 Thực trạng về mức độ của tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2013 -2017 4 1.1.2 Thực trạng về tính chất của tội trộm cắp tài sản trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2013 - 2017 13 1.2 Diễn biến của tội trộm cắp tài sản trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn

2013 - 2017 26 1.2.1 Diễn biến về mức độ của tội trộm cắp tài sản trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2013-2017 26 1.2.2 Diễn biến về tính chất của tội trộm cắp tài sản trên địa bàn thành phố hải phòng giai đoạn 2013-2017 31

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 36 Chương 2 NGUYÊN NHÂN CỦA TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 2013 – 2017 38

2.1 Nguyên nhân liên quan đến kinh tế xã hội 38 2.2 Nguyên nhân liên quan đến hạn chế trong công tác giáo dục, tuyên truyền phổ biến pháp luật 41 2.3 Nguyên nhân liên quan đến hạn chế trong hoạt động quản lý Nhà nước về trật

tự, an ninh xã hội 45 2.4 Nguyên nhân liên quan đến hạn chế trong hoạt động của các cơ quan tiến hành

tố tụng và thi hành án 49 2.5 Nguyên nhân từ phía người phạm tội 51

2.6 Nguyên nhân từ phía nạn nhân 54

Chương 3 DỰ BÁO TÌNH HÌNH TỘI PHẠM VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÒNG NGỪA TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 57

3.1 Dự báo tình hình tội phạm 57 3.2.Các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội trộm cắp tài sản trên địa bàn thành phố Hải Phòng 59

Trang 6

3.2.1 Nhóm biện pháp về kinh tế - xã hội 59

3.2.2 Nhóm biện pháp tăng cường công tác giáo dục,tuyên truyền và phổ biến pháp luật 63

3.2.3 Nhóm biện pháp tăng cường công tác quản lý an ninh, trật tự trên địa bàn thành phố 65

3.2.4 Nhóm biện pháp nâng cao hiệu quả của cơ quan tiến hành tố tụng 67

3.2.5 Nhóm biện pháp phòng ngừa liên quan đến người phạm tội 69

3.2.6 Nhóm biện pháp hạn chế nguy cơ trở thành nạn nhân của tội phạm 71

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 74

KẾT LUẬN 75

Trang 7

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Số vụ và số người phạm tội bị xét xử về tội trộm cắp tài sản trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2013 - 2017 5 Bảng 1.2: So sánh số vụ/số người phạm tội trộm cắp tài sản với số vụ/số người phạm tội xâm phạm sở hữu trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2013 – 2017 5 Bảng 1.3: So sánh số vụ/số người phạm tội trộm cắp tài sản với số vụ/số người phạm tội nói chung trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2013 – 2017 6 Bảng 1.4: So sánh số vụ/số người phạm tội trộm cắp tài sản trên địa bàn Hải Phòng với số vụ trộm cắp tài sản tại Hà Nội, Quảng Ninh giai đoạn 2013 – 2017 7 Bảng 1.5: Chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội 8 Bảng 1.6: So sánh chỉ số tội phạm/chỉ số người phạm tội trộm cắp tài sản trên địa bàn Hải Phòng, Hà Nội, Quảng Ninh giai đoạn (2013 -2017) (tính trên 100.000 dân) 9 Bảng 1.7: Chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội trộm cắp tài sản trên địa bàn thành phố Hải Phòng, toàn quốc giai đoạn (2013 -2017) (tính trên 100.000 dân) 10 Bảng 1.8: Số vụ bị khởi tố, xét xử về tội trộm cắp tài sản trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2013 – 2017 11 Bảng 1.9: Cơ cấu tội trộm cắp tài sản theo loại và mức hình phạt đã được áp dụng 13 Bảng 1.10: Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo hình thức phạm tội 14 Bảng 1.11: Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản thực hiện theo địa bàn phạm tội giai đoạn 2013 – 2017 15 Bảng 1.12: Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo độ tuổi 19 Bảng 1.13: Cơ cấu theo trình độ học vấn của người phạm tội 21 Bảng 1.14: Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo đặc điểm nghề nghiệp của người phạm tội 21 Bảng 1.15: Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo giới tính 20 Bảng 1.16: Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo đặc điểm có hay không nghiện ma túy của người phạm tội 23 Bảng 1.17: Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo hoàn cảnh gia đình người phạm tội 24 Bảng 1.18: Cơ cấu tội trộm cắp tài sản theo thời gian phạm tội 16 Bảng1.19: Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo đặc điểm phạm tội lần đầu hay tái phạm, tái phạm nguy hiểm 22 Bảng1.20: Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo công cụ phương tiện phạm tội 17 Bảng 1.21: Cơ cấu tội trộm cắp tài sản theo tài sản bị chiếm đoạt 17

Trang 8

Bảng 1.22: Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo động cơ phạm tội 19

Bảng 1.23: Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo tình huống trở thành nạn nhân 24

Bảng 1.24: Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo địa điểm tiêu thụ tài sản bị chiếm đoạt 18

Bảng 1.25: Diễn biến của số vụ phạm tội và số người phạm tội trộm cắp tài sản trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2013 – 2017 26

Bảng 1.26: So sánh diễn biến số vụ phạm tội trộm cắp tài sản và số vụ phạm tội xâm phạm sở hữu trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2013 -2017 27

Bảng 1.27: So sánh diễn biến số người phạm tội trộm cắp tài sản và số người phạm tội xâm phạm sở hữu trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2013 – 2017 28

Bảng 1.28: So sánh diễn biến về số vụ phạm tội trộm cắp tài sản với số người/số vụ phạm tội nói chung trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2013 – 2017 29

Bảng 1.29: So sánh diễn biến về số người phạm tội trộm cắp tài sản với số người phạm tội nói chung trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2013 – 2017 30

Bảng 1.30: Diễn biến cơ cấu theo độ tuổi của người phạm tội 31

Bảng 1.31: Diễn biến về cơ cấu của tội cắp tài sản theo giới tính 32

Bảng 1.32: Diễn biến cơ cấu số vụ trộm cắp tài sản theo địa bàn phạm tội 33

Bảng 1.33: Diễn biến cơ cấu số người phạm tội trộm cắp tài sản theo địa bàn 34

Trang 9

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1.1: So sánh số vụ/số người phạm tội trộm cắp tài sản với số vụ/số người phạm tội

xâm phạm sở hữu trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2013 – 2017 5

Biểu đồ 1.2: So sánh số vụ/số người phạm tội trộm cắp tài sản với số vụ/số người phạm tội nói chungtrên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2013 – 2017 6

Biểu đồ 1.3: So sánh số vụ/số người phạm tội trộm cắp tài sản trên địa bàn Hải Phòng với số vụ/số người trộm cắp tài sản tại Hà Nội, Quảng Ninh giai đoạn 2013 – 2017 7

Biểu đồ 1.4: So sánh chỉ số tội phạm /chỉ số người phạm tội trộm cắp tài sản trên địa bàn Hải Phòng, Hà Nội, Quảng Ninh giai đoạn (2013 -2017) (tính trên 100.000 dân) 9

Biểu đồ 1.5: So sánh Chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội trộm cắp tài sản trên địa bàn thành phố Hải Phòng và toàn quốc giai đoạn (2013 -2017) (tính trên 100.000 dân) 10

Biểu đồ 1.6: Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo mức hình phạt áp dụng 14

Biểu đồ 1.7: Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo hình thức phạm tội 14

Biểu đồ 1.8: Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo độ tuổi 20

Biểu đồ 1.9: Cơ cấu tội trộm cắp tài sản theo trình độ học vấn 21

Biểu đồ 1.10: Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo đặc điểm nghề nghiệp của người phạm tội 22

Biểu đồ 1.11: Cơ cấu tội trộm cắp tài sản theo giới tính 20

Biểu đồ 1.12: Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo đặc điểm có hay không nghiện ma túy của người phạm tội 23

Biểu đồ 1.13: Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo hoàn cảnh gia đình người phạm tội (hoàn cảnh gia đình bình thường; gia đình có bố, mẹ ly hôn hoặc bố mẹ chết, hoàn cảnh gia đình phức tạp) 24

Biểu đồ1.14: Cơ cấu tội trộm cắp tài sản theo thời gian phạm tội 16

Biểu đồ 1.15: Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo đặc điểm phạm tội lần đầu hay tái phạm, tái phạm nguy hiểm 22

Biểu đồ1.16: Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo công cụ phương tiện phạm tội 17

Biểu đồ 1.17: Cơ cấu tội trộm cắp tài sản theo tài sản bị chiếm đoạt 18

Biểu đồ 1.18: Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo tình huống trở thành nạn nhân 25 Biểu đồ 1.19: Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo địa điểm tiêu thụ tài sản bị chiếm đoạt 18

Trang 10

Biểu đồ 1.20: Diễn biến của số người phạm tội và số vụ phạm tội trộm cắp tài sản trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2013-2017 26 Biểu đồ 1.21: So sánh diễn biến số vụ phạm tội trộm cắp tài sản với số vụ phạm tội

sở hữu trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2013 – 2017 27 Biểu đồ 1.22: So sánh diễn biến số người phạm tội trộm cắp tài sản và số người phạm tội xâm phạm sở hữu trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2013 - 2017 28 Biểu đồ 1.23: So sánh diễn biến về số vụ phạm tội trộm cắp tài sản với số vụ phạm tội nói chung trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2013 – 2017 29 Biểu đồ 1.24: So sánh diễn biến thành về số người phạm tội trộm cắp tài sản với số người phạm tội nói chung trên địa bàn phố Hải Phòng giai đoạn 2013 – 2017 30 Biểu đồ 1.25: Diễn biến cơ cấu theo độ tuổi của người phạm tội 31 Biểu đồ1.26: Diễn biến về cơ cấu của tội cắp tài sản theo giới tính của người phạm tội 32 Biểu đồ 1.27: Diễn biến của số vụ trộm cắp tài sản trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2013 – 2017 33 Biểu đồ 1.28: Diễn biến của số người trộm cắp tài sản trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2013 - 2017 34

Trang 11

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Hải Phòng là thành phố Cảng quan trọng, trung tâm công nghiệp, cảng biển lớnnhất phía Bắc Việt Nam, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn hoá, y tế, giáo dục, khoa học, thương mại và công nghệ của Vùng duyên hải Bắc Bộ Hải Phòng là đầu mối giao thông đường biển phía Bắc, với lợi thế cảng nước sâu nên vận tải biển rất phát triển, đồng thời là một trong những động lực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ Thành phố có nhiều khu công nghiệp, thương mại lớn và trung tâm dịch vụ, du lịch, giáo dục, y tế và thủy sản của vùng duyên hải Bắc Bộ Việt Nam Hải Phòng là một cực tăng trưởng của tam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc gồm Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh, nằm ngoài Quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội

Thành phố Hải Phòng có diện tích đất liền: 1.56,8 km2; dân số: 2.352 triệu người (tính đến tháng 12/2017), gồm 7 quận nội thành, 6 huyện ngoại thành và 2 huyện đảo; (223 đơn vị cấp xã gồm 70 phường, 10 thị trấn và 143 xã).Hải Phòng là

đô thị loại I cấp quốc gia, song song với sự phát triển của thành phố Cảng, Hải Phòng cũng phải đối mặt với nhiều tệ nạn xã hội như ma túy, cờ bạc, mại dâm, trộm cắp, cướp giật… Tội trộm cắp tài sản là một trong những tội chiếm số lượng lớn và phổ biến nhất ở Hải Phòng

Vì vậy, việc nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống về tình hình tội trộm cắp tài sản trên thành phố Hải Phòng để từ đó tìm ra nguyên nhân của tội phạm, đề

ra các giải pháp có cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm nâng cao công tác phòng ngừa tội phạm này đạt hiệu quả cao là một trong những yêu cầu cấp thiết Vì lẽ đó, tác giả

đã chọn đề tài “Phòng ngừa tội trộm cắp tài sản trên địa bàn thành phố Hải

Phòng” làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Trong những năm gần đây, việc nghiên cứu tình hình tội trộm cắp tài sản, tìm

ra nguyên nhân và các biện pháp phòng ngừa đã và đang được các cơ quan ban ngành, các tổ chức đoàn thể và các cá nhân quan tâm Đã có nhiều công trình

nghiên cứu về tội trộm cắp tài sản dưới góc độ tội phạm học:

* Về luận án tiến sỹ có công trình sau: “Tội trộm cắp tài sản và đấu tranh

phòng chống tội phạm này ở Việt Nam” của tác giả Hoàng Văn Hùng, Trường Đại

học Luật Hà Nội, năm 2007

Trang 12

* Về luận văn thạc sỹ luật học có các công trình sau:

-“Đấu tranh phòng ngừa và chống tội trộm cắp tài sản trong quân đội” của

tác giả Nguyễn Gia Hoàn, Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2000

-“Đấu tranh phòng chống tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Hải Dương – Tình hình, nguyên nhân và giải pháp” của tác giả Nguyễn Công Thập, Trường Đại

học Luật Hà Nội, năm 2001

-“Đấu tranh phòng chống tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc”

của tác giả Đinh Thị Lan Hương, Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2007

-“Phòng ngừa tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An” của tác giả

Nguyễn Thanh Huyền, Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2011

- “Phòng ngừa tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An” của tác giả

Đặng Thị Phương Linh, Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2014

- “Phòng ngừa tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Hải Dương” của tác giả

Trương Thị Hiền Lương, Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2016

* Về bài viết đăng tạp chí có công trình sau:

- Bài viết đăng trên trang thông tin khoa học của Đại học Kiểm sát Hà Nội:

“Một số vấn đề về tình tình tội phạm ẩn của tội trộm cắp tài sản ở Tây Nguyên” của

tác giả ThS Lê Văn Định – Chi cục Thi hành án dân sự thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai năm 2016

Các công trình nêu trên nghiên cứu từ góc độ tội phạm học của tội trộm cắp tài sản trên cả nước hoặc trên địa bàn các tỉnh, thành phố khác nhau trong các khoảng thời gian khác nhau, tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống từ góc độ tội phạm học tội trộm cắp tài sản trên địa bàn thành

phố Hải Phòng giai đoạn 2013 - 2017 Vì vậy việc nghiên cứu đề tài “Phòng ngừa tội trộm cắp tài sản trên địa bàn thành phố Hải Phòng”là hết sức cần thiết

3 Mục đích, đối tượng nghiên cứu, giới hạn phạm vi nghiên cứu

a) Mục đích của việc nghiên cứu: Nhằm đề xuất các biện pháp phòng ngừa

phù hợp gắn với đặc thù riêng của thành phố Hải Phòng đối với tội trộm cắp tài sản trong thời gian tới

b) Nhiệm vụ của việc nghiên cứu:

- Đánh giá tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2013 – 2017

- Tìm ra nguyên nhân của tội trộm cắp tài sản trên địa bàn thành phố Hải Phòng

Trang 13

- Đánh giá các biện pháp phòng ngừa tội trộm cắp tài sản trên địa bàn thành phố Hải Phòng đã thực hiện trong thời gian qua

- Dự báo tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong thời gian tới

- Đề xuất các biện pháp phòng ngừa

c) Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa

bàn thành phố Hải Phòng trong khoảng thời gian 05 năm (2013-2017); nguyên nhân của tội trộm cắp tài sản và các biện pháp phòng ngừa

d Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu dưới góc độ tội phạm học về tội trộm cắp

tài sản trên địa bàn thành phố Hải Phòngtrong khoảng thời gian 05 năm 2017)

(2013-4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

- Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử

- Phương pháp nghiên cứu được tác giả sử dụng nghiên cứu luận văn: Phương pháp tiếp cận định lượng, tiếp cận tổng thể, tiếp cận bộ phận; phương pháp phân tích thứ cấp dữ liệu; phương pháp thống kê; phương pháp chứng minh trực tiếp giả thuyết, phương pháp phân tích, tổng hợp và so sánh

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

- Ý nghĩa khoa học: Những vấn đề được trình bày, phân tích trong luận văn

là những vấn đề mới về tội phạm trộm cắp tài sản Việc nghiên cứu những vấn đề

này có thể coi là đóng góp vào tội phạm học Việt Nam

- Ý nghĩa thực tiễn: Việc nghiên cứu, đánh giá được các đặc điểm tội phạm học của tình hình tội phạm trộm cắp tài sản trên phạm vi thành phố Hải Phòng giai đoạn 2013 – 2017 và xác định được các nguyên nhân của tội phạm này ở Hải Phòng

có ý nghĩa thiết thực đối với thực tiễn phòng ngừa tội phạm trộm cắp tài sản

6 Bố cục (các chương) của luận văn

Chương 1: Tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2013 – 2017

Chương 2: Nguyên nhân của tội trộm cắp tài sản trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2013 – 2017

Chương 3: Dự báo tình hình tội phạm và các biện pháp phòng ngừa tội trộm cắp tài sản trên địa bàn thành phố Hải Phòng

Trang 14

Chương 1

TÌNH HÌNH TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN

THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 2013 – 2017

Tình hình tội phạm là một nội dung nghiên cứu quan trọng của đề tài về phòng ngừa tội phạm, bởi vì để giải thích được nguyên nhân của tội phạm và đưa ra được những biện pháp phòng ngừa tội phạm, trước hết phải dựa trên cơ sở nghiên cứu làm sáng tỏ tình hình tội phạm

“Tình hình tội phạm là trạng thái, xu thế vận động của các tội phạm (hoặc nhóm tội phạm hoặc một loại tội phạm) đã xảy ra trong đơn vị không gian và đơn vị thời gian nhất định”[1, tr.252] Nghiên cứu tình hình tội phạm trộm cắp tài sản trên

địa bàn thành phố Hải Phòng cần phải làm rõ thực trạng và diễn biến của tội trộm cắp tài sản trong đơn vị không gian và thời gian nhất định Trong phạm viđề tài, tác giả nghiên cứu tội trộm cắp tài sản thực hiện trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2013 – 2017

1.1.Thực trạng của tội trộm cắp tài sản trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2013 - 2017

“Thực trạng của tội phạm là tình trạng thực tế của tội phạm đã xảy ra trong đơn vị không gian và thời gian nhất định xét về mức độ và tính chất” [2, tr 212]

1.1.1 Thực trạng về mức độ của tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2013 -2017

Để đánh giá thực trạng về mức độ của tội trộm cắp tài sản trên địa bàn thành phố Hải Phòng phải đánh giá được mức độ của tội phạm rõ và mức độ của tội phạm

ẩn của tội phạm trộm cắp tài sản Tạo cơ sở cho việc đánh giá về thực trạng mức độ tội phạm trộm cắp tài sản, tác giả đã sử dụng số liệu thống kê của Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) giai đoạn 2013-2017

1.1.1.1 Tội phạm rõ

Tội phạm rõ được hiểu là “Toàn bộ số tội phạm và người phạm tội đã phải chịu xử lý hình sự, tức là đã bị phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử và đưa vào con số thống kê hình sự”[2, tr 102] Theo thống kê của TANDTC trong giai đoạn 05 năm

từ năm 2013 đến năm 2017, số vụ/số người phạm tội bị xét xử hình sự sơ thẩm về tội trộm cắp tài sản trên địa bàn Hải Phòng như sau:

Trang 15

Bảng 1.1: Số vụ và số người phạm tội bị xét xử về tội trộm cắp tài sản trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2013 - 2017

(Nguồn: Thống kê từ Tòa án nhân dân tối cao)

Nhận xét: Bảng thống kê 1.1 cho thấy, trung bình mỗi năm có khoảng 243

vụ/350 người phạm tội trên địa bàn thành phố bị xét xử sơ thẩm về tội trộm cắp tài sản

Để thấy rõ hơn thực trạng của tội trộm cắp tài sản trên địa bàn Hải Phòng trong những năm gần đây, ta cần phải đặt các thông số này so sánh với các thông số

Số người phạm tội

(Nguồn: Thống kê từ Tòa án nhân dân tối cao)

Biểu đồ 1.1: So sánh số vụ/số người phạm tội trộm cắp tài sản với số vụ/số người phạm tội xâm phạm sở hữu trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2013 – 2017

Trang 16

Nhận xét: Theo Bộ luật hình sự năm 1999, các tội xâm phạm sở hữu được

quy định tại Chương 14 gồm 13 điều (Từ Điều 133 đến Điều 145), trong giai đoạn

từ năm 2013 – 2017 trên địa bàn thành phố Hải Phòng, số vụ trộm cắp tài sản là 1.214 vụ và 1.751 người phạm tội; trong khi đó số tội phạm thuộc nhóm tội phạm xâm phạm sở hữulà 1.885 số vụ/2.838 số người phạm tội Như vậy, tội trộm cắp tài sản chiếmtỷ lệrất lớn (64,40% về số vụ và 61,69% về số người phạm tội) so với các tội xâm phạm sở hữu

- So sánh số vụ/số người phạm tội trộm cắp tài sản với số vụ/số người phạm tội nói chung trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2013 – 2017

Bảng 1.3: So sánh số vụ/số người phạm tội trộm cắp tài sản với số vụ/số người phạm tội nói chungtrên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2013 – 2017

Số người phạm tội

(Nguồn: Thống kê từ Tòa án nhân dân tối cao)

Biểu đồ 1.2: So sánh số vụ/số người phạm tội trộm cắp tài sản với số vụ/số người phạm tội nói chungtrên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2013 – 2017

Nhận xét: Nhìn vào Bảng1.3 và Biểu đồ 1.2, ta thấy tổng số các vụ/ số người

phạm tội do Tòa án hai cấp Hải Phòng đã xét xử trong giai đoạn 2013 -2017 là 5.980 số vụ/10.323 số người phạm tội, trong đó số tội trộm cắp tài sản chiếm 1.214 vụ/1.751 người phạm tội bằng 20,30 %số vụ/16,96% số người phạm tội đối với các tội phạm nói chung (chiếm tỷ lệ 1/5)

Trang 17

- Để có cái nhìn tổng quát hơn về tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn thành phố tác giả tiến hành so sánh số vụ/số người phạm tội trộm cắp tài sản trên địa bàn Hải Phòng với Hà Nội và Quảng Ninh trong cùng giai đoạn 2013 – 2017

Bảng 1.4: So sánh số vụ/số người phạm tội trộm cắp tài sản trên địa bàn Hải Phòng với số vụ trộm cắp tài sản tại Hà Nội, Quảng Ninh giai đoạn 2013 – 2017

Hải

Quảng Ninh

(Nguồn: Thống kê từ Tòa án nhân dân tối cao)

Biểu đồ 1.3: So sánh số vụ/số người phạm tội trộm cắp tài sản trên địa bàn Hải Phòng với số vụ/số người trộm cắp tài sản tại Hà Nội, Quảng Ninh giai đoạn

2013 – 2017

Nhận xét: Dựa vào Bảng số liệu 1.4, biểu đồ 1.3 ta rút ra nhận xét trong ba

địa phương Hải Phòng, Hà Nội và Quảng Ninh trong 05 năm từ 2013 – 2017 số vụ

Trang 18

và số người phạm tội trên địa bàn Hà Nội cao nhất, sau đó đến Hải Phòng và Quảng Ninh.Số người và số vụ trộm cắp tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội cao gấp 5 lần so với Hải Phòng Hải Phòng nhiều hơn Quảng Ninh 37 vụ và 43 người phạm tội trộm cắp tài sản

Một thông số khác để có cái nhìn toàn cảnh về bức tranh tội trộm cắp tài sản trên địa bàn thành phố Hải Phòng đó là chỉ số tội phạm.Kết quả thể hiện ở Bảng số 1.5 chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội

Bảng 1.5: Chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội

vụ

Số người phạm tội

Dân số Hải Phòng (nghìn người)

Chỉ số tội phạm tính trên 100.000 dân

Chỉ số người phạm tội tính trên 100.000 dân

Nguồn: https://www.gso.gov.vn và Thống kê từ Tòa án nhân dân Tối cao

Nhận xét:Thông qua số liệu Bảng 1.5 ta có thể đưa ra nhận xét về chỉ số tội

phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn thành phố Hải Phòng dao động từ 12 đến 13; chỉ

số người phạm tội trộm cắp tài sản dao động 17 đến 18 Tức là cứ 100.000 người dân ở thành phố Hải Phòng thì xảy ra 12 đến 13 vụ trộm cắp tài sản và có 17 đến 18 người bị xét xử về tội này

Để có cái nhìn rõ hơn về thực trạng của tội trộm cắp tài sản trên địa bàn Hải Phòng, tác giả so sánh chỉ số tội phạm của Hải Phòng với Hà Nội và Quảng Ninh và

cả nước

- So sánh chỉ số tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn Hải Phòng vớiHà Nội, Quảng Ninh

Trang 19

Bảng 1.6: So sánh chỉ số tội phạm/chỉ số người phạm tội trộm cắp tài sản trên địa bàn Hải Phòng, Hà Nội, Quảng Ninh giai đoạn (2013 -2017) (tính trên 100.000 dân)

Chỉ số tội

phạm

Chỉ số người phạm tội

Chỉ số tội phạm

Chỉ số người phạm tội

Chỉ số tội phạm

Chỉ số người phạm tội

(Nguồn: https://www.gso.gov.vn và Thống kê từTòa án nhân dân tối cao)

Biểu đồ 1.4: So sánh chỉ số tội phạm /chỉ số người phạm tội trộm cắp tài sản trên địa bàn Hải Phòng, Hà Nội, Quảng Ninh giai đoạn (2013 -2017) (tính trên 100.000 dân)

Nhận xét: Nhìn vào Bảng thống kê 1.6 và Biểu đồ 1.4, rút ra nhận xét như sau:

So sánh chỉ số tội phạm giữa Hải Phòng, Hà Nội, Quảng Ninh thì chỉ số tội phạm của Hải Phòng ở mức thấp nhất trong giai đoạn 2013 – 2017 (số vụ là 12, số người phạm tội

là 17)

- So sánh Chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội trộm cắp tài sản trên địa bàn thành phố Hải Phòng và toàn quốc giai đoạn (2013 -2017) (tính trên 100.000 dân)

Trang 20

Bảng 1.7:Chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội trộm cắp tài sản trên địa bàn thànhphố Hải Phòng, toàn quốc giai đoạn (2013 -2017) (tính trên 100.000 dân)

Chỉ số tội phạm (1)

Chỉ số người phạm tội (2)

Chỉ số tội phạm (3)

Chỉ số người phạm tội (4)

(1) và (3) (2) và (4)

(Nguồn: https://www.gso.gov.vn và Thống kê từ Tòa án nhân dân tối cao)

Biểu đồ 1.5: So sánh Chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội trộm cắp tài sản trên địa bàn thành phố Hải Phòng và toàn quốc giai đoạn (2013 -2017) (tính trên 100.000 dân)

Nhận xét:Qua bảng số liệu ta thấy, chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội

trộm cắp tài sản trên địa bàn thành phố Hải Phòng luôn thấp hơn cả nước Trung bình trong 05 năm từ 2013 – 2017, chỉ số tội phạm trên địa bàn Hải Phòng bằng 68,23% chỉ số tội phạm trên cả nước và chỉ số người phạm tội trộm cắp tài sản bằng

66,13% chỉ số người phạm tội trộm cắp tài sản trên cả nước

Tuy nhiên, số liệu thống kê vẫn chưa phản ánh hết được thực trạng tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn thành phố Hải Phòng, vẫn còn một số một số lượng lớn tội phạm ẩn về trộm cắp tài sản chưa được phát hiện và xử lý kịp thời Tội phạm rõ

và tội phạm ẩn của tội phạm trộm cắp tài sản đã xảy ra có quan hệ tỷ lệ nghịch với

Trang 21

nhau tức là trong tổng các tội phạm trộm cắp tài sản đã xảy ra số tội trộm cắp tài sản được cơ quan chức năng phát hiện và xử lý hình sự đưa vào thống kê hình sự một phần, phần còn lại là tội trộm cắp tài sản đã xảy ra nhưng không bị phát hiện, không

bị xử lý hình sự và không được thống kê

1.1.1.2 Tội phạm ẩn

Tội phạm ẩn là số lượng tội phạm và người phạm tội đã thực hiện trên thực

tế nhưng không được tường thuật với cơ quan có thẩm quyền hoặc chưa bị phát hiện (một cách chính thức) và do vậy chưa bị xử lý về hình sự, chưa có trong thống

kê hình sự chính thức [3, tr 181]

Việc xác định số lượng tội phạm ẩn trộm cắp tài sản là một bài toán khó Chúng ta không thể xác định chính xác được số lượng tội phạm ẩn mà chỉ có thể tiếp cận đến mức độ nhất định

Tội phạm ẩn là một bộ phận của tổng số các tội phạm trộm cắp tài sản đã xảy

ra trên thực tế Không phải mọi tội phạm xảy ra trên thực tế đề bị phát hiện và xử lý hình sự mà có những tội phạm xảy ra nhưng do có nhiều lý do khác nhau mà không

bị phát hiện và xử lý hình sự, do vậy không có trong thống kê hình sự Vì vậy, việc xác định tội phạm ẩn của tội trộm cắp tài sản là vô cùng khó khăn

Thứ nhất, để đánh giá một phần tội phạm ẩn của tội trộm cắp tài sản, tác giả

đã tiến hành thu thập:Số liệu khởi tố của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hải Phòng và số liệu xét xử của Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng

Bảng 1.8: Số vụ bị khởi tố, xét xử về tội trộm cắp tài sản trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2013 – 2017

Trang 22

Nhận xét:Trong 05 năm 2013 – 2017, trên địa bàn thành phố Hải Phòng tổng

số có 1.403 vụ bị khởi tố về tội trộm cắp tài sản nhưng chỉ có 1.214 vụ bị xét xử về tội này (chiếm 86,94%) Như vậy, có 13,06% số vụ trộm cắp tài sản bị khởi tố mà không bị đưa ra xét xử Ngoài số vụ tồn đọng chưa giải quyết, có nhiều trường hợp

số vụ phạm tội trộm cắp tài sản bị Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát tạm đình chỉ do

đã hết thời hạn điều tra mà không chứng minh được bị can thực hiện tội phạm, người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình

sự (TNHS), đã hết thời hiệu truy cứu TNHS, người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, miễn truy cứu TNHS

Thứ hai, để đánh giá về tội phạm ẩn, tác giả đã sử dụng phương pháp điều tra

về nạn nhân của tội phạm Tác giả đã tiến hành điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên bằng bảng hỏi tại các khu dân cư và một số các cơ quan xí nghiệp, trường đại học trên địa bàn thành phố Hải Phòng Số lượng phiếu phát ra là 310 phiếu, thu về 295 phiếu

Độ tuổi của đối tượng nghiên cứu từ 18 tuổi trở lên đến 60 tuổi Từ phiếu điều tra cho thấy, tác giả nhận thấy có 125/295 người trả lời là nạn nhân của tội trộm cắp tài sản dưới 2 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 42,37%, 157/295 người trả lời là nạn nhân của tội trộm cắp tài sản có giá trị trên 2 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng, chiếm 53,22%, 13/295 người trả lời là nạn nhân của tội trộm cắp tài sản có giá trị từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng, chiếm 4,41% Trong số những người bị trộm cắp tài sản có giá trị trên 2 triệu đồng trở lên, chỉ có 30/170 nạn nhân báo với cơ quan có thẩm quyền, chiếm tỷ lệ 17,8% Lý do dẫn đến sự không tố giác của người bị hại theo điều tra phần lớn là do: Người bị mất tài sản ngại tiếp xúc với cơ quan chức năng chiếm 43,2%, họ không tin tưởng vào cơ quan chức năng chiếm 22,7% Ngoài ra, một số người do tài sản bị chiếm đoạt có giá trị không lớn (dưới 2 triệu đồng) nên

họ không muốn tố giác với cơ quan có thẩm quyền (chiếm 30%), lý do khác chiếm một lượng nhỏ (chiếm 4,1%) Như vậy trong số 170 vụ trộm cắp tài sản có giá trị trên 2 triệu đồng trên địa bàn thành phố Hải Phòng có đến 140 vụ không thông báo với cơ quan có thẩm quyền (chiếm 82,2%) Như vậy, tỷ lệ ẩn của tội trộm cắp tài sản rất cao Mặc dù đây chỉ là kết quả của cuộc điều tra nhỏ nhưng đã phản ánh mức

độ nhất định số lượng các vụ trộm cắp tài sản xảy ra trên địa bàn thành phố Hải Phòng nhưng không bị xử lý hình sự

Thứ ba, một phương phápkhác tác giả sử dụng để đánh giá tội phạm ẩnđó là

khảo sát 100 bản án hình sự sơ thẩm mà Tòa án nhân dân hai cấp đã xét xử trong giai đoạn 2013 – 2017 Do người phạm tội luôn muốn che giấu hành vi của mình,

Trang 23

không muốn cho nạn nhân biết, thủ đoạn ngày càng tinh vi, họ phạm tội liên tục trong một khoảng thời dài mà không bị phát hiện Kết quả nghiên cứu 100 bản án hình sự sơ thẩm/152 người phạm tội cho thấy: Thời gian bị phát hiện dưới 01 tháng

có 56 người phạm tội (chiếm 36,84%), thời gian bị phát hiện từ 1 tháng đến dưới 03 tháng có 33 người phạm tội (chiếm 21,71%), thời gian bị phát hiện từ 03 tháng đến dưới 06 tháng có 23 người phạm tội (chiếm 15,13%), thời gian bị phát hiện từ 6 tháng đến dưới 9 tháng có 17 người phạm tội (chiếm 11,18%), thời gian bị phát hiện từ 09 tháng đến dưới 01 năm có 18 người phạm tội (chiếm 11,84%), thời gian bị phát hiện

từ 01 năm đến dưới 03 năm có 04 người phạm tội (chiếm 2,63%), trên 03 năm có 01

bị cáo (chiếm 0,67%) Như vậy, chúng ta sẽ thấy có nhiều vụ trộm cắp, sau khi tội phạm xảy ra một thời gian (ẩn được một thời gian) thì vụ việc mới bị phát hiện và người phạm tội mới bị xử lí hình sự

Tội phạm trộm cắp tài sản có tỷ lệ ẩn khá cao, đặc biệt là các trường hợp phạm tội ít nghiêm trọng và nó có thể ẩn cả từ phía người bị hại và cơ quan chức năng Việc phát hiện tội phạm ẩn có ý nghĩa quan trọng trong công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm trộm cắp tài sản nói riêng và tội phạm nói chung Mặc dù số liệu về tội phạm ẩn của tội trộm cắp tài sản chỉ mang tính tương đối, nhưng thông qua số liệu này chúng ta thấy rõ hơn “bức tranh” của thực trạng tội trộm cắp tài sản trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2013 – 2017

1.1.2 Thực trạng về tính chất của tội trộm cắp tài sản trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2013 - 2017

“Thực trạng của tội phạm xét về tính chất là đặc điểm thứ hai của thực trạng tội phạm Đặc điểm này được nghiên cứu trên cơ sở nghiên cứu các cơ cấu của tội phạm Qua cơ cấu của tội phạm theo tiêu thức nhất định, có thể rút ra được nhận xét về tính chất của tội phạm”.[1, tr 219]

- Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo loại và mức hình phạtđã được áp dụng Bảng 1.9: Cơ cấu tội trộm cắp tài sản theo loại và mức hình phạt đã được áp dụng

án treo

Dưới 03 năm tù

Trên 03 năm đến

07 năm tù

Trên 07 năm đến

15 năm tù

Trên 15 năm đến trên 20 năm tù

(Nguồn: Thống kê từ Tòa án nhân dân tối cao)

Trang 24

Biểu đồ 1.6: Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo mức hình phạt áp dụng

Nhận xét: Dựa vào Bảng 1.9 và Biểu đồ 1.6 ta có thể nhận thấy trong giai

đoạn từ năm 2013 – 2017 hình phạt chủ yếu của tội trộm cắp tài sản theo mức hình phạt đã được áp dụng đối với tội trộm cắp tài sản là hình phạt dưới 03 năm tù chiếm 70%, sau đó đến phạt tù nhưng cho hưởng án treo chiếm 11,84% và các hình phạt khác chiếm 18,6%

- Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo hình thức phạm tội (Đồng phạm, phạm

(Nguồn: Khảo sát 100 bản án hình sự sơ thẩm)

Biểu đồ 1.7: Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo hình thức phạm tội

Nhận xét: Theo số liệu khảo sát100 bản án hình sự sơ thẩm và Biểu đồ 1.7ta

có thể thấy: tội trộm cắp tải sản trên địa bàn thành phố Hải Phòng thực hiện dưới hình thức đồng phạm chiếm 56% Những vụ án có đồng phạm thực hiện trộm cắp tài sảnchiếm số lượng lớn được phát hiện tại các công ty thuộc Khu công nghiệp

Trang 25

hoặc tại khu vực bến bãi Cảng biển, các đối tượng này lợi dụng sơ hở trong việc tuần tra an ninh cấu kết với nhau để thực hiện hành vi trộm cắp tài sản

- Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo địa bàn phạm tội

Cơ cấu tội trộm cắp tài sản theo địa bàn phạm tội thực hiện giai đoạn 2013 – 2017 được thể hiện ở Bảng 1.11như sau:

Bảng 1.11: Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản thực hiện theo địa bàn phạm tội giai đoạn 2013 – 2017

(Nguồn: Thống kê từ Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng)

Nhận xét: Qua bảng số liệu 1.11 có thể rút ra nhận xét trong giai đoạn 2013 –

2017, thành phố Hải Phòng có 15 đơn vị quận, huyện, tội trộm cắp tài sản xảy ra nhiều nhất trên địa bàn huyện Thủy Nguyên, An Dương, Lê Chân, Ngô Quyền Đây

là những nơi có đia bàn rộng trải dài, phức tạp,nhiều Khu công nghiệp lớn như Nomura, Vship, Tràng Duệ…thu hút nhiều công nhân và cũng kéo theo số lượng dân nhập cư đến làm ăn sinh sống đông đúc, tập trung nhiều nhà trọ, khách sạn, tài sản của công ty và cá nhân Đối với huyện đảo Bạch Long Vỹ là một huyện đảo cách xa

Trang 26

đất liền, diện tích đảo là 1,78km2, dân cư ít vì vậy trong vòng 05 năm 2013 đến 2017

số người phạm tội và số vụ phạm tội đã bị Tòa án xét xử là 0 vụ/0 người phạm tội

- Cơ cấu tội trộm cắp tài sản theo thời gian phạm tội

Bảng 1.12: Cơ cấu tội trộm cắp tài sản theo thời gian phạm tội

Biểu đồ 1.8: Cơ cấu tội trộm cắp tài sản theo thời gian phạm tội

Nhận xét: Thông qua việc khảo sát 100 bản án hình sự sơ thẩm tại Tòa án

nhân dân thành phố Hải Phòng, có thể rút ra nhận xét như sau: các vụ trộm cắp tài sản thường được thực hiện vào ban ngày khung giờ chủ yếu là 6h00’ đến 12h00’ và

từ 12h00’ đến 18h00’ Có 91 đối tượng/152 đối tượng trộm cắp tài sản trong thời gian này chiếm 59,94% Thông qua việc khảo sát bản án hình sự sơ thẩm trong 91 đối tượng thực hiện trộm cắp tài sản có 32 đối tượng (chiếm 35,16%) trộm cắp tài sản tại khu vực nhà dân, đây là khoảng thời gian chủ nhà đi vắng, các đối tượng đã dùng các thủ đoạn như phá khóa, trèo tường đột nhập vào nhà nhằm trộm cắp tài sản có giá trị như tivi, laptop, loa đài, tiền, vàng bạc… Cũng trong khoảng thời gian này, có 54 đối tượng (chiếm 59,34%) bị phát hiện trộm cắp tài sản ở các công ty thuộc các khu công nghiệp Các đối tượng này hầu như là công nhân của khu công nghiệp hoặc là bảo vệ, lái xe đều có mối quan hệ quen biết với nhau từ trước lợi dụng việc thông thạo địa hình, thời gian và cách thức làm việc của công ty trong khoảng thời gian này đã cấu kết với nhau thực hiện hành vi trộm cắp các loại mặt

Trang 27

hàng mà công ty sản xuất như giày, linh kiện điện thoại, lốp xe, phụ tùng xe ô tô, xe gắn máy, dây cáp đồng… tuồn ra ngoài bánnhằm thu lời bất chính Các đối tượng còn lại (05/91 đối tượng chiếm 5,49%) trong khung giờ này lợi dụng sơ hở của người dân trong việc quản lý tài sản để thực hiện hành vi trộm cắp tài sản

- Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo công cụ phương tiện phạm tội

Bảng1.13: Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo công cụ phương tiện phạm tội

Không sử dụng công cụ phương tiện phạm tội

Sử dụng công cụ phương tiện phạm tội

Vam phá

Công cụ phương tiện khác

(Nguồn: Khảo sát 100 bản án hình sự sơ thẩm)

Biểu đồ1.8: Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo công cụ phương tiện phạm tội

Nhận xét: Dựa vào Bảng 1.20 và Biểu đồ 1.16 ta rút ra nhận xét: tỷ lệ số

người phạm tội không sử dụng phương tiện và sử dụng vam phá khóa để trộm cắp tài sản chiếm tỷ lệ bằng nhau 31,57 % sau đó đến công cụ phương tiện khác (vam tự chế, tô vít, gọng gà, dao gấp…) chiếm 19,1%, kìm cộng lực chiếm 17,76%

- Cơ cấu tội trộm cắp tài sản theo tài sản bị chiếm đoạt

Bảng 1.14: Cơ cấu tội trộm cắp tài sản theo tài sản bị chiếm đoạt

Trang 28

STT Tải sản bị chiếm đoạt Số lượng Tỷ lệ %

(Nguồn: Khảo sát 100 bản án hình sự sơ thẩm)

Biểu đồ 1.10: Cơ cấu tội trộm cắp tài sản theo tài sản bị chiếm đoạt

Nhận xét: Thông qua việc khảo sát 100 bản án hình sự sơ thẩm có thể đưa ra

nhận xét như sau: Điện thoại di động và xe máy là hai tài sản dễ bị chiếm đoạt nhiều nhất (điện thoại di động chiếm 30%, xe máy chiếm 35,71%) do đây là những thứ dễ

di chuyển, nhỏ gọn lại có giá trị kinh tế cao Tài sản khác bị chiếm đoạt được khảo sát trong 100 bản án hình sự sơ thẩm thường là tài sản của công ty như cáp dây điện, trụ sắt, hàng hóa được đóng trong các container vận chuyển đi nơi khác

- Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản địa điểm tiêu thụ tài sản bị chiếm đoạt

Bảng 1.15: Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo địa điểm tiêu thụ tài sản bị chiếm đoạt

(Nguồn: Khảo sát 100 bản án hình sự sơ thẩm)

Biểu đồ 1.9:Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo địa điểm tiêu thụ tài sản bị chiếm đoạt

Trang 29

Nhận xét: Thông qua việc khảo sát 100 bản án hình sự sơ thẩm ngẫu nhiên,

địa điểm tiêu thụ tài sản bị chiếm đoạt chủ yếu nhiều nhất cửa hàng cầm đồ chiếm 55,6%, đây là nơi dễ tiêu thụ tài sản nhất bởi đa số các loại tài sản đều cầm đồ được

và các cửa hàng cầm đồ trên địa bàn thì tương đối nhiều và phổ biến Bên cạnh đó tài sản tiêu thụ ở chợ đen cũng chiếm 22,33%, còn lại là được tiêu thụ tại các địa điểm khác như cửa hàng mua bán điện thoại di động, mua bán máy tính hoặc thu mua phế liệu

- Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo động cơ phạm tội

Bảng 1.16: Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo động cơ phạm tội

Muốn có tiền tiêu xài cho bản thân Mua ma túy Cờ bạc, chơi điện tử

(Nguồn: Khảo sát 100 bản án hình sự sơ thẩm)

Biểu đồ 1.12: Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo động cơ phạm tội

Nhận xét: Dựa vào Bảng 1.22 và Biểu đồ 1.17 ta có thể đưa ra nhận xét: số

người phạm tội trộm cắp tài sản nhằm mục đích tiêu xài cho bản thân chiếm số lượng chủ yếu (54,76%), số lượng người trộm cắp tài sản dùng vào việc mua ma túy chiếm 26,97% và trộm cắp tài sản dùng vào mục đích cờ bạc, chơi điện tử chiếm 21,03%

- Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo đặc điểm nhân thân của người phạm tội

+Cơ cấu theo độ tuổi

Bảng 1.15: Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo độ tuổi

Trang 30

STT Cơ cấu theo độ tuổi Số người phạm tội Tỷ lệ %

(Nguồn: Thống kê từ của Tòa án nhân dân tối cao)

Biểu đồ 1.13: Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo độ tuổi

Nhận xét: Từ Bảng số liệu 1.12 và Biểu đồ 1.8 ta có thể nhận thấy độ tuổi của

người phạm tội trộm cắp tài sản trong giai đoạn 2013 – 2017 phổ biến ở độ tuổi trên 30 tuổi (chiếm 84,2%) Đây là độ tuổi lao động, nhưng lại có số người phạm tội cao nhất +Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo giới tính

Bảng 1.16: Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo giới tính

Nguồn: Thống kê từ Tòa án nhân dân tối cao

Biểu đồ 1.104: Cơ cấu tội trộm cắp tài sản theo giới tính

Nhận xét:Dựa vào biểu đồ trên ta có thể rút ra nhận xét, số người phạm tội

trộm cắp tài sản chủ yếu là nam giới (chiếm tỷ lệ 78,59%) cao gấp 3,7 lần so với nữ giới

+ Cơ cấu theo trình độ học vấn của người phạm tội

Trang 31

Bảng 1.17: Cơ cấu theo trình độ học vấn của người phạm tội

(Nguồn: Khảo sát 100 bản án hình sự sơ thẩm)

Biểu đồ 1.15: Cơ cấu tội trộm cắp tài sản theo trình độ học vấn

Nhận xét: Dựa vào Bảng số liệu 1.13 và Biểu đồ 1.9 ta có thể rút ra nhận xét số

người phạm tội trộm cắp tài sản trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2013 –

2017 chủ yếu rơi vào các đối tượng có trình độ học vấn chưa tốt nghiệp trung học cơ sở (chiếm tỷ lệ 53,2%)hoặc chưa tốt nghiệp trung học phổ thông (chiếm tỷ lệ 36,84%)

+ Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo đặc điểm nghề nghiệp của người phạm tội Bảng 1.20: Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo đặc điểm nghề nghiệp của người phạm tội

Trang 32

Biểu đồ 1.16: Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo đặc điểm nghề nghiệp của người phạm tội

Nhận xét: Thông qua việc khảo sát 100 bản án hình sự sơ thẩm trong giai

đoạn 2013 – 2017 trên địa bàn thành phố Hải Phòng, nhận thấy chủ yếu số người phạm tội trộm cắp tài sản là những đối tượng thất nghiệp hoặc lao động tự do không

có công việc ổn định, hoặc thu nhập thấp (chiếm 68,68%) Do không có công ăn việc làm dẫn đến việc không có nguồn thu nhập ổn định, cần tiền tiêu xài cho các nhu cầu của bản thân vì vậy nhóm đối tượng này tham gia vào việc trộm cắp tài sản.Số lượng người phạm tội là học sinh, sinh viên chiếm tỷ lệ rất ít 1,06%

- Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo đặc điểm phạm tội lần đầu hay tái phạm, tái phạm nguy hiểm

Bảng1.21: Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo đặc điểm phạm tội lần đầu hay tái phạm, tái phạm nguy hiểm

(Nguồn Khảo sát 100 bản án hình sự sơ thẩm)

Biểu đồ 1.11: Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo đặc điểm phạm tội lần đầu hay tái phạm, tái phạm nguy hiểm

Trang 33

Nhận xét: Nghiên cứu đặc điểm tái phạm, tái phạm nguy hiểm (theo quy

định của BLHS) hay phạm tội lần đầu của 152 bị cáo trong 100 bản án hình sự sơ thẩm cho kết quả tỷ lệ người phạm tội trộm cắp tài sản tái phạm, tái phạm nguy hiểm chiếm tỷ lệ 42,11% Do đó có thể thấy, mặc dù cải tạo xong, sau khi ra khỏi trại giam nhưng để hòa nhập với cộng đồng, có việc làm phù hợp, tách khỏi những cámdỗ dẫn đến phạm tội là rất khó khăn, vấn đề này cần được các cơ quan quản lý nhà nước quan tâm đúng mức

- Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo đặc điểm có hay không nghiện ma túy

của người phạm tội

Bảng 1.22: Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo đặc điểm có hay không nghiện ma túy của người phạm tội

(Nguồn: Thống kê của Tòa án nhân dân tối cao)

Biểu đồ 1.12: Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo đặc điểm có hay không nghiện ma túy của người phạm tội

Nhận xét: Dựa vào Bảng 1.16 và Biểu đồ 1.12 rút ra nhận xét số người

nghiện ma túy cũng chiếm một tỷ lệ nhất định trong cơ cấu của tội trộm cắp tài sản

Do những đối tượng này không có tiền tiêu xài, mua ma túy để phục vụ nhu cầu bản thân nên đã nảy sinh ý định trộm cắp tài sản bán lấy tiền

- Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo hoàn cảnh gia đình người phạm tội (hoàn cảnh gia đình bình thường; gia đình có bố, mẹ ly hôn hoặc bố mẹ chết, hoàn cảnh gia đình phức tạp

Trang 34

Bảng 1.23: Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo hoàn cảnh gia đình người phạm tội

2 Gia đình có bố hoặc mẹ ly hôn

Nhận xét:Dựa vào Bảng 1.17 và Biểu đồ 1.13 rút ra nhận xét về nhân thân

của người phạm tội trộm cắp tài sản: phần lớn đều có hoàn cảnh gia đình đó là có bố hoặc mẹ ly hôn hoặc bố mẹ chết 47, 61%, hoàn cảnh gia đình phức tạp chiếm tỷ lệ 33%

- Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo tình huống trở thành nạn nhân

Bảng 1.18: Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo tình huống trở thành nạn nhân

(Nguồn: Khảo sát 100 bản án hình sự sơ thẩm)

Trang 35

Biểu đồ 1.14: Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo tình huống trở thành nạn nhân

Nhận xét: Dựa vào số liệu khảo sát 100 bản án hình sự sơthẩm tại Bảng 1.23

và Biểu đồ 1.18 thẩm rút ra nhận xét: Phần lớn tình huống trở thành nạn nhân của tội trộm cắp tài sản là do sơ hở trong quản lý tài sản (chiếm 93,79 %) Trong trường hợp này có thể do không khóa xe cẩn thận, chủ nhà đi vắng nhưng không khóa cửa cẩn thận hay cho người lạ vào nhà, chủ tài sản hớ hênh tài sản ở những nơi công

cộng như nhà ga, bến tàu, bến xe, trung tâm thương mại

Qua quá trình nghiên cứu cơ cấu của tội trộm cắp tài sản trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2013 – 2017, tác giả có thể rút ra một số đặc điểm về tính chất của tội trộm cắp tài sản như sau:

Thứ nhất, tội trộm cắp tài sản trên địa bàn thành phố Hải Phòng thường là tội

phạm ít nghiêm trọng, chủ yếu được áp dụng mức hình phạt tù dưới 03 năm tù và hình thức án treo

Thứ hai, số vụ trộm cắp tài sản dưới hình thức phạm tội đồng phạm chiếm tỷ

lệ cao 56%, các hình thức phạm tội giản đơn cũng chiếm tỷ lệ 44%

Thứ ba, tội trộm cắp tài sản chủ yếu xảy ra ở các địa bàn có dân cư đông đúc,

kinh tế xã hội phát triển, có nhiều trường học, nhà máy và các khu công nghiệp, thuận lợi về giao thông như huyện Thủy Nguyên, quận Lê Chân, huyện An Dương, quận Ngô Quyền

Thứ tư, tội trộm cắp tài sản thường diễn ra trong khoảng thời gian từ 06h00’

sáng đến 18h00’ tối và tài sản chủ yếu bị mất cắp là xe máy, điện thoại di động, laptop và một số tài sản khác như là dây cáp điện, trụ sắt, hàng hóa được đóng trong các container

Thứ năm, hầu hết người phạm tội khi thực hiện hành vi trộm cắp tài sản của

mình thường sử dụng các công cụ như vam phá khóa, kìm cộng lực để việc trộm cắp tài sản của mình được diễn ra nhanh chóng, dễ dàng và thuận lợi

Trang 36

Thứ sáu, đa số người phạm tội trộm cắp tài sản có độ tuổi trên 30 có trình độ

học vấn trung học cơ sở vì vậy nên không có việc làm hoặc lao động tự do, nguồn thu nhập không ổn định dẫn đến tình trạng muốn có tiền tiêu xài phục vụ vào mục đích cá nhân, mua ma túy, chơi điện tử, cờ bạc nên tham gia vào tệ nạn trộm cắp tài sản

Thứ bảy, nạn nhân của tội trộm cắp tài sản thường là các cá nhân trong điều

kiện sơ hở khi quản lý tài sản vì vậy tạo điều kiện để người phạm tội dễ dàng trộm cắp tài sản của mình

(Nguồn: Thống kê Tòa án nhân dân tối cao

Biểu đồ 1.15: Diễn biến của số người phạm tội và số vụ phạm tội trộm cắp tài sản trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2013-2017

Trang 37

Nhận xét:Theo số liệu thống kê của Tòa án nhân dân tối cao, nếu lấy mốc năm

2013 tổng số là 261 vụ/409 người phạm tội là 100%, số người và số vụ phạm tội trộm cắp tài sản bình quân mỗi năm giảm 6 vụ/17 người phạm tội tương ứng với giảm 2%

về số vụ và 4% về số người phạm tội Nhận thấy tỷlệ tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn thành phố Hải Phòng có xu hướng giảm nhẹ giai đoạn 2013 – 2017

Để làm rõ hơn diễn biến về mức độ phạm tội trộm cắp tài sản trên địa bản thành phố Hải Phòng, tác giả đã so sánh diễn biến mức độ tăng giảm về số vụ phạm tội trộm cắp tài sản với số vụ phạm tội xâm phạm sở hữu trên địa bản thành phố Hải

Tỷ lệ %

Số vụ phạm tội xâm phạm sở hữu

Nguồn: Thống kê từ Tòa án nhân dân tối cao

Biểu đồ 1.16: So sánh diễn biến số vụ phạm tội trộm cắp tài sản với số vụ phạm tội sở hữu trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2013 – 2017

Trang 38

Nhận xét: Dựa vào số liệu thống kê và biểu đồ có thể nhận thấy rằng số vụ

trộm cắp tài sản và số vụ phạm tội sở hữu giảm dần qua các năm, cụ thể bình quân mỗi năm số vụ xâm phạm sở hữu giảm 27 vụ tương ứng với 27%.Trong số những

vụ phạm tội xâm phạm sở hữu giảm hàng năm thì số vụ phạm tội trộm cắp tài sản giảm 06 vụ tương ứng 2 %

Bảng 1.21: So sánh diễn biến số người phạm tội trộm cắp tài sản và số người phạm tội xâm phạm sở hữu trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2013 –

2017

Số người phạm tộitrộm cắp tài sản

Tỷ lệ %

Số người phạm tội sở hữu

(Nguồn: Thống kê từ Tòa án nhân dân tối cao)

Biểu đồ1.17: So sánh diễn biến số người phạm tội trộm cắp tài sản và số người phạm tội xâm phạm sở hữu trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn

2013 - 2017

Nhận xét: Dựa vào Bảng 1.27 và Biểu đồ 1.22 có thể nhận thấy rằng số

người phạm tội trộm cắp tài sản và số người phạm tội sở hữu có dấu hiệu giảm dần

Trang 39

qua các năm, cụ thể bình quân mỗi năm số người xâm phạm sở hữu giảm 53 vụ tương ứng với 8% Trong số người phạm tội xâm phạm sở hữu giảm hàng năm thì

số người phạm tội trộm cắp tài sản giảm 17 vụ tương ứng 4 %

- So sánh diễn biến về số vụ/số người phạm tội trộm cắp tài sản với số người/số

vụ phạm tội nói chung trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2013 – 2017

Bảng 1.22: So sánh diễn biến về số vụ phạm tội trộm cắp tài sản vớisố vụ phạm tội nói chung trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2013 – 2017

Số vụ phạm tội trộm cắp tài sản

Tỷ lệ %

Số vụ phạm tội nói chung

(Nguồn: Thống kê từ Tòa án nhân dân tối cao)

Biểu đồ 1.18: So sánh diễn biến về số vụ phạm tội trộm cắp tài sản với số vụ phạm tội nói chung trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2013 – 2017

Nhận xét: Dựa vào Bảng 1.28 và Biểu đồ 1.23 có thể nhận thấy rằng số vụ

phạm tội trộm cắp tài sản và số vụ phạm tội nói chung có dấu hiệu giảm dần qua các năm tuy nhiên số lượng đó không đáng kể, cụ thể bình quân mỗi năm số vụ phạm tội

Trang 40

nói chung giảm 62 vụ tương ứng với 5% Trong số vụ phạm tội xâm phạm sở hữu

giảm hàng năm thì số người phạm tội trộm cắp tài sản giảm 6 vụ tương ứng 2 % Bảng 1.23: So sánh diễn biến về số người phạm tội trộm cắp tài sản với số người phạm tội nói chung trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2013 – 2017

STT Năm

Số người phạm tội trộm cắp tài sản

Tỷ lệ %

Số người phạm tội nói chung

(Nguồn Thống kê từ Tòa án nhân dân tối cao)

Biểu đồ 1.19: So sánh diễn biến thành về số người phạm tội trộm cắp tài sản với số người phạm tội nói chung trên địa bàn phố Hải Phòng giai đoạn 2013 –

2017

Nhận xét: Dựa vào Bảng 1.29 và Biểu đồ 1.24 có thể nhận thấy rằng số người

phạm tội trộm cắp tài sản và số người phạm tội nói chung có dấu hiệu giảm dần qua các năm tuy nhiên số lượng đó không đáng kể, cụ thể bình quân mỗi năm số người

Ngày đăng: 02/08/2019, 18:58

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Ngọc Hòa (2015), Tội phạm và cấu thành tội phạm, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tội phạm và cấu thành tội phạm
Tác giả: Nguyễn Ngọc Hòa
Nhà XB: Nxb Công an nhân dân
Năm: 2015
2. Trường Đại học Luật (2015), Giáo trình tội phạm học, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình tội phạm học
Tác giả: Trường Đại học Luật
Nhà XB: Nxb Công an nhân dân
Năm: 2015
3. Dương Tuyết Miên (2013), Tội phạm học đương đại, nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tội phạm học đương đại
Tác giả: Dương Tuyết Miên
Nhà XB: nxb Chính trị - Hành chính
Năm: 2013
4. Dương Tuyết Miên (2009), Tội phạm học nhập môn, nxb Công an nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tội phạm học nhập môn
Tác giả: Dương Tuyết Miên
Nhà XB: nxb Công an nhân dân
Năm: 2009
8. Hồ Chí Minh (2011): Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
Năm: 2011
5. Số liệu Thống kê của Tòa án nhân dân tối cao trong các năm 2013, 2014, 2015, 2016, 2017 Khác
6. Báo cáo tổng kết năm 2013, 2014, 2015, 2016, 2017 của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hải Phòng Khác
7. Thông tư số 33/2010/TT-BCA của Bộ Công An ngày 5/10/2010 quy định ngành nghề kinh doanh có điều kiện Khác
9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2015), Nghị quyết số 12 - NQ/ĐH ngày 24/10/2015 Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XV, nhiệm kỳ 2015 – 2020 của Đảng bộ thành phố Hải Phòng Khác
10. Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng (2017), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh năm 2017; Mục tiêu, chỉ tiêu nhiệm vụ, giải pháp năm 2018 ngày 04/12/2017 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w